Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

ÔNG TIẾN SĨ NHẠO BÁNG “LÒNG YÊU NƯỚC” TRÊN BÁO NHÂN DÂN


article
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong

NGUYỄN TRỌNG TẠO: Nói về lòng yêu nước thì bất cứ người Việt Nam nào, chỉ cần im lặng cũng biết họ yêu nước. Vậy mà có một ông tiến sĩ ra rả nhạo báng lòng yêu nước với lời nói (văn viết) kém một em học sinh cấp hai làm bài tập làm văn. Đó là tiến sĩ Nguyễn Minh Phong. Nếu tiến sĩ là được ngồi trên lưng con rùa như ở Văn Miếu, thì ông này chắc là phải ngồi trên lưng con nhái. Vì các cụ tiến sĩ xưa không ai viết văn vớ vẩn như thế. Vớ vẩn như thế mà ngồi trên lưng rùa, chăc sẽ bị thần Kim Quy vặn cổ liền. Nên nhớ, cái ý thức yêu nước của các cụ xưa là “Diên Hồng”, là “Sát thát” chứ không phải là dè bỉu “Diên Hồng”, ”Sát thát” như cái ông tiến sĩ (dổm) này. Chả lẽ “Diên Hồng”, ”Sát thát” cũng là “lợi dụng yêu nước” sao? Vậy ông là cái gì, ông là người sợ thể hiện lòng yêu nước, nên phê phán ”Diên Hồng”, ”Sát thát” để thể hiện lòng yêu nước của riêng mình? Hà hà, nếu đảng nói biểu tình là yêu nước thì ông tiến sĩ sẽ nói sao? Hay là ông sẽ vẫn nói biểu tình là lợi dụng yêu nước? ”Diên Hồng”, ”Sát thát” là lợi dụng yêu nước? Những kẻ cơ hội, khốn nạn vẫn còn nhan nhản, nên chúng mới ban cho ông một chỗ trên báo Nhân Dân để được cơ hội khốn nạn như chúng. Nhưng đọc bài viết của ông, không ai có thể lọt tai được, vì một bài văn học trò kém. Nếu không tin, mới bạn hãy đọc thử xem. (Xin lỗi, nếu ai đọc vài câu mà khinh bỉ không thèm đọc nữa thì xin đại xá):

Không ai được lợi dụng lòng yêu nước!

