Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Trung Quốc đã thâu tóm mạng xã hội ZING.VN?

Published on July 30, 2012 
TTXVA nhận được bài viết do bạn đọc gửi đến.  Xin đăng lại dưới dạng thông tin tham khảo
Trong khi đó bài báo “Forbes: Vinagame đủ tầm bước ra biển lớn” đăng ngày 9/2/2010 xác nhận:
“Hiện Tencent cũng là một trong số các nhà đầu tư vào VinaGame với thỏa thuận sẽ đưa dịch vụ chat QQ và các trò chơi phổ thông đến tay người dùng Việt Nam thông qua VinaGame.   Ngoài ra, Johnny Shen, người từng giữ cương vị giám đốc phụ trách mua bán và sáp nhập (M&A) của Tencent cũng đã về dưới trướng VinaGame từ năm 2008, đảm nhiệm vai trò giám đốc tài chính, kiêm phó chủ tịch điều hành phụ trách chiến lược và phát triển.”





‘Không biết có phải vì Tencent Wechat tiền nhiều và thế lực nhiều có thể dọn dẹp và bịt miệng hết các admin diễn đàn, các mắt báo hay sao mà trước giờ tôi chỉ thấy ném đá tẩy chay Baidu mà không ai thấy mối nguy thực sự của người Việt đến từ Tencent, Zing, Wechat’.
Ban đầu Vinagame – chủ sở hữu của Zing do 5 người sáng lập trong đó có anh Lê Hồng Minh hiện là giám đốc, sau đó khi Vinagame mở ra mảng Zing, 4 người sáng lập còn lại bán hết cổ phẩn cho Tencent Trung Quốc.
Hiện trên giấy tờ cổ đông còn lại là anh Lê Hồng Minh hiện đứng tên giám đốc chỉ còn giữ 1% cổ phần. Theo kế hoạch của Tencent Trung Quốc thì năm 2013 Vinagame Zing định niêm yết tại thị trường chứng khoáng Hồng Kông, đến thời điểm này tôi không cho là anh Minh sẽ tiếp tục điều hành Vinagame mà sẽ chính thức do người Trung Quốc điều hành.
Do luật quy định không quá được sở hữu quá 50% cổ phần, do vậy Tencent Trung Quốc trên giấy tờ hiện đang sở hữu 49% Zing. Nhưng thực chất những người nội bộ của Zing đều biết Tencent hiện nắm hơn 70% cổ phần và đã nắm quyền chi phối và điều hành toàn bộ hoạt động của Zing. Các vị trí chủ chốt trong công ty xuất hiện bên ngoài vẫn là người Việt để ông chủ thật sự Trung Quốc có thể giấu mặt và lẳng lặng thôn tính người dùng Việt. Nhân sự Trung Quốc hiện đã nắm giữ vị trí phó và sẵn sàng nắm quyền điều hành bất kỳ lúc nào khi Tencent cảm thấy không cần thiết phải có người Việt ra mặt điều hành nữa.
Giám đốc tài chính của Vinagame hiện là người Trung Quốc, anh Minh hiện chỉ còn điều hành mảng game studio để phát triển một vài game. Các mảng game nhập khác của Vinagame hiện đều do người Trung Quốc điều hành.
Ngoài việc sở hữu Zing với hơn 70% cổ phần để thôn tính người dùng Việt Nam, Tencent bên Trung Quốc nổi tiếng với sản phẩm QQ chat, hiện Tencent đang có chiến lược thôn tính tiếp tục người dùng Việt Nam thông qua sản phẩm Wechat ( tên Trung Quốc của Wechat là Weixin ).
Khi cài Wechat lên điện thoại, Wechat tự động lấy hết số điện thoại liên lạc trong phone book của người dùng, mọi thông tin đi lại của người dùng đều bị Tencent Trung Quốc ghi lại thông qua định vị GPS, nội dung tin nhắn trao đổi với người thân, lịch sử cuộc gọi, các nội dung của các website đã vào, các file lưu trữ trên máy…. mọi thông tin đều bị Trung Quốc lưu lại và theo dõii hết.
Trong thời gian qua, Tencent cũng đã rất thành công khi thông qua Zing làm việc với 2 chàng ngớ ngẩn tiếp tay cho đối thủ tiêu diệt mình là Samsung và Sony để cài Zing mp3, Zing news và Zing brownser ( thực chất là QQ brownser).
Samsung, Sony cài các sản phẩm của Tencent Trung Quốc thông qua Zing đã giúp cho Tencent Trung Quốc thôn tính người dùng Việt Nam, đồng thời tiếp tay cho Tencent lấy người dùng của Samsung và Sony để cạnh tranh ngược lại với sản phẩm của 2 thương hiệu này. Không biết mấy ông Samsung, Sony Việt Nam có mắt hay mù mà lại đi tiếp tay cho đối thủ tiêu diệt mình.
