Ký Sự và Lý Sự
Tháng Chạp Năm 2012
Tôi mê coi hát bóng (movie) lắm! Nhất là những phim dính líu tới dã sử với tình tiết éo le. Hồi bé, tôi thích xem phim The King and I (Vua Xiêm và Thiếp) do anh tài tử đầu trọc đa tình là Yul Brynner (1920-1985) sánh vai cùng cô đào lẳng Deborah Kerr (1921-2007) tuyệt sắc, vào năm 1956. Đúng là đào thương mà gặp kép độc! Tôi khoái nhạc đệm với cách diễn xuất của hai tài tử này. Vua Xiêm là vua của xứ Xiêm (Siam) hay còn gọi bằng Xiêm-La mà bây giờ ta gọi là xứ Thái, hay Thái-Lan (Thailand). Tôi bắt đầu để ý tới đất nước và dân tộc Xiêm từ đấy.
Sau năm 1975, học hết đại học rồi, tôi vẫn tiếp tục mê coi hát bóng. Phim Vua Xiêm và Thiếp được quay lại qua anh chàng tài tử kung-fu Châu Nhuận- Phát với cô đào xinh xắn Jodie Foster, vào năm 1999. Tên tuồng cũ The King and I được đổi lại thành Anna and the King cho đúng với tựa đề cuốn truyện tiểu thuyết của tác giả Margaret Landon (1903-1993). Phim này khá hay. Xứ Thái, một lần nữa lại hấp dẫn tôi. Lần này, tôi chú ý, không phải vì truyện tình lãng mạn của cô giáo Anna với ông vua Mongkut của Thái, mà vì vai trò lãnh đạo của vua chúa trong lịch sử quân chủ ở đất nước Thái-Lan.
Ông vua Mongkut này (1804-1868) có cái tên dài thườn thượt: Phra Bat Somdet Phra Poramenthramaha Mongkut Phra Chom Klao Chao Yu Hua, (พระบาทสมเด็จพระปรเมนทรมหามงกุฎฯ พระจอมเกล้าเจ้าอยู่หัว), được sách sử gọi tắt là Vua Rama Đệ-Tứ (Rama IV).
Tôi muốn đi thăm xứ Thái. Đi thì đi. Đâu có ngại chi. Chờ suy nghĩ chút xíu!
Quảng cáo du lịch Thái-Lan trên thị trường quốc tế thì hết chỗ chê! Bãi biển chỗ nào cũng đẹp, vừa hữu tình lại vừa có chứa hộp đêm (night clubs), nên thêm chuyện đa tình với giá rẻ. Nào là ăn uống thỏa thuê, nào là tình gái trai xả láng, đổi hệ trai hóa thành gái, múa may quay cuồng. Chơi luôn! Đủ thứ loại dịch vụ đấm bóp: bóp đầu bóp vai, bóp cẳng bóp chân, bóp cả toàn thân, cộng thêm tắm hơi cho xì khói. Khiến Tây, Tàu và Ta đều mê mệt vì của lạ:
Năm 2012 có hơn 22 triệu du khách đi du lịch Thái-Lan. Trong đó có hơn 500 ngàn khách đến từ ViệtNam. Trong khi đó, ngành du lịch ở một vài quốc gia khác trong vùng, thiên hạ đi chơi một lần rồi dông luôn, vì nghe theo quảng cáo láo, treo đầu heo bán thịt chó! Muốn bắt chước Thái mà ngại học hỏi, lại không dám thay đổi cơ chế, nên không thể cạnh tranh nổi.
Tôi muốn đi du lịch Thái-Lan một lần cho biết. Hai thành phố tôi định thăm là Bangkok và Chiang Mai trong vòng hơn hai tuần, rồi luôn tiện sau đó sẽ ghé thăm Yangon của Miến-Điện. Mục đích đi du lịch của tôi kỳ này nhắm tới: thứ nhất, thăm địa điểm cảnh vật mới lạ tại xứ Thái; thứ nhì, học hỏi tình hình xã hội dân chúng ở địa phương; và thứ ba, quan trọng không kém hai thứ kia là, tìm hiểu hiện trạng của người Việt hải ngoại đang sinh sống, hợp pháp và bất hợp pháp, tại xứ người.
Người Việt sinh sống bất hợp pháp tại Thái-Lan? Có thật vậy không? Tôi được vài người bạn kể lại cho nghe tình hình. Nhưng muốn chắc vào tin nghe thì phải thấy thêm sự kiện. Dạo lông bông vài vòng Bangkok đi, rồi sẽ thấy!
1. HÀNG QUÁN ĂN UỐNG BÀY BÁN ĐẦY KHẮP HANG CÙNG NGÕ HẸP
Phẩm chất thức ăn trên các chuyến hàng không quốc tế càng ngày càng tệ. Trên máy bay, tôi chỉ nhấm nháp qua loa để dằn bụng. Có lẽ kinh tế thế giới đang xuống nên dịch vụ ăn uống cho khách hàng cũng tụt theo. Đến phi trường Bangkok lúc một giờ sáng, vào khách sạn ghi danh xong là tôi vọt ra ngoài đường kiếm đồ ăn vì đang đói meo. Dĩ thực vi tiên mà!
Khỏi phải đi đâu xa. Vài bước khỏi khách sạn là thấy ngay hai quán mì lưu động trước mặt. Một tô mì xá xíu 45 baht, thêm một dĩa cơm chiên thập cẩm 50 baht, cộng với nước ngọt, cả thảy chưa tới 3 đôla rưỡi ($1 = 30 baht). Ăn uống xong là thành tiên liền! Về ngủ, sáng dậy ra chợ ăn tiếp.
Trưa dậy, xuống đường làm một vòng dạo phố đầu tiên xem sao! Cả nguyên cái chợ trời buôn bán thực phẩm hiện ra dọc theo đường phố. Đầy đủ mọi loại thức ăn nước uống, nấu chín có, còn tươi sống cũng có. Giá cả không đắt lắm, rất phải chăng. Độ 2 đôla là ăn được một bữa cơm ngon.
Trong văn học, ta có hai loại văn chương: văn chương bác học và văn chương bình dân. Còn trong thị trường, mình cũng có hai loại chợ: siêu thị, là chợ sang trọng cho người có tiền, tương đối sung túc, đa số người mua (consumer) là dân của xóm nhà ngói; và chợ tiệm là các cửa hàng bình thường cho người có ít tiền hơn, gọi tắt là dân của xóm nhà lá. Tuy nhiên, còn một loại chợ bán dọc-đường-dọc-xá, buổi sáng bày ra và buổi trưa dẹp vào, hoặc buổi tối lên đèn rồi buổi sáng đi ngủ.
Loại chợ-theo-buổi này thật tiện lợi và thích hợp cho giới ít tiền hơn nữa, lại vừa túi cho bà con xóm nhà lá, kể cả dân của xóm nhà cháy thiệt là nghèo,
cũng có thể ăn nhậu. Cho nên ba xứ hàng xóm nghèo: dân Lào, dân Miên và dân Miến, đều mong chạy qua Thái-Lan sống nhờ tá túc; còn dân Philippines, Singapore, Mã-Lai và Nam-Dương thì chuộng làm ăn buôn bán và du hí ở Bangkok hay Phukhet. Còn dân ViệtNam thì sao? Chút xíu tôi sẽ kể tiếp!
Chợ là nơi trao đổi sản phẩm hay dịch vụ giữa người mua và kẻ bán. Kỹ nghệ thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại Bangkok rất phong phú, hỗ trợ thêm cho hệ thống du lịch Thái-Lan lớn mạnh. Tôi phỏng đoán: chữ chợ búa là bị biến âm từ chữ gốc chợ buổi (chợ-theo-buổi: mua bán vào buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối). Chã lẽ, ‘chợ búa’ là chợ chuyên môn chỉ bán búa ?$!
Lợi tức bình quân của một người dân Thái (GDP per captita) khoảng 10000 đôla Mỹ cho năm 2012. GDP tăng trưởng là 5.6%. Lạm phát chừng 3.1%. Thất nghiệp độ 0.9%. Tôi đi một đường thống kê kinh tế cho bà con mát mắt. Đâu có gì khó, nhào vô mạng của CIA (The World Factbook) thì biết rõ: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/th.html Mình vào cái rừng thông tin này để nắm sơ sơ tình hình kinh tế của Thái-Lan trong khi đi chơi, để khỏi bị lạc … và để luôn tiện học hỏi thêm, cũng như có thể so sánh hiện trạng xã hội giữa Thái và Việt.
Dân số toàn xứ Thái-Lan khoảng 69 triệu rưỡi người, và họ tụ về sinh sống tại thủ đô Bangkok độ trên 10 triệu nhân khẩu trong năm 2012, theo The World Bank. Nhà nước không thể đặt tiêu chí lợi tức 10000 đô cho một đầu người mà có thể thiếu vắng được sức năng động để hiện thực của nhân dân. Tôi nhận thấy xã hội Thái: ngai vua là chuyện nhỏ; nắm được đảng cầm quyền là việc thường tình; lo cho dân xây dựng được nội lực của đất nước mới là chuyện chính lớn. Lãnh đạo Thái-Lan hay thật! Họ thấy được sức bật của nhân dân.
Trở lại việc ăn uống. Trong một rừng hàng quán với đồ ăn, tôi để ý đến hai món này: thứ nhất là món trầu cau; thứ nhì là món cào cào, châu chấu, cà cuống, dế cơm, dế lửa, bọ cạp … tất cả đều được RÁN.
Ở chung khách sạn với tôi, đa số là đám tây ba-lô. Mỹ-trắng, Mỹ-đen và Mỹ-vàng có đủ cả. Tôi là Mỹ-vàng (hãnh diện là xứ tôi có ông tổng thống là Mỹ-đen) làm quen được vài anh chị Mỹ khác giống. Khi đi chung ra chợ, có vị hỏi đố: ai dám ăn thử hai món trầu cau và cào cào châu chấu. Hồi nhỏ ở nhà quê, tôi có ăn món dế cơm lăn bột (ngắt đầu, bỏ cánh, nhét hột đậu phộng vào bụng dế; lăn bột chiên lên, ngon tuyệt cú mèo!). Còn bã trầu cau thì nhớp lắm, nên tôi không dám rớ tới. Tôi nhớ ông và bà tôi thường nhai trầu cau, mẹ tôi thì thỉnh thoảng cũng có nhai, nhưng dùng một cách đột xuất, phun tùm lum. Phần tôi, xin chịu thua. Đầu hàng cho chắc ăn!
Món cào cào châu chấu rán rất dòn, nhấm với trái ớt hiểm tươi xanh thì khỏi chỗ chê! Mấy anh chị Tây-trắng đứng chỉ chỏ, dòm ngó mà không dám ăn thử; toàn là thành viên của nhóm NATO (No Action Talk Only = chỉ nói mà không dám làm). Mình tôi ra vẻ ta đây, vừa nhai bọ cạp rán, vừa gật gù đắc ý. Lâu lâu, có chị người Thái tạt ngang mua cả kí-lô về nhậu. Cũng đâu có rẻ rê gì, giá tới 5 đô nửa kí, gấp 4 lần kí thịt.
Nhớ lại vài năm trước đây, hồi cậu tôi (em của mẹ) còn sống, ổng thường dặn con cháu nên ăn chay, tránh sát sanh, tránh cảnh tuyệt giống cho muôn loài. Nếu em gái tôi biết được tôi thưởng thức ba thứ cào cào châu chấu này, chắc là nó la tôi dữ lắm, vì gia đình tụi nó thích ăn chay. Cậu tôi, vốn là một cựu sĩ quan VNCH, về già đi tu theo mật-tông trở thành nhà sư, nên khuyên người nhà trong đại gia đình tránh ăn mặn là đúng rồi! Tôi thì nghĩ khác. Chay hay mặn là chuyện nhỏ. Dụng và dưỡng mới là chuyện đáng quan tâm.
Dân mấy xứ tiền tiến rất thực dụng: tha hồ tiêu dùng thịt, cá, chim, côn trùng, nhưng đâu có thứ nào tuyệt chủng, vì họ có chương trình bảo dưỡng các loài vật, nên ăn bao nhiêu vẫn còn bấy nhiêu. Không tuyệt giống. Còn mấy xứ chậm tiến, đụng con gì nhúc nhích cũng xực, ngoại trừ bù-lon con tán (nut and bold), lại thêm lý giải láo lếu ra điều bổ óc bổ tim. Ăn uống món gì chỉ là thói quen chủ quan của khẩu vị, và sự lựa chọn dựa vào sở thích của cá nhân, tùy theo kiến thức mỗi người. Vai trò của nhà nước là làm sao để bảo vệ môi trường sống cho muôn loài: cho người ăn, dưới nhãn hiệu bảo tồn văn hóa, và cho con vật bị ăn, dưới nhãn hiệu phát triển kinh tế.
Dụng và dưỡng đi đôi với nhau là như vậy! Bạn thấy chưa!
Khẩu vị của tôi là muốn thử, nên đi tới đâu là muốn thử thức ăn của dân địa phương đến đấy. Ngoại trừ hai thứ cấm kỵ mà tôi kiêng cữ. Đó là thịt chó và thịt mèo. Hồi nhỏ, sống trong xóm Hoà-Hưng bình dân ở Sài-Gòn, tôi có nuôi con chó đặt tên là LuLu; sau một thời gian, nó bị thiên hạ bắt trộm để làm thịt. Tôi khóc sướt mướt vì nhớ con LuLu: nó thương tôi, tôi thương nó. Tiếp theo đó, không nuôi chó nữa, tôi lại nuôi con mèo tam-thể; sau một thời gian cũng bị thiên hạ bắt trộm để làm thịt. Tôi lại khóc tỉ tê vì nhớ con mèo tam-thể. Tôi buồn không nuôi chó và nuôi mèo nữa và cũng thề không bao giờ ăn thịt chó hay thịt mèo. [Ghi chú thêm: Hồi học trung học ở Sài-Gòn, tôi cũng có dịp khóc thầm về vụ một con mèo khác. Kỳ này, không phải vì nó bị người ta ăn thịt, mà vì nó là con-mèo-hai-chân. Cổ (cô ta) theo ông già cổ được lên làm quận trưởng, nên chuyển về miền Trung. Cổ nói rất thương nhớ đến tui, làm tui càng đứt ruột nhớ thương cổ]… Bây giờ xin đi qua món khác.
Món trầu cau thì tôi không dám đụng tới. Bạn hãy tìm đọc bài ký sự Phập Phồng Một Vòng Yangon, cũng của tôi viết, về chuyến thăm viếng Miến-Điện. Dân Miến còn nhai trầu bạo hơn dân Thái nữa, nên tôi không lý lẽ ở đây.
Trong khu chợ và phố xá gần chỗ khách sạn tôi ở (khu Khaosan, gần bờ sông Chao Phraya), tôi để ý đến một ngôi miếu nhỏ của người Tàu dựng sừng sững giữa hai dãy nhà lầu cao. Tuy nhỏ nhưng miếu được gìn giữ rất sạch sẽ, được sơn son thiếp vàng sặc sỡ, trông thật đẹp đẽ. Dân Tàu lưu vong thường là gốc Quảng-Đông, ưa chuộng Thầy Khổng; đi tới đâu cũng lập đền thờ, miếu mạo tôn vinh Khổng-học tới đó. Để ý kỹ, chỉ thấy hai con lân gác cổng và con rồng quấn cột chống trời. Họ quên đi hai con quy và con phụng trong nhóm tứ-linh (long, lân, quy, phụng) của Nho-học.
Đình/Đền hay miếu của ta thường trưng bày đủ bộ bốn con. Nhất là chim phụng đứng trên lưng con rùa. Ông ngoại tôi là thầy thuốc Nam, hồi còn sống, thường hay giải thích cho chúng tôi học hỏi: con rồng (long) tượng trưng cho kinh tế, con lân (lân) tượng trưng cho giáo dục, con rùa (quy) tượng trưng cho chính trị, và con phụng (phụng) tượng trưng cho văn hóa. Bốn con vật linh thiêng này chầu vây quanh cái đình làng truyền thống, đứng làm trung tâm trống không ở giữa. Đó là ý nghĩa của ngũ-hành: vòng ngoài tứ-linh, vây quanh tâm trống ở vòng trong. Quan niệm về một xã hội quân bình và toàn diện xuyên qua cấu trúc của đình làng là như thế.
Ôi biết còn bao nhiêu người nhắc chuyện xưa để nhớ đến chuyện nay! Mấy người Tàu ở Bangkok còn trưng con lân và bày con rồng là hay lắm rồi! Còn hiểu tới đâu lại là việc khác. Hết vòng một, thăm mấy món ăn, giờ tới vòng hai … lai rai kể chuyện về mấy ông vua già …
2. VÀ ĐI ĐÂU CŨNG THẤY HÌNH ẢNH ÔNG VUA !
Đại-đế (hay quốc vương) Thái-Lan hiện tại là ngài Bhumibol Adulyadej, 85 tuổi, ngự trị ngai vàng lâu nhất trong lịch sử quân chủ Thái-Lan và cũng là vị lãnh đạo quốc gia lâu năm nhất trên thế giới. Tôi đến Bangkok vào đúng trong tháng đang kỷ niệm sinh nhật nhà vua, sử sách gọi tắt là Vua Rama Đệ-Cửu (Rama IX), nên đâu đâu cũng thấy treo hình ông ta.
Trên nóc nhà, dưới cửa chợ, trước cổng biệt thự, sau ngõ garage, đứng thấy xa xa, ngồi lại gần gần, đều có chân dung của vị vua già thương dân yêu nước. Quốc vương Thái-Lan, muôn năm, muôn muôn năm !!!