TS NGUYỄN MINH PHONG
“Sinh ra trên trái đất và lớn lên dưới ánh mặt trời, mỗi người đều có một gia đình để yêu thương, một nghề nghiệp làm sinh kế và có một Tổ quốc để gắn bó, phụng sự. Lòng yêu nước là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lợi dụng.
Với mọi người Việt Nam, lòng yêu nước từ lâu đã trở thành một giá trị cao quý, được truyền từ đời này sang đời khác, với những biểu hiện ngày càng sinh động, cụ thể. Ai vì lý do nào đó phải xa quê hương, mới càng thấm thía, khắc khoải và thêm sâu đậm tình yêu xứ sở, nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi “cha sinh mẹ dưỡng”. Có đi xa mới thấy nhớ quay nhớ quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre, hàng cau, ngôi nhà của ông bà và mẹ cha, nhớ dãy phố nhỏ, con ngõ nhỏ và thấy thân thương hơn mầu xanh hiền hòa của ruộng đồng, nương rẫy, với bóng câu trắng, tiếng chim gù giữa trưa hè ngợp nắng; nhớ tiếng đàn bầu trong bóng trăng lu, nhất là tiếng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, tiếng ru con ngủ, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bè bạn, bà con lối xóm quê nhà…
Thực tế đã, đang và sẽ còn chứng tỏ, lòng yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống và là tài sản vô giá, tạo sức sống bất khuất và trường tồn của dân tộc “con Lạc cháu Hồng” qua nghìn năm lịch sử trước mọi hiểm họa xâm lăng và đồng hóa, là mạch nguồn cho sự sinh sôi và phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước, giống nòi. Không ai có thể phủ nhận được rằng, dù là người dân đang sinh sống trên xứ sở quê hương hay với cộng đồng người Việt đã định cư và hội nhập ổn định ở nước ngoài, mỗi khi thiên tai địch họa đe dọa cuộc sống và vận mệnh của Tổ quốc, là lập tức mọi người Việt Nam, muôn người như một, kết thành khối vững chắc, sẵn sàng cống hiến công sức, xả thân vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, vì vận mệnh của Tổ quốc và cuộc sống của đồng bào mình…
Ngày nay, hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng hoàn cảnh mới của sự nghiệp phát triển đất nước, đang đặt ra và đòi hỏi lòng yêu nước cần được mở rộng nội hàm, với những cách thức thể hiện mới. Lòng yêu nước kết tụ và tạo cơ hội chung tay xây dựng khối đoàn kết toàn dân đấu tranh chống “thù trong, giặc ngoài”, vì nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh như là điều kiện cho sự tự do và phát triển lành mạnh của mỗi gia đình và cá nhân. Lòng yêu nước khiến mỗi người thêm hăng say lao động, tự giác thực hiện tốt bổn phận của mình trong công việc, trong các quan hệ xã hội, chung sức vượt qua mọi thử thách, hiểm họa, làm giàu chính đáng cho bản thân và quê hương, đóng góp lặng lẽ, khiêm nhường vào sự phát triển chung và làm rạng danh đất nước, ngời sáng trí tuệ và tâm hồn Việt Nam.
Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy cao độ, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lạm dụng, lợi dụng. Lòng yêu nước cao cả không cho phép “nói một đằng, làm một nẻo”, hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, tham nhũng và lạm dụng quyền chức để mưu cầu lợi ích cho dòng họ, gia đình, gây chia rẽ, bè phái, hy sinh quyền lợi và lạm dụng sức dân. Lòng yêu nước chân chính không cho phép bất cứ ai vì nhu cầu ích kỷ mà có những việc làm băng hoại văn hóa, đổ vỡ lòng tin, tổn thương tình cảm, cơ hội và điều kiện sống của các thế hệ con cháu.
