Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

“Bắt giam” hòn đá

Sau khi thu hồi hòn đá của một hộ dân, chính quyền huyện Chư Sê (Gia Lai) đã cho làm chiếc lồng sắt để... giam hòn đá nặng hàng tấn và đặt tại trụ sở UBND huyện.

Hòn đá bị giam trong lồng sắt - Ảnh: Tiến Thành (CTV)
Như Thanh Niên số ra ngày 2 và 3.4 đã thông tin, chỉ vì lấy 3 hòn đá trong rẫy của mình về nhà để chơi, bà Trần Thị Sắc và ông Lê Hùng Dũng ở xã H’bông, huyện Chư Sê bị khốn khổ đủ đường.

"Tưởng đâu chính quyền đóng cũi nhốt con cọp bắt được từ trên núi chạy xuống chớ. Hóa ra là hòn đá! Hòn đá nó có chân đâu mà sợ nó chạy mất? Buồn cười thiệt đó!"
Ông Ksor Hiền, một người dân huyện Chư Sê


Các cơ quan chức năng địa phương đã quy cho ông Dũng và bà Sắc khai thác khoáng sản trái phép rồi tiến hành cưỡng chế, thu hồi 3 hòn đá này. Trong đó, chỉ có hòn đá của bà Sắc là chính quyền thu hồi thành công, còn 2 hòn đá của ông Dũng thì cưỡng chế bất thành.
Điều lạ lùng là mặc dù cưỡng chế bất thành 2 hòn đá của ông Dũng, nhưng UBND huyện Chư Sê vẫn giao cho UBND xã H’bông... quản lý. Đến nay, không hiểu chính quyền xã “quản lý” ra sao mà 2 hòn đá của ông Dũng đã biến mất, không còn tại nhà ông này.
Còn hòn đá thu hồi của bà Sắc, dù đã đem về đặt trong khuôn viên UBND huyện, nhưng huyện Chư Sê vẫn cho làm một lồng sắt kiên cố để “nhốt” hòn đá có khối lượng trên 3 m3, nặng hàng tấn này.
Nhiều người dân khi đi ngang đây đã không khỏi buồn cười rồi râm ran bàn tán vì lần đầu tiên chứng kiến chính quyền làm lồng sắt giam... đá. Ông Ksor Hiền, một người dân ở huyện Chư Sê, cười khà khà nói: “Mình thấy lạ hung! Tưởng đâu chính quyền đóng cũi nhốt con cọp bắt được từ trên núi chạy xuống chớ. Hóa ra là hòn đá! Hòn đá nó có chân đâu mà sợ nó chạy mất? Buồn cười thiệt đó!”.
Trong chiều qua, dù chúng tôi cố gắng liên lạc nhiều lần với ông Nguyễn Hồng Linh, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, để nghe giải thích từ phía huyện về việc “giam” đá nhưng ông này không nghe máy.
Quy trình “cưỡng chế” chưa phù hợp
Trước sự phản ứng của dư luận địa phương về việc cưỡng chế, thu hồi 3 hòn đá, trên trang web của UBND huyện Chư Sê, đã cho “trích dẫn” báo cáo của Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Gia Lai nhằm chứng minh việc cưỡng chế là đúng pháp luật: “Việc UBND huyện Chư Sê kiểm tra, lập biên bản tạm giữ 3 hòn đá nói trên là phù hợp và là việc làm thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được quy định tại luật Khoáng sản”.
Thế nhưng, trong báo cáo của Đoàn kiểm tra liên ngành, không hề có nội dung trên. Chiều 12.5, ông Phạm Duy Du, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Gia Lai, khẳng định: “Chúng tôi không hề có báo cáo với nguyên văn như trên trong báo cáo ngày 16.4.2012. Trong quy trình tạm giữ 2 hòn đá tại nhà ông Dũng cũng có những vấn đề chưa phù hợp”. Cũng theo ông Du, trong báo cáo, Đoàn kiểm tra liên ngành đã đề xuất UBND tỉnh kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc để mất 2 hòn đá tại nhà ông Dũng.
Đến nay, theo ông Phạm Duy Du, UBND tỉnh Gia Lai vẫn chưa có ý kiến cuối cùng về vụ cưỡng chế đá tại huyện Chư Sê.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đào Xuân Liên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, cho biết: “Chúng tôi đang yêu cầu Sở TN - MT báo cáo lại để xem xét kỹ chính quyền thiếu sót cái gì, dân sai cái gì trong vụ việc này. Từ đó, UBND tỉnh mới có quyết định cụ thể, hợp lý trong giải quyết”.

