Ông Nguyễn Đăng Giáp bị chính quân đội theo dõi và âm mưu hãm hại
Tháng Bảy 23, 2012
Nhân vật rất nổi tiếng trong quân đội. Được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Quốc phòng trao tặng nhiều danh hiệu. Tuy có uy tín lớn nhưng ông Giáp đã bị các quan chức của chính quân đội nhân dân Việt Nam lập kế hoạch theo dõi một cách trái phép. Thậm chí có cả âm mưu hãm hại bày ra. Thực hư câu chuyện này thế nào và ai đứng đằng sau kế hoạch mờ ám toan tính hãm hại và hạ bệ ông Giáp?
Đại tá Nguyễn Đăng Giáp – Doanh nhân quốc phòng tiêu biểu, Anh hùng lao động
Sinh ra ở Nghi Trường, Nghi Lộc, Nghệ An, miền quê mà người dân chưa một lần được no bụng. Năm 1971, trai làng tên Giáp mới 17 tuổi trúng đại học Mỏ nhưng bỏ bút nghiên ra trận vì chỉ vào quân đội mới được no bụng. Lái xe đoàn 559 trên những cung đường ác liệt nhất Trường Sơn, Nam Lào, Campuchia. Chiến tranh kết thúc Giáp chịu thương tật 27%.
Sang làm kinh tế quốc phòng, giám đốc xí nghiệp 36, thuộc Tổng công ty Thành An Bộ Quốc Phòng, một con tàu cũ nát sắp chìm với hơn 400 công nhân không có việc làm, vốn điều lệ 5 tỷ, gánh một khoản nợ và lỗ lên tới 34 tỷ đồng. Năm 2009 được trao danh hiệu Doanh nhân Việt. Năm 2010, Chủ tịch nước phong ông Giáp làm Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Xí nghiệp 36 giờ đã trở thành doanh nghiệp đồ sộ của Bộ Quốc phòng được giao nhiều công trình trọng điểm an ninh quốc gia như hầm trú ẩn của Bộ Chính trị, sở chỉ huy tác chiến trong trụ sở Bộ Quốc phòng, nâng cấp căn cứ hải quân Cam Ranh … Tổng công ty 36 trực thuộc Bộ QP do đại tá Nguyễn Đăng Giáp đứng đầu.
Chuyện cướp miếng ăn của nhau trong quân đội
Khẩu hiệu xây dựng quân đội cách mạng từng bước chính quy, hiện đại có lẽ chỉ là khẩu hiệu suông. Thực tế thì quân đội đang ngày đêm đi … cưỡng chế giải phóng mặt bằng, coi lấy đất của dân là nhiệm vụ chính trị. Quân đội đi buôn, đưa lính đi thầu khoán, khai mỏ. Quân đội buôn người ra nước ngoài dưới mác hợp tác lao động (quân khu 4). Đầu não của quân đội thì ngày càng phì đại với doanh nghiệp. Đầu mối trực thuộc trực tiếp Bộ QP gần đây càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp với các ông tướng … đi buôn. Các tướng chiến đấu thì ngày càng ít và đều muốn vứt súng đi ”làm kinh tế”.
Bộ trưởng, đại tướng Phùng Quang Thanh bây giờ có nhiệm vụ thật nặng nề nhưng “béo bở” là quản trị rất nhiều doanh nghiệp. Một số tiêu biểu như: Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội, Tổng Công ty 28, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế QK4, Tổng Công ty 36, Tổng Công ty 319 (của đại tá Phùng Quang Hải, con trai Bộ trưởng Phùng Quang Thanh), Tổng Công ty 789, Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty Thành An,Tổng Công ty Thái Sơn, Tổng Công ty Đông Bắc, Tổng Công ty 15, Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng, Tổng Công ty dịch vụ bay, Các Công ty, các nhà máy phiên hiệu XYZ khắp cả nước, Ngân hàng TMCP Quân đội, một số doanh nghiệp bí mật chuyên buôn bán vũ khí, công nghệ, hoạt động tình báo, phản gián… Doanh nghiệp cấp quân khu, quân binh chủng thì không đếm hết. Nay mai, Truyền hình Quân đội, các đoàn Văn công, các học viện nhà trường, viện quân y, Đoàn quân nhạc được mở hệ “phục vụ dân sự” (đang xem xét cho phép) thì số doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng hoặc do quân đội quản lý có thể … vượt quá bên dân sự.