‘Quốc vương’ là tiếng Hán-Việt, gọi để nghe cho trang trọng. Bình dân ta kêu là ‘vua’. Muốn chọc quê ông hay bà vua, mình gọi bằng ‘vua cỏ’, nói lái lại là ‘vỏ cua’. Không biết tiếng Thái có chơi trò nói lái như tiếng Việt hay không, chứ trong tiếng Việt thì đầy dẫy. Lịch sử đất nước Việt chứa quá nhiều đau thương bởi vua chúa cuối đời triều Nguyễn, nên dân chúng ít có cảm tình với mấy ông vua. Chứ bên Thái, nếu chọc ông vua là vỏ cua, thì có thể bị cảnh sát tóm vô bót ngay. Dân chúng Thái nói chung, còn tôn sùng ngôi vua lắm! Chửi thề/tục thì không sao, nhưng chửi/chọc nhà vua là có chuyện.
Vua Rama IX (Bhumibol Adulyadej đọc là Phu-mi-phôn A-đun-da-đệt) là cháu 5 đời của vua Rama IV (Phra Chom Klao Chao Yu Hua đọc là Phờ-ra Chôm-cờ-lão Chão-du-hùa), tức là vua Mongkut nổi tiếng trong lịch sử vương triều Chakri của Xiêm.
Đời xưa: vua Mongkut đã nổi danh nói thông thạo tiếng Anh, ưa chuộng khoa học và kỹ thuật Tây phương, và nhất là mở cửa ngoại giao trung lập; khiến cho đất nước Thái-Lan sau này (được nối ngôi lãnh đạo bởi con cháu của Mongkut) tiếp tục phát triển công nghệ, cải cách chế độ quân chủ thành lập-hiến, mở cửa cho dân chủ và tự do vào, tránh cảnh bị ngoại bang cai trị.
Đời nay: vua Bhumibol bắt chước thời ông cố ông sơ, ai tới cũng chơi, không sợ theo đuôi. Phá chấp: nhà chùa thiệt nhiều mà nhà chứa cũng không ít. Miễn sao đủ tiền nuôi dân và không bị nước ngoài thao túng. Thà quân chủ mà pháp trị, còn hơn dân chủ mà độc tài độc đảng trị.
Vài bạn quen tranh cãi với tôi, cho rằng ViệtNam mình chừng 30 năm sau chưa chắc đã bằng Thái-Lan; tôi không rõ lẽ, nhưng khó tìm ra bằng chứng cụ thể để đấu lý ngược lại. Bạn tôi còn kể thêm: Thủ tướng ViệtNam kiêu hãnh với Thủ tướng Thái-Lan về dân tộc ViệtNam anh hùng đã chiến thắng ba đế quốc Pháp, Nhật và Mỹ để giành độc lập; Thủ tướng Thái trả lời rằng, dân tộc Thái không cần phải đánh ai và thắng ai mà vẫn giữ được nền độc lập và tự do. Không biết lãnh đạo đảng cộng-sản có thấm ý/đòn chăng?
Bàn về lãnh đạo Thái-Lan dài giòng lắm! Không phải chỉ có một mình ông vua già và dòng họ hoàng gia thủ cựu. Còn nhiều thứ như nhà nước có chính sách nghinh tiếp tân dân, quân đội độc lập, đảng phái tranh đua phục vụ quần chúng, tôn giáo tự do phát triển, tổ chức dân sự hãnh tiến; nói tóm lại, nhiều yếu tố mới tạo thành nếp sinh hoạt thành công cho xã hội Thái-Lan.
Nhìn hình ảnh quốc vương Thái ngồi trên ngai vàng rất tôn nghiêm. Áo quần ông bà mặc thật là trang trọng. À, áo vua mặc gọi là long-bào. Cái gì dính líu đến nhà vua thì thường có chữ long đi kèm theo. Thí dụ, giày vua mang là long-hài, giường vua nằm là long-sàn, vua chạy nạn gọi là long đong, bãi biển vua tắm tên là Long Beach, đồng hồ vua đeo chính hiệu là Longine, bộ óc nhà vua gọi là long-não ……… Đố bạn: vua khoái nhảy đầm gọi là gì ?
Nếu bị bí, trả lời không được, hãy xem lời giải ở cuối bài.
Để mai mốt, tôi sẽ đi thăm Đại Hoàng Cung (The Grand Palace) là nơi các đời vua trước ở, xem thử có khác với cung điện của triều đình nhà Nguyễn tại cố đô Huế bên ViệtNam ta hay không.
3. XE CỘ KẸT ĐẦY ĐƯỜNG
Phương tiện di chuyển và giao thông ở Bangkok thật là thuận lợi. Đủ mọi dạng thức, đáp ứng đúng nhu cầu cho người dân, tùy theo túi tiền và thời gian nhiều ít. Thông dụng nhất, đối với giới bình dân địa phương, là xe buýt và xe ôm. Xe buýt giá chỉ có 6 baht cho tuyến gần và 12 baht cho tuyến xa. Loại xe buýt nhỏ (bằng xe van của Mỹ), màu trắng, có máy lạnh chứa được 15 người, giá tới 20 baht. Tôi thử đi vài chuyến xe buýt to, miễn phí, do nhà vua và hoàng gia đài thọ, vé màu xanh để dễ phân biệt (nhưng đợi hơi lâu).
Gia đình nhà vua của Thái-Lan là đại tài phiệt, không thua kém gì Nhật-Bổn và Ăng-Lê. Họ đầu tư sinh lợi đủ thứ, đời này sang đời khác, nên tài sản tích tụ kếch sù. Nhưng mặt khác, họ cũng chăm lo cho thần dân, làm công tác bố thí và nhân đạo rất tốt. Tôi được nghe đến những sinh hoạt phước đức của công chúa và hoàng gia tại những vùng sâu xa, rất đáng ngưỡng mộ. Ngay tại thành phố, họ cũng bỏ tiền tài trợ cho các chuyến xe buýt miễn phí cho dân nghèo. Thiệt là hay! Nhờ vậy tôi được hưởng lây.
Phải chi các tay lãnh tụ ViệtNam cho bà con thế giới biết được tài sản của gia đình và giòng họ của mình, làm ăn ra sao, đầu tư ở đâu, tiền ra tiền vào như thế nào, chắc là dân chúng sẽ hoan hô đem hình lộng kiếng! Ngoài miệng thì đeo theo dân-chủ-tập-trung, còn tay chân thì trùng-trùng-tham-nhũng; chắc là sẽ không thọ với đồng bào. Thái hơn Việt, trong thời nay, không phải chỉ ở xa lộ gần xa, mà còn ở nếp sống, chế độ và cái đầu lãnh đạo.
Đi xe buýt có hàng chữ màu xanh dương dán trên kính xe là mình biết do hoàng gia đài thọ (chỉ có dân địa phương mới biết rành điều này). Leo lên xe, nhân viên kiểm soát không tính tiền, nhưng vẫn phát vé để biết số người đi mà hoàng gia sẽ hoàn trả lại tiền cho công ty tư quản chuyên chở. Tôi giữ lại các vé xe để làm kỷ niệm, để làm bằng chứng và để nhớ ơn vua.
Mấy bà nội trợ đi chợ và con nít đi học lại thích ngồi xe ôm (xe gắn máy hai bánh). Khách ngồi phía sau, ôm tài xế ngồi phía trước. Tài xế phải đội mũ an toàn và mặc áo khoác cụt tay màu cam để mọi người dễ nhận diện. Nhớ phải trả giá. Tôi đi thử xe ôm hai lần, cảm giác là vừa leo vừa teo, chắc tại chưa quen. Tài xế lạng qua lạng lại, tim tôi quay theo nhịp điệu valse, vòng vòng!
Tuy đường lộ khá tốt và tối tân, nhưng lượng xe cộ quá đông, nên nạn kẹt xe nhiều như cơm bữa. Thái-Lan chế được xe gắn máy, nên xe hai bánh chạy đầy đường. Ở dưới tỉnh nhỏ, hầu như nhà nào cũng có đôi ba chiếc. Giá từ 1200 đến 2200 đôla mỗi chiếc.
Ghi chú thêm, ngoài lề : Nghe nói xứ Miên chế (hay ráp) được xe hơi. Còn xứ Việt, không biết tạo được loại xe nào? Xe cộ thì tôi chưa biết, chứ về vật dụng thì thời nay, sau 1975, ViệtNam có chế được loại xi-măng-cốt-tre (bamboo-reinforced concrete) dùng cho kỹ nghệ xây cất; xây nhà lầu tới đâu coi chừng nó vẹo tới đó. Chớ còn trước 1975, tôi lại nhớ tới thời thập niên 1960 của VNCH, giới sản xuất miền Nam có chế được một loại lược chải đầu, gọi là lược nylon vì làm bằng hóa chất nylon. Đi chợ Tết, tôi thường được nghe rao hàng, rất điệu nghệ, như sau:
Tôi thích nhất, cũng như giới trung lưu người Thái, là đi sky train. Đây là loại
xe lửa điện được xây dựng trên tuyến riêng trên cao, cao hơn mặt bằng của xe hơi chạy. Một mình một chợ. Xe chạy lẹ và lướt dọc ngang toàn thành phố Bangkok.
Chỉ cần xin một bản đồ hệ thống sky train có hướng dẫn rõ các tuyến đường với tên các trạm; rồi mua vé trước cổng với giá từ 20 đến 45 baht (tùy theo trạm xa hay gần) là ta có thể ngồi trên xe lửa trời (sky train), có gắn máy lạnh, du ngoạn hạ giới. Trước khi tới trạm nào thì loa trong xe đều có nhắc nhở bằng tiếng Thái, rồi tiếng Anh, và với hình ảnh truyền trên LCD nên không sợ bị lạc đâu cả. Hệ thống xe lửa điện BTS còn bao gồm loại xe ngầm trong lòng đất nữa, nhưng ít tuyến hơn xe chạy trên trời.
Tôi thích thứ nhì là ngự thuyền trên sông. Bangkok được bao dọc bởi dòng sông Chao Phraya (giống như sông Sài-Gòn của ViệtNam). Ngồi trên thuyền, loại dành cho khách du lịch, chỉ tốn có 20 Baht là có thể ngắm các địa điểm như chùa chiền, dinh thự một cách mát mắt. Dân địa phương cũng sử dụng đường sông bằng loại thuyền xấu hơn, nhưng mã lực cực mạnh, nên di chuyển rất lẹ, tránh nạn kẹt xe trên bộ.
Và cuối cùng là di chuyển bằng xe taxi, hoặc ngồi xe tuk-tuk (đọc là túc-túc)
Đây là loại xe ba bánh, an toàn hơn xe hai bánh, và có cả mui che nên rất mát, không cần mở máy lạnh. Và nếu muốn mở máy lạnh thì xe cũng không có máy lạnh mà mở! Đi taxi và tuk-tuk thì phải biết trả giá. Không trả giá thì không xong! Chúng tôi leo lên tuk-tuk, trực chỉ đến siêu thị Big C …
Vùng Pratunam có vài siêu thị nổi tiếng, giá cả phải chăng, nên nhiều du khách thích đi các chợ này. Em dẫn đường người Việt, nói cho văn hoa là hướng dẫn viên (tour guide), cho tôi biết là bà con đi du lịch từ ViệtNam hay viếng thăm siêu thị Big C. Tôi cũng muốn thử đến xem cho biết với người ta.
À, tôi quên giới thiệu với độc-giả về em 00Rành, người dẫn đường cho tôi. Số là tôi gặp em bán kem dừa trong khu tây ba-lô, em là du khách trên đất Thái, nhưng thật ra là đi bán dạo bất hợp pháp. Mỗi ngày em kiếm được khoảng 10 đôla (300 Baht). Mỗi tháng bán dạo được hơn 200 đô, để dành độ 100 đô, gửi về cho bố mẹ 50, còn 50 bỏ túi. Công việc bán kem dừa không nặng nhọc vì đã có xe đẩy. Em chỉ cần gọt phần đầu trái dừa, phần nước bỏ vô ly nhựa để uống/bán riêng, bỏ hai muỗng kem vô trái dừa rồi bán cho khách du lịch. Giá bán trái dừa kem là 35 baht. Mỗi trái dừa cho em 00Rành lời được 10 baht. Trời nóng hừng hực, khách bộ hành ưa thích món này.
Khổ một nỗi là phải tránh cảnh sát Thái. Em qua đây mang tiếng là đi chơi, chứ đâu phải đi làm. Visa cho tới 3 tháng, hết hạn trở về ViệtNam vài ngày, sau đó lại đi du lịch nữa. Em làm ăn lậu theo kiểu này được hơn hai năm rồi, nên nói tiếng Thái tạm OK, đường đi nước bước em cũng rành rọt.
Tôi hỏi em nhỡ bị cảnh sát hốt thì sao? Em bảo cũng không sao! Đóng tiền phạt, hai ba trăm đô gì đó, thì họ thả ra. No problemo! Tôi thấy em bặt thiệp, lo làm ăn, thương mẹ cha, biết đường biết xá, nên nhờ em làm hướng dẫn viên. Em cho biết, có thể thích cảnh sát Thái-Lan hơn, nhưng rất ghét công an ViệtNam, vì cảnh sát Thái hiền; nhỡ bị bắt mà có người địa phương bảo lãnh, nhiều khi cũng được thả ra.
Trong siêu thị Big C, có nhiều tốp khách du lịch đến từ ViệtNam, họ đi mua sắm và … toan tính đủ thứ. Không biết ai du thật hay du giả. Nhưng nghe họ líu lo và thỉnh thoảng chửi thề thì biết họ là người Việt. Người Thái cũng líu lo khi nghe họ nói từ xa xa, lúc lại gần gần lắng nghe thật kỹ, thì không hiểu gì ráo. Bởi vì họ nói tiếng Thái. Âm thinh và âm vận của tiếng Thái rất gần với tiếng Việt của mình. Chắc trước đời Châu-Tần-Hán của Trung-quốc, Thái và Việt có bà con hàng xóm gần, hoặc cùng lắm, xa xa như bắn súng cà-nông! Có vài quán nước trong chợ phụ đề thêm vài chữ tiếng Việt, như ‘chỉ có tiền mặt’. Chủ nhà hàng Thái hay thiệt! biết rành tâm lý và túi tiền người tiêu thụ. Nhắn nhủ vừa đủ!
Thức ăn Thái ướp nhiều gia vị, gồm nhiều tiêu, ớt, tỏi, hành, gừng, giống chừng như của ViệtNam ta, nên rất đậm đà. Tuy nhiên, về các loại nước mắm chấm, vẫn chưa phong phú bằng của ta. Tôi vẫn nhớ và ưa chuộng các mùi vị chua, ngọt, mặn, nồng và hơi cay cay của nước mắm ViệtNam, vừa hít hà vừa la ngon! Thái và Việt rất gần gũi với nhau qua cơm gạo và nước mắm. Nói về việc ăn uống, cư dân ViệtNam trên đất Thái sống khá dễ dàng.
Băng qua đường lộ là cả một vấn đề sinh tử. Tôi rất ghét bị xe đụng. Thứ nào đụng cũng đều nguy hiểm. Tôi cứ tìm cầu vồng, bắc ngang qua đầu đường lộ mà đi, an toàn hơn, nhưng vì phải leo lên leo xuống nhiều bậc thang cao, nên người già yếu hoặc con nít không thích sử dụng cầu vồng. Dân Thái cứ băng qua đường túi bụi, tôi cũng chưa thấy cảnh sát cho giấy phạt ai.
Xã hội biết ăn chơi mà còn thiếu kỷ luật đi đường, theo tôi, vẫn chưa ổn! Dân chủ là người dân phải tự mình biết làm chủ. Tự chủ, bảo vệ bản thân và cơ thể mình cho an lành là ưu tiên hàng đầu khi du lịch. Ông ngoại tôi dặn: quân tử giữ thân, tiểu nhân giữ của. Tôi nhớ hoài câu này về tính dân chủ.
© Trương Như Thường
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/73500/long-bong-vai-vong-bangkok/2013/02
======================================================================
Lông bông vài vòng Bangkok [2]
Tháng Chạp Năm 2012
Tôi mê coi hát bóng (movie) lắm! Nhất là những phim dính líu tới dã sử với tình tiết éo le. Hồi bé, tôi thích xem phim The King and I (Vua Xiêm và Thiếp) do anh tài tử đầu trọc đa tình là Yul Brynner (1920-1985) sánh vai cùng cô đào lẳng Deborah Kerr (1921-2007) tuyệt sắc, vào năm 1956. Đúng là đào thương mà gặp kép độc! Tôi khoái nhạc đệm với cách diễn xuất của hai tài tử này. Vua Xiêm là vua của xứ Xiêm (Siam) hay còn gọi bằng Xiêm-La mà bây giờ ta gọi là xứ Thái, hay Thái-Lan (Thailand). Tôi bắt đầu để ý tới đất nước và dân tộc Xiêm từ đấy.
Sau năm 1975, học hết đại học rồi, tôi vẫn tiếp tục mê coi hát bóng. Phim Vua Xiêm và Thiếp được quay lại qua anh chàng tài tử kung-fu Châu Nhuận- Phát với cô đào xinh xắn Jodie Foster, vào năm 1999. Tên tuồng cũ The King and I được đổi lại thành Anna and the King cho đúng với tựa đề cuốn truyện tiểu thuyết của tác giả Margaret Landon (1903-1993). Phim này khá hay. Xứ Thái, một lần nữa lại hấp dẫn tôi. Lần này, tôi chú ý, không phải vì truyện tình lãng mạn của cô giáo Anna với ông vua Mongkut của Thái, mà vì vai trò lãnh đạo của vua chúa trong lịch sử quân chủ ở đất nước Thái-Lan.
