Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Việt kiều về quê cưới vợ

Cỏ non xanh tận chân trời.
Quý ông đói bụng. Xin mời tự nhiên !

Thân phận “trâu già gặm cỏ non”
Việt kiều về quê cưới vợ (kỳ 6)

David Nguyễn/Viễn Đông
Mặc cho người đời, vợ con, người thân, bạn bè gièm pha, ông C.G., 74 tuổi, vẫn quyết chung sống cùng cô gái đáng tuổi con cháu mình ở Việt Nam. Có lẽ đối với ông ở cái tuổi xế chiều vớ được một “nàng tiên” chân dài mơn mởn tuổi thanh xuân, quả là chuyện người hiếm ai có được. Tất nhiên, gia đình của cô ở miền quê, nhà rất nghèo, nợ nần chồng chất. Ông biết là cô ấy ưng mình cũng vì muốn có cuộc sống tốt hơn. Phụ nữ nghèo ở thôn quê Việt Nam vẫn thường mơ tưởng, hy vọng làm lại cuộc đời sáng sủa hơn ở “thiên đường nước Mỹ”. Thà có chồng già Việt kiều có tiền đô để xài còn hơn phải chịu cảnh nghèo khổ ở chốn thôn quê Việt Nam hay phải bước theo chồng Đài Loan, Hàn Quốc… xứ lạ quê người không bà con, không đồng hương, dễ bị khổ nhục, không biết nhờ tựa ai giúp đỡ. Từng có biết bao cảnh cô dâu xứ “Đài”, suốt đời bị hại, bị bóc lột sức lao động như “con ở”, bị lạm dụng tình dục cho cả nhà, bị đánh đập, bị bỏ đói và thậm chí còn bị giết chết mà báo chí Việt Nam thường loan tin. Nghe đâu chuyện ngược đãi phụ nữiở Mỹ hiếm xảy ra, vì luật pháp Mỹ rất tôn trọng người phụ nữ. Phụ nữ được đánh giá là đứng số một, sau đó tới trẻ em, con chó rồi mới đến đàn ông. Ở Việt Nam các cô cũng biết điều đó, nên nhiều Việt kiều về quê không khó khăn gì để nhập vai làm phận “trâu già ăn cỏ non”.
Đối với em gái này, nhẹ lắm mấy ông anh ơi - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông
Ông K. Đ., 72 tuổi, ở Florida tôi mới biết hồi năm rồi. Qua lời giới thiệu của bạn bè, ông về Việt Nam quen với cô P.P. 32 tuổi và sau đó không lâu họ làm đám cưới linh đình tại một miền quê của đất Tây Đô. Mặc dù đã lớn tuổi hơn ông bà già vợ nhưng cưới là cưới nàng về dinh nên đành phải xưng hô cho đúng lễ nghĩa khi ra mắt họ hàng trong ngày cưới. Vả lại, cưới xong hai người đi hưởng tuần trăng mật vài tuần, hạnh phúc quá sức tưởng tượng. Sau đó ông về lại Mỹ nên chuyện xưng hô cũng không phải là vấn đề khó khăn. Cái khó là gia đình của nàng khá nghèo, nên gặp cái gì của gia đình bên vợ, ông cũng giúp, hứa muốn “ná thở”. Nhưng chuyện bên Mỹ là chuyện ở bên kia bờ Thái Bình Dương xa xôi, có ai biết “bậu” thế nào. Chỉ biết là “bậu” có làm ăn kinh doanh, xe cộ 5, 6 chiếc. Trước khi về lại Mỹ, ông còn để lại một ít tiền cho nàng “làm tin”. Về Mỹ, ngày nào ông cũng gọi điện thoại hỏi thăm vợ trẻ, nói chuyện với ông bà nhạc gia qua điện thoại nên cũng dễ xưng hô hơn. Rồi những cái ông hứa giờ phải thực hiện từ từ… Nhưng làm gì thì cũng phải dành dụm một số tiền để cuối năm về Việt Nam thăm vợ trẻ. Nói về cảnh nghèo thì không những ở thôn quê mà ngay cả ở thành thị cũng không ít người nghèo khó. Vì thế mà chuyện Việt kiều về Việt Nam cưới vợ vẫn diễn ra đều đều. Chuyện tình “trâu già ăn cỏ non” diễn ra khắp nơi.