Bộ trưởng quốc phòng mà đi đâu cũng chỉ có câu “cửa mình” là: “…cần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tập trung xây dựng tổ chức Đảng, nội bộ đoàn kết, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh…”. Chỉ đạo kiểu một nhà buôn, nhà chính trị salon chứ không giống chỉ đạo của một ông tướng quân đội.
Thực chất, việc sắp xếp, cơ cấu lại hay tái cấu trúc chỉ là kế hoạch của những con cá lớn để nuốt cá bé.
Theo dõi và thôn tính
Nguyễn Thị Nhung, cán bộ của một công ty thám tử tư (một tướng Công an về hưu đứng đầu) được một số cán bộ cao cấp của Bộ Quốc phòng thuê theo dõi. Cán bộ quân đội tên là Hoài, thượng tá Binh chủng Đặc công vừa được bổ nhiệm làm trợ lí tuyên huấn của Tổng công ty Thành An (trực thuộc Bộ QP) thuê Nhung theo dõi đại tá, anh hùng Lao động Nguyễn Đăng Giáp, Tổng Giám đốc Tổng Công ty 36 Bộ Quốc phòng. Hoài yêu cầu Nhung và người của thị phải luôn bám sát chiếc xe Land Cuiser biển số đỏ quân đội AV-1189 và cung cấp các địa chỉ ông Giáp thường đến … Thám tử Nhung còn được thượng tá Hoài dẫn đến gặp đại tá Nguyễn Văn Then, Chủ nhiệm Chính trị (tức chính ủy) Tổng công ty Thành An để được huấn thị chi tiết về kế hoạch tiếp theo trong đó có việc thuê xã hội đen ám hại ông Nguyễn Đăng Giáp, không loại trừ việc đặt mìn, nổ xe.
Bại lộ và chuyển thể kịch bản
Do thị Nhung hoảng sợ trước kế hoạch theo dõi và ám hại trên và ngày càng bị Thượng tá Hoài, Đại tá Then ép buộc và dọa nạt. Mới đây thị đã đầu thú với Cục Bảo vệ An ninh quân đội. Trái với trông đợi của thị Nhung, Cục Bảo vệ An ninh quân đội đã kết luận vụ việc có lợi cho Hoài và Then. Hành vi của Nhung lại bị bên quân đội chuyển sang cho An ninh Công an thành phố Hà Nội hoàn tất hồ sơ vụ án riêng để truy tố thị Nhung.
Kẻ đứng sau
Ai có thể chỉ đạo được An ninh quân đội bóp méo bản chất vụ việc? Không ai khác ngoài quan chức thuộc hàng cao cấp nhất của Bộ QP.
Hiện, đại tướng Bộ trưởng đang vô cùng bận rộn chỉ đạo quân đội “sắp xếp lại”, “tái cơ cấu” các doanh nghiệp quốc phòng. Viettel vừa được “cho” tiếp quản EVN là một ví dụ. Trong nạn “tái cơ cấu” này, đại tá Hải con trai Bộ trưởng được đề xuất nắm tiếp (tức thôn tính) nhiều doanh nghiệp khác để trở thành “tài phiệt” trong quân đội nhân dân Việt Nam. Một trong các doanh nghiệp thuộc loại “béo” bị lọt vào tầm ngắm là Tổng Công ty 36 của đại tá Giáp. Song, đại tá, anh hùng lao động Nguyễn Đăng Giáp là người cứng cổ nhất, luôn thể hiện lập trường không chịu “tái cơ cấu” nên mới sinh ra họa trên.