Chưa làm rõ giá trị hòn đá
Trong thời gian qua, trên địa bàn Tây nguyên rộ lên phong trào sưu tầm, chơi đá cảnh như các loại thạch anh, opan, đá hóa thạch. Nhưng giá trị của các hòn đá bị cưỡng chế cho đến thời điểm này cũng chưa rõ ràng. Chị Hương, một người chuyên sưu tầm đá ở TP.Pleiku, cho biết: “Tôi đã đến tận nơi xem đá. Nhưng khi chưa bóc tách được lớp ngoài thì rất khó định giá. Có thể nó chỉ có giá trị trong xây dựng! Hoặc nếu nó là đá opan thì cũng không quý lắm, chỉ độ trên dưới 30 triệu đồng/tấn nếu đá tốt”.
Không thể tùy tiện tịch thu đồ vật của dân
Trao đổi với PV Thanh Niên, luật sư Võ Hồng Nam, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Bình Định, cho rằng muốn tạm giữ đồ vật gì thì phải lập biên bản và căn cứ theo điều khoản nào. Tương tự, khi tịch thu bất cứ một đồ vật, tài sản gì từ nhà người dân, chính quyền phải có quyết định tịch thu và quyết định đó dựa trên điều khoản, văn bản luật cụ thể chứ không được tùy tiện. Muốn tạm giữ và tịch thu đá nhà ông Lê Hùng Dũng và bà Trần Thị Sắc, cần phải xem lại hành vi tìm được đá trong phần đất hợp pháp của người dân có phải là khai thác khoáng sản trái phép hay không và đã được điều chỉnh trong luật Khoáng sản chưa rồi mới có căn cứ thực hiện đúng các thủ tục hành chính tiếp theo như lập biên bản, tịch thu...

Trần Thị Duyên (ghi)


Trần Hiếu
(nguồn thanhnien online)
---------------------------------------------------------------------------------

Cục đá của dân ‘bị nhốt’ được tháo lồng

Sau gần 2 tháng “nhốt” cục đá trong lồng sắt, UBND huyện Chư Sê đã quyết định “giải thoát” cục đá ra khỏi lồng, chuyển đi nơi khác chờ xử lý.
Thực hiện chỉ đạo của cơ quan chức năng, ngày 29/5, UBND huyện Chư Sê (Gia Lai) đã tổ chức họp kiểm điểm Đoàn kiểm tra liên ngành và những cá nhân sai phạm trong vụ tạm giữ 3 cục đá tại xã H’bông (Chư Sê).

Cục đá tịch thu bị nhốt trước đây…
Theo ông Nguyễn Hồng Linh, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trước mắt huyện sẽ thực hiện kiểm điểm Đoàn kiểm tra liên ngành vì để xảy ra sai phạm trong khi kiểm tra nơi cất giữ 2 cục đá tại nhà ông Lê Hùng Dũng (ngày 29/3) và lập biên bản tạm giữ cục đá của bà Trần Thị Sắc (ngày 28/3). Huyện cũng sẽ kiểm điểm trách nhiệm đối với cá nhân và tập thể UBND xã H’bông vì để mất 2 cục đá của ông Dũng và ký lùi ngày trong đơn xin đào hố của bà Sắc.
Đối với cục đá của bà Sắc, huyện sẽ tịch thu vì bà Sắc đã vi phạm việc vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, đồng thời không báo cáo với cơ quan chức năng khi phát hiện cục đá.
Theo ông Nguyễn Đình Viên, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết: Dù vi phạm của bà Sắc đã rõ, nhưng xét thấy vấn đề am hiểu luật pháp của bà Sắc còn hạn hẹp, UBND huyện đã thống nhất áp dụng mức phạt hành chính thấp nhất là 2 triệu đồng.

