Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Vũ nữ bị tạt axít nổi tiếng nhất Sài Gòn đã qua đời 

Cách đây nửa thế kỷ, vào giữa năm 1963, tại Sài Gòn xảy ra một vụ đánh ghen được coi là rùng rợn nhất ở thành phố này. Đây cũng là lần đầu tiên 'Hoạn Thư" ở Sài Gòn biết sử dụng axít đậm đặc để "thanh toán" tình địch.                        

Nạn nhân là cô vũ nữ nổi tiếng nhất Sài Gòn lúc ấy tên là Cẩm Nhung, người được mệnh danh là “nữ hoàng vũ trường”. Người thủ ác là một mệnh phụ phu nhân, vợ của một trung tá Sài Gòn. Vụ tạt axit rùng rợn đã biến cô vũ nữ giàu có, đẹp lộng lẫy thành cô gái mù lòa xấu xí, phải đi ăn mày. Khi còn là vũ nữ, Cẩm Nhung nổi tiếng nhất Sài Gòn, lúc đi ăn mày cô càng “nổi tiếng” hơn, khi luôn đeo trước ngực bức ảnh mình chụp với người tình trung tá thời trên đỉnh cao danh vọng.
Bà lão mù lòa từng là vũ nữ
Một ngày đầu năm 2013, tại một xóm trọ nghèo ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), nơi những người ăn xin, bán vé số, bốc vác tứ xứ đến thuê ở trọ, có một đám ma nghèo. Một bà lão bán vé số đã qua đời vì già yếu, bệnh tật. Không một người thân, bà lão được những người đồng cảnh ngộ lo cho một quan tài loại rẻ tiền, rồi đưa ra nghĩa địa... Sẽ không có chuyện gì đáng nói về đám ma nghèo của bà lão vô gia cư, nếu như người quá cố nói trên không phải là vũ nữ Cẩm Nhung lừng danh của nửa thế kỷ trước.
Trước ngày miền Nam giải phóng, người ăn mày mù lòa Cẩm Nhung với cây gậy dò đường và tấm ảnh chụp chung với người tình treo trước ngực, lê bước khắp nẻo Sài Gòn để xin lòng thương hại của mọi người. Về sau do bị săn đuổi, bà xuống ăn xin ở bến phà Mỹ Thuận trên đường về miền Tây. Sau ngày miền Nam giải phóng, người ta còn thấy bà ngồi ăn xin trên bến phà Mỹ Thuận một thời gian. Từ khoảng năm 1978, không ai thấy người ăn mày đeo tấm ảnh trước ngực đâu nữa.
Người đời bàn luận rằng có lẽ bà đã bệnh chết hoặc đã quyên sinh để chấm dứt kiếp hồng nhan bạc phận của mình. Mãi sau này người ta mới phát hiện bà vẫn còn sống, vừa bán vé số vừa ăn xin quanh các ngôi chùa ở thị xã Hà Tiên, mà thường nhất là ở chùa Tam Bảo. Người ta nhận ra bà bởi khuôn mặt gớm ghiếc và đôi mắt mù lòa, hậu quả của vụ tạt axít năm xưa. Và nay, người ăn mày đặc biệt đã vĩnh viễn từ giả cõi trần, chính thức khép lại một kiếp hồng nhan đa truân, sau đúng nửa thế kỷ từ vụ đánh ghen rùng rợn năm nào.
Nữ hoàng vũ trường
Vũ nữ Cẩm Nhung sinh năm 1940 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi, cô phải rời xa Hà Nội để theo gia đình di cư vào Nam. Vào Sài Gòn được ít năm, khi cuộc sống chưa ổn định, cha của Cẩm Nhung lâm bệnh rồi mất, bỏ lại 3 người phụ nữ, mẹ cô, bà vú Sọ và cô. Cẩm Nhung phải bỏ học, xin vào làm tiếp viên trong một nhà hàng, chuyên bưng bê món ăn cho khách. Nhờ đó cô đã lân la làm quen với những bản nhạc, những điệu nhảy trong quán bar của nhà hàng. Để rồi khi chưa tới 19 tuổi, cô đã trở thành gái nhảy chuyên nghiệp trong giai đoạn phong trào nhảy đầm phát triển rầm rộ ở Sài Gòn.
Cẩm Nhung có khuôn mặt đẹp và làn da trắng hồng đặc thù của con gái xứ Bắc. Tạo hóa ban thêm cho cô đôi mắt lẳng lơ, thân hình quyến rũ. Đặc biệt đôi chân điệu nghệ của cô trong các vũ điệu cuồng say tại vũ trường Kim Sơn đã làm bao khách làng chơi phải ngẩn ngơ. Lúc ấy Sài Gòn có hàng trăm vũ trường, gái nhảy không đủ đáp ứng, vì vậy mà Cẩm Nhung càng có giá, được các vũ trường săn đón như hàng độc, như của quý. Cô được dân chơi Sài Gòn phong là “Nữ hoàng vũ trường”.
Cô đi qua nhiều vũ trường, cuối cùng dừng lại với vũ trường Kim Sơn trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi, quận 1). Tại đây, cô đã trở thành người tình của tay trung tá công binh Trần Ngọc Thức. Cô vũ nữ 23 tuổi dù đã từng trải trong tình trường đã bị tay trung tá công binh lớn hơn cả chục tuổi “hớp hồn” ngay những lần gặp đầu tiên. Sự già dặn, từng trải, tiêu tiền như nước của Thức cùng với cái lon trung tá rất oai thời ấy đã làm cô vũ nữ sành điệu chấp nhận sa vòng tay bảo bọc của ông.
Thời ấy, “Thức công binh” (biệt danh của trung tá Trần Ngọc Thức) nổi lên như cồn trong giới ăn chơi ở Sài Gòn. Miền Nam bắt đầu tiếp nhận viện trợ ồ ạt của Mỹ, chủ yếu là vũ khí và đô la để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân đội, phục vụ chiến tranh.  Đó là cơ hội vàng để “Thức công binh” tham nhũng, trở nên giàu có, thừa tiền của để bao gái.
Vợ trung tá Trần Ngọc Thức tên thật là Lâm Thị Nguyệt, có biệt danh là Năm Rađô - một biệt danh giới giang hồ khu Cô Bắc đặt cho, do bà chuyên buôn mặt hàng đồng hồ Rado của Thụy Sỹ mới nhập cảng vào Sài Gòn. Bà Năm Rađô không lạ gì thói trăng hoa của chồng, nhưng lần này biết chồng say mê cô vũ nữ trẻ đẹp quên cả gia đình, bà như phát điên vì ghen. Bà đã vài lần đón đường hăm dọa, thậm chí tát tai dằn mặt vũ nữ Cẩm Nhung, nhưng bấy nhiêu đó không đủ làm cho cô gái trẻ rời xa chồng bà.
Vụ đánh ghen ghê rợn
Theo thú nhận của Cẩm Nhung với báo chí Sài Gòn sau khi xảy ra vụ đánh ghen ghê rợn, khi làm người tình của trung tá Thức, cô nghĩ rằng mình có thể trở thành vợ bé của ông ta, một việc khá bình thường trong xã hội Sài Gòn thời đó. Cô đâu biết rằng trong lúc cô ngây ngất trong vòng tay của ông trung tá dìu dặt trong những điệu nhảy ở vũ trường Kim Sơn, thì ở khu gia binh Cô Bắc cách đó không xa có một người đàn bà đang âm thầm chuẩn bị một kế hoạch đánh ghen ghê rợn.
Bà Năm Rađô đã vạch kế hoạch tỉ mỉ tiêu diệt tình địch. Hai tên giang hồ có cỡ được bà Năm Rađô thuê với giá 2 lượng vàng để làm cái việc hủy diệt nhan sắc của cô vũ nữ. Bà Năm Rađô tin tưởng, khi Cẩm Nhung không còn nhan sắc, cô sẽ không thể quyến rũ chồng bà, Thức công binh sẽ trở về với vợ con.
Khoảng 22h đêm ngày 17/7/1963, vũ nữ Cẩm Nhung rời khỏi nhà để đến vũ trường Kim Sơn. Hàng ngày cô đều rời khỏi nhà vào giờ này, hoặc đi taxi, hoặc có xe của đại gia đón rước, để cô đến vũ trường trước 23h, nhảy nhót quay cuồng cho đến 3-4h sáng. Khi Cẩm Nhung còn cách chiếc taxi khoảng 10m, bất ngờ từ bên kia đường một gã đàn ông băng nhanh qua đường, tiến về phía cô. Cẩm Nhung chưa kịp phản ứng thì gã đàn ông đã tạt mạnh ca axít vào mặt cô. Cẩm Nhung chỉ kịp kêu lên: “Chết tôi rồi, cứu tôi với” rồi ngã gục trên đường. Người đàn ông sau khi tạt axít đã băng qua bên kia đường, leo lên xe taxi mở cửa chờ sẵn, trên ấy có bà Năm Rađô. 
Nghe tiếng kêu cứu, một số người đi đường đã chạy đến, họ thấy Cẩm Nhung nằm quằn quại dưới đường, mùi axít xông lên hôi nồng. Một người đàn ông đã ôm nạn nhân lên xe taxi, chở đến bệnh viện Đô Thành (bệnh viện Sài Gòn ngày nay). Do bệnh viện Đô Thành không có khả năng trị bỏng, nhất là bỏng axít, nạn nhân sau đó đã được chuyển đến bệnh viện Đồn Đất (bệnh viện Nhi Đồng 2 ngày nay).
Những người bạn vũ nữ của Cẩm Nhung đến thăm, thấy cảnh sát hại dã man, đã hùn tiền lại mời luật sư bảo vệ cho Cẩm Nhung, đưa vụ việc ra pháp luật. Thế nhưng, thời ấy thế lực của “Thức công binh” và bà Năm Rađô rất mạnh ở Sài Gòn, nên không ai làm được gì họ. Vụ việc đến tai bà Trần Lệ Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu. Bà cố vấn vốn tính bốc đồng đã làm lớn vụ việc, làm cho cả Sài Gòn như sôi lên vì vụ đánh ghen này.
Sau vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị đánh ghen bằng axít đến nỗi mù lòa, nhan sắc bị hủy hoại hoàn toàn, ở Sài Gòn bỗng nổi lên phong trào đánh ghen bằng axít. Suốt thời gian dài sau đó, người ta hay dọa những kẻ “giật chồng người khác” câu “muốn một ca axít lắm hả?”.
Trên thực tế, sau vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị nạn, chỉ trong năm 1964 đã có hàng chục ca thanh toán nhau bằng axít được đưa đến các bệnh viện Sài Gòn, hầu hết là do đánh ghen. Dù vậy, các thế hệ sau đều thua cú ra tay dữ dội của bà Năm Rađô. Vụ tạt axít vũ nữ Cẩm Nhung mở màn cho “phong trào” đánh ghen bằng axít ở Sài Gòn, cũng là vụ đánh ghen tàn bạo nhất được ghi nhận ở đất Sài thành cho đến ngày nay.
Theo Lao Động
nguồn:http://www.nguoiduatin.vn/vu-nu-bi-tat-axit-noi-tieng-nhat-sai-gon-da-qua-doi-a83180.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Tham luận của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa trước Quốc hội 


Đôi lời: Tối qua báo Tuổi trẻ đăng bài tham luận trước Quốc hội của Đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nhan đề ”Lo lắng kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc“. Tuy nhiên, so với bản gốc mà ông gửi cho các báo, bản trên Tuổi trẻ có thiếu vài đoạn.
Do đó, chúng tôi xin đăng toàn văn bài tham luận này. Toàn bộ phần chữ có màu xanh là nguyên văn bản tham luận, riêng phần màu danh dương ở đầu không có trên Tuổi trẻ. Phần chữ có màu đen là Tuổi trẻ thêm vào so với bản mà chúng tôi có được.
Tuổi trẻ
30/05/2013 21:12 (GMT + 7)
Lo lắng nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đã và đang phụ thuộc vào Trung Quốc, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) đã có bài tham luận đăng ký phát biểu tại hội trường Quốc hội ngày 30-5.

