Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

NGÔN NGỮ TRÍ TUỆ CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA











(H.t mail)
--------------------------------------------------------------------------------
Những bài học quản lý từ Đức Đạt Lai Lạt Ma

29/06/2012 

Theo TTVN/Inc.
Blog Hoa Linh Thoại
Đạo Phật cho rằng có mối giao hòa, gắn kết giữa vạn vật – con người chỉ thực sự tồn tại trong mối tương quan với những người khác. Từ quan điểm phật giáo, doanh nghiệp được coi là một mạng lưới các mối quan hệ, một sinh vật siêu phàm mà chỉ hoạt động khi mọi mối liên kết được hiện thực hóa.
Lời tuyên bố của Đức Đạt lai Lạt ma, người vốn chỉ chuyên tâm thuyết giảng về lòng trắc ẩn và hòa bình mà hiếm khi bày tỏ thẳng những triết lý về doanh nghiệp, nghe sao giống như một tổng giám đốc doanh nghiệp có tuổi đang chuẩn bị chuyển giao lại quyền lực của mình.
Và quả thật, tinh thần lãnh đạo luôn là chủ điểm xuyên suốt trong rất nhiều giáo lý của Đức Đạt lai Lạt ma. Ngài thậm chí còn dùng Twitter để thường xuyên “tweet” về chủ điểm này.
Những năm 1990, sau khi làm cố vấn quản lý quốc tế cho Đạt lai Lạt ma, Laurens van den Muyzenberg đã nhận ra tư tưởng ẩn giấu đằng sau những bài triết giảng ấy. Nhận thấy có thể kết hợp những tư tưởng mang tính phật giáo của Đức Đạt lai Lạt ma với lĩnh vực chuyên môn của mình, van den Muyzenberg đã cùng ngài viết cuốn sách The Leader’s Way (Con đường của nhà lãnh đạo).
“Phần lớn khách hàng của tôi đều vướng phải những vấn đề liên quan đến đạo đức”, van den Muyzenberg nhận xét. “Thật khó có thể tìm người nào có đức độ được tôn kính đến như Đat lai Lạt ma”.
Dưới đây chúng tôi xin trích lọc một số giáo lý về người lãnh đạo đã được Đức Đạt lai Lạt ma đưa vào cuốn The Leader’s Way cũng như những bài thuyết giảng và những “tweets” của ngài.

Bìa cuốn sách The Leader’s Way
Trong cuốn The Leader’s Way có hai thông điệp lớn. Phần thông điệp thứ nhất là: để lãnh đạo được, ta phải hiểu lý do vì sao ta hành động. Như Đức Đạt lai Lạt ma đã nói: “Bản chất của động cơ sẽ quyết định đặc tính của hành động”. Trong kinh doanh, điều này có nghĩa là ta phải nghĩ cho thấu về những hệ quả của các mục tiêu mà ta nhắm tới cũng như mục đích đằng sau những sự vụ hàng ngày.
Ngoài ra, nó còn nhắc nhở ta không chỉ nghĩ về quyền lợi của mình mà cả quyền lợi của những người mà ta lãnh đạo. Việc tổ chức bàn thảo, lấy ý kiến của mọi người trong công ty và việc liên kết giữa các phòng ban là hai cách để đảm bảo rằng mọi người hiểu và đi theo hướng mà bạn chọn cho công ty.
Thiết lập hành vi đúng
Đặt ra những nguyên tắc kinh doanh phổ biến không thôi là chưa đủ. “Tôi thấy nhiều công ty đặt ra những nguyên tắc hết sức cứng rắn nhưng họ lại không áp dụng được những nguyên tắc đó”, van den Muyzenberg nhận định. Để đảm bảo những nguyên tắc tốt đẹp nhất của ta được hiện thực hóa trong hoạt động kinh doanh, hãy xây dựng một hệ thống báo cáo, đánh giá tiến bộ một cách thường xuyên.