…và khi được tháo lồng sắt
Cuộc họp ngày 29/5, UBND huyện Chư Sê cũng đã quyết định gỡ bỏ chiếc lồng sắt “giam” cục đá trong gần 2 tháng qua, đồng thời vận chuyển cục đá về gửi tại trụ sở Ban quản lý công trình đô thị và vệ sinh môi trường huyện để chờ chỉ đạo xử lý của tỉnh.
Việc đóng lồng sắt để “nhốt” cục đá cũng được ông Nguyễn Hồng Linh giải thích: “Tại trụ sở UBND huyện hiện đang có nhiều công nhân xây dựng ra vào nên rất khó giám sát. Việc đóng lồng sắt là nhằm tránh trường hợp kẻ gian đập cục đá để lấy những mẫu nhỏ về chơi cảnh”.
Ông Linh cũng cho biết thêm, đây là cục đá bán quý thuộc dòng đá casidol. Hiện nay, theo giá thảm khảo, dòng đá này có giá trị 190.000 đồng/kg.
· Tiến Thành
(nguồn vietnamnet)
-------------------------------------------------------------------------------
Gia Lai: Chủ tịch UBND huyện bị khởi kiện ra toà vì tịch thu… hòn đá của dân


(Tamnhin.net) – Chị Trần Thị Sắc (SN 1971) trú quán Thôn Ia Sa, xã HBông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho biết: “Ngày 08-6-2012 bà đã chính thức nộp đơn khởi kiện Chủ tịch UBND huyện Chư Sê ra Toà án nhân dân (TAND) huyện vì đã ban hành quyết định tịch thu cục đá của bà.
>Bị chính quyền “điều quân” cưỡng chế mất… hòn đá, dân phát đơn kiện


Bà Trần Thị Sắc, hết sức bức xúc vì bị chính quyền cưỡng chế mất hòn đá.


Nội dung khởi kiện của bà Sắc, yêu cầu TAND huyện huỷ quyết định số 17/QĐ-UBND, ngày 30-5-2012 do ông Nguyễn Hồng Linh, Chủ tịch UBND huyện ký xử phạt hành chính bà 2.000.000đ về hành vi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp và tuyên trả cục đá cho bà.

Như thông tin của các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương đã liên tục đưa tin trong hơn 2 tháng qua, do nhu cầu về nguồn nước tưới cho cây hồ tiêu đã trồng trên diện tích đất đã có quyền sử dụng đất.

Ngày 14-3-2012 bà Sắc đã thuê máy đào ao lấy nước, trong quá trình đào ao đã phát hiện hòn đá to nằm chắn dưới ao, bà thuê máy cẩu và nhân công đưa cục đá lên, thấy đẹp thuê xe chở về nhà bà Nguyễn Thị Nhung, trú cùng xã để sửa sạch và nhờ đánh bóng với mục đích làm đá cảnh để chơi.
Hòn đá "vô tri vô giác" của bà Sắc bị UBND huyện Chư Sê – Gia Lai cầm tù ngay trong khuôn viên UBND huyện.

Trước đó Tamnhin.net đã đưa tin, vào ngày 28-3-2012, sau khi đưa hòn đá từ hồ về nhà ngay lập tức đoàn liên ngành huyện Chư Sê đến lập biên bản tịch thu cục đá của bà mà không nêu rõ lý do rồi đưa về UBND huyện nhốt trong lồng sắt. Bà đã viết đơn khiếu nại gửi nhiều cấp từ huyện đến tỉnh nhưng vẫn không đòi lại được cục đá.

Cho đến nay, mặc dù hòn đá đã được tháo khỏi lồng sắt, song nó vẫn đang được UBND huyện Chư Sê giam giữ. Hiện nay dư luận đang hết sức bức xúc, vì chính quyền huyện Chư Sê cưỡng chế đá mà không nêu rõ lý do, trước đó bà Sắc cũng đã làm đơn gửi đi khắp nơi từ huyện đến tỉnh nhưng hòn đá vẫn không được chính quyền trả lại cho bà.

Hiện hồ sơ khởi kiện của bà đã được TAND huyện tiếp nhận.
Hải Dương – Nguyễn Hoàng
(nguồn tamnhin.net) http://tamnhin.net/Phapluat/21395/Gia-Lai--Chu-tich-UBND-huyen-bi-khoi-kien-ra-toa-vi-tich-thu-hon-da-cua-dan.html
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

2 nhận xét:

  1. Đại diện chính thức cho cái ngu đần của CQ địa phương khắp nơi ở cái xã hôi sâu bọ nhoi lên làm người...

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Hồng Linh: "Trước khi tao được hóa thân, nó đã dám đè tao vì tao nhỏ hơn nó!"

    Trả lờiXóa

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001