Thư gửi nhà báo Đức Hiển trong bài: Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý!
Người Hà Nam (Danlambao) - Tôi có đọc bài của nhà báo Đức Hiển: “Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý!” khi nhận xét về vụ án nhà Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng.
Tôi nhận thấy cần nêu vài điểm để bổ sung về bài báo.
1. Giải quyết công minh một vấn đề, một sự việc đúng hay sai là một vụ án lớn.
Như vụ nhà Vươn Tiên Lãng, Hải Phòng phải có một trật tự theo thời gian đúng lịch trình sự việc xảy ra.
- Lý do để ông Vươn đâm đơn kiện nhiều cơ quan pháp luật ở Hải Phòng trước khi xảy ra cưỡng chế. Chỉ vì các cơ quan ấy không làm tròn trách nhiệm trước pháp luật đối với gia đình ông Vươn.
- Khẩu hiệu: “Sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật” xưa nay căng đầy đường, vậy các quan chức có quyền ở Hải Phòng đã thực hiện khẩu hiệu này như thế nào?
- Chủ nghĩa Max có dạy có áp bức có đấu tranh hoặc: “Hạnh phúc là đấu tranh” tôi biết nhà báo có bằng đại học báo chí xem lại giúp tôi ý kiến trên.
- Chính vì cơ quan pháp luật ở Hải Phòng vô trách nhiệm với mồ hôi, tài sản, nước mắt cùng máu của gia đình ông Vươn nên dẫn đến... khốn cùng liều thân mà thôi tôi xin hỏi nhà báo hơn một năm qua bao nhiêu người ăn lương làm việc vụ ông Vươn thành tiền = X nhờ nhà báo tính giúp mà còn làm sai hiến pháp và pháp luật như lời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu khi về Hải Phòng...?
2. Nguyên nhân của hiện tượng là câu nói của các bậc tiền nhân “Không có lửa làm sao có khói” hay là gốc của vụ kiện nhà Vươn bắt đầu từ cơ quan pháp luật Hải Phòng gây ra...
3. Muốn có công lý thì trên ra trên dưới ra dưới, còn công lý cũng do “Thượng bất chính – Hạ tắc loạn” là lẽ thường tình thôi.
4. Tôi sinh 195x nhà báo Đức Hiền sinh 197x có khoảng cách nên có bổ sung cho nhau chắc hẳn không thừa.
Tiếc rằng tôi không được ăn học và có bằng đại học báo chí như Đức Hiển nhà báo
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2013/04/thu-gui-nha-bao-uc-hien-trong-bai-co.html#more
======================================================================
Suy nghĩ về một bài báo.
Suy nghĩ về một bài báo.
Một năm qua, có biết bao nhiêu bài báo viết về một sự kiện gây nhiều bức xúc và để lại nhiều cảm xúc trong xã hội: Sự kiện chính quyền huyện Tiên Lãng, tp HP cưỡng chế đất và phá nhà gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Phải nói rằng, tuyệt đại những bài báo cũng như những phát biểu đều phân tích kỹ nguyên nhân và hậu quả của sự kiện, và đều có chung một quan điểm: Người bị hại (hay là nạn nhân) đích thực và rõ ràng, là các thành viên gia đình nhà ông Vươn.
Tuy nhiên, cũng còn một số bài báo đi ngược lại dư luận. Những bài báo đó, có màu sắc giống như những phát biểu của các lãnh đạo tp HP, mà ai cũng biết giá trị những lời tuyên bố của các vị đại diện cho chính quyền HP.
Một số bài báo đó có trong các báo Nhân Dân, QĐND, ANTG.
Và một trong số này là của Đức Hiển, với cái tít gây chú ý mạnh.
