Kỳ Duyên
Tiền và Quyền là hai thế lực ma mị, quyến rũ cả nhân loại, khi con người vẫn tiếp tục sinh ra trên trái đất này. Nó là chính kịch, và cũng là... bi kịch.
Tiền và Quyền có thể giúp cho mỗi quốc gia trường tồn, phát triển thăng hoa. Ngược lại, cũng có thể khiến cho mỗi quốc gia suy vi, nếu tiền không minh bạch, vì lợi ích chung, nếu quyền không tạo nên thể chế chính trị khoa học, phù hợp quy luật thực tiễn.
Hàng mấy chục bài báo của các báo đồng loạt lên tiếng phản đối, hàng nghìn ý kiến phản hồi bất bình của bạn đọc gửi về các tòa soạn, cho thấy hiệu ứng... ngược của kiến nghị này.
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ (ngày 4/3) mới đây, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, kiến nghị đó xuất phát "từ cái tâm" của ông.
Nhưng một loạt bài đăng trên các báo ngay lập tức, với những cái tít: Một kiến nghị tối tăm và thiếu đạo lý (Dân trí, ngày 4/3), Đánh thuế tiền tiết kiệm liệu có khả thi, Hội chứng soi túi tiền của dân (VietNamNet, ngày4/3 và 5/3), Vừa nhắm mắt vừa... kiến nghị ( Nông nghiệp VN, 4/3), Một kiến nghị tai hại (TBKTSG, ngày1/3)..., cho thấy, trong thế giới phẳng thông tin đa chiều, trước vấn đề an sinh xã hội, thì mọi kiến nghị, cần xuất phát từ cái... trí!
Mặc dù ông Lê Hoàng Châu cho rằng chúng tôi không đề xuất để tiền đó chuyển vào BĐS mà cho tất cả các ngành, nhưng số liệu mới nhất Bộ Xây dựng vừa đưa ra cách đây hơn hai tháng (ngày 30/1, Batdongsan.vietnamnet.vn) cho biết, tỷ lệ các công ty BĐS phá sản năm 2012 tăng 24,1% so với năm 2011.
Cụ thể, tính đến 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể là 2.637 (năm 2011 là 2.411 doanh nghiệp), trong đó có 2110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh BĐS.
Ở góc độ nhân văn, kiến nghị đó cho thấy sự bất nhẫn. Mặc dù, theo ông Lê Hoàng Châu, VN đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, cũng dần dần phải làm theo thế giới.
Nhưng ông lại không thấy, thu nhập người dân Việt không hề... "hội nhập" với thu nhập của thế giới(?). Ngược lại, người dân Việt bao năm nay...
Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội công bố lần đầu tiên, vào ngày 4/9/2012 cho thấy, cùng với những thiệt thòi do lạm phát, người Việt đang phải gánh chịu tỷ lệ thuế phí/ GDP cao gấp 1,4- 3 lần so với các nước láng giềng.
Cụ thể, con số này ở Ấn Độ là 7,8%; Indonesia: 12,1%; Malaysia: 15,5%; Philipines: 13%; Thái Lan: 15,5%; Trung Quốc: 17,3%. Còn VN, tới 21, 6%. Đó là chưa kể các loại phí "không tên" kiểu khác, mà người Việt phải nộp, khi đau ốm vào viện, khi xin học cho con, khi tham gia giao thông, khi xây nhà...
"Hội chứng soi túi tiền của dân", nguy hiểm hơn, giờ đây không còn là thói quen của riêng ngành nào. Cứ thiếu tiền, lập tức người ta nghĩ ngay đến cái túi... Thạch Sanh- của người dân. Hết ngành Giáo dục đến ngành Y tế. Hết Y tế đến Điện lực. Hết Điện lực đến Xăng dầu. Hết Xăng dầu đến BĐS...
Trong khi, đối tượng gửi tiền vào ngân hàng thông thường phổ biến là cán bộ nghỉ hưu, người thu nhập trung bình ki cóp cả đời, không biết kinh doanh, đành... "chọn mặt" ngân hàng để đầu tư kiếm chút lãi. Không phải không có lý, khi người dân nói thuế chồng lên thuế!