Rèn luyện trí óc
Đức Đạt lai Lạt ma nói rằng nếu trí óc không được uốn nắn thì nó sẽ giống như một con khỉ trên cây, lúc nào cũng quá khích và không thể tập trung. Phật giáo dùng cách tu luyện, hay còn gọi là thiền, để chế ngự hành vi này của não. Mặc dù ít CEO nào có ý định đến các phòng tập dưỡng sinh để thiền mỗi buổi sáng trước khi đi làm, nhưng Đức Đạt lai Lạt ma vẫn luôn nhắc nhở rằng rằng một khi trí não được rèn luyện và giữ được trạng thái ôn hòa thì những cơn bốc đồng, quá khích sẽ giảm đi và chất lượng tư duy sẽ được nâng cao. “Người lãnh đạo phải nhận thức được khi nào thì tư duy của người đó bắt đầu bị chế ngự bởi những cảm xúc tiêu cực như bực tức, giận dữ, mất bình tĩnh, thiếu tự tin, ganh ghét, tham lam” – Đức Đạt lai Lạt ma và van den Muyzenberg đã viết trong cuốn The Leader’s Way. “Những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực này không chỉ dẫn đến những quyết định sai lầm mà còn làm phí hoài trí lực”. Những kỹ thuật thiền cơ bản như hít thở sâu, thư giãn gân cốt và kiềm chế cảm xúc có thể giúp người lãnh đạo trở nên bình tĩnh, điềm đạm trong mọi lúc, mọi nơi.
Tập trung vào niềm vui, niềm hạnh phúc
Điểm gì ở công ty khiến ta hài lòng? Điểm gì khiến ta không vui? Chỉ cần tự hỏi hai câu đơn giản này, người lãnh đạo có thể tìm ra cách tốt nhất để tạo động cơ làm việc cho nhân viên, thuyết phục khách hàng và giúp đỡ cho các cổ đông. Theo Đức Đạt lai Lạt ma, niềm vui, niềm hạnh phúc là hình thái chung nhất của động lực. “Ta thường quên đi rằng dù có nhiều điểm khác biệt nhưng ta vẫn giống nhau ở một điểm cơ bản nhất, đó là ước vọng về hòa bình và hạnh phúc”. – Ngài nói trên Twitter ngay tháng 11 vừa qua. Sự hài lòng của nhân viên, khách hàng và cả cổ đông phải là tiền đề mấu chốt.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp phải hy sinh lợi nhuận để làm được điều đó. “Một số người nghĩ rằng để có hạnh phúc, họ phải đánh đổi tiền bạc, nhưng thực ra không phải thế” – van den Muyzenberg cho biết. “Một công ty hạnh phúc là một công ty thành công. Khi bạn quan tâm đến khởi nguồn của niềm hạnh phúc thì lúc ấy bạn đang đầu tư nhiều hơn cho thành công”.
Trở nên gắn kết
Đạo Phật cho rằng có mối giao hòa, gắn kết giữa vạn vật – con người chỉ thực sự tồn tại trong mối tương quan với những người khác. Từ quan điểm phật giáo, doanh nghiệp được coi là một mạng lưới các mối quan hệ, một sinh vật siêu phàm mà chỉ hoạt động khi mọi mối liên kết được hiện thực hóa. “Nhà lãnh đạo giao hòa luôn tự coi mình là một nguồn xung lực cho hệ thống giao hòa và nhìn ra mục đích của hệ thống đó”, – Đức Đạt lai Lạt ma và van den Muyzenberg viết trong cuốn The Leader’s Way.
Khi một xung lực – có thể là bất cứ thứ gì, từ một cuộc trò chuyện, một bài thuyết trình cho đến một chính sách – chạm đến một cá nhân khác, nó làm sản sinh ra ý tưởng và kích hoạt chuỗi phản ứng cho năng suất sáng tạo. Nhiệm vụ của người lãnh đạo là quản lý và duy trì nguồn xung lực đó cho đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, sự giao hòa không chỉ dừng lại ở quan hệ nội bộ công ty mà còn cả quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng, khu vực tài chính và thậm chí đối thủ.
Luôn lạc quan
Điều hành doanh nghiệp là một việc vô cùng khó khăn. Những doanh nhân hay chủ doanh nghiệp nhỏ rất dễ rơi vào trạng thái lúc nào cũng lo lắng mọi thứ sẽ trở nên khó khăn và luôn chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Tuy nhiên, ngược lại, Đức Đạt lai Lạt ma lại khuyên doanh nghiệp nên có cái nhìn lạc quan: “Hãy ơn trời rằng hoàn cảnh của mình hơn rất nhiều người và có nhiều hứa hẹn và rồi lấy đó làm niềm vui, làm thế mạnh của mình” – Ngài đã nói thế trong một “tweet” của tháng trước. Mọi vấn đề đều có cách giải quyết và có thái độ đúng ngay từ đầu có thể giúp bạn tìm ra cách giải quyết đó.
