Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

NHẾCH NHÁC HÀ NỘI - HÀ NỘI NHẾCH NHÁC
Ảnh: Dothi.net
NHẾCH NHÁC
Tô Văn Trường
Là một người từ tỉnh lẻ lên Hà Nội, tôi đã từng háo hức, khát khao được sống  và làm việc ở Hà Nội để được gọi là “người Hà Nội”.  Thế mà sau hàng chục năm gắn bó với Hà Nội, kể cả khi đã di dời vào TP.HCM có dịp trở lại thăm thủ đô  có ai hỏi cảm giác chung về hình ảnh Hà Nội, tôi không thể dấu tiếng thở dài gói gọn trong hai từ “nhếch nhác”!  Tôi không nỡ dùng từ nặng hơn bởi tình yêu và lòng tự hào của mình đối với Hà Nội.

Nhếch nhác từ vỉa hè bị đào bới bất kể ở đâu, bất kể lúc nào, từ những mớ dây cáp đủ loại bám chằng chịt trên những cây cột xiêu vẹo, từ trăm ngàn tấm biển quảng cáo chen lấn những khoảng không gian chật hẹp của phố phường. Nhếch nhác bởi trăm ngàn đống rác, đống phế  thải đổ trộm, trăm ngàn hố nước và cống rãnh đen ngòm, bẩn thỉu. Nhếch nhác bởi cách đi đứng, giao thông lộn xộn, bát nháo, lúc nào cũng chen lấn, giành giật như sợ mất phần! Nhếch nhác bởi cách ăn mặc, nói năng tục tĩu của nhiều người, ở nhiều lứa tuổi không biết từ đâu kéo về túm tụm, mưu sinh ở đất Hà thành. Nhếch nhác ở tác phong, trang phục, ở cách hành xử khi thi hành công vụ của rất nhiều nhân viên, cán bộ công quyền Hà Nội. Những tưởng sau 10 năm đầu tư, chuẩn bị công phu, tốn kém, rầm rộ cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long thì thủ đô sẽ lột xác. Nhưng kết quả đã không như mong đợi, và sau 2 năm đại lễ, những cái “nhếch nhác” kể trên hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
Không ít khách nước ngoài sau khi “chiêm ngưỡng” Hà Nội vài ba ngày, đã có chung một câu khái quát “Chỉ cần nhìn vào trật tự giao thông ở một đô thị, người ta có thể đánh giá đuợc năng lực điều hành quản lý của chính quyền sở tại là như thế nào”!  Ai cũng hiểu ngụ ý của câu nói trên. Khốn nỗi, không chỉ có giao thông, mà ở tất cả các mặt sinh hoạt khác của Hà Nội, người ta đều có thể dễ dàng đưa ra nhận xét như vậy.
Đi tìm nguyên nhân, người ta thường đổ cho trình độ dân trí kém, do kinh tế toàn cầu khó khăn. Nhưng có một nguyên nhân quan trọng, nói ra không sợ mất lòng. Đó là sự vô cảm của những người lãnh đạo, quản lý Hà Nội. Không thể nói rằng trình độ và năng lực của họ kém (toàn những bằng cấp, học vị, trường  nọ, trường kia cả đấy chứ!) Nói thẳng ra là họ đã không cảm thấy xót xa, xấu hổ vì đã để cho Thủ đô, trái tim của cả nước, nơi đuợc ưu ái nhất “nhếch nhác” đến như vậy. Bởi vì, nếu so sánh với Đà Nẵng thì người ta có thể thấy ngay rằng ê kíp của ông Nguyễn Bá Thanh chắc chắn là đã làm được nhiều việc hơn, có ích hơn và biết xót xa, xấu hổ hơn trước những “nhếch nhác” của thành phố mình! Khi người ta có lòng tự trọng, biết thông cảm, yêu thương đồng bào, đồng loại, biết xót xa, xấu hổ trước những “nhếch nhác” bày ra hàng ngày trên đuờng đến công sở hoặc đi hội họp, chắc chắn những người có quyền chức sẽ “lao tâm khổ tứ” để tìm ra các giải pháp tốt nhất, để có những hành động quyết liệt nhất nhằm giảm bớt, tiến đến xóa bỏ những cái nhếch nhác kể trên. Họ hứa nhiều nhưng họ chẳng làm chẳng được là bao! Mặc dù tiền của đổ ra cho Hà Nội là rất lớn. Tư duy và cơ chế “nhiệm kỳ” đã và đang làm nhiều cán bộ công quyền của chúng ta vô cảm và vô liêm sỉ đến thế đấy! Và Hà Nội cũng như nhiều nơi khác trên đất nước ta vẫn còn tiếp tục “nhếch nhác”!
Ngẫm suy sâu xa về Hà Nội, bạn HLT tâm sự  khi từ Tokyo về Hà Nội năm 1981, đây là lần đầu tiên về thăm quê nhà sau 14 năm du học và đặt chân vào Hà Nội trước khi vào Sài gòn với gia đình (vì lúc đó là khách của Bộ Ngoại Giao) được ở Hà Nội đúng 1 tháng và vào Sài gòn ngày 29 tết năm ấy. Đến Hà Nội thấy cái gì cũng vui mắt, lộn xộn dễ thương sau khi hòa bình đã  được lập lại 6 năm nhưng hồi đó HLT nghĩ những cái lộn xộn, lôi thôi và nhếch nhác thời ấy rất dễ thông cảm vì chiến tranh kéo dài quá lâu, sống chết chưa rõ ra sao nên trước hết là "cố" sống và "phải" sống dù thiếu thốn, chật vật đủ điều, từ vật chất đến tinh thần nhưng tất cả là hậu quả của chiến tranh, ai cũng phải chấp nhận để chiến đấu với tinh thần nhường nhịn "nhường cơm sẻ áo". Nhờ vậy, chúng ta đã đi đến ngày toàn thắng (!). Những năm đầu sau khi chiến tranh  kết thúc, toàn xã hội  bung ra, người  miền Bắc (Hà Nội) thì đúng là đi tìm "hàng", bát nháo...trong tình trạng cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn, chụp giật, ngược xuôi búa xua để được sống thoải mái hơn thời bom đạn. Còn miền Nam, đặc biệt là Sài gòn thì  người ta tìm "họ", kiếm đường vượt biên, chẳng thiết đến làm ăn lâu dài, nhà cửa, đồ đạc  bán  tất tần tật để "ra đi"... vì vậy những tình cảnh năm ấy đã trở thành tiền đề của sự bát nháo, nhếch nhác từ đạo đức, văn hóa, giáo dục...đồng tiên có giá trị tuyệt đối, là "tiên, là Phật, là công lý” như chúng ta đã từng được nghe. Vì vậy, cách đối xử giữa người và người đã bị méo mó, lệch chuẩn và tất cả điều này đã làm băng hoại các giá trị truyền thống của người dân thành thị, ngày càng lan tỏa ngược lại về nông thôn , trở thành một cái nếp nhăn tệ hại trên con đường phát triển kinh tế (vật chất) của chủ nghĩa thực dụng !
Chẳng phải vì thành phố lớn hay bé, hiện đại cỡ, cấp nào mà là nền giáo dục từ cấp mầm non đến trung học cơ sở, những người có trọng trách  không quan tâm đến vấn đề dạy "làm người" với các giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội  (phó mặc việc dạy dỗ đạo đức này cho gia đình)...mà lại coi trọng giáo dục tư tưởng, lý thuyết trừu tượng, nhồi  nhét vào đầu óc non nớt những gì mà người lớn (cách mạng)  muốn áp đặt một cách chủ quan. Sự vá víu từ tư tưởng đến thực dụng trong đời sống sinh hoạt thường nhật thiếu thốn do sai lầm, chủ quan  trong điều hành kinh tê-xã hội cấp vĩ mô những năm sau ngày giải phóng đã tác động và phát sinh ra nếp sống bát nháo, nhếch nhác, ích kỷ khó chữa hôm nay chăng?
Nói cho cùng, nếu chỉ xét nét, mà không biết xây dựng (dù anh là người từ xứ sở nào về Hà Nội) thì vẫn phải có trách nhiệm công dân.  Ra Hà Nội, một số bạn ở trong Nam thường thích đi xe ôm hơn taxi và phóng khoáng như đi xe ôm ở Sài gòn không buồn trả giá, thậm chí bo thêm nếu đi giữa trời nắng gắt hay trong mùa giá lạnh. Chỉ có từng con người mới làm nên Hà Nội đẹp, bởi trong bản thân mỗi con người Hà Nội tử tế đều mong muốn thủ đô ngày đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Chuyên gia xã hội học Quỳnh Hương cho rằng điều quan trọng là phải khơi dậy một cuộc thảo luận thực sự nghiêm túc để những người có chuyên môn, những người làm nghề liên quan đến kiến trúc, xây dựng, và quy hoạch (bao gồm các quy hoạch ngành như quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị...) cùng nhau bàn luận để có tiếng nói, và quan trọng là có hành động nhằm giảm bớt sự hỗn loạn trong phát triển như hiện nay. Ai cũng thừa nhận rằng Đà Nẵng đã làm được một việc là đô thị của họ khá hơn những đô thị khác trong cả nước. Điều quan trọng là họ đã dám quyết định, dám hành động có suy nghĩ. Còn nhiều đô thị khác thì dám quyết định, dám hành động thiếu suy nghĩ.
Là một công dân hãy biết góp phần thay đổi hiện tượng. Người Mỹ chỉ phê phán lãnh đạo bất tài, chứ không bao giờ phê phán những người cùng khổ, bần hàn sinh đạo tặc, mà luôn thông cảm với họ, với nhiều nhóm xã hội giúp họ thay đổi lối sống có ích cho xã hội, cho đất nước. Uớc gì, ở đất nước ta,  các đô thị, đặc biệt là thủ đô ngàn năm văn hiến ai cũng thật sự hiểu văn hóa mà người Mỹ xây dựng trên đất nước họ để cho các “nhếch nhác” hiện nay chỉ còn là dĩ vãng.


