Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

956. Sự trỗi dậy có thể cưỡng lại ở châu Á?

Posted by basamnews on 03/05/2012
Project Syndicate

Sự trỗi dậy có thể cưỡng lại ở châu Á?

Tác giả: Brahma Chellaney
Người dịch: Dương Lệ Chi
01-05-2012
 
NEW DELHI – Một chủ đề được ưa chuộng trong tranh luận quốc tế hiện nay là, liệu sự trỗi dậy của châu Á có nghĩa là sự suy yếu của phương Tây. Tuy nhiên, hiện nay tập trung vào tình trạng bất ổn kinh tế ở châu Âu và Hoa Kỳ đang làm xao lãng sự chú ý tới nhiều thách thức nghiêm trọng, làm nảy sinh câu hỏi về sự thành công tiếp tục của châu Á.
Để chắc chắn, sự thay đổi quyền lực toàn cầu đang diễn ra hiện nay, chủ yếu liên quan đến hiện tượng tăng trưởng kinh tế của châu Á, tốc độ và quy mô của nó không giống như trong lịch sử thế giới. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, chi tiêu quân sự gia tăng mạnh nhất, sự cạnh tranh nguồn tài nguyên dữ dội nhất, và là điểm nóng nghiêm trọng nhất, rõ ràng là châu Á đang nắm giữ chìa khóa cho trật tự toàn cầu trong tương lai.
Nhưng châu Á đối mặt với những khó khăn quan trọng. Châu Á phải đối phó với các tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp trên biển, chẳng hạn như trên biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam), các di sản lịch sử tai hại, đè nặng các mối quan hệ quan trọng nhất giữa các nước, gia tăng chủ nghĩa dân tộc nồng nhiệt, phát triển chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và sự tranh giành trên biển và năng lượng càng trầm trọng hơn.
Hơn nữa, hội nhập chính trị ở châu Á bị tụt hậu thê thảm so với hội nhập kinh tế ở châu Á, và đối với các vấn đề phức tạp, châu Á không có một khuôn khổ an ninh. Cơ chế tham vấn trong khu vực còn yếu. Sự khác biệt vẫn còn tồn tại về việc liệu có cần một cấu trúc an ninh hay cộng đồng mở rộng khắp châu Á, hoặc bị hạn chế trong một định nghĩa mập mờ là “Đông Á”.
Một mối lo ngại chính đó là, không giống như cuộc chiến tranh đẫm máu ở châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20, cuộc chiến ở đó mà ngày nay không thể tưởng tượng được, thì các cuộc chiến ở châu Á trong nửa cuối thế kỷ 20 chỉ nhấn mạnh đến sự đối đầu cay đắng. Một số cuộc chiến giữa các nước đánh nhau ở châu Á kể từ năm 1950, khi cả hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và sự sáp nhập Tây Tạng bắt đầu, đã không giải quyết các tranh chấp cơ bản ở châu Á.
Lấy ví dụ quan trọng nhất, Trung Quốc tổ chức can thiệp quân sự ngay cả khi họ là một nước nghèo và nội bộ đang gặp khó khăn. Một báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2010 trích dẫn, đòn phủ đầu quân sự của Trung Quốc vào năm 1950, 1962, 1969, và năm 1979 với tên gọi là phòng thủ chiến lược. Cũng có sự cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc từ tay Việt Nam vào năm 1974, và chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef) thuộc quần đảo Trường Sa năm 1995, trong lúc bị Philippines phản đối. Lịch sử này giúp giải thích lý do vì sao Trung Quốc nhanh chóng phát triển sức mạnh quân sự, làm gia tăng mối lo ngại quan trọng ở châu Á hiện nay.
Thật vậy, không chỉ kể từ khi Nhật Bản trỗi dậy thành cường quốc thế giới trong thời gian trị vì của Thiên Hoàng Minh Trị (1867-1912) đã có một sức mạnh không thuộc phương Tây trỗi dậy với tiềm năng như thế để định hình trật tự toàn cầu. Nhưng có một khác biệt quan trọng đó là, sự trỗi dậy của Nhật Bản đi kèm với sự suy yếu của các nước văn minh châu Á khác. Cuối cùng thì, đến thế kỷ 19, phần lớn châu Á đã trở thành thuộc địa của người châu Âu, để rồi không có một nước châu Á nào có thể kiềm chế Nhật Bản.