Và khi mọi thứ trở nên khó khăn, hãy lấy Đức Đạt lai Lạt ma làm nguồn cảm hứng.Van den Muyzenberg nhớ lại: “Đã có lần Đức Đạt lai Lạt ma nói với tôi rằng “Anh có thể nghĩ chắc tôi không hạnh phúc vì tôi đã mất quê hương, mất tất cả. Nhưng tôi là người rất hạnh phúc đấy’”.
nguồn:http://phiatruoc.info/?p=8457
--------------------------------------------------------------------------------
Làm Người - Ngài Dalai Lama nói về tín ngưỡng, tự do và vô gia cư
Lời dịch giảMỗi trưa tôi thả bộ từ văn phòng đi ngang qua một cái cầu để đến trung tâm shop. Cứ hai tuần thì có một cậu thanh niên bị tật kém trí tuệ từ bẩm sinh đứng cuối cầu cầm những tờ báo “Vấn Đề Lớn” (The Big Issue). Tờ báo này là một thành viên của Mạng Lưới Báo Chí Lề Đường Thế Giới (International Network of Street Papers) và cậu thanh niên ấy là một trong khoảng 12.000 thành viên bán báo xuất thân là những người vô gia cư hay những người khốn cùng rải khắp 40 quốc gia trên thế giới.
Tôi mua báo của cậu ta mấy năm nay từ khi dời về văn phòng mới và hiểu được ý nghĩa của tờ báo này. Tôi xin kể một kỷ niệm khó quên khoảng mười tuần trước khi trời bắt đầu vào đông, một ngày gió khá lạnh.
“Chào ông lần nữa! Có báo mới, còn tờ cuối”
“Anh có tiền thối 5 đô”
“May quá ông đưa tờ 10 đô nên tôi có 5 đô thối cho ông, ông mà đưa tiền to hơn tôi không có tiền thối”
“Bán hết báo còn tờ cuối cùng mà không có tiền thối?”
“Ngày hôm nay đi bán báo tôi chỉ còn có 5 đô nên tôi lấy 2 tờ báo đi bán, bây giờ thì tôi có 10 đô, tôi có thể đi lấy 4 tờ báo”
“Tôi xin lỗi anh trước nhá, tôi muốn nói thật lòng đây. Tôi có thể cho anh mượn 20 đô làm vốn và với 10 đô của anh, anh có thể lấy 12 tờ báo để bán”
“Tôi … tôi … tôi chưa .. chưa bao giờ mượn tiền của khách hàng của tôi cả. Cám ơn lòng tốt của ông, thôi mình cứ giữ như vầy nhé. Tôi cũng đi về hướng trung tâm shop để lấy báo, ông không ngại nếu tôi có thể bước với ông được chứ?”
“Ô không! Không! Tôi không ngại đâu. Thật ra bao lâu nay tôi cũng muốn hỏi thăm anh về chuyện bán báo mà …”
Báo chí là con mắt thứ ba của nhân loại và cần sự tự do để hoạt động. Cuộc đấu tranh tự do báo chí tại Việt Nam sẽ thành công bằng đường lối ôn hòa. Khi tự do báo chí trở thành hiện thực, tôi cũng ước ao Việt Nam sẽ có một tờ báo là thành viên của Mạng Lưới Báo Chí Lề Đường Thế Giới. Trong MẤY CHỤC NĂM QUA, đã có qúa nhiều người bị cướp đi đất đai nhà cửa để trở thành những người vô gia cư. Đức Phật Thích Ca và Ngài Dalai Lama hiện tại cũng là người vô gia cư. Nhân số báo 412 (31 tháng 7 đến 13 tháng 8 năm 2012, báo ra hai tuần một lần) của tờ báo Vấn Đề Lớn xuất bản tại Úc có bài phỏng vấn Ngài Dalai Lama với hình bìa của Ngài và lời bìa “Làm Người - Ngài Dalai Lama nói về tín ngưỡng, tự do và vô gia cư“, tôi xin chia sẻ với mọi người.