T.V.T.
BỌN TÀU XÂY CĂN HỘ, SIÊU THỊ, NGÂN HÀNG, QUÁN ĂN TRÊN ĐẢO CỦA VIỆT NAM

TQ gây hấn xây căn hộ cho thuê ở “Tam Sa”

TUỔI TRẺ - Trung Quốc có kế hoạch xây 83 căn hộ cho thuê giá rẻ tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo Nhân Dân nhật báo ngày 30-7.
Tàu cá Trung Quốc ở gần bãi đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh:Chinanews.com


Tờ báo này cho rằng hiện có 159 người sống trong những căn nhà gỗ không thể chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt trên đảo Phú Lâm.

Do vậy dự án nhà mới được Trung Quốc đưa ra và ước tính có thể hoàn thành trong hai năm tới.

Các hành động của Trung Quốc nhằm âm mưu xây dựng cuộc sống trái phép của người Trung Quốc trên đảo Phú Lâm của Việt Nam được một người dân tên Guo Mingyi sống trên đảo tiết lộ như: đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý nước mưa và một bể nước mưa, mua hai bộ máy phát điện chạy bằng diesel 500kw. 

Ngoài ra, Trung Quốc còn cho xây cả siêu thị, ngân hàng, quán ăn, quán cà phê trên đảo. Một bệnh viện mới cũng đang được thi công.

Đây là hành động mới nhất của Trung Quốc trong một loạt vụ việc vi phạm chủ quyền Việt Nam thời gian gần đây.