Ở góc độ thực tiễn, kiến nghị này không khả thi. Để đối phó với một loại thuế thiếu đạo lý, người dân sẵn sàng làm một việc "thiếu đạo lý" khác. Đó là chia nhỏ số tiền, gửi nhiều sổ tiết kiệm, ở nhiều ngân hàng khác nhau, để mỗi sổ không bao giờ đạt tới ba- rem 500 triệu. Hoặc họ sẵn sàng rút tiền tiết kiệm, chuyển đổi sang vàng, USD, chứng khoán...
Một quy định mang tính luật pháp được ban hành, lại dẫn đến việc người dân sẵn sàng "lách luật", thì cần xem lại tính hợp pháp, hợp lý, hợp thực tiễn. Kiến nghị này không chỉ "đánh" trực tiếp vào người dân, mà còn "đánh" gián tiếp vào các ngân hàng.
Ở góc độ kinh doanh, kiến nghị này sặc mùi nhóm lợi ích, tư lợi. Đây không phải là nhận xét của người viết bài, mà là ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, nhiều nhà quản lý kinh tế già đời, của báo chí và dư luận xã hội.
Các doanh nghiệp BĐS đã từng làm điên đảo xã hội trong lĩnh vực này. Có lúc đẩy giá nhà, đất lên cao ngất ngưởng một cách phi lý. Hiện tượng "đóng băng" nhà, đất như hiện nay, hiện tượng bao nhiêu đại gia ngã ngựa trong thời gian qua..., hẳn là hệ lụy tất yếu của một lối kinh doanh không lành mạnh, bất kể quy luật giá cả thị trường, lợi dụng nhiều lỗ hổng trong cung cách quản lý yếu kém, của quản lý Nhà nước.
Vậy nên nhiều ý kiến cho rằng, để tự cứu mình, "phá băng" lĩnh vực BĐS, chính các doanh nghiệp BĐS phải đưa giá cả nhà, đất về giá trị đích thực của nó, phù hợp với thu nhập xã hội. Đó mới thực sự là có... tâm! Như ông Lê Hoàng Châu tự nhận, khi trả lời báo chí.
Tỷ lệ các công ty BĐS phá sản năm 2012 tăng 24,1% so với năm 2011
Ở góc độ pháp luật, kiến nghị này sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật. Đây là điểm rất đáng chú ý.
Bởi theo ông Đinh Hữu Tời, Viện trưởng Viện KSND Nghệ An, dư nợ tiền gửi của công dân không phải là thông tin được phép cung cấp rộng rãi. Còn nếu làm theo kiến nghị này, các ngân hàng nơi người dân gửi tiền, phải công bố các khoản dư nợ tiền gửi.
Theo quy định của Luật Ngân hàng NN, Luật Các tổ chức tín dụng và Pháp lệnh Bảo vệ bí mật NN, thì toàn bộ thông tin về tiền gửi (bao gồm số dư, tên người gửi, loại hình gửi, số tài khoản, mẫu chữ ký...) của người dân đều thuộc danh mục "mật" của Ngân hàng NN, nghiêm cấm sao chép, tiết lộ.
Vì thế nếu đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm được thực thi, thì phải sửa đổi ít nhất bốn văn bản cấp QH. Đó là Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Ngân hàng NN, Luật Các tổ chức tín dụng và Pháp lệnh Bảo vệ bí mật NN.
Kiến nghị của ông Lê Hoàng Châu liệu có vượt nổi qua "bốn cửa vũ môn" nêu trên để "hóa rồng" theo ý ông không?
Khi mà nó thiếu cả tâm, thiếu cả... trí. Không khôn mà cũng chả ngoan!
Sửa đổi Hiến pháp để bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, phát triển kinh tế- xã hội xứng tầm, đưa dân tộc hội nhập bình đẳng với thế giới văn minh hiện đại, là tiếng gọi của thời đại, của đất nước. Bởi ở thời hội nhập, không có quốc gia nào có thể phát triển mà một mình...một chợ.
Nhưng mỗi quốc gia lại có những đặc thù của thể chế chính trị, của cơ chế quản lý xã hội riêng nó.
Bài viết đăng trên VietNamNet ngày 27/2 mới đây đề cập "một câu chuyện nhỏ mà không nhỏ" xảy ra tháng 12/1965 tại nước Mỹ, cho thấy sự tự tôn và sự tự do của con người, với sự bảo hộ của Hiến pháp như thế nào- câu chuyện của các học sinh Trường trung học Des Moines (tiểu bang Iowa).