Lòng yêu nước giúp mỗi người luôn tỉnh táo, nhận diện đúng đắn các vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong bối cảnh cụ thể, nhận thức được xu hướng tất yếu khách quan và các giá trị Chân – Thiện – Mỹ có tính chuẩn chung của nhân loại, của bản sắc dân tộc và sự phát triển bền vững; thu hẹp và cởi bỏ định kiến cá nhân; phát ngôn và hành động có trách nhiệm với cộng đồng; không có hành động sai trái về lương tâm và pháp luật; không vô tình hay cố ý bị lạm dụng, bị khống chế và lôi kéo vào một số bè phái, tổ chức, nhóm, phong trào luôn nhân danh lòng yêu nước, nhưng thực chất là đầy toan tính ích kỷ, háo danh, hoang tưởng, gây tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, tới sức mạnh và lợi ích quốc gia, tiếp tay cho những kẻ âm mưu “chuyển lửa về quê hương”.
Ðặc biệt, đối với chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt chính là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn cha ông để lại, nhưng không phải là điểm tựa để dung túng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, đề cao bá quyền, đe dọa sử dụng bạo lực và bất chấp thủ đoạn gian dối, hèn hạ, bất chấp đạo lý và luật pháp của văn minh nhân loại, cốt tranh đoạt trắng trợn và phi pháp lãnh thổ của người khác. Ðiều này đã và phải tiếp tục trở thành yêu cầu của lương tri, của đạo đức không chỉ với Việt Nam, mà với mọi quốc gia – dân tộc khác trên thế giới.
Một số tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước thời gian qua thông qua các đài phương Tây thiếu thiện chí và qua mạng in-tơ-nét, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, kích động bạo loạn gây rối trật tự, hô hào đòi thay đổi chế độ, lật đổ chính quyền… Trong số này có các nhóm phản động lưu vong được sự hà hơi tiếp sức của các thế lực chống phá nước ngoài, có những kẻ từng gây tội ác, nợ máu với nhân dân phải chạy bán sới xa Tổ quốc, nay thật nực cười lại nhân danh lòng yêu nước hô hào các hoạt động phi pháp chống phá trong nước. Ðáng tiếc, có người nhẹ dạ cả tin, cũng có kẻ háo danh đã hùa theo các luận điệu này.
Gần đây, một số cuộc tụ tập đông người nhân danh “biểu tình yêu nước”. Ðó không phải là hành động yêu nước một cách phù hợp. Ðáng lưu ý hơn là trong các cuộc tụ tập đó, người ta nhận ra một số người từng có hành vi chống đối chính quyền, tuyên truyền chống lại đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước, nay lại nhân danh và lợi dụng lòng yêu nước để kích động, gây rối trật tự công cộng, có những hành động và lời lẽ thóa mạ, xúc phạm nhà chức trách, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
Hơn bao giờ hết, trên bất kỳ phương diện nào, lòng yêu nước luôn phải là một giá trị, phù hợp với đạo lý, văn minh, không thể ngộ nhận, lạm dụng và bị lợi dụng. Chỉ có lòng yêu nước chân chính mới có thể giúp mỗi quốc gia – dân tộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của mình; đồng thời, không chỉ làm cho quốc gia – dân tộc mình ngày càng hưng thịnh, trường tồn, mà còn giúp bảo đảm hòa bình và sự hưng thịnh chung của các quốc gia – dân tộc khác trong một thế giới ngày càng hội nhập, toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau…”.
nguồn:https://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/07/25/ong-tien-si-nhao-bang-long-yeu-nuoc-tren-bao-nhan-dan/#more-7871
--------------------------------------------------------------------------------
TS NGUYỄN MINH PHONG NÓI BÀI GÔC CỦA ÔNG ĐÃ BỊ BÁO NHÂN DÂN CĂT BỎ VÀ VIẾT THÊM