Sau khi ngang nhiên thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", Trung Quốc liên tục có hành động gây hấn như tổ chức bầu “đại biểu hội đồng nhân dân Tam Sa”, bầu "thị trưởng Tam Sa", giới quân sự Trung Quốc thì phê chuẩn việc điều động một đơn vị quân sự đồn trú tại đảo Phú Lâm.

TẤN KHOA (Theo China.org.cn)
Nguồn: Tuổi trẻ.

CHÚC MỪNG SINH NHẬT TENTRA TRÒN 2 TUỔI

Hôm nay là ngày sinh nhật con trai của bố, là mặt trời của bố, là niềm hy vọng của bố, là tương lai của bố… bố muốn viết rất nhiều điều dành tặng cho con, cầu mong mọi điều tốt lành đến với con trai của bố!!!

Có một điều trùng hợp, ngày hôm nay có rất nhiều người hỏi thăm bố, cả sơ lẫn quen, trực tiếp hoặc gọi điện, với nội dung: “Anh, em, ông bạn… làm gì mà thấy trên tivi đang hô hào, phản đối kinh thế???”. Việc này xảy ra sau phóng sự ngắn ô nhục của Đài TH Hà Nội bôi xấu những người yêu nước biểu tình phản đối Tàu khựa xâm lược con ạ!!! Và hình ảnh bố đang hô vang “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam” đã vinh dự được xuất hiện trên phóng sự truyền hình này. Bố biết những người hỏi thăm, phần lớn là quan tâm lo lắng cho bố. Bố cám ơn tình cảm của họ, nhưng thâm tâm bố thì vừa giận dữ, vừa thương hại…


Vì sao bố giận dữ ư? Tàu khựa tìm mọi phương cách gây hấn, xâm lược quốc gia mình… Từ bắt cóc ngư dân đòi tiền chuộc đến cắt cáp tàu của ta, dùng kế Mượn đường diệt Quắc giả vờ tranh chấp bãi Hoàng Nham với Philippin để đưa quân ra biển Đông rồi tuyên bố mời thầu thăm dò 9 lô dầu khí chỉ cách nước ta có 50km. Từ việc đưa các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng sang Việt Nam, làm suy thoái giống nòi dân ta, cho đến việc đưa hàng trăm ngàn lao động sang Việt Nam với âm mưu đồng hóa, tạo hạt nhân trong lãnh thổ của mình. Rồi kế hoạch khai thác boxit ở Tây Nguyên để tạo quả bom nổ chậm chực chờ cơ hội, chúng có từ thủ đoạn nào đâu…  

Theo lý thuyết con ếch khi thả vào nồi nước sôi chúng sẽ nhảy ra, nhưng khi thả vào nối nước lạnh rồi đun sôi từ từ thì con ếch sẽ chết bỏng vì không nhận ra sự khác biệt thay đổi dần dần, bọn Tàu khựa xâm lược nước ta như vậy đấy. Chúng coi ta như con ếch, không bao giờ đánh vỗ mặt (vì chúng đã nếm mùi thảm bại nhiều lần), chúng sẽ xâm lược nước ta bằng cách đun sôi từ từ. Vậy mà những người này có thể thờ ơ hỏi thăm như chuyện đang xảy ra chỉ là chuyện riêng tư của bố. Không biết đến khi Tàu khựa xâm chiếm nước ta, dày xéo mồ mả tổ tiên họ, cướp bóc tài sản gia đình họ, hiếp giết vợ con họ, họ có còn ngây thơ và thờ ơ đặt câu hỏi như vậy không?
Vì sao bố thương hại ư? Chuyện cương thổ quốc gia đòi hỏi trách nhiệm mỗi người dân. Chuyện biểu tình cất tiếng nói, thể hiện lòng mong muốn bản thân là quyền tối thiểu của mỗi con người. Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách. Tại sao lại phải run sợ trước những việc làm chính đáng vậy. Họ sợ hãi cho rằng việc xuống đường biểu tình phản đối Tàu khựa xâm lược là việc làm phạm pháp, thật đáng thương… Họ không hiểu những quyền cơ bản mà họ được hưởng, vậy không hiểu họ sống làm gì?

Có những cái đầu ngu dốt cho rằng việc biểu tình phản đối Tàu khựa xâm lược là việc làm phản động hoặc châm ngòi cho chiến tranh. Gia đình mình đã hy sinh mất mát quá nhiều vì chiến tranh con ạ. Cụ nội con (tức ông nội của bố) là liệt sỹ chống Pháp, toàn quốc kháng chiến 19/08/1945, cụ hy sinh ngày 21/08 tại Tuyên Quang khi ông nội con (tức bố của bố) mới được 1 tuổi. Mặc dù là con trai duy nhất nhưng ông nội con vẫn xung phong đi bộ đội trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và bị thương tại mặt trận Quảng Trị khốc liệt năm 1972. Hy sinh như vậy đủ rồi, mất mất mát như vậy đủ rồi, bố quý mến và trân trọng một cuộc sống hòa bình lắm. 



Chính vì vậy bố quyết định xuống đường tham gia biểu tình cùng những người đồng bào yêu nước để cất tiếng nói nhắc nhở mọi người về hiểm họa xâm lăng, cũng mong là thu hút được sự quan tâm quốc tế để Tàu khựa không dám làm càn. Việc này giống như thằng hàng xóm to xác xấu tính suốt ngày lăm le xây dựng lấn chiếm sân vườn cạnh nhà, thì mình phải kêu to lên để mọi người cảnh giác, cũng như để Tổ dân phố biết, xuống nhắc nhở nó cẩn thận…