1
Do không đủ thời gian, ông đã gửi tham luận đến Ban thư ký kỳ họp. TTO xin gửi đến bạn đọc bản tham luận này.
 Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cho biết:
Kính thưa Quốc hội, kính thưa chủ tọa đoàn,
Tôi xin góp một số ý kiến như sau.
Các đại biểu QH, trong đó có tôi, với tinh thần chia sẻ khó khăn với Chính phủ, đã đem hết tâm huyết và trách nhiệm  để phân tích tình hình và đề ra giải pháp phát triển KT-XH cho năm 2013. Điểm nổi bật  là, tuy thừa nhận những nỗ lực và thành tựu của Chính phủ trong 2012 và 4 tháng đầu 2013, khá nhiều đại biểu cho rằng Báo cáo của Chính phủ không phản ánh đầy đủ và xác thực tình hình khó khăn, yếu kém, cả về những con số lẫn đánh giá, nhận định. Mặt khác, 8 giải pháp của Chính phủ nặng về liệt kê các đầu việc, các yêu cầu và mục tiêu phán đấu, không ít nội dung chỉ mới là những khẩu hiệu. Ban Thư ký đã có bản tổng hợp rất đầy đủ những ý kiến của đại biểu, rất mong Thủ tướng và các thành viên Chính phủ nghiên cứu kỹ các thông tin đó để vận dụng trong trọng trách của mình nhằm làm chuyển biến tình hình.
Tôi xin phép tập trung vào một điểm ít được nêu lên. Nhiều cử tri, doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế đã hết sức lo lắng về việc nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta đã và đang phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc với tốc độ, qui mô và tính chất đáng báo động.
Về đầu tư xây dựng, nhà thầu Trung Quốc đã thắng thầu nhiều (thậm chí phần lớn) dự án lớn, chủ yếu dựa vào tiêu chí giá rẻ, và những cam kết “muốn gì có nấy”, về sau mới thấy công nghệ, nhân lực và cả nguồn vốn của họ đều không đạt yêu cầu.
Thương lái TQ xâm nhập sâu vào các vùng miền nước ta, chi phối thị trường bằng các thủ thuật giá, thu mua với giá rẻ những mặt hàng để lại tác hại nhiều mặt cho chúng ta (như vụ mua cây trâm cổ ở Quảng Ngãi). Có những thứ không biết họ mua để làm gì. Nông sản, thực phẩm  và hàng công nghiệp TQ giá rẻ tràn ngập nước ta mà không bị kiểm soát về chất lượng và vệ sinh, an toàn, thậm chí có những mặt hàng dán mác VN. Có trường hợp dán cờ TQ lên hàng hóa bày bán trong siêu thị Việt Nam, mà chẳng dán cờ của nước nào khác, kể cả cờ VN. Hình cờ TQ dùng minh họa trong sách học đánh vần trong nhà trường VN, với lý do sách dịch từ TQ nên phải in cờ họ.
Do sức cạnh tranh giảm sút, thiếu công nghiệp hỗ trợ, ngày càng nhiều doanh nghiệp VN phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu đầu vào và cả công nghệ thấp của TQ, bởi vì giá rẻ, cách mua bán linh hoạt, và VN thiếu rào cản kỹ thuật rào, quản lý cửa khẩu lỏng lẻo. Trước tình hình kinh tế suy thoái, đang có sự e ngại về việc VN có thể trở thành bãi đáp công nghệ thấp cho các nhà đầu tư TQ, vì giá lao động rẻ, và quản lý dễ dãi về an toàn, vệ sinh, môi trường.
Đã có sự báo động là một số ngành công nghiệp VN có thể sẽ nhường chỗ cho doanh nghiệp TQ trên sân nhà. Có chuyên gia cung cấp số liệu là trong khi nước ta xuất siêu trong năm 2012, thì chúng ta lại nhập siêu trên 16 tỷ đô la từ TQ. Có thể nói, mọi nỗ lực và thành tích của chúng ta trong hơn hai thập kỹ qua trong việc đa phương hóa, đa dạng hóa đầu tư, thương mại, công nghệ và thị trường đang có nguy cơ bị xóa sổ.
Tôi cho rằng, chúng ta chưa điều tra và nắm rõ  đầy đủ số liệu, thông tin về sự phụ thuộc của nền kinh tế VN vào nền kinh tế TQ, nhất là  trong lĩnh vực đầu tư tài chính, mua bán công ty khi những thương vụ ấy diễn ra ngoài quốc gia. Sự lệ thuộc về kinh tế, nếu không có giải pháp đối phó, sẽ được sử dụng để phối hợp nhịp nhàng với cuộc đấu tranh về chủ quyền lãnh thổ trong tình huống cần thiết. Khi Trung Quốc uy hiếp tàu cá Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, như báo chí đưa tin sáng nay, thì nguy cơ này càng hiển hiện.
 Trong thế giới ngày nay, dù toàn cầu hóa và hội nhập ở mức độ cao, tình trạng “mạnh được yếu thua”, “khôn sống mống chế” vẫn tồn tại và thách thức. Vì vậy, nhất là đối với các nước nhỏ yếu, hội nhập phải đi đôi với tăng sức cạnh tranh và bảo hộ hợp lý, nếu không thì chúng ta sẽ thua trên chính sân nhà. Đó là lời cảnh báo chuẩn xác cách đây gần hai mươi năm, khi chúng ta gia nhập AFTA, sau đó là WTO.
Thua kém có nhiều mức độ, nhưng lệ thuộc về kinh tế là sự thua kém đáng sợ nhất, nhất là khi nó đi kèm với mối đe dọa về chủ quyền lãnh thổ. 
Rất mong Chính phủ sớm có giải pháp để khẩn trương, kịp thời ứng phó trước mắt, đồng thời có đối sách mang tính căn cơ, chiến lược lâu dài”. 
Xin cám ơn Quốc hội.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa
nguồn:http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/31/tham-luan-cua-dai-bieu-truong-trong-nghia-truoc-quoc-hoi/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Hiến pháp: Năm nội dung cần được giải trình thêm 


TUANVIETNAM
31/05/2013 11:19 GMT+7
GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân *
 Đã có nhiều ý kiến đã được tiếp thu, có những điều khoản được đề nghị với hai, ba phương án, nhưng nhìn chung Dự thảo Hiến pháp phiên bản ngày 17.5.2013 chưa đáp ứng được mong đợi.

Ngày 21.5.2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân, và bản dự thảo mới.
Đã có nhiều ý kiến đã được tiếp thu, có những điều khoản được đề nghị với hai, ba phương án, nhưng nhìn chung Dự thảo Hiến pháp phiên bản ngày 17.5.2013 chưa đáp ứng được mong đợi. Một số nội dung quan trọng, cho dù không thuộc diện “nhạy cảm”, vẫn được giữ như trong phiên bản tháng 12.2012 và cần được giải trình thêm. Xin dẫn ra đây năm vấn đề.
1. Nhiều góp ý, phân tích rất sắc sảo bởi những người trong cuộc có trọng trách, về Chương IX, Chính quyền địa phương, cho rằng khó chấp nhận cách viết trong phiên bản 12.2012, lẫn hai phương án đề ra trong phiên bản 05.2013, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều “cải tiến” chưa được tổng kết một cách nghiêm túc (như việc bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện chẳng hạn).
Cán bộ ở cơ sở thường nói với nhau: ở trên giống như ông Trời, tỉnh như mái nhà, huyện như các máng xối và xã là các cái lu hứng tất cả những quy định của cấp trên. Nhận xét này rất sát thực tế cần được ghi nhận để nhìn ra các hệ lụy tiềm tàng nếu những quy định về chính quyền địa phương (Chương IX) mờ mờ ảo ảo như trong dự thảo.
2. UBDTSĐHP bổ sung vào Điều 2 khoản 3, cụm từ kiểm soát: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Rất nhiều ý kiến xác đáng cho rằng không thể có chuyện kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước khi mà Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, và nêu câu hỏi không rõ Quốc hội chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước nào trong dự thảo Hiến pháp?
Chúng ta hãy chờ nghe giải trình của UBDTSĐHP.
Sẽ toàn diện và tốt hơn nhiều nếu Đảng quyết trên cơ sở ý kiến ban đầu của mình và sau khi lắng nghe kết quả bàn bạc giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
3. Nhiều ý kiến cũng yêu cầu Dự thảo cần quy định rõ trong Hiến pháp việc giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước và Đảng (Điều 4) sẽ được thực hiện bằng cơ chế nào.
Việc lấy phiếu tín nhiệm 49 vị được Quốc hội bầu và phê chuẩn là một bước tiến trong tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị và xã hội nước ta mà đáng lý ra đã phải được thực hiện từ nhiều năm rồi theo quy định của Điều 84 khoản 7 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001).
Mặc dù biết rằng đối tượng lấy phiếu tín nhiệm được xác định như thế, nhưng vẫn có một cái gì đó làm cho cử tri cảm nhận như một điều chưa được trọn vẹn. Có lẽ vì người có trách nhiệm cao nhất trong trọng trách lãnh đạo Nhà nước và xã hội lại đứng ngoài sự kiện.
Tại sao dự thảo Hiến pháp không quy định một điều khoản theo đó Quốc hội thể hiện mức độ tín nhiệm đối với vị này bằng lá phiếu của đại biểu Quốc hội, như là một phương thức thể hiện sự giám sát của nhân dân đối với Đảng? Thiết nghĩ UBDTSĐHP nên xem xét kiến nghị này.
4. Vị trí và vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội và một Quốc hội có thực chất tương xứng với chức năng và nhiệm vụ đã được góp ý khá nhiều. Không thể nói “cơ bản ý kiến nhân dân tán thành với quy định về Quốc hội như Dự thảo đã công bố” để không giải trình đầy đủ về hai vấn đề trên.
Từ chỗ là cơ quan thường trực của Quốc hội giữa hai kỳ họp của Quốc hội hiện nay, theo thiết kế của UBDTSĐHP 1992, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ trở thành một cơ quan thường trực của Quốc hội, với rất nhiều quyền hạn hiến định, kể cả lãnh đạo Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội.
Không thể viện dẫn lý do “trong điều kiện Quốc hội không hoạt động thường xuyên” để rồi trao một số thẩm quyền của Quốc hội cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, bởi lẽ viện dẫn này có nguy cơ dẫn đến tiếm quyền và truất quyền.
Một hai chục người trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể thay thế 500 đại biểu Quốc hội mà cử tri bầu ra và yêu cầu họ làm việc thực chất, có trí tuệ và trách nhiệm.
5. Về Chương X, tại nhiều diễn dàn, nhiều ý kiến đã được phát biểu không thể rõ ràng hơn: hoặc là thành lập Hội đồng Hiến pháp đúng nghĩa để bảo đảm sự tôn trọng Hiến pháp bởi mọi tổ chức và cá nhân, hoặc là không thành lập chứ không thể lập lờ lập ra “cái gọi là Hội đồng Hiến pháp” như UBDTSĐHP đề xuất.
Tương tự, Hội đồng bầu cử quốc gia ở các nước được thành lập là vì ở đó có nhiều đảng phái chính trị tham gia bầu cử. Ở Việt Nam, trong chế độ chính trị được quy định tại Chương I, lập ra Hội đồng bầu cử quốc gia có thực sự cần thiết không, ngoài một thông điệp nào đó, nếu có, cần nói rõ.
N.N.T.

* GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
nguồn:http://anhbasam04.wordpress.com/2013/05/31/hien-phap-nam-noi-dung-can-duoc-giai-trinh-them/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Trà Giang - Xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa định hướng tư bản hoang dã. 


Trà Giang


danluan_d0072.jpg

Bài viết sau đây có đụng đến tên một số người, dù được viết tắt, gắn với địa danh có thật, đầy đủ để kiểm chứng, nhưng không có mục đích nói về những cá nhân đó về những hành vi đặc trưng của họ. Bởi như vậy sẽ không nói được hết về họ và về những hành vi đặc trưng tương tự ở những người khác cùng loại hình với họ ở những địa danh khác. Mục đích của bài viết chỉ đơn giản chứng minh, báo động tiếp tục cho một quá trình không bình thường nhưng đã trở thành bình thường trong đất nước được gọi tạm bằng tiêu đề của bài viết.
Ông N. H. B., qua thời gian làm Bí thư tỉnh ủy ở một tỉnh miền Trung, đã làm được 3 việc riêng rất lớn. Thứ nhất, ông đã đặt tên cho một trường học ở địa phương này bằng tên của anh ruột ông, một liệt sĩ tử trận tại một tỉnh phía Nam; kế theo sự đặt tên đó, ông đã dùng thế mạnh uy quyền của mình để “kêu gọi” sự “ủng hộ” của nhiều doanh nghiệp để xây dựng một số hạng mục cho ngôi trường đó với số vốn nhiều tỉ đồng. Thứ hai, ông đã vận động cho con trai mình được cấp phép đầu tư một dự án khu dân cư cao cấp có diện tích vài chục hecta ở sát nách khu đô thị tỉnh lị, núp dưới bóng một công ty có một đại diện pháp nhân người Hàn Quốc cha căng chú kiết nào đó. Thủ tục cấp phép đầu tư hết sức nhanh chóng, thuận lợi để đến hiện nay, đất ruộng màu mỡ trở thành đất bỏ hoang và hàng trăm hộ nông dân đang ngồi ăn dần cái đuôi thạch sùng tiền đền bù của mình, rồi sẽ hết và bơ vơ. Thứ ba, suýt nữa, cùng với dự án chung cư đô thị đó, ông cho lấp con sông chính của tỉnh để làm một cái đập dâng với mục đích tạo công trình ăn chơi giải trí phụ để thu hút sức mua của những căn biệt thự và các công trình dịch vụ dự kiến sẽ được xây trong khu đô thị mới của con ông.
Nhờ công tích sự nghiệp ấy, ông được điều động thăng cấp thủ trưởng của một cơ quan tối cao của hệ thống pháp chế nước nhà. Một ông bí thư khác lại được điều về, nhanh chóng khẳng định mình bằng việc xem thường tất cả các vị dưới quyền cao tuổi của địa phương, gây rối lên trong công tác nhân sự nhân việc cái gọi là thực hiện nghị quyết trung ương 4, mà thực chất là hiện thực hóa mưu đồ sắp xếp quyền lực và quyền lợi theo ý của một số người để chuẩn bị hết nhiệm kỳ, tiện thể ra oai với những cán bộ trẻ đang tham vọng ngấp nghé vào một số vị trí đặc quyền của tỉnh, qua đó tranh thủ kiếm chác từ nguồn chạy chức chạy quyền mà cái nghị quyết trên đã nói đến như một việc phổ biến. Cùng với việc làm mà ông gọi là “cuộc cách mạng” đó của tỉnh, ông cũng không quên đền ơn đáp nghĩa người tiền nhiệm bằng việc tiếp tục “vận động” các doanh nghiệp hỗ trợ cho ngôi trường đặc biệt nói trên mà hiện thực nhất là ngày 22/5/2013 vừa qua, trực tiếp ông đương bí thư đã đến trao 1 tỉ đồng của một công ty nhà nước thuộc tập đoàn dầu khí để xây dựng nhà tập đa năng của trường, trong tổng số vốn 6,2 tỉ đã huy động được từ các doanh nghiệp khác.
Điều không bình thường đã trở thành bình thường bộc lộ qua một số việc nêu trên, mà từ đó có thể khái quát cho những hiện tượng khác đang diễn ra trong đời sống kinh tế chính trị của đất nước là:
1. Việc đặt tên trường đó có thực hiện được không nếu đó không phải là anh ruột của bí thư tỉnh ủy? Còn bao nhiêu anh hùng liệt sĩ khác chưa được lấy tên để đặt, trước hết là cho các trường học?
2. Việc lợi dụng quyền lực để “kêu gọi”, thực sự là gợi ý, cưỡng ép các doanh nghiệp góp tiền xây dựng cho một ngôi trường như vậy nghĩa là gì và có thể làm được không nếu ngôi trường ấy không mang tên anh ruột ông bí thư tỉnh ủy? Còn bao nhiêu ngôi trường xập xệ ở hầu khắp các địa phương miền núi, bao nhiêu học sinh dân tộc thiểu số bán trú phải ở trong những căn chòi với bữa ăn toàn rau, mì tôm và thịt chuột, ếch nhái tranh thủ từ nền kinh tế cộng sản nguyên thuỷ ở những chốn sơn cùng thuỷ tận này?
3. Cả hai việc trên đều xuất phát từ việc khai thác uy quyền của những quan chức đảng và mối quan hệ của các vị này với các doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là lĩnh vực tư nhân. Mối quan hệ gắn kết thân thiết này là gì trong hệ thống kinh tế chính trị Việt Nam hiện nay? Làm thế nào để xây dựng “chủ nghĩa xã hội” khi công việc hàng ngày của một ông bí thư chủ yếu là gặp gỡ riêng, làm việc, nhận lời mời cơm, tiếp khách đến chào...đối với các doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là những cuộc tiếp chớp nhoáng vài ba phút tại nhà riêng, với những nụ cười rất tươi khi từ biệt, là việc nghe doanh nghiệp doanh nhân mồi chài, hiến kế trục lợi nhiều hơn là nghe ý kiến tham mưu của cán bộ cấp dưới? Liệu có lành mạnh, bình thường không khi một ông bí thư tỉnh ủy đến ngồi dự một cuộc gọi là hội thảo của một công ty tổ chức tại một sở, mà thực chất là đi lừa phỉnh chào bán hàng thiết bị giáo dục bởi công ty ấy là sân sau, là người nhà của ông bí thư?
4. Những món tiền gọi là tài trợ của các công ty nhà nước được sử dụng nói trên thuộc phạm trù nào của nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa? Liệu những người chủ, giai cấp tiền phong, tức là công nhân của các công ty này có quyền được biết về những món chi tiêu đó không?
Đó là những câu hỏi khó từ những việc làm tưởng là rất khó. Nhưng nó vẫn làm được vì những cơ sở thiết chế và thể chế xã hội chủ nghĩa vốn có của nó, xuất phát từ sự độc quyền lãnh đạo không thể buông được. Những việc như thế không thể diễn ra ở các nước tư bản chủ nghĩa dẫy chết; nó diễn ra ở đây, để làm chứng cho quá trình đảng dùng cơ sở xã hội chủ nghĩa cũ để hướng đến những mục tiêu tư bản hoang dã mới trong chiếc bánh vẽ đổi mới.
Trà Giang
Khách gửi hôm Thứ Sáu, 31/05/2013          
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130531/xa-hoi-xa-hoi-chu-nghia-dinh-huong-tu-ban-hoang-da
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001 