Ông vua Mongkut này (1804-1868) có cái tên dài thườn thượt: Phra Bat Somdet Phra Poramenthramaha Mongkut Phra Chom Klao Chao Yu Hua, (พระบาทสมเด็จพระปรเมนทรมหามงกุฎฯ พระจอมเกล้าเจ้าอยู่หัว), được sách sử gọi tắt là Vua Rama Đệ-Tứ (Rama IV).
Tôi muốn đi thăm xứ Thái. Đi thì đi. Đâu có ngại chi. Chờ suy nghĩ chút xíu!
Quảng cáo du lịch Thái-Lan trên thị trường quốc tế thì hết chỗ chê! Bãi biển chỗ nào cũng đẹp, vừa hữu tình lại vừa có chứa hộp đêm (night clubs), nên thêm chuyện đa tình với giá rẻ. Nào là ăn uống thỏa thuê, nào là tình gái trai xả láng, đổi hệ trai hóa thành gái, múa may quay cuồng. Chơi luôn! Đủ thứ loại dịch vụ đấm bóp: bóp đầu bóp vai, bóp cẳng bóp chân, bóp cả toàn thân, cộng thêm tắm hơi cho xì khói. Khiến Tây, Tàu và Ta đều mê mệt vì của lạ:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn héo hắt suốt năm canh!
Kỹ nghệ du lịch nằm trong quốc sách phát triển kinh tế của Thái-Lan. Và cộng thêm nhiều dịch vụ khác như đưa đón, khách sạn, chuyển vận, chợ búa, và đối thuật kích thích về tài chánh, ngoại giao, đã yểm trợ cho ngành du lịch đặc thù của Thái chiếm thế thượng phong trong vùng Đông-Nam-Á, và lan tỏa ra toàn quốc tế trong vòng hơn chục năm qua. Thiên hạ du lịch du hí đất Thái, rồi trở lại: đem thêm bè thêm bạn và đem thêm tiền, góp gần 9% cho tổng sản lượng nội địa (GDP) của Thái (GDP gần 650 tỉ đôla Mỹ).Năm 2012 có hơn 22 triệu du khách đi du lịch Thái-Lan. Trong đó có hơn 500 ngàn khách đến từ ViệtNam. Trong khi đó, ngành du lịch ở một vài quốc gia khác trong vùng, thiên hạ đi chơi một lần rồi dông luôn, vì nghe theo quảng cáo láo, treo đầu heo bán thịt chó! Muốn bắt chước Thái mà ngại học hỏi, lại không dám thay đổi cơ chế, nên không thể cạnh tranh nổi.
Tôi muốn đi du lịch Thái-Lan một lần cho biết. Hai thành phố tôi định thăm là Bangkok và Chiang Mai trong vòng hơn hai tuần, rồi luôn tiện sau đó sẽ ghé thăm Yangon của Miến-Điện. Mục đích đi du lịch của tôi kỳ này nhắm tới: thứ nhất, thăm địa điểm cảnh vật mới lạ tại xứ Thái; thứ nhì, học hỏi tình hình xã hội dân chúng ở địa phương; và thứ ba, quan trọng không kém hai thứ kia là, tìm hiểu hiện trạng của người Việt hải ngoại đang sinh sống, hợp pháp và bất hợp pháp, tại xứ người.
Người Việt sinh sống bất hợp pháp tại Thái-Lan? Có thật vậy không? Tôi được vài người bạn kể lại cho nghe tình hình. Nhưng muốn chắc vào tin nghe thì phải thấy thêm sự kiện. Dạo lông bông vài vòng Bangkok đi, rồi sẽ thấy!
1. HÀNG QUÁN ĂN UỐNG BÀY BÁN ĐẦY KHẮP HANG CÙNG NGÕ HẸP
Phẩm chất thức ăn trên các chuyến hàng không quốc tế càng ngày càng tệ. Trên máy bay, tôi chỉ nhấm nháp qua loa để dằn bụng. Có lẽ kinh tế thế giới đang xuống nên dịch vụ ăn uống cho khách hàng cũng tụt theo. Đến phi trường Bangkok lúc một giờ sáng, vào khách sạn ghi danh xong là tôi vọt ra ngoài đường kiếm đồ ăn vì đang đói meo. Dĩ thực vi tiên mà!
Khỏi phải đi đâu xa. Vài bước khỏi khách sạn là thấy ngay hai quán mì lưu động trước mặt. Một tô mì xá xíu 45 baht, thêm một dĩa cơm chiên thập cẩm 50 baht, cộng với nước ngọt, cả thảy chưa tới 3 đôla rưỡi ($1 = 30 baht). Ăn uống xong là thành tiên liền! Về ngủ, sáng dậy ra chợ ăn tiếp.
Trưa dậy, xuống đường làm một vòng dạo phố đầu tiên xem sao! Cả nguyên cái chợ trời buôn bán thực phẩm hiện ra dọc theo đường phố. Đầy đủ mọi loại thức ăn nước uống, nấu chín có, còn tươi sống cũng có. Giá cả không đắt lắm, rất phải chăng. Độ 2 đôla là ăn được một bữa cơm ngon.
Trong văn học, ta có hai loại văn chương: văn chương bác học và văn chương bình dân. Còn trong thị trường, mình cũng có hai loại chợ: siêu thị, là chợ sang trọng cho người có tiền, tương đối sung túc, đa số người mua (consumer) là dân của xóm nhà ngói; và chợ tiệm là các cửa hàng bình thường cho người có ít tiền hơn, gọi tắt là dân của xóm nhà lá. Tuy nhiên, còn một loại chợ bán dọc-đường-dọc-xá, buổi sáng bày ra và buổi trưa dẹp vào, hoặc buổi tối lên đèn rồi buổi sáng đi ngủ.
Loại chợ-theo-buổi này thật tiện lợi và thích hợp cho giới ít tiền hơn nữa, lại vừa túi cho bà con xóm nhà lá, kể cả dân của xóm nhà cháy thiệt là nghèo,
cũng có thể ăn nhậu. Cho nên ba xứ hàng xóm nghèo: dân Lào, dân Miên và dân Miến, đều mong chạy qua Thái-Lan sống nhờ tá túc; còn dân Philippines, Singapore, Mã-Lai và Nam-Dương thì chuộng làm ăn buôn bán và du hí ở Bangkok hay Phukhet. Còn dân ViệtNam thì sao? Chút xíu tôi sẽ kể tiếp!
Chợ là nơi trao đổi sản phẩm hay dịch vụ giữa người mua và kẻ bán. Kỹ nghệ thực phẩm và dịch vụ ăn uống tại Bangkok rất phong phú, hỗ trợ thêm cho hệ thống du lịch Thái-Lan lớn mạnh. Tôi phỏng đoán: chữ chợ búa là bị biến âm từ chữ gốc chợ buổi (chợ-theo-buổi: mua bán vào buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối). Chã lẽ, ‘chợ búa’ là chợ chuyên môn chỉ bán búa ?$!
Lợi tức bình quân của một người dân Thái (GDP per captita) khoảng 10000 đôla Mỹ cho năm 2012. GDP tăng trưởng là 5.6%. Lạm phát chừng 3.1%. Thất nghiệp độ 0.9%. Tôi đi một đường thống kê kinh tế cho bà con mát mắt. Đâu có gì khó, nhào vô mạng của CIA (The World Factbook) thì biết rõ: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/th.html Mình vào cái rừng thông tin này để nắm sơ sơ tình hình kinh tế của Thái-Lan trong khi đi chơi, để khỏi bị lạc … và để luôn tiện học hỏi thêm, cũng như có thể so sánh hiện trạng xã hội giữa Thái và Việt.
Dân số toàn xứ Thái-Lan khoảng 69 triệu rưỡi người, và họ tụ về sinh sống tại thủ đô Bangkok độ trên 10 triệu nhân khẩu trong năm 2012, theo The World Bank. Nhà nước không thể đặt tiêu chí lợi tức 10000 đô cho một đầu người mà có thể thiếu vắng được sức năng động để hiện thực của nhân dân. Tôi nhận thấy xã hội Thái: ngai vua là chuyện nhỏ; nắm được đảng cầm quyền là việc thường tình; lo cho dân xây dựng được nội lực của đất nước mới là chuyện chính lớn. Lãnh đạo Thái-Lan hay thật! Họ thấy được sức bật của nhân dân.
Trở lại việc ăn uống. Trong một rừng hàng quán với đồ ăn, tôi để ý đến hai món này: thứ nhất là món trầu cau; thứ nhì là món cào cào, châu chấu, cà cuống, dế cơm, dế lửa, bọ cạp … tất cả đều được RÁN.
Ở chung khách sạn với tôi, đa số là đám tây ba-lô. Mỹ-trắng, Mỹ-đen và Mỹ-vàng có đủ cả. Tôi là Mỹ-vàng (hãnh diện là xứ tôi có ông tổng thống là Mỹ-đen) làm quen được vài anh chị Mỹ khác giống. Khi đi chung ra chợ, có vị hỏi đố: ai dám ăn thử hai món trầu cau và cào cào châu chấu. Hồi nhỏ ở nhà quê, tôi có ăn món dế cơm lăn bột (ngắt đầu, bỏ cánh, nhét hột đậu phộng vào bụng dế; lăn bột chiên lên, ngon tuyệt cú mèo!). Còn bã trầu cau thì nhớp lắm, nên tôi không dám rớ tới. Tôi nhớ ông và bà tôi thường nhai trầu cau, mẹ tôi thì thỉnh thoảng cũng có nhai, nhưng dùng một cách đột xuất, phun tùm lum. Phần tôi, xin chịu thua. Đầu hàng cho chắc ăn!
Món cào cào châu chấu rán rất dòn, nhấm với trái ớt hiểm tươi xanh thì khỏi chỗ chê! Mấy anh chị Tây-trắng đứng chỉ chỏ, dòm ngó mà không dám ăn thử; toàn là thành viên của nhóm NATO (No Action Talk Only = chỉ nói mà không dám làm). Mình tôi ra vẻ ta đây, vừa nhai bọ cạp rán, vừa gật gù đắc ý. Lâu lâu, có chị người Thái tạt ngang mua cả kí-lô về nhậu. Cũng đâu có rẻ rê gì, giá tới 5 đô nửa kí, gấp 4 lần kí thịt.
Nhớ lại vài năm trước đây, hồi cậu tôi (em của mẹ) còn sống, ổng thường dặn con cháu nên ăn chay, tránh sát sanh, tránh cảnh tuyệt giống cho muôn loài. Nếu em gái tôi biết được tôi thưởng thức ba thứ cào cào châu chấu này, chắc là nó la tôi dữ lắm, vì gia đình tụi nó thích ăn chay. Cậu tôi, vốn là một cựu sĩ quan VNCH, về già đi tu theo mật-tông trở thành nhà sư, nên khuyên người nhà trong đại gia đình tránh ăn mặn là đúng rồi! Tôi thì nghĩ khác. Chay hay mặn là chuyện nhỏ. Dụng và dưỡng mới là chuyện đáng quan tâm.
Dân mấy xứ tiền tiến rất thực dụng: tha hồ tiêu dùng thịt, cá, chim, côn trùng, nhưng đâu có thứ nào tuyệt chủng, vì họ có chương trình bảo dưỡng các loài vật, nên ăn bao nhiêu vẫn còn bấy nhiêu. Không tuyệt giống. Còn mấy xứ chậm tiến, đụng con gì nhúc nhích cũng xực, ngoại trừ bù-lon con tán (nut and bold), lại thêm lý giải láo lếu ra điều bổ óc bổ tim. Ăn uống món gì chỉ là thói quen chủ quan của khẩu vị, và sự lựa chọn dựa vào sở thích của cá nhân, tùy theo kiến thức mỗi người. Vai trò của nhà nước là làm sao để bảo vệ môi trường sống cho muôn loài: cho người ăn, dưới nhãn hiệu bảo tồn văn hóa, và cho con vật bị ăn, dưới nhãn hiệu phát triển kinh tế.
Dụng và dưỡng đi đôi với nhau là như vậy! Bạn thấy chưa!
Khẩu vị của tôi là muốn thử, nên đi tới đâu là muốn thử thức ăn của dân địa phương đến đấy. Ngoại trừ hai thứ cấm kỵ mà tôi kiêng cữ. Đó là thịt chó và thịt mèo. Hồi nhỏ, sống trong xóm Hoà-Hưng bình dân ở Sài-Gòn, tôi có nuôi con chó đặt tên là LuLu; sau một thời gian, nó bị thiên hạ bắt trộm để làm thịt. Tôi khóc sướt mướt vì nhớ con LuLu: nó thương tôi, tôi thương nó. Tiếp theo đó, không nuôi chó nữa, tôi lại nuôi con mèo tam-thể; sau một thời gian cũng bị thiên hạ bắt trộm để làm thịt. Tôi lại khóc tỉ tê vì nhớ con mèo tam-thể. Tôi buồn không nuôi chó và nuôi mèo nữa và cũng thề không bao giờ ăn thịt chó hay thịt mèo. [Ghi chú thêm: Hồi học trung học ở Sài-Gòn, tôi cũng có dịp khóc thầm về vụ một con mèo khác. Kỳ này, không phải vì nó bị người ta ăn thịt, mà vì nó là con-mèo-hai-chân. Cổ (cô ta) theo ông già cổ được lên làm quận trưởng, nên chuyển về miền Trung. Cổ nói rất thương nhớ đến tui, làm tui càng đứt ruột nhớ thương cổ]… Bây giờ xin đi qua món khác.
Món trầu cau thì tôi không dám đụng tới. Bạn hãy tìm đọc bài ký sự Phập Phồng Một Vòng Yangon, cũng của tôi viết, về chuyến thăm viếng Miến-Điện. Dân Miến còn nhai trầu bạo hơn dân Thái nữa, nên tôi không lý lẽ ở đây.
Trong khu chợ và phố xá gần chỗ khách sạn tôi ở (khu Khaosan, gần bờ sông Chao Phraya), tôi để ý đến một ngôi miếu nhỏ của người Tàu dựng sừng sững giữa hai dãy nhà lầu cao. Tuy nhỏ nhưng miếu được gìn giữ rất sạch sẽ, được sơn son thiếp vàng sặc sỡ, trông thật đẹp đẽ. Dân Tàu lưu vong thường là gốc Quảng-Đông, ưa chuộng Thầy Khổng; đi tới đâu cũng lập đền thờ, miếu mạo tôn vinh Khổng-học tới đó. Để ý kỹ, chỉ thấy hai con lân gác cổng và con rồng quấn cột chống trời. Họ quên đi hai con quy và con phụng trong nhóm tứ-linh (long, lân, quy, phụng) của Nho-học.
Đình/Đền hay miếu của ta thường trưng bày đủ bộ bốn con. Nhất là chim phụng đứng trên lưng con rùa. Ông ngoại tôi là thầy thuốc Nam, hồi còn sống, thường hay giải thích cho chúng tôi học hỏi: con rồng (long) tượng trưng cho kinh tế, con lân (lân) tượng trưng cho giáo dục, con rùa (quy) tượng trưng cho chính trị, và con phụng (phụng) tượng trưng cho văn hóa. Bốn con vật linh thiêng này chầu vây quanh cái đình làng truyền thống, đứng làm trung tâm trống không ở giữa. Đó là ý nghĩa của ngũ-hành: vòng ngoài tứ-linh, vây quanh tâm trống ở vòng trong. Quan niệm về một xã hội quân bình và toàn diện xuyên qua cấu trúc của đình làng là như thế.
Ôi biết còn bao nhiêu người nhắc chuyện xưa để nhớ đến chuyện nay! Mấy người Tàu ở Bangkok còn trưng con lân và bày con rồng là hay lắm rồi! Còn hiểu tới đâu lại là việc khác. Hết vòng một, thăm mấy món ăn, giờ tới vòng hai … lai rai kể chuyện về mấy ông vua già …
2. VÀ ĐI ĐÂU CŨNG THẤY HÌNH ẢNH ÔNG VUA !
Đại-đế (hay quốc vương) Thái-Lan hiện tại là ngài Bhumibol Adulyadej, 85 tuổi, ngự trị ngai vàng lâu nhất trong lịch sử quân chủ Thái-Lan và cũng là vị lãnh đạo quốc gia lâu năm nhất trên thế giới. Tôi đến Bangkok vào đúng trong tháng đang kỷ niệm sinh nhật nhà vua, sử sách gọi tắt là Vua Rama Đệ-Cửu (Rama IX), nên đâu đâu cũng thấy treo hình ông ta.
Trên nóc nhà, dưới cửa chợ, trước cổng biệt thự, sau ngõ garage, đứng thấy xa xa, ngồi lại gần gần, đều có chân dung của vị vua già thương dân yêu nước. Quốc vương Thái-Lan, muôn năm, muôn muôn năm !!!
‘Quốc vương’ là tiếng Hán-Việt, gọi để nghe cho trang trọng. Bình dân ta kêu là ‘vua’. Muốn chọc quê ông hay bà vua, mình gọi bằng ‘vua cỏ’, nói lái lại là ‘vỏ cua’. Không biết tiếng Thái có chơi trò nói lái như tiếng Việt hay không, chứ trong tiếng Việt thì đầy dẫy. Lịch sử đất nước Việt chứa quá nhiều đau thương bởi vua chúa cuối đời triều Nguyễn, nên dân chúng ít có cảm tình với mấy ông vua. Chứ bên Thái, nếu chọc ông vua là vỏ cua, thì có thể bị cảnh sát tóm vô bót ngay. Dân chúng Thái nói chung, còn tôn sùng ngôi vua lắm! Chửi thề/tục thì không sao, nhưng chửi/chọc nhà vua là có chuyện.