Như vậy Tencent Trung Quốc với 2 mũi tiến công đang mở chiến dịch thôn tính và theo dõi toàn bộ người dùng internet Việt Nam.
* Thôn tính thông qua Vinagame Zing: Một mặt thông qua việc sở hữu hơn 70% cổ phần của Vinagame, Tencent thực chất là người kiểm soát toàn bộ hoạt động của Vinagame và Zing đồng thời thông qua danh nghĩa của người Việt và sản phẩm Việt thôn tính và theo dõi người dùng. Hiện Tencent Trung Quốc cũng đang ráo riết dùng Zing để quảng bá, thúc đẩy và thu hút người dùng Việt dùng Wechat để từ đó nắm toàn bộ thông tin người dùng Việt.
* Thôn tính thông qua ứng dụng mobile Wechat: 1 mặt thông qua việc quảng bá thông qua Zing, chiêu dụ người dùng Việt cài ứng dụng Wechat trên điện thoại để từ đó đánh cắp mọi dữ liệu, theo dõi mọi hoạt động từ đi lại ( thông qua gps ), giao tiếp ( lịch sử cuộc gọi, nội dung tin nhắn ), quan hệ ( contacts ), các web đã truy cập ( thông qua trình duyệt ), tất cả các loại username và password của các dịch vụ khác ( khi người dùng sử dụng trình duyệt Zing brownser hoặc QQ brownser).
Tại Trung Quốc, Tencent có hơn 400 triệu người dùng thông qua các sản phẩm Wechat, QQ chat, lãi ròng năm 2011 là 1.7 tỷ USD.
Với tiềm lực về công nghệ và và tài chính hùng mạnh như trên, Tencent đang có kế hoạch mạnh mẽ trong việc đầu tư và thôn tính toàn bộ người dùng internet và mobile tại Việt Nam.
Zing đã bỏ ra hơn 200 triệu USD để mua cổ phần chi phối tại Zing Vinagame.
Hiện đầu tư rất nhiều tiền để quảng bá, quảng cáo Wechat để chiêu dụ người dùng Việt Nam sử dụng để từ đó đánh cắp, theo dõi và kiểm soát mọi hoạt động của người dùng Việt thông qua điện thoại của họ.
Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người dùng internet, Tencent hiện đã kiểm soát hơn phân nửa số người dùng này. Với việc phổ biến của điện thoại Android giá rẻ, tốc độ phổ biến của smartphone sẽ rất nhanh, theo đánh giá của tôi thì trong vòng 12 tháng tới với sự đầu tư mạnh mẽ về tài chính thì Wechat và Zing của Tencent Trung Quốc có thể kiểm soát đến gần 30 triệu người dùng Việt Nam.
Đến thời điểm đó, với sức mạnh công nghệ, tiềm lực tài chính, kiểm soát người dùng internet, Việt Nam sẽ khó có thể có một doanh nghiệp công nghệ thông tin nào có thể lớn lên và cạnh tranh lại được.
Tại Trung Quốc, Tencent nổi tiếng giết chết các start up từ trong trứng nước, bất kỳ sản phẩm nào mới ra, nếu phản hồi thị trường tốt, Tencent lập tức copy mô hình, với tiềm lực về công nghệ, tài chính và lượng người dùng thì Tencent luôn thắng, mọi start up luôn tiêu và không có cơ hội lớn.
30 triệu người dùng Việt bị Tencent trung quốc theo dõii và biết mọi hoạt động từ giao tiếp, giải trí, ví trí,….
Rồi đây không hiểu những thông tin này sẽ được chính phủ Trung Quốc sử dụng như thế nào để tiếp tục lấn chiếm biển Đông và đất liền của Việt Nam.
Những thông tin này người dùng này rồi đây không biết sẽ được doanh nghiệp trung quốc sử dụng thể nào trong việc thao túng thị trường Việt Nam, sản phẩm của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam rồi đây chắc chắn sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với doanh nghiệp Trung Quốc.
Zing, Wechat là sản phẩm và doanh nghiệp của Tencent Trung Quốc, do Trung Quốc kiểm soát. Việc kiểm soát người dùng này nguy hiểm cho người Việt hơn nhiều so với sản phẩm của Baidu. Không biết có phải vì Tencent Wechat tiền nhiều và thế lực nhiều có thể dọn dẹp và bịt miệng hết các admin diễn đàn, các mắt báo hay sao mà trước giờ tôi chỉ thấy ném đá tẩy chay Baidu mà không ai thấy mối nguy thực sự của người Việt đến từ Tencent, Zing, Wechat.