Khách quan mà nói, ngay một số bài báo tỏ thái độ cảm thông sâu sắc, bênh vực, bảo vệ gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thì đôi khi cũng chưa dám khẳng định chắc chắn ông Vươn và các anh em ông là hoàn toàn vô tội (như bài của nhà thơ Thạch Quỳ)
Trở lại với bài báo của Đức Hiển, bài “Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý”.Đức Hiển viết: “Điều gì sẽ xảy ra nếu bất kỳ ai cũng có thể chọn con đường dùng vũ lực, vũ khí chống lại lực lượng cưỡng chế khi cho rằng mình bị chính quyền xử ép? Cổ súy cho điều đó là vô hiệu hóa pháp luật, trật tự xã hội sẽ đảo lộn”
Đức Hiển đặt ra câu hỏi đó cho ai, nếu không phải là hướng tới gia đình ông Vươn và những ai có hoàn cảnh tương tự như gia đình ông?
Nhưng thiết nghĩ, nếu Đức Hiển đã đặt ra câu hỏi đó, bắt những người, có thể là rơi vào thế hoàn toàn bị động phải trả lời, thì ĐH cũng nên có một câu hỏi khác, dành cho “Lực lượng cưỡng chế” nói chung, hay cụ thể ở đây, là lực lượng cưỡng chế của huyện Tiên Lãng :Điều gì sẽ xảy ra nếu cứ nhân danh Nhà Nước, nhân danh pháp luật để làm những điều không chỉ là vi phạm pháp luật, mà còn vi phạm đạo lý? Điều gì sẽ xảy ra, nếu cứ cậy thế ỷ quyền, chà đạp pháp luật, chà đạp lên luân thường đạo lý? Điều gì sẽ xảy ra khi đi cưỡng chế một nhà dân mà phải huy động một lực lượng cả trăm người gồm cả cảnh sát, quân đội, trang bị như đi đánh giặc? Điều gì sẽ xảy ra, và điều đó nói lên điều gì khi vũ khí chỉ dành cho quân đội và chỉ dành chống lại quân xâm lược, lại đem ra chống lại người dân, bắn vào những người sinh ra và nuôi dưỡng quân đội?
Còn nhiều những câu hỏi khác đáng được đặt ra,và kẻ phải trả lời không phải là những người bị cưỡng chế, theo cái cách đặt vấn đề của ĐH.
Nếu cứ coi anh Vươn là người có tội, thì giả sử bây giờ được làm lại, giả sử chưa có vụ cưỡng chế xảy ra, thì anh Vươn phải làm gì? Và nếu anh Vươn sẽ không hành động như cái cách anh đã, thì những gì đã xảy ra rồi? Đạn hoa cải không nổ, nhưng vợ con anh Vươn thì giờ này cũng chắc ở bờ đê bãi sú rồi. Thì cũng thế cả thôi. Có khác chăng là anh không bị khép tội, không bị ngồi tù như hiện đang. Nhưng anh lại có mặt ở các công viên, vạ vật nơi vỉa hè thủ đô với một ba lô đơn từ khiếu nại mà chưa đi cũng đã biết kết quả của nó thể nào rồi…
Đức Hiển cũng viết “ Không thể có công lý nếu mọi người bất chấp pháp luật và hành xử theo cách của mình”
Đúng quá còn gì. Diễn giải rõ hơn một chút phải là thế này: không thể có công lý nếu nếu cứ cậy chức cậy quyền, đứng trên pháp luật mà hành xử theo cách cướp ngày của mình.
Nên nhớ, tất cả những câu hỏi mà Đức Hiển đặt ra, nếu có công lý, có công bằng, thì kẻ phải trả lời, không phải anh Vươn, mà là “lực lượng cưỡng chế”; bởi vì, chính lực lượng cưỡng chế là nguyên nhân của mọi hậu quả xảy ra sau đó. Còn nếu truy xét đến cùng thì nguyên nhân sâu xa, không hẳn chỉ khởi phát từ Lê văn Hiền, mà trên nữa là tử các quan chức tp HP, và rất có thể là còn trên nữa…
Với bài báo trên, cũng tỏ ra có phân tích, lý luận này kia, Đức Hiển như muốn gửi đi một thông điệp cho một đối tượng rất cụ thể, rất phổ biến trong xã hội VN đương đại, đó là nông dân, và mọi người dân, rằng: Đừng chống đối. Đừng mít tinh biểu tinh. Đặc biệt, chớ có dại dùng vũ khí, cho dù là thô sơ đến mấy, để chống lại người nhà nước, dù người nhà nước có làm mưa làm gió gì đi nữa…đơn giản thế thôi, có đúng không, thưa “nhà báo” Đức Hiển?
Đọc bài báo của ông, trong trí não tôi bỗng vang vọng những lời “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng; Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không, chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào, chúng ta phải đứng lên!”…
Là một nhà báo ăn cơm dân, phục vụ công tác tuyên truyền của đảng, Đức Hiển hẳn phải biết rõ những lời kêu gọi nổi tiếng trong ngoặc kép kia là của ai. Của Bác Hổ kêu gọi toàn Quốc kháng chiến đó. Nếu có ai đó mượn ý lời hiệu triệu toàn Quốc kháng chiến mà nhại sang tình cảnh của anh Vươn : Hỡi các chú, các bác, các thím, và U nó! Chúng ta đã chọn phương pháp giải quyết vụ việc bằng ôn hòa, thượng tôn pháp luật. Chúng ta đã đưa đơn lên tòa án huyện, tòa án tp. Chúng ta đã chọn phương pháp hòa giải, tin tưởng vào lời hứa của nhà cầm quyền. Nhưng xem ra, chính quyền này không còn là của dân, do dân, vì dân nữa. Trên thực tế họ đã kéo bè, kết đảng để quyết tâm cướp trắng đầm tôm và cả nhà chúng ta nữa. Không! chúng ta thà chống trả đến cùng, quyết gây tiếng vang, đánh động dư luận, thức tỉnh lương tri. Dẫu chúng ta có bị thiệt hại về tính mạng và tài sản, thì nông dân VN, biết bao người đang rơi vào hoàn cảnh như gia đình mình sẽ tiếp tục đứng lên, quyết dành lấy lợi quyền chính đáng về mình… thì ĐH nghĩ sao? Học tập gương chiến đấu của Bác đấy chứ. Bác kêu gọi toàn dân cứu nước, thế anh Vươn không được kêu gọi đại gia đình vùng lên cứu nhà sao? Bác cũng kêu gọi “ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm…”. Đó phải chăng Bác đang kêu gọi “tự xử”, ở cấp “Quốc gia” đấy chứ!
Tôi chỉ đưa ra vấn đề, gợi mở những suy nghĩ, mà không phân tích thêm, vì với ĐH, hoặc những ai cùng hội cùng thuyền với ông, đồng một quan điểm, một lối tư duy như ông, thiết nghĩ có phân tích nữa cũng bằng thừa. ĐH viết “…Cổ súy cho điều đó (“tự xử”) là vô hiệu hóa pháp luật, trật tự xã hội sẽ đảo lộn”. Đúng quá! Vấn đề ở đây là “luật pháp” nào, “trật tự xã hội” nào?. Nên nhớ thực dân Pháp cũng có luật pháp của chế độ thực dân, và cái luật pháp ấy cũng nhằm thiết lập một trật tự xã hội. Nói như ĐH, không lẽ Bác Hồ có tội vì đã kêu gọi nhân dân VN đứng lên đấu tranh làm vô hiệu hóa luật pháp của thực dân, làm đảo lộn trật tự xã hội mà thực dân đã thiết lập?
Có áp bức có đấu tranh! Đó là nguyên lý bất di bất dịch. Nguyên lý này không phải đảng csvn tìm ra. Cũng chẳng có ai tìm ra. Nó là chân lý. Vấn đề là những ai nói ra mồm, những ai đã trải qua.