Hiện nay, Trung Quốc đang trỗi dậy bên cạnh các nước châu Á quan trọng, gồm Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, và Indonesia. Mặc dù Trung Quốc hiện đã thay thế Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Nhật Bản sẽ vẫn là một cường quốc mạnh mẽ trong tương lai gần. Tính trên căn bản bình quân đầu người, thì Nhật vẫn giàu hơn gấp chín lần so với Trung Quốc, và Nhật có hạm đội hải quân lớn nhất châu Á và có các ngành công nghiệp công nghệ cao, tiên tiến nhất.
Khi Nhật Bản nổi lên như một cường quốc thế giới, sự chinh phục đế quốc theo sau, trong khi sự thôi thúc bành trướng của nước Trung Quốc đang trỗi dậy là, ở một mức độ nào đó, bị các nước châu Á khác kiểm tra. Về mặt quân sự, Trung Quốc chẳng có cách gì để lấy các vùng lãnh thổ mà họ thèm muốn. Nhưng chi tiêu quốc phòng của họ đã tăng gần gấp đôi nhanh, tăng nhanh như GDP của họ. Và bằng cách chọn các cuộc tranh đấu lãnh thổ với các nước láng giềng và theo đuổi chính sách ngoại giao cơ bắp, các lãnh đạo Trung Quốc đang thúc đẩy các nước châu Á khác gần gũi nhau hơn, cũng như làm việc chặt chẽ hơn với Mỹ.
Thật vậy, Trung Quốc dường như trên cùng một con đường đã làm cho Nhật trở thành một chính phủ quân phiệt, hiếu chiến, với những hậu quả bi thảm cho khu vực và cho cả Nhật Bản. Thời Minh Trị Duy Tân đã tạo ra một quân đội hùng mạnh với khẩu hiệu: “Làm giàu đất nước và tăng cường quân đội“. Cuối cùng thì quân đội trở nên quá mạnh mẽ đến nỗi quân đội có thể đưa ra các mệnh lệnh cho chính phủ dân sự. Chuyện tương tự có thể diễn ra ở Trung Quốc, nơi mà Đảng Cộng sản ngày càng phụ thuộc vào quân đội để duy trì sự độc quyền.
Nói rộng hơn, sự cân bằng quyền lực ở châu Á có khả năng thay đổi, với các liên minh mới hoặc chuyển dịch các liên minh và tăng cường khả năng quân sự tiếp tục thách thức sự ổn định trong khu vực. Ví dụ như Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản diễn tập cho lợi thế chiến lược, họ đang biến đổi mối quan hệ lẫn nhau của họ, theo cách báo hiệu sự tham gia chiến lược gần gũi hơn giữa Ấn Độ và Nhật Bản, và sự tranh đua gay gắt hơn giữa họ và Trung Quốc.
Tương lai sẽ không chỉ thuộc về châu Á do nó lớn nhất thế giới, đông dân nhất, và phát triển nhanh nhất châu lục. Kích thước không nhất thiết là giá trị. Trong lịch sử, các nước nhỏ có định hướng chiến lược đã nắm quyền toàn cầu.
Thật ra, nếu có ít người hơn, châu Á sẽ có được sự cân bằng tốt hơn giữa quy mô dân số và tài nguyên thiên nhiên sẵn có như nước, thực phẩm và năng lượng. Ví dụ như ở Trung Quốc, sự khan hiếm nước đã được chính thức ước tính mất khoảng 28 tỷ đô sản lượng công nghiệp hàng năm, mặc dù Trung Quốc, không giống một số nền kinh tế châu Á khác, như Ấn Độ, Hàn Quốc, và Singapore, không được Liên Hiệp Quốc liệt kê là một nước đối mặt với căng thẳng do thiếu nước.
Thêm vào những thách thức về chính trị và tài nguyên thiên nhiên đang gia tăng, châu Á mắc phải sai lầm do đặt tăng trưởng GDP làm trọng tâm để loại bỏ các c­­hỉ số phát triển khác. Kết quả là, châu Á đang ngày càng trở nên bất bình đẳng hơn, tham nhũng đang lan rộng, sự bất mãn trong nước đang gia tăng, và suy thoái môi trường đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Tệ hại hơn nữa, trong khi nhiều nước châu Á đã chấp nhận các giá trị kinh tế phương Tây, thì chính họ lại từ chối các giá trị chính trị của nó.
Không nên mắc sai lầm. Những thách thức ở châu Á nghiêm trọng hơn so với các thách thức mà Châu Âu đang đối mặt, gồm sự phát triển toàn diện hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Mặc dù ánh hào quang từ Trung Quốc thì không thể tránh khỏi, không chắc rằng châu Á, với những thách thức nội bộ thúc bách, sẽ có thể dẫn đầu về tăng trưởng toàn cầu và định hình một trật tự thế giới mới.
Tác giả: Brahma Chellaney, là giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, có trụ sở ở New Delhi. Ông còn là tác giả của Sự tàn phá châu Á và nước: chiến trường mới ở châu Á.
Nguồn: Project Syndicate
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
(nguồn basamnew)

1 nhận xét:

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001