Bài phỏng vấn trên NPR về vấn đề Biển Đông

Thái Văn Cầu


NPR hay National Public Radio là cơ quan truyền thông có uy tín cao ở Mỹ. Chương trình “Talk of the Nation” của NPR là một chương trình nhắm vào những vấn đề mà họ cho là quan trọng mà người Mỹ phải quan tâm. Đây là kiểu “bàn tròn” để các vấn đề được trình bày từ những khía cạnh hay quan điểm khác nhau cho thính giả hiểu rõ thêm.
Thành phần tham dự phỏng vấn bao gồm Neal Conan, hướng dẫn chương trình, Michael Sullivan, nhà báo chuyên nghiệp, Chris Johnson, cựu quan chức và hiện là chuyên gia về Trung Quốc, và Ngô Vĩnh Long, giáo sư tại Đại học Maine, Hoa Kỳ.
http://www.npr.org/2013/05/23/186286686/a-look-ahead-to-the-flash-point-in-the-south-china-sea
Bài phỏng vấn trên NPR cho thấy những điểm chính sau:
1. Họ nói tranh chấp ở Biển Đông chủ yếu là vì trữ lượng dầu khí và thuỷ sản ở đó, và tranh chấp chủ yếu là giữa Việt Nam với Trung Quốc vì “dân tộc chủ nghĩa” của hai nước này đặc biệt lớn, lớn hơn Philippines và các nước khác
2. Họ nói vì Việt Nam có “dân tộc chủ nghĩa” rất cao cho nên lãnh đạoViệt Nam dùng tranh chấp với TQ để đánh lạc hướng dư luận quần chúng đối với những khó khăn kinh tế trong nước
3. Họ nói Hoa Kỳ là nước đứng bên lề nhưng bị các nước trong khu vực kéo vào như là một “đàn anh” để bảo vệ họ, đặc biệt là Philippines và Việt Nam
4. Họ nói do Mỹ chưa ký Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), Mỹ khó có thể có vai trò trực tiếp (hay lớn hơn) trong vấn đề Biển Đông được
5. Họ lập lại quan điểm của Trung Quốc là “giữ nguyên trạng” để tránh gia tăng căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông
Giáo sư Ngô Vĩnh Long dùng cuộc phỏng vấn để “nhắc khéo” một số nhận định chưa chính xác:
Vấn đề tranh chấp không chỉ giữa VN và TQ mà là vấn đề toàn cầu. Khi 90% chuyển vận hàng hoá trên thế giới là bằng đường biển và 60% số lượng chuyển vận bằng đường biển đi qua Biển Đông thì tham vọng đường lưỡi bò của TQ, đòi chủ quyền khoản 80% toàn bộ Biển Đông, không trên cơ sở pháp lý hay chứng cứ lịch sử nào, là nguyên nhân gây nên căng thẳng hiện nay.
Khi Chris Johnson nói Mỹ chưa ký UNCLOS thì ông ấy muốn nói là Mỹ chưa “chính thức ký” vì Quốc hội Mỹ chưa phê chuẩn, nhưng thật ra chính phủ Mỹ năm 1994 đã ký cái gọi là “Hiệp ước Thi hành” (Agreement on Implementation) đối với UNCLOS rồi. Việc Johnson nói một là để làm áp lực Quốc hội Mỹ phê chuẩn và hai là để trốn tránh trách nhiệm của Mỹ trong việc làm áp lực TQ, một phần là vì ông ta là chuyên gia về TQ, khó thể công bằng trong nhận định dẫu Johnson có “tiến bộ” cách mấy đi nữa.
Nước Mỹ đã đóng vai trò chủ yếu trong việc thúc đẩy sự hình thành của UNCLOS và đã thi hành Luật Biển của LHQ một cách nghiêm chỉnh từ lâu rồi cho nên dù Quốc hội Mỹ chưa phê chuẩn thì chính phủ Mỹ cũng không có thể trốn tránh trách nhiệm được. Đặc biệt là trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông thì chính Mỹ đã chơi lá bài TQ và đã giúp TQ hùng mạnh trên các lãnh vực kinh tế và quân sự cho nên Mỹ có trách nhiệm với lịch sử và với thế giới.
Cuộc phỏng vấn trên NPR cho thấy lãnh đạo VN cần tích cực hơn trong nỗ lực giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, trong đó bao gồm nhu cầu tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, đánh đổ các quan điểm sai trái do hoả mù của TQ tạo nên, như “dân tộc chủ nghĩa”, “gác tranh chấp, cùng khai thác”, “giữ nguyên trạng”, v.v.
Khi TQ chiếm đóng nhóm đảo An Vĩnh ở Hoàng Sa của VN năm 1956, dùng vũ lực chiếm đoạt nhóm đảo Lưỡi Liềm ở Hoàng Sa năm 1974, khiến 74 chiến sĩ VNCH hy sinh, dùng vũ lực chiếm đoạt đảo, đá ở Trường Sa của VN năm 1988, khiến 64 chiến sĩ QĐNDVN hy sinh, xung đột quân sự với Philippines ở Trường Sa năm 1995, TQ có theo chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác”, “giữ nguyên trạng” hay không?
Do Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử rõ ràng, vững chắc, và do tư duy bá quyền nước lớn, do hành động ngang ngược cố hữu của Trung Quốc đối với Việt Nam trong bao năm qua, để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi đất nước một cách hữu hiệu, lãnh đạo Việt Nam không có con đường nào khác ngoài sử dụng luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Nhân sự kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự và phát biểu chính tại lễ khai mạc Đối thoại Shangri La diễn ra tại Singapore ngày 31/5/2013, nếu có thể, xin các Bác, Anh Chị chuyển thông tin trên đến những quan chức quen biết.
Xin cám ơn.
T. V. C.
TB: Bài đính kèm dạng pdf (xem ở đây) có đánh dấu một số đoạn liên hệ. Rất tiếc là chưa có bản dịch tiếng Việt!
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/47214
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Giới quân nhân Cuba chuẩn bị cho giai đoạn chuyển tiếp 

Juan Tamayo, El Nuevo Herald (Mĩ)

Phạm Nguyên Trường dịch
Giới quân nhân Cuba đang nghiên cứu một cách kĩ lưỡng kinh nghiệm giai đoạn chuyển tiếp của nước Nga, các nhân viên an ninh đã tỏ ra niềm nở hơn với những người bất đồng chính kiến. Đang diễn ra quá trình chuẩn bị cho giai đoạn chuyển tiếp, ông Guillermo Fariñas, một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tuyên bố như thế.
Nhiều sĩ quan cao cấp Cuba sợ rằng chế độ sẽ sụp đổ và họ không muốn rơi vào tình trạng của những người ủng hộ chế độ của Moamar Gadafi ở Libya, nhà bất đồng chính kiến này nói trong cuộc phỏng vấn với tờ El Nuevo Herald và tờ The Miami Herald (xuất bản ở Mĩ) như thế.
Họ sẵn sàng thực hiện một cuộc chuyển tiếp chậm chạp, tạo điều kiện cho họ tiến hành quá trình tư nhân hóa, như những người thuộc mặt trận Sandinist ở Nacaragua đã làm năm 1990 khi họ thất bại trong cuộc bầu cử vào năm đó. Những người thuộc mặt trận Sandinist đã giành được những miếng bánh to nhất.
Guillermo Fariñas nói rằng, ông vẫn thường xuyên nói chuyện với các sĩ quan cao cấp, hàm thượng tá hay đại tá, những người từng học với ông trong các học viện quân sự. Guillermo Fariñas đã qua một khóa huấn luyện kéo dài 3 năm tại một học viện quân sự của Liên Xô và đã từng chiến đấu ở Angola.
“Từ những cuộc nói chuyện với họ, tôi biết rằng hàng tuần các sĩ quan cao cấp vẫn tổ chức những buổi hội thảo về giai đoạn chuyển tiếp ở Nga và Bạch Nga, về thời điểm và biện pháp tiến hành những cuộc cải cách kinh tế và chính trị. Trong đó có cải giai đoạn cai trị độc đoán của Putin, gọi là ‘chủ nghĩa Putin’”, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nói như thế.
Theo lời những người cố vấn của Raúl Castro thì ông ta sẵn sàng cho từ 15 đến 25 người bất đồng chính kiến được bầu vào Quốc hội Cuba, nhưng Raúl sợ rằng Fidel sẽ không bao giờ chấp nhận chuyện này.
Một số nhân viên cơ quan an ninh không muốn bị mang tiếng trong những vụ đàn áp những người bất đồng chính kiến vì sợ rằng khi chế độ sụp đổ họ sẽ gặp rắc rối.
Trong những năm đầu 1990, các nhân viên an ninh từng khoác lác rằng chế độ cộng sản ở Cuba sẽ không bao giờ thay đổi. Bây giờ họ đã có quan niệm khác và tuyên bố rằng chỉ thực hiện mệnh lệnh của ban lãnh đạo tối cao của đất nước mà thôi.
Guillermo Fariñas nói với các nhà báo rằng ngày 4 tháng 1 năm nay, tức là trước khi Miguel Díaz-Canel được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Quốc gia, ông đã gặp Díaz-Canel ở Santa Clara, quê hương của ông ta.
“Tôi đi ngang qua nhà bố mẹ Miguel Díaz-Canel và nhìn thấy chiếc ô tô hiệu Geely đứng cạnh đó, đây là loại ô tô do Trung Quốc sản xuất, chỉ dành cho các quan chức cao cấp. Miguel Díaz-Canel bắt tay tôi và hỏi thăm sức khỏe. Chúng tôi nói chuyện khoảng 15 phút. Ông ta hỏi tôi có đồng ý gặp đại diện của chính phủ Cuba không. Tôi trả lời đồng ý.” Guillermo Fariñas nói như thế.
Miguel Díaz-Canel hứa sẽ báo cáo với cấp trên ở Habana về cuộc nói chuyện với Guillermo.
Nhà bất đồng chính kiến tuyên bố rằng ông chống lại việc rỡ bỏ cấm vận vô điều kiện của Mĩ đối với Cuba và nói thêm rằng mặc dù ông tôn trọng nhà thờ Thiên chúa giáo, nhưng thất vọng trước cách hành xử của Hồng y Jaime Ortega.
Vì vậy, nếu chính phủ Cuba đồng ý đàm phán với phe đối lập, Guillermo Fariñas sẽ phản đối, không để Hồng y tham gia vào những cuộc đàm phán đó.
Guillermo Fariñas vừa là nhà báo vừa là nhà tâm lí học và nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Cuba. Từ năm 1995 đến nay ông đã tiến hành 23 lần tuyệt thực. Lần gần đây nhất có thể coi là kéo dài nhất và nặng nề nhất. Lần đó, Guillermo Fariñas đã nhịn ăn 135 ngày, với hi vọng rằng sẽ thuyết phục được chính phủ Cuba trả tự do cho những chính trị phạm bị suy sụp về sức khỏe.
Cuộc tuyệt thực chấm dứt sau khi Chủ tịch Cuba, Raul Castro, hạ lệnh thả 52 chính trị phạm nổi tiếng nhất.
Vì những thành tích trong hoạt động bảo vệ nhân quyền của mình, tháng 12 năm ngoái Liên minh châu Âu đã trao cho Guillermo Fariñas huân chương Andrey Sakharov, nhưng chính quyền Cuba không cho ông đi nhận giải thưởng này.
Hiện nay Guillermo Fariñas đang có chuyến đi vòng quanh thế giới, ông sẽ đến Mĩ, Puerto-Rico, Bỉ và sẽ trở về Habana vào tháng 6.
Ở Bỉ, ông sẽ được trao huân chương Sakharov cùng khoản tiền thưởng của Quốc hội châu Âu, trị giá 60.000 dollar.
J. T.
Nguồn: Fariñas: militares cubanos estarían preparándose para la transición
Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/world/20130530/209497248.html

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/47211
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Nguyễn Quang A: "Việt Nam đang thế này mà vào Hội Đồng Nhân Quyền là rất hổ thẹn cho Liên Hiệp Quốc" 


Huyền Trang, VRN

VRNs (31.05.2013) – Sài Gòn – Vấn đề quan trọng của nhà cầm quyền cộng sản VN hiện nay là cải thiện tình hình nhân quyền để có thể được ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ và gia nhập vào Hiệp định mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thế nhưng, nhân quyền tại VN không những được cải thiện mà còn vi phạm nặng nề hơn thể hiện qua phiên tòa sơ thẩm của hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào ngày 16.05.2013 vừa qua, tại tòa án tỉnh Long An.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bản án rất nặng 8 năm tù giam và 3 năm quản chế cho Nguyên Kha và, 6 năm tù giam và 3 năm quản chế cho Phương Uyên nhằm mục đích đe dọa và ngăn cản những tiếng nói đấu tranh ôn hòa của các bạn trẻ trong nước, thì điều này sẽ không có kết quả và sẽ không bao giờ có kết quả.
Xin mời Quý vị theo dõi cuộc trao đổi giữa phóng viên VRNs với Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
VRNs: Thưa Ông, Ông đánh giá như thế nào về kết quả bản án dành cho Phương Uyên và Nguyên Kha với bối cảnh VN trong thời gian đàm phán gia nhập vào Hiệp định Mậu dịch Tự do Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016?
Ts Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng không chỉ có vụ Phương Uyên và Nguyên Kha mà còn rất nhiều vụ khác nữa, kể cả vụ ở Nghệ An [phiên tòa Phúc Thẩm các anh TNCG và TL diễn ra vào ngày 23.05.2013]. Có thể nói rằng, tình trạng nhân quyền ở Việt Nam bị sa sút rất lớn. Nhất là việc bắt bớ, giam cầm những Bloggers và những người đấu tranh ôn hòa. Đây là một sự vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng trong thời gian vừa qua. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với nhu cầu của VN là muốn gia nhập vào Hội đồng Nhân quyền LHQ (HĐNQ LHQ). Nếu LHQ để VN vào HĐNQ thì đây là một sự hổ thẹn cho HĐNQ LHQ. Và đối với việc VN đang đàm phán TPP, người ta đang đặt vấn đề nhân quyền là một vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên có thể vấn đề kinh tế khi đàm phán người ta nói thế, nhưng người ta lại không đặt nặng lắm về vấn đề nhân quyền. Tôi chỉ mong tôi sai, là khi VN đàm phán thì người ta luôn luôn đưa ra một cái gì đấy để mặc cả, [ví dụ như: nhà cầm quyền] sẽ thả những người này, người này, người này và vấn đề đổi lại là cái này, cái kia, cái nọ…chẳng hạn như thế. Tôi chỉ hy vọng là tôi sai. Nếu mà đúng như thế thì đây là một mưu tính hết sức là bỉ ổi.
VRNs: Thưa Ông, Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Dân chủ ông Ben Cardin nhấn mạnh đến tiêu chuẩn quốc tế về vấn đề Nhân Quyền sẽ đặt trọng tâm ưu tiên trong quá trình đàm phán TPP, tại các nước như Việt Nam và Malaysia. Vậy nhà cầm quyền cộng sản VN xử án tù rất nặng cho hai sinh viên này nhằm mục đích gì?

Ts Nguyễn Quang A:
Tôi nghĩ rằng, có lẽ phải hỏi chính họ [nhà cầm quyền] mới biết được các mục đích đó là cái gì. Nhưng đối với những người dân như tôi, thì tôi nghĩ có lẽ mục đích đầu tiên của họ là để đe dọa, để tiếp tục ngăn cản những tiếng nói của các bạn trẻ. Nhưng mà tôi nghĩ, cách làm của họ không khôn ngoan và nó như là đổ thêm dầu vào lửa. Chúng ta thấy ngay được là sau khi phiên tòa [sơ thẩm của Phương Uyên và Nguyên Kha kết thúc] đã có sự phản đối hết sức quyết liệt của giới trẻ và người dân. Và như thế, họ [nhà cầm quyền] hoàn toàn [đi] ngược lại với ý định [của họ]. Nếu như chúng ta giả định là họ [nhà cầm quyền] muốn [dùng bản án của Phương Uyên và Nguyên Kha] để đàn áp, đe dọa thì điều này không có kết quả và sẽ không bao giờ có kết quả.

VRNs: Thưa Ông, Ông có nghĩ rằng kết quả phiên tòa này sẽ là bằng chứng để cộng đồng quốc tế từ chối VN ngồi vào ghế nhân quyền LHQ và Mỹ từ chối VN tham gia hiệp ước TPP không?
Ts Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng, vào HĐNQ LHQ chắc là khó, bởi vì các nước EU gồm mấy chục nước, Mỹ và một số nước khác nữa đã lên tiếng rất mạnh. Tôi không hiểu Hội đồng tổ chức của HĐNQ là cơ cấu gồm những cái nào thì không rõ. Như tôi đã nói, nếu để VN đang ở trong tình trạng như thế này mà vào HĐNQ là một sự rất hổ thẹn cho HĐNQ LHQ. Còn về Hiệp định TPP, tôi nghĩ rằng, họ không có ảnh hưởng lớn lắm đến chuyện VN tham gia vào Hiệp định này, bởi vì đó là vấn đề kinh tế, nó sẽ lấn át tất cả các lợi ích khác. Chúng ta chỉ nhìn sơ qua thấy báo cáo về tự do Tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ vừa rồi rất là nhẹ nhàng. Cũng có nói cái này, cái kia nhưng mà khá là nhẹ nhàng so với các Tổ chức Phi Chính phủ, các Tổ chức Nhân quyền lên tiếng. Và trong TPP thì nó còn có nhiều thứ, nhiều các lợi ích khác nó ảnh hưởng đến việc tham gia hay không. Tất nhiên, như bên Quốc hội Mỹ thì họ có những ý kiến của họ, hoặc là ý kiến của một số Dân biểu, hoặc Thượng nghị sĩ của họ, nhưng mà Hành pháp ở Mỹ thì họ lại có những cái lợi ích khác và nhiều khi nó cũng không phải hoàn toàn là đồng nhất với nhau.
VNRs: Xin cám ơn Ts Nguyễn Quang A!
Khách gửi hôm Thứ Sáu, 31/05/2013 
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130531/nguyen-quang-a-viet-nam-dang-the-nay-ma-vao-hoi-dong-nhan-quyen-la-rat-ho-then-cho
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Hàn Quốc ngừng hoạt động thêm hai lò phản ứng hạt nhân vì các bộ phận thay thế bị lỗi 



Nhóm phóng viên AFP, Seoul 28 tháng 5, 2013
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam lược dịch

Hôm thứ Ba, Hàn Quốc vừa ngưng hoạt động thêm hai lò phản ứng hạt nhân và hoãn việc tái vận hành theo lịch trình đối với hai nhà máy hạt nhân khác, khiến chính phủ phải cảnh báo sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện “chưa từng có” tại nước này.
Liên quan với một cuộc điều tra mở rộng về một vụ bê bối liên quan đến những phụ tùng cho lò phản ứng hạt nhân được cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn giả mạo, hành động mới nhất này có nghĩa là 10 trong số 23 lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc hiện giờ đang ngừng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau.
“Tình trạng thiếu điện trên một quy mô rộng lớn chưa từng có sợ sẽ xảy ra vào mùa hè này,” Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng cho biết trong một thông cáo báo chí, và cho biết thêm rằng công tác thay thế những phụ tùng bị nghi ngờ không đủ tiêu chuẩn có thể mất đến bốn tháng.
Cảnh báo về tình trạng mất điện toàn phần, được kích hoạt tự động một khi nguồn dự trữ năng lượng bị tụt xuống dưới một mức nhất định, là rất có thể, trong khi tình trạng thiếu điện có thể sẽ là “rất nghiêm trọng” vào tháng Tám, bản báo cáo cho biết.
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng cho biết Bộ sẽ “mạnh tay” thực thi các biện pháp để giảm tiêu thụ năng lượng, bao gồm việc sắp xếp lại giờ giấc làm việc để trải rộng nhu cầu điện và hạn chế những cao điểm về tiêu thụ năng lượng có thể gây tác hại.
Lúc công suất điện được cung cấp đầy đủ, các lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc cung cấp hơn 35 phần trăm nhu cầu điện quốc gia.
Cơ quan An toàn và An ninh Hạt nhân (NSSC) cho biết họ đã cho đóng cửa hai lò phản ứng hạt nhân – một tại khu nhà máy điện hạt nhân Gori và một tại nhà máy Wolseong – sau khi biết rằng cả hai đều sử dụng các phụ tùng với giấy chứng nhận bảo đảm phẩm chất giả mạo.
Công tác tái vận hành theo chương trình dự kiến ​​của một lò phản ứng hạt nhân khác đang được bảo trì tại nhà máy điện hạt nhân Gori, và công tác khởi động một lò phản ứng hạt nhân mới tại Wolseong đã bị hoãn lại vì lý do tương tự, Ủy ban cho biết.
Những cơ phận đã được sử dụng ở tất cả bốn lò phản ứng hạt nhân này sẽ phải được thay thế, quan chức của Cơ quan An toàn và An ninh Hạt nhân thông báo thêm.
Tất cả các phụ tùng dùng trong các lò phản ứng của Hàn Quốc đều phải có giấy chứng nhận bảo đảm chất lượng và an toàn từ một trong 12 tổ chức quốc tế do Seoul chọn.
Vào năm ngoái, các quan chức cho biết họ tìm thấy tám nhà cung cấp phụ tùng lò hạt nhân đã làm giả hồ sơ bảo đảm đạt chất lượng cho hàng ngàn cơ phận được sử dụng trong một số lò phản ứng hạt nhân, và hồi đầu tháng này, sáu kỹ sư hạt nhân và một số nhà cung cấp cơ phận cho lò phản ứng hạt nhân đã bị bỏ tù vì sự cấu kết của họ trong vụ bê bối này.
Dù cho những phụ tùng bị nghi ngờ vi phạm qui định an toàn không phải là những cơ phận chính yếu, không gây rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn công cộng, chính quyền đã khởi động một cuộc kiểm tra tất cả các lò phản ứng hạt nhân trên toàn quốc.
Bản tuyên bố của Bộ vào hôm thứ Ba cho biết Bộ sẽ tiếp tục kiện hình sự và dân sự đối với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào mà Bộ phát hiện có liên can đến những hành động giả mạo giấy tờ bảo đảm chất lượng.
Quan chức của Bộ cho biết: “Cuộc điều tra hình sự cũng sẽ được yêu cầu thực hiện đối với việc làm sai trái của các nhà cung cấp, các cơ quan, các tổ chức chịu trách nhiệm xác nhận chất lượng và an toàn” bao gồm cả Tập đoàn Quốc doanh Điện Hạt nhân Hàn Quốc (Korea Hydro & Nuclear Power Co).
Ngành điện hạt nhân của Hàn Quốc đã bị hệ lụy với một loạt các trục trặc, bắt buộc ngừng vận hành và các vụ bê bối tham nhũng làm suy yếu thêm niềm tin từ phía dân chúng vốn dĩ đã bị dao động bởi thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản vào năm 2011.
Vào tháng Năm năm ngoái, năm quan chức cấp cao của Tập đoàn Quốc doanh Thủy điện và Điện hạt nhân (the state-run Korea Hydro & Nuclear Power Co.) bị buộc tội cố gắng che đậy một vụ mất điện có thể gây nguy hiểm tai nạn hạt nhân tại lò phản ứng hạt nhân Gori-1 của nước này.
Dù cho dân chúng quan tâm về mối nguy hại của điện hạt nhân ngày càng tăng, chính phủ vẫn tuyên bố sẽ đẩy mạnh các chương trình điện hạt nhân của họ, và có kế hoạch xây dựng thêm 16 lò phản ứng hạt nhân cho đến năm 2030.
Nguồn:
http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/S_Korea_halts_two_more_reactors_over_faulty_parts_999.html
Các dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/47208
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Tô Hải - Đại biểu Quốc hội do Đảng cơ cấu đã có mòi... cựa quậy! 


Tô Hải

Dân Luận: Người dân Việt Nam cần phải cảm ơn cuộc chiến Ba Tư vì nhờ có nó mà chúng ta được chứng kiến rất nhiều điều vui, mà nếu bình thường chắc quốc hội sẽ chả nói ra. Cạnh tranh chính trị muôn năm! Công khai minh bạch hơn nữa là ngon :D
Quả là lắm lúc thấy cũng dzui dzui khi nhận ra mình vẫn sống nhăn răng (giả) ra để cười tủm, mỗi khi có chuyện với mấy ông bà nghị sỹ Việt LAM suốt 67 năm liền phải ra trò diễn xuất vừa qua!
Trừ cái khóa mang số xui, năm xui này (khóa 13 năm 2013), không khóa nào mà mình không có người thân hoặc đồng hương, đồng khóa, đồng nghiệp, đồng môn “bỗng dưng” được trở thành “đại biểu nhân dân” của một cái địa phương xa tít mù tắp chưa hề đặt chân tới bao giờ!
Lý do: Cái khóa 13 này chẳng còn mấy ai ở cái tuổi mình mà còn…ngắc ngoải cả!!! Ngỏm củ tỏi cả rồi. Nhưng kỷ niệm về họ khi giốc bầu tâm sự giữa những người cùng có ăn có học, cùng có cái đầu và trái tim giống nhau, cùng gác bỏ tất cả học hành, nhà cửa, tương lai no cơm ấm cật để đi tìm làm… cách mạng đánh nhau với Tây thực dân... giải phóng quê hương thì… càng nghĩ càng… kinh!
Vì: Không hiểu sức chịu đựng nào đã giúp họ hoàn thành lúc tròn vai, lúc thì im lặng cậy răng không nói một câu suốt thời gian sắm vai nghị sỹ quốc hội mà giấy trắng mực đen thì phóng lên là “quyền lực cao nhất nước” nhưng khi phát biểu câu nào đều đã có chỉ đạo của cơ quan siêu tối cao quy định! Nghĩa là: đã được chỉ định vào chân đại biểu của dân thì chỉ có: “Tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến (hoặc báo cáo của đ/c X, Y, Z…. “Tuy nhiên” tôi thấy “chúng ta” đang còn những thiếu sót (hoặc bất cập) như sau… Mà khắc phục thì đường lối của Đảng đã chỉ rõ, chúng ta chắc chắn sẽ….thành cộng! Và cái mẫu: “Chúng tôi hoàn toàn tán thành….” Hoặc “hoàn toàn đồng ý” hoặc… “đánh giá cao”… “Tuy nhiên”… gần như là cái mẫu chung cho các vị đại biểu cho dân mỗi khi muốn tỏ vẻ “phát huy dân chủ” chốn nghị trường!
Trừ cái khóa đầu, mình có ông cậu Đoàn Phú Tứ trở thành ông nghị phản kháng đầu tiên chửi vào mặt tên Trần Dự Châu giữa bàn tiệc cưới xa hoa rồi … “dinh tê” thì… hầu hết các bạn bè mình, các khóa sau này đều… hoàn thành “vai diễn”… hoặc ăn nói có chỉ đạo nghiêm túc hoặc im lặng hơn cả hến, nghêu, sò hoặc tìm cách trốn biệt khi có cuộc họp thường kỳ. Đến nỗi Đảng phải cử người khác thay thế như trường hợp ông bạn D.N.Đ, người đạo diễn luôn chảy máu dạ dày đúng lúc ên đã được bà Th.H, cùng Ban chấp hành hội nghệ sỹ sân khấu tiếp quản… ghế!
Nhưng đáng nhớ nhất là ông bạn Huy Du, đại biểu QH đi đâu cũng cặp kè với ông Phó Chủ Tịch Quốc Hội Trần Độ (đồng hương)! Cả hai đều dân ắc ê cũng như mình nên mỗi lần vào Xè-Gòn đều mò đến nhà mình để được tự do phát huy tư tưởng… tiến bộ! Có đêm “cả 3 thằng” nghe chuyện tiêu cực của mấy ông đoảng viên có cỡ ở đất Sài Thành mà phát… khiếp!
Chỉ riêng cái chuyện ông Giám đốc Nhà Đất cũng có tên gì gì Hải đó…đã cho quân đi khắp nơi hợp thức hóa hàng ngàn ngôi nhà, villa trong một đêm, rồi lùi ngày ký quyết định để ra vẻ chuyện đã “lỡ bán” cho các đồng chí mình trước khi Trung Ương có chỉ thị ngừng việc bán nhà mà người tố khổ lại chính là một ông bác sỹ cách mạng được chiếu cố” mua nhà trong lúc trong túi chẳng có nổi một ngàn ăn phở!
Hàng tràng tiếng chẹc chec! Hàng chục câu chửi đổng và…càng hăng hái khi nghe thấy tên Hải này sắm đồ chơi tennis của hắn đến cả chục cây vàng!
Thế là…. Khi trở về Hà Nội (Chắc cũng có sự đồng tình của phó chủ tịch T.Đ). Giữa hội trường Huy Du ta quẳng ngay chềnh ềnh cái vụ mà HD gọi thẳng là…”tham ô tập thể” này ra sàn! Xì-căng-đan bô-li-tích đã bị ỉm lẹ đi ngay lập tức!
Và sau đó, Trần Độ ra sao thì cả thế giới đã biết! Riêng ông bạn HD thì nghỉ trò “diễn viên quốc hội” ngay sau đó. Thêm một trường hợp chỉ được cơ cấu có trần xì một khóa!
Sau đó, rút kinh nghiệm, ông Trọng Bằng có vài lần đứng lên phát biểu thì…đều phát huy cái…… bằng đại học sư phạm chính quy của mình ra để góp ý sửa… văn pham, tu từ…trong các văn bản trên đã soạn ra… Còn lại… dù 2, 3 bằng đại học, nghệ sỹ nhân dân, ưu tú … đều ít ai lên tiếng về tình hình văn chương nghệ thuật nước nhà….
Tóm lại: Quốc hội của đoảng không phải là nơi họp bàn về những chuyện hoa lá cành văn hóa - văn nghệ!
Và quả là thế: Lâu nay ít thấy có tiếng nói mấy ông đại diện cho các ngành văn hóa-văn nghệ đàn em (về tuổi tác) của mình xuất hiện ngay cả trên màn hình….
Và mình lại nhớ đến cái chiến thuật của Dương Ngọc Đức….Tại sao cứ để người ta cơ cấu mãi vào cái cơ quan bị mang đủ các thứ tiếng không mấy hay ho! Cứ thử lắc đầu không nhận hay “thà đi nằm bệnh viện còn hơn là đi họp quốc hội” xem ai đã làm gì ai nào?