Kẻ áp bức đâu chỉ là bọn xâm lược. Nhưng đối tượng bị áp bức thì chỉ có một, và luôn luôn là người dân! Nếu một luật pháp không vì mục đích cao cả là vì quyền lợi người dân, thì có nên “vô hiệu hóa” (lời ĐH) nó không? Nếu một trật tự xã hội được thiết lập trên nền tảng của sự mất công bằng, bất công, đầy rẫy tội ác, lừa lọc, khổ đau, thì ta có sợ cái trật tự xã hội ấy bị “đảo lộn” không? Nói như ĐH, sợ cái luật pháp, cái trật tự xã hội bất công bị đảo lộn, cố giữ cho nó ổn định như nó đã và đang, chính là “thủ tiêu đấu tranh” đó.
Một bài báo mà ĐH vừa “trình làng”, vừa thể hiện “tính đảng”, lại vừa không; Nó có hơi hướng trong những lời phát biểu của “cụ Tổng” gần đây. Nó kêu gọi người ta vâng phục cường quyền, thủ tiêu đấu tranh bằng những ý ngầm đe dọa. Nó cũng thể hiện sự coi thường dư luận, coi thường các tầng lớp nhân dân. Nó là sản phẩm của lối tư duy áp đặt.
Im lặng trước sự oan khuất của gia đình anh Vươn là nhẫn tâm.
Còn “lên tiếng” như kiểu ĐH, không phải là độc ác, thì biết gọi là gì?..
7th/Apr/2013
Tác giả gửi Quê Choa
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Phải nói rằng, tuyệt đại những bài báo cũng như những phát biểu đều phân tích kỹ nguyên nhân và hậu quả của sự kiện, và đều có chung một quan điểm: Người bị hại (hay là nạn nhân) đích thực và rõ ràng, là các thành viên gia đình nhà ông Vươn.
Tuy nhiên, cũng còn một số bài báo đi ngược lại dư luận. Những bài báo đó, có màu sắc giống như những phát biểu của các lãnh đạo tp HP, mà ai cũng biết giá trị những lời tuyên bố của các vị đại diện cho chính quyền HP.
Một số bài báo đó có trong các báo Nhân Dân, QĐND, ANTG.
Và một trong số này là của Đức Hiển, với cái tít gây chú ý mạnh.
Khách quan mà nói, ngay một số bài báo tỏ thái độ cảm thông sâu sắc, bênh vực, bảo vệ gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thì đôi khi cũng chưa dám khẳng định chắc chắn ông Vươn và các anh em ông là hoàn toàn vô tội (như bài của nhà thơ Thạch Quỳ)
Trở lại với bài báo của Đức Hiển, bài “Cổ súy cho “tự xử” là triệt tiêu công lý”.Đức Hiển viết: “Điều gì sẽ xảy ra nếu bất kỳ ai cũng có thể chọn con đường dùng vũ lực, vũ khí chống lại lực lượng cưỡng chế khi cho rằng mình bị chính quyền xử ép? Cổ súy cho điều đó là vô hiệu hóa pháp luật, trật tự xã hội sẽ đảo lộn”
Đức Hiển đặt ra câu hỏi đó cho ai, nếu không phải là hướng tới gia đình ông Vươn và những ai có hoàn cảnh tương tự như gia đình ông?
Nhưng thiết nghĩ, nếu Đức Hiển đã đặt ra câu hỏi đó, bắt những người, có thể là rơi vào thế hoàn toàn bị động phải trả lời, thì ĐH cũng nên có một câu hỏi khác, dành cho “Lực lượng cưỡng chế” nói chung, hay cụ thể ở đây, là lực lượng cưỡng chế của huyện Tiên Lãng :Điều gì sẽ xảy ra nếu cứ nhân danh Nhà Nước, nhân danh pháp luật để làm những điều không chỉ là vi phạm pháp luật, mà còn vi phạm đạo lý? Điều gì sẽ xảy ra, nếu cứ cậy thế ỷ quyền, chà đạp pháp luật, chà đạp lên luân thường đạo lý? Điều gì sẽ xảy ra khi đi cưỡng chế một nhà dân mà phải huy động một lực lượng cả trăm người gồm cả cảnh sát, quân đội, trang bị như đi đánh giặc? Điều gì sẽ xảy ra, và điều đó nói lên điều gì khi vũ khí chỉ dành cho quân đội và chỉ dành chống lại quân xâm lược, lại đem ra chống lại người dân, bắn vào những người sinh ra và nuôi dưỡng quân đội?
