Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Hãy dừng lại!


Tôi không phải, thậm chí là không phù hợp để trở thành một nhà văn, nhà báo, nhà lý luận hay nhà tâm lý học. Lý do tôi thích viết chỉ vì bị chi phối bởi một sở thích rất khác lạ là tôi luôn muốn nhìn thấy góc khuất của bản năng hay những suy nghĩ thật, thầm kín của con người…, những cái mà có thể gọi chung là Mặt trái của bản chất con người. Bởi vậy mà ngay từ đầu tôi đã đặt tên cho blog là Mặt phải – Mặt trái.


Những bài viết lẫn tính thời sự, chính trị vừa qua chủ yếu là do bị lôi cuốn vào những vấn đề xã hội nóng bỏng mà dư luận đang quan tâm. Hơn nữa, những bài viết theo đúng chủ đề của Blog, dù đã sẵn có ý tưởng rất nhiều nhưng vẫn chưa được viết ra bởi tôi e ngại sẽ không được dư luận chấp nhận, sẽ bị dư luận đánh giá là tiêu cực, là bi quan với cuộc sống… Nói như thế không có nghĩa là vì tôi sợ bị đánh giá mà vì nếu viết mà không được người đọc chấp nhận thì viết để làm gì?

Vì sao tôi trăn trở như thế?

Vì với ý tưởng viết về mặt trái, khi đã viết thì phải xác định là viết rất thẳng, rất thật với tư duy của mình, không e dè, tránh né dù sẽ có lúc nó rất thô thiển, trần trụi, thậm chí là có vẻ như là phạm chuẩn mức “đạo đức”. Quý vị có thể thoáng thấy những điều đó trong một vài bài viết trước của tôi như Trộm nghĩ, Thôi thì tôi nói!... dù tôi chỉ thể hiện rất e dè.

Nhưng có lẻ đến lúc này thì tôi nên viết, bởi tôi hy vọng, nếu những suy nghĩ của tôi không quá sai thì có thể giúp cảnh tỉnh cho những ai đó, cũng có thể giúp một chút gì cho xã hội.

Sẽ rất dài dòng để diễn đạt rõ một vấn đề mang tính lý luận sâu rộng, vì thế tôi không tham vọng thể hiện suy nghĩ của mình chỉ qua vài bài viết. Nhưng sự lo lắng cũng thôi thúc tôi vội vàng gửi đến quý vị một thông điệp:

XIN HÃY DỪNG LẠI! ĐỪNG ĐƯA NHỮNG TIN TỨC VỀ CÁC SỰ VIỆC, HÀNH VI XẤU XA TRONG ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG LÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG NỮA. RẤT PHẢN TÁC DỤNG, RẤT ĐỘC HẠI (NẾU VÍ VON VÀ CƯỜNG ĐIỆU LÊN THÌ CÓ THỂ GỌI LÀ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY), NÓ CHỈ CÀNG ĐẨY XÃ HỘI THA HÓA BỞI SỰ PHÁT SINH THÊM CỦA CHÍNH NHỮNG HÀNH VI XẤU XA ĐÓ THEO CÁCH “VẼ ĐƯỜNG CHO HƯƠU CHẠY”, “BẮT CHƯỚC”, DƯỚI CẢ HAI TRẠNG THÁI LÀ CÓ Ý THỨC VÀ VÔ THỨC!

Tôi không có ý định phán đoán xem có tỷ lệ bao nhiêu % người đồng tình và không đồng tình với thông điệp trên của tôi, cũng không định lý giải chi tiết để chứng minh sự đúng sai của thông điệp đó. Bởi ai cũng biết, đó là một vấn đề rất nhạy cảm, rất trừu tượng và khó diễn đạt. Việc phân tích, đánh giá có lẻ sẽ phù hợp hơn với những người có chuyên môn như Bác sĩ tâm lý, Chuyên gia tâm lý học hay các nhà phân tích, nghiên cứu các lĩnh vực có liên quan đến bản năng, tâm lý con người….

Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ muốn bảo vệ quan điểm trong cái thông điệp của mình bằng cách đơn giản nhất. Trước tiên, tôi mong quý vị thông cảm, đừng trách giận bởi có một chút gì đó hơi thiếu tế nhị, hơi phơi bày trong cái phương pháp trắc nghiệm tôi đưa ra, và tôi mong quý vị hãy dành chút thời gian để cảm nhận, tham gia phần trắc nghiệm nặng về tính suy diễn tâm lý này, bởi tôi muốn chứng minh rằng những thông tin về hành vi xấu ảnh hưởng đến vô thức, dễ gây phát sinh thêm nhiều hơn là tính răn đe và ngăn ngừa. Không trả lời cho ai cả, chỉ là sự trả lời cho chính mỗi người để từ đó có sự đồng thuận khi đánh giá về một thực trạng chung, một thực trạng mà theo tôi là không kém nhức nhối cho đạo đức xã hội.