Mai Việt Tú
(Mai này nước Việt đẹp hơn)
10 tháng 8 năm 2012
PS. Có thể biết thêm chi tiết ở links:
The Big Issue – thebigissue.org.au
International Network of Street Papers – street-papers.org

* * *

Người Khôn Ngoan (The Wise Guy)

Bởi Danielle Batist
Biên tập dịch vụ tin tức của Mạng Lưới Báo Chí Lề Đường Thế Giới (International Network of Street Papers)
Năm 1935, 77 năm trước, một trẻ thơ ra đời trong một gia đình buôn ngựa ở ngôi làng Taktser miền đông của Tây Tạng. Hai năm sau, cậu bé được tuyên bố là Ngài Dalai Lama luân hồi thứ 14 – người lãnh đạo và lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Trong khoảng đời sống nô lệ của Ngài, Ngài Dalai Lama và những người theo Ngài chịu đựng những trù dập dưới bàn tay của chính phủ Trung Quốc, xâm chiếm toàn lãnh thổ của Ngài vào thập niên 1950. Ngài sống lưu vong trên nửa thế kỷ, dùng vị trí của Ngài để du hành toàn thế giới, loan truyền thông điệp hòa bình và hòa giải. Năm 1989, Ngài được trao giải Nobel Hòa Bình. Mặc dù Ngài rời bỏ chính trị vào tháng Ba năm ngoái (mở đường cho cấu trúc quyền hành dân chủ ở Tây Tạng trong tương lai), Ngài Dalai Lama vẫn là một trong những lãnh đạo được tôn trọng nhất trong thời đại của chúng ta. Trong một cuộc viếng thăm Anh Quốc, Ngài cho phép một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Danielle Batist từ Mạng Lưới Báo Chí Lề Đường Thế Giới (International Network of Street Papers), mà tờ báo Vấn Đề Lớn (The Big Issue của Úc) là một thành viên.
Hỏi: Rất nhiều trong số 12.000 nhân viên bán báo lề đường trong 40 quốc gia trên thế giới đang hoặc đã từng vô gia cư. Đức Phật cũng vô gia cư phần lớn trong cuộc đời và Ngài, cũng như nhiều người Tây Tạng, đã trải qua gần hết cuộc đời sống lưu vong. Vô gia cư có ý nghĩa gì đối với Ngài?
Đáp: Cho những người không có nhà, nó gần như là họ không có một cái điểm tựa để từ đó tự quản lý đời sống của mình. Họ không có điểm cắm neo. Thật là buồn thảm. Nhưng nhìn rộng hơn, tôi muốn nói là cả hành tinh này là nhà của chúng ta. Một cá nhân có thể khó khăn, nhưng họ vẫn là một phần của xã hội loài người. Tôi thiết nghĩ bẩm sinh của con người là nếu có người nào đó đang khổ sở thì lại có một loại sốt sắng nào đó để giúp giải quyết ra cái lo lắng mà chúng ta có. Do từ điểm nhìn đó, cho những người vô gia cư … căn nhà to vẫn còn đó. Do đó những người vô gia cư không nên cảm thấy thất vọng. Trên một cái nhìn nào đó, tôi cũng là vô gia cư. Nhưng bị vô gia cư đôi khi cũng hữu ích, bởi vì bạn sẽ nhận ra là trong nhiều nơi chốn bạn có thể tìm ra căn nhà mới. Nếu bạn chỉ có một nhà, trong một lối nhìn nào đó bạn có thể bị kẹt cứng trong (căn nhà) đó.
Hỏi: Trong những năm gần đây trong phong trào báo chí lề đường càng có thêm nhiều người bán báo mới như là kết quả của suy thoái toàn cầu… Ngài nghĩ như thế nào những giải pháp trợ giúp sự bất hạnh được thực hiện bởi những chính phủ để giải quyết khủng hoảng này?
Đáp: Đây là tình trạng rất phức tạp. Chính phủ có trách nhiệm cho toàn quốc gia, do đó những giải pháp đều cần thiết. Nhưng nếu bạn có cái nhìn tổng diện, những nguyên nhân thật sự của những khó khăn hiện tại bắt đầu với những chính phủ quá khứ và một số công ty. Tôi thiết nghĩ, không có một kế hoạch đúng đắn được hoạch định, họ một cách đơn giản chỉ quan tâm về những lợi lộc ngay bây giờ và không quan tâm về những hậu quả lâu dài… Thật là phức tạp. Có đi đường nào chăng nữa, đối với hàng ngàn người, đời sống của họ gần như con số không, mà thật là rất, rất, rất buồn thảm. Nhưng rồi thì, tôi không biết làm thế nào để khắc phục những vấn đề này.