Một nhóm học sinh quyết định đeo băng tay màu đen khi đến trường, thể hiện thái độ phản kháng sự can thiệp của Mỹ vào miền Nam VN.
Ban Giám hiệu nhà trường buộc các học sinh đó khi đến trường phải gỡ bỏ băng tay đen, nếu không, sẽ bị thôi học. Không chịu lùi bước, thông qua cha mẹ, nhóm học sinh khởi kiện "lệnh" này vì cho rằng quyết định ấy vi hiến, xâm phạm tới quyền tự do ngôn luận được ghi trong Tu chính án số một của Hiến pháp.
Vụ án xử ở cấp quận rất nan giải, vì nhóm học sinh không chấp nhận phán xét của tòa án cấp này.
Tính chất điển hình của vụ kiện đã khiến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trực tiếp vào cuộc. Tại phiên xử ở tòa tối cao, bẩy trong số chín quan tòa đã đồng thuận và khẳng định: Đeo băng đen trong trường hợp này hoàn toàn không thể gây ra và không liên quan gì tới việc gây rối. Ngược lại, đeo băng đen là "ngôn luận thuần túy" được bảo vệ toàn diện trong Tu chính án số một của Hiến pháp̀.
...Trong trường hợp này, Hiến pháp không cho phép các quan chức nhà nước được khước từ quyền tự do biểu đạt ấy của các em.
Sửa đổi Hiến pháp để bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, phát triển kinh tế- xã hội xứng tầm...
Khi đọc bài báo, người viết bài bỗng nhớ tới câu chuyện trực tiếp chứng kiến.
Một họa sĩ tên tuổi mở triển lãm tranh. Bữa nọ, một quan chức đến thăm. Ông xem rất kỹ, dừng chân tại từng bức tranh ông chú ý. Sau những lời ngợi khen, ông nhận xét lẽ ra cánh tay phải vẽ thế này, mắt nhìn phải vẽ thế kia...
Họa sĩ, sau những lời cảm ơn lịch duyệt, nụ cười như gượng gạo, với cái nhìn bỗng như trống rỗng, vô hồn. Người viết bài cũng ngạc nhiên. Cho dù là lãnh đạo, vị cán bộ đó chỉ nên đến xem tranh với tư cách như một người thưởng lãm hội họa. Ông họa sĩ nọ không phải lãnh đạo, đương nhiên, nhưng vị cán bộ cao cấp kia cũng không phải... họa sĩ.
Nghệ thuật cần sáng tạo, cần cá tính, cần được tôn trọng những cảm xúc nghề nghiệp. Còn sự lãnh đạo ở đây, không cần... cầm tay chỉ việc.
Nhưng thời nào cũng vậy, có kẻ sĩ thì cũng có kẻ nịnh. Một họa sĩ khác nắm bắt cơ hội, ít lâu sau cũng mở triển lãm tranh. Người viết bài cũng đã đến thăm. Những bức tranh duy nhất chủ đề, nó từa tựa tranh cổ động, nhưng lại "nhân danh" nghệ thuật, vừa sáo mòn, vừa hời hợt, thiếu cá tính.
Một nền nghệ thuật chân chính liệu có đỉnh cao, có thăng hoa không, nếu chỉ luôn "minh họa" mà không phải sáng tạo?
Cũng như vậy, quyền lực chính trị chỉ có thể lãnh đạo bằng chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách ban hành. Chứ không thể bao sân, làm thay công việc chuyên môn. Nhưng cái ranh giới này ở xã hội ta, nó mong manh quá, khắc nghiệt quá. Và hệ lụy của sự bao sân, lấn sân, lạm quyền hẳn không phải nhỏ.
Vì thế, kiểm soát quyền lực trong nền chính trị đặc thù ở xã hội ta hiện nay, trở thành một điểm mới nổi bật, quan trọng trong góp ý sửa đổi Hiến pháp lần này.
Trả lời phỏng vấn của báo chí mới đây về Hội đồng Hiến pháp- một cơ chế phổ biến được thiết lập ở nhiều quốc gia, nhưng với VN, còn quá mới mẻ, ông B. Mathieu, chuyên gia Luật Hiến pháp hàng đầu nước Pháp cũng lưu ý, cần nhất là không được chính trị hóa Hội đồng Hiến pháp và phải giữ cho nó tính độc lập, trước nhất với cơ quan lập pháp là Quốc hội.