Posted on by nguyentrongtao


NTT: Tôi đang ăn trưa ở Huế thì nhận được điện thoại của nhà văn Nguyễn Đình Chính cho số ĐT của người muốn gặp tôi. Tôi gọi ngay. Thì ra người ấy là TS Nguyễn Minh Phong – tác giả của bài viết “Không ai được lợi dụng lòng yêu nước!” đăng trên báo Nhân Dân vừa rồi. Giọng nói của ông Phong rất nhẹ nhàng: “Anh Tạo ơi, anh đưa bài em đăng trên báo Nhân Dân về đăng lại trên Blog của anh, khiến dân mạng vào “ném đá” em ghê quá. Thực ra bài của em đã bị báo cắt bỏ và viết thêm vào, nó mới thế. Nói thật là em rất thích thơ của anh (trong đó có bài Tuổi 30…) và kính trọng con người anh… Em xin gửi anh bài gốc để so sánh với bài cùng tên đã đăng trên Báo ND trong tháng 7/2012 để anh tiện so sánh và mọi người hiểu ạ…”. Tôi càng đọc bản gốc, so sánh với bản in trên báo Nhân Dân càng thấy lạ.
Bản gốc:
KHÔNG AI ĐƯỢC LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC
TS NGUYỄN MINH PHONG
Sinh ra trên trái đất và lớn lên dưói ánh mặt trời, mỗi người đều có một gia đình để yêu thương, một nghề nghiệp làm sinh kế và có một Tổ quốc để gắn bó, phụng sự.
Lòng yêu nước là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, dù đó là nguyên thủ quốc gia hay người dân bình thường.
Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lạm dụng, lợi dụng…!
Qua dòng chảy thời gian và qua các thế hệ, với mọi người Việt Nam, lòng yêu nước như đã trở thành một giá trị cao quý tự thân, máu thịt và được “di truyền” từ đời này sang đời khác, với những biểu hiện ngày càng sinh động, đa dạng, cụ thể. Ai vì lý do nào đó phải xa quê hương, mới càng thấm thía, khắc khoải và thêm sâu đậm tình yêu xứ sở, nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi “cha sinh mẹ dưỡng”. Có đi xa mới thấy nhớ quay nhớ quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre, hàng cau, ngôi nhà của ông bà và mẹ cha, nhớ dẫy phố nhỏ, con ngõ nhỏ và thấy thân thương hơn màu xanh hiền hòa của ruộng đồng, nương rẫy, với bóng câu trắng, tiếng chim gù giữa trưa hè ngợp nắng; nhớ tiếng chó sủa những đêm hội trăng rằm, tiếng đàn bầu trong bóng trăng lu, nhất là tiếng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, tiếng ru con ngủ, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bè bạn, bà con lối xóm nơi quê nhà…
Thực tế đã, đang và sẽ còn chứng tỏ, lòng yêu nước đã trở thành một giá trị truyền thống và là tài sản vô giá, tạo sức sống bất khuất và trường tồn của dân tộc “con Lạc cháu Hồng” qua nghìn năm lịch sử trước mọi hiểm hoạ xâm lược và đồng hoá, là mạch nguồn cho sự sinh sôi và phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước, giống nòi. Không ai có thể phủ nhận được rằng, dù là người dân đang sinh sống trên xứ sở quê huơng hay với cộng đồng người Việt đã định cư và hội nhập ổn định ở nước ngoài, mỗi khi thiên tai địch họa đe dọa cuộc sống và vận mệnh của Tổ quốc, là lập tức mọi người Việt Nam, muôn ngưòi như một, kết thành khối vững chắc, sẵn sàng cống hiến công sức, xả thân vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, vì vận mệnh của Tổ quốc và cuộc sống của đồng bào mình…
Ngày nay, hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng hoàn cảnh mới của sự nghiệp phát triển đất nước, đang đặt ra và đòi hỏi lòng yêu nước cần được mở rộng nội hàm, bổ sung cách thức thể hiện mới. Lòng yêu nước kết tụ và tạo cơ hội chung tay xây dựng khối đoàn kết toàn dân đấu tranh chống “thù trong, giặc ngoài”, vì nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, sự công bằng, dân chủ và phát triển thịnh vượng của đất nước như là điều kiện cho sự tự do và phát triển lành mạnh của mỗi gia đình và cá nhân. Lòng yêu nước khiến mỗi người thêm hăng say lao động, tự giác thực hiện tốt bổn phận của mình trong công việc, trong các quan hệ xã hội, chung sức vượt qua mọi thử thách, hiểm họa, làm giàu chính đáng cho bản thân và quê hương, đóng góp lặng lẽ, khiêm nhường vào sự phát triển chung và làm rạng danh đất nuớc, ngời sáng trí tuệ và tâm hồn Việt Nam.
Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy cao độ, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lạm dụng, lợi dụng. Lòng yêu nước sâu sắc khiến người lãnh đạo thấy trách nhiệm của mình cao hơn, từ đó nêu tấm gương sáng về đạo đức, cống hiến trí tuệ và tài năng, để “toàn dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc và được học hành”, để đất nước ngày càng hưng thịnh; Lòng yêu nước cao cả không cho phép “nói một đằng, làm một nẻo”, hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, tham nhũng và lạm dụng quyền chức để làm giầu cho dòng họ, gia đình, bè phái, để rồi hy sinh quyền lợi và lạm dụng sức chịu đựng của người dân, cũng như vì nhu cầu ích kỷ của cá nhân mà làm băng hoại văn hóa, đổ vỡ lòng tin, tổn thưong thuơng tình cảm, làm suy kiệt các nguồn lực, cơ hội và điều kiện sống ngày càng tốt hơn của các thế hệ con cháu tương lai.
Lòng yêu nước thực sự giúp mỗi người luôn tỉnh táo, nhận diện đúng đắn các vấn đề – sự kiện – hiện tượng trong bối cảnh cụ thể, nhận thức được xu hướng tất yếu khách quan và các giá trị Chân – Thiện – Mỹ có tính chuẩn chung của nhân loại, của bản sắc dân tộc và sự phát triển bền vững; thu hẹp và cởi bỏ định kiến cá nhân; phát ngôn và hành động có trách nhiệm với cộng đồng; không có hành động sai trái về lương tâm và pháp luật; không vô tình hay cố ý bị lạm dụng, bị khống chế và lôi kéo vào một số bè phái, tổ chức, nhóm, phong trào luôn nhân danh lòng yêu nước, nhưng thực chất là đầy toan tính ích kỷ, gây tổn hại tới khối đại đoàn kết toàn dân, tới sức mạnh và lợi ích quốc gia, tiếp tay cho những kẻ âm mưu “chuyển lửa về quê hương”, tăng cuờng hoạt động khủng bố, phá hoại, đốt cháy những mái nhà ước mơ, hạnh phúc bình dị của muôn dân, bá tính…
Lịch sử nhân loại luôn ghi nhớ, lưu danh và tôn vinh những ngưòi yêu nuớc chân chính trong mọi thời đại và ở bất kỳ nuớc nào trên thế giới. Những vĩ nhân yêu nuớc thực sự luôn sống mãi trong sự yêu quý của đồng bào, dân tộc mình và ngay cả đối thủ hay kẻ thù cũng ít nhiều phải nể trọng. Lòng yêu nước không phải là độc quyền của bất cứ cá nhân nào, đồng thời càng không ai có thể ra lệnh hay cấm đoán lòng yêu nước của người khác, dân tộc khác vì lợi ích của mình. Tuy nhiên, không thể nhân danh lòng yêu nước, chống tham nhũng và tiêu cực, mà coi thường lòng yêu nước của người khác, lợi dụng lòng yêu nước để thỏa mãn thói háo danh, hoang tưởng, vĩ cuồng, mưu cầu lợi ích cá nhân, cố tình chia rẽ, xuyên tạc sự thật, níu kéo cừu hận lỗi thời, reo rắc mầm mống và tác nhân có thể gây ra các hỗn loạn “nồi da nấu thịt” nhằm “đục nước béo cò”, làm giàu trên mồ hôi, xuơng máu đồng bào mình, nhất là người dân vô tội…
Đặc biệt, đối với chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt chính là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn cha ông để lại, nhưng không phải là điểm tựa để dung túng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, “mục hạ vô nhân”, đề cao bá quyền, đe dọa sử dụng bạo lực và bất chấp thủ đoạn gian dối, hèn hạ, bất chấp đạo lý và luật pháp của văn minh nhân loại, cốt tranh đoạt trắng trợn và phi pháp lãnh thổ của người khác. Điều này đã và phải tiếp tục trở thành yêu cầu của lương tri, của đạo đức không chỉ với Việt Nam, mà với mọi quốc gia – dân tộc khác trên thế giới. Như lời Viện trưởng Viện Triết học (Trung Quốc) GS Hà Quang Hộ đã khẳng định tại hội thảo Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế do Viện Nghiên cứu Kinh tế và báo mạng Tân Lãng (Trung Quốc) tổ chức trong tháng 6-2012 vừa qua: “Làm nguời phải có nhân tính. Chúng ta đều là con người, chứ không phải loài dã thú trong rừng sâu. Trong quan hệ người – người, chúng ta phải tính đến lợi ich của người khác”. Cũng với tinh thần đó, trong hội thảo này, GS Thịnh Hồng – Đại học Sơn Đông (Trung Quốc) còn nhấn mạnh và chỉ rõ: “Chúng ta không nên chỉ nghĩ đến lợi ích cho mình, mà cần phải quan tâm đến lợi ích của toàn thể thế giới bằng cách tuân thủ các quy tắc quốc tế”…!
Và như thế, trên bất kỳ phương diện nào, lòng yêu nước luôn phải là một giá trị nhân tính, phù với hợp đạo lý, văn minh, không thể ngộ nhận, lạm dụng và bị lợi dụng. Chỉ có lòng yêu nước chân chính mới có thể giúp mỗi quốc gia – dân tộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của mình; đồng thời, không chỉ làm cho quốc gia – dân tộc mình ngày càng hưng thịnh, trường tồn, mà còn giúp bảo đảm hoà bình và sự hưng thịnh chung của các quốc gia – dân tộc khác trong một thế giới ngày càng hội nhập, toàn cầu hoá và phụ thuộc lẫn nhau.
Bản gốc 2:
nguồn:http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/07/26/7875/
--------------------------------------------------------------------------------
Báo Nhân dân đã nhét cái gì vào miệng ông Nguyễn Minh Phong?
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Khốn nạn thân ông …
.
Tôi để ý thấy thường là mỗi khi báo Nhà nước đăng một bài viết nào “khó ngửi” thì y như rằng các trang blog với tư duy báo chí nhạy bén liền nhặt ngay về để hầu bạn đọc của mình xem thử phản ứng của thiên hạ ra sao.
Lần này cũng vậy, bài “Không ai được lợi dụng lòng yêu nước!” ký tên TS NGUYỄN MINH PHONG đăng ngày 24/7/2012 trên báo Nhân dân điện tử được Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đưa về blog của mình, lại còn chua thêm mấy dòng:

ÔNG TIẾN SĨ NHẠO BÁNG “LÒNG YÊU NƯỚC” TRÊN BÁO NHÂN DÂN

Nói về lòng yêu nước thì bất cứ người Việt Nam nào, chỉ cần im lặng cũng biết họ yêu nước. Vậy mà có một ông tiến sĩ ra rả nhạo báng lòng yêu nước với lời nói (văn viết) kém một em học sinh cấp hai làm bài tập làm văn. Đó là tiến sĩ Nguyễn Minh Phong. Nếu tiến sĩ là được ngồi trên lưng con rùa như ở Văn Miếu, thì ông này chắc là phải ngồi trên lưng con nhái. Vì các cụ tiến sĩ xưa không ai viết văn vớ vẩn như thế. Vớ vẩn như thế mà ngồi trên lưng rùa, chăc sẽ bị thần Kim Quy vặn cổ liền. Nên nhớ, cái ý thức yêu nước của các cụ xưa là “Diên Hồng”, là “Sát thát” chứ không phải là dè bỉu “Diên Hồng”, ”Sát thát” như cái ông tiến sĩ (dổm) này. Chả lẽ “Diên Hồng”, ”Sát thát” cũng là “lợi dụng yêu nước” sao? Vậy ông là cái gì, ông là người sợ thể hiện lòng yêu nước, nên phê phán ”Diên Hồng”, ”Sát thát” để thể hiện lòng yêu nước của riêng mình? Hà hà, nếu đảng nói biểu tình là yêu nước thì ông tiến sĩ sẽ nói sao? Hay là ông sẽ vẫn nói biểu tình là lợi dụng yêu nước? ”Diên Hồng”, ”Sát thát” là lợi dụng yêu nước? Những kẻ cơ hội, khốn nạn vẫn còn nhan nhản, nên chúng mới ban cho ông một chỗ trên báo Nhân Dân để được cơ hội khốn nạn như chúng. Nhưng đọc bài viết của ông, không ai có thể lọt tai được, vì một bài văn học trò kém. Nếu không tin, mới bạn hãy đọc thử xem. (Xin lỗi, nếu ai đọc vài câu mà khinh bỉ không thèm đọc nữa thì xin đại xá):
Hết trích.

Trong những lúc căng thẳng, tôi thường sang blog của Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đọc tin bài về đời sống văn nghệ để thư giãn. Tôi thấy ít khi Nhà thơ nổi giận có những lời lẽ gay gắt như thế. Bài được đăng lên, chỉ trong vòng một ngày đã bị 78 comment “ném đá”
Thế rồi hôm nay, cũng trên blog nhathonguyentrongtao, có đăng bài gốc của ông Nguyễn Minh Phong. Thì ra, bài gốc của ông Phong đã bị xiên xẹo, chắp vá và viết thêm khá nhiều. Trang Basam còn kỳ công giới thiệu cả hai bài để so sánh, dùng màu đánh dấu chỗ nào bị bỏ để thêm “mắm muối”, chỗ nào người biên tập thêm vào.
Tuy nhiên, bài gốc của ông Nguyễn Minh Phong cũng không tránh khỏi nhàm chán khi phải đọc những câu đã đọc ở đâu rồi. Những chữ, những câu chải chuốt như bài văn mẫu của học sinh phổ thông, đọc mãi cũng chẳng thấy ý gì mới.
Dù vậy, tác giả cũng khá thận trọng và khách quan khi trình bày ý kiến của mình, không cố tình công kích một trào lưu nào. Nói chung, bài gốc của ông Nguyễn Minh Phong cũng chả chết ai. Cái hại cho ông là người biên tập thò tay vào sửa ý nọ, thêm ý kia làm cho bài viết không còn là của ông nữa. Nguy hại nhất cho ông là họ đã thêm cả một đoạn mà tôi đoán rằng, ông không hề có ý ấy chứ không phải ông cũng có quan điểm như thế nhưng quên không thể hiện khi viết.
“Một số tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước thời gian qua thông qua các đài phương Tây thiếu thiện chí và qua mạng in-tơ-nét, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, kích động bạo loạn gây rối trật tự, hô hào đòi thay đổi chế độ, lật đổ chính quyền… Trong số này có các nhóm phản động lưu vong được sự hà hơi tiếp sức của các thế lực chống phá nước ngoài, có những kẻ từng gây tội ác, nợ máu với nhân dân phải chạy bán sới xa Tổ quốc, nay thật nực cười lại nhân danh lòng yêu nước hô hào các hoạt động phi pháp chống phá trong nước. Ðáng tiếc, có người nhẹ dạ cả tin, cũng có kẻ háo danh đã hùa theo các luận điệu này.
Gần đây, một số cuộc tụ tập đông người nhân danh “biểu tình yêu nước”. Ðó không phải là hành động yêu nước một cách phù hợp. Ðáng lưu ý hơn là trong các cuộc tụ tập đó, người ta nhận ra một số người từng có hành vi chống đối chính quyền, tuyên truyền chống lại đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước, nay lại nhân danh và lợi dụng lòng yêu nước để kích động, gây rối trật tự công cộng, có những hành động và lời lẽ thóa mạ, xúc phạm nhà chức trách, gây mất trật tự, an toàn xã hội”.
Hết trích.
Chính vì đoạn này mà ông tiến sĩ Phong bị cộng đồng mạng mắng như chan mẻ vào mặt.
Thật kinh hãi cho kiểu làm báo của báo chí nước nhà (trước đây tôi viết đăng báo in cũng thường bị cắt xén thêm bớt như thế, làm cho văn phạm lủng củng và nội dung thì sai sự thật).
Theo Basam thì ông Phong cũng “có cương vị” kha khá ngay tại báo Nhân dân. Vậy mà người ta cũng chẳng nể nang gì mà nhét vào miệng ông những điều ông không hề nói để ông phải đứng ra chịu trận.
Basam cũng khá cẩn thận khi đặt vấn đề: Với TS NMP, bằng bản được cho là “gốc” dưới đây vẫn chưa đủ, chưa đáng tin cậy, rằng ông có đồng ý với việc biên tập như vậy của ND hay không. Nếu đồng ý thì ông Phong chẳng có gì để mà thanh minh. Còn nếu không thì không biết vụ này, ông Phong có ý kiến gì không, có “ẳng” (chữ dùng của Nhà báo Võ Văn Tạo) lên được tiếng nào không hay lại cũng dùng khổ nhục kế như hai nhà báo VOV trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang?
26/7/2012
NTT
nguồn:https://nguyentuongthuy.wordpress.com/2012/07/26/11915/
--------------------------------------------------------------------------------
Kẻ nào mưu cầu lợi ích cá nhân, làm giàu trên mồ hôi, xuơng máu đồng bào mình, nhất là người dân vô tội…?