Mỗi khi tôi gặp người mà đang trong tình trạng khó khăn, tôi luôn luôn chia sẻ với họ (sự suy nghĩ rằng là), mặc dù có nhiều khó khăn, như một con người bạn nên tiếp tục giữ lòng tự tin và cố gắng. Bởi vì một số khó khăn, nếu bạn mất hoàn toàn lòng tự tin, hy vọng và ước muốn, thì chắc chắn rằng sự khó khăn sẽ tiếp tục và dẫn đến tai ách thật sự. Do đó rất, rất là thiết yếu tiếp tục giữ hy vọng và ý chí.
Hỏi: Ngài hay thường nói về hoàn cảnh riêng của Ngài mà điều quan trọng là tiếp tục giữ hy vọng. Trong hồi ký của Ngài, Freedom in Exile (1991) (Tự do trong lưu vong), Ngài viết rằng, trở về quá khứ xa như 1953, Ngài tin tưởng rằng “bất cứ những thứ xấu xa đến đâu đi nữa, chúng sẽ chắc chắn trở nên tốt hơn”. Dựa vào tình trạng hiện tại ở Tây Tạng, Ngài làm thế nào để thành công được?
Đáp: Trong trường hợp riêng của tôi, tại tuổi 16, tôi mất tự do. Khó khăn đã bắt đầu. Và rồi thì, tại tuổi 24, tôi mất nước của tôi. Hơn 52 năm qua, đã có nhiều vấn đề. Những tin tức trong nước tôi hầu hết rất thương tâm. Lúc này, dân Tây Tạng đặt tin tưởng vào tôi – tin tưởng và hy vọng. Tôi không làm gì nhiều được, nên đôi khi tôi thật sự cảm thấy tuyệt vọng và liều mạng. Nhưng rồi thì … thật là khá hơn để tiếp tục giữ thái độ nhiệt tình và lạc quan, hơn là hoàn toàn mất hy vọng. Chả có ích gì cả. Do đó đối với những người khác tôi cũng nhắn nhủ rằng là bất cứ khó khăn như thế nào đi nữa, chúng ta nên tiếp tục giữ lòng tự tin và ý chí của chúng ta.
Hỏi: Khi người ta rơi vào những lúc khó khăn, kể cả trong nước của Ngài, làm thế nào Ngài không để cảm xúc giận dữ, bức xúc và ghen ghét chiếm lĩnh?
Đáp: Cảm xúc của chúng ta là một cái kiểm soát chính qua sự thông minh của chúng ta. Trên mức độ trí tuệ, chúng ta phân tách mỗi hoàn cảnh. Nếu một hoàn cảnh xem như là chúng ta có thể vượt qua được, thì không cần phải lo lắng. Nếu không có con đường nào để vượt qua được, thì lo lắng nhiều cũng vô ích, thường thường lo lắng đem đến bực bội và bực bội đưa đến giận dữ. Do đó tốt hơn luôn luôn đừng lo lắng nhiều quá … Tôi nghĩ hoặc là Thượng Đế tạo ra hay thiên nhiên tạo ra, cảm xúc đôi khi là rất vấn nạn. Do đó Thượng Đế hay thiên nhiên cũng cho chúng ta một loại chống đỡ, đấy là sự thông minh. Khi thú vật đối diện với một vấn đề, chúng ngã gục và bất tỉnh. Nhưng loài người chúng ta, bởi vì sự thông minh của chúng ta, chúng ta có cách phân định và đo lường phản ứng của chúng ta.
Hỏi: Trong hồi ký của Ngài, Ngài đổ thừa báo chí nhà nước Trung Quốc lừa dối mọi người bằng cách hầu như thông tin không đúng tình trạng ở Tây Tạng từ thập niên 1950 đến nay. Chức năng của báo chí độc lập ngày nay quan trọng như thế nào?
Đáp: Cực kỳ quan trọng. Báo chí, như tôi thấy, gần như là con mắt thứ ba. Ngay bây giờ, đôi khi chính con mắt thứ ba cũng chút thiên vị! (Ngài cười) Đấy là vấn đề. Nếu báo chí đầu tiên phân tích khách quan và rồi thông tin tới dân chúng và làm thành câu chuyện để mọi người biết, thì chức năng của họ cực kỳ hữu ích và rất hữu hiệu. Khi tôi gặp nhà báo, tôi bảo họ rằng họ nên có cái lỗ mũi dài và điều tra mọi mặt … Họ phải điều tra cặn kẽ để kiếm ra thực tế như thế nào. Mọi người có quyền biết thực tại, nhất là ở những quốc gia dân chủ. Báo chí nên… trình bày những kết quả kiếm ra một cách khách quan, không có cái nhìn thiên vị, và thông báo cho công chúng.