ĐẠI BIỂU QH THỜI… SUY THOÁI…
Cho đến cái khóa 13 này, mình đã phải coi lại mình xem có quá ư bi quan, quá ư thất vọng về mấy ông đạị biểu cho dân do đảng chỉ định này không?
Và mình chợt nhận thấy :
1- Chính do có sự suy thoái đến thảm hại của “một bộ phận không nhỏ” các đảng viên, nhất là của những “cấp chỉ đạo” mà “một bộ phận rất nhỏ” các ông nghị, bà nghị đã có sự vùng lên hơi mạnh miệng chưa từng thấy!
2- Tất cả những gì “nói khác đi” đều là phát triển những gì các ông to, cực to hay tuyệt đỉnh to đã nói cả… Đại biểu chúng tôi chẳng qua chỉ phát triển ý của đ/c Y, đ/c X mà thôi!...
3- Cũng có thể (nếu đúng thế thì may mắn cho dân Việt vô cùng), Xin bộc bạch tất cả một lần… Lần sau em xin chừa không đóng vai nghị sỹ do Đảng chỉ định nữa! Chả ăn cái giải gì mà bị hàng triệu người khắp thế giới và trong nước chế diễu muôn đời vì bị xếp vào cùng một giỏ với Hoàng Hữu Phước, và… đồng bọn!
Như lần trước đã hứa: Do có nhiều thời giờ, do có nhiều…”can đảm“ đọc ”báo ta“ mình lại xin paste lên đây một số điều “mới mẻ” mà chính mình cũng không ngờ.
Các bạn trẻ ít có thời giờ lên mạng đọc báo, hoặc không có tiền mua báo hãy tin tớ! Đọc được lắm đấy! và cũng có le lói chút xíu hy vọng về những sự suy thoái đáng hoan nghênh của mấy vị đạị biểu nhân rân này:
Ngược với góc nhìn lạc quan của Chính phủ, báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu lại cho thấy một góc nhìn khác: Thực tế năm 2013 cho thấy nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn có mặt còn nghiêm trọng hơn so với năm trước.
Còn phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Văn Đương (TP.HCM) gay gắt hơn, nói: “Tôi thấy báo cáo của Chính phủ rất sơ sài, không phân tích được nguyên nhân, cũng không thấy rõ ràng giải pháp. Trong một trang mà tôi đếm có tới 23 lần các từ “đẩy mạnh, tăng cường, tích cực”. Ta hô hào rất nhiều mà giải pháp cụ thể không được bao nhiêu”
“Tôi thấy những con số nêu trong báo cáo của Chính phủ hời hợt, không trung thực, không phản ánh được tình hình” - đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nhận xét.
Ông Nghĩa phân tích: “Với những con số báo cáo đó, công luận không cảm nhận hết sự nghiêm trọng của tình hình. Thực chất, mô hình tăng trưởng của ta là mô hình dựa chủ yếu vào vốn, xem GDP là một thành tích để phấn đấu với nhau, khen thưởng với nhau. Cái mà ta xem là thành tích thì nhiều chuyên gia lại xem đó là chuyện trầm trọng. Chẳng hạn như xuất siêu. Trong vòng 1-2 năm xuất siêu tăng thì ta lại ca ngợi nhau, trong khi tình hình VN - một quốc gia cần phải nhập siêu đầu vào để sản xuất - thì bây giờ xuất siêu là bệnh đấy”.
Đánh giá báo cáo của chính phủ (do ông Phúc cắm đầu cắm cổ “đọc vội đọc vàng”)
Đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) nói thêm: “Trước kỳ họp, chúng tôi đi tiếp xúc cử tri thì nghe người dân rất xôn xao trước tình hình của đất nước. Nhưng khi nghe báo cáo đánh giá của Chính phủ thì mình lại thấy tình hình bình yên quá. Trong báo cáo, các khuyết điểm nói nghe rất đơn giản, nhẹ nhàng. Qua hành xử của một số bộ ngành không nghĩ đến trách nhiệm đã làm dân tình hoang mang. Tôi ví dụ như chuyện tham nhũng: mỗi lần báo cáo thì ta cứ nói tình hình tham nhũng chưa được đẩy lùi. Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri cũng thấy xấu hổ với cử tri khi chỉ có một câu mà phải lặp đi lặp lại quá nhiều lần như thế.
Tôi được tham gia Quốc hội từ đầu khóa tới giờ thì báo cáo nào cũng nói là đầu tư dàn trải. Nhưng với những cá nhân xử dụng ngân sách sai thì Quốc hội cũng chưa có đề nghị với Chính phủ kỷ luật ai. Đọc báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, tôi rất đau lòng vì khi tình hình hiện nay khó khăn mà sử dụng ngân sách thiếu trách nhiệm với dân quá. Mình cứ nói đã xài rồi, không quyết toán thì không được. Nhưng nói như vậy thấy băn khoăn với dân quá, có lỗi, thiếu sót với dân quá. Quốc hội phải xem xét kỹ và có những địa chỉ phải làm rõ trách nhiệm. Một điển hình tôi thấy là ở dự án xây dựng nhà tái định cư thủy điện Sơn La, giá trị đầu tư 60 tỉ đồng nhưng chỉ có sáu hộ dân vào ở. Sử dụng ngân sách như thế thì không thể chấp nhận được”..
Nói đến đây, bà Dung rưng rưng nước mắt.
Đây không phải là lần đầu tiên bà Dung phải rơi lệ trước Quốc hội, mới kỳ họp trước (ngày 1/11/2012), tại buổi thảo luận về việc tăng lương, bà Dung đã làm hội trường chết lặng khi bà bật khóc nhắc đến cuộc sống quá thiếu thốn của những bệnh nhân ở một trại phong bà vừa đến thăm.
Ở đó, hằng ngày, mỗi người bệnh chỉ được cấp 8.000 đồng cho hai bữa ăn. Nhưng trong lúc đó, ngân sách để lãng phí bởi nhiều khoản chi tốn kém, không cần thiết, thậm chí vượt chi tới cả nghìn tỷ đồng! Dù ngân sách khó khăn, vẫn phải cố gắng đảm bảo chính sách, đảm bảo công bằng xã hội”, bà Dung nói.
Đấy là đại biểu Dung mới chỉ đọc báo cáo, hoặc một lần thực tế tới một Trung tâm bảo trợ xã hội, chứ nếu bà đọc báo thường xuyên thì có lẽ nước mắt chả còn để mà khóc nữa. Khi hằng ngày trên mặt báo xuất hiện dày đặc các tin kinh tế khó khăn, từ tầm vĩ mô đến vi mô, nào là nợ công tăng, nợ xấu nhiều, doanh nghiệp thiếu vốn; Tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất, nhưng lương lãnh đạo vẫn cao ngất; doanh nghiệp phá sản, dừng hoạt động, năm sau nhiều hơn năm trước, tháng sau cao hơn tháng trước; một chủ doanh nghiệp giết vợ con rồi tự tử; nợ nần, giết vợ con rồi treo cổ; công nhân buồn, đói, khóc vì không được tăng ca...
Về việc giảm chi tiêu công
Đại biểu Phạm Đức Châu nói: "Tôi không đồng tình với việc cắt giảm 10% như nêu trên. Bây giờ phải tiết kiệm chi tiêu công, mua sắm, đặc biệt là đi nước ngoài. Tôi xin nói có những hội nghị nếu cần thiết thì tổ chức, không thì thôi, chứ có những hội nghị mà chúng tôi ra đến Hà Nội chỉ một buổi, cả nước ra Hà Nội một buổi xong rồi về, lãng phí lắm. Chỉ cần tiết kiệm một vài hội nghị là thoải mái cho cái 10% kia”
Về việc nhà nước độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC:
Đại biểu Thúy cho rằng: "việc độc quyền thương hiệu vàng miếng khiến chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ngày càng lớn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân nên cần sớm xem xét bỏ thương hiệu vàng miếng quốc gia SJC. Đồng tình quan điểm này, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề nghị không nên để ngân hàng độc quyền mà nên mở rộng: “Quốc hội đã có nghị quyết cố gắng giá vàng trong nước và thế giới tiếp cận nhau. Thế nhưng đến nay vẫn chênh nhau rất xa”. Đại biểu Trần Du Lịch cũng nhất trí không cần thiết phải có một thương hiệu vàng quốc gia mà để thị trường lựa chọn. Nhà nước chỉ quản lý về chất lượng chứ không quản lý thương hiệu"
Về việc thu chi ngân sách nhà nước (NSNN) thì:
Sau khi không được thỏa mãn về sự chính xác của những con số thống kê vô căn cứ, không ăn khớp, không phản ảnh thực tế ….thì nhiều vấn đề nổi cộm trong việc thu chi NSNN được các đại biểu đóng góp ý kiến. Đại biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) chỉ ra rằng, một số lĩnh vực như giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, Chương trình mục tiêu quốc gia khá quan trọng của đất nước đã được Quốc hội ưu tiên phát triển nhằm đảm bảo an sinh xã hội, song việc chi NSNN năm 2011 cho các lĩnh vực này lại không đạt dự toán được giao. Đại biểu đề nghị cần nghiêm túc xét xem việc này.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) lại chỉ rõ một số “Không” còn tồn tại trong quá trình thu chi ngân sách, đó là: không đúng thời gian (chậm giải ngân); không phân bổ được vốn giao từ đầu năm; không đủ thủ tục; không đúng cơ cấu chương trình đã được Thủ tướng phê duyệt; không đúng đối tượng, mục tiêu; không sát thực tế dẫn đến không sử dụng được hoặc phải điều chỉnh, thay đổi nhiều lần... Những “không” này chính là miếng đất để lách, để có thể lợi dụng, sinh ra tiêu cực, tham nhũng. “Đây là điều chúng ta cần phải suy nghĩ để khi sử dụng ngân sách cho năm 2013, và những năm tiếp theo được tốt hơn” – đại biểu Hùng nhấn mạnh.
Riêng vấn đề sửa đổi hiến pháp, vấn đề cộm cán nhất trong kỳ họp này thì:
ông Dương Trung Quốc, người bị đánh giá “phản biện trung thành số 1”, do lần này chắc mẩm chẳng còn được tái (tái cơ cấu) đã nói toẹt ra:
Trong các bản Hiến pháp đã đề cập rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền của người dân, trong đó có quyền dân thể hiện quyền phúc quyết của mình. Vậy nhưng ta vẫn cứ treo suốt 68 năm qua. Không phải chuyện gì xa lạ mà là những vấn đề rất gần mà ta đã nhiều lần đề cập.
Thứ nhất, quyền tự do hội họp và biểu tình như đã nêu ngay trong Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp nào cũng được nhắc tới. Rồi luật Biểu tình mà cho đến những kỳ họp gần đây nhất đã nhất trí soạn thảo, coi đó là công cụ quản lý xã hội và thể hiện quyền của người dân.
Thứ hai là quyền lập hội. Người dân phải có cơ hội và diễn đàn để thể hiện quyền của mình. Dự thảo luật về hội chúng ta cũng đã bàn thảo rất nhiều lần rồi. Sửa đi sửa lại không ít lần, mà giờ vẫn gác lại.
Thứ ba là trưng cầu dân ý, vấn đề phổ quát của toàn thế giới và trong tất cả các văn bản đều đề cập tới. Tôi đã có cơ hội cùng các nhà lãnh đạo đi khảo sát ở các nước, hình như cũng có cơ quan được phân công chủ trì xây dựng luật. Nhưng cho đến giờ vẫn chưa có công cụ ấy. Vậy người dân thể hiện ý nguyện của mình ở diễn đàn nào, định lượng như thế nào? Không có. Bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện ý kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả thôi…
(*) Xin chú ý – Các vị có ý kiến “hơi phản biện” đều dùng đại từ nhân xưng “Ta” hoặc “Chúng Ta” để cùng chịu trách nhiệm (hoặc kéo cả toàn dân mà họ đại diện vào cùng chịu trách nhiệm?) chứ không phải đứng ở một góc đối lập nào cả!
Vậy mà, ngay lập tức cái số “còn Đảng còn mình” đã bật lên phản công dữ dội và… nhao nhao lên những ý kiến bảo vệ bằng được “đường lối cực kỳ sáng suốt của đảng ta” ở Quác Hội
Hãy cắn răng, bịt mũi mà đọc nè:
(miễn đọc những gì thằng điên Hoàng hữu (vô) Phước, nghị sỹ ngoài đảng nhưng đảng tính còn hơn cả tổng bí thư ….để khỏi nôn ra computer mà chỉ lướt qua mấy lời phát ra từ những cái miệng không một xu trí não:

Đất nước Việt Nam hiện nay rất phát triển về kinh tế...

“Đồng tình với lập luận của ông Hoàng Hữu Phước, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng thể chế chính trị Việt Nam đã xây dựng rất hoàn chỉnh. Đất nước Việt Nam hiện nay rất phát triển kể cả kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và vị thế ngoại giao. Nếu đưa Luật biểu tình vào trong thời điểm này là “chưa phù hợp và phải cân nhắc kỹ lưỡng”.

rất phát triển về kinh tế... nên làm gì có người nghèo...

Đại biểu Nghĩa cho rằng “chế độ xã hội chủ nghĩa dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản, có vấn đề gì chúng ta có Mặt trận, có HĐND, có chính quyền, vừa rồi có Luật khiếu nại, Luật tố cáo”. Đó là chưa kể vấn đề biểu tình có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia vì bị kẻ xấu lợi dụng. “Chúng ta nên tăng cường đối thoại trực tuyến, ví dụ những vấn đề gì nhạy cảm, bức xúc, tranh chấp đất đai hoặc tình hình biển Đông thì cứ đối thoại”, ông Nghĩa đề xuất.
Cũng bày tỏ sự đồng tình, đại biểu Nguyễn Thanh Tùng cho rằng dù trong Hiến pháp năm 1992 ghi công dân có quyền biểu tình theo pháp luật, nhưng chưa đến lúc phải xây dựng thành luật riêng. “Biểu tình có 2 mặt là ủng hộ và phản đối, nhưng thường người ta nói đến biểu tình là nói đến phản đối. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta có Mặt trận, có khối đại đoàn kết toàn dân, vì sao chúng ta lại cho tổ chức biểu tình?”…

rất phát triển về kinh tế...nên làm gì có trường tre...
...vách đất như thế lày???

Đại biểu Tùng cho rằng tự do dân chủ không phải là biểu tình, cái chính là làm sao chăm lo phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. “Tôi cho cái đó mới là cơ bản, mới là cái đảm bảo tự do dân chủ, quyền dân chủ của nhân dân”, ông Tùng lập luận và đề nghị không nên vội vàng đưa luật này vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, nhất là khi Việt Nam đang sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.”

Xem ra cái “thiểu số” có lý này sẽ còn bị cái “đa số trung lý” kia át giọng khá lâu…
Tuy nhiên, vẫn cứ hoan nghênh sự cựa quậy bước đầu của mấy ông bà nghị “thoái hóa tích cực”! Biết đâu đấy chẳng có tác dụng thúc đẩy cho sự bãi nhiệm toàn bộ quốc hội của đảng ngay trong cái khóa 13 năm 2013 này?
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 31/05/2013          
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130531/to-hai-dai-bieu-quoc-hoi-do-dang-co-cau-da-co-moi-cua-quay
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Tác phẩm “Chết bởi Trung Quốc” 

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-05-31
dbcn305.jpg
Tác phẩm Death by China - Chết bởi Trung Quốc của hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry, được dịch bởi TS Trần Diệu Chân.
Courtesy Vietnews



Trong chương trình VHNT tuần này Mặc Lâm xin giới thiệu tác phẩm Death by China, Chết bởi Trung Quốc của hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry.
Đây là một tác phẩm khảo cứu về Trung Quốc hiện đại với những hệ lụy mà theo hai tác giả thì Trung Quốc đang dùng tất cả mọi thủ đoạn thông qua quyền lực kinh tế của họ để khống chế và từng bước nhằm thống lĩnh thế giới. Death by China dày 428 trang kể cả phần phụ lục được viết và dịch bởi TS Trần Diệu Chân. Quyển sách có 16 chương và tất cả tập trung nói về những mối lo mà Trung Quốc đang mang tới cho thế giới.
Chúng tôi có cuộc mạn đàm với TS Trần Diệu Chân, là dịch giả của cuốn sách để tìm hiểu thêm nội dung cũng như hiệu quả của nó sau khi ra mắt.
Tiến Sĩ Trần Diệu Chân rời Việt Nam từ năm 1971. Bà lấy luận án Tiến Sĩ Kinh Tế tại UC Santa Cruz và sau đó làm Giảng sư kinh tế tại đại học Phoenix.
Bà hoạt động trong nhiều lãnh vực xã hội, chính trị, giáo dục, truyền thông. Bà Từng tình nguyện trong Ủy Ban Tu Chính Hiến Chương của quận hạt Santa Clara, và các cơ quan từ thiện để giúp nạn nhân người Việt. Từng du thuyết tại các đại học Hoa Kỳ và là khách mời nói chuyện tại nhiều buổi hội thảo trên thế giới với các đề tài thuộc nhiều lãnh vực liên quan đến con người nói chung, dân tộc và cộng đồng Việt Nam nói riêng. Bà từng được tờ Thời Báo lớn nhất tại vùng bắc California vinh danh ''Phụ nữ năm 2000'' và được vinh danh trong số xuân 2004 của tờ Báo Nhà Magazine nổi tiếng vùng thủ phủ Sacramento, California.