Không biết để có được các bằng tiến sĩ văn học, sử học, kinh tế học thì nó khó đến đâu. Có lần tôi đến nhà chị gái, thấy một ông tóc đã bạc (không phải do xấu máu đâu) đến gặp ông anh rể. Thấy ông ấy có vẻ cung kính thì lấy làm lạ bèn hỏi, hóa ra ông anh rể tôi đang hướng dẫn ông ấy làm luận án tiến sĩ toán! Chị tôi nói, xem ra bảo vệ luận án tiến sĩ toán vất vả lắm !!!
Theo một thống kê trên mạng, thấy nói số lượng công chức và viên chức có học hàm trong bộ máy nhà nước ta thuộc diện cao nhất thế giới. Vậy mà sao nền kinh tế nước nhà thì vẫn hết sức bí bét thế nhỉ.
Cũng lại đọc trên mạng, thấy một số các nhà bình luận quốc tế người ta nhận xét rằng là, cái đội ngũ tham mưu cho ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng này rất kém cỏi, chứ tôi thì biết cái gì mà đánh giá. Chả cần trình độ lớn bé gì để đánh giá, cứ đi chợ mua sắm hàng ngày là đủ biết đời sống lên hay xuống.

Trong khi thiên hạ người ta đi trước hàng mấy chục năm, mấy cái ông bà mắc bệnh A.Q ở trên đài báo, hay phường xã lúc nào cũng ca tụng thành tựu đã đạt được của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chắc các ông các bà ấy không nhòm thấy mấy cái cảnh này. Vâng, tuy vẫn là những ảnh cũ, nhưng những bức ảnh này vẫn hiện diện đâu đó, trên khắp đất nước tươi đẹp của chúng ta.