Hỏi: Báo lề đường thông thường thông tin những vấn đề không được đề cập đến. Những câu chuyện gì liên hệ với quốc gia của Ngài cần được nói đến?
Đáp: Bản chất rất tự nhiên của đấu tranh ở Tây Tạng là hoàn toàn bất bạo động và gần như trong tinh thần hòa giải. Do đó, sự đấu tranh của chúng tôi cần sự ủng hộ của thế giới rộng rãi. Nó phải thành công, bởi vì nếu nó thất bại nó sẽ khuyến khích người ta dùng phương pháp khác, kể cả vũ lực và bạo động. Một số khía cạnh của câu chuyện Tây Tạng không chỉ là vấn đề chính trị, mà là vấn đề môi trường. Vùng Cao Nguyên Tây Tạng đóng một vai trò quan trọng trong hâm nóng toàn cầu. Gần như toàn thể các sông ngòi chính trong vùng đó của thế giới gia tăng trên Cao Nguyên Tây Tạng, do đó duy trì môi sinh của Tây Tạng không chỉ cho quyền lợi của Tây Tạng. Hơn một tỉ mạng sống người ta tùy thuộc vào những con sông này.
Một ưu tiên nhất là duy trì văn hóa của Tây Tạng, là văn hóa của hòa bình, bất bạo động và tính thương người. Nó không chỉ là một văn hóa cổ, những cũng còn thích hợp cho thế giới ngày nay. Chúng ta càng ngày càng sống trong thế giới vật chất, tất cả chỉ là chủ nghĩa thực dụng, Và, hiện tại có vấn đề về đạo đức, đôi khi đưa đến bạo động, nhất là trong giới trẻ. Mỗi khi họ đối diện vấn đề, phản ứng của một số người trở nên bạo hành hơn.
Hỏi: Có phải những cơn nổi loạn ở Anh Quốc tháng Tám năm ngoái là một thí dụ của nó?
Đáp: Đúng. Đầu tiên khi tôi nghe nó qua BBC, tôi sốc. Tôi xem người Anh trưởng thành hơn và hòa hoãn hơn. Nó chứng tỏ rằng bạn không nên cứ hưởng và xem như đồ được cho… Bây giờ chúng ta phải suy nghĩ nghiêm trọng hơn về xã hội của chúng ta và môi trường văn hóa.
Hỏi: Ngài có 4,6 triệu tín đồ trên Twitter và 4 triệu kẻ ngưỡng mộ trên Facebook, và nhiều người thảo luận ý kiến và lời giảng của Ngài trên mạng. Một trong những lời giảng qua Twitter nói: “Tôi càng ngày càng tin rằng đã đến thời điểm để kiếm ra một cách suy nghĩ về tín ngưỡng và đạo đức qua khỏi cả tôn giáo một cách hoàn toàn.” Tại sao Ngài tin tưởng như thế?
Đáp: Dĩ nhiên, trong 7 tỉ người có một phần lớn không quan tâm đến tôn giáo. Và trong nhóm tín đồ theo đạo, có một phần lớn không nghiêm túc về đạo. Đối với nhiều người, tín ngưỡng đã trở thành sự cầu nguyện mỗi ngày, nhưng nó không được làm một cách nghiêm túc. Thực trạng là họ đi nhà thờ hay chùa vào chủ nhật không có nghĩa lý gì nhiều. Họ khấn nguyện Phật hay cầu nguyện Chúa, nhưng trong đời sống thật sự họ không ngại … tạo ra bất công lý, nói láo, tham nhũng, xách nhiễu và lừa gạt. Những hành vi như thế, tôi nghĩ, đi ngược lại với mọi tôn giáo và những lời giảng dạy cổ truyền. Đấy chứng tỏ rằng một nhóm theo đạo lại thiếu nhận thức về tội lỗi.
Những lời giảng và đạo đức tôn giáo cổ truyền rất hữu ích cho bất cứ ai. Những ai hành đạo không nghiêm túc sẽ thiếu kiến thức này, và tín ngưỡng không còn phù hợp với đời sống của họ. Do đó chúng ta cần phải có cách để lan tỏa những nhận thức tội lỗi mà luân lý đạo đức làm nền tảng cho cuộc sống hạnh phúc. Nó đều đúng cho mức độ cá nhân, gia đình, cộng đồng và nhân loại. Đây là cái chung cho tất cả tôn giáo chính và truyền thống, kể cả những người không theo đạo. Mọi người đều muốn hạnh phúc và có một gia đình hạnh phúc.
