Trà My (tổng hợp)
Không đơn giản chỉ là để bảo vệ nguồn cá như tuyên bố công khai của giới chức Trung Quốc, mà lệnh cấm đánh cá sắp tới của Bắc Kinh trên Biển Đông còn là mũi tên chính trị với hai đích ngắm.
Thích là cấm…
China.org vừa thông báo, Cục Ngư chính thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ban hành cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá ở những khu vực phía Bắc trên Biển Đông” trong vòng hai tháng rưỡi.
Lệnh cấm đánh bắt cá lần này được Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng từ ngày 16/5 đến 1/8. Đáng lưu ý, vùng cấm do Bắc Kinh tự nghĩ ra bao gồm cả bãi cạn Scarboroug – vốn đang căng thẳng vì tranh chấp với Philippines.
Theo China.org, lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực biển Đông giàu tài nguyên.
Trung Quốc sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và số cá đánh bắt được của những ngư dân vi phạm. Ngư dân Trung Quốc vi phạm sẽ bị phạt 50.000 nhân dân tệ (7.936 USD) và bị rút giấy phép đánh cá tạm thời.
Đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Từ năm 1999, cứ đều đặn hàng năm, Trung Quốc đều đưa ra lệnh đánh bắt cá vào mùa hè ở khu vực Biển Đông mà nước này tự nhận là thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình.
Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, Bắc Kinh tỏ thái độ cứng rắn hơn trước trong việc buộc các nước tuân thủ lệnh cấm bằng cách cử đội tàu hùng hậu đi tuần tra. Thậm chí, một số vụ bắt giữ và phạt vạ các tàu cá của các nước còn diễn ra.
Cụ thể, tháng 5/2009, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên một vùng biển rộng 128.000km2 tại những vùng biển đang có tranh chấp và nhiều vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam xung quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Sau khi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc có lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Ngày 16/5/2009, Trung Quốc điều tàu Ngư chính 44183 của tỉnh Quảng Đông tới Hoàng Sa, cuối tháng 5/2009 lại tiếp tục điều 8 tàu tuần tra tới Biển Đông để tăng cường các hoạt động giám sát.
Ngày 30/6, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra trên Biển Đông để bảo vệ các ngư dân của họ và tổ chức một cuộc diễn tập tại Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc với sự tham gia của 7 tàu tuần tra Trung Quốc.
Mũi tên trúng hai đích
Một phát ngôn viên của Cục Quản lý ngư nghiệp Trung Quốc lý giải, lệnh cấm đánh bắt cá mới nhất này được đưa ra nhằm bảo vệ hệ sinh thái và các nguồn lực trên biển Đông.
Nếu như vậy, có thể nói đây là một biện pháp đơn giản để thực hiện nghĩa vụ bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản theo quy định tại điều 61 của Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Tuy nhiên, xét từ góc độ kinh tế, việc bảo đảm lệnh cấm đánh cá được tuân thủ sẽ là rất tốn kém và ngư dân cũng chịu thiệu hại do không có việc làm. Hơn nữa, sau một thời gian nghỉ dài, hoạt động đánh cá sẽ tăng đột biến, dẫn đến nguy cơ nguồn cá bị cạn kiệt sẽ cao hơn.
Vả lại, theo giới phân tích, nếu thực sự Trung Quốc quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển nguồn cá ở Biển Đông thì để bảo tồn và phát triển nguồn cá ở những khu vực tranh chấp, pháp luật và thực tiễn quốc tế thực ra đã đưa ra những giải pháp hợp lý và hiệu quả hơn nhiều so với hành động đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá như cách Trung Quốc đang làm.
Do đó, theo Giáo sư Ramses Amer thuộc ĐH Stockholm, người chuyên nghiên cứu về các tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, chắc chắn lệnh đánh bắt cá này không phải vì mục đích “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản” theo như giới chức Trung Quốc nói mà nó còn có những mục đích mang tính chính trị có tính toán khác của Bắc Kinh.
Nhiều chuyên gia nhận định, lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông tập trung vào bãi Scarborough thực sự là một mũi tên bắn trúng hai đích. Một mặt nó tạo điều kiện và giục tàu cá Trung Quốc tăng cường xuống phía Nam gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để đánh bắt, mặt khác tạo cớ cho các tàu “công vụ” Trung Quốc bắt bớ tàu cá Philippines trên bãi Scarborough và từng bước khẳng định sự kiểm soát thực tế của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp với Philippines.
Bên cạnh đó, động thái này cũng có thể là cái cớ để Trung Quốc bắt bớ tàu cá các nước hoạt động đánh bắt trên vùng biển có tranh chấp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời gia tăng tần suất hiện diện sự kiểm soát của nhà nước Trung Quốc đối với khu vực này, về lâu dài rất có lợi cho Bắc Kinh khi đàm phán giải quyết tranh chấp.
Trên cơ sở này, Giáo sư Ramses Amer khẳng định: “Lệnh cấm đánh cá do Bắc Kinh ban hành hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu bảo vệ nguồn cá như họ nêu lên, mà đó là một chiến thuật để củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
T. M.
Nguồn: http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Lat-tay-muu-do-cua-Trung-Quoc-khi-cam-danh-ca-tren-bien-Dong/20125/210906.datviet
(nguồn boxitvn)
Thích là cấm…
China.org vừa thông báo, Cục Ngư chính thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ban hành cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá ở những khu vực phía Bắc trên Biển Đông” trong vòng hai tháng rưỡi.
Hồi đầu tháng trước, Manila và Bắc Kinh có nhiều tranh cãi xung quanh vụ đụng độ ở bãi cạn Scarborough ở ngoài khơi Tây Bắc Philippines. Vụ việc bắt đầu khi Philippines cho biết, tàu hải quân của họ phát hiện ra 8 tàu cá Trung Quốc ở bãi cạn. Philippines cho rằng, các tàu cá xâm nhập và đánh bắt trái phép ở khu vực này. Hai tàu hải giám Trung Quốc sau đó tới khu vực, ngăn không cho hải quân Philippines bắt giữ ngư dân và để cho tàu cá rút đi. |
Theo China.org, lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc lẫn ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở khu vực biển Đông giàu tài nguyên.
Trung Quốc sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và số cá đánh bắt được của những ngư dân vi phạm. Ngư dân Trung Quốc vi phạm sẽ bị phạt 50.000 nhân dân tệ (7.936 USD) và bị rút giấy phép đánh cá tạm thời.
Đây không phải là lần đầu tiên giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Từ năm 1999, cứ đều đặn hàng năm, Trung Quốc đều đưa ra lệnh đánh bắt cá vào mùa hè ở khu vực Biển Đông mà nước này tự nhận là thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình.
Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, Bắc Kinh tỏ thái độ cứng rắn hơn trước trong việc buộc các nước tuân thủ lệnh cấm bằng cách cử đội tàu hùng hậu đi tuần tra. Thậm chí, một số vụ bắt giữ và phạt vạ các tàu cá của các nước còn diễn ra.
Cụ thể, tháng 5/2009, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá trên một vùng biển rộng 128.000km2 tại những vùng biển đang có tranh chấp và nhiều vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam xung quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Sau khi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc có lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Ngày 16/5/2009, Trung Quốc điều tàu Ngư chính 44183 của tỉnh Quảng Đông tới Hoàng Sa, cuối tháng 5/2009 lại tiếp tục điều 8 tàu tuần tra tới Biển Đông để tăng cường các hoạt động giám sát.
Ngày 30/6, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra trên Biển Đông để bảo vệ các ngư dân của họ và tổ chức một cuộc diễn tập tại Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc với sự tham gia của 7 tàu tuần tra Trung Quốc.
Mũi tên trúng hai đích
Một phát ngôn viên của Cục Quản lý ngư nghiệp Trung Quốc lý giải, lệnh cấm đánh bắt cá mới nhất này được đưa ra nhằm bảo vệ hệ sinh thái và các nguồn lực trên biển Đông.
Nếu như vậy, có thể nói đây là một biện pháp đơn giản để thực hiện nghĩa vụ bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản theo quy định tại điều 61 của Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Tuy nhiên, xét từ góc độ kinh tế, việc bảo đảm lệnh cấm đánh cá được tuân thủ sẽ là rất tốn kém và ngư dân cũng chịu thiệu hại do không có việc làm. Hơn nữa, sau một thời gian nghỉ dài, hoạt động đánh cá sẽ tăng đột biến, dẫn đến nguy cơ nguồn cá bị cạn kiệt sẽ cao hơn.
Vả lại, theo giới phân tích, nếu thực sự Trung Quốc quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển nguồn cá ở Biển Đông thì để bảo tồn và phát triển nguồn cá ở những khu vực tranh chấp, pháp luật và thực tiễn quốc tế thực ra đã đưa ra những giải pháp hợp lý và hiệu quả hơn nhiều so với hành động đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá như cách Trung Quốc đang làm.
Do đó, theo Giáo sư Ramses Amer thuộc ĐH Stockholm, người chuyên nghiên cứu về các tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông, chắc chắn lệnh đánh bắt cá này không phải vì mục đích “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản” theo như giới chức Trung Quốc nói mà nó còn có những mục đích mang tính chính trị có tính toán khác của Bắc Kinh.
Nhiều chuyên gia nhận định, lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông tập trung vào bãi Scarborough thực sự là một mũi tên bắn trúng hai đích. Một mặt nó tạo điều kiện và giục tàu cá Trung Quốc tăng cường xuống phía Nam gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để đánh bắt, mặt khác tạo cớ cho các tàu “công vụ” Trung Quốc bắt bớ tàu cá Philippines trên bãi Scarborough và từng bước khẳng định sự kiểm soát thực tế của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp với Philippines.
Bên cạnh đó, động thái này cũng có thể là cái cớ để Trung Quốc bắt bớ tàu cá các nước hoạt động đánh bắt trên vùng biển có tranh chấp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời gia tăng tần suất hiện diện sự kiểm soát của nhà nước Trung Quốc đối với khu vực này, về lâu dài rất có lợi cho Bắc Kinh khi đàm phán giải quyết tranh chấp.
Trên cơ sở này, Giáo sư Ramses Amer khẳng định: “Lệnh cấm đánh cá do Bắc Kinh ban hành hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu bảo vệ nguồn cá như họ nêu lên, mà đó là một chiến thuật để củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.
T. M.
Nguồn: http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Lat-tay-muu-do-cua-Trung-Quoc-khi-cam-danh-ca-tren-bien-Dong/20125/210906.datviet
(nguồn boxitvn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001