Vua Rama IX (Bhumibol Adulyadej đọc là Phu-mi-phôn A-đun-da-đệt) là cháu 5 đời của vua Rama IV (Phra Chom Klao Chao Yu Hua đọc là Phờ-ra Chôm-cờ-lão Chão-du-hùa), tức là vua Mongkut nổi tiếng trong lịch sử vương triều Chakri của Xiêm.
Đời xưa: vua Mongkut đã nổi danh nói thông thạo tiếng Anh, ưa chuộng khoa học và kỹ thuật Tây phương, và nhất là mở cửa ngoại giao trung lập; khiến cho đất nước Thái-Lan sau này (được nối ngôi lãnh đạo bởi con cháu của Mongkut) tiếp tục phát triển công nghệ, cải cách chế độ quân chủ thành lập-hiến, mở cửa cho dân chủ và tự do vào, tránh cảnh bị ngoại bang cai trị.
Đời nay: vua Bhumibol bắt chước thời ông cố ông sơ, ai tới cũng chơi, không sợ theo đuôi. Phá chấp: nhà chùa thiệt nhiều mà nhà chứa cũng không ít. Miễn sao đủ tiền nuôi dân và không bị nước ngoài thao túng. Thà quân chủ mà pháp trị, còn hơn dân chủ mà độc tài độc đảng trị.
Vài bạn quen tranh cãi với tôi, cho rằng ViệtNam mình chừng 30 năm sau chưa chắc đã bằng Thái-Lan; tôi không rõ lẽ, nhưng khó tìm ra bằng chứng cụ thể để đấu lý ngược lại. Bạn tôi còn kể thêm: Thủ tướng ViệtNam kiêu hãnh với Thủ tướng Thái-Lan về dân tộc ViệtNam anh hùng đã chiến thắng ba đế quốc Pháp, Nhật và Mỹ để giành độc lập; Thủ tướng Thái trả lời rằng, dân tộc Thái không cần phải đánh ai và thắng ai mà vẫn giữ được nền độc lập và tự do. Không biết lãnh đạo đảng cộng-sản có thấm ý/đòn chăng?
Bàn về lãnh đạo Thái-Lan dài giòng lắm! Không phải chỉ có một mình ông vua già và dòng họ hoàng gia thủ cựu. Còn nhiều thứ như nhà nước có chính sách nghinh tiếp tân dân, quân đội độc lập, đảng phái tranh đua phục vụ quần chúng, tôn giáo tự do phát triển, tổ chức dân sự hãnh tiến; nói tóm lại, nhiều yếu tố mới tạo thành nếp sinh hoạt thành công cho xã hội Thái-Lan.
Nhìn hình ảnh quốc vương Thái ngồi trên ngai vàng rất tôn nghiêm. Áo quần ông bà mặc thật là trang trọng. À, áo vua mặc gọi là long-bào. Cái gì dính líu đến nhà vua thì thường có chữ long đi kèm theo. Thí dụ, giày vua mang là long-hài, giường vua nằm là long-sàn, vua chạy nạn gọi là long đong, bãi biển vua tắm tên là Long Beach, đồng hồ vua đeo chính hiệu là Longine, bộ óc nhà vua gọi là long-não ……… Đố bạn: vua khoái nhảy đầm gọi là gì ?
Nếu bị bí, trả lời không được, hãy xem lời giải ở cuối bài.
Để mai mốt, tôi sẽ đi thăm Đại Hoàng Cung (The Grand Palace) là nơi các đời vua trước ở, xem thử có khác với cung điện của triều đình nhà Nguyễn tại cố đô Huế bên ViệtNam ta hay không.
3. XE CỘ KẸT ĐẦY ĐƯỜNG
Phương tiện di chuyển và giao thông ở Bangkok thật là thuận lợi. Đủ mọi dạng thức, đáp ứng đúng nhu cầu cho người dân, tùy theo túi tiền và thời gian nhiều ít. Thông dụng nhất, đối với giới bình dân địa phương, là xe buýt và xe ôm. Xe buýt giá chỉ có 6 baht cho tuyến gần và 12 baht cho tuyến xa. Loại xe buýt nhỏ (bằng xe van của Mỹ), màu trắng, có máy lạnh chứa được 15 người, giá tới 20 baht. Tôi thử đi vài chuyến xe buýt to, miễn phí, do nhà vua và hoàng gia đài thọ, vé màu xanh để dễ phân biệt (nhưng đợi hơi lâu).
Gia đình nhà vua của Thái-Lan là đại tài phiệt, không thua kém gì Nhật-Bổn và Ăng-Lê. Họ đầu tư sinh lợi đủ thứ, đời này sang đời khác, nên tài sản tích tụ kếch sù. Nhưng mặt khác, họ cũng chăm lo cho thần dân, làm công tác bố thí và nhân đạo rất tốt. Tôi được nghe đến những sinh hoạt phước đức của công chúa và hoàng gia tại những vùng sâu xa, rất đáng ngưỡng mộ. Ngay tại thành phố, họ cũng bỏ tiền tài trợ cho các chuyến xe buýt miễn phí cho dân nghèo. Thiệt là hay! Nhờ vậy tôi được hưởng lây.
Phải chi các tay lãnh tụ ViệtNam cho bà con thế giới biết được tài sản của gia đình và giòng họ của mình, làm ăn ra sao, đầu tư ở đâu, tiền ra tiền vào như thế nào, chắc là dân chúng sẽ hoan hô đem hình lộng kiếng! Ngoài miệng thì đeo theo dân-chủ-tập-trung, còn tay chân thì trùng-trùng-tham-nhũng; chắc là sẽ không thọ với đồng bào. Thái hơn Việt, trong thời nay, không phải chỉ ở xa lộ gần xa, mà còn ở nếp sống, chế độ và cái đầu lãnh đạo.
Đi xe buýt có hàng chữ màu xanh dương dán trên kính xe là mình biết do hoàng gia đài thọ (chỉ có dân địa phương mới biết rành điều này). Leo lên xe, nhân viên kiểm soát không tính tiền, nhưng vẫn phát vé để biết số người đi mà hoàng gia sẽ hoàn trả lại tiền cho công ty tư quản chuyên chở. Tôi giữ lại các vé xe để làm kỷ niệm, để làm bằng chứng và để nhớ ơn vua.
Mấy bà nội trợ đi chợ và con nít đi học lại thích ngồi xe ôm (xe gắn máy hai bánh). Khách ngồi phía sau, ôm tài xế ngồi phía trước. Tài xế phải đội mũ an toàn và mặc áo khoác cụt tay màu cam để mọi người dễ nhận diện. Nhớ phải trả giá. Tôi đi thử xe ôm hai lần, cảm giác là vừa leo vừa teo, chắc tại chưa quen. Tài xế lạng qua lạng lại, tim tôi quay theo nhịp điệu valse, vòng vòng!
Tuy đường lộ khá tốt và tối tân, nhưng lượng xe cộ quá đông, nên nạn kẹt xe nhiều như cơm bữa. Thái-Lan chế được xe gắn máy, nên xe hai bánh chạy đầy đường. Ở dưới tỉnh nhỏ, hầu như nhà nào cũng có đôi ba chiếc. Giá từ 1200 đến 2200 đôla mỗi chiếc.
Ghi chú thêm, ngoài lề : Nghe nói xứ Miên chế (hay ráp) được xe hơi. Còn xứ Việt, không biết tạo được loại xe nào? Xe cộ thì tôi chưa biết, chứ về vật dụng thì thời nay, sau 1975, ViệtNam có chế được loại xi-măng-cốt-tre (bamboo-reinforced concrete) dùng cho kỹ nghệ xây cất; xây nhà lầu tới đâu coi chừng nó vẹo tới đó. Chớ còn trước 1975, tôi lại nhớ tới thời thập niên 1960 của VNCH, giới sản xuất miền Nam có chế được một loại lược chải đầu, gọi là lược nylon vì làm bằng hóa chất nylon. Đi chợ Tết, tôi thường được nghe rao hàng, rất điệu nghệ, như sau:
Lược nylon chải cong không gãy,
Chải chí té nhào, chải gàu bật ngửa,
Chải ba bốn bữa … chỉ còn cái gọng không!
Thế mà lược nylon được bán chạy như tôm tươi vì giá rẻ và tiện dụng cho bà con trong giới bình dân. Lược nylon bán nhiều hơn là lược làm bằng cây.Tôi thích nhất, cũng như giới trung lưu người Thái, là đi sky train. Đây là loại
xe lửa điện được xây dựng trên tuyến riêng trên cao, cao hơn mặt bằng của xe hơi chạy. Một mình một chợ. Xe chạy lẹ và lướt dọc ngang toàn thành phố Bangkok.
Chỉ cần xin một bản đồ hệ thống sky train có hướng dẫn rõ các tuyến đường với tên các trạm; rồi mua vé trước cổng với giá từ 20 đến 45 baht (tùy theo trạm xa hay gần) là ta có thể ngồi trên xe lửa trời (sky train), có gắn máy lạnh, du ngoạn hạ giới. Trước khi tới trạm nào thì loa trong xe đều có nhắc nhở bằng tiếng Thái, rồi tiếng Anh, và với hình ảnh truyền trên LCD nên không sợ bị lạc đâu cả. Hệ thống xe lửa điện BTS còn bao gồm loại xe ngầm trong lòng đất nữa, nhưng ít tuyến hơn xe chạy trên trời.
Tôi thích thứ nhì là ngự thuyền trên sông. Bangkok được bao dọc bởi dòng sông Chao Phraya (giống như sông Sài-Gòn của ViệtNam). Ngồi trên thuyền, loại dành cho khách du lịch, chỉ tốn có 20 Baht là có thể ngắm các địa điểm như chùa chiền, dinh thự một cách mát mắt. Dân địa phương cũng sử dụng đường sông bằng loại thuyền xấu hơn, nhưng mã lực cực mạnh, nên di chuyển rất lẹ, tránh nạn kẹt xe trên bộ.
Và cuối cùng là di chuyển bằng xe taxi, hoặc ngồi xe tuk-tuk (đọc là túc-túc)
Đây là loại xe ba bánh, an toàn hơn xe hai bánh, và có cả mui che nên rất mát, không cần mở máy lạnh. Và nếu muốn mở máy lạnh thì xe cũng không có máy lạnh mà mở! Đi taxi và tuk-tuk thì phải biết trả giá. Không trả giá thì không xong! Chúng tôi leo lên tuk-tuk, trực chỉ đến siêu thị Big C …
Vùng Pratunam có vài siêu thị nổi tiếng, giá cả phải chăng, nên nhiều du khách thích đi các chợ này. Em dẫn đường người Việt, nói cho văn hoa là hướng dẫn viên (tour guide), cho tôi biết là bà con đi du lịch từ ViệtNam hay viếng thăm siêu thị Big C. Tôi cũng muốn thử đến xem cho biết với người ta.
À, tôi quên giới thiệu với độc-giả về em 00Rành, người dẫn đường cho tôi. Số là tôi gặp em bán kem dừa trong khu tây ba-lô, em là du khách trên đất Thái, nhưng thật ra là đi bán dạo bất hợp pháp. Mỗi ngày em kiếm được khoảng 10 đôla (300 Baht). Mỗi tháng bán dạo được hơn 200 đô, để dành độ 100 đô, gửi về cho bố mẹ 50, còn 50 bỏ túi. Công việc bán kem dừa không nặng nhọc vì đã có xe đẩy. Em chỉ cần gọt phần đầu trái dừa, phần nước bỏ vô ly nhựa để uống/bán riêng, bỏ hai muỗng kem vô trái dừa rồi bán cho khách du lịch. Giá bán trái dừa kem là 35 baht. Mỗi trái dừa cho em 00Rành lời được 10 baht. Trời nóng hừng hực, khách bộ hành ưa thích món này.
Khổ một nỗi là phải tránh cảnh sát Thái. Em qua đây mang tiếng là đi chơi, chứ đâu phải đi làm. Visa cho tới 3 tháng, hết hạn trở về ViệtNam vài ngày, sau đó lại đi du lịch nữa. Em làm ăn lậu theo kiểu này được hơn hai năm rồi, nên nói tiếng Thái tạm OK, đường đi nước bước em cũng rành rọt.
Tôi hỏi em nhỡ bị cảnh sát hốt thì sao? Em bảo cũng không sao! Đóng tiền phạt, hai ba trăm đô gì đó, thì họ thả ra. No problemo! Tôi thấy em bặt thiệp, lo làm ăn, thương mẹ cha, biết đường biết xá, nên nhờ em làm hướng dẫn viên. Em cho biết, có thể thích cảnh sát Thái-Lan hơn, nhưng rất ghét công an ViệtNam, vì cảnh sát Thái hiền; nhỡ bị bắt mà có người địa phương bảo lãnh, nhiều khi cũng được thả ra.
Trong siêu thị Big C, có nhiều tốp khách du lịch đến từ ViệtNam, họ đi mua sắm và … toan tính đủ thứ. Không biết ai du thật hay du giả. Nhưng nghe họ líu lo và thỉnh thoảng chửi thề thì biết họ là người Việt. Người Thái cũng líu lo khi nghe họ nói từ xa xa, lúc lại gần gần lắng nghe thật kỹ, thì không hiểu gì ráo. Bởi vì họ nói tiếng Thái. Âm thinh và âm vận của tiếng Thái rất gần với tiếng Việt của mình. Chắc trước đời Châu-Tần-Hán của Trung-quốc, Thái và Việt có bà con hàng xóm gần, hoặc cùng lắm, xa xa như bắn súng cà-nông! Có vài quán nước trong chợ phụ đề thêm vài chữ tiếng Việt, như ‘chỉ có tiền mặt’. Chủ nhà hàng Thái hay thiệt! biết rành tâm lý và túi tiền người tiêu thụ. Nhắn nhủ vừa đủ!
Thức ăn Thái ướp nhiều gia vị, gồm nhiều tiêu, ớt, tỏi, hành, gừng, giống chừng như của ViệtNam ta, nên rất đậm đà. Tuy nhiên, về các loại nước mắm chấm, vẫn chưa phong phú bằng của ta. Tôi vẫn nhớ và ưa chuộng các mùi vị chua, ngọt, mặn, nồng và hơi cay cay của nước mắm ViệtNam, vừa hít hà vừa la ngon! Thái và Việt rất gần gũi với nhau qua cơm gạo và nước mắm. Nói về việc ăn uống, cư dân ViệtNam trên đất Thái sống khá dễ dàng.
Băng qua đường lộ là cả một vấn đề sinh tử. Tôi rất ghét bị xe đụng. Thứ nào đụng cũng đều nguy hiểm. Tôi cứ tìm cầu vồng, bắc ngang qua đầu đường lộ mà đi, an toàn hơn, nhưng vì phải leo lên leo xuống nhiều bậc thang cao, nên người già yếu hoặc con nít không thích sử dụng cầu vồng. Dân Thái cứ băng qua đường túi bụi, tôi cũng chưa thấy cảnh sát cho giấy phạt ai.
Xã hội biết ăn chơi mà còn thiếu kỷ luật đi đường, theo tôi, vẫn chưa ổn! Dân chủ là người dân phải tự mình biết làm chủ. Tự chủ, bảo vệ bản thân và cơ thể mình cho an lành là ưu tiên hàng đầu khi du lịch. Ông ngoại tôi dặn: quân tử giữ thân, tiểu nhân giữ của. Tôi nhớ hoài câu này về tính dân chủ.
© Trương Như Thường
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/73500/long-bong-vai-vong-bangkok/2013/02
======================================================================
Lông bông vài vòng Bangkok [2]
Lông bông vài vòng Bangkok [1]
4. TƯỢNG ĐÀI KỶ NIỆM DÂN CHỦ
Trong khi đi xe buýt, tôi thấy một tượng đài khá đẹp được đặt ngay giữa giao điểm các trục lộ giao thông. Hỏi ra thì được biết tên của công trường này là Quảng trường Dân Chủ. Ở Bangkok có tất cả 3 tượng đài nổi tiếng: đài Chiến Thắng (Victory Monument), đài Độc Lập (Independence Monument) và đài Dân Chủ (Democracy Monument).
Đài Chiến Thắng xây theo kiểu Âu-Mỹ là mũi nhọn chọc trời, giống như các tượng đài ở Pháp và Hoa Kỳ. Đài Độc Lập xây theo kiểu tháp chùa của Ấn- Độ, Miên, Miến, hoặc Đông-Nam-Á. Riêng tượng đài Dân Chủ, theo thiển kiến của tôi, chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt, không riêng gì cho Thái-Lan, mà còn cho cả lân bang, hàng xóm láng giềng?
Bạn thử nghĩ xem: nói về chiến thắng thì ai thắng ai? đấu đá với nhau, tranh danh ảo anh hùng, hy sinh chết cả đống người để dành độc lập giả? Giành được độc lập rồi, sẽ đi về đâu? có lợi gì cho quốc dân và đất nước? hay vùi đầu theo đuôi đế quốc khác? bơ vơ trước ngã ba đường, tấn thoái lưỡng nan?
Hình ảnh búp sen bốn cánh với nhụy vàng ở giữa là một ẩn dụ sâu sắc của tượng đài Dân Chủ. Nhà nước thấp nhỏ, giữ vai trò trung cung để điều hợp bốn cánh buồm sinh hoạt: văn hóa, kinh tế, chính trị và giáo dục. Chưa chắc nghệ nhân sáng tác tượng đài Dân Chủ mang ý nghĩa dân chủ như vầy; nhưng kết quả hiệu năng của xã hội Thái-Lan cho chúng ta ấn tượng rõ ràng như vậy! Bốn cánh nhọn bốn góc của quảng trường còn gợi lên bốn quyền tự do căn bản của con người về ngôn luận, lập hội, báo chí và tranh cử trong một nền dân chủ chân chính.
Có thể tôi đã lý sự trước các bức tượng vô tri vô giác, hay chỉ để diễn tả thái độ tức-cảnh-sinh-tình của một con người không vô giác vô tri?
Chưa hết! bạn hãy nhìn kỹ hai tượng hình chim và rắn ở phần đáy, dưới mỗi cánh hoa dân chủ. Trong văn chương ViệtNam có câu nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng để nói lên thứ tự to lớn của bốn con vật: chim (điểu), cá (ngư), rắn (xà) và voi (tượng) trong môi sinh của dân tộc Á Đông. Tôi đang tưởng tượng: hình tượng đầu-chim-ngậm-mình-rắn (mũi tên đỏ) ở bốn góc công trường biểu hiện cho huyền thoại Rồng-Tiên của ta. Chim là tiên và rắn là rồng. Có ý tưởng thì mới sinh ra hình tượng. Theo huyền thoại của Thái: Garuda là Vua Chim (điểu-vương), Naga là Vua Rắn (xà-vương), dựa theo chuyện thần thoại của Ấn-Độ giáo và Phật giáo.
Thần Chim và Thần Rắn, tuy là anh em nhưng mỗi người một tánh, lúc nào cũng tranh đua lẫn nhau. Rốt cuộc, Chim tượng trưng cho hạnh phúc, luôn bao trùm, chế ngự và vượt qua khỏi quyền lực, được tượng trưng bằng hình Rắn. (Chim ngậm/bắt Rắn, chứ không phải là cắn/giết Rắn, vì cả hai hạnh phúc và quyền lực đều hiện hữu). Các nền văn minh của Champa, Khơme, Lào, Thái, Mã-Lai, Nam-Dương … đều phảng phất tính liên hệ giữa Garuda và Naga, và muốn nhấn mạnh đến quyền lực phải phục vụ cho hạnh phúc.
Hai thái cực chim và rắn, tương sinh tương khắc với nhau, tùy thuộc vào sự khôn ngoan lựa chọn của giới cầm quyền đương thời. Lãnh đạo Thái-Lan đã lựa chọn chim-ngậm-rắn, biểu hiện cho sự quy tụ lòng dân để xây dựng, chứ không cần dùng đến tà thuật phân tán để chia mà trị như bài bản cộng-sản.
Tôi đã trao đổi cách nhìn chủ quan của mình với em hướng dẫn người Việt, vừa mới quen hôm qua, về ý nghĩa của tượng đài dân chủ và cảnh chim-ngậm-rắn. Cuộc đấu khẩu giữa tôi và em hướng dẫn viên (tour guide) về vấn đề lãnh đạo đất nước càng tăng tốc và bốc khói, khi chúng tôi trao đổi với nhau về tầm quan trọng của dân-chủ tại ViệtNam. Anh ta cho tôi biết, trong dân gian, thiên hạ thường bàn tán về thế kẹt của lãnh đạo cộng sản hiện nay:
Theo Tàu thì mất nước. Theo Mỹ thì mất đảng
Thôi thôi! Tôi mướn em để chỉ đường đi chơi, chứ không phải làm ‘thầy đời’ cho tôi nha! Mới nghe qua, tôi và độc-giả có thể không đồng ý với người bạn trẻ, đang sống bất hợp pháp tại Thái-Lan. Nhưng nghĩ cho kỹ thì thấy anh ta nói có lý quá xá! Sẵn muốn biết về cuộc sống bất hợp pháp của một số người Việt tại Thái-Lan, tôi hỏi thêm các tin tức từ anh bạn trẻ này.
5. ĐI THĂM ĐỒNG BÀO LÁNH NẠN CỘNG-SẢN ĐANG BỊ GIAM GIỮ TẠI IDC
Bạn hướng dẫn cho tôi biết, có khoảng tám hay chín trăm đồng bào ViệtNam đang lánh nạn cộng-sản tại Bangkok. Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại một vài mốc điểm lịch sử của người Việt sinh sống, hay đi du lịch, hay chạy tỵ nạn tại Thái-Lan trong quá khứ.
Chừng 50 ngàn người Việt đã di cư chạy lánh nạn qua Thái, chứ không phải đi du lịch, từ thời các vua nhà Nguyễn cấm đạo Thiên-chúa vào giữa thế kỷ thứ 19. Vào đầu thế kỷ 20, phong trào dân tộc của cụ Phan Bội Châu đã gầy dựng được nhiều cộng đồng người Việt tại vùng bắc và trung Thái-Lan. Một mặt, vì phong trào dân tộc thiếu tổ chức và nhóm lãnh đạo đang bị đế quốc Pháp đàn áp ruồng bắt; mặt khác, lãnh đạo của nhóm cộng-sản người Việt được nhiều trợ giúp của Nga-cộng và Tàu-cộng, đã tuyên truyền, dụ dỗ và chủ động hơn, để cuối cùng lôi cuốn được dân tình người Việt theo phía cộng-sản, (theo tài liệu trong Tập San Sử-Địa của VNCH trước 1975, và hồi ký Giọt Nước Trong Biển Cả của Hoàng Văn Hoan, 1987).
Trong giữa thế kỷ 20, hai chính quyền ViệtNam cộng-hòa (miền Nam) và ViệtNam cộng-sản (miền Bắc) đều có sách lược ngoại giao để ảnh hưởng đến dân tình người Việt tại Thái chọn phe. Trong khi đó, nhà nước Thái giữ lập trường theo khối tự-do của Mỹ để đương đầu với khối cộng-sản của Nga-Tàu; họ gửi quân sang giúp VNCH và cho Mỹ đặt căn cứ quân sự tại đất Thái. Tuy nhiên người Việt sống ở Thái-Lan lại lâm vào cảnh nồi da xáo thịt, không kém gì người Việt tại ViệtNam đã xáo thịt nồi da.
Sau năm 1975, một đợt người Việt tỵ nạn cộng-sản, đủ cả hai dạng ‘thuyền nhân’ và ‘chân nhân’ (đi bộ) chạy đến Thái-Lan mong tìm tự do. Rất nhiều người chết trên đường vượt biển vượt biên để tìm sự sống vì thuyền bị chìm hoặc chân dẵm phải mìn khi đi ngang đất Miên. Biết bao đau thương do hải tặc Thái-Lan đã cướp bóc, hãm hiếp và tàn sát người Việt trên đường chạy nạn cộng-sản. Thật là thảm khốc! Cho đến khi Liên-Hiệp-Quốc (LHQ) ra tay lập các trại giúp đỡ dân tỵ nạn cộng-sản trên nhiều vùng quốc gia Đông-Nam-Á (Thái, Phi, Mã, Hồngkông …) thì mới bớt cảnh tượng hãi hùng. Và sau khi Mỹ-quốc lập ra các chương trình ra đi trong vòng trật tự như HO, gia đình đoàn tụ trong thập niên 1990 để làm giảm thiểu việc liều mạng ra biển, thì các trại tỵ nạn của LHQ cũng lần lượt từ từ được đóng cửa. Và thiên hạ tưởng chừng như việc trốn chạy để lánh nạn cộng-sản không còn nữa ……
Trên thực tế, chỗ nào có áp bức thì con người yếu đuối cũng tìm cách trốn chạy. Chạy tỵ nạn kinh tế cũng bởi vì căn gốc chính trị bất công, hoặc do tham nhũng, hoặc do chính sách buôn người của kẻ cầm quyền gây ra. Khi không còn các trại tỵ nạn chính thức của Liên-Hiệp-Quốc nữa, thì dân Việt chạy ra ngoài xứ khác sẽ bị kết án là di dân bất hợp pháp. Chạy qua Thái thì sẽ bị cảnh sát Thái bắt nhốt vào trại giam.
IDC là chữ viết tắt của Immigration Detention Center. Chính xác hơn nữa phải ghi thêm cụm từ The Kingdom of Thailand (Vương Quốc Thái-Lan). Đây là các trại giam giữ người di dân bất hợp pháp trên đất Thái. Vương quốc Thái-Lan có độ chục cái IDC trong lãnh thổ của mình. Các trại dọc biên giới chứa trên cả trăm ngàn người di cư bất hợp pháp (illegal migrants). Họ chạy đến từ các quốc gia lân bang như Miến-Điện (Myanmar), Cao-Miên (Cambodia) và Lào (Laos), vì nhiều lý do kinh tế và chính trị khác nhau. Còn các IDC trong tỉnh thành thì chỉ chứa được vài ngàn người.
Chúng tôi đến thăm IDC ngay tại Bangkok. Trung tâm này đang chứa khoảng 1000 người đi lậu bao gồm dân Miến, Miên, Lào, Pakistan và đôi ba chục người Việt; và lại dính thêm cả chục mạng Tây ba-lô bị quá hạn visa (giấy thị thực) mà thiếu tiền chuộc ra. Đám Tây này ăn chơi đủ món trên đất Thái. Họ dư quỹ thời gian với nhiều ngày dài tháng, nhưng lại thiếu quỹ tiền bạc để ăn chơi cho thả giàn. Nên khi quá hạn ngày về, lại hết tiền nộp giấy phạt và thêm cái xui nữa là bị cảnh sát xét giấy hộ chiếu (passport), rồi bị hốt! Thật là phước bất trùng lai mà họa vô đơn chí!
Tuy chỉ có mấy chục người Việt hiện bị giam giữ tại IDC ở Bangkok nhưng tình cảnh của đồng bào thật là bi đát! Hiện có hơn 800 người Việt di dân đang sống lây lất bất hợp pháp trên đất Thái với hai thành phần như sau: (1) đại đa số là chạy lánh nạn cộng-sản ViệtNam; và (2) một chút xíu thiểu số là chạy vì cơ hàn, thiếu ăn thiếu mặc, sa cơ thất thế, kinh tế lâm nguy.Đại đa số đồng bào di dân đang chạy lánh nạn cộng-sản? Có thật vậy sao? Hiện tượng xã hội này như thế nào? Tưởng là đất nước ta đủ ấm no và đầy tự do cơ mà! Câu trả lời là còn khuya mới có tự do và ấm no tại ViệtNam!
Thành phần chạy lánh nạn cộng-sản gồm có bà con Cồn Dầu, đồng bào Tây Nguyên, dân Khơme Krom, và các nhà đấu tranh dân chủ bị đàn áp vì bất đồng chính kiến. Họ phải qua nhiều thủ tục rất nhiêu khê và lâu lắc để được giấy tỵ nạn chính trị do cơ quan LHQ cung cấp sau một thời gian dài điều tra và phỏng vấn. LHQ có văn phòng cao ủy tỵ nạn đặt ngay tại Bangkok.
Thành phần chạy tìm miếng cơm manh áo thường trốn dưới dạng đi du lịch bằng hộ chiếu ban ngày, và ban đêm ngủ trên manh chiếu. Họ làm đủ thứ nghề: trong tiệm lẫn ngoài đường. Kiếm ra tiền là hên, bị cảnh sát bắt là xui.
Hễ có tiền nộp phạt cho cảnh sát là hên, thiếu tiền nộp là xui. Nhưng dầu hên hay xui thì cuộc đời chui nhủi vẫn tương đối sướng hơn sống trong quê ruộng tại ViệtNam. Tôi hỏi hai cô A và B bán các khay múi mít trên đường phố Bangkok thì các cô tươi cười khẳng định. Một khay 10 múi mít với giá 35 baht = trên $1 đôla, so với giá bán $4 đôla tại khu chợ ABC ở Nam Cali, thì giá quá rẻ. Nuốt múi mít ngọt lịm vô bụng, mà lòng tôi không khỏi bùi ngùi cho số phận của kẻ bán chui nơi xứ lạ quê người!
Em 00Rành, người hướng dẫn viên của tôi, dắt tôi đến thăm chỗ ở của vài gia đình tỵ nạn mà em được biết. Căn phòng tồi tệ, building tồi tệ và nguyên cư xá tồi tệ. Không cần phải biết văn phạm Pháp ngữ, tôi đã có thể chia động từ ‘tồi tệ’ một cách dễ dàng.
Tôi đến thăm một gia đình gồm hai vợ chồng trẻ và một cháu bé mới 3 tuổi. Anh chồng cho biết: tuy cuộc đời vất vả khó sống nhưng vẫn còn dễ thở hơn ở Việt Nam, vì không khí không bị ô nhiễm bởi bất công và đàn áp. Người chồng đã bị công an cộng-sản đánh trọng thương vì dính líu đến một vụ tập họp biểu tình, bày tỏ thái độ của dân oan đối với nhà nước. Cả hai vợ chồng đều phải nuốt lệ, đồng lòng quyết định rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình và đem đứa con gái đầu lòng để trốn chạy, lánh nạn cộng-sản.
Cuối cùng, tôi cũng phải viết vài đoạn về một người Việt đã ở tù hơn một chục năm trời trên đất Thái, vì tôi đã hứa viết về anh, và cho anh ta.
Tên ảnh là Nguyễn Thanh Phan Hiền Sĩ (NTPHS). Số là, tôi may mắn làm quen được một người bạn trong hội đoàn bất vụ lợi Boat People – SOS (BP/SOS) bên Mỹ. BP/SOS trong nhiều năm qua, đã gửi các vị luật sư thiện nguyện Mỹ-Việt qua Thái Lan để giúp đỡ lập hồ sơ pháp lý cho đồng bào lánh nạn.
Dù xây chín bực phù đồ,
Phải đi qua tất cả 3 cổng: cổng một là ghi danh; cổng hai là bỏ lại tất cả máy chụp hình, thu thanh, giấy tờ, passport, chìa khóa (chỉ được đem theo tiền mặt mà thôi) vào trong tủ có khóa do cảnh sát giữ dùm; và cổng ba là vào phòng giam để được giáp mặt với người bị giam, nhưng phải đứng cách xa chừng một thước bởi hai hàng rào sắt thưa, với tay không đụng. Giữa hai hàng rào, có một ông cảnh sát đi qua đi lại khoảng giữa để có thể chuyển giao thư từ và tiền bạc từ người đi thăm đến người bị giam giữ.
Anh NTPHiềnSĩ, tầm vóc trung bình, tướng rắn chắc, tóc cột đuôi, tuổi trên dưới 50. Anh không biết tôi là ai và anh mừng lắm vì cả năm không có ai đến thăm. Tôi không biết anh là ai và tôi thấy vui vì đem sự khuây khỏa, gần một tiếng đồng hồ, đến một người tù lỡ vận.
Anh cho tôi biết là, hơn chục năm trước chạy tỵ nạn qua Thái, anh âm mưu chống cộng bằng con đường bạo động, được phe nhóm chống cộng ở hải ngoại khuyến khích làm bom giả để hù dọa đại sứ quán Việt-cộng. Không may cảnh sát Thái bắt được, anh bị kết án khủng bố, ngồi tù gần cả chục năm. Anh không ân hận, vì mục đích chỉ làm đồ giả nhát cộng-sản, không có chết ai, nhưng rất buồn vì số phận hẩm hiu của mình. Theo anh NTPHiềnSĩ, mấy vị chống-cộng-quá-khích ở Âu-Mỹ thuộc loại trùm-chăn-hô-khẩu-hiệu. Khi công việc đổ bể, các bạn đồng sự có quốc tịch ngoại quốc đều được tại ngoại, còn anh ta thì phải ở tù mút mùa. Anh cho là đã bị ‘đem con bỏ chợ’!
Anh mừng rỡ, tự kể chuyện về đời mình huyên thuyên hơn 45 phút, trong khi IDC cho thăm chỉ có một tiếng đồng hồ. Anh nói anh buồn lắm, anh cho tôi số phone là 0867940894 và nhắn bất cứ bà con ViệtNam nào muốn gọi thăm, cứ tự tiện. Vợ anh là bà Lê Thị Hoa (đã lấy chồng khác) và con gái là cô Lê Thị Trâm Anh (21 tuổi) đã đi định cư bên Mỹ. Anh đã mãn hạn tù về tội khủng bố, nhưng phải vào trại giam IDC vì chưa nước nào dám nhận chứa.
Nghe anh NTPHiềnSĩ kể chuyện đời, tôi cũng buồn lây. Tôi đi chơi, một mặt, để giải trí sau những ngày tháng làm lụng nhọc mệt; mặt khác, để học hỏi thêm những điều mới lạ hầu chia sẻ cùng bè bạn. Nhưng gặp người buồn thì người-buồn-cảnh-có-vui-đâu-bao-giờ! Tôi chỉ biết cầu chúc cho anh HiềnSĩ được may mắn và an lành trong những tháng ngày sắp tới.
Không riêng gì trường hợp của anh HiềnSĩ, mấy trăm người lánh nạn cộng- sản, mỗi người mỗi hoàn cảnh, không ai giống ai, tạo nên cả bầu trời ảm đạm tại trung tâm Bangkok trong lòng tôi. Cuối cùng hồi hai, tôi đăng lại một bài thơ của dân lánh nạn cộng-sản gửi tặng cho một-người-bạn-của-người-bạn-của-tôi về tấm lòng và thực trạng của đất nước ViệtNam:
© Trương Như Thường
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/73522/long-bong-vai-vong-bangkok-2/2013/03
======================================================================
Lông bông vài vòng Bangkok [3]
4. TƯỢNG ĐÀI KỶ NIỆM DÂN CHỦ
Trong khi đi xe buýt, tôi thấy một tượng đài khá đẹp được đặt ngay giữa giao điểm các trục lộ giao thông. Hỏi ra thì được biết tên của công trường này là Quảng trường Dân Chủ. Ở Bangkok có tất cả 3 tượng đài nổi tiếng: đài Chiến Thắng (Victory Monument), đài Độc Lập (Independence Monument) và đài Dân Chủ (Democracy Monument).
Đài Chiến Thắng xây theo kiểu Âu-Mỹ là mũi nhọn chọc trời, giống như các tượng đài ở Pháp và Hoa Kỳ. Đài Độc Lập xây theo kiểu tháp chùa của Ấn- Độ, Miên, Miến, hoặc Đông-Nam-Á. Riêng tượng đài Dân Chủ, theo thiển kiến của tôi, chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt, không riêng gì cho Thái-Lan, mà còn cho cả lân bang, hàng xóm láng giềng?
Bạn thử nghĩ xem: nói về chiến thắng thì ai thắng ai? đấu đá với nhau, tranh danh ảo anh hùng, hy sinh chết cả đống người để dành độc lập giả? Giành được độc lập rồi, sẽ đi về đâu? có lợi gì cho quốc dân và đất nước? hay vùi đầu theo đuôi đế quốc khác? bơ vơ trước ngã ba đường, tấn thoái lưỡng nan?
Hình ảnh búp sen bốn cánh với nhụy vàng ở giữa là một ẩn dụ sâu sắc của tượng đài Dân Chủ. Nhà nước thấp nhỏ, giữ vai trò trung cung để điều hợp bốn cánh buồm sinh hoạt: văn hóa, kinh tế, chính trị và giáo dục. Chưa chắc nghệ nhân sáng tác tượng đài Dân Chủ mang ý nghĩa dân chủ như vầy; nhưng kết quả hiệu năng của xã hội Thái-Lan cho chúng ta ấn tượng rõ ràng như vậy! Bốn cánh nhọn bốn góc của quảng trường còn gợi lên bốn quyền tự do căn bản của con người về ngôn luận, lập hội, báo chí và tranh cử trong một nền dân chủ chân chính.
Có thể tôi đã lý sự trước các bức tượng vô tri vô giác, hay chỉ để diễn tả thái độ tức-cảnh-sinh-tình của một con người không vô giác vô tri?
Chưa hết! bạn hãy nhìn kỹ hai tượng hình chim và rắn ở phần đáy, dưới mỗi cánh hoa dân chủ. Trong văn chương ViệtNam có câu nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng để nói lên thứ tự to lớn của bốn con vật: chim (điểu), cá (ngư), rắn (xà) và voi (tượng) trong môi sinh của dân tộc Á Đông. Tôi đang tưởng tượng: hình tượng đầu-chim-ngậm-mình-rắn (mũi tên đỏ) ở bốn góc công trường biểu hiện cho huyền thoại Rồng-Tiên của ta. Chim là tiên và rắn là rồng. Có ý tưởng thì mới sinh ra hình tượng. Theo huyền thoại của Thái: Garuda là Vua Chim (điểu-vương), Naga là Vua Rắn (xà-vương), dựa theo chuyện thần thoại của Ấn-Độ giáo và Phật giáo.
Thần Chim và Thần Rắn, tuy là anh em nhưng mỗi người một tánh, lúc nào cũng tranh đua lẫn nhau. Rốt cuộc, Chim tượng trưng cho hạnh phúc, luôn bao trùm, chế ngự và vượt qua khỏi quyền lực, được tượng trưng bằng hình Rắn. (Chim ngậm/bắt Rắn, chứ không phải là cắn/giết Rắn, vì cả hai hạnh phúc và quyền lực đều hiện hữu). Các nền văn minh của Champa, Khơme, Lào, Thái, Mã-Lai, Nam-Dương … đều phảng phất tính liên hệ giữa Garuda và Naga, và muốn nhấn mạnh đến quyền lực phải phục vụ cho hạnh phúc.
Hai thái cực chim và rắn, tương sinh tương khắc với nhau, tùy thuộc vào sự khôn ngoan lựa chọn của giới cầm quyền đương thời. Lãnh đạo Thái-Lan đã lựa chọn chim-ngậm-rắn, biểu hiện cho sự quy tụ lòng dân để xây dựng, chứ không cần dùng đến tà thuật phân tán để chia mà trị như bài bản cộng-sản.
Tôi đã trao đổi cách nhìn chủ quan của mình với em hướng dẫn người Việt, vừa mới quen hôm qua, về ý nghĩa của tượng đài dân chủ và cảnh chim-ngậm-rắn. Cuộc đấu khẩu giữa tôi và em hướng dẫn viên (tour guide) về vấn đề lãnh đạo đất nước càng tăng tốc và bốc khói, khi chúng tôi trao đổi với nhau về tầm quan trọng của dân-chủ tại ViệtNam. Anh ta cho tôi biết, trong dân gian, thiên hạ thường bàn tán về thế kẹt của lãnh đạo cộng sản hiện nay:
Theo Tàu thì mất nước. Theo Mỹ thì mất đảng
Bỏ điều 4 hiến pháp. Theo Ta đáp an toàn!
Tôi hỏi đố: Nhưng theo Ta là theo ai? Anh ta đáp: Đó là theo nhân-dân, một cách đúng nghĩa của nhân và dân. Cần thiết phải có nhân-chủ và đầy đủ phải có dân-quyền. Đút đầu theo xã-hội chủ nghĩa mà bỏ bê chủ nghĩa cá- nhân là không được. Trung dung, trung lập là gì khi không chứa được cả hai?Thôi thôi! Tôi mướn em để chỉ đường đi chơi, chứ không phải làm ‘thầy đời’ cho tôi nha! Mới nghe qua, tôi và độc-giả có thể không đồng ý với người bạn trẻ, đang sống bất hợp pháp tại Thái-Lan. Nhưng nghĩ cho kỹ thì thấy anh ta nói có lý quá xá! Sẵn muốn biết về cuộc sống bất hợp pháp của một số người Việt tại Thái-Lan, tôi hỏi thêm các tin tức từ anh bạn trẻ này.
5. ĐI THĂM ĐỒNG BÀO LÁNH NẠN CỘNG-SẢN ĐANG BỊ GIAM GIỮ TẠI IDC
Bạn hướng dẫn cho tôi biết, có khoảng tám hay chín trăm đồng bào ViệtNam đang lánh nạn cộng-sản tại Bangkok. Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại một vài mốc điểm lịch sử của người Việt sinh sống, hay đi du lịch, hay chạy tỵ nạn tại Thái-Lan trong quá khứ.
Chừng 50 ngàn người Việt đã di cư chạy lánh nạn qua Thái, chứ không phải đi du lịch, từ thời các vua nhà Nguyễn cấm đạo Thiên-chúa vào giữa thế kỷ thứ 19. Vào đầu thế kỷ 20, phong trào dân tộc của cụ Phan Bội Châu đã gầy dựng được nhiều cộng đồng người Việt tại vùng bắc và trung Thái-Lan. Một mặt, vì phong trào dân tộc thiếu tổ chức và nhóm lãnh đạo đang bị đế quốc Pháp đàn áp ruồng bắt; mặt khác, lãnh đạo của nhóm cộng-sản người Việt được nhiều trợ giúp của Nga-cộng và Tàu-cộng, đã tuyên truyền, dụ dỗ và chủ động hơn, để cuối cùng lôi cuốn được dân tình người Việt theo phía cộng-sản, (theo tài liệu trong Tập San Sử-Địa của VNCH trước 1975, và hồi ký Giọt Nước Trong Biển Cả của Hoàng Văn Hoan, 1987).
Trong giữa thế kỷ 20, hai chính quyền ViệtNam cộng-hòa (miền Nam) và ViệtNam cộng-sản (miền Bắc) đều có sách lược ngoại giao để ảnh hưởng đến dân tình người Việt tại Thái chọn phe. Trong khi đó, nhà nước Thái giữ lập trường theo khối tự-do của Mỹ để đương đầu với khối cộng-sản của Nga-Tàu; họ gửi quân sang giúp VNCH và cho Mỹ đặt căn cứ quân sự tại đất Thái. Tuy nhiên người Việt sống ở Thái-Lan lại lâm vào cảnh nồi da xáo thịt, không kém gì người Việt tại ViệtNam đã xáo thịt nồi da.
Sau năm 1975, một đợt người Việt tỵ nạn cộng-sản, đủ cả hai dạng ‘thuyền nhân’ và ‘chân nhân’ (đi bộ) chạy đến Thái-Lan mong tìm tự do. Rất nhiều người chết trên đường vượt biển vượt biên để tìm sự sống vì thuyền bị chìm hoặc chân dẵm phải mìn khi đi ngang đất Miên. Biết bao đau thương do hải tặc Thái-Lan đã cướp bóc, hãm hiếp và tàn sát người Việt trên đường chạy nạn cộng-sản. Thật là thảm khốc! Cho đến khi Liên-Hiệp-Quốc (LHQ) ra tay lập các trại giúp đỡ dân tỵ nạn cộng-sản trên nhiều vùng quốc gia Đông-Nam-Á (Thái, Phi, Mã, Hồngkông …) thì mới bớt cảnh tượng hãi hùng. Và sau khi Mỹ-quốc lập ra các chương trình ra đi trong vòng trật tự như HO, gia đình đoàn tụ trong thập niên 1990 để làm giảm thiểu việc liều mạng ra biển, thì các trại tỵ nạn của LHQ cũng lần lượt từ từ được đóng cửa. Và thiên hạ tưởng chừng như việc trốn chạy để lánh nạn cộng-sản không còn nữa ……
Trên thực tế, chỗ nào có áp bức thì con người yếu đuối cũng tìm cách trốn chạy. Chạy tỵ nạn kinh tế cũng bởi vì căn gốc chính trị bất công, hoặc do tham nhũng, hoặc do chính sách buôn người của kẻ cầm quyền gây ra. Khi không còn các trại tỵ nạn chính thức của Liên-Hiệp-Quốc nữa, thì dân Việt chạy ra ngoài xứ khác sẽ bị kết án là di dân bất hợp pháp. Chạy qua Thái thì sẽ bị cảnh sát Thái bắt nhốt vào trại giam.
IDC là chữ viết tắt của Immigration Detention Center. Chính xác hơn nữa phải ghi thêm cụm từ The Kingdom of Thailand (Vương Quốc Thái-Lan). Đây là các trại giam giữ người di dân bất hợp pháp trên đất Thái. Vương quốc Thái-Lan có độ chục cái IDC trong lãnh thổ của mình. Các trại dọc biên giới chứa trên cả trăm ngàn người di cư bất hợp pháp (illegal migrants). Họ chạy đến từ các quốc gia lân bang như Miến-Điện (Myanmar), Cao-Miên (Cambodia) và Lào (Laos), vì nhiều lý do kinh tế và chính trị khác nhau. Còn các IDC trong tỉnh thành thì chỉ chứa được vài ngàn người.
Chúng tôi đến thăm IDC ngay tại Bangkok. Trung tâm này đang chứa khoảng 1000 người đi lậu bao gồm dân Miến, Miên, Lào, Pakistan và đôi ba chục người Việt; và lại dính thêm cả chục mạng Tây ba-lô bị quá hạn visa (giấy thị thực) mà thiếu tiền chuộc ra. Đám Tây này ăn chơi đủ món trên đất Thái. Họ dư quỹ thời gian với nhiều ngày dài tháng, nhưng lại thiếu quỹ tiền bạc để ăn chơi cho thả giàn. Nên khi quá hạn ngày về, lại hết tiền nộp giấy phạt và thêm cái xui nữa là bị cảnh sát xét giấy hộ chiếu (passport), rồi bị hốt! Thật là phước bất trùng lai mà họa vô đơn chí!
Tuy chỉ có mấy chục người Việt hiện bị giam giữ tại IDC ở Bangkok nhưng tình cảnh của đồng bào thật là bi đát! Hiện có hơn 800 người Việt di dân đang sống lây lất bất hợp pháp trên đất Thái với hai thành phần như sau: (1) đại đa số là chạy lánh nạn cộng-sản ViệtNam; và (2) một chút xíu thiểu số là chạy vì cơ hàn, thiếu ăn thiếu mặc, sa cơ thất thế, kinh tế lâm nguy.Đại đa số đồng bào di dân đang chạy lánh nạn cộng-sản? Có thật vậy sao? Hiện tượng xã hội này như thế nào? Tưởng là đất nước ta đủ ấm no và đầy tự do cơ mà! Câu trả lời là còn khuya mới có tự do và ấm no tại ViệtNam!
Thành phần chạy lánh nạn cộng-sản gồm có bà con Cồn Dầu, đồng bào Tây Nguyên, dân Khơme Krom, và các nhà đấu tranh dân chủ bị đàn áp vì bất đồng chính kiến. Họ phải qua nhiều thủ tục rất nhiêu khê và lâu lắc để được giấy tỵ nạn chính trị do cơ quan LHQ cung cấp sau một thời gian dài điều tra và phỏng vấn. LHQ có văn phòng cao ủy tỵ nạn đặt ngay tại Bangkok.
Thành phần chạy tìm miếng cơm manh áo thường trốn dưới dạng đi du lịch bằng hộ chiếu ban ngày, và ban đêm ngủ trên manh chiếu. Họ làm đủ thứ nghề: trong tiệm lẫn ngoài đường. Kiếm ra tiền là hên, bị cảnh sát bắt là xui.
Hễ có tiền nộp phạt cho cảnh sát là hên, thiếu tiền nộp là xui. Nhưng dầu hên hay xui thì cuộc đời chui nhủi vẫn tương đối sướng hơn sống trong quê ruộng tại ViệtNam. Tôi hỏi hai cô A và B bán các khay múi mít trên đường phố Bangkok thì các cô tươi cười khẳng định. Một khay 10 múi mít với giá 35 baht = trên $1 đôla, so với giá bán $4 đôla tại khu chợ ABC ở Nam Cali, thì giá quá rẻ. Nuốt múi mít ngọt lịm vô bụng, mà lòng tôi không khỏi bùi ngùi cho số phận của kẻ bán chui nơi xứ lạ quê người!
Em 00Rành, người hướng dẫn viên của tôi, dắt tôi đến thăm chỗ ở của vài gia đình tỵ nạn mà em được biết. Căn phòng tồi tệ, building tồi tệ và nguyên cư xá tồi tệ. Không cần phải biết văn phạm Pháp ngữ, tôi đã có thể chia động từ ‘tồi tệ’ một cách dễ dàng.
Tôi đến thăm một gia đình gồm hai vợ chồng trẻ và một cháu bé mới 3 tuổi. Anh chồng cho biết: tuy cuộc đời vất vả khó sống nhưng vẫn còn dễ thở hơn ở Việt Nam, vì không khí không bị ô nhiễm bởi bất công và đàn áp. Người chồng đã bị công an cộng-sản đánh trọng thương vì dính líu đến một vụ tập họp biểu tình, bày tỏ thái độ của dân oan đối với nhà nước. Cả hai vợ chồng đều phải nuốt lệ, đồng lòng quyết định rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của mình và đem đứa con gái đầu lòng để trốn chạy, lánh nạn cộng-sản.
Cuối cùng, tôi cũng phải viết vài đoạn về một người Việt đã ở tù hơn một chục năm trời trên đất Thái, vì tôi đã hứa viết về anh, và cho anh ta.
Tên ảnh là Nguyễn Thanh Phan Hiền Sĩ (NTPHS). Số là, tôi may mắn làm quen được một người bạn trong hội đoàn bất vụ lợi Boat People – SOS (BP/SOS) bên Mỹ. BP/SOS trong nhiều năm qua, đã gửi các vị luật sư thiện nguyện Mỹ-Việt qua Thái Lan để giúp đỡ lập hồ sơ pháp lý cho đồng bào lánh nạn.
Dù xây chín bực phù đồ,
Không bằng làm phước cứu cho một người
Tổ chức BP/SOS đã giúp cho hơn 50 người lánh nạn cộng-sản được định cư tại các quốc gia tự do như Mỹ, Canada … Tôi cũng đã nghe được nhiều tiếng tốt về hội nhân đạo này từ bên Mỹ. Sẵn dịp phái đoàn BP/SOS đi thăm bà con bị giam giữ trong IDC, tôi ghi danh đi ké vào thăm để biết rõ ngọn ngành. Tôi không quen biết anh NTPHS là ai, nhưng trước khi vào thăm, tôi đã đọc hồ sơ về anh ta từ cơ quan BP/SOS; biết là ảnh rành tiếng Việt, sõi tiếng Thái, thông thạo tiếng Anh, và nhất là, là người tù lâu năm nhất trên đất Thái. Sự hiếu kỳ cho phép tôi chọn thăm vị này, vì cảnh sát chỉ cho phép một người thăm một người, theo thủ tục trên phiếu ghi danh mà thôi.Phải đi qua tất cả 3 cổng: cổng một là ghi danh; cổng hai là bỏ lại tất cả máy chụp hình, thu thanh, giấy tờ, passport, chìa khóa (chỉ được đem theo tiền mặt mà thôi) vào trong tủ có khóa do cảnh sát giữ dùm; và cổng ba là vào phòng giam để được giáp mặt với người bị giam, nhưng phải đứng cách xa chừng một thước bởi hai hàng rào sắt thưa, với tay không đụng. Giữa hai hàng rào, có một ông cảnh sát đi qua đi lại khoảng giữa để có thể chuyển giao thư từ và tiền bạc từ người đi thăm đến người bị giam giữ.
Anh NTPHiềnSĩ, tầm vóc trung bình, tướng rắn chắc, tóc cột đuôi, tuổi trên dưới 50. Anh không biết tôi là ai và anh mừng lắm vì cả năm không có ai đến thăm. Tôi không biết anh là ai và tôi thấy vui vì đem sự khuây khỏa, gần một tiếng đồng hồ, đến một người tù lỡ vận.
Anh cho tôi biết là, hơn chục năm trước chạy tỵ nạn qua Thái, anh âm mưu chống cộng bằng con đường bạo động, được phe nhóm chống cộng ở hải ngoại khuyến khích làm bom giả để hù dọa đại sứ quán Việt-cộng. Không may cảnh sát Thái bắt được, anh bị kết án khủng bố, ngồi tù gần cả chục năm. Anh không ân hận, vì mục đích chỉ làm đồ giả nhát cộng-sản, không có chết ai, nhưng rất buồn vì số phận hẩm hiu của mình. Theo anh NTPHiềnSĩ, mấy vị chống-cộng-quá-khích ở Âu-Mỹ thuộc loại trùm-chăn-hô-khẩu-hiệu. Khi công việc đổ bể, các bạn đồng sự có quốc tịch ngoại quốc đều được tại ngoại, còn anh ta thì phải ở tù mút mùa. Anh cho là đã bị ‘đem con bỏ chợ’!
Anh mừng rỡ, tự kể chuyện về đời mình huyên thuyên hơn 45 phút, trong khi IDC cho thăm chỉ có một tiếng đồng hồ. Anh nói anh buồn lắm, anh cho tôi số phone là 0867940894 và nhắn bất cứ bà con ViệtNam nào muốn gọi thăm, cứ tự tiện. Vợ anh là bà Lê Thị Hoa (đã lấy chồng khác) và con gái là cô Lê Thị Trâm Anh (21 tuổi) đã đi định cư bên Mỹ. Anh đã mãn hạn tù về tội khủng bố, nhưng phải vào trại giam IDC vì chưa nước nào dám nhận chứa.
Nghe anh NTPHiềnSĩ kể chuyện đời, tôi cũng buồn lây. Tôi đi chơi, một mặt, để giải trí sau những ngày tháng làm lụng nhọc mệt; mặt khác, để học hỏi thêm những điều mới lạ hầu chia sẻ cùng bè bạn. Nhưng gặp người buồn thì người-buồn-cảnh-có-vui-đâu-bao-giờ! Tôi chỉ biết cầu chúc cho anh HiềnSĩ được may mắn và an lành trong những tháng ngày sắp tới.
Không riêng gì trường hợp của anh HiềnSĩ, mấy trăm người lánh nạn cộng- sản, mỗi người mỗi hoàn cảnh, không ai giống ai, tạo nên cả bầu trời ảm đạm tại trung tâm Bangkok trong lòng tôi. Cuối cùng hồi hai, tôi đăng lại một bài thơ của dân lánh nạn cộng-sản gửi tặng cho một-người-bạn-của-người-bạn-của-tôi về tấm lòng và thực trạng của đất nước ViệtNam:
Xin tạ ơn miền đất đã cưu mang
không đơn giản chỉ có miếng ăn, mà còn hơi thở
hơi thở tự do từ thủy tổ loài người luôn nhớ
thời đại văn minh không thể đánh mất tự do.
ước mơ nhân loại đâu chỉ – mặc ấm, ăn no
cao sang hơn: phải ăn ngon mặc đẹp!
mang giày, không thể đi chân không hay dép
xe hơi, nhà lầu… ước mơ bỏ cái chòi tranh!
trường lớp thênh thang ai cũng được học hành
ốm đau ai cũng được săn sóc, chữa bịnh
được viết, được nói những điều mình thích
không bị bắt bớ, hù dọa, khó dễ lôi thôi.
vì miếng ăn, cục cơm bị giật ở trong nồi!
vì áo ấm, giằng co quanh năm đành thiếu vải
đạp trên nhân luân chia nhau từng chùm của cải
miệng hô hào ngày đêm – hạnh phúc với ấm no…
tạo thiên đường ảo, kiên quyết giữ bo bo
hạnh phúc ấm no một lớp người quyền thế
ai đói khát, ai lưu đày, ai tha hương mặc kệ
khiếu kiện là: “phản động” bắt bỏ tù mọt gông!
tạ ơn, lớp tuổi trẻ ra nước ngoài làm công
chắc mót từng đồng gửi về – gia đình, cha mẹ!
lao động chân tay, học được nhiều điều mới mẻ
cho cuộc đời, cho thân phận lạc loài giữa đêm thâu
tạ ơn những em gái ở tận “vùng xa, vùng sâu”
nhắm mắt, đưa chân lấy chồng – Đài Loan, Hàn Quốc…
xót thương cảnh cha mẹ, em thơ, suốt năm cơ cực
bán thân mình để đổi lại chút vinh quang!
tạ ơn rừng, bởi rừng là nguồn của vàng
tổ tiên để dành, con cháu cứ thi nhau cưa cắt!
vàng sắp hết chỉ còn lại toàn những đất
đất cũng là vàng giành giật, cầm cố cho người ta.
tạ ơn biển, bởi biển bạc cho nhiều đảo xa
đảo tiền tiêu muôn đời cha ông giữ nước
đảo là chỗ dựa cho những đoàn thuyền cá lỡ bước
tránh bão tố phong ba hay tai nạn bất ngờ.
tạ ơn biển, biển muôn đời đẹp như một bài thơ
đưa tiễn những con dân vượt biên đi tỵ nạn…
biển cũng là mồ chôn cho hàng ngàn, hàng vạn
những linh hồn vất vưởng giữa trùng khơi!
ngàn năm sau, nhắc đến vẫn nghẹn lời
ai đền bù, ai xót thương? nào ai có biết!
tạ ơn mấy mươi năm hai bên gây ra cuộc chiến
nhà cháy tan hoang từng bầy chuột chạy ra.
mấy triệu người nằm xuống bởi can qua
ruộng rừng đạn bom ngoại bang cày tan nát
hòa bình thống nhất đàn con vẫn còn phiêu bạt
bốn phương trời để tìm kiếm tương lai
có miệng ăn, còn miệng nói dấu trong đêm dài
giữ mạng sống trong thời văn minh hiện đại
thời buổi thấy việc trái cũng làm ngơ, cho là phải!
đói giơ xương cố gào gào – hạnh phúc với ấm no.
tạ ơn những chiến binh nằm xuống trên đồng gò
mấy mươi năm không một ai đoái hoài tìm kiếm
mấy mươi năm những ngôi sao dẫn đường tắt liệm
nhớ quê nhà nằm tủi – không biết đường về!
tạ ơn – chiến binh còn nửa thân lê lết chốn quê
từng viên thuốc, từng miếng cơm sống nhờ bèo bọt!
lê tấm thân tàn, bốn mùa không ai thương xót
nhìn cuộc đời vô vọng đến đau thương!
tạ ơn những người tù tranh đấu, đổ máu xương
ôm thân thể – tong teo như hồn ma dương thế…
tranh đấu cho tự do dân chủ không phải dễ
là anh hùng, dũng sỹ, đầy quyết tâm.
mùa tạ ơn, thắp một nén nhang khấn thầm
xin tạ ơn, tạ ơn! và tạ ơn tất cả!
một nén nhang, tưởng nhớ đến vong linh mồ mả
mong hồn thiêng sông núi hiển linh về.
Tác-giả: Y Hạ
[Một người Việt vùng Tây-Nguyên lánh nạn cộng-sản trên đất Thái]
Và cuối cùng sau hết, tôi không quên nhắc tới bà con ngư dân ViệtNam đánh cá lạc qua đất Thái nên bị bắt giữ. Bị bắt đông lắm. Nhiều người sau khi đóng tiền phạt đã được thả về nhà, còn một số thiếu tiền, phải ở lại trong trại giam IDC khoảng hơn chục vị. Không ai đoái hoài đến họ! Đại sứ quán ViệtNam vô cảm, biết làm đủ mọi thứ chuyện lặt vặt để kiếm thêm tiền, và biết làm thinh đối với ngư dân mình!© Trương Như Thường
© Đàn Chim Việt
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/73522/long-bong-vai-vong-bangkok-2/2013/03
======================================================================
Lông bông vài vòng Bangkok [3]
Lông bông vài vòng Bangkok [1]
Lông bông vài vòng Bangkok [2]
6. VIẾNG THĂM ĐẠI HOÀNG CUNG (The Grand Palace)
Sức mấy mà buồn, buồn ơi bỏ qua đi tám!
Mấy lời ca của nhạc sĩ Phạm Duy đã nhắc tôi trở về thực tại. (Bỏ qua tâm trạng buồn khi đi thăm trại giam IDC ngày hôm qua). Hôm nay tôi đi thăm đại hoàng cung của vương triều Chakri, được xây dựng từ năm 1782, bao gồm nơi ăn chốn ở, cung điện làm việc của hoàng gia và một vài cơ quan chính phủ, kể luôn Đền Phật Ngọc (Emerald Buddha Temple). Tôi đi chung với em hướng dẫn viên 00Rành cho có bạn, vì tuy ở đất Thái trên 2 năm, nhưng em 00Rành chưa có dịp và không có tiền để vào xem hoàng cung (400 Baht/1 người). Đã bảo là không-không-rành mà!
Đi cả ngày mới xem hết cung điện, gồm 35 dinh thự, chỗ nào cũng sơn son thiếp vàng, ngó thiệt là chói mắt. Lạ thì có lạ. Nhưng đẹp thì chưa chắc! Vì cái gì cũng nhọn hoắc, có lẽ tại tôi thích hình tròn hơn là hình tháp. Hình tháp là thời quân chủ, vua chúa là mũi nhọn trên cao, đè đồng loại nằm dưới đáy. Hình tròn là thời dân chủ, con người bình đẳng với nhau. Đấy là thành kiến chủ quan, không thích vua chúa, của tôi. Chứ cái nhà làm sao xây tròn cho được? Nhưng nếu tôi sinh làm hoàng tử thì tôi sẽ nghĩ cách khác!
Trong khuôn viên hoàng cung là một sự pha trộn tài tình giữa kiểu cũ và mới. Đền đài thờ phượng vua chúa là kiểu cũ, còn dinh thự làm việc chính phủ xây theo kiểu mới của tây phương. Ở hai cổng vào theo trục nam-bắc của đền thờ đều có 2 ông thần hộ vệ gác cửa, mỗi ông mỗi vẻ, nhưng trông dữ dằn như nhau. Tôi tính gọi là hai ông ‘thiện-ác’, hay ‘hiền-dữ’, đang canh giữ cổng chùa; nhưng không được, mặt dữ quá trời, sao gọi là ‘hiền’ được?
Tôi tiếc quá, vô thăm The Chapel Royal of Emerald Buddha (Đền Phật Ngọc của Hoàng gia) mà họ không cho chụp hình. Tôi tính làm đại, nhưng ngại cảnh sát, vì mới thấy mặt mấy ổng hôm qua trong nhà tù. (Cảnh sát đi đường thì ngó dễ thương, còn cảnh sát trong tù thì trông rất dữ). Ai không tin thì thử cho bị bắt sẽ biết liền! Nhưng có một điều làm tôi hết sức ngạc nhiên !!!!
Ngạc nhiên là vì trong đền thờ Phật Ngọc lại có một cái trống đồng, cũng sơn son màu vàng chói, đặt gần cửa đi vô. Tôi không tin được, nên rủ em 00Rành xem thử; em cũng ngạc nhiên không kém. Tại sao đền thờ Phật mà lại chứa trống đồng? Trống tuy làm theo kiểu ‘trống đồng’, cao khoảng 75 cm, nhưng không phải bằng đồng nguyên chất vì đã bị sơn màu vàng chói, không biết có trát vàng hay không? Ai muốn nghĩ sao thì nghĩ. Riêng tôi cho rằng, nền văn minh nông nghiệp ruộng-lúa-nước (Thái-Lan sản xuất lúa gạo không thua kém gì ta, nhất nhì thế giới) đã bị Phật-hóa, nên ‘trống đồng’ đã biến thành trống vàng. (Phật giáo là quốc giáo của Thái-Lan).
Tức thiệt! Không chụp được bức hình ‘trống vàng’ để cho bà con coi chơi!
Ngoài sân trời nắng nóng, nhưng trong đền Phật Ngọc rất mát, khách thập phương ngồi trên sàn chắp tay, chiêm ngưỡng tượng đức Phật làm bằng ngọc thạch xanh lá cây được đặt trên bục rất cao. Tôi chắp tay, van vái cho đất nước VN sớm thay đổi và toàn vùng Đông-Nam-Á được dân-chủ-hóa, càng sớm càng tốt, để tránh khỏi cảnh bị Trung-cộng bắt nạt và thực dân.
Vừa ra khỏi đền thờ Phật thì thấy trước cổng đền thờ quốc vương Rama (Đệ mấy, tôi quên rồi), là bức tượng đá của hai ông tướng Tàu mang áo giáp, râu 5 chòm rất uy nghi, đứng giữ cổng ra vô. Mấy ông vua Rama giỏi thật, để tướng thiên triều Đại Hán đứng ngoài cổng gác cửa.
Ngó qua cái tháp trát vàng đối diện lại là hình ảnh của quần thần Thái-Lan đang chống đỡ cho vương triều Chakri hơn 230 năm:
nhất tướng công thành, vạn cốt khô!
Biết bao nhiêu bộ xương khô đã xây dựng nên triều đại cho Rama; nhưng cái tài ba của Thái-Lan là các Rama đã giữ không cho Tàu cũng như Tây (Tây phương) vào nhà mình làm mưa làm gió trong suốt ba thế kỷ qua. Chính là nhờ lãnh đạo Thái-Lan biết tùy thời mà hành xử: có tháp quân-chủ mà cũng có đài dân-chủ, không cần theo bác Mác hay bác Mao gì ráo!
Còn cái, gọi là ‘cha già lãnh tụ’ của ta (thật ra chỉ là của đảng cộng-sản), được mang tiếng là tìm đường cứu nước, mà tài liệu giải bí mật của Nga và Tàu lại bật mí cho biết là nga-ài, thật ra, đã tìm nước cứu đường. Con đường tiến thân cho chính bản thân nga-ài. Nga-ài đã tinh thông về thuật mà trật vuột về lý. ‘Lý’ thì đã có bác Mác, bác Lê lo. ‘Thuật’ thì thuộc làu bài bản của bác Lin, bác Mao. Chỗ nào cho tiền là đút đầu vào để canh me cướp quyền, khiến cho dân tộc phải đảo điên và đàn em chịu nhiều oan nghiệt !?$
Đã đành cơ chế xứ Thái-Lan là theo quân chủ lập-hiến, có chính phủ điều hành đất nước theo hiến pháp dân chủ, nhưng con người và biểu tượng của quốc vương và hoàng gia đã ảnh hưởng đến vùng đất tự do này mấy trăm năm qua, quả là công không phải nhỏ. Rama IX, tuổi đã xế tà, không biết người kế vị có khả năng xứng đáng để có thể dẫn dắt quốc dân Thái trong thời đại mới, với tương lai tranh sáng tranh tối ở thế kỷ 21, là một thử thách lớn mà cũng là cơ hội tối ư quan trọng cho Thái-Lan.
Sự tự hào và kiêu hãnh của tinh thần dân tộc là điều kiện tối cần cho sự sinh tồn của quốc gia nhưng chưa đầy đủ cho sự tiến hóa của nhân loại trong mai hậu. Tôi đang đứng ngắm mô hình Đế Thiên Đế Thích của xứ Miên ngay trong đại hoàng cung của xứ Thái. Đền đài Angkor Wat là của Thái? đất đai Miên là của Thái? Đầu năm 2011 vừa qua, Thái và Miên đã tranh giành ngôi đền cổ 900 tuổi dọc theo biên giới. Thái cho là đền của mình với tên gọi là Khao Phra Viharn. Miên cho đền của họ với tên gọi là Preah Vihear. Và cuối năm nay, toà án quốc tế giúp hoá giải xử sự, không biết có được chăng?
Song song với sự trổi dậy của siêu-cường Trung-quốc bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ 21 thì vấn đề tranh giành địa điểm, đất đai, ranh giới, đảo biển giữa những xứ trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông-Nam-Á (Association of South-East Asian Nations, gọi tắt là ASEAN) cũng nổi lên dày cộm. Mặt khác, sự lấn lướt và ảnh hưởng hung tợn của Trung-cộng vào mọi miền đất nước của Miến, Thái, Miên, Việt, Lào, … để tạo nên nguồn tài nguyên giới hạn mới (new limited resources) hầu giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế (economic growth rate) cho Trung-quốc, chỉ mong đương đầu với Mỹ-quốc. Cách dùng thuật chủ nghĩa dân tộc của lãnh đạo Trung-cộng, một cách cực đoan và quá khích, đã biến họ trở thành những ‘anh hùng kẹt’ trong lịch sử nhân loại. Bị kẹt vì tứ bề thọ địch! Tối ngày chỉ nghĩ đến cách lấn lướt nhau để bành trướng.
Nhiều câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Có sự liên hệ chính trị nào (political correlationship) giữa sách-lược (strategies) bá quyền của Trung-cộng và tình hình an ninh chung trong tinh thần đoàn kết của Đông-Nam-Á? Có bằng chứng khoa học nào về truyền thống đế quốc Trung-Hoa sau thời Châu-Tần-Hán? Có minh chứng nào về đối-thuật (tactics) văn hóa của vùng Đông-Nam-Á cổ đại trước thời Châu-Tần-Hán? Sách lược ‘chia-để-trị’ và ‘hợp-để- xây’, con đường nào hữu hiệu (effective) và hiệu năng (efficient) hơn cho văn minh loài người?
Ôi, nhức đầu quá !!!
Đang đi chơi mà nghe lảng vảng mấy câu hỏi hóc búa này trong đầu thì chỉ làm cho rối trí thêm, hết còn giải trí nữa rồi! Nhưng, du lịch mà bị đi lạc thì mới thích, vì biết được thêm cảnh vật mới; còn suy nghĩ mà ‘ra khỏi cái hộp’ (out of the box) thì mới đã, vì dám phá chấp! Bạn thử đi!
7. LÔNG BÔNG MỘT VÒNG LÝ SỰ: CHIA-ĐỂ-TRỊ HAY HỢP-ĐỂ-XÂY ?
Dưới tựa đề cuả bài này, Lông Bông Vài Vòng Bangkok, tôi đề bảng là Ký Sự và Lý Sự, khác hẳn với các bài ký sự khác. Sở dĩ tôi viết thêm mục lý sự này; vì sau khi đi thăm đồng bào bị giam giữ trong IDC, không có ai trông nom giúp đỡ, ngoại trừ chính phủ Thái-Lan phải cưu mang; tôi đã học hỏi và suy nghĩ thêm một vài quan điểm mới, nên muốn chia sẻ cùng độc-giả cho chuyến đi này, đượm nhiều mắm muối.
Còn bạn đọc nào muốn xem/nghe thêm các màn: tắm biển tắm nắng, vũ sexy, cụng ly kỳ nữ ở đảo Phuket và bãi Patong; hay muốn thưởng thức nữa các màn: ẻo lả của trai hóa gái, hoặc hôn mãng xà, rớ ngà voi, rờ đuôi cọp thì nên lên trên mạng youtube để mà coi. Nghề chơi nào cũng lắm công phu! Thái-Lan đều có đủ cả. Chơi nhiều cũng thấm mệt. Đã nói du lịch Thái là number one (số một) mà! Bà con lối xóm Đông-Nam-Á đều đang bắt chước để tranh đua và tranh thương với du lịch Thái.
Tôi có 5 cái lý sự, trong chuyến đi này, muốn thưa cùng quý vị. Về đất nước ViệtNam, tôi trộm nghĩ đến 2 điểm: trước hết là chuyện chống cộng và sau cùng là chuyện ngư dân lạc biển. Về chuyện thiên hạ, tôi nhớ ra 3 mục: một là, chuyện biển Đông-Nam-Á; hai là, chuyện tục trầu-cau-vôi; và ba là, chuyện Trống Đồng, Trống Cóc và Trống Vàng. Năm chuyện này dính chùm và liên hệ chặt chẽ với nhau trong chuyến đi vừa qua.
1. Lý sự thứ nhất: Chống cộng
Nhờ đi thăm anh NTPHiềnSĩ, tôi học được nhiều bài học chống cộng. Chống cộng, thì cả thiên hạ đều chống vì nó phản tự nhiên, không ơn ích gì cho nhân loại. Thiên hạ đã bỏ và dẹp gần hết. Nhưng vấn đề tồn đọng là: ai là người cộng- sản? ai là người chống cộng? chống cộng để làm gì? chống cộng bằng cách nào? chống cho đã căm hờn và tức giận, rồi what is next?
Người Eskimo sống trên vùng Bắc-cực giá băng có nhiều danh từ để diễn tả trạng thái của tuyết. Tuyết trắng, tuyết vàng, tuyết nâu, tuyết xám, vân vân để chỉ rõ độ tan rã thành nước của tuyết trong cùng khung thời gian. Do đó, tùy theo trình độ hiểu biết để nhận dạng loại tuyết nào mà dân Eskimo khôn ngoan lựa chọn để sử dụng cho thích hợp với thời thế và hoàn cảnh. Chống cộng khôn ngoan cũng như thế, phải như dân Eskimo biết dùng tuyết.
Đảng viên cộng-sản ViệtNam, gọi tắt là Việt-cộng, cũng cùng trạng thái như các loại tuyết. Đảng Việt-cộng được nuôi dưỡng bởi Nga-cộng và Trung-cộng vì những người tiên khởi và giới lãnh đạo ViệtNam là cán bộ của quốc tế, dính kế ngoại bang, chỉ biết vận dụng tà-thuật chia-để-trị hầu cướp quyền, nhưng lại thiếu khả năng về lý-tưởng hợp-để-xây cho quốc dân, so sánh đối chiếu với đời vua hậu duệ Rama của Thái-Lan.
Thắng cộng là chuyện không khó, nhưng thắng mình còn có thể khó hơn, vì vừa vừa-tu-vừa-hành để giúp cho mình, và vừa chuyển hóa Việt-cộng trở về với dân tộc chân chính là điều phải đạo. Không thể có loại Việt-cộng chân chính. Một khi Việt-cộng bỏ cộng thì còn Việt, và Việt nhất quyết không diệt Việt, đây là lý (tưởng) của con người dân tộc đích thực. Bài học đuổi gà cửa trước, rước cọp cửa sau của cộng-sản không cần phải lặp lại.
Thắng mình là tự kiểm soát thực trạng tham-sân-si của mình để khỏi lâm vào kế chia-để-trị của Đại Hán Trung-cộng. Tham, sân và si là 3 bộ mặt của cùng một gốc tự hủy diệt. Cái tham nhũng (tham) của nhóm lãnh đạo ủng-cộng là bạn đồng hành, dựa trên lòng tức giận (sân) và sự dốt nát (si) của những người chống-cộng. Thái độ ‘trùm-chăn-hô-khẩu-hiệu’ sẽ làm mồi cho các mưu kế ‘câu-thời-gian’ của Việt-cộng.
2. Lý sự thứ nhì: Ngư dân lạc biển
Nguồn tài nguyên đánh bắt trên biển cả của ngư dân ViệtNam bị cạn kiệt vì chính sách tằm thực của Trung-cộng đã lấn chiếm đảo biển của lân bang. Ngư dân ViệtNam bị lấn át nên phải xuôi nam, chen vào đánh lậu ở các vùng của lân bang hàng xóm. Lãnh đạo đương thời của Việt-cộng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc bảo vệ đời sống của nhân dân. Không thể nhường bước, nhịn nhục và nhút nhát trước các ‘tàu lạ’. Nếu không muốn dân ta ‘đánh lậu’ thì phải ‘đánh lạ’ trước!
Ông André Hồ Cương Quyết là một ông Tây rặt. Trước 1975, theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTDT) chống VNCH; nay nhận thức được sự sa đọa của lãnh đạo Việt-cộng đã thờ ơ, a tòng theo Trung-cộng, hãm hại ngư dân ViệtNam, André đã tự động và can đảm đứng lên để giúp đỡ dân lành. Thế quốc tế của ông rất có lợi. Người quốc gia chống cộng hãy mạnh dạn ủng hộ việc làm của, không riêng gì Hồ Cương Quyết, mà của cả tầng lớp thành viên MTDT ngày xưa. Một lần nữa, MTDT đứng dậy tiếp tục giải phóng dân tộc thoát khỏi gọng kìm Đại-Hán. Đứng dậy vì đại cuộc cho dân tộc còn dở dang, chứ không phải theo đuôi cái đảng mê muội. Chúng ta không thể lái xe tiến về phía trước mà chỉ biết nhìn vào kiếng chiếu hậu.
Cao kế của Việt-cộng là vận dụng những người chỉ biết ‘trùm-chăn-hô-khẩu-hiệu’ để vô hiệu hóa các nỗ lực của lực lượng dân chủ ngày càng hội tụ. Việt-cộng, đang trên đường tiêu vong, cố vẫy vùng, khai thác các khuyết điểm tâm lý của phe cộng-hoà-hoài-cổ, và nặc danh đội lốt quốc-gia-chống-cộng để làm chậm bước tiến của các phong trào dân chủ hóa. Ngư dân có thể lạc biển, nhưng người cộng-hòa-đích-thực không thể lạc đường!
3. Lý sự thứ ba: Biển Đông-Nam-Á
Tàu gọi biển phía nam của họ là Biển Nam-Hải, rồi tưởng tượng vẽ ra đường lưỡi bò, và xấc xược ngang nhiên đặt ra quận huyện Tam-Sa, Nam-Sa một cách vô lối. Ta phản ứng một cách cảm tính đặt là Biển Đông. Chưa hay lắm! Cần nên theo đề nghị của các nhà trí thức ViệtNam (Phạm Cao Dương, Vũ Quang Việt) gọi là Biển Đông-Nam-Á, vừa hợp tình hợp lý, vừa có ta vừa có người, nâng vị thế đoàn kết hợp-để-xây cho ASEAN. Tàu chỉ muốn dùng thủ đoạn song-phương để bẻ gãy từng chiếc đũa. ASEAN phải theo tiến trình đa-phương giữ nguyên bó đũa. Khai-dân-trí như cụ Phan Châu Trinh đã căn dặn, để nâng cao sự hiểu biết về sức/vốn địa-chính-trị (geopolitic forces) của chúng ta.
Hãy hợp sức với 54000 người thuộc 130 quốc gia khác nhau ký tên đòi đổi tên biển South China Sea thành biển Đông-Nam-Á như Nguyễn Thái Học Foundation (www.nguyenthaihocfoundation.org) đang làm. Tàu tuy đông, 1.3 tỉ người, nhưng chỉ là thiểu số so với 7 tỉ người trên toàn thế giới. Sự đông dân của Tàu là do sự ép buộc bằng bạo lực, chứ không phải do sự đồng thuận của các sắc tộc Miêu, Mãn, Mông, Hồi, Tạng … Thế giới đang chuyển mình, ý thức họa bành trướng và thực dân của Trung-cộng.
Mao Trạch Đông là trường hợp tái sanh của Tần Dinh Chính trong lịch sử Trung-Hoa. Xã hội Trung-cộng hiện đang chứa đựng đầy dẫy mâu thuẫn nội tại, nên không vững bền. Trung-cộng trên đà tiêu vong và Việt-cộng cũng thế. Trước sau đều giống nhau. Dân trung lưu Tàu và Việt hiện nay: tiêu cực thì bỏ chạy ra ngoài, tích cực thì đặt vấn đề thay đổi đủ thứ ngay trong nội bộ. Đó là cảnh nội-ưu-ngoại-hoạn: trong thì buồn phiền, ngoài thì đảo điên.
4. Lý sự thứ tư: Tục trầu-cau-vôi
Nguồn gốc ăn trầu phát sinh từ những dân tộc Đông-Nam-Á cổ đại thuộc nền văn hóa Hoà-Bình có cả chục ngàn năm nay, trước cả thời đại Châu-Tần-Hán của Tàu ra đời ở miệt Hoa-Bắc trên Hoàng-Hà. Tập tục này vẫn còn tồn tại tại Miến, Thái, Mã, Nam-Dương, Đài-Loan và Việt (đã bị mai một). Ăn trầu không phải đem thực phẩm để nuôi dưỡng cơ thể mà để chuyên chở ý nghĩa hợp-để-xây. Ý nghĩa của trầu-cau là xây dựng sự hòa thuận của 3 yếu tố: trầu, cau và vôi, hợp lại làm một. Tổng hợp 3 khái niệm về trời (thiên thời), đất (địa lợi) và người (nhân hòa) trong việc xây dựng xã hội con người. Miếng trầu là đầu câu chuyện cho công tác ngoại giao và mâm trầu-cau-vôi là vật sính lễ trong việc cưới hỏi. Trầu-cau-vôi là một ẩn dụ (metaphor), mang tính phi vật thể, được dùng như một biểu tượng (icon) cho nền văn minh nông-nghiệp, đặc thù là ruộng-lúa-nước, cho toàn vùng Đông-Nam-Á cổ đại bao trùm luôn cả miệt Hoa-Nam (Quảng-Đông, Quảng-Tây và Vân-Nam).
Ứng dụng của trầu-cau-vôi đối chung với ASEAN như là một chủ trương đoàn kết, dựa vào truyền thống của Đông-Nam-Á ngày trước, lúc chưa bị Châu-Tần-Hán tha hóa. Đối riêng với ViệtNam, trầu-cau-vôi như 3 chất xúc tác để xây dựng xã hội hậu-cộng-sản với lá trầu (chất xanh), trái cau (chất xám) và bột vôi (chất keo). Chất xanh là kinh tế, là đồng tiền. Chất xám là giáo dục, là tri thức. Chất keo là tinh thần dân tộc để kết hợp xây dựng nội lực.
5. Lý sự thứ năm: Trống Đồng, Trống Cóc và Trống Vàng
Rõ ràng là qua 4 xứ tôi đã thăm viếng: Mã, Miến, Thái, Việt đều có chứa trống đồng. Mã-Lai thì chỉ còn mặt trống vì lâu ngày tang trống đã bị mục nát. Miến-Điện thì còn nhiều trống cóc. Thái-Lan thì thấy có trống vàng như đã kể ở phần trên. Ở Quảng-Đông, Quảng-Tây và Vân-Nam (nói chung là miệt Hoa-Nam) đều tìm thấy trống đồng. Nhưng xưa cũ, và to, và đẹp, và có khắc chữ thì phải nói đến trống đồng Đông-Sơn của ViệtNam. Các loại trống khác chỉ là dị-bản. Giá trị của trống không phải ở bề ngoài biểu kiến hay số lượng đo đếm của chúng mà là ở ý nghĩa đạo lý của người xưa.
Trống là trống trơn, không có gì hết. Tâm trống vô-sở-trụ. Đồng là đồng lòng, cùng nhau. Ngày xưa, các dân tộc Đông-Nam-Á cùng nhau đồng lòng vì làng nào cũng chứa trống. Ngày nay, ASEAN tụ hội lại theo bản hiến chương thành lập, tương kính tương nhượng, thì sẽ tránh khỏi tai ương do siêu-cường đặt định. Trung-cộng sẽ cho là không tưởng và luôn ra tay phá bĩnh hoặc mua chuộc. Nhưng dân Đông-Nam-Á hiền chớ không có ngu!
Hãy xem kìa: có ai thù hận cho bằng Anh, Đức, Pháp, Ý trong thế chiến nhất và nhị; vậy mà bây giờ Liên-Âu đã biết hợp-để-xây, thành hình đùm bọc có nhau, siêu-cường nào mà phá cho được! Cần thấu tam-quốc-phân-tranh và rành xuân-thu-chiến-quốc giành giật thì sẽ biết rõ số phận của Tàu đi về đâu; cũng như cần ôn lại tinh-thần-Bách-Việt để xây dựng sự nghiệp của Ta.
Lý sự thì phải có qua có lại, văn chương bác học gọi là ‘biện’ hay ‘phản biện’ gì đó; giống như đánh box (boxing, hoặc đánh võ) có nhiều hiệp, có hiệp thắng có hiệp thua; cuối cùng thì mới biết hơn thua cũng chỉ là một cuộc mua vui giải trí.
TẠM CHẤM DỨT
Câu đố: vua khoái nhảy đầm gọi là long gì?
Câu trả lời: long mắc ! nói lái là lắc mông
© Trương Như Thường
© Đàn Chim Việt
nguôồn:http://www.danchimviet.info/archives/73579/long-bong-vai-vong-bangkok-3/2013/03
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Lông bông vài vòng Bangkok [2]
6. VIẾNG THĂM ĐẠI HOÀNG CUNG (The Grand Palace)
Sức mấy mà buồn, buồn ơi bỏ qua đi tám!
Mấy lời ca của nhạc sĩ Phạm Duy đã nhắc tôi trở về thực tại. (Bỏ qua tâm trạng buồn khi đi thăm trại giam IDC ngày hôm qua). Hôm nay tôi đi thăm đại hoàng cung của vương triều Chakri, được xây dựng từ năm 1782, bao gồm nơi ăn chốn ở, cung điện làm việc của hoàng gia và một vài cơ quan chính phủ, kể luôn Đền Phật Ngọc (Emerald Buddha Temple). Tôi đi chung với em hướng dẫn viên 00Rành cho có bạn, vì tuy ở đất Thái trên 2 năm, nhưng em 00Rành chưa có dịp và không có tiền để vào xem hoàng cung (400 Baht/1 người). Đã bảo là không-không-rành mà!
Đi cả ngày mới xem hết cung điện, gồm 35 dinh thự, chỗ nào cũng sơn son thiếp vàng, ngó thiệt là chói mắt. Lạ thì có lạ. Nhưng đẹp thì chưa chắc! Vì cái gì cũng nhọn hoắc, có lẽ tại tôi thích hình tròn hơn là hình tháp. Hình tháp là thời quân chủ, vua chúa là mũi nhọn trên cao, đè đồng loại nằm dưới đáy. Hình tròn là thời dân chủ, con người bình đẳng với nhau. Đấy là thành kiến chủ quan, không thích vua chúa, của tôi. Chứ cái nhà làm sao xây tròn cho được? Nhưng nếu tôi sinh làm hoàng tử thì tôi sẽ nghĩ cách khác!
Trong khuôn viên hoàng cung là một sự pha trộn tài tình giữa kiểu cũ và mới. Đền đài thờ phượng vua chúa là kiểu cũ, còn dinh thự làm việc chính phủ xây theo kiểu mới của tây phương. Ở hai cổng vào theo trục nam-bắc của đền thờ đều có 2 ông thần hộ vệ gác cửa, mỗi ông mỗi vