Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Bàn về biệt danh “lú” của Tổng Trọng

 | 
Vietnam Communist Party's newly electedKhông biết ai là người đầu tiên tặng biệt danh “Trọng lú” cho Nguyễn Phú Trọng.
Nhân dân Hà Nội, hay những người đồng chí đảng viên cùng sinh hoạt chi bộ với Phú Trọng.
Chắc hẳn vị tiến sĩ khoa học Mác-Lênin vì mải mê, say sưa học thuyết này, nên cứ lú lẫn liên tục các khái niệm triết học, chữ tác thì đánh ra chữ tộ nên bị gọi là lú.
Nhưng thôi nguồn gốc xuất phát của biệt danh “Trọng lú” không còn quan trọng nữa, vì bài này dành để bàn về chữ lú, hay nghệ thuật lú của ông Trọng. Nghĩa là chính tổng Trọng cố tình mời thiên hạ đặt cho mình chữ lú. Ông ta tâm đắc điều này.
Trước hết bàn về văn học.
Những ai đã đọc các tác phẩm văn học của Honoré de Balzac, hẳn đọc chuyện tình tỉnh lẻ ” Eugenia Grandet”.
Trong chuyện, ông Grandet, 1 tay triệu phú ki kiết tỉnh lẻ đã thất bại trong 1 vụ làm ăn với 1 nhà buôn người do thái. Trong những lần tiếp xúc, tay nhà buôn do thái cứ ậm ờ, như lãng tai, như hơi điếc. Grandet cười thầm trong bụng và coi thường anh chàng buôn khù khờ này. Kết quả của cuộc giao dịch là Grandet lỗ vốn lúc nào không hay.
Thế nhưng mất tiền lại có được bài học. Từ đấy Grandet cũng cứ ậm ờ, như hơi lãng tai, như hơi bị điếc trong các giao thiệp biznes.
Đấy là chuyện văn học Châu Âu.
Cái nghệ thuật người khôn phải giả làm người ngu thì Châu Á ta đã biết từ hai nghìn năm trước với những lời khuyên của Lão Đam/ Lão Tử/.
Chung qui chỉ có là: Nếu anh là người khôn ngoan, thông minh thì anh phải giả bộ làm người ngu khờ.
Càng thông minh, thì càng phải tỏ ra cho thiên hạ biết anh là ngu khờ.
Các âm mưu của anh, phải giữ kín trong bụng.
Như thế mới là người giỏi, người khôn.
Thực tế thì những lời khuyên của Lão Đam cũng dễ hiểu.
Thời phong kiến, quyền lực trong tay vua.
Nỗi lo sợ nhất của ông vua là người tài giỏi mà không phục vụ cho mình. Những người dân nô lệ bình thường khác, do thân phận hèn kém, những bản tính ghen tị của súc vật được nuôi dưỡng.
Như vậy, người tài, trên thì bị nhà vua theo dõi, dưới thì bị chúng sinh ghen tị.
Nếu ngưới tài không muốn phục vụ vua, lại không muốn bị thường dân chèn ép thì phải luôn có chiếc vỏ khù khờ, ngốc nghếch mới hòng thoát các kiếp nạn tai ương, mà giữ mạng sống của mình.
Hiện nay thì khác rồi. Người càng tài, càng thông minh thì càng phải làm rõ cái tài, cái thông minh ra, mới hòng có kết quả. Thậm chí phải quảng cáo hơn lên nữa cái tài, cái thông minh của mình.
Thời đại hiện nay là thời đại của chân thật, của văn minh lên ngôi.
Cái “lú” của ông Trọng là cứ kinh điểm Mác-Lê Nin mà lú. Cứ lú như vậy, cứ khì khì ” Mác nói”, khà khà “Lê Nin viết” mà leo lên chức TBT thì lú cũng đáng lắm chứ.
Đầu tiên, sau khi học ở LX về, ông Trọng cứ lú lẫn Mác sinh sau Lê Nin nên được giao Tổng biên tập tạp chí Cộng sản.
Rồi khi làm Chủ tịch Quốc Hội, ông ta lại lú lẫn quên vấn đề Bôxits  Tây Nguyên là vấn đề lớn. Mà Hoàng Sa và Trường Sa cũng cho là những vấn đề nhỏ.
Ông Trọng cứ lú lẫn chuyện quốc gia đại sự thành các chuyện nhỏ như con thỏ là thường xuyên. Có đảng viên cho rằng đây là tài lú của ông Trọng, không mất lòng phe phái nào. Vì thế khi ông tụng niệm Mác, Lê trong bầu cử tại Đại hội Đảng vừa qua thì các ủy viên TW ĐCS VN thích quá:
Mày cứ tụng Mác Lê, cho chúng ông nhận phong bì là được.
Chuyện lú của tổng Trọng thì còn nhiều, chẳng hạn: trước Hội nghị 6, ông ta kêu gọi phê và tự phê mạnh vì đây là vấn đề sống còn của Đảng CS VN. Sau Hội nghị 6, mọi việc cứ như không có gì xẩy ra, thì ông ta giải thích : Không có chủ trương kỷ luật ai vì sợ trả thù.
Nghĩa là trước thì đòi làm to chuyện” sống còn của đảng” Sau thì lú  lẫn cho qua, không quan trọng vì không có chủ trương kỷ luật ai hết.
Cứ lú lẫn thế là hòa cả làng.
Những điều tôi viết trên chẳng chứng minh cho cái cố ý lú của tổng Trọng là gì?
Ai chưa tin thì đọc đoạn tin mới:
Chương trình truyền hình tối 25 tháng 02 vừa qua đã phát đi những ý kiến sau đây của ông Nguyễn Phú Trọng:
“Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.
Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa.
Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!
Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào?
Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”.
Xem xong đoạn tin nay, tôi nghĩ ngay đến đòn đểu của ĐCS TQ thời “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” những năm 50 thế kỷ trước.
TBT ĐCS VN bắt đầu sợ rồi, bắt đầu dọa dẫm rồi.
Ở đoạn phát biểu trên, Tổng Trọng có 2 điều lú lẫn:
1. Chính Trưởng ban dự thảo Sửa đổi HP phát biểu: góp ý cho Dự thảo, không không có vùng cấm.
Ông Trọng đã lú lẫn quên điều này.
2. Bây giờ đã là 2013, chứ không phải những năm 50, 60 của thế kỷ  trước mà dọa dẫm “suy thoái”, “xử lý”. Từ những năm 50 của thế kỷ trước tới hôm nay, đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Ông Trọng đã lú lẫn về thời gian.
Kể ra nếu ta nói rằng ĐCS VN toàn những thằng ngu và “Trọng lú” là người khôn nhất, nên leo tới chức TBT, thì tôi cho là ta đánh giá sai ĐCS VN.
Thực tế họ là những kẻ ranh ma. Mồm thì cứ lú, nhưng tay cứ nhận phong bì. Càng lú lẫn lắm thì cơ hội nhận nhiều phong bì càng cao. Khi nhận, họ đếm kỹ lắm.
Bây giờ, tôi hiểu rằng, nhờ cái “lú” này mà ông Trọng leo lên chức TBT của đảng. Ông càng lú nhiều, càng tụng Mác-LêNin cho to, thì các ủy viên TW càng yên tâm lập đề án, yên tâm nhận phong bì…
Bây giờ thì xin bàn nghiêm túc về dọa dẫm ” có ai muốn phi chính trị hóa quân đội không” của TBT Nguyễn Phú Trọng.
Trong chiến tranh, từ cổ tới kim, tinh thần quân lính, bộ đội là yếu tố có tính quyết định cuộc chiến. Từ thời Chiến quốc, tướng Ngô Khởi đã nằm ngủ cùng binh lính, hút mủ tại vết thương ở chân cho 1 binh lính…tất cả cũng nhằm động viên tinh thần chiến đấu của binh lính.
Các đảng cộng sản, theo học thuyết Mác-Lê-Mao đặc biệt coi trọng bạo lực. Để động viên tinh thần binh lính, họ đặt ra chức chính trị viên kèm bên các chức “trưởng” trong các đơn vị quân đội. Chính trị viên động viên binh lính chiến đấu chống kẻ thù của giai cấp vô sản, chống đế quốc, chống thực dân…
Trong các cuộc chiến tranh với Pháp, với Mỹ, vai trò của các chính trị viên được pháp huy, tỏ ra có kết quả.
Hôm nay kẻ thù của dân tộc Việt Nam là Trung Quốc.
Trung Quốc lại biết tụng niêm Mác-Lê nên ĐCS VN không biết cư xử thế nào. Họ lẫn lộn thù thành bạn.
Phùng Quang Thanh, Nguyễn Xuân Lịch đã luôn miệng khấu đầu tri ơn TQ.
Quân đội Nhân dân VN anh hùng, nếu lúc này trở thành công cụ riêng của ĐCS VN, sẽ là quân đội thảm bại trước TQ.
Trận chiến tại những ngọn đồi quanh cao điểm 1509 Hà Giang 1984 đã cho ta kết quả.
Văn Tiến Dũng trực tiếp điều hành từ Bộ tổng tư lệnh.
Khi còn phụ tá, tham mưu cho Tướng Giáp, ông Dũng là 1 tướng giỏi.
Khi trực tiếp đánh nhau với TQ, ông Dũng đã là tướng tồi.
Văn Tiến Dũng và Bộ tư lệnh đã để cho gián điệp TQ lọt vào đánh cắp kế hoạch trận chiến. 3770 chàng trai Việt anh hùng đã chết thảm bởi vì sự phản bội của nhóm sĩ quan thân TQ trong BTL.
Rồi đây, các cuộc chiến với TQ cũng sẽ như vậy.
Những chàng trai Việt thông minh dũng cảm sẽ chết oan uổng vì sự phản bội của những Phùng Quang Thanh, những Nguyễn Xuân Lịch…
Như vậy, cái lú hôm nay của Nguyễn Phú Trọng không còn là 1 biệt danh nữa.
Cái lú của Trọng đã mang mầu tanh của máu, đã mang mối nhục của bại trận, của mất nước.
Nguyễn Phú Trọng và ĐCS VN đáng được lên án, với đúng những tội danh của nó.
© Nguyễn Nghĩa
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/73630/ban-ve-biet-danh-lu-cua-tong-trong/2013/03
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001