Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Cán bộ nhiều hơn nhân viên

VŨ TOÀN | 31/01/2013 07:44 (GMT + 7)
TT - Một số cơ quan, ban ngành ở Nghệ An đang tồn tại thực tế này.

Riêng phòng công chức - viên chức của Sở Nội vụ Nghệ An có bốn biên chế nhưng ngoài một trưởng phòng và hai phó phòng, chỉ có một nhân viên. Giải thích về thực tế bất cập này, giám đốc Sở Nội vụ Nghệ An Cao Thị Hiền nói: “Trước đây phòng công chức - viên chức của Sở Nội vụ có bảy nhân viên nhưng chúng tôi vừa thuyên chuyển sang bộ phận khác nên chỉ còn một nhân viên. Nhưng một phòng có hai phó phòng là đúng quy định 13 và 14 của Chính phủ cho phép. Hiện Sở Nội vụ có ít phó phòng nhất so với một số sở lớn như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch - đầu tư”.
Đề cập tới phòng tài chính kế toán của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An với 15 biên chế, trong đó ngoài một trưởng phòng có tới sáu phó phòng, bà Hiền nói: “Sáu phó phòng trong một phòng như vậy là trái quy định. Sở dĩ có tồn tại bất cập này là do bốn sở Thủy sản, Thủy lợi, Lâm nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhập lại thành một sở nên chưa thể giảm ngay những phó phòng này”.
Khi hỏi về trách nhiệm của Sở Nội vụ về thực tế những phòng đang tồn tại nhiều phó phòng, bà Hiền cho biết: “Qua kiểm tra định kỳ, Sở Nội vụ đã có văn bản báo cáo chủ tịch UBND tỉnh, yêu cầu sắp xếp lại đúng tỉ lệ, đúng quy định của pháp luật. Nghĩa là không quá hai phó phòng trong một phòng bởi nhiều phó phòng là rất cồng kềnh. Và hàm phó phòng sẽ hưởng hệ số 0,3 phụ cấp trách nhiệm, gây tốn kém cho ngân sách nhà nước”.
Ngoài ra, hiện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An có tới sáu phó giám đốc. Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Đức Phớc giải thích: “Nếu không có việc nhập nhiều sở thành một sở thì không có nhiều phó giám đốc như vậy. Vấn đề là biết dư dôi phó giám đốc nhưng rất khó sắp xếp, thuyên chuyển họ sang vị trí khác khi các sở, ban ngành cũng đã đủ biên chế. Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Nghệ An do ba sở Thể thao, Du lịch và Văn hóa - thông tin gộp lại nên có tới sáu phó giám đốc. Sở này chỉ có “giải pháp” chính là chờ các phó giám đốc đến tuổi nghỉ hưu mới sắp xếp hợp lý. Riêng trường hợp Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn do năm sở nhập một nên cũng bị dôi dư phó giám đốc. Đây là sở đặc thù bởi có nhiều lĩnh vực nhưng sáu phó giám đốc là quá nhiều”.
Về biện pháp không để dôi dư các phó phòng trong một phòng và phó giám đốc trong một sở, ông Phớc cho biết: “Giải pháp duy nhất là phải thuyên chuyển vị trí công tác. Vấn đề là thuyên chuyển cho phù hợp sở trường của từng người để họ tiếp tục cống hiến, nếu có thiệt một chút thì cũng phải chấp nhận. Vì đây là quyền lợi chung của cả tỉnh chứ không riêng gì một cá nhân nào”.
nguồn:http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/532671/can-bo-nhieu-hon-nhan-vien.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Giới trẻ VN và tình trạng sa sút về mặt đạo đức, lý tưởng sống

Song Chi.
Ở VN từ nhiều năm nay sự xuống cấp về mặt đạo đức xã hội đã lan vào trong môi trường giáo dục, vào các ngôi trường, lớp học, tác động đến người thầy đứng lớp và các em học sinh, sinh viên.
Nhiều hiện tượng tiêu cực ngang nhiên tồn tại như nạn quay cóp trong các kỳ thi, nạn chạy điểm, “gạ tình lấy điểm”, mua bằng…Hình ảnh người thầy và mối quan hệ giữa thầy trò nhìn chung không còn thiêng liêng như xưa, ngược lại vết đen của những vụ thầy đánh trò, trò đánh thầy, thầy có quan hệ tình dục với trò, thậm chí cưỡng bức trò…đã làm hoen ố môi trường giáo dục vốn tôn nghiêm.
Trước sự xuống cấp chung đó, không ngạc nhiên khi một bộ phận giới trẻ bây giờ có những lời nói, hành vi khiến người lớn nhiều khi phải choáng.
Choáng vì lời ăn tiếng nói, hành vi ứng xử của một số học sinh trong “thế giới ảo”.
Báo Giáo dục Việt Nam ngày 10.1 có bài “Phẫn nộ giới trẻ chửi người thân trên facebook” nói về hiện tượng một số bạn trẻ khiến cộng đồng mạng phẫn nộ vì đã lên facebook chửi người thân với những lời lẽ hết sức thô tục, hỗn hào; xưng tao, gọi bố mẹ ông bà bằng mày, bằng đủ thứ từ thô tục, chỉ vì những lý do nhỏ nhặt như bị bố mẹ mắng, không cho tiền mua điện thoại hoặc xúc phạm đến…thần tượng sao Hàn của mình. Cá biệt có trường hợp hai bạn trẻ tông xe vào một cụ già khiến cụ bị thương nặng rồi qua đời, mà còn lên mạng báo tin bằng những từ ngữ hết sức vô cảm…
Báo chí cũng báo động về nạn văng tục online của một số bạn trẻ. Trên nhiều trang mạng xã hội, việc nhiều bạn trẻ thả sức comment “bẩn” về một nhân vật, một hiện tượng nào đó không phải là hiếm. Chẳng hạn, với một ca sĩ, diễn viên, người mẫu…mà các bạn trẻ không ưa, các bạn còn lập ra “Hội những người ghét ca sĩ A, người mẫu B” và tha hồ chê bai, “ném đá”. Với những ca sĩ, người mẫu được yêu thích, cũng không ít trường hợp fan của ca sĩ này chửi bới fan của ca sĩ kia hoặc sẵn sàng thóa mạ những ai không thích thần tượng của mình, thóa mạ cả ca sĩ khác để đề cao thần tượng v.v…
Bài “Học sinh dùng điện thoại đe dọa giáo viên qua facebook” trên VietnamNet ngày 13.1 nói về hiện tượng một số em học sinh dùng điện thoại di động chụp ảnh thầy cô trong những phút hớ hênh, tư thế không đẹp mắt chẳng hạn, để tung lên mạng, “tống điểm” thầy cô. Cũng có những trường hợp học sinh ghét thầy cô, lên facebook lập hội nói xấu người đó. Báo Giáo dục Việt Nam ngày 19.1 có bài “Nữ sinh Hà Nội gọi cô giáo là…đồ quái vật”.
Mới đây, câu chuyện một học sinh lớp 8 trường THCS Lý Tự Trọng (Tam Kỳ, Quảng Nam) bị đuổi học 1 năm vì chế lại lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh để ra “tuyên ngôn” kêu gọi học sinh chống lại thầy cô, đã làm nóng dư luận. Phần đông mọi người không chấp nhận hành động xúc phạm thầy cô của em học sinh này, nhưng cũng cho rằng việc đuổi học 1 năm là hơi nặng. Cuối cùng, được sự bảo lãnh của Đoàn phường An Xuân cùng với Đoàn trường THCS Lý Tự Trọng, em học sinh này đã được đi học lại.
Choáng vì lời ăn tiếng nói, hành vi ứng xử của một số học sinh trong đời thực.
Có một dạo báo chí VN liên tiếp đưa tin về các trường hợp học sinh đánh nhau, đặc biệt là nữ sinh. Nếu vào google gõ mấy chữ “nữ sinh đánh nhau” sẽ cho ra hàng loạt kết quả, kể cả những video clip do chính các em đánh nhau và quay lại, tung lên mạng hoặc do các em khác quay. Các em đánh nhau dã man không khác gì đòn thù, rồi còn lột áo để làm nhục trước đám đông. Dư luận còn phẫn nộ hơn nữa khi có những video clip cho thấy trong khi các em đánh nhau, những em khác đứng ngoài thản nhiên nhìn, không can ngăn, thậm chí còn cổ vũ. Hiện tượng này cho đến nay vẫn tiếp tục xảy ra.
Báo Giáo dục Việt Nam ngày 30.7.2012: “Phẫn nộ khi xem clip nữ sinh bị lột áo, bị đạp nhiều lần vào đầu”. Bài báo cho biết: “Clip có độ dài gần 6 phút, một nữ sinh đeo khăn quàng đỏ bị ba nữ sinh khác giật tóc, ấn đầu xuống đất, chửi bới, đấm, đạp hàng trăm lần vào đầu, vào mặt. Điều đáng chú ý là hai trong số ba thủ phạm của vụ hành hung cũng mặc đồng phục như nữ sinh bị đánh.” Độ tuổi của các em nữ sinh này khoàng lớp 7, lớp 8.
Báo VietnamNet ngày 24.1: “Nữ sinh bị đánh hội đồng đến mê man, hoảng loạn”. Nạn nhân là nữ sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Đình Liễn thuộc xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) bị một nhóm nữ sinh “đàn chị” đánh hội đồng đến bất tỉnh, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu nhiều ngày.
Báo Tin tức online ngày 22.1 “Một nữ sinh vung dao với hai người bạn: Cảnh báo nạn bạo lực học đường”, kể lại một vụ xô xát giữa các em học sinh nữ trường THPT dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Một em đã rút dao đâm hai em khác khiến một trong hai em tử vong, em còn lại bị thương nặng.
Điều đáng nói, như bài báo phản ánh, là tình trạng học sinh ở đây cả nam cả nữ, đánh nhau như cơm bữa nhưng chẳng thấy CA, bảo vệ, hay thầy, cô giáo nào can ngăn. Khi hai học sinh bị thương cũng tự đèo nhau bằng xe máy đến bệnh viện, “không có thầy cô giáo hay bảo vệ trường ra giúp gọi taxi đi BV tỉnh”, và “vụ việc xảy ra cách cổng trường chỉ khoảng 20m, đúng vào giờ tan học nhưng phải đến buổi chiều, khi học sinh của mình là em Thân Thị Hồng Hà tử vong tại BV, lãnh đạo trường THPT dân lập Đồi Ngô mới biết.”
Báo Lao động phải đặt câu hỏi “Sao mãi thờ ơ?” trước tình trạng bạo lực học đường gia tăng nhưng không thấy có cơ quan, ban ngành nào đứng ra nhận trách nhiệm cũng không nghiên cứu,tìm giải pháp ngăn ngừa, khắc phục…
Nữ sinh đã vậy, nam sinh cũng không kém: “Bất bình hình ảnh nam sinh dùng ghế ‘phang’ bạn tại lớp" (Soha/ Infonet), “Một tháng, ba vụ sinh viên đánh nhau đến chết" (báo Giáo dục Việt Nam)…
Bên cạnh chuyện đánh nhau, đôi khi dùng dao đâm nhau dẫn đến tử vong là những hiện tượng sa sút về đạo đức khác: Nào đánh bài trong lớp “Lộ clip Hs cấp 2 đánh bài ăn tiền, văng tục trong lớp” (Infonet), cho vay nặng lãi “Bắt nhóm sinh viên cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản” (Báo Dân Trí)…Đó là chưa kể đến tình trạng yêu đương, quan hệ tình dục sớm ở giới trẻ ngày nay. VN từ lâu nay đã bị xếp vào một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai rất cao, trong đó tỷ lệ nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên cao nhất khu vực v.v…
Lý giải tất cả những hiện tượng này như thế nào? Đã có rất nhiều ý kiến, bài viết của các nhà báo, nhà giáo, nhà tâm lý học, xã hội học về hành vi ứng xử quá kém của một bộ phận giới trẻ VN ngày nay. Các nguyên nhân cũng đã được đề cập đến, như do môi trường xã hội có quá nhiều cái ác cái xấu đã tác động đến các em; do nền giáo dục VN chỉ biết dạy chữ mà không chú trọng dạy người, chỉ biết nhồi nhét kiến thức cốt để đi thi mà không giáo dục cho các em phần tâm hồn, nhân cách, triết lý sống cao đẹp; nhiều gia đình quá bận rộn, phó thác mọi chuyện dạy dỗ con cái cho nhà trường…
Bản thân các thầy cô nhiều khi chưa là tấm gương tốt cho các em về mặt nhân cách, ứng xử với các em không được hay, thậm chí xúc phạm, không tôn trọng quyền con người đối với các em...Đặc biệt trong năm 2012 vừa qua, hàng loạt vụ học sinh tự tử có nguyên nhân từ cách ứng xử của thầy cô cũng như mối quan hệ chưa tốt giữa thầy cô và học sinh.
Người lớn, xã hội choáng khi được nghe/đọc/chứng kiến những hành vi ứng xử tệ hại của giới trẻ, kể cả đâm chém nhau, hay yêu đương sớm, phá thai…Nhưng thật lòng mà nói, cứ nhìn trẻ con, thanh thiếu niên ở các nước dân chủ, phát triển, mới thấy trẻ con, thanh thiếu niên VN quá thiệt thòi, khổ sở vì bị nhiều sức ép mà lại ít được cảm thông, hướng dẫn đúng cách.
Đi học, chẳng hạn, với trẻ con, học sinh các nước là niềm vui, còn ở VN ngay từ khi mới vào lớp một đã phải học miệt mài, suốt thời tiểu học, trung học cứ thế mà “cày” ở trường, rồi ở lớp học thêm, học không có mùa hè không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí, không có tuổi thơ…Chương trình thì nặng nhưng đến hơn một phần ba là những kiến thức “chết”, kiến thức vô bổ hoặc lạc hậu.
Từ người lớn trong gia đình cho đến thầy cô ở trường vẫn chưa thật sự tôn trọng học sinh như những con người. Nhiều thầy cô không thích hoặc không cho phép học sinh nói khác với ý mình, với sách giáo khoa. Có một số thầy cô còn đánh đập học sinh (ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học), xúc phạm các em (lứa tuổi ở bậc trung học)…khiến các em bị ức chế, dẫn đến những hành vi như lên mạng nói xấu thầy cô, thậm chí phản ứng, đánh lại thầy.
Xã hội thì toàn những sự bất công phi lý, dối trá, nói một đằng làm một nẻo, cái xấu cái ác nhan nhản khiến các em mất lòng tin.
Một thế hệ thiếu vắng niềm tin, không có lý tưởng, (ngoại trừ lý tưởng phải học cao, đỗ đạt, để làm vui lòng cha mẹ, người thân và có cuộc sống tốt hơn cho bản thân), đa phần không quan tâm đến thời cuộc, đến tình hình chính trị xã hội của đất nước (vì nếu có quan tâm thì chỉ mang họa vào thân (!), không được hướng dẫn đúng cách và trang bị những kiến thức nhân văn, triết lý sống cao đẹp, kỹ năng sống…nên lạc loài, ngông nghênh cũng là điều dễ hiểu.
Nhìn vào giáo dục VN, nhìn vào giới trẻ VN-tương lai của đất nước, để thấy rằng nếu một ngày nào đó chế độ cộng sản ở VN sụp đổ, một trong những thách thức lớn hơn việc xây dựng lại đất nước rất nhiều lần và cũng mất thời gian hơn rất nhiều lần, đó là xây dựng lại toàn bộ hệ thống giáo dục, xây dựng lại con người.
nguồn:http://www.rfavietnam.com/node/1497
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ thành công nếu ...

 

Kami
-
Dạo này các phương tiện truyền thông không chỉ của riêng đảng mà cả của phía thế lực thù địch ồ ạt đưa tin về ông Nguyễn Bá Thanh, người vừa được đảng bố trí ra Hà nội để giữ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Việc đảng kéo ông Thanh ra Hà nội để nhận nhiệm vụ mới, mà một trong những nhiệm vụ chính là chống tham nhũng, đây là lý do khiến hầu hết các phương tiện truyền thông đua nhau săn tin và đưa tin. Vì nó là cái mà đa số người dân đang khát khao mong đợi.
Trước đây, từ sau Hội nghị TƯ 4 - Khóa XI thì cái tên Nguyễn Tấn Dũng được ví như là món hàng hot của báo chí, tin gì có tên Nguyễn Tấn Dũng là không ai bảo ai, mọi người cũng cố gắng tìm tin để xem có gì không? Vì nói thật, dân họ muốn ông Ba Dũng phải gánh chịu cho những hành vi xấu của mình, mà dư luận xã hội thời điểm đó đang đồn thổi. Đòi hỏi và mong đợi đó là nhu cầu chính đáng của người dân, vì chắc chắn ông Ba Dũng đã sai trong việc lạm quyền, trục lợi cho bản thân, gia đình và nhóm lợi ích của ông ta. Cái đó cộng với trình độ kém nhưng tự phụ của đồng chí X đã gây thiệt hại cho nền kinh tế những giá trị kinh tế khổng lồ và dẫn theo các hệ lụy kinh hoàng như ta thấy hôm nay. Ông Nguyễn Bá Thanh trở thành hiện tượng vì đã lâu lắm rồi người dân mới thấy xuất hiện một mẫu người lãnh đạo, mà theo họ là có thể gửi vào đó niềm tin, sự kỳ vọng? Do vậy, bây giờ thì đến lượt cái tên Nguyễn Bá Thanh, người đang cầm thượng phương bảo kiếm đã chiếm vị trí tin tức thay chỗ của đồng chí X trên các mặt báo trong và ngoài nước. 
Nói đến đồng chí X, thì không thể không nhắc đến chuyện khi mới nhậm chức ông ta từng tuyên bố "Không chống được tham nhũng thì tôi sẽ từ chức". Chuyện này nó cũng y như như chuyện ông Đinh La Thăng khi mới nhậm chức Bộ trưởng, đã không chỉ "nổ" văng miểng mà còn thể hiện bằng hành động "chém tướng" ngay tại công trình Cảng Hàng không Đà nẵng. Nói lại chuyện cũ để thấy việc "nổ" văng miểng hay các hành động cố ý để "thể hiện" sự đổi mới của các quan vừa mới nhậm chức ở Việt nam là chuyện bình thường. Những bài học về những tuyên bố động đình đổ chùa của đồng chí X hay đồng chí Thăng và các đồng chí khác... khi mới nhậm chức là sự minh chứng. Bởi vì nếu là người thực có tài, dám làm thì họ sẽ kín như bưng để họ giữ cơ mưu. Chứ chẳng dại ai gì mà bô bô như ông X, ông Thăng hay như ông Nguyễn Bá Thanh kiểu trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông. Bởi kinh nghiệm cho thấy những ai đã làm thì sẽ không bao giờ nói, còn ngược lại hạng nói mà không làm (hay không làm được) là hạng nói phét. Như đồng chí X hay đồng chí Thăng rõ ràng là người như thế. Còn ông Nguyễn Bá Thanh nếu ta vội vã xếp hạng cho ông ngay bây giờ thì quả là quá vội vã. Cứ yên tâm để chờ xem sao?
Ở đời người có thực tài, dám làm, làm được thường thì họ kín đáo, không nói mới là cái đáng sợ. Đối phương sẽ rất sợ những người kiểu này, người mà người ta gọi là "Tẩm ngẩm mà đấm chết Voi". Mưu sự việc lớn thì phải biết dùng mưu, thì việc chống tham nhũng hay đánh đồng chí X cũng vậy. Ông Nguyễn Bá Thanh cần phải nghĩ một điều, tại sao ông Tổng Trọng và ông 4S, quyền cao chức trọng hơn ông Nguyễn Bá Thanh nhiều lần mà không "đốn" nổi đồng chí X mà phải dùng đến ông? Họ hơn ông Bá Thanh đủ đường, họ ở Hà nội biết bao nhiêu năm rồi, vây cánh của họ ra sao, cỡ nào ai mà chẳng rõ? Nhưng vì sao mà cả hai ông đều gạt lệ vì thất vọng sau Hội nghị TƯ 4 - Khóa XI? Còn trong mắt đối phương ông Bá Thanh thì cũng chỉ là "vua" nhà quê ra tỉnh, làm cái việc đầu sai cho hai ông kia thì nghe chừng cũng khó. Nhưng chắc chắn nó sẽ là việc không khó với người có tài năng thực sự và mưu lược. Để chặt một cái cây to cỡ đồng chí X, mà những ai chưa làm đã tuyên bố này nọ, ầm ĩ để thu hút sự chú ý của dư luận. Để rồi cứ nghĩ là sẽ nhảy vào làm một "chưởng" là xong, hạng người như thế thì mười phần thì chín phần sẽ nắm chắc thất bại. Như chuyện đồng chí 4S dùng Quan làm báo tung tin láo nhiều hơn thực ầm ĩ để bêu rếu đối phương thì đã hỏng việc. Mà ngược lại, lại có nhiều người quay sang ủng hộ đồng chí X hơn. Kết quả bỏ phiếu tại Hội nghị TƯ 4 - Khóa XI là bài học đắt giá. Vì thế nếu như tỉnh táo thì ông Nguyễn Bá Thanh phải nhẫn nhục, cứ ngậm tăm để mà từ từ chặt rễ, tỉa cành đối phương. Cành nhò, rễ nhỏ thì cứ chặt chặt trước, rễ cái to đùng thì chặt sau đừng quan tâm gì mấy cái cành to. Nên nhớ, cái cành to càng quan trọng với đối phương bao nhiêu thì nó sẽ có lợi cho ông Nguyễn Bá Thanh bấy nhiêu. Vì lẽ đời, khi thời thế đổi thì mấy cái "cành to" cũng sẽ phải tìm đường đổi chủ, trong chính trị thì không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn hẳn ông Thanh còn nhớ. Khi chặt hết cành nhỏ, rễ nhỏ ví như tay chân thì ông cứ thẳng tay mà chặt cái rễ cái. Đến khi đốn xong cái rễ cái kia thì khi ấy ông chỉ cần đạp nhẹ thì mấy cái cành to nó sẽ tự kéo cái cây đổ vật xuống đất. Đánh đồng chí X cũng phải như thế, không khác được.
Như trên có nói chyện nhà báo, nhà đài bây giờ thi nhau vẽ tin về ông Nguyễn Bá Thanh, kể cả mấy ông cán bộ lãnh đạo già về hưu cũng nhảy ra tán phét. Hình như người ta đang đưa ông Nguyễn Bá Thanh đi tàu bay giấy, không biết ông Thanh có biết không? Có người còn bốc tới mức gọi ông Nguyễn Bá Thanh nào là Triệu tử Long, nào là Bao Đại nhân của nhà Tống bên Trung quốc v.v... không biết họ có ý gì? Phải chăng vì dân tình đang thất vọng về đồng chí X bao nhiêu thì bây giờ họ dồn số niềm tin ít ỏi còn lại để đặt cửa cho ông Nguyễn Bá Thanh. Con người ta, nhiều khi mơ ước hay kỳ vọng để đổi lấy một niềm tin nho nhỏ trong bối cảnh kinh tế sa sút, khốn khó cũng là cái để mà giải thoát về tư tưởng. Ai đó cho rằng giờ đến trước Tết Nguyên đán, đảng đang sử dụng ông Nguyễn Bá Thanh "chém gió" để khôi phục lòng tin vốn đã mất của mình trong lòng dân chúng. Chứ thật ra họ cũng đang còn lúng túng lắm, chưa tìm ra bài vở gì để chống tham nhũng và đánh đồng chí X cả.
Có người sẽ thắc mắc tại sao lại nói như thế?
Vì người ta có câu châm ngôn "Rèn sắt khi còn nóng", nghĩa là mọi việc sẽ thành công khi nếu làm ngay. Thì việc của đồng chí X thì cũng thế, phải làm ngay chứ không nếu để lâu thì sẽ khó. Được biết, quyết định đề cử ông Thanh được đưa ra đồng thời với quyết định Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 158-QĐ/TW về việc thành lập Ban Nội chính Trung ương, một động thái được cho là nhằm chấn chỉnh nội bộ trong nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng. Nghĩa là việc này đã có dự kiến từ nhiều tháng nay và quyết định chính thức của đảng bố trí ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà nội để giữ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng đã chính thức có khá nhiều ngày rồi. Thời gia đó cũng đủ để đối phương ra sức phòng thủ và tổ chức phản công. Cái hồ sơ của Thanh tra Chính phủ về vụ việc ở Đà nẵng không được công bố vì ... đóng dấu mật có lẽ là đòn răn đe. Vậy mà ông Nguyễn Bá Thanh vẫn còn cứ  loanh quanh trong TP. Đà nẵng, lúc thì đi nói chuyện ở hội nghị này, rồi tuyên bố ở hội nghị kia mà chưa chịu ra bắt tay vào công việc ở Hà nội. Có lẽ việc này ra Hà nội sẽ xảy ra sau Tết, điều đó chứng tỏ việc đảng bố trí ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà nội để giữ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương không phải là việc gấp gáp, ra lúc nào cũng được(?) Điều này chắc chắn không đơn giản, nó phải có lý do của nó(!?)
Nếu không, thì có lẽ ông Thanh cũng biết rằng ra trung ương lúc này là lúc trước Tết có 2-3 tuần thì cũng chả làm được việc gì, bay ra rồi lại bay vào Đà nẵng để ăn Tết cho mất công. Vả lại việc bố trí nhân sự cho chức Bí thư TP. Đà nẵng thay ông Nguyễn Bá Thanh cũng chưa rõ ràng, ngã ngũ. Để sau Tết bay ra một thể cũng kịp chán. Người bình thường như chúng ta sẽ nghĩ như thế. Điều đó cho thấy ông Bá Thanh cũng không nghĩ khác chúng ta, cũng vì vi ba ngày Tết. Nếu ông Nguyễn Bá Thanh coi trọng công việc ông ta được đảng giao và nhiệt huyết với công việc như ông đã và đang tuyên bố, thì tôi như ông Thanh đã lẳng lặng khăn gói ra Hà nội làm việc ngay từ hôm nay và ăn Tết ở Hà nội rồi. Chứ ai lại cứ nhẩn nhơ đi chém gió, mà quên đi đang có hàng triệu người đã và đang hy vọng vào ông một cái gì đó ghê gớm lắm.
Nói chuyện trên để mong ông Nguyễn Bá Thanh biết để tránh và làm khỏi phụ lòng mong mỏi của nhiều người đang đặt niềm tin ở nơi ông. Dẫu biết rằng, trước đây ông nhiều khi muốn ra được thủ đô để làm một xuất biệt thự ở phố Phan Đình Phùng mà đều bị thằng kia nó ngáng, để rồi không ra được. Bây giờ cờ đã vào tay tùy ông phất, ông quất nhưng chỉ xin ông nên nói ít làm nhiều. Cho dù người ta ví ông như cầu thủ đứng trước chấm phạt đền của thủ thành X. Sút trúng hay trật thì lịch sử cũng sẽ ghi nhận công trạng hay tội lỗi của ông. Ông Nguyễn Bá Thanh cần phải nhớ điều đó.
Xin mọi người cũng đừng kỳ vọng vào ông Nguyễn Bá Thanh quá, để rồi lại sẽ thất vọng lớn. Ra giêng ngày rộng tháng dài, khi ấy rảnh thì xem cũng chưa muộn.
Ngày 16 tháng 1 năm 2013
© Kami
————————
Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
nguồn:http://www.rfavietnam.com/node/1489
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Con đò sang sông của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


TBT


Kami

-

Đêm qua, trong giấc ngủ chập chờn, câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về công tác Tuyên giáo ngày 9.1.2013 tại Hà Nội cứ ám ảnh tôi mãi. Ông Trọng khi nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên giáo trong việc thống nhất tư tưởng của toàn dân, có nói rằng “Mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng thì làm sao chở con đò sang sông được”. Tôi cứ thắc mắc tai sao một người mang tiếng chuyên về công tác lý luận của đảng CSVN, nay ở cương vị  Tổng Bí thư mà lại ăn nói hồ đồ và thiếu suy nghĩ như vậy?
Dùng hình tượng con đò chở khách qua sông ở đây, tôi đoán rằng chắc có lẽ ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn ví cả dân tộc và toàn thể nhân nhân Việt nam đang ngồi trên một con đò mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chỉ huy tối cao. Bởi trong cuộc đời tôi chưa từng được và chưa tưởng tượng ra mình ngồi trên chuyến đò nào, mà tất cả những người ngồi trên con đò ấy mội người cầm trong tay một mái chèo. Để rồi, mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng như ông Tổng Bí thư nói. Nếu có, thì chỉ thấy ở các cuộc đua thuyền trong các lễ hội làng, mà trên các chiếc thuyền đua các vận động viên chèo thuyền họ mặc đồng phục, đầu thắt khăn đồng mầu và chèo thuyền theo hiệu lệnh của người chỉ huy cũng ăn vận như họ. Chỉ khác người chỉ huy họ đứng ở mũi thuyền dùng hai thanh tre để phát các tín hiệu để điều chỉnh tốc độ của thuyền đua, sao cho đưa con thuyền chạm đích đầu tiên. Như vậy nó là chuyện con thuyền chứ không phải chuyện của con đò. Như thế thì ông Tổng Bí thư đã có việc sử dụng hình ảnh so sánh không đúng. Vì trong tiếng Việt, con đò là danh từ  chỉ thuyền nhỏ chở khách trên sông nước theo những tuyến nhất định. Nhấn mạnh lại là trên một tuyến nhất định, thì sự ví von của ông Tổng Bí thư càng sai bét, điều này khó thể tha thứ cho một người có bằng cử nhân Văn chương như ông Nguyễn Phú Trọng. Bởi mỗi con đò hay một con thuyền chở khách, thì đã có hành trình cụ thể, điểm xuất phát, điểm đỗ trả khách và điểm đến cuối cùng đã quy định trước, ví dụ từ điểm A đến điểm B. Nếu là con đò ngang thì điểm xuất phát ở bờ sông này thì điểm đến sẽ phải là bờ sông bên kia, thì làm gì có chuyện mỗi người thích đi một hướng như ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói. Nếu có thì chỉ là con đò chở lũ hành khách là bệnh nhân bị điên hay mắc bệnh tâm thần. Nói như thế không hiểu ông Nguyễn Phú Trọng định nói điều gì, hay ông bảo dân tộc Việt nam, những người ngồi trên con đò ấy là một lũ tâm thần?
Chắc rằng khi ông Tổng Bí thư phát biểu câu này, thì phía dưới các đại biểu dự Hội nghị sẽ vẫn vỗ tay ầm ĩ theo nếp thường thấy. Mà họ không biết rằng, chỉ trong một câu nói với vỏn vẹn 20 từ mà ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói sai hết cả về nội dung, ý nghĩa lẫn cách so sánh. Điều đó cho thấy các cán bộ Tuyên giáo của đảng CSVN, kể cả ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi họ nói họ không hề nghĩ, họ nói cho có chuyện để nói, y như những con Vẹt. Phải chăng họ nghĩ rằng thính giả ai cũng như họ, cái này xin đề nghị các đồng chí cần phải rút kinh nghiệm. Qua đó cho thấy, chúng ta cũng đừng nên khắt khe quá với ông Đại tá tuyên huấn Trần Đăng Thanh. Nên hiểu đây là lỗ hổng rất lớn của các cán bộ ngành tuyên giáo của đảng CSVN hiện nay.
Như trên là ta mới bàn về một vế câu nói "Mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng thì làm sao chở con đò sang sông được" của ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu đi vào phân tích một mặt khác của câu nói, thì còn có nhiều điều đáng phải bàn.
Trước hết sẽ thấy cách sử dụng hình ảnh con đò thay cho con tàu để ví với đất nước, dân tộc thì quả là đáng thất vọng cho ông Tổng Bí thư. Còn nhớ câu thơ "Tổ quốc ta như một con tàu. Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau" của cố thi sĩ Xuân Diệu, nếu so sánh ta sẽ thấy tư duy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hết sức nhỏ nhoi và manh mún, không xứng tầm với một người giữ trọng trách. Đất nước và dân tộc ta, sao ông lại nỡ so với con đò ngang chở một lũ tâm thần (mỗi đứa chèo một hướng) mà không dùng hình ảnh con tàu vượt sóng ra biển lớn? Có lẽ bởi so sánh như thế thì ông sẽ không nói lăng nhăng được, vì sợ thính giả họ biết. Tư duy của một người đứng đầu như thế thì thử hỏi đến bao giờ đất nước, dân tộc này mới khá lên được?
Nhìn dưới góc độ luật pháp thì thấy suy nghĩ của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn tệ hại hơn. Một nhà nước tồn tại và phát triển hay nói một cách khác là đích đến đã được quy định rõ trong Hiến pháp của quốc gia đó, chứ làm gì có chuyện mỗi người mỗi ý để "chèo" đến cái đích mà họ muốn. Hơn nữa những người chèo thuyền cũng được xem như những người lãnh đạo của đất nước, họ có trách nhiệm chèo lái con thuyền đất nước chứ đây không phải là việc của quần chúng nhân dân. Vậy tại sao ông lại muốn ngành tuyên giáo làm một việc đội đá vá trời, đó là đồng nhất tư tưởng của cả 90 triệu người? Ông không biết rằng tự do tư tưởng là một trong những quyền tự do chính trị của mỗi cá nhân, họ có quyền suy nghĩ và giữ ý kiến, quan điểm hay ý nghĩ của mình độc lập với quan điểm của những người khác. Từ chối quyền tự do tư tưởng hay ép buộc suy nghĩ, quan điểm của người dân là từ chối quyền tự do căn bản nhất của con người. Đây là quyền tự do quan trọng được nêu trong Hiến chương Nhân quyền của Liên hiệp quốc. Hay là ông muốn tự vạch áo cho người xem lưng, cho thiên hạ biết "tử huyệt" của  đảng CSVN là những tay chèo thuyền (lãnh đạo) họ đang tự diễn biến, mỗi người mỗi ý?
Việc mong muốn dùng bộ máy Tuyên giáo của đảng, hòng thống nhất tư tưởng cả 90 triệu người như một, để có thể đạt mục đích đưa được "con đò sang sông" là điều cho thấy suy nghĩ của người đứng đầu đảng CSVN là một ý nghĩ điên rồ và hoang tưởng. Không khác gì chuyện chàng hiệp sĩ Don Quixote tưởng tượng để rồi đánh nhau với cối xay gió. Đơn giản, chỉ cần ông Tổng Bí thư thống nhất tư tưởng, suy nghĩ, sở thích cá nhân... của những người thân trong gia đình nhỏ của ông xem có giống nhau không thôi? Nên nhớ đa nguyên là tính tất yếu và là quy luật của tự nhiên, suy nghĩ, tư tưởng, hay sở thích cá nhân... của mỗi người cũng vậy. Không thể đồng nhất hay nhất thể hóa, vì như vậy là phản quy luật và tất yếu sẽ thất bại. Mà cái đích đến của dân tộc Việt nam là "Một nước Việt nam hòa bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh" như mong muốn của ông Hồ Chí Minh hay khẩu hiệu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh" của các ông bây giờ xem ra cũng không khác gì đích đi đến của các quốc gia khác. Vây mà rất nhiều quốc gia, họ đã chạm và vượt cái đích ấy, mà xem ra họ có cần thống nhất tư tưởng của triệu người như một đâu thưa ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Các ông nên bỏ lối suy nghĩ thủ cựu mang bóng dáng của thứ Chủ nghĩa Marx - Lenine phản động và không phù hợp với quy luật tự nhiên đó đi. Hơn nữa mô hình của đảng CSVN đang áp dụng hiện nay ở Việt nam đã không hề tuân theo Chủ nghĩa Marx - Lenine, mà thực chất nó là một thứ nhà nước tư bản thời kỳ hoang dã, phi nhân tính. Điều đó được chứng minh bằng một phát biểu của ông Hồ Chí Minh và cũng là chủ nghĩa Marx-Lenin: “Không bóc lột người. Đảng chống chế độ “người bóc lột người”. Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm đảng viên Cộng sản” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr.237)”.
Dân tộc và đất nước Việt nam còn nhiều việc dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng CSVN đảng chính trị duy nhất cần phải làm. Xin ông Tổng Bí thư tỉnh táo, đừng có chạy theo những cái việc vô nghĩa là thống nhất tư tưởng 90 triệu người như ông mong muốn. Làm việc gì được cho dân cho nước thì làm, không làm được thì tôi khuyên ông nên xin nghỉ, để người khác làm thay thưa ông Tổng Bí thư!
Ngày 14 tháng 1 năm 2013
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
nguồn:http://www.rfavietnam.com/node/1486
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Ai nữa?

Có lẽ anh chưa bao giờ xếp hàng mua một vé tàu đi Hà Nội vào những ngày cuối năm nên không biết thế nào là số phận của người xa xứ. Có lẽ chị chưa bao giờ tới phường để xin một tấm giấy chứng nhận rằng gia đình chị đã ở tại miếng đất của mình từ nhiều chục năm qua để thấy thái độ trịch thượng quan liêu của những người được mệnh danh là đầy tớ.
Có lẽ vì sống tại thành phố nên em không biết rằng cùng tuổi với em hàng ngàn em khác đang đến trường với cái bụng lép và thịt chuột là thứ chúng thèm thuồng, kể cả chuột sống trong cống rảnh là mơ ước hàng ngày của chúng. Có lẽ em sẽ không thể tưởng tượng những đứa trẻ bằng em phải đu giây qua sông để đến trường vào những ngày mưa gió. Em cũng khó thể tin rằng hai chị em một bé gái tại vùng cao run rẩy trong tiết trời dưới 0 độ, đứa chị với chỉ một manh áo đơn sơ ngồi ôm đứa em không có quần để mặc.
Có lẽ vào lứa tuổi trên dưới 30 bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng tại các nhà giam trên toàn quốc hiện nay không biết bao nhiêu là tù nhân "chưa hề phạm tội" vì họ là những người đi đòi lại mảnh đất của ông cha hay đòi cái quyền được thở không khí tự do dưới cái tên dân chủ.
Và có lẽ bạn chưa nếm thử cái cảm giác vào bệnh viện phải nằm dưới gầm giường bất kể mùi xú uế xông lên nồng nặc từ máu mủ của bệnh nhân. Bạn cũng chưa biết cảm giác khi bị cảnh sát giao thông thổi còi cốt yếu đòi tiền mãi lộ với thứ ngôn ngữ chợ búa ít ai tưởng tượng nổi. Bạn cũng chưa tưởng tượng ra tại đất nước này công an đánh người tới chết trong đồn rồi kêu gia đình tới nhận thi thể nạn nhân và tuyên bố rằng thân nhân của họ tự tử vì hối hận!
Tất cả họ là người Việt, có chứng minh thư của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Họ đang sống ở thế kỷ 21, thế kỷ của kỹ thuật số. Đất nước họ được thế giới bơm lên mây cho là sẽ thành con hổ của châu Á. Thế giới khâm phục đến nỗi một tổ chức nào đó đã lớn tiếng cho rằng Việt Nam là nơi người dân sống hạnh phúc nhất thế giới.
Có thể những kẻ ngưỡng mộ Việt Nam đúng khi họ chỉ ghé ngang Sài Gòn hay Hà Nội và thấy những "đồng chí" giàu sụ của chúng tôi. Họ chẳng những giàu mà còn đầy quyền thế.
Họ giàu đúng theo chuẩn giàu của quốc tế. Họ có auto hạng sang mà nhiều kẻ giàu có ở Mỹ không hề biết có loại xe này. Nhà ở của họ tuy bị xem là thiếu thẩm mỹ nhưng lại thừa phong cách rẻ tiền, những khoe khoang và hãnh tiến. Con cái họ lấy ngoại quốc làm nhà, xài tiền không cần đếm và nhất là không bao giờ hết.
Họ là những kẻ muốn người khác tuân phục. Tuân phục vì họ có quyền ban phát những thứ có thể làm cho cơ thể người nghèo ấm áp, no đủ nếu theo họ làm “quần chúng tự phát” hay “dư luận viên”. Họ ban phát ân huệ cho những người đã no đủ vật chất nhưng lúc nào cũng thèm khát vinh quang ảo để lòe người khác qua những giấy khen, huy chương, huân chương, học vị giáo sư hay những thứ gì mà thuộc hạ họ có thể nghĩ ra được. Họ phân phối những thứ giấy tờ này như phân phối gạo. Kẻ đói quyền lực sẽ no căng bằng vào thứ bánh vẽ giả dối này để từ đó cảm thấy mình quan trọng và tiếp tục khuếch tán căn bệnh giả dối cho người khác.
Dân tộc này thừa mứa anh hùng trong những cuộc chiến tranh nhưng lại rất thiếu anh hùng trong thời hậu chiến. Có lẽ máu và nước mắt của họ đã cạn kiệt trên rừng Trường Sơn hay đâu đó trong tất cả các trận đánh lớn nhỏ khắp đất nước này. Họ không còn gì để mà chảy và họ cũng không còn sức để chống lại thói khinh nhờn, bỉ thử của những kẻ hậu sinh đang thay họ lèo lái đất nước khốn nạn này.
Cuốn sổ hưu mà chúng muốn phân phối cho những ai có công đóng góp cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống quân xâm lược kèm theo chức năng răn đe những ai không đồng lõa với chúng trong những luận điểm bán nước. Chính sách này đang được gọi là chính sách "sổ hưu" mà cả nước đang lên án nhưng cả Bộ Chính Trị vẫn làm thinh xem như không có sự gì xảy ra.
Trong khi cuốn sổ hưu bị ném vào sọt rác dư luận thì bằng khen có những chữ ký "danh giá" cũng bị tát nước vào mặt. Câu chuyện của nữ nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi trong mấy ngày nay như một viên thuốc tăng lực cho những ai còn tin vào công lý và sự thật. Nhất là tin vào hai tiếng "cách mạng" mà họ theo đuổi suốt cả đời người.
Sự từ chối nhẹ nhàng, đầy tính nhân văn nhưng chát chúa tiếng kèn xung trận của bà Kim Chi cho thấy trong những người một thời vào sinh ra tử ấy vẫn còn nhiều người can đảm. Họ can đảm vì biết rằng chế độ chỉ toàn những kẻ theo đóm ăn tàn, không ai trong những người này từng chịu bom đạn như bà và đồng đội của bà ngày xưa. Bà đứng trên cao nhìn xuống những kẻ cầm quyền với tâm thế của người lãnh đạo. Bà cho mọi người thấy sự sợ hãi cũng có thể bị khống chế. Nếu những anh hùng khi xưa là anh hùng thật, là can đảm thật thì ngày nay họ phải hiên ngang đứng lên đòi chế độ này những câu trả lời thích đáng.
Khi xưa họ chiến đấu không phải vì "hòa bình ổn định khu vực" mà vì họ muốn đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi vậy thì tại sao bia ghi công chiến sĩ chống giặc Tàu lại ghi là chiến đấu cho hòa bình ổn định khu vực? Những thứ ngôn ngữ xảo trá này đang bôi đen toàn bộ lịch sử, bôi bẩn những khuôn mặt anh hùng hay liệt sĩ. Nhà cầm quyền này là ai mà lại ngang nhiên làm những điều khó dung tha như vậy?
Họ là ai mà vung tiền như rác trong những đề án dốt nát, phá hoại đất nước như Dung Quất như Sông Tranh như Bauxit Tây Nguyên như Vina các loại? trong khi đồng bào không có áo mặt, cơm ăn. Trẻ con đu giây đi học, moi móc thịt chuột để ăn. Không phải do tội nghèo của chúng hay gia đình chúng mà tội của các quan chức cầm quyền không lo được cho đời sống của họ. 
Các chiến sĩ ngày xưa nếu quả là chiến sĩ không thể không thấy rằng cuốn sổ hưu trả cho họ chỉ là hành động bố thí khi công khai tước bỏ mọi hy sinh cao quý của đồng đội họ, những người đã nằm xuống cho chính quyền ngày nay đứng lên. Đứng lên nhưng phủi sạch mọi thứ chỉ giữ lại bốn chữ "Xã Hội Chủ Nghĩa" gượng gạo và ảo tưởng.
Nếu quả thật là chiến sĩ thì các vị đừng chờ người khác làm cho mình để khi chính các vị và gia đình vào bệnh viện cũng sẽ gặp cảnh chui dưới gầm giường chờ bà Bộ trưởng Y tế tới ban cho vài lời hứa suông như ngày xưa họ hứa trước hàng quân trước giờ xuất kích.
Đừng để cảnh ấy xảy ra và hãy gượng dậy làm một chút gì cho con cháu các vị.
Hãy can đảm như bà Kim Chi.
Nhiều tiếng nói, hành động như Kim Chi sẽ làm cho bọn sai nha run sợ. Hãy tự thử nghiệm mình xem có đúng khi xưa mình chiến đấu vì yêu nước hay không, hay chỉ vì bị xúi giục, lôi kéo thậm chí cưỡng bức nên ngày nay không thể nói tiếng nói đúng đắn và mạnh mẽ của một chiến sĩ chính hiệu? Chiến sĩ thôi cũng đủ, chưa cần đến anh hùng.
Bà Kim Chi chưa bao giờ được huân chương nào gọi là cao quý thứ thiệt nhưng bà là chiến sĩ thứ thiệt trong chiến tranh chống Mỹ. Vì thứ thiệt nên hôm nay bà không sợ lửa. Vì không sợ lửa nên bà trở thành anh hùng trong tim nhiều người.
Ai là người thứ thiệt như bà nữa đây?
nguồn:http://www.rfavietnam.com/node/1487
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Nhạc sĩ Phạm Duy đã khép lại một cuộc đời tài hoa và...

Nói ông khép lại một cuộc đời tài hoa cùng kho tàng ngôn ngữ của một thiên tài âm nhạc, nghe không vô lý chút nào, và điều này cũng hợp ý với rất nhiều khán/thính giả yêu nhạc của ông, phù hợp với những người phong ông là bậc thầy trong ngôn ngữ nhạc trữ tình, “phù thủy phổ nhạc”. Nhưng, khi nói ông ba hoa, e rằng động chạm đến rất nhiều người từng xem ông là thần tượng, không chừng, họ sẽ nổi giận và cho rằng người viết bài này nói năng vô lễ, không biết đầu biết đủa… Nhưng (lại nhưng!), khách quan mà nói, ông là một nghệ sĩ tài hoa thuộc vào bậc nhất, ông đã ghi dấu ấn sâu đậm vào nhiều thế hệ yêu âm nhạc, yêu tiếng Việt, ông làm cho tiếng mẹ đẻ trở nên lung linh, áo huyền và lấp lánh. Có thể nói, những năm trước 1975, “Hòn ngọc viễn Đông” tỏa sáng, trong ánh sáng của nó, có một phần ánh sáng của âm nhạc Phạm Duy. Rất tiếc, đó là một Phạm Duy của nghệ thuật, ngoài con người ấy ra, một Phạm Duy của chính trị và đối đãi xã hội, có vẻ như ông không dừng ở mức tài hoa mà đã chuyển sang ngưỡng ba hoa, đây là điểm yếu mà cũng là đặc trưng của Phạm Duy.
Những năm tôi học phổ thông trung học, thời đó còn ngăn sông cấm chợ, những ca khúc của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Trầm Tử Thiêng, Vũ Thành An, Đoàn Chuẩn, Hoàng Giác và một số nhạc sĩ nổi tiếng khác đang sống lưu vong đều bị xếp vào diện “nhạc phản động”, cấm nghe, cấm lưu hành. Tôi nhớ, trong lần đi thi đại học ở Sài Gòn, trên đường về quê, buổi tối trên chuyến xe đường dài, không biết chuyện thi cử sẽ ra sao, với một gia đình nghèo, thuần nông, chuyện đi thi đại học đối với tôi lớn hơn bất cứ chuyện gì, vì nó có thể giúp tôi, gia đình tôi và dòng tộc tôi thay đổi số phận, chí ít là thay đổi thân phận trong cộng đồng làng xóm, láng giềng, nhưng khi vào trường thi xong, nhìn cảnh con nhà giàu, con cán bộ đi thi, mặc dù làm bài một cách tự tin, nhưng tôi chẳng dám hy vọng gì, lan man, vô định… Giữa lúc đang thiu thiu, ngái ngủ, tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly cất lên “Bên ni thành phố tráng lệ/ Giai nhân nằm khoe lõa thể, Bên kia phố vắng, ôi lòng ngoại ô… Phút giây chia lìa, ăn mày xán lạn ngày mai…” (Bên ni bên nớ). Tự dưng, tôi thấy ớn lạnh, một cảm giác khó tả, và tôi bắt đầu sưu tầm nhạc Phạm Duy, để biết thêm Bến Xuân, Còn chút gì để nhớ, Màu tím hoa sim, Thà như giọt mưa, Tình ca, Đạo ca, Tục ca… Càng nghe nhạc của ông, cảm giác yêu mến ông càng lúc càng đậm đà, hình ảnh người nhạc sĩ tài hoa, phúc hậu với đôi mắt sáng, mái tóc bạc, nói năng diễn cảm và hóm hĩnh. Đó là những gì tôi cảm được từ người nhạc sĩ này.
Những năm 2000, tin ông về nước, định cư ở Việt Nam, ban đầu, nó đến như một phúc âm cho những tín đồ nhạc Phạm Duy, trong đó có tôi. Nhưng càng về sau, dường như phúc âm đó tan dần theo mây khói và thay thế vào đó là những thứ cuồng âm rất khó chịu được xây dựng nên từ một Phạm Duy không phải của âm nhạc, nghệ thuật mà là một Phạm Duy chính trị, đãi bôi xã hội, với hàng loạt những tuyên bố hùng hồn về chuyện “đi và về”, dường như con người của Phạm Duy lưu vong, Phạm Duy đau đáu về cố quốc lầm than từ một chân trời tự do không còn nữa. Càng về sau, tôi càng nhận ra một Phạm Duy hiện tiền đầy thực dụng, gió chiều nào chao theo chiều đó, thậm chí, một Phạm Duy chuyên “đi khách” cùng với những lãnh đạo chóp bu Cộng sản, nói năng xu phụ chế độ… Dường như tất cả những thứ gì có thể tạo nên đối lập với một Phạm Duy của nghệ thuật, thì Phạm Duy xã hội, chính trị đều có đủ. Gần đây nhất, sau những thông tin bên lề về chuyện Khánh Ly sẽ về nước biểu diễn, Phạm Duy lên tiếng, trả lời phỏng vấn ngay, nội dung nôm na: “‘Chim bay về tổ, cá lội về nguồn’ là đúng với tất cả mọi người. Đây cũng là bằng chứng hùng hồn của chính sách đại đoàn kết dân tộc. Lẽ dĩ nhiên, việc trở về của Khánh Ly có gặp ít nhiều khó khăn. Nhưng cuối cùng mọi sự cũng đều được giải quyết. Chỉ tiếc là khi cô ấy trở về quê hương thì Trịnh Công Sơn đã qua đời!”.
Cách nói chuyện, trả lời phỏng vấn của Phạm Duy không làm tôi ngỡ ngàng hay ngạc nhiên gì nữa, vì tất cả nhửng gì ông làm kể từ ngày về nước vào ngày 17 tháng 5 năm 2005 cho đến thời điểm ông nói ra câu này luôn thể hiện ông là con người sống rất thật, sống hết mình, ông sống thật ngay trong nghệ thuật cho đến tính cách đĩ thõa, dễ thỏa hiệp và chuộng chăn êm, nệm ấm, gái đẹp, bất chấp những người lưu vong đồng sàn đồng cảnh trước đây lên tiếng chê trách, ông vẫn cứ ung dung sống thật với một Phạm Duy bắt tay với Việt Cộng và đôi khi múa lửa lắc vòng cho được chuyện.
Và có lẽ, chưa chắc gì ông đã có ý sống thực dụng, nhưng sự thực dụng vận vào số mệnh của ông, đẩy ông đến chỗ con người thực dụng. Trong vấn đề này, dường như con người xã hội và con người nghệ thuật của Phạm Duy có một điểm để bắt tay với nhau, cùng chung đích đến, chính vì thế mà kho tàng tác phẩm đồ sộ của ông không được xếp vào diện vô giá mà nó có giá cụ thể với 400 ngàn USD tiền bản quyền bán cho công ty Phương Nam. Và, đó cũng chính là lúc nhạc Phạm Duy trở thành thứ biểu tượng của giá trị quá vãng nhiều hơn là sáng tạo hiện tại. Dường như ông không có ca khúc nào cho xuất sắc, xuất thần như những ca khúc ông đã bán. Trong chuyện này, ông là một nạn nhân nhiều hơn là kẻ không tử tế. Hình ảnh, hoàn cảnh ông bán bản quyền dưới vòm trời Cộng sản, chế độ từng đẩy hằng triệu người xuống lòng Biền Đông, vào trại cải tạo và trại tị nạn cũng chẳng khác gì mấy hình ảnh chị Dậu bồng đứa con nhỏ bán cho nhà Nghị Quế để kiếm vài đồng. Cái khác giữa ông và chị Dậu nằm ở chỗ, chị Dậu bán con để nuôi chồng, còn ông, ông không bán đứa con tinh thần để nuôi ông chồng tinh thần nào cả, mà ông bán để nuôi bản thân trong những ngày cuối đời.
Dường như, rất ít và hình như chưa bao giờ thấy ông có một chia sẻ nào với cộng đồng không may mắn, các buổi lưu diễn diễn của ông cho đến các hoạt động cá nhân đều không cho thấy điều này! Nếu có nghe thông tin về ông, phần lớn độc giả, khán giả, thính giả, người hâm mộ đều xì xầm bàn tán về chuyện ông “trúng mánh” sau nhiều năm lưu vong, được chế độ Cộng sản trọng vọng, biệt đãi, nhà cao cửa đẹp, chơi chỗ sang, ăn trên ngồi trốc với các quan. Hay nói khác đi, Phạm Duy là một biểu tượng, bằng chứng của vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc, chính sách đại đoàn kết toàn dân… Nhiều người còn khen ông già rồi mà con “sung”, vẫn có em út mười mấy đôi mươi phục vụ bên cạnh…
Đương nhiên, tất cả những đồn đoán về hoạt động đời tư của ông sẽ khép lại kể từ ngày hôm nay (27 tháng 1 năm 2013), những tai tiếng thị phi cũng khép theo từ giây phút này, và ngay cả nếu như tất cả mọi đồn đoán là thật chăng nữa, thì cũng từ giây phút này, nó thành tro bụi, không có ý nghĩa gì nữa. Người ta sẽ nhớ đến những ca khúc ông viết vừa trữ tình, vừa lý lơi mà hàm chứa triết lý sâu xa về thân phận dân Việt điêu linh, đôi khi, thân phận người Việt trong tác phẩm của Phạm Duy buồn bã như một cô gái điếm cuối mùa, gắng gượng và điêu ngoa, mệt mỏi và lạnh lùng. Âu đó cũng là một dự cảm vốn đã vận vào số phận riêng chung! Xin vĩnh biệt ông, một nhạc sĩ tài hoa và…!
nguồn:http://www.rfavietnam.com/node/1499
====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
80 người của Ban Nội chính hoạt động từ ngày mai

Cập nhật thứ năm, ngày 31/01/13 11:07 sáng
Với hơn 80 nhân sự ban đầu, ban Nội chính Trung ương sẽ chính thức hoạt động kể từ ngày luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi có hiệu lực 1/2.

Hôm nay (31/1), ban Nội chính Trung ương sẽ tiếp nhận con người, cơ sở vật chất từ Văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN). Trong khi đó, ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng bí thư đứng đầu sẽ sớm ra mắt.
Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh.
Với hơn 80 nhân sự ban đầu, ban Nội chính sẽ chính thức hoạt động, đầu tiên là với chức năng cơ quan thường trực của ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, kể từ ngày luật PCTN sửa đổi có hiệu lực 1/2.
Việc tiếp nhận tổ chức, bộ máy, nhân sự từ Vụ Pháp luật và Vụ Nội chính - thuộc văn phòng Trung ương - như quyết định của Bộ Chính trị, sẽ được triển khai sau đó. Cùng thời gian này, ngày 1/2, ban Kinh tế Trung ương sẽ nhận chuyển giao tổ chức, bộ máy, con người từ Vụ Kinh tế và Vụ Xã hội - thuộc văn phòng Trung ương Đảng, tổng cộng hơn 30 người, để bắt đầu thực hiện chức năng là cơ quan tham mưu của ban chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, ban bí thư về chủ trương, các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Trước đó, để có xúc tiến các công việc, thủ tục hành chính chuẩn bị bước đầu về nhân sự, bộ máy cho hai ban này, trong lúc hai tân trưởng ban đều đang kiêm nhiệm chức vụ khác (Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đang giữ chức bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng; Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đang kiêm chức Bộ trưởng Tài chính), ban Bí thư đã bổ nhiệm hai phó ban.
Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Phạm Anh Tuấn (TS luật) là khuôn mặt khá quen thuộc. Ông Tuấn nguyên là trưởng ban Xây dựng pháp luật Văn phòng Chính phủ, tháng 12/2008 sang làm phó Chánh văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về PCTN.
Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Bùi Văn Thạch (TS kinh tế) là gương mặt khá mới. Ông Thạch từng qua chức vụ trưởng Vụ Thư ký, vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 10/2008, ông được luân chuyển về làm phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho đến cuối tháng 4/2012 thì trở về làm phó Chánh Văn phòng Trung ương.
Về cơ sở vật chất, trước mắt ban Nội chính Trung ương sẽ sử dụng nơi làm việc của Văn phòng ban chỉ đạo Trung ương về PCTN. Còn ban Kinh tế Trung ương thì tiếp tục sử dụng trụ sở làm việc của hai vụ Kinh tế, Xã hội. Chỉ đạo trực tiếp các công việc này, những ngày qua, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ đã có những buổi làm việc với các cơ quan, bộ phận có liên quan để chuẩn bị tiếp nhận bộ máy, con người…
Theo các quyết định của Bộ Chính trị, lẽ ra các đề án về chuyển giao tổ chức, bộ máy, nhân sự phải hoàn thành trước. Nhưng do ban Tổ chức Trung ương chưa xây dựng xong nên trước mắt cứ tiến hành chuyển giao cơ học. Sau đó, hai ban mới sẽ cùng ban Tổ chức Trung ương rà soát lại nhân sự, ban hành các quy chế làm việc nội bộ, đưa hai cơ quan mới này vào hoạt động quy củ.
Liên quan đến công tác tổ chức này, được biết Bộ Chính trị sẽ sớm ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo Trung ương về PCTN theo mô hình mới, do Tổng bí thư làm trưởng ban, kịp lúc luật PCTN sửa đổi có hiệu lực. Dự kiến ngày 4/2, ban chỉ đạo mới sẽ ra mắt, họp phiên đầu tiên, thể hiện sự nối tiếp, liên tục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về PCTN.
Theo Pháp Luật TP.HCM
nguồn:http://news.zing.vn/xa-hoi/80-nguoi-cua-ban-noi-chinh-hoat-dong-tu-ngay-mai/a300585.html#home_noibat1
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Gái ngoan Lã Thanh Huyền và 384 “Cục đá”
images9
"Sở thích của N là đi mê hoặc hết người đàn ông này đến người đàn ông khác…Cô được xem là con rắn độc đội lốt thiên thần…”. Đó là những gì báo chí đã viết

“Chỉ vì Facebook mà chuyện nhà Lã Thanh Huyền bỗng thành chuyện ai cũng biết, khi cô em dâu của giải nhất “Phụ nữ thế kỷ 21” viết bức thư gửi hai chị em họ Lã. Trong thư cô em dâu đã bật mí bị gia đình Lã Thanh Huyền hành hạ “vượt qua sức chịu đựng của một con người” và chỉ rõ người đẹp họ Lã đã dùng những từ ngữ không có văn hoá để chỉ trích cô. Lâu nay Lã Thanh Huyền vẫn được gắn mác “gái ngoan”…”- Đây là đoạn tin được đưa trên một tờ báo chính thống về người “Phụ nữ thế kỷ 21” Lã Thanh Huyền.
48 tiếng sau khi bản tin được đưa lên một diễn đàn (dành riêng cho phụ nữ, tất nhiên), “gái ngoan” họ Lã nhận đúng 384 cục gạch.
Cô bị gọi là “Cô vợ bá đạo”, là “Người có da mặt dày nhất show biz Việt”, là “thảo mai mồm ngoác tận mang tai”, là “Mắt chớp chớp mồm đớp đớp”. Việc cài bông hoa trên đầu, trong một bộ phim nào đó, cũng bị cho là “vừa hèn vừa ngu”. Điệu người được mô tả “toe toét, nhoe nhoét, be bét, ……..lòe loẹt”. Đôi mắt cũng bị cái ghét nhìn ra như “mắt luộc”. Còn khuôn mặt, “cứ nhìn là thấy khó ở trong người”. Những người ném đá thậm chí đòi tẩy chay thương hiệu gái ngoan. Đòi đem đi “muối dưa”. Cho nát và nẫu. Hoặc mỉa mai “gửi thỉnh nguyện thơ xin trao tặng bằng khen “gia đình văn hóa nhất nước 2013″ cho nhà bạn Lã”.
Và tất nhiên, sau khi đòi “đập đầu vào bánh gato”, bà con không quên sáng chế ra hàng loạt các từ cảm thán: Vãi Lã. Vãi Điêu. Lã Bất Nhân. Họ Liếm…
Có thời điểm, topic đã thu hút cùng lúc 106 người xem với lượng view lên tới 600 ngàn lượt.
Tất nhiên, không phải cục gạch nào cũng là vùi dập cả. Có khen. Nhưng là kiểu “Khen cho nó chết”.
Trần Anh, thương hiệu máy tính cũng bị vạ lây vì bị nhầm tưởng, vì trùng tên với chồng Lã. Báo chí cũng không thoát khi bị chỉ trích “im hơi lặng tiếng một cách bất thường”, bị chê là “lều báo”, bị đặt câu hỏi “vẫy cờ trắng” trước sức mạnh của “Tập đoàn họ Lã”.
Nếu muốn có bằng chứng về câu chuyện “chợ dưa lê” thì trường hợp ném đá họ Lã là một điển hình, thậm chí không cần thêm con vịt nào nữa.
Điều đáng nói là những cục đá được ném ra ngay cả khi không ai xác tín bức thư trên facebook có thực sự là của “cô em dâu họ Lã” hay không. Ngay cả khi một tờ báo đã “nói lại cho rõ”, đã xin lỗi gia đình Lã Thanh Huyền về những thông tin không kiểm chứng.
Ngày hôm qua, khi hội nghị về bình đẳng giới được Ủy ban các vấn đề xã hội tổ chức, không ngẫu nhiên, một tập tài liệu “Truyền thông có nhạy cảm giới” rất dày, với dòng ghi chú “Một số gợi ý dành cho phóng viên và người làm báo”- đã được phát cho báo chí.
Những ví dụ về những tít báo “đặc biệt ấn tượng” đã được đưa ra: “Bước nhảy hoàn vũ: Dạy đĩ vén váy”; “Phút hớ hênh của Đoan Trang”; “Hồ sơ tình ái bất hủ của Hồ Ngọc Hà”; “Trà My Idol: Tôi không phải là gái hư”…Đây được cho là những tít báo “kết cấu ngôn ngữ thô tục, thiếu tinh tế, gây sốc một cách phản cảm”.
Còn nội dung. Dưới đây là những ví dụ đã được nêu trong nghiên cứu:
“Vào một ngày đẹp trời, cảm thấy quá “sốc óc” vì thấy người bạn của mình cứ bình chân như vại, Phương Thanh đã thay mặt Thu Phương dạy cho Hà Hồ một bài học bằng cái tát trời giáng, không biết có phải do cái tát ấy mà Hà Hồ dứt với Huy MC hay không…”
“Cuộc hôn nhân của N.T đổ vỡ vì có sự xuất hiện của người thứ ba, một diễn viên tên N đã “bỏ bùa” chồng cô, vì sở thích của N là đi mê hoặc hết người đàn ông này đến người đàn ông khác…Cô được xem là con rắn độc đội lốt thiên thần…
Ngay cả các sao nam cũng bị ném đá: “Gen lăng nhăng đã nằm sẵn trong máu Tuấn Hưng…lúc nào cũng nghĩ bánh nhà người khác ngon hơn bánh nhà mình rồi đến lúc dâng bánh nhà mình cho hàng xóm xong rồi ngồi tiếc hùi hụi, đi tìm bánh mới…
Dẫn trường hợp báo chí đập tơi tả chuyện Hồ Ngọc Hà lấy chồng năm 17 tuổi, nghiên cứu của CSAGA và OXPAM viết: Thực tế, Hồ Ngọc Hà có quyền như bao người phụ nữ bình thường khác…Không thể cho rằng vì cô là người của công chúng nên phải hi sinh những quyền lợi chính đáng đó. Càng không thể biện minh rằng vì được nhiều người hâm mộ mà một việc bình thường (là có thai) lại trở thành điều tiếng, thậm chí như một tì vết”. Và “với góc nhìn như vậy, vô hình chung, báo chí truyền thông đã không góp phần định hướng tích cực cho dư luận xã hội mà còn dồn thêm áp lực hết sức phi lý về phía cô ca sĩ…
Không biết khi gọi người khác là “rắn độc”, là “gen lăng nhăng sẵn trong máu” các nhà báo có đọc lại bài viết của mình?!
Không biết khi liệng đá cục “mắt chớp chớp mồm đớp đớp” để xả stress, bà con có biết sự stress đó được đổ sang đâu?!