Phản động là những hành động làm ngược lại lại những chuyển động của tự nhiên. Việc xuống đường biểu tình phản đối Tàu khựa xâm lược, kêu gọi Hòa bình và Công lý cho Biển Đông, là việc làm hoàn toàn đúng đắn. Việc ngăn chặn biểu tình mới là hành động đáng được gọi là phản động. Những kẻ chủ trương đàn áp đồng bào yêu nước (đồng bào là từ chỉ có người Việt Nam mới dùng, xuất phát từ tích trăm người con sinh ra trong cùng 1 bọc trứng của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân) là những kẻ dã man, tàn bạo, vô lương tâm, phản động và phản quốc.
Mai này con lớn, hãy tiếp nối lòng yêu nước nồng nàn của những người Việt Nam chân chính con nhé. Dù có làm, ở đâu, hãy nhớ rằng con sinh ra tại Việt Nam, làm người Việt Nam và mãi mãi là người con nước Việt. Bố sẽ tự hào kể chuyển con nghe khi sau này con hỏi bố: “bố đã làm gì khi Tổ quốc đứng trước hiểm họa xâm lăng???”. Và bố sẽ tự hào kể tiếp về những người bạn hào hùng và lãng mạn đã dũng cảm cùng bố xuống đường kêu gọi Hòa bình và Công lý cho đất nước. Bố tin rằng con trai bố cũng sẽ có những người bạn tuyệt vời như thế trên đường đời của con.

“Bố đã làm gì khi Tổ quốc lâm nguy???” Không phải người bố nào cũng tự hào trả lời được câu hỏi này con ạ!!!

Yêu mẹ con TENTRA của bố.
Vinh Nguyễn

Theo FB Nguyễn Lân Thắng

Nông dân Văn giang lại bao vây ủy ban huyện.
 Sáng qua, hơn bốn trăm bà con nông dân huyện Văn Giang lại bao vây Ủy ban huyện.
 Vẫn là vấn đề cần giải quyết : đất đai bị cướp, cán bộ cấp thấp né tránh, cấp cao chày cối quanh co. Đơn từ đầy đủ nhưng cứ lên lên xuống xuống không giải quyết hay phán xét gì.
 Lãnh đạo bộ Tài nguyên môi trường chém gió trước Quốc hội như thật nhưng khi bà con ba bốn lần đến tìm vẫn trốn như chó trốn con, cứ để bà con chạy đi chạy lại từ Nguyễn Chí Thanh sang Tôn Thất Thuyết như con thoi, đơn từ đăng lên mạng cả rồi, không có tiến triển gì sất.


Mấy hôm trước, kiến nghị lần thứ ba của bà con được Luật sư đại diện gửi cho cơ Chính phủ, yêu cầu, đề nghị giải quyết, yêu cầu đối thoại với ông Hùng Võ, yêu cầu Thủ tướng ...cũng chán rồi nhưng vẫn chưa thấy mấy ông cơm dân áo đảng trả lời. Chính phủ với các ông lãnh đạo như đang đi mổ tai và phẫu thuật lớn cả.







Trụ sở Trung ương đảng đang trong tình trạng nguy hiểm !


Đầu tuần này, tất cả hệ thống chữa cháy bằng chai khí Nitơ đặt tại tầng hầm tòa nhà A1 (Trụ sở họp Trung Ương đảng) tại số 1B Hùng Vương, cổng sau là số 9 Nguyễn Cảnh Chân đã bỗng dưng xả khí hàng loạt.
Tất cả 24 chai Nito đắt tiền của trung tâm chữa cháy tự động đã xả hết sạch chỉ vì một lý do rất vớ vẩn: các lái xe tập trung hút thuốc khói um tầng hầm khiến cảm biến khói phát tín hiệu báo, sau 25 giây không có ai trực, các lái xe bỏ chạy thì tất cả đầu phun đồng loạt xả khí.



Tín hiệu báo cháy sau 25 giây được hệ thống hiểu là có sự cố cháy thật. Nếu trong 25 giây đó, có kỹ thuật trực thì chỉ cần reset là ok, hệ thống khí sẽ không xả ra nếu không có cháy thật.
Tầng hầm này là lối cho các đại biểu họp chạy qua nhà A2 hoặc ra cửa thoát nạn nếu có sự cố cháy nổ hoặc giả định khác. Hệ thống PCCC này do trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật PCCC số 2 Đinh Lễ - ông Tăng Minh, giám đốc trung tâm - cung cấp, lắp đặt từ năm 2003 với giá trị lên đến 12 tỷ đồng cho tòa nhà A1 và A2.
Gói thầu đó đến nay vẫn chưa được quyết toán bởi ban quản lý dự án là "Ban tài chính quản trị trung ương" quản lý, họ đã giải tán ngay sau khi công trình hoàn thành năm 2004. Nhiều gói thầu khác như xây dựng - Nhà thầu bảo tàng Hồ chí Minh làm, các gói phụ trợ khác hầu như được chỉ định thầu - đến nay vẫn còn vài gói chưa quyết toán được. Nguyên nhân rất dễ hiểu, cũng như Nhà hát lớn Hà nội gần 15 năm nay chưa quyết toán được cũng bởi sự rối rắm của hệ thống tài chính, kho bạc, ngân hàng của Việt nam trong những dự án đặc thù này rất nhiều qui định rối rắm.
Quay lại chuyện ở đầu bài, đến thời điểm này thì hệ thống chữa cháy vẫn chưa được khắc phục, mua sắm, lắp đặt, cài đặt lại cho đạt an toàn cho công trình và con người nếu làm việc trong đó. Với số tiền phải bỏ ra khắc phục phải cần đến cả vài trăm triệu, chưa ai duyệt vì gói thầu chưa quyết toán cho dù đã hết bảo hành từ lâu rồi.
Sự ấu trĩ và vô trách nhiệm của các nhân sự quản lý, vận hành kỹ thuật ở Việt nam nói chung, tòa nhà Trụ sở trung ương đảng nói riêng không là cá biệt. Ai đời có đến hơn hai chục lái xe cho VIP mà chỗ ngồi nghỉ, ngủ, toilet, trà nước, hút thuốc dành riêng cũng không có, cứ la liệt tại khu vực hầm và vô tư hút thuốc lá, thuốc lào, nhả khói um như hun chuột. Rồi cũng có ngày đang họp, đón khách VIP mà bỗng dưng hệ thống nó xả khí, báo động chuông reo ầm ĩ thì không biết xấu hổ ra sao ?
Trước mắt, tòa nhà này không nên hoạt động, các đại biểu nên mượn chỗ khác mà họp kẻo nguy hiểm và dở lắm nếu tiếp khách Quốc tế ở đây khi không đảm bảo an toàn.