Lord Acton, sử gia người Anh cuối thế kỷ 19 từng đúc kết: Quyền lực có xu hướng tha hóa; quyền lực tuyệt đối thì tha hóa cũng tuyệt đối. Câu đúc kết nọ là lời cảnh báo sâu sắc sự suy vong cho mọi quốc gia, mọi dân tộc, trước sự lộng quyền của quyền lực.
Đặt câu chuyện của các học sinh Trường trung học Des Moines bên cạnh câu chuyện triển lãm tranh của người họa sĩ được vị quan chức đến thăm và... chỉ đạo, cho thấy, hai câu chuyện không chỉ cách xa nhau một khoảng cách thời gian, mà còn cách xa nhau cả một tầm lịch sử.
Kiểm soát quyền lực như thế nào? Đã có nhiều tham góp của các nhà làm công tác luật pháp, các trí thức nổi tiếng, các nhà quản lý, và chắc chắn sẽ còn nhiều giải pháp đề xuất. Nhưng người viết bài cho rằng, một khi pháp luật không được thượng tôn, thì kiểm soát quyền lực vẫn chỉ như một giấc mơ.
Việt Nam đã trải qua hai cuộc đổi mới 1986, 2000. Liệu sắp tới là Hổ hay mèo? Như TS Đặng Văn Huấn (Portland, 3/2013) từng đặt câu hỏi, khi nghĩ tới cuộc đổi mới lần ba. Hay vẫn không thoát khỏi "cái bẫy thu nhập trung bình", vẫn lại... hoàn mèo theo ngụ ngôn dân gian xưa.
Điều đó, phụ thuộc rất lớn vào thể chế và mô hình phát triển. Phụ thuộc rất lớn vào một nền tảng Hiến pháp có thực sự văn minh, tiến bộ, đủ tầm hội nhập quốc tế không, mà cuộc góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang diễn ra...
Kỳ Duyên
____________________
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 15/03/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130315/ky-duyen-an-tuong-trong-tuan-tien-va-quyen
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Tiền và Quyền có thể giúp cho mỗi quốc gia trường tồn, phát triển thăng hoa. Ngược lại, cũng có thể khiến cho mỗi quốc gia suy vi, nếu tiền không minh bạch, vì lợi ích chung, nếu quyền không tạo nên thể chế chính trị khoa học, phù hợp quy luật thực tiễn.
Thiếu trí và thiếu... tâm
Tuần này, dư luận xã hội, báo chí bỗng một phen xôn xao bàn luận. Đó là khi ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoRea) kiến nghị- đánh thuế vào lãi suất tiết kiệm của người dân gửi ngân hàng từ mức gửi 500 triệu đồng trở lên.Hàng mấy chục bài báo của các báo đồng loạt lên tiếng phản đối, hàng nghìn ý kiến phản hồi bất bình của bạn đọc gửi về các tòa soạn, cho thấy hiệu ứng... ngược của kiến nghị này.
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ (ngày 4/3) mới đây, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, kiến nghị đó xuất phát "từ cái tâm" của ông.
Nhưng một loạt bài đăng trên các báo ngay lập tức, với những cái tít: Một kiến nghị tối tăm và thiếu đạo lý (Dân trí, ngày 4/3), Đánh thuế tiền tiết kiệm liệu có khả thi, Hội chứng soi túi tiền của dân (VietNamNet, ngày4/3 và 5/3), Vừa nhắm mắt vừa... kiến nghị ( Nông nghiệp VN, 4/3), Một kiến nghị tai hại (TBKTSG, ngày1/3)..., cho thấy, trong thế giới phẳng thông tin đa chiều, trước vấn đề an sinh xã hội, thì mọi kiến nghị, cần xuất phát từ cái... trí!
Mặc dù ông Lê Hoàng Châu cho rằng chúng tôi không đề xuất để tiền đó chuyển vào BĐS mà cho tất cả các ngành, nhưng số liệu mới nhất Bộ Xây dựng vừa đưa ra cách đây hơn hai tháng (ngày 30/1, Batdongsan.vietnamnet.vn) cho biết, tỷ lệ các công ty BĐS phá sản năm 2012 tăng 24,1% so với năm 2011.
Cụ thể, tính đến 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể là 2.637 (năm 2011 là 2.411 doanh nghiệp), trong đó có 2110 doanh nghiệp xây dựng, 527 doanh nghiệp kinh doanh BĐS.