Con rồng đỏ tim đen

Xin mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn sau đây:
Tôi nhận thấy tác phẩm này rất giá trị không riêng cho đồng bào Việt Nam của chúng ta mà cho toàn thế giới bởi vì nó đánh động được nhu cầu ngăn chặn con rồng đỏ tim đen.
-TS Trần Diệu Chân
TS Trần Diệu Chân: Trước tiên xin cám ơn đài Á Châu Tự Do đã tạo cơ hội cho tôi được chia sẻ về cuốn sách Death by China hay là Chết bởi Trung Quốc mà chúng tôi đã dịch ra để chuyển tải thông điệp quý giá của quyển sách do hai tác giả TS Peter Navarro và Giáo sư Greg Autry đã viết ra. Khi đọc tác phẩm này tôi nhận thấy nó rất giá trị không riêng cho đồng bào Việt Nam của chúng ta mà cho toàn thế giới bởi vì nó đánh động được nhu cầu ngăn chặn con rồng đỏ tim đen. Qua đó chúng ta thấy chế độ Cộng sản Trung Quốc là một tổng hợp của tất cả thể chế tệ hại nhất trên thế giới từ truớc tới giờ.
Độc tài cộng sản là điều dĩ nhiên rồi nhưng cạnh đó họ còn tệ hại giống như phát xít, thực dân, đế quốc, tài phiệt…họ làm bất cứ điều gì để có thể nhét chặt túi tham cũng như chiếc ghế quyền lực của họ. Khi đọc quyển sách chúng ta thấy rõ nguy cơ đất nước Việt Nam chúng ta ở ngay bên mạn sườn, bên cạnh chế độ này. Chúng ta là sân sau, nơi họ gửi qua những sản phẩm độc hại cộng với thái độ ngông cuồng trên Biển Đông. Họ đã trấn áp các quốc gia lân cận hay Việt Nam. Bên cạnh đó chúng ta thấy sự tiếp tay của Cộng sản Việt Nam, đã khiến cho Trung Cộng ngày càng hung hăng hơn trên Biển Đông. Với những điều như thế chúng ta cần chuyển tải thông điệp này đến với dồng bào của chúng ta trong nước.
Mặc Lâm: Thưa TS xin bà cho biết sơ lược về hai tác giả của Chết bởi Trung Quốc. Bà có nhận xét thế nào về hai ông trong khi dịch tác phẩm này ra tiếng Việt?
TS Trần Diệu Chân: Chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với hai vị tác giả không những họ là những người trí thức mà họ còn có những tâm hồn rất lý tưởng phục vụ nhân quần xã hội. Hai ông là tác giả của nhiều quyển sách và cả hai đang dạy tại những trường đại học nổi tiếng của California. Hai vị này viết sách vì thương yêu dân tộc Trung Hoa chứ không phải bài Hoa, chỉ trích, chê bai mà phải đồng lòng đứng lên chấm dứt thể chế độc tài rất nguy hiểm cho thế giới và dân tộc Trung Hoa vì tất cả mọi người đều là nạn nhân trực tiếp của chế độ độc hại này.

dbcn250.jpg
Tiến Sĩ Trần Diệu Chân, dịch giả cuốn sách “Death By China - Chết bởi Trung Quốc” trong ngày ra mắt sách tại Việt Báo hôm 11-11-2013. Photo courtesy of Người Việt.

Mặc Lâm: Thưa bà theo nhận xét của chúng tôi thì trong tác phẩm Chết bởi Trung Quốc có 16 chương và chia thành 5 phần chính, nhưng chương quan trọng nhất đối với Việt Nam là vấn đề tranh chấp Biển Đông thì lại không thấy trong cuốn sách này. Có lẽ khi viết sách thì sự kiện Biển Đông chưa nóng lên nên hai tác giả đã bỏ qua hay chăng?
TS Trần Diệu Chân: Khi Diệu Chân chia sẻ với hai tác giả thì cũng có nhắc đến sự quan tâm đó và chắc chắn trong tuơng lai hai tác giả sẽ nghiên cứu nhiều hơn trong một lần tái bản hay trong một cuốn sách khác. Hai ông từng viết những cuốn sách như The Coming War with China cho thấy đây là một thể chế mang tính chất bá quyền và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để chiếm lĩnh thế giới và họ không từ nan bất cứ điều gì.
Bàng bạc trong Death by China chúng ta thấy rõ hai vị thức giả này đã nhìn ra chân tướng bá quyền của chế độ này và từ đó chính nhờ đọc quyển sách này mà tôi trông thấy hiện tượng Biển Đông chỉ là một phần của chế độ bá quyền này. Nó cũng cho chúng ta thấy rõ hơn dã tâm của chế độ này.

Nhu cầu cấp thiết

Mặc Lâm: Thưa TS cũng giống như vấn đề Biển Đông, tôi rất ngạc nhiên khi thấy quyển sách không nói tới những quốc gia phụ thuộc Trung Quốc nặng nề như Miến Điện và Việt Nam. Sự vượt thoát của Miến Điện khỏi tầm ảnh huởng của Trung Quốc đã làm tấm gương cho nhiều nước trong đó có Việt Nam, đây là khiếm khuyết quan trọng của cuốn sách đối với độc giả Việt Nam? Phải chăng vì nhìn thấy khiếm khuyết này nên TS đã viết thêm trong phần phụ lục một chương nói về Việt Nam?
TS Trần Diệu Chân: Vâng, hoàn toàn đồng ý với anh Mặc Lâm. Trong phần dịch thuật quyển Death by China chúng tôi đã mạo muội đưa ra thêm một tiều luận ở cuối quyển sách là làm sao chúng ta giải quyết vần nạn Trung Cộng đối với Việt Nam, qua đó chúng tôi mạo muội đưa ra một số ý kiến của mình, đặc biệt có phần khảo cứu để nói lên hiện tượng tại sao Trung Cộng lại có vẻ ngông ngênh, hung hăng trên Biển Đông. Điềm thứ nhì là Trung Cộng đã khống chế Cộng sản Việt Nam như thế nào và thứ ba là chúng ta phải làm sao đề giải quyết vấn nạn con rồng đỏ tim đen ngay tại quê hương của mình.
Sự đe dọa của TQ đối với sự ổn định chung của khu vực và thế giới khiến cho nhu cầu giải quyết vấn nạn tay sai đối với TQ của đảng CSVN trở nên cấp thiết hơn.
-TS Trần Diệu Chân
Chúng ta thấy sự đe dọa của Trung Quốc đối với sự ổn định chung của khu vực và thế giới khiến cho nhu cầu giải quyết vấn nạn tay sai đối với Trung Quốc của đảng Cộng sản Việt Nam trở nên cấp thiết hơn. Chúng ta phải đưa ra được điều đó với thế giới và nói một cách khác nhu cầu dân chủ hóa Việt Nam không chỉ là vấn đề của người Việt Nam mà còn là của thế giới. Các quốc gia khác như Hoa Kỳ cần phải nhận thức rõ để không chỉ quan tâm đến Trung Cộng mà lại vô tình tiếp tay củng cố cái đuôi rồng tại Việt Nam tức là chế độ Cộng sản Việt Nam. Trong tinh thần liên đới đó dân tộc Việt Nam chúng ta cần phải bắt tay với các dân tộc Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Nội Mông….để giải quyết vấn nạn độc tài trên quê hương mình hầu có thể mở ra một kỷ nguyên hợp tác thật sự cho Á châu và thế giới. Trên con đường khó khăn và cao cả đó các cường quốc phải có nghĩa vụ giải quyết vấn nạn chung của thế giới  và chính chúng ta phải vạch rõ cái nhu cầu này.
Xin thưa một điều nữa là cuốn sách dịch đã đựơc chuyển về Việt Nam ngay từ cuối năm ngoái khi ra mắt sách ở đây và đã được đồng bào chúng ta đón nhận rất nhiệt tình, đặc biệt là những nhà đấu tranh dân chủ cũng như những người quan tâm đến vận mệnh dân tộc.
Mặc Lâm: Thưa TS sau khi tác phẩm Chết bởi Trung Quốc phát hành thì phản hồi của dư luận ra sao?
TS Trần Diệu Chân: Nếu chúng ta đề ý thì thấy trong cuộc tranh cử Tồng thống vào cuối năm ngoái chúng ta thấy chưa bao giờ một cuộc debate giữa hai ứng cử viên tổng thống lại nói nhiều về Trung Hoa như vậy, đặc biệt liên quan đến vấn đề kinh tế. Từ năm 2001 khi Tổng thống Bill Clinton chấp nhận cổ võ cho việc tham dự vào WTO của Trung Cộng thì từ đó đến nay việc giao thương giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã đưa đến thâm hụt thương mại cho Hoa Kỳ lên tới 1 tỷ Mỹ kim mỗi ngày. Từ năm 2001 đến năm 2010 chúng ta mất gần 3 triệu công ăn việc làm. Hơn 50 ngàn hãng xưởng phải đóng cửa. Chúng ta thấy có sự quan tâm đặc biệt của chính giới Hoa Kỳ sau khi quyển sách này ra mắt cũng như tác động của nó lên trên dư luận.
Truớc cuộc tranh cử Tổng thống hai tác giả đã gần như đi khắp Hoa Kỳ để chiếu cuốn phim cùng tên Death by China được ra mắt quần chúng ngay trước thời kỳ tranh cử Tổng thống. Trong cuốn sách Diệu Chân thích nhất là hai ông nêu ra những tệ hại đe dọa kinh hoàng của chế độ này mà hai ông còn đưa ra một loạt đề nghị để chúng ta giải quyết vấn nạn của thế giới cũng như của Hoa Kỳ và Việt Nam.
Tác giả Greg Autry đang tổ chức một buổi họp mặt báo chí tại Palm Spring California để đánh động và tạo dư luận trước khi Tổng thống Obama họp thượng đỉnh với chủ tịch Tập Cận Bình. Chúng ta thấy hai ông không chỉ viết sách mang tính khảo cứu mà hai ông là nhà hoạt động với lương tâm để đóng góp sự an lành, thịnh vuợng của người dân tại Hoa Kỳ cũng như các nơi khác trên thế giới.
Mặc Lâm: Xin cám ơn TS Trần Diệu Chân.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/death-by-cn-interview-t-d-chan-ml-05312013164404.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001