Đại tá Phùng Quang Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng:
nguồnhttp://caunhattan.wordpress.com/2012/07/23/ong-giap-bi-quan-doi-theo-doi-va-dinh-ham-hai/:
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Đại tá Nguyễn Đăng Giáp – Doanh nhân quốc phòng tiêu biểu, Anh hùng lao động
Sinh ra ở Nghi Trường, Nghi Lộc, Nghệ An, miền quê mà người dân chưa một lần được no bụng. Năm 1971, trai làng tên Giáp mới 17 tuổi trúng đại học Mỏ nhưng bỏ bút nghiên ra trận vì chỉ vào quân đội mới được no bụng. Lái xe đoàn 559 trên những cung đường ác liệt nhất Trường Sơn, Nam Lào, Campuchia. Chiến tranh kết thúc Giáp chịu thương tật 27%.
Sang làm kinh tế quốc phòng, giám đốc xí nghiệp 36, thuộc Tổng công ty Thành An Bộ Quốc Phòng, một con tàu cũ nát sắp chìm với hơn 400 công nhân không có việc làm, vốn điều lệ 5 tỷ, gánh một khoản nợ và lỗ lên tới 34 tỷ đồng. Năm 2009 được trao danh hiệu Doanh nhân Việt. Năm 2010, Chủ tịch nước phong ông Giáp làm Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Xí nghiệp 36 giờ đã trở thành doanh nghiệp đồ sộ của Bộ Quốc phòng được giao nhiều công trình trọng điểm an ninh quốc gia như hầm trú ẩn của Bộ Chính trị, sở chỉ huy tác chiến trong trụ sở Bộ Quốc phòng, nâng cấp căn cứ hải quân Cam Ranh … Tổng công ty 36 trực thuộc Bộ QP do đại tá Nguyễn Đăng Giáp đứng đầu.
Chuyện cướp miếng ăn của nhau trong quân đội
Khẩu hiệu xây dựng quân đội cách mạng từng bước chính quy, hiện đại có lẽ chỉ là khẩu hiệu suông. Thực tế thì quân đội đang ngày đêm đi … cưỡng chế giải phóng mặt bằng, coi lấy đất của dân là nhiệm vụ chính trị. Quân đội đi buôn, đưa lính đi thầu khoán, khai mỏ. Quân đội buôn người ra nước ngoài dưới mác hợp tác lao động (quân khu 4). Đầu não của quân đội thì ngày càng phì đại với doanh nghiệp. Đầu mối trực thuộc trực tiếp Bộ QP gần đây càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp với các ông tướng … đi buôn. Các tướng chiến đấu thì ngày càng ít và đều muốn vứt súng đi ”làm kinh tế”.
Bộ trưởng, đại tướng Phùng Quang Thanh bây giờ có nhiệm vụ thật nặng nề nhưng “béo bở” là quản trị rất nhiều doanh nghiệp. Một số tiêu biểu như: Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội, Tổng Công ty 28, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng Công ty Hợp tác Kinh tế QK4, Tổng Công ty 36, Tổng Công ty 319 (của đại tá Phùng Quang Hải, con trai Bộ trưởng Phùng Quang Thanh), Tổng Công ty 789, Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty Thành An,Tổng Công ty Thái Sơn, Tổng Công ty Đông Bắc, Tổng Công ty 15, Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng, Tổng Công ty dịch vụ bay, Các Công ty, các nhà máy phiên hiệu XYZ khắp cả nước, Ngân hàng TMCP Quân đội, một số doanh nghiệp bí mật chuyên buôn bán vũ khí, công nghệ, hoạt động tình báo, phản gián… Doanh nghiệp cấp quân khu, quân binh chủng thì không đếm hết. Nay mai, Truyền hình Quân đội, các đoàn Văn công, các học viện nhà trường, viện quân y, Đoàn quân nhạc được mở hệ “phục vụ dân sự” (đang xem xét cho phép) thì số doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng hoặc do quân đội quản lý có thể … vượt quá bên dân sự.