VÁY NGẮN CHÂN DÀI
Mình có câu thơ "Váy ngắn phố dài lang thang cùng gió" làm từ hồi... thế kỷ trước, bị mấy bác tuyên giáo hạch cho gần chết, đại loại, tư tưởng giai cấp đâu mà suốt ngày đi ngắm chân với váy trong khi người dân còn vất vả. Mà hồi ấy mình ngu trời sợ, chỉ có việc hỏi lại mỗi câu: ai làm cho đời sống nhân dân vất vả dù "nhân dân ta rất cần cù và yêu lao động" mà không biết đường mà mở miệng, cứ ú ớ như mình là việt gian thứ thiệt...

Vậy nên đồng cảm với cái này thầy Ngô Hoài Anh gửi cho mình. Ông này mới mổ ra một bát tô sỏi thận, vẫn tếu táo với mình khi mình bảo kiểm tra xem có... sót cái panh nào trong bụng không. Ông bảo đã rất cẩn thận mời một kíp mổ khác mổ ra kiểm tra thì thấy không sót cái gì trong bụng. Chưa tin, vợ ông lại mời một kíp nữa mổ ra giám sát kíp kiểm tra này. Còn con gái thì thuê lao công tỉ mẩn đếm từng cái gạc cục bông sợi chỉ xem có thiếu không. Nếu thiếu dứt khoát nó nằm trong bụng, hê hê...

Mình nói thật, hôm nay nghe 2 tin rất khiếp, 1 là nhà giám đốc công an Khánh Hòa bị ném mìn và 2 là 1 thằng hết cỡ khốn nạn giết 1 cháu bé 4 tuổi để hiếp cháu bé 8 tuổi... nên kinh, thôi post cái này cho lành...
--------------

VÁY NGẮN VÀ CHÂN DÀI

Nếu bạn lỡ làm rách váy của một cô gái, chuyện gì sẽ xảy ra...