nguồn:http://www.ttxva.org/trung-quoc-da-thau-tom-mang-xa-hoi-zing-vn/
--------------------------------------------------------------------------------
Vinagame bác bỏ tin đồn bị doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm

(TNO) Ngày 30.7, Công ty cổ phần VNG (Vinagame) đã chính thức lên tiếng về tin đồn đang phát tán trên các trang tin điện tử và mạng xã hội cho rằng VNG đang bị doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm. Theo tin đồn đang lan truyền, sau khi VNG mở ra mảng Zing, 4/5 người sáng lập VNG đã bán hết cổ phẩn cho Tencent Trung Quốc.

Tin đồn còn cho rằng theo kế hoạch của Tencent Trung Quốc thì năm 2013 Vinagame Zing định niêm yết tại thị trường chứng khoáng Hồng Kông, đến thời điểm này VNG sẽ chính thức do người Trung Quốc điều hành.
Trước những tin đồn vô căn cứ gây ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, VNG khẳng định: Công ty cổ phần VNG được thành lập theo pháp luật Việt Nam với mô hình công ty cổ phần, và theo các quy định pháp luật hiện hành thì tỷ lệ cổ phần do các cổ đông nước ngoài sở hữu tại công ty không được vượt quá 49%.
Công ty VNG khẳng định hoàn toàn tuân thủ quy định này và các cổ đông nước ngoài của VNG không thể vượt quá tỷ lệ giới hạn trên trong bất kỳ hình thức nào. Ông Lê Hồng Minh hiện vẫn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc với 19% số cổ phần tại VNG.
Ban giám đốc của VNG gồm 6 người, trong đó chỉ có một Phó tổng giám đốc là ông Johnny Shen, người Hồng Kông, phụ trách về tài chính. Ông Johnny Shen làm việc cho VNG với một hợp đồng lao động chính thức từ năm 2008, trước đó ông làm việc cho công ty tài chính Tencent Holdings. Năm thành viên còn lại của Ban giám đốc đều là người Việt.
Ngoài ra, VNG cũng khẳng định các sản phẩm internet của VNG với hơn 15 triệu khách hàng bao gồm Zing Me, Zing MP3 và Zing Portal đều được phát triển 100% bởi VNG, dựa trên các công cụ, kỹ thuật phổ biến được dùng bởi các công ty internet lớn của Mỹ, các tin đồn “Zing Me là do VNG mua từ Trung Quốc” đều hoàn toàn sai sự thật.
Quang Thuần
>> VNG được tài trợ 8,5 tỉ đồng xây dựng Điện toán đám mây
>> Microsoft thâu tóm công ty sản xuất màn hình cảm ứng
>> VinaGame ra mắt cổng thông tin giải trí trực tuyến Zing.vn
>> Thư điện tử miễn phí Zing Mail
>> Mạng xã hội Zing Me chính thức ra mắt
>> Zing MP3 được loại khỏi danh sách 20 web phát tán mã độc
>> Sony thâu tóm 10% cổ phần của Olympus


nguồn:http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120730/vinagame-bac-bo-tin-don-bi-doanh-nghiep-trung-quoc-thau-tom.aspx
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001