Ở góc độ nhân văn, kiến nghị đó cho thấy sự bất nhẫn. Mặc dù, theo ông Lê Hoàng Châu, VN đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, cũng dần dần phải làm theo thế giới.
Nhưng ông lại không thấy, thu nhập người dân Việt không hề... "hội nhập" với thu nhập của thế giới(?). Ngược lại, người dân Việt bao năm nay...
Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội công bố lần đầu tiên, vào ngày 4/9/2012 cho thấy, cùng với những thiệt thòi do lạm phát, người Việt đang phải gánh chịu tỷ lệ thuế phí/ GDP cao gấp 1,4- 3 lần so với các nước láng giềng.
Cụ thể, con số này ở Ấn Độ là 7,8%; Indonesia: 12,1%; Malaysia: 15,5%; Philipines: 13%; Thái Lan: 15,5%; Trung Quốc: 17,3%. Còn VN, tới 21, 6%. Đó là chưa kể các loại phí "không tên" kiểu khác, mà người Việt phải nộp, khi đau ốm vào viện, khi xin học cho con, khi tham gia giao thông, khi xây nhà...
"Hội chứng soi túi tiền của dân", nguy hiểm hơn, giờ đây không còn là thói quen của riêng ngành nào. Cứ thiếu tiền, lập tức người ta nghĩ ngay đến cái túi... Thạch Sanh- của người dân. Hết ngành Giáo dục đến ngành Y tế. Hết Y tế đến Điện lực. Hết Điện lực đến Xăng dầu. Hết Xăng dầu đến BĐS...
Trong khi, đối tượng gửi tiền vào ngân hàng thông thường phổ biến là cán bộ nghỉ hưu, người thu nhập trung bình ki cóp cả đời, không biết kinh doanh, đành... "chọn mặt" ngân hàng để đầu tư kiếm chút lãi. Không phải không có lý, khi người dân nói thuế chồng lên thuế!
Ở góc độ thực tiễn, kiến nghị này không khả thi. Để đối phó với một loại thuế thiếu đạo lý, người dân sẵn sàng làm một việc "thiếu đạo lý" khác. Đó là chia nhỏ số tiền, gửi nhiều sổ tiết kiệm, ở nhiều ngân hàng khác nhau, để mỗi sổ không bao giờ đạt tới ba- rem 500 triệu. Hoặc họ sẵn sàng rút tiền tiết kiệm, chuyển đổi sang vàng, USD, chứng khoán...
Một quy định mang tính luật pháp được ban hành, lại dẫn đến việc người dân sẵn sàng "lách luật", thì cần xem lại tính hợp pháp, hợp lý, hợp thực tiễn. Kiến nghị này không chỉ "đánh" trực tiếp vào người dân, mà còn "đánh" gián tiếp vào các ngân hàng.
Ở góc độ kinh doanh, kiến nghị này sặc mùi nhóm lợi ích, tư lợi. Đây không phải là nhận xét của người viết bài, mà là ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, nhiều nhà quản lý kinh tế già đời, của báo chí và dư luận xã hội.
Các doanh nghiệp BĐS đã từng làm điên đảo xã hội trong lĩnh vực này. Có lúc đẩy giá nhà, đất lên cao ngất ngưởng một cách phi lý. Hiện tượng "đóng băng" nhà, đất như hiện nay, hiện tượng bao nhiêu đại gia ngã ngựa trong thời gian qua..., hẳn là hệ lụy tất yếu của một lối kinh doanh không lành mạnh, bất kể quy luật giá cả thị trường, lợi dụng nhiều lỗ hổng trong cung cách quản lý yếu kém, của quản lý Nhà nước.
Vậy nên nhiều ý kiến cho rằng, để tự cứu mình, "phá băng" lĩnh vực BĐS, chính các doanh nghiệp BĐS phải đưa giá cả nhà, đất về giá trị đích thực của nó, phù hợp với thu nhập xã hội. Đó mới thực sự là có... tâm! Như ông Lê Hoàng Châu tự nhận, khi trả lời báo chí.
Tỷ lệ các công ty BĐS phá sản năm 2012 tăng 24,1% so với năm 2011
Ở góc độ pháp luật, kiến nghị này sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật. Đây là điểm rất đáng chú ý.