Bộ trưởng quốc phòng mà đi đâu cũng chỉ có câu “cửa mình” là: “…cần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tập trung xây dựng tổ chức Đảng, nội bộ đoàn kết, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh…”. Chỉ đạo kiểu một nhà buôn, nhà chính trị salon chứ không giống chỉ đạo của một ông tướng quân đội.
Thực chất, việc sắp xếp, cơ cấu lại hay tái cấu trúc chỉ là kế hoạch của những con cá lớn để nuốt cá bé.
Theo dõi và thôn tính
Nguyễn Thị Nhung, cán bộ của một công ty thám tử tư (một tướng Công an về hưu đứng đầu) được một số cán bộ cao cấp của Bộ Quốc phòng thuê theo dõi. Cán bộ quân đội tên là Hoài, thượng tá Binh chủng Đặc công vừa được bổ nhiệm làm trợ lí tuyên huấn của Tổng công ty Thành An (trực thuộc Bộ QP) thuê Nhung theo dõi đại tá, anh hùng Lao động Nguyễn Đăng Giáp, Tổng Giám đốc Tổng Công ty 36 Bộ Quốc phòng. Hoài yêu cầu Nhung và người của thị phải luôn bám sát chiếc xe Land Cuiser biển số đỏ quân đội AV-1189 và cung cấp các địa chỉ ông Giáp thường đến … Thám tử Nhung còn được thượng tá Hoài dẫn đến gặp đại tá Nguyễn Văn Then, Chủ nhiệm Chính trị (tức chính ủy) Tổng công ty Thành An để được huấn thị chi tiết về kế hoạch tiếp theo trong đó có việc thuê xã hội đen ám hại ông Nguyễn Đăng Giáp, không loại trừ việc đặt mìn, nổ xe.
Bại lộ và chuyển thể kịch bản
Do thị Nhung hoảng sợ trước kế hoạch theo dõi và ám hại trên và ngày càng bị Thượng tá Hoài, Đại tá Then ép buộc và dọa nạt. Mới đây thị đã đầu thú với Cục Bảo vệ An ninh quân đội. Trái với trông đợi của thị Nhung, Cục Bảo vệ An ninh quân đội đã kết luận vụ việc có lợi cho Hoài và Then. Hành vi của Nhung lại bị bên quân đội chuyển sang cho An ninh Công an thành phố Hà Nội hoàn tất hồ sơ vụ án riêng để truy tố thị Nhung.
Kẻ đứng sau
Ai có thể chỉ đạo được An ninh quân đội bóp méo bản chất vụ việc? Không ai khác ngoài quan chức thuộc hàng cao cấp nhất của Bộ QP.
Hiện, đại tướng Bộ trưởng đang vô cùng bận rộn chỉ đạo quân đội “sắp xếp lại”, “tái cơ cấu” các doanh nghiệp quốc phòng. Viettel vừa được “cho” tiếp quản EVN là một ví dụ. Trong nạn “tái cơ cấu” này, đại tá Hải con trai Bộ trưởng được đề xuất nắm tiếp (tức thôn tính) nhiều doanh nghiệp khác để trở thành “tài phiệt” trong quân đội nhân dân Việt Nam. Một trong các doanh nghiệp thuộc loại “béo” bị lọt vào tầm ngắm là Tổng Công ty 36 của đại tá Giáp. Song, đại tá, anh hùng lao động Nguyễn Đăng Giáp là người cứng cổ nhất, luôn thể hiện lập trường không chịu “tái cơ cấu” nên mới sinh ra họa trên.
Đại tá Phùng Quang Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng:
nguồnhttp://caunhattan.wordpress.com/2012/07/23/ong-giap-bi-quan-doi-theo-doi-va-dinh-ham-hai/:
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001