Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là con rồng giấy?


Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía TrướcMichael Auslin, The Wall Street Journal
Quân sự của Trung Quốc có những điểm yếu của họ. Nhưng họ đủ mạnh để thống trị khu vực Á Châu, một phần cũng bởi Hoa Kỳ.
Sự tự hào về quân sự của Trung Quốc có thể được sớm đưa vào thử nghiệm khi các căng thẳng mới với phía Việt Nam xảy ra ở vùng Biển Đông, sự kiện này diễn ra chỉ vài tuần sau một bế tắc kéo dài cả tháng với Philippines ở Scarborough Shoal. Việc đẩy mạnh chủ quyền còn tùy thuộc vào mức tự tin của các lãnh đạo Trung Quốc đối với sức mạnh quân sự của họ. Đây cũng có thể là tín hiệu mà Bắc Kinh đang cố gắng đưa ra nhằm nhắn với phía Hoa Kỳ không nên xen vào những tranh cãi ở châu Á.
Câu hỏi đặt ra là liệu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có phải là một con rồng giấy hay không, và câu trả lời thật sự hiện nay vẫn còn lẫn lộn. Trên lý thuyết, mức tăng trưởng quân sự của Trung Quốc đã bắt đầu gây sốt từ những năm 1990. Bắt đầu từ con số không dựa vào những công nghệ cũ thời thập niên 1950, và với khả năng không quân hoặc hải quân rất giới hạn, quân đội của Trung Quốc đã nhảy một bước xa và hiện là nước có quân sự mạnh thứ hai trên thế giới.
Ấn tượng nhất, Trung Quốc hiện nay có thể có các hoạt động ra ngoài châu lục này. Hải quân của họ có thể thực hiện các nhiệm vụ chống cướp biển ở ngoài khơi bờ biển châu Phi, trong khi các cơ quan tuần tra hàng hải khác của họ đều liên tục hiện diện trong vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh rõ ràng đang muốn đẩy mạnh dự án lực lượng hải quân, sau khi phát triển một hạm đội tàu ngầm gồm 70 chiếc và cho ra đời tàu sân bay đầu tiên trong năm nay.
Lực lượng không quân cũng đang được hiện đại hóa, trong đó Trung Quốc giới thiệu các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư rất tiên tiến. Họ cũng từ từ tăng sự phức tạp trong hoạt động tập dượt, thêm các nhiệm vụ mạo hiểm vào ban đêm cũng như phối hợp những hoạt động chung các đơn vị bộ binh hay hải quân. Với một lực lượng hùng hậu, họ có khả năng với ra được hầu hết các hòn đảo đang có tranh chấp trong khu vực Biển Đông.
Sau đó họ còn có các tên lửa, tất cả các loại đó đều được biến thể như tên lửa đạn đạo liên lục địa đã phát triển từ thập niên 1990. Gần đây thì Trung Quốc đã gây thêm sự chú ý của thế giới với tên lửa đạn đạo chống chiến hạm DF-21, và tên lửa này có thể nhắm mục tiêu vào các tàu sân bay của Hoa Kỳ.
Vấn đề là những con số này chỉ nói lên một phần nhỏ của câu chuyện. Có thêm rất nhiều cuộc tranh luận về chất lượng lực lượng vũ trang của họ hơn so với số lượng hoặc tính chất hiện đại ở bề ngoài.
Đây là một số nghi ngờ về sức mạnh quân sự thật sự của Bắc Kinh. Lực lượng quân sự của Trung Quốc không được đào tạo nhiều như các đối thủ của họ ở phương Tây. Các phi công thì có rất ít giờ bay, trong khi lực lượng tàu ngầm lớn thì hiếm khi đi quá xa các cảng của họ. Và Trung Quốc cũng không có nhiều lực lượng sĩ quan chuyên nghiệp, vì đây là thành phần trụ cột của sức mạnh quân sự hiện đại.
Trong thực tế, hệ thống quân sự và các giao thức của Bắc Kinh rất yếu hoặc không ai biết đến. Các sĩ quan quân sự phương Tây từng được tiếp cận và lên những tàu hải quân của Trung Quốc cho biết rằng những tàu này vẫn còn lưu lại các hệ thống kiểm soát rất thô sơ, dẫn đến một số kết luận rằng các tàu này rất khó tồn tại trong một cuộc xung đột.
