Thứ năm, ngày 20 tháng mười hai năm 2012
Suốt đêm qua và cả ngày hôm nay mất điện. Không nét, không TV, di động
hết pin không sạc được, đọc xong mấy tờ báo giấy đành ra phố. Vừa bước
ra cửa gặp ngay một công trường với hàng chục công nhân đang tháo nắp
cống, thiết bị dụng cụ để bừa bộn chắn hết một đoạn phố . Hình như họ
đang lắp đặt đường giây cáp điện. Lại điện! Đúng là điên nặng điện !
Nhưng tội nghiệp cho họ, ban ngày phố quá đông không thi công được họ
phải làm đêm. Nhiều đêm trước họ đã làm như vậy. Trong đêm thanh tịnh
tiếng máy ầm ì nhức óc, chốc chốc lại ầm lên một tiếng như thời bom B
52 oanh tạc thủ đô khiến nhiều người tỉnh giấc. Cũng tội nghiệp cho các
cụ già khi đã tỉnh giấc thì khó mà ngủ lại được, đành mở mắt chờ sáng.
Từ ngày có tuyến phố mới được đặt tên Tô Hiệu này, tuy chỉ gần mười năm nhưng đã mấy chục lần người dân chứng kiến cảnh đào bới, khi thì giữa lòng đường , khi thì bên lề đường, khi thì trên vỉ hè, hết bên trái sang bên phải ...Ừ thì phải có lý do gì đó người ta mới đào bới!. Nhưng thực sự không thể hiểu tại sao người ta đào lên lấp lại quá nhiều lần lãng phí công của như vậy ? Người bảo vì đó là lề lối làm việc không khoa học, kẻ bảo đơn giản là vì dốt, người khác quả quyết rằng đó là một trong những cách để rút "tiền chùa"! Có dự án là có tiền mà!
Từ ngày có tuyến phố mới được đặt tên Tô Hiệu này, tuy chỉ gần mười năm nhưng đã mấy chục lần người dân chứng kiến cảnh đào bới, khi thì giữa lòng đường , khi thì bên lề đường, khi thì trên vỉ hè, hết bên trái sang bên phải ...Ừ thì phải có lý do gì đó người ta mới đào bới!. Nhưng thực sự không thể hiểu tại sao người ta đào lên lấp lại quá nhiều lần lãng phí công của như vậy ? Người bảo vì đó là lề lối làm việc không khoa học, kẻ bảo đơn giản là vì dốt, người khác quả quyết rằng đó là một trong những cách để rút "tiền chùa"! Có dự án là có tiền mà!
Góc phố Tô Hiệu và Làng Quốc tế Thăng Long |
Không muốn nghĩ ngợi cho đỡ mệt óc. Nhưng rồi cũng phải nghĩ: Phải chăng
khu phố mới hình thành này của Thủ đô Hà Nội mở rộng chính là một hình
mẫu phát triển kiểu Việt Nam? Ai bảo kinh tế Việt Nam đang chết thì hãy
đến phố Tô Hiệu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội sẽ thấy nó không bao giờ chết,
thậm chí còn rất sinh động nữa kia! Này nhé, phố phường rất đông đúc
tấp nập, nhà dân hai bên phố và các ngõ, ngách đều biến thành cửa hàng;
quán nhậu, cà phê đèn sáng, đèn mờ... Chúng mọc ra nhanh hơn cả nấm rừng
sau cơn mưa. Dân lao động tứ xứ đổ về đây đông vô kể. Họ làm đủ thứ
nghề, từ nhân viên bán hàng, tiếp thị, hàng rong đến đánh giầy, thu mua
đồng nát, v.v...Mọi góc phố, lề đường đến ngõ, ngách đều có thể biến
thành nơi hành nghề gì đó, chợ cóc mọc lên tại bất cứ nơi nào có thể
.... Tất nhiên cũng có những chú bảo vệ mặc đồng phục đứng ngồi la liệt
trước các hàng quán dưới bóng đèn xanh đỏ nấp nháy đủ kiểu thật vui mắt.
Đây đó thấp thoáng bóng các cô váy ngắn chân dài mắt xanh mỏ đỏ lượn
phố trông như Hà Nôi thời Tây hay Sài Gòn thời Mĩ vậy!
Điều đáng nói là mật độ dân số tại khu vực này quá cao so với cơ sở hạ
tầng, giao thông, dịch vụ và môi trường sống, đặc biệt thiếu trầm trọng
các cơ sở công cộng như phòng họp, thư viện, nhà trẻ, sân chơi , v.v...
Nhưng không hiểu vì lý do gì, chính quyền vẫn cho phép các dự án xây
chen nhà ở tại một vài lô đất kẹt hiếm hoi còn sót lại trong khu vực?
Trong số này có 4 căn biệt thự sắp hoàn thành bên mép Làng Quốc tế Thăng
Long (ảnh trên) và đang định xây một dãy nhà 5 tầng liền kề chạy dài
khoảng 400mét giữa Làng này và Phố Tô Hiệu. Nhân dân kháo nhau rằng dãy
nhà này nếu được tiến hành sẽ như một bức tường "kỳ quan" của ngành xây
dựng Hà Nội. Điều khó hiểu là, trong lúc thị trường bất động sản Hà Nội ế
ẩm không có người mua, nhưng vẫn có một công ty tên là INDECO rất sốt
sắng phối hợp cùng các cơ quan Phường, Quận trong một dự án nhà ở theo
phương thức "xã hội hóa". Liệu nhà đó để bán cho ai và ai là người có
lợi mà họ bất chấp lợi ich lâu dài của cộng đồng?. Qua các cuộc tiếp dân
cho thấy kể cả một số vị quan chức cũng quan niệm rằng hễ chỗ nào còn
đất trống đều nên xây nhà ở hoặc giao cho các công ty kinh doanh để thu
tiền phục vụ các công trình "xã hội hóa" vốn là phương thức mơ hồ khó
kiếm soát. Có vị còn viện dẫn tình trạng nhà cửa chen chúc tại các làng
cũ trong Quận để nói rằng dân ở khu phố mới này còn sướng chán!. Thì ra
họ vẫn mang quan niệm quản lý làng xã vào quản lý đô thị. Với đà này, e
rằng chẳng mấy chốc khu phố mới xung quanh Phố Tô Hiệu và Làng Quốc tế
Thăng Long sẽ biến thành một ngôi làng thực thụ giữa Thủ đô ngàn năm
văn hiến./.
4 căn biêt thự đang được xây chen tại rìa Làng Quốc tế Thăng Long |
nguồn:http://trankinhnghi.blogspot.com/2012/12/khi-cong-tac-quan-ly-pho-phuong-nhu.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ
xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001