Bởi theo ông Đinh Hữu Tời, Viện trưởng Viện KSND Nghệ An, dư nợ tiền gửi của công dân không phải là thông tin được phép cung cấp rộng rãi. Còn nếu làm theo kiến nghị này, các ngân hàng nơi người dân gửi tiền, phải công bố các khoản dư nợ tiền gửi.
Theo quy định của Luật Ngân hàng NN, Luật Các tổ chức tín dụng và Pháp lệnh Bảo vệ bí mật NN, thì toàn bộ thông tin về tiền gửi (bao gồm số dư, tên người gửi, loại hình gửi, số tài khoản, mẫu chữ ký...) của người dân đều thuộc danh mục "mật" của Ngân hàng NN, nghiêm cấm sao chép, tiết lộ.
Vì thế nếu đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm được thực thi, thì phải sửa đổi ít nhất bốn văn bản cấp QH. Đó là Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Ngân hàng NN, Luật Các tổ chức tín dụng và Pháp lệnh Bảo vệ bí mật NN.
Kiến nghị của ông Lê Hoàng Châu liệu có vượt nổi qua "bốn cửa vũ môn" nêu trên để "hóa rồng" theo ý ông không?
Khi mà nó thiếu cả tâm, thiếu cả... trí. Không khôn mà cũng chả ngoan!
Quyền lực và kiểm soát quyền lực
Lịch sử VN nói chung, lịch sử Hiến pháp nói riêng rồi sẽ phải ghi tạc một sự kiện lớn nhất của những năm tháng này. Đó là cuộc góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.Sửa đổi Hiến pháp để bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, phát triển kinh tế- xã hội xứng tầm, đưa dân tộc hội nhập bình đẳng với thế giới văn minh hiện đại, là tiếng gọi của thời đại, của đất nước. Bởi ở thời hội nhập, không có quốc gia nào có thể phát triển mà một mình...một chợ.
Nhưng mỗi quốc gia lại có những đặc thù của thể chế chính trị, của cơ chế quản lý xã hội riêng nó.
Bài viết đăng trên VietNamNet ngày 27/2 mới đây đề cập "một câu chuyện nhỏ mà không nhỏ" xảy ra tháng 12/1965 tại nước Mỹ, cho thấy sự tự tôn và sự tự do của con người, với sự bảo hộ của Hiến pháp như thế nào- câu chuyện của các học sinh Trường trung học Des Moines (tiểu bang Iowa).
Một nhóm học sinh quyết định đeo băng tay màu đen khi đến trường, thể hiện thái độ phản kháng sự can thiệp của Mỹ vào miền Nam VN.
Ban Giám hiệu nhà trường buộc các học sinh đó khi đến trường phải gỡ bỏ băng tay đen, nếu không, sẽ bị thôi học. Không chịu lùi bước, thông qua cha mẹ, nhóm học sinh khởi kiện "lệnh" này vì cho rằng quyết định ấy vi hiến, xâm phạm tới quyền tự do ngôn luận được ghi trong Tu chính án số một của Hiến pháp.
Vụ án xử ở cấp quận rất nan giải, vì nhóm học sinh không chấp nhận phán xét của tòa án cấp này.
Tính chất điển hình của vụ kiện đã khiến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trực tiếp vào cuộc. Tại phiên xử ở tòa tối cao, bẩy trong số chín quan tòa đã đồng thuận và khẳng định: Đeo băng đen trong trường hợp này hoàn toàn không thể gây ra và không liên quan gì tới việc gây rối. Ngược lại, đeo băng đen là "ngôn luận thuần túy" được bảo vệ toàn diện trong Tu chính án số một của Hiến pháp̀.
...Trong trường hợp này, Hiến pháp không cho phép các quan chức nhà nước được khước từ quyền tự do biểu đạt ấy của các em.
Khi đọc bài báo, người viết bài bỗng nhớ tới câu chuyện trực tiếp chứng kiến.
Một họa sĩ tên tuổi mở triển lãm tranh. Bữa nọ, một quan chức đến thăm. Ông xem rất kỹ, dừng chân tại từng bức tranh ông chú ý. Sau những lời ngợi khen, ông nhận xét lẽ ra cánh tay phải vẽ thế này, mắt nhìn phải vẽ thế kia...