Nhiều thôn nữ trở thành người mẫu chân dài chốn đô thành - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông
Như là một quy luật, ở Mỹ chỉ tính riêng người Việt Nam thôi, chuyện vợ chồng ly dị xảy ra phổ biến và rất đơn giản. Khi mà đàn ông bị “rớt giá” ở Mỹ thì lại “được giá” ở quê nhà. Nên về già, phần lớn mấy ông muốn “quy cố hương” sống sướng hơn. Một phần ở Việt Nam nói về vấn đề “ăn chơi” thì có quá nhiều cơ hội. Em út trẻ đẹp đầy đàn, giá cả so với Mỹ thì rẻ như bèo… Bởi vậy, phong trào về Việt Nam thăm quê, vui chơi và thụ hưởng phải chăng là ước muốn của bao người đàn ông Việt kiều. Ông N.T., 56 tuổi, ở Texas, sau nhiều năm sống cô đơn khi ly dị vợ và phải cấp dưỡng cho mấy đứa con chưa đến tuổi trưởng thành, “cày ngày cày đêm” mà cũng chẳng có dư, lại sống một mình. Buồn quá, ông dành dụm được ít tiền, hai năm trước về Việt Nam, quen với một cô gái trẻ rồi cưới làm vợ. Mấy năm đó làm được bao nhiêu tiền, ông gom góp để cuối năm về Việt Nam thăm vợ trẻ. Rồi hai năm sau cô vợ ở Việt Nam mang thai sanh nở ở bên ấy. Việc ông N.T. làm được cho vợ lúc “vượt cạn” là gọi điện thoại thăm hỏi mỗi đêm và gởi tiền về nhờ người lo lắng, chăm sóc hai mẹ con. Bên này, ông vừa phải làm việc kiếm tiền vừa phải chạy lo thủ tục giấy tờ để bảo lãnh vợ con. Một năm sau, ông mua vé máy bay về Việt Nam mang vợ con sang Mỹ. Cuộc sống vợ chồng mới cũng gặp không ít khó khăn. Vì ông vừa phải làm việc kiếm tiền chi xài, vừa phải lo chạy chỗ này chỗ nọ đi làm thủ tục giấy tờ đủ thứ cho vợ cho con. Phải cho vợ thi lấy bằng lái xe, rồi tập lái xe, rồi thay phiên nhau lo cho con nhỏ, rồi phải nấu ăn, rồi phải… rồi phải... nên thân già giờ “te tua”… cũng vì vợ trẻ.
Đèo nhau trên phố đông người xa lạ - ảnh: David Nguyễn/Viễn Đông
Đúng là sống trên đời cái gì cũng có cái giá của nó. Phận “trâu già” mà được ăn “cỏ non” thì còn gì sướng cho bằng. Nhưng bù lại vất vả, mệt mỏi, phải sống cuộc sống “trẻ hóa” cho xứng với người đẹp còn “non”. Nhiều ông Việt kiều mỗi lần về Việt Nam ăn diện “mướt rượt”, đầu tóc nhuộm “đen kịt”. Thuốc men bác sĩ cho mang theo đủ loại, nhưng có loại bác sĩ không ra toa mà vẫn có đầy. “Thần dược tình yêu” ở Mỹ ngày nay có nhiều loại thuốc kích dục phẩm chất cao, nên cũng đã có nhiều trường hợp Việt kiều về Việt Nam ăn chơi rồi chết ngay trên “trận địa tình yêu”, đột tử vì “thượng mã phong” quá sức quá tuổi của mình.
(Trileo sưu tầm)
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001