Tokyo - Nhật bản
Tại Khu phố Ginza đông nườm nượp, một anh chàng Nhật đang vội rảo bước chẳng may dẫm chân vào làm rách toạc chiếc váy dài của một cô gái Nhật. Anh ta chưa kịp nói lời xin lỗi thì cô gái đã cúi rạp người nói: “Xin lỗi đã làm phiền anh, chỉ vì chất lượng chiếc váy này tồi quá”.
New York - Mỹ
Trên Quảng trường Times tấp nập người đi lại, một anh chàng Mỹ vô tình động vào làm toạc chiếc váy của một cô gái Mỹ, chàng này chưa kịp mở mồm thanh minh thì cô gái đã rút ngay một tấm danh thiếp và nói: “Đây là số phone luật sư của tôi, ông ta sẽ tìm anh để bàn về việc quấy rối tình dục này, anh cứ chuẩn bị đi, chúng ta sẽ gặp nhau tại toà án...”. Nói xong ghi lại số phone của anh chàng kia rồi ngẩng cao đầu bước đi.
Paris – Pháp
Trên Quảng trường Khải hoàn môn nổi tiếng tại Thủ đô Pari hoa lệ, trong lúc vượt qua một đám đông, một chàng lãng tử Pháp không may làm toạc váy của một cô nàng Pháp. Chàng chưa kịp nói gì thì cô nàng đã cười tủm tỉm, sau đó ghé vào tai chàng trai nói: “Nếu anh không ngại, thì tặng em một bông hồng để xin lỗi đi...”. Sau khi mua một bông hồng tặng nàng, chàng bèn mời nàng đến một khách sạn lãng mạn để cùng nghiên cứu vấn đề ẩn sau làn váy ngắn.
London – Anh
Tại Quảng trường Church bên dòng sông Thames êm đềm, một chàng trai Anh vô tình làm toạc chiếc mini skirt của một cô gái Anh. Anh chàng này chưa kịp thanh minh thì cô gái đã vội vàng dùng tờ báo đang cầm che đi chỗ rách, mặt đỏ dừ nói: “Thưa ông, ông có thể đưa tôi về nhà được không? Nhà tôi ở phía trước, gần thôi...”. Anh chàng này bèn cởi áo quấn lại cho cô gái rồi vẫy một xe taxi, đưa cô gái về nhà an toàn để thay một chiếc váy mới.
Sydney - Australia
Tại tiền sảnh nhà hát Opera Sydney, một anh thanh niên Australia lỡ làm rách váy ngắn của một cô gái đồng hương. Anh chàng rối rít chưa kịp xin lỗi hay làm gì thì cô gái Australia nói: “Cảm ơn anh, hôm nay trời nóng quá nhỉ!”.
Trùng Khánh - Trung Quốc
Trước Tượng đài Giải phóng quân tại Trùng Khánh, một anh chàng Tàu khựa chẳng may làm rách toạc chiếc váy ngắn của một cô gái Trung Quốc. Anh này chưa kịp mở miệng xin lỗi thì đã nghe tát bốp một cái bên tai. Cô gái tay túm chặt lấy cổ anh chàng, mồm rít lên: “Mày to gan nhỉ, dám đậu phụ dai à? Đi gặp 110 cùng tao ngay...”.
Hà Nội - Việt Nam
Tại con đường ven bờ Hồ Tây, một chàng thư sinh Hà Nội chẳng may động vào làm toạc chiếc váy ngắn của một em gái Hà Thành. Chàng này chưa kịp xua tay xin lỗi thì đã thấy quần của mình bị rách tơi tả (nhưng may mắn là vẫn còn quần sịp).
TIẾNG LÓNG SÀI GÒN XƯA
LÊ VĂN SÂM
Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời “tiếng lóng” khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý và thời gian.
Tỷ như Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành tiếng lóng ”sức mấy” để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đã chọn làm đề tài cho một bài hát đường phố”Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ đi Tám”.
Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài Gòn thời chiến, quê hương chiến tranh buồn phiền; “sức mấy” đã trở thành bút hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất còi ôtô đã chế ra một điệu còi ôtô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc còi auto 9 nốt “tính tính tè tè, tè ti tè ti té”, làm cho đường phố càng náo loạn hơn.
Trước đó cũng từ bài ca Diễm xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra tiếng lóng “xưa rồi Diễm ơi”, mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó,mà người nghe không muốn nghe thêm nữa.
Thời các vũ trường mới du nhập Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, thì dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng lóng “Cai gà”, gọi cảnh sát là “mã tà”, vì police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành “mã tà”. Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: “gác-dang” tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dang. Cũng như nói “de cái đít” tức lùi xe arriere; tiền cho thêm người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi “tiền boa”, sau này chế ra là “tiền bo”.
Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là “con cò”, còn nếu gọi “ông cò” là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi “thầy cò” tức là các ông chữa morasse các tòa báo do chữ correcteur, nhưng nói “cò mồi” là tay môi giới chạy việc, “ăn tiền cò” thì cũng giống như “tiền bo”, nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.
Thời kinh tế phát triển, đi xe auto gọi là đi “xế hộp”, đi xe ngựa gọi là đi “auto hí”, đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là “xe điếc”, đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi là “đi cấp”, đi khiêu vũ gọi là ”đi bum”, đi tán tỉnh chị em gọi là đi “chim gái”, đi ngắm chị em trên phố gọi là”đi nghễ”, gọi chỉ vàng là “khoẻn”, gọi quần là “quởn”, gọi bộ quần áo mới là “đồ día-vía”. Ði chơi bài tứ sắc các bà gọi là “đi xòe”, đi đánh chắn gọi là “múa quạt”, đi chơi bài mạt chược các ông gọi là ”đi thoa”, đi uống bia gọi “đi nhậu”, đi hớt tóc gọi đi “húi cua”. Có một cụm tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 – 1950 du nhập Sài Gòn, đó là “đi đầu dầu”, tức các chàng trai ăn diện “đi nghễ” với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng cóng, dù nắng chảy mỡ. Tuyệt vời gọi là “hết sẩy”, quê mùa chậm chạp gọi là “âm lịch”, hách dịch tự cao gọi là “chảnh”.
Tiền bạc gọi là ”địa”, có thời trong giới bụi đời thường kháo câu “khứa lão đa địa” có nghĩa ông khách già đó lắm tiền, không giữ lời hứa gọi là “xù”, “xù tình”, tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai gọi là ”bắt địa”, ăn cắp là “chôm chỉa”, tương tự như “nhám tay” hay “cầm nhầm” những thứ không phải của mình.
Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng “hia mão”, có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi “kép chầu”, có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý do nào đó không được phân vai diễn gánh hát, đêm đêm họ cũng xách vali trang phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì kép chầu thay thế vào ngay. “Kép chầu” phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó.
Ðào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là “đào thương”, kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là “kép độc”. Có một cụm tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh các tòa soạn báo chí, đó là “café à la… ghi” tức uống café thiếu ghi sổ…Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi “nhật trình”. Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là”tin kho tiêu”, các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là “tin chó cán xe”, tin quan trọng chạy tít lớn gọi là “tin vơ-đét” vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là “luộc bài”, chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là “xào bài”, truyện tình cảm dấm dớ gọi là “tiểu thuyết 3 xu”, các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là “báo lá cải”. Làng nhật trình kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là “tin phịa”, nhưng trong “tin phịa” còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là “tin ballons” tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư, gọi là “tin Cá tháng Tư”.
Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Ðó là ”tịch”, ”hai năm mươi”, “mặc chemise gỗ”, “đi auto bươn”, “về chầu diêm chúa”, “đi buôn trái cây” hay “vào nhị tỳ”, “nhị tỳ” thay cho nghĩa địa và “số dách” thay cho số một… đều ảnh hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư.
Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh hành, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là ”vòng vo Tam Quốc”, ai nói chuyện phi hiện thực gọi là ”chuyện Tề Thiên”, tính nóng nảy gọi là “Trương Phi”.Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là “Nhạc Bất Quần” tức ám chỉ người ngụy quân tử, đạo đức giả, gọi là “Ðoàn Chỉnh Thuần” tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé… Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng ”ăn theo” mà ra đời. Thời Mỹ đến thì một tiếng “OK Salem”, mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là “sén” hay “chó lửa”, dân chơi miệt vườn gọi “công tử Bạc Liêu” còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện cụm từ “dân chơi cầu ba cẳng” thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi “dân chơi cầu ba cẳng”? Ðó cũng là lúc các tiếng lóng như “dân xà bát”, “anh chị bự”, “main jouer” tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là “anh hùng xa lộ”, bị bắt gọi là “tó”, vào tù gọi là “xộ khám”. Bỏ học gọi là “cúp cua”, bỏ sở làm đi chơi gọi là “thợ lặn”, thi hỏng gọi là “bảng gót”. Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K.Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó “đi ăn chè” trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.
Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như “chà đồ nhôm” tức “chôm đồ nhà”, “chai hia” tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với “cưa đôi”. Lóng thời sự loại này có “tô ba lây đi xô xích le” tức “Tây ba lô đi xe xích lô”. Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than “buồn như chấu cắn”, hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng “lu bu” để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm “lu xu bu” nại lý do không rõ ràng để trốn việc. Ðể tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành “quả tó”, gọi chiếc xe Honda là “con rim”, gọi tờ giấy 100USD là “vé”, đi ăn cơm bình dân gọi là ”cơm bụi”, xuống phố dạo chơi gọi là “đi bát phố”, gọi người lẩm cẩm là “dở hơi”…
nguồn:http://nguyentrongtao.info/2012/07/30/ti%e1%ba%bfng-long-sai-gon-x%c6%b0a/
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001
Gửi anh làm rất to đang ở "bộ phận không nhỏ"
Giới thiệu:
Nhà báo Sỹ Văn (một quan chức có cỡ) gửi tôi bài này, anh ấy bảo để đọc chơi cho biết. Người xưa dạy "không nằm trong chăn sao biết chăn có rận", anh Sỹ Văn nằm trong chăn đã lâu nên anh biết tường tận nhiều điều, nhiều con rận khủng mà nếu người bình thường có trí tưởng tượng phong phú mấy đi chăng nữa cũng không dám tin là thực. Ở cương vị hiện tại của mình, với cái nhìn khách quan, suy nghĩ sâu sắc, thái độ trầm tĩnh nhưng không kém phần quyết liệt, và trên hết là sự thẳng thắn, ý thức xây dựng, anh muốn đưa ra lời cảnh báo đối với những kẻ trong "bộ phận không nhỏ" đang ngày càng trượt sâu vào vũng bùn tội lỗi.
Dưới đây là bài của nhà báo Sỹ Văn. Xin cám ơn anh đã nói hộ tôi và rất nhiều người những bức xúc dồn nén lâu nay.