Rất nhiều người có thái độ rằng là nếu họ có tiền hoặc quyền lực, cuộc đời của họ trở nên có ý nghĩa và làm họ hạnh phúc. Đấy là một lỗi lầm. Hạnh phúc hay đau đớn là một phần của tâm trí; chúng chỉ là kinh nghiệm tâm thần. Cái cách thật sự để giảm đau đớn và buồn thảm và gia tăng hạnh phúc và vui mừng phải được tìm thấy qua sự huấn luyện tâm thần. Một số bạn của tôi rất giàu, họ có rất nhiều tiền. Và dĩ nhiên, họ giàu có, và họ cũng có ảnh hưởng lớn trong xã hội. Nhưng khía cạnh là một con người, họ đang không có hạnh phúc … Tiền bạc, phù hoa và quyền lực không đủ là nguồn cội của hạnh phúc.
Hỏi: Từ 2009, khi cuộc tự thiêu đầu tiên xảy ra ở Tây Tạng, hơn 40 người đã tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc ở Tây Tạng. Trung Quốc phản ứng lại bằng cách ngăn cản sự đi lại của người nước ngoài đến Tây Tạng. Ngài cảm thấy như thế nào về sự kiện một số công dân của Ngài đi đến cực đoan như thế để tạo tiếng nói? Và Trung Quốc đã che đậy những chống đối hữu hiệu không?
Đáp: Những chế độ độc tài, kể cả Trung Quốc, tối thiểu trong vài thập niên qua, đã áp đặt quá nhiều bằng sự man rợ. Sợ hãi và bất tín đã trở thành một phần của đòi sống của họ. Do đó, họ luôn luôn cố gắng che đậy hiện thực. Cả 1,3 tỉ người Trung Quốc đều có quyền biết về hiện thực. Và một khi tất cả mọi người ấy biết về hiện thực của tình trạng của họ, họ cũng có khả năng nhận xét cái đúng cái sai. Đấy là tại sao kiểm duyệt là bất đạo đức. Nhưng nó vẫn xảy ra mỗi ngày. Trong thời gian dài, nó sẽ có hại cho họ, bởi vì để cho chính phủ Trung Quốc có một vai trò xây dựng hơn ở mức độ toàn cầu, lòng tin và sự kính trọng đến từ thế giới cũng cần thiết. Kiểm duyệt và ngăn chặn (người đi lại) rất có hại cho sự phát triển lòng tin và sự kính trọng. Do đó tôi hy vọng rằng, sau cùng, lãnh đạo Trung Quốc sẽ nhận ra rằng những phương pháp như thế rất thiển cận, hẹp hòi và vô lý… và rồi họ sẽ thay đổi.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, (đã nói) nhiều lần rằng Trung Quốc cần cải tổ chính trị, và ông ta ngay cả đề cập rằng Trung Quốc cần dân chủ kiểu Tây phương. Đấy là kể cả tự do và tự do thông tin và minh bạch. Tôi hy vọng sau cùng cũng có thay đổi. Đấy là cái lợi cho họ, mà rất quan trọng cho họ nhận thấy.
Cái vụ (tự thiêu) ấy xảy ra ở Tây Tạng dĩ nhiên rất rất buồn thảm. Một đằng nó cho thấy dân Tây Tạng rất tin tưởng vào bất bạo động. Họ không muốn làm hại người khác, cho nên họ tự hại mình. Nó chứng tỏ sự liều lĩnh. Không còn nghi ngờ gì nữa. Về cái đúng và sai… Đầu tiên, đấy là vấn đề chính trị nhậy cảm. Nhưng từ cái nhìn của người đạo Phật, mỗi hành động, tích cực hay tiêu cực, hoàn toàn tùy thuộc vào sự thúc đẩy. Đối với những người có động cơ rộng lượng hơn của một niềm tin chân thành (trong đạo Phật) thì nó khác. Nhưng lúc này, nó lại bị thúc đẩy bởi sự giận dữ và oán ghét, và một cách căn bản nó thì tiêu cực. Chúng ta không thể tổng hóa được; chúng ta phải nhìn từng trường hợp một dưới cái nhìn của người Phật giáo. Nhưng khía cạnh chính trị, tôi luôn luôn xem người Tây Tạng ở trong nước như là người sếp của tôi. Trong 52 năm vừa qua, tôi tự xem tôi là phát ngôn viên tự do của dân Tây Tạng. Do đó từ mức độ ấy, tôi không có quyền phán xét hoạt động của sếp.