Còn nhiều những câu hỏi khác đáng được đặt ra,và kẻ phải trả lời không phải là những người bị cưỡng chế, theo cái cách đặt vấn đề của ĐH.
Nếu cứ coi anh Vươn là người có tội, thì giả sử bây giờ được làm lại, giả sử chưa có vụ cưỡng chế xảy ra, thì anh Vươn phải làm gì? Và nếu anh Vươn sẽ không hành động như cái cách anh đã, thì những gì đã xảy ra rồi? Đạn hoa cải không nổ, nhưng vợ con anh Vươn thì giờ này cũng chắc ở bờ đê bãi sú rồi. Thì cũng thế cả thôi. Có khác chăng là anh không bị khép tội, không bị ngồi tù như hiện đang. Nhưng anh lại có mặt ở các công viên, vạ vật nơi vỉa hè thủ đô với một ba lô đơn từ khiếu nại mà chưa đi cũng đã biết kết quả của nó thể nào rồi…
Đức Hiển cũng viết “ Không thể có công lý nếu mọi người bất chấp pháp luật và hành xử theo cách của mình”
Đúng quá còn gì. Diễn giải rõ hơn một chút phải là thế này: không thể có công lý nếu nếu cứ cậy chức cậy quyền, đứng trên pháp luật mà hành xử theo cách cướp ngày của mình.
Nên nhớ, tất cả những câu hỏi mà Đức Hiển đặt ra, nếu có công lý, có công bằng, thì kẻ phải trả lời, không phải anh Vươn, mà là “lực lượng cưỡng chế”; bởi vì, chính lực lượng cưỡng chế là nguyên nhân của mọi hậu quả xảy ra sau đó. Còn nếu truy xét đến cùng thì nguyên nhân sâu xa, không hẳn chỉ khởi phát từ Lê văn Hiền, mà trên nữa là tử các quan chức tp HP, và rất có thể là còn trên nữa…
Với bài báo trên, cũng tỏ ra có phân tích, lý luận này kia, Đức Hiển như muốn gửi đi một thông điệp cho một đối tượng rất cụ thể, rất phổ biến trong xã hội VN đương đại, đó là nông dân, và mọi người dân, rằng: Đừng chống đối. Đừng mít tinh biểu tinh. Đặc biệt, chớ có dại dùng vũ khí, cho dù là thô sơ đến mấy, để chống lại người nhà nước, dù người nhà nước có làm mưa làm gió gì đi nữa…đơn giản thế thôi, có đúng không, thưa “nhà báo” Đức Hiển?