SỸ VĂN

Có thể bây giờ anh không nhớ ra em vì đã lâu anh em mình không gặp nhau. Biết anh mải mê công danh, tiền bạc, có địa vị cao trong hàng quan chức, chẳng còn thì giờ nghĩ đến cả mệnh thân, nên em nhớ câu “người quân tử thấy chết không thể không cứu”, với sự trân trọng tình xưa nghĩa cũ, em xin được gửi tới anh những lời chân thành.

Chắc anh còn nhớ khi xưa, lúc đi học anh cũng chẳng giỏi giang gì, thậm chí trên bảng điểm học lực tên anh thường gần cuối lớp. Sau này suốt quá trình công tác, anh chẳng bao giờ có tư duy, sáng kiến nào có ích cho đời. Bằng cấp của anh thôi thì đủ loại, và tất tật là bằng hệ tại chức…mua. Tuy vậy, nhờ có chí lớn (đúng ra là sự lì lợm ghê gớm), có rất nhiều thủ đoạn (để cướp công người khác) mà ngày nay anh đã vượt lên hơn nhiều bạn cùng lứa xưa. Giờ anh đã có địa vị cao trong hàng quan chức, có rất nhiều tài sản, của cải. Em biết anh rất tự đắc về những điều ấy (dù rằng tất nhiên, anh chẳng dám công khai thừa nhận đó là tài sản của mình do nguồn gốc bất minh); song em thấy rằng anh đang sai lầm cực kỳ nghiêm trọng, nếu không kịp thời tỉnh ngộ để thayđổi, anh sẽ mất hết tất cả.

Em hiểu rằng, lời khuyên về đạo đức của một dân thường như em với một người đang có chức quyền lớn, tiền bạc nhiều và… văn hóa thấp như anh thì sẽ không bao giờ được coi trọng. Vả lại, anh vẫn thường lên giọng giảngđạo đức cho bao nhiêu cấp dưới trong các hội nghị rồi. Vì thế, em chỉ muốn nói với anh một chút về lẽ thiệt hơn trong đời người mà thôi.


Thưa anh
Liệu có bao giờ anh bình tâm suy nghĩ một chút xem cuộc đời mình thật ra có ý nghĩa gì không? Em nhớ khi xưa, gia đình anh còn nghèo đói, anh muốn có thật nhiều tiền. Nhìn người ta quyền cao chức trọng, anh cũng ước muốn được như thế. Và dường như anh nghĩ rằng với cuộc đời anh, danh vọng, tiền tài là tất cả? Vì thế, anh đã không từ một thủ đoạn nào để có tiền và có quyền. Và giờ anh đã có những thứ đó. Song với anh, vẫn còn chưa đủ, anhđang tiếp tục “phấn đấu”.

Sẽ thật là tốt đẹp nếu những thứ ấy anh có được nhờtài đức và công lao cống hiến của bản thân. Chỉ có điều, những người gần gũi và hiểu anh nhất, như vợ con anh, nhưanh em, bạn bè một thời của anh, nhưnhững đồng sự làm việc bên anh, đều biết rõ ràng không phải vậy. Và thực tế đáng buồn, những người hiểu anh nhất lại là những người coi khinh anh nhất, vì họbiết anh tuy bề ngoài danh giá nhưng thực ra anh đang thuộc “bộ phận không nhỏ”bị cả xã hội lên án, anh không dám thừa nhận.