Họa sĩ, sau những lời cảm ơn lịch duyệt, nụ cười như gượng gạo, với cái nhìn bỗng như trống rỗng, vô hồn. Người viết bài cũng ngạc nhiên. Cho dù là lãnh đạo, vị cán bộ đó chỉ nên đến xem tranh với tư cách như một người thưởng lãm hội họa. Ông họa sĩ nọ không phải lãnh đạo, đương nhiên, nhưng vị cán bộ cao cấp kia cũng không phải... họa sĩ.
Nghệ thuật cần sáng tạo, cần cá tính, cần được tôn trọng những cảm xúc nghề nghiệp. Còn sự lãnh đạo ở đây, không cần... cầm tay chỉ việc.
Nhưng thời nào cũng vậy, có kẻ sĩ thì cũng có kẻ nịnh. Một họa sĩ khác nắm bắt cơ hội, ít lâu sau cũng mở triển lãm tranh. Người viết bài cũng đã đến thăm. Những bức tranh duy nhất chủ đề, nó từa tựa tranh cổ động, nhưng lại "nhân danh" nghệ thuật, vừa sáo mòn, vừa hời hợt, thiếu cá tính.
Một nền nghệ thuật chân chính liệu có đỉnh cao, có thăng hoa không, nếu chỉ luôn "minh họa" mà không phải sáng tạo?
Cũng như vậy, quyền lực chính trị chỉ có thể lãnh đạo bằng chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách ban hành. Chứ không thể bao sân, làm thay công việc chuyên môn. Nhưng cái ranh giới này ở xã hội ta, nó mong manh quá, khắc nghiệt quá. Và hệ lụy của sự bao sân, lấn sân, lạm quyền hẳn không phải nhỏ.
Vì thế, kiểm soát quyền lực trong nền chính trị đặc thù ở xã hội ta hiện nay, trở thành một điểm mới nổi bật, quan trọng trong góp ý sửa đổi Hiến pháp lần này.
Trả lời phỏng vấn của báo chí mới đây về Hội đồng Hiến pháp- một cơ chế phổ biến được thiết lập ở nhiều quốc gia, nhưng với VN, còn quá mới mẻ, ông B. Mathieu, chuyên gia Luật Hiến pháp hàng đầu nước Pháp cũng lưu ý, cần nhất là không được chính trị hóa Hội đồng Hiến pháp và phải giữ cho nó tính độc lập, trước nhất với cơ quan lập pháp là Quốc hội.
Lord Acton, sử gia người Anh cuối thế kỷ 19 từng đúc kết: Quyền lực có xu hướng tha hóa; quyền lực tuyệt đối thì tha hóa cũng tuyệt đối. Câu đúc kết nọ là lời cảnh báo sâu sắc sự suy vong cho mọi quốc gia, mọi dân tộc, trước sự lộng quyền của quyền lực.
Đặt câu chuyện của các học sinh Trường trung học Des Moines bên cạnh câu chuyện triển lãm tranh của người họa sĩ được vị quan chức đến thăm và... chỉ đạo, cho thấy, hai câu chuyện không chỉ cách xa nhau một khoảng cách thời gian, mà còn cách xa nhau cả một tầm lịch sử.
Kiểm soát quyền lực như thế nào? Đã có nhiều tham góp của các nhà làm công tác luật pháp, các trí thức nổi tiếng, các nhà quản lý, và chắc chắn sẽ còn nhiều giải pháp đề xuất. Nhưng người viết bài cho rằng, một khi pháp luật không được thượng tôn, thì kiểm soát quyền lực vẫn chỉ như một giấc mơ.
Việt Nam đã trải qua hai cuộc đổi mới 1986, 2000. Liệu sắp tới là Hổ hay mèo? Như TS Đặng Văn Huấn (Portland, 3/2013) từng đặt câu hỏi, khi nghĩ tới cuộc đổi mới lần ba. Hay vẫn không thoát khỏi "cái bẫy thu nhập trung bình", vẫn lại... hoàn mèo theo ngụ ngôn dân gian xưa.
Điều đó, phụ thuộc rất lớn vào thể chế và mô hình phát triển. Phụ thuộc rất lớn vào một nền tảng Hiến pháp có thực sự văn minh, tiến bộ, đủ tầm hội nhập quốc tế không, mà cuộc góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang diễn ra...
Kỳ Duyên
____________________
Tham khảo:
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/110503/hien-phap-la-mai-nha-bao-ve-nhan-dan.htmlAdmin gửi hôm Thứ Sáu, 15/03/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20130315/ky-duyen-an-tuong-trong-tuan-tien-va-quyen
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001