Trên đường tới trường





Trường chúng em đây




để đất nước ngày càng hưng thịnh



Không lời

Ô hô hô! Có người bảo, ngày xưa thèm từ miếng thịt, bây giờ thịt ê hề. Ngày xưa đi xe đạp, bây giờ đi xe máy, thay đổi thế còn gì - Thế ra gần 40 năm thái bình chỉ để có đủ thịt ăn và có cái xe máy để đi thôi à?
Ngày xưa Bắc Việt Nam được gọi là một xã hội xe đạp. Bây giờ cả đất nước Việt Nam đang rên siết trong tiếng ồn và khói xe của hàng triệu triệu chiếc xe máy, đúng như dự đoán của nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện. Hậu họa của nó thì ít ai lường tới.
Tôi viết những dòng này vì vừa rồi trên facebook, người ta dẫn ra một bài viết của một ông tiến sĩ. Hết sức kiên nhẫn để đọc bài này, thấy cái đoạn viết dưới đây, thú thực tôi ngán ngẩm với mớ ngôn từ sặc mùi quy chụp này:
... không thể nhân danh lòng yêu nước, chống tham nhũng và tiêu cực, mà coi thường lòng yêu nước của người khác, lợi dụng lòng yêu nước để thỏa mãn thói háo danh, hoang tưởng, vĩ cuồng, mưu cầu lợi ích cá nhân, cố tình chia rẽ, xuyên tạc sự thật, níu kéo cừu hận lỗi thời, reo rắc mầm mống và tác nhân có thể gây ra các hỗn loạn “nồi da nấu thịt” nhằm “đục nước béo cò”, làm giàu trên mồ hôi, xuơng máu đồng bào mình, nhất là người dân vô tội…”
Trong khi vừa mới hùng hồn rằng : “Lòng yêu nước sâu sắc khiến người lãnh đạo thấy trách nhiệm của mình cao hơn, từ đó nêu tấm gương sáng về đạo đức, cống hiến trí tuệ và tài năng, để “toàn dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc và được học hành”, để đất nước ngày càng hưng thịnh; Lòng yêu nước cao cả không cho phép “nói một đằng, làm một nẻo”, hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, tham nhũng và lạm dụng quyền chức để làm giầu cho dòng họ, gia đình, bè phái, để rồi hy sinh quyền lợi và lạm dụng sức chịu đựng của người dân, cũng như vì nhu cầu ích kỷ của cá nhân mà làm băng hoại văn hóa, đổ vỡ lòng tin, tổn thưong thuơng tình cảm, làm suy kiệt các nguồn lực, cơ hội và điều kiện sống ngày càng tốt hơn của các thế hệ con cháu tương lai.”
Tôi thấy uổng cái danh tiến sĩ quá, nói không khác gì nhà đài, không chỉ ra được đích danh con người và sự việc cụ thể nào trong chuyện ai “mưu cầu lợi ích cá nhân”, hay ai mới là kẻ “níu kéo cừu hận lỗi thời”, “ai làm giàu trên mồ hôi xương máu của đồng bào mình”?
Coi chừng mà chính ông sẽ bị gô cổ vì dám vạch mặt chỉ tên những kẻ đó đấy, vì hơn ai hết, dân chúng đang rất muốn làm điều đó.
Tôi ghét nhất cái lối nói chung chung, chứ không dựa trên nhân chứng, vật chứng. Đó đích danh là cách nói của mấy ông bà làm công tác đoàn thể.
Do không tải được clip nên xin bấm vào link dưới đây, để nghe tâm sự của các cô gái chuyên sống nhờ vào các quan tham.
http://www.youtube.com/watch?v=QN85IqfOaIs

Hãy trả lời một câu hỏi cụ thể, rằng nếu chỉ đi làm công ăn lương, thì mấy ông cán bộ nhà nước lấy tiền đâu ra để nuôi các cô gái như thế này, thưa Nguyễn Minh Phong tiến sĩ? Chuyện bàn về các cô gái hẵng nói sau, ông tiến sĩ có bao giờ định tìm hiểu những người đàn ông này kiếm tiền bằng cách nào không? Hay họ chính là những kẻ "làm giàu trên mồ hôi xương máu của đồng bào mình” đấy.
Và đây mới là nồi da xáo thịt ông tiến sĩ ơi
Đàn áp giáo dân ở Giáo điểm Con Cuông - Nghệ An

Click vào đây để xem vẫn là quân mình đánh quân ta (chắc hẳn nhiều người đã xem)

Công an đánh nhà báo VOV trong vụ cưỡng chế đất Văn Giang ...


Chỉ cần một vài bằng chứng cỏn con trên cũng đủ chứng minh, chứ cần gì đến thứ lý luận cấp tiến sĩ như ông Nguyễn Minh Phong?
Nhiều người đã lên tiếng phản hồi về bài viết của Nguyễn Minh Phong rồi, cho tôi nói thêm một tiếng gọi là thôi.

Xin đính chính đôi chút:
Cái này đúng là do cẩu thả, do tạm thời không vào được trang anhbasam nên lấy nguyên bản từ trên facebook xuống để làm tư liệu. Bây giờ vào được mạng mới biết bài của tiến sĩ Nguyễn Minh Phong bị cắt xén và biên tập lại đúng những đoạn tôi “tố”. Thành thật xin lỗi tiến sĩ Nguyễn Minh Phong và xin dành những lời đó cho ông bà nào sửa bài của tiến sĩ.
Xin rút kinh nghiệm lần sau sẽ cố gắng đọc bản chính để không “uýnh lộn” nữa ạ.
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001