Anh đã có rất nhiều tiền của, anh cho rằng nhờ đó mà anhđược sung sướng hạnh phúc vì được hưởng thụ nhiều. Song do không được (hay không chịu) học hành tử tế, khiến anh không thấu hiểu rằng cuộc sống con người gồm cả vật chất và tinh thần, mà tinh thần thì không phải cứ có tiền thì muađược. Thế nên, tuy anh có thể mua cả rạp hát về nhà nhưng anh lại chẳng có một phút thực sự thảnh thơi để thưởng thức âm nhạc, dẫu có nghe cũng chẳng thấy thú vị gì. Nhà anh đầy những bức tranh và vật trang trí đắt tiền do đệ tử biếu tặngđể xu nịnh, nhưng với tâm hồn khô cằn và tâm địa mờ ám, anh làm sao phân biệtđược cái đẹp, cái nhảm nhí trong những thứ ấy. Anh cũng có một phòng đầy sách, thực ra để cho oai chứ trong đầu anh kiến thức chả bao nhiêu. Anh có nhiều biệt thự,đất đai (tất nhiên đứng tên người khác) song anh có tổ ấm nào đâu, vì vợ anh thì thừa tiền thiếu tình, con anh đứa nghiện hút, đứa mải đua xe, không đứa nào chịu học hành như con nhà gia giáo. Gia đình anh bề ngoài sang trọng nhưng nhiều người biết bên trong con khinh cha, vợ khinh chồng, mục nát từ lâu. Anh có bao nhiêu thuốc quý trong nhà, thế mà sức khỏe vẫn ngày càng suy giảm thậm tệ, bởi anh ăn quá nhiều nên hại tì vị, gái đẹp nhiều nên hại thận khí; chơi banh chơi gôn chỉ theo cách đua đòi nên hại gân cốt; bia rượu lắm nên hại tim gan... Cũng vì anh không biết nhớ câu người xưa dạy “ăn để sống chứ không phải sống để ăn” nên quanh năm suốt tháng cùng đệ tử tụ bạ ăn chơi sa đọa, hậu quả anh thì mang bệnh vào thân, còn chúng tha hồ đục khoét tiền bạc nhà nước nhờ chữ ký của anh. Anh có quyền lực trong tay, nói có người nghe, đe có kẻ sợ, nhưng liệu mấy khi anh được giấc ngủ ngon. Anh có chắc công an sẽ không biết những vụ làmăn ma bùn phi pháp, sếp anh sẽ bao che được đến khi nào? Anh sống giữa bao kẻxu nịnh, tung hô, song em biết anh đang cay đắng, bởi nỗi cô đơn, trống vắng vẫn luôn xâm chiếm tâm hồn, bởi anh quá lắm kẻ thù và không có ai thực sự là bạn.

Thưa anh, anh hiếm khi đọc sách nên em mách anh câu này người xưa dạy: “không có tài đức mà ngồi ngôi cao sẽ gây tai họa”. Có khi nào anh nghĩ câu ấy sẽ vận vào mình? Anh hãy xem bao kẻ hôm qua quyền to chức cao, tiền bạc như nước, quan hệ đủtầm đủ hạng, tưởng vững như bàn thạch, nhưng giờ đây đang trốn chui trốn nhủi hòng thoát sự truy nã của pháp luật, chúng chỉ muốn làm người dân thường sống yên thân cũng chẳng được đó sao.

Cứ cho rằng anh sẽ thoát tội, thì thử hỏi cuộc đời anh sẽ còn gì? Nhiều nhà thế, anh có thể ở hai nơi một lúc được không? Nhiều xe thế, anh có đi hai chiếc một lúc được không? Ăn nhiều quá thì lắm bệnh, chơi trác táng quá thì chóng chết. Nhiều vàng, nhiều “đô” thế có mang theo xuống âm phủ được không? Để lại nhiều tiền cho con cái, nhưng không dạy được đạo đức và tình yêu lao động cho chúng, liệu có đứa con nào biết hiếu thảo khi anh hết chức hết quyền? Gương tày liếp về những bi kịch thế ấy chẳng thiếu đâu anh ạ.

Ngẫm cho cùng, về tiền bạc anh đã có quá nhiều, vềngôi vị anh cũng đã quá cao. Nhưng anh lại thiếu thứ quan trọng nhất, đó là sựtôn trọng thực sự của người đời, bởi lẽ anh không có lòng tự trọng thì làm sao ai có thể tôn trọng anh. Và anh cũng không có hạnh phúc, bởi anh giàu vật chất mà quá nghèo tinh thần. Nay mai hết chức hết quyền, liệu cái vốn kiến thức và văn hóa cằn cỗi có đủ hấp dẫn ai đến nhà chơi với anh? Anh sẽ chết trong cô đơn mà thôi.

Thế thì tại sao bây giờ anh vẫn còn mải mê vơ vét tiền bạc, hại dân hại nước? Chắc chắn không phải vì thiếu tiền, mà chỉ vì bệnh tham lam đã thành mạn tính. Vơ vét quen rồi, lâu không giành được gì, chắc cũng khó chịu như thằng nghiện thiếu thuốc, đúng không anh? Không những vậy, anh lại còn dạy con thói háo danh, cố dùng quyền thế ép tổ chức cho nó làm ông nọ bà kia dù nó bất tài, thiếu đức. Làm thế chỉ khiến hư nó thôi anh ạ, rồi nó sẽ làm bậy, phạm pháp, sau khi anh về, không ai che chắn để nó thoát tù được đâu, anh ạ.

Nhiều người biết anh đang thuộc “bộ phận không nhỏ”,còn anh thì vẫn cố leo lên cao hơn. Nhưng người ta chưa nói ra đó thôi. Anh thì tưởng không ai biết nên vẫn không ngượng ngùng giao giảng điều này điều nọ nơi này nơi khác. Nhưng người ta sẽ không im lặng mãi đâu.

Thương và giận anh quá, nên em viết thư này cho anh, giúp anh tỉnh ngộ, may ra còn kịp. Em mong anh dành thời gian cuối đời để sửa mình, làm người đàng hoàng, nhanh chóng thoát ra khỏi “bộ phận không nhỏ”. Biết tự trọng, tự kiểm soát lấy bản thân, đừng nghĩ việc mình làm không ai biết mà cứ làm xằng; hãy sống và làm việc cho thực chất, cố gắng làm lấy vài việc có ích chođời. Dù rằng tài năng hạn chế, anh chẳng làm được gì to tát đâu, song nếu thực tâm muốn theo về chính đạo thì vẫn có thể làm được điều hữu ích. Suốt bao năm công ít tội nhiều mà hưởng thụ như thế, giờ này còn được sống như thế, tức là được hưởng lộc nước, phúc dân, được tổ tiên phù hộ độ trì nhiều lắm rồi, không thểlạm dụng mãi được đâu. Quá một bước nữa, chân sa xuống vực sâu là chết đó.

Nghe em anh nhé. Chúc anh sáng suốt.
Sỹ Văn