Trong khi đó, chúng ta không biết số lượng dự trữ vụ khí của phía Trung Quốc như thế nào. PLA có thể cạn đạn dược khá sớm trong một cuộc chiến. Chúng ta cũng không biết rõ về hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Trung Quốc. Cuối cùng, có bằng chứng cho thấy rằng các đặc tính của quân đội Trung Quốc đều rất tương tự với quân đội Liên Xô, trong đó các giáo lý cứng nhắc đã loại bỏ ra những ý nghĩa sáng kiến từ phía chỉ huy ở chiến trường. Việc thiếu tính linh hoạt và đổi mới này có thể là điểm yếu lớn nhất trong ngành quân sự của Trung Quốc.
Những phía không thích Trung Quốc thường sử dụng các điểm này để chỉ ra những điểm yếu trong quân sự của Trung Quốc – và trong khi họ có thể đúng về những yếu kém đó thì mặt khác họ có thể chưa nắm rõ hết tình hình. Mặc dù quân đội Trung Quốc không thể so sánh tương đương với quân đội Hoa Kỳ trong thời gian tới (hoặc sẽ không bao giờ), nhưng sự tăng cường quân sự của Bắc Kinh không phải chi để thách thức sự thống trị của Mỹ.
Bắc Kinh còn có mục đích chính trị khác, đó là quyền bá chủ trong khu vực, và về điểm này thì có thể nói phần nào họ cũng cảm thấy hài lòng. Quân đội của Trung Quốc hiện nay rất lớn và có khả năng hơn so với bất kỳ quốc gia châu Á nào khác, bao gồm cả Nhật Bản. Và nguy cơ xung đột trong khu vực còn tùy thuộc vào mức độ tự tin của họ đối với khả năng quân sự của PLA. Tuần trước, để đáp lại việc Việt Nam đưa máy bay tuần tra ra Biển Đông, phía Bắc Kinh cũng tuyên bố đã bắt đầu “tuần tra sẵn sàng chiến đấu” gần các khu vực tranh chấp ở các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Phía Washington đang phải vật lộn làm thế nào để kiểm tra các tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực này, nhưng hiện Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với những vấn đề riêng của họ. Chỉ riêng vấn đề gìn giữ sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở châu Á cũng là một thách thức lớn lao. Hoa Kỳ có thể có năng lực để tăng thêm sự hiện diện ở châu Á, nhưng cho tới nay họ không có chiến lược quân sự để làm như vậy.
Những hùng biện từ phía Hoa Kỳ cho thấy họ đang hoạt động trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng chỉ hành động mới có thể chứng minh được việc này. Vấn đề lớn nhất hiện nay là ngân sách của Lầu Năm Góc đang bị cắt giảm đáng kể. Nếu không, các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng từ chối đối phó với các tên lửa Trung Quốc có thể vô hiệu hóa các căn cứ của Mỹ ở nơi này. Hoa Kỳ cũng đã không bảo vệ đầy đủ và chống lại khả năng chiến tranh điện tử với Trung Quốc, hoặc xem xét liệu bảy căn cứ phi đội chuyển tiếp của Hoa Kỳ ở châu Á có đủ để chống lại mức gia tăng trong chương trình không gian vũ trụ của Trung Quốc hay không.
Nếu Hoa Kỳ mất khả năng hoạt động ở các tầm xa mang tính kịp thời và liên tục thì Trung Quốc có thể vô hiệu hóa khả năng quân sự của Hoa Kỳ một khi bước vào khu vực xung đột, hoặc làm cho Hoa Kỳ mất quyền kiểm soát các hoạt động tự do bên trong vùng chiến thuật. Điều đó sẽ giúp cho Bắc Kinh tiến đến mục tiêu bá quyền trong khu vực một cách dễ dàng hơn. Một con rồng giấy đôi khi cũng có thể tốt hơn là một con đại bàng bị mắc cạn.
Ông Auslin là một học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, Hoa Kỳ. Quý độc giả có thể theo dõi thông tin của ông trên Twitter @michaelauslin.
@ Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
nguồn_tapchiphiatruoc: http://phiatruoc.info/?p=8512
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001