Đào Tuấn

nguồn:http://daotuanddk.wordpress.com/2013/01/30/gai-ngoan-la-thanh-huyen-va-384-cuc-da/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Cái nách Ngọc Quyên và thông điệp của “người trồng cải”
quyen
Bức ảnh mà báo chí đã “cận cảnh” cái nách của người đẹp Ngọc Quyên đã được dùng để thảo luận trong một hội nghị về Bình đẳng giới do Ủy ban các vấn đề xã hội của QH tổ chức sáng nay 29.1, tại Hà Nội.
Trong các quảng cáo, được khảo sát trên VTV và VOV, nữ giới được giả định như những người cần phải đẹp từ dáng đến da, từ trong ra ngoài. Váy ngắn, hở hang, trong một thừa nhận rằng “Bất cứ hình ảnh phụ nữ nào trong quản cáo cũng liên quan đến tình dục”.
Trên báo, phụ nữ bị lạm dụng thân xác từ những bản tin, cho đến “tư vấn giữ lửa”. Đỉnh điểm của câu chuyện lạm dụng phụ nữ, là ví dụ về “cái nách” của người đẹp Ngọc Quyên, được một số tờ báo “cận cảnh” dưới danh nghĩa “vết sẹo dao kéo”. Thông điệp ở bức ảnh cái nách là gì? Có lẽ, ngay chính người viết cũng khó mà xác định được. Phụ nữ, trên báo, phải là “vòng một khủng nhất thế giới”, là “máy bay bà già”, bầu đến tháng thứ 7 cũng bị buộc phải “xinh như mộng”. Sự khai thác triệt để “tài nguyên thân xác” phụ nữ , từ nguôn ngữ kiểu “đại chiến siêu mẫu ngực khủng”, cho đến những bức ảnh “cái nách”, cho thấy tính vườn cải của báo chí.
Thậm chí xuất hiện mà không ngắn, không hở, còn bị truyền thông chê là “ăn mặc quá kín đáo”. Kỳ đến nỗi khi viết về tàu điện một ray, có tờ báo đã 4 lần đem “một ray” ra so sánh với “một cô gái đẹp nhưng không làm được việc”. Nguyễn Minh Dung, Giảng viên XHH Học viện Báo chí và tuyên truyền cho rằng những thông tin như thế này “vô tình tạo ra định  kiến giới”, cũng như sự “không tôn trọng phụ nữ”.
Trong nghiên cứu của CSAGA, một tổ chức nghiên cứu về giới và phụ nữ, có 2 ví dụ mà những “tờ báo chính thống” đã chuyển thông điệp tới bạn đọc.
“Với tuyệt đại đa số nam giới, tình yêu phải được thể hiện qua việc gối chăn. Vạn bất đắc dĩ bạn mới nên cự tuyệt “đòi hỏi” của chàng..”
Và đây nữa “Không yên tâm để các em chân dài ở spa phục vụ ông xã “từ A đến Z”, chị Hà quyết tâm đi học lớp nghệ thuật massage để tự tay phụ vụ anh”.
Một thông điệp, được CSAGA gọi là “thông điệp chiều chồng” và cổ vũ cho định kiến giới trong tình dục.
Báo chí cũng không tha ngay nạn nhân của những vụ xâm hại tình dục. “Cả hai cô tiểu thư tuổi trăng non đến công an phường Ô Chợ Dừa với giấy chứng thương thể hiện “màng trinh rách cũ”. Không biết với cách sống buông thả, thiếu giữ gìn của mình như thế, các cô bé đã tự đặt mình vào hoàn cảnh trớ trêu bao nhiêu lần”. Hai câu, nhưng có tới 4 từ mang hàm ý đánh giá, trách cứ, (thậm chí xúc phạm) nạn nhân. “Liệu những ai bị lạm dụng, bị cưỡng hiếp tình dục sau khi đọc bài báo này có dám tố cáo thủ phạm và đương đầu với sự kỳ thị của cả cộng đồng hay không?”- CSAGA đặt câu hỏi, sau đó khẳng định báo chí “Không thể dùng những ngôn từ buộc tội cho nạn nhân”.
Nhưng tệ nhất là câu chuyện báo chí “câu view” đối với ngay cả những người chết khi la liệt những kinh hãi, rùng mình, với những “xác chết lõa thể”, “tình trạng không mặc quần áo”. Thậm chí, ngay hôm qua, một tờ báo đã giật tít “Đại gia chè chết trần truồng trong khách sạn”.
Cái nách của Ngọc Quyên và tình trạng “trần truồng” của đại gia chè đang chỉ mang đến một thông điệp duy nhất: Những người trồng cải đang cho bạn đọc của mình ăn một loại rau chứa đầy chất độc.


Đào Tuấn

nguồn:http://daotuanddk.wordpress.com/2013/01/29/cai-nach-ngoc-quyen-va-thong-diep-cua-nguoi-trong-cai/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
VFF chính thức khai tử loài “cò”
MyDInh
Chỉ còn thiếu hình thức khuyến mại thêm nước uống và trông xe miễn phí nữa là vừa đủ để chúng ta nói đến câu chuyện giải tán đội tuyển, tuyệt chủng luôn môn bóng đá. Cho “đồng bộ”.

Ngày hôm qua, Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF đã chính thức “khai tử” một loài sinh vật quý hiếm một thời từng sinh đẻ vô kế hoạch ở Hàng Đẫy, có tên là “cò vé”.
Thông cáo được đưa ra dưới hình thức là quyết định “đại hạ giá” vé xem một trận đấu của tuyển Việt Nam. “Sale off” xuống đến mức mà báo chí gọi là “kịch sàn”. “Kịch sàn” bằng giá một ly cafe. Thật tình cờ, giá vé sale off chỉ còn bằng đúng một trận ở V-League, giải đấu mà những ông bầu chưa bị bắt, muốn lấp chỗ trống trên sân, có lúc đã phải khuyến mại bia cho cổ động viên. Có lẽ, chỉ còn thiếu hình thức khuyến mại thêm nước uống và trông xe miễn phí, là vừa đủ để chúng ta sẽ nói đến câu chuyện giải tán đội tuyển, tuyệt chủng luôn môn bóng đá. Cho “đồng bộ”.
Tháng 7-2008, loài “cò vé” lộng hành đến mức công an thành phố phải “nói chuyện” bằng còng số 8 khi đội ngũ cò đã tăng giá bất hợp pháp, và bất lương, vé xem trận Tuyển Việt Nam- Olympic Brazil lên gấp 5 lần giá gốc.
1h sáng ngày 16-12-2010, trong cái lạnh 10 độ C ở Mỹ Đình, hàng đoàn người cam tâm đầy đọa bản thân với “chăn bông quấn trong áo mưa đắp ngoài” rồng rắn xếp hàng trong mưa lạnh tiết đại hàn chờ mua vé xem trận Việt Nam- Malaysia. Tới 6h, hai tiếng rưỡi trước khi quầy vé mở cửa, đoàn người xếp hàng đã “dài hàng cây số”. Cò bấy giờ nhiều vô kể. Mỗi cặp vé khán đài C giá gốc 100 ngàn được “bán đi bán lại” lên tới 1- 1,2 triệu đồng.
Cũng mới chỉ 3 năm. Vẫn là 22 cặp chân và 1 quả bóng. Vẫn là tuyển Việt Nam với áo đỏ và sao vàng bên ngực trái. Nhưng giờ không còn ai xếp hàng nữa. Nhưng giờ là sale off. Hàng Đẫy, Mỹ Đình không còn là “chảo lửa” với sóng người, với tiếng kèn “dậy mà đi” của Thể công fan club. Và sự tuyệt chủng của loài cò.
Ban tổ chức giải thích rất nhiều về nguyên nhân “đại hạ giá”. Nào là “do tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế đến đời sống bóng đá”. Nào là “Thời điểm diễn ra ra trận đấu rơi vào những ngày gần Tết âm lịch nên khó có thể nhận được sự quan tâm của khán giả”.
Sai bét. Nguyên nhân chính là lòng tin của người hâm mộ đã “thủng đáy”. Cổ động viên đã mất hết sự kiên nhẫn và tha thứ, mà việc có “Phúc” hay vô phúc cũng chẳng làm thay đổi được gì nhiều.
Chẳng nói đâu xa, thất bại có ngay trong đầu các quan chức VFF. Bởi ngay cả việc tổ chức trận đấu ở Hàng Đẫy bé tin hin, thay vì Mỹ Đình- như thông lệ, đã cho thấy VFF đã lường trước một trận cầu “không khán giả”.
Nhưng sự tuyệt chủng của loài “cò” hôm nay chính là một chiếc hàn thử biểu đo niềm tin của người hâm mộ, đang “dưới âm” hơn rất nhiều so với việc họ đã từng gửi đến VFF những “chai rượu tự trọng”.
Sân chơi V-League, như một thứ son phấn cho những ông bầu, đang ở vào tình trạng “chùa bà đanh”. Và giờ là sự “đại hạ giá” của bóng đá Việt Nam, ngay trong những trận cầu màu cờ sắc áo.
Phải chăng những con “cò”, cũng như người hâm mộ đang nghiêm túc đặt ra một câu hỏi, về việc có nên đổ tiền của, tình yêu, nhiệt huyết và niềm tin vào những “trận cầu đại hạ giá”, của thứ mà chúng ta gọi là bóng đá Việt Nam!


Đào Tuấn

nguồn:http://daotuanddk.wordpress.com/2013/01/28/vff-chinh-thuc-khai-tu-loai-co/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001