Các câu hỏi trắc nghiệm:
 1- Theo bạn, trước khi có những thông tin về tình trạng người già (tạm định là trên 60 tuổi) lạm dụng tình dục với trẻ em (tạm định là dưới 20 tuổi) thì:
     a-  Có bao nhiêu % người già đã từng có cảm xúc và suy nghĩ (dù chỉ là một thoáng sâu kín trong vô thức) về việc có thể quan hệ tình dục với trẻ em?
     +   1 – 10 phần triệu
     +   1 – 10 phần vạn
     +   1 – 10 phần ngàn

b-  Ngược lại, có bao nhiêu % trẻ em đã từng có cảm xúc và suy nghĩ (dù chỉ là một thoáng rất sâu kín trong vô thức) về việc có thể quan hệ tình dục với người già?
     +   1 – 10 phần triệu
     +   1 – 10 phần vạn
     +   1 – 10 phần ngàn
2-  Theo bạn, sau khi đọc những thông tin về tình trạng người già (tạm định là trên 60 tuổi) lạm dụng tình dục với trẻ em (tạm định là dưới 20 tuổi) thì:
     a-  Có bao nhiêu % người già sẽ có cảm xúc và suy nghĩ (dù chỉ là một thoáng sâu kín trong vô thức) về việc có thể quan hệ tình dục với trẻ em?
     +   1 – 10 phần triệu
     +   1 – 10 phần vạn
     +   1 – 10 phần ngàn

b-  Ngược lại, có bao nhiêu % trẻ em sẽ có cảm xúc và suy nghĩ (dù chỉ là một thoáng rất sâu kín trong vô thức) về việc có thể quan hệ tình dục với người già?
+   1 – 10 phần triệu
      +   1 – 10 phần vạn
      +   1 – 10 phần ngàn

     c-  Có bao nhiêu % người già vốn đã có ý đồ xâm hại tình dục với trẻ em như đã nêu trong mục 1a- sẽ bị răn đe và không bao giờ  sai phạm nữa.
      +         < 30 %
      +       30 – 70 %
      +        > 70%

d-  Có bao nhiêu % người già vốn chỉ có thoáng suy nghĩ về xâm hại tình dục với trẻ em sẽ dễ sai phạm hơn, nhất là những trong những lúc mất kiểm soát do tâm trạng bất bình thường hay do bia rượu….
      +         < 30 %
      +       30 – 70 %
      +        > 70%

Với kết quả từ các câu trả lời cho những phán đoán rất trừu tượng trong trắc nghiệm trên, làm thêm vài phép cộng trừ sẽ có kết quả tăng hay giảm các hành vi xấu, để có kết luận là tác dụng hay tác hại đối với việc truyền bá những vụ việc, hành vi xấu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ví dụ tôi nêu ra trong trắc nghiệm trên là khó nói và thiếu tế nhị nhất, còn nhẹ nhàng và tế nhị hơn là với các trường hợp như hiếp dâm thông thường; tình dục trẻ em với trẻ em; cướp của giết người; cướp, giết người thân; giết chồng (vợ), người yêu vì ghen tuông…vv.. Tóm lại là thuộc nhóm CƯỚP, GIẾT, HIẾP, THANH TOÁN GIANG HỒ…. Mọi người có thể tự đưa vào phương pháp trắc nghiệm trên để suy luận mức độ tác dụng hay tác hại của việc truyền tải thông tin xấu.

Quý vị cũng đừng quên là các phương tiện thông tin vẫn hay bình luận về tác hại của những trang tin xấu (sex) trên Internet, của game online, của phim bạo lực đối với trẻ em. Điều đó nghĩa là gì nếu không phải do trẻ em bắt chước? Vậy thì tại sao chúng ta lại tiếp tục đưa lên thêm quá nhiều những điều xấu đó?!?

Và đặc biệt lưu ý một khía cạnh liên quan đến bản năng và tâm lý vô thức của con người. Có không ít điều vốn đã tồn tại trong vô thức và tưởng như đã được xác định là xấu, là phi đạo đức; vậy mà trong một hoàn cảnh, trạng thái tâm lý mất kiểm soát nào đó nó vẫn xãy ra… Đó, đó mới chính là điểm tồi tệ bản năng trong cái mặt trái xấu xa của con người. Thà rằng nó đừng bao giờ tồn tại.

HÃY DỪNG LẠI! XIN ĐỪNG ĐƯA THÊM VÀO BỘ NHỚ VÔ THỨC CỦA CON NGƯỜI NHỮNG ĐIỀU XẤU XA MÀ VỐN DĨ NÓ KHÔNG BAO GIỜ CÓ VÀ ĐÁNG LẺ LÀ KHÔNG BAO GIỜ NÊN CÓ! HÃY CẢNH GIÁC VỚI MẶT TRÁI XẤU XA TRONG BẢN NĂNG VÔ THỨC CỦA CON NGƯỜI!

Có lẽ sẽ có rất nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau của quý vị khi đọc bài viết này, đúng không? Xin hãy hiểu đề thông cảm rằng, bản thân tôi cũng rất trăn trở và rất khó khăn khi cố gắng diễn đạt ngắn gọn trong bài viết. Và một lý do nữa để tôi viết bài này vì nội dung của nó có liên quan đến Thư ngõ mà tôi sẽ viết cho các anh, chị phóng viên, nhà báo chính thống như tôi đã ghi trong Thư ngõ trước.

Thành thật cáo lỗi nếu lỡ bài viết này có một vài điều gì đó hơi khiếm nhã đối với một số đọc giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001