Đọc bài báo của ông, trong trí não tôi bỗng vang vọng những lời “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng; Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không, chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào, chúng ta phải đứng lên!”…
Là một nhà báo ăn cơm dân, phục vụ công tác tuyên truyền của đảng, Đức Hiển hẳn phải biết rõ những lời kêu gọi nổi tiếng trong ngoặc kép kia là của ai. Của Bác Hổ kêu gọi toàn Quốc kháng chiến đó. Nếu có ai đó mượn ý lời hiệu triệu toàn Quốc kháng chiến mà nhại sang tình cảnh của anh Vươn : Hỡi các chú, các bác, các thím, và U nó! Chúng ta đã chọn phương pháp giải quyết vụ việc bằng ôn hòa, thượng tôn pháp luật. Chúng ta đã đưa đơn lên tòa án huyện, tòa án tp. Chúng ta đã chọn phương pháp hòa giải, tin tưởng vào lời hứa của nhà cầm quyền. Nhưng xem ra, chính quyền này không còn là của dân, do dân, vì dân nữa. Trên thực tế họ đã kéo bè, kết đảng để quyết tâm cướp trắng đầm tôm và cả nhà chúng ta nữa. Không! chúng ta thà chống trả đến cùng, quyết gây tiếng vang, đánh động dư luận, thức tỉnh lương tri. Dẫu chúng ta có bị thiệt hại về tính mạng và tài sản, thì nông dân VN, biết bao người đang rơi vào hoàn cảnh như gia đình mình sẽ tiếp tục đứng lên, quyết dành lấy lợi quyền chính đáng về mình… thì ĐH nghĩ sao? Học tập gương chiến đấu của Bác đấy chứ. Bác kêu gọi toàn dân cứu nước, thế anh Vươn không được kêu gọi đại gia đình vùng lên cứu nhà sao? Bác cũng kêu gọi “ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm…”. Đó phải chăng Bác đang kêu gọi “tự xử”, ở cấp “Quốc gia” đấy chứ!
Tôi chỉ đưa ra vấn đề, gợi mở những suy nghĩ, mà không phân tích thêm, vì với ĐH, hoặc những ai cùng hội cùng thuyền với ông, đồng một quan điểm, một lối tư duy như ông, thiết nghĩ có phân tích nữa cũng bằng thừa. ĐH viết “…Cổ súy cho điều đó (“tự xử”) là vô hiệu hóa pháp luật, trật tự xã hội sẽ đảo lộn”. Đúng quá! Vấn đề ở đây là “luật pháp” nào, “trật tự xã hội” nào?. Nên nhớ thực dân Pháp cũng có luật pháp của chế độ thực dân, và cái luật pháp ấy cũng nhằm thiết lập một trật tự xã hội. Nói như ĐH, không lẽ Bác Hồ có tội vì đã kêu gọi nhân dân VN đứng lên đấu tranh làm vô hiệu hóa luật pháp của thực dân, làm đảo lộn trật tự xã hội mà thực dân đã thiết lập?
Có áp bức có đấu tranh! Đó là nguyên lý bất di bất dịch. Nguyên lý này không phải đảng csvn tìm ra. Cũng chẳng có ai tìm ra. Nó là chân lý. Vấn đề là những ai nói ra mồm, những ai đã trải qua.
Kẻ áp bức đâu chỉ là bọn xâm lược. Nhưng đối tượng bị áp bức thì chỉ có một, và luôn luôn là người dân! Nếu một luật pháp không vì mục đích cao cả là vì quyền lợi người dân, thì có nên “vô hiệu hóa” (lời ĐH) nó không? Nếu một trật tự xã hội được thiết lập trên nền tảng của sự mất công bằng, bất công, đầy rẫy tội ác, lừa lọc, khổ đau, thì ta có sợ cái trật tự xã hội ấy bị “đảo lộn” không? Nói như ĐH, sợ cái luật pháp, cái trật tự xã hội bất công bị đảo lộn, cố giữ cho nó ổn định như nó đã và đang, chính là “thủ tiêu đấu tranh” đó.
Một bài báo mà ĐH vừa “trình làng”, vừa thể hiện “tính đảng”, lại vừa không; Nó có hơi hướng trong những lời phát biểu của “cụ Tổng” gần đây. Nó kêu gọi người ta vâng phục cường quyền, thủ tiêu đấu tranh bằng những ý ngầm đe dọa. Nó cũng thể hiện sự coi thường dư luận, coi thường các tầng lớp nhân dân. Nó là sản phẩm của lối tư duy áp đặt.
Im lặng trước sự oan khuất của gia đình anh Vươn là nhẫn tâm.
Còn “lên tiếng” như kiểu ĐH, không phải là độc ác, thì biết gọi là gì?..
7th/Apr/2013
Tác giả gửi Quê Choa
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
nguồn:http://quechoa.vn/2013/04/07/suy-nghi-ve-mot-bai-bao/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001