Hỏi: Ngài đã đề cập đến những kinh nghiệm vô giá mà Ngài có khi Ngài giả dạng trong khi đi lại. Ngài nói rằng đấy là cơ hội để tìm ra “đời sống thật sự như thế nào” của những người dân của Ngài. Ngài đã sống lưu vong trên 50 năm và đã trở thành một nhân vật được xem là quan trọng nhất toàn cầu. Làm thế nào Ngài giữ liên lạc với đời sống của những người dân thường
Đáp: Trong Tây Tạng, có vài lần trong khi đi lại tôi trà trộn với dân thường. Một số người hỏi tôi: “Dalai Lama ở đâu?” Tôi bảo họ: “Dalai Lama ở đằng kia kìa.” Rồi, sau đó, tôi tham gia một cuộc mít tinh và tôi nhận ra một người đàn bà mà tôi nói chuyện lúc giả dạng. Khi bà ta nhìn mặt tôi và nhận ra đấy là cùng một người, bà ta không tin nổi. (cười) Những thứ ấy rất vui nhộn. Động cơ chính của tôi trà trộn với họ để cập nhật thông tin rõ ràng về những gì đang xảy ra. Khi người ta biết bạn là Dalai Lama họ có thể không thẳng thắn.
Sống trong một nước tự do, tiếp xúc của tôi với mọi người thì cởi mở. Tôi cố gắng tiếp xúc với mọi người trên mức độ là cùng là loài người. Và từ những phản ứng của những khán thính giả tôi gặp ngày nay, hình như họ cũng có cái loại ứng xử như thế đối với tôi. Nó có ý nghĩa là tôi cập nhật được thông tin đúng đắn và một hình ảnh thật sự của hiện thực. Trong quá khứ, ngay cả nhân viên của tôi trả lời cũng không rõ ràng lắm nếu tôi hỏi họ về một cái gì đó. Do đó tôi luôn luôn hỏi mấy người quét dọn, không học thức, vô tội vạ. Họ sẽ luôn luôn nói với tôi bất cứ cái gì họ nghe được một cách ngay thẳng, kể cả những chỉ trích về … một số nhân viên cao cấp và thầy tu cao cấp. Họ không ngại ngùng nói cho tôi những thứ tiêu cực như thế. (cười)
Hỏi: Những nhân viên vòng thế giới đối diện với những khó khăn xã hội và kinh tế khác nhau, nhưng khi được hỏi cái gì khó khăn nhất, câu trả lời thông thường của họ là sự cô đơn. Hành trình đã kiếm ra Ngài là Dalai Lama thứ 14 khi Ngài chỉ có hai tuổi; Ngài đã sống thuở ấu thơ chung quanh toàn người lớn trong những chùa chiền … Với kinh nghiệm bản thân của Ngài về cô đơn, Ngài có những khuyên nhủ gì?
Đáp: Nếu tôi chỉ nghĩ cho bản thân tôi “Tôi là một người Tây Tạng” hoặc “Tôi là một Phật tử”, rằng, trong đó nó tự tạo ra một loại khoảng cách. Do đó tôi tự bảo tôi “Quên nó đi, tôi là một con người, một trong 7 tỉ người.” Khi nói như thế, chúng ta tức thì trở nên gần nhau hơn. Nếu người ta cứ đặt tầm quan trọng lên hoàn cảnh của họ bằng cách suy nghĩ “Tôi nghèo” hoặc “Tôi vô gia cư” hoặc “Tôi đang trong hoàn cảnh khó khăn”, họ đã đặt tầm quan trọng quá nhiều trên một mức độ thứ hai. Đây cũng là một hiện thực, nhưng một hiện thực khác mà chúng ta đều là người, một trong 7 tỉ người của hành tinh này. Tôi biết rằng trong một cảm giác thiết thực nó không có ích nhiều lắm nhưng, khía cạnh cảm xúc, nó rất có ích.
Admin gửi hôm Thứ Bảy, 11/08/2012 
nguồn:http://danluan.org/node/13754
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001