Trong bản đồ cổ do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước, cực nam nước này là đảo Hải Nam. Trong khi, các bản đồ hàng hải châu Âu đều thể hiện quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
> Công bố bản đồ Hoàng Sa là của Việt Nam ra khắp thế giới/ Bản đồ cổ phương Tây khẳng định Hoàng Sa của Việt Nam
Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách "Quản Như Đồ của La Hồng Tiên" quyển 1, thực hiện năm 1561, phần cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa. |
Trong "Đại Minh thống nhất chí" năm 1461, quyển đầu cũng vẽ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. |
Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong "Hoàng Minh chức phương địa đồ" của Trần Tổ Thụ (1635) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. |
Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ đời Thanh, năm 1862, vẽ theo "Nội phủ địa đồ" gồm 26 mảnh mang tên "Đại Thanh kịch tỉnh toàn đồ" không có Hoàng Sa và Trường Sa. |
Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ, do quan chức tỉnh Quảng Đông vẽ năm 1897, có lời tựa của Tổng đốc Trương Nhân Tuấn không có bất kỳ quần đảo nào ở Quảng Đông. |
Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. |
Bản đồ ghi khoảng cách các đảo gần nhất từ quần đảo Hoàng Sa đến các đảo gần đất liền (trích từ bản đồ Southeast Asia - National Geographic Society - Washington, 1968). |
Ngoài ra, bản đồ hàng hải châu Âu thế kỷ XV - XVI thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. |
Bản đồ Đông Dương của Danvilleen vẽ năm 1735 cũng thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. |
Đầu năm 2012, huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã phối hợp
với Bảo tàng Đà Nẵng phát hành cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa. Cuốn kỷ yếu dày
hơn 200 trang gồm các phần "Hoàng Sa là của Việt Nam", "Công tác quản lý
nhà nước đối với huyện Hoàng Sa", "Hoàng Sa và những nhân chứng lịch
sử", "Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa".
Đặc biệt, kỷ yếu có các tư liệu lịch sử, bằng chứng
chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và phần cảm nhận về Hoàng Sa của 24
nhân chứng từng đến sống và làm việc tại quần đảo này trong những thập
niên 50-70 của thế kỷ XX.
|
Nguyễn Đông
nguồn:http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/07/8-ban-do-co-chung-minh-trung-quoc-khong-co-hoang-sa/
--------------------------------------------------------------------------------
Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa
Báo chí Trung Quốc đưa tin Việt Nam công bố bản đồ cổ
chứng mình chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, nhận
được nhiều sự quan tâm theo dõi của người dân Trung Quốc.
Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa
Báo chí Trung Quốc đưa tin Việt Nam công bố bản đồ cổ
chứng mình chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, nhận
được nhiều sự quan tâm theo dõi của người dân Trung Quốc.
> Bản đồ Trung Quốc ghi đảo Hải Nam là cực Nam
> Học giả Trung Quốc bác 'đường lưỡi bò'
Hình ảnh tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" đăng trên trang tin tức quân sự của Sina. Ảnh: Sina |
Các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina , Ifeng, Stockstar đưa
tin Việt Nam tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc, chứng minh
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều báo khác
của Trung Quốc sau đó đăng tải lại thông tin này.
Bản tin của đài Phượng Hoàng (Ifeng)
tường thuật quang cảnh buổi lễ trao bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh
địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh (Trung
Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trao tặng Bảo tàng
Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Ifeng dẫn nguyên văn lời tiến sĩ Hồng, Giám đốc Trung
tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, nguyên trưởng phòng tư liệu
thư viện của Viện Hán - Nôm, về giá trị lịch sử và nội dung không thể
chối cãi của bản đồ do chính Trung Quốc thực hiện.
Tờ Stockstar và trang tin quân sự của Sina
giới thiệu tỉ mỉ về kích thước, lai lịch của tấm bản đồ, nói rõ bản đồ
này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc, có nghĩa
là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ
Trung Hoa.
Bài báo cũng diễn giải đầy đủ các nghiên cứu và phân
tích của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay bản
đồ "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Đây là bản đồ được Trung Quốc vẽ theo
phương thức hiện đại của phương Tây, khác với cách vẽ theo cách riêng
trước kia, có ghi rõ tọa độ, phù hợp với ngôn ngữ bản đồ hiện nay.
Đặc biệt, Stockstar dùng tên gọi theo cách
của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi truyền thông Trung Quốc
hiếm khi công bố với người dân về cách gọi nào khác ngoài tên gọi mà
nước này đặt ra.
Chỉ trong chưa đầy hai ngày đăng thông tin về tấm bản đồ này, các video về chủ đề này của Ifeng và Sina đưa
lên trang web đã thu hút gần nửa triệu lượt xem, còn bản tin phát sóng
trên truyền hình và các trang tin khác đưa lại còn thu hút thêm nhiều
người xem khác.
Đây là sự kiện đáng chú ý trong bối cảnh tình hình
tranh chấp trên biển của Trung Quốc với các nước láng giềng ngày một
nóng. Nước này có có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Philippines,
Việt Nam, Malaysia, Brunei trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa
Đông.
Trong khi một bộ phận người dân Trung Quốc luôn tin
rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ, truyền thông nước này
cũng đăng tải các ý kiến nhiều chiều, như thông tin về bản đồ 1904 này
của nhà Thanh, hoặc quan điểm không công nhận "đường lưỡi bò" như của học giả Lý Lệnh Hoa.
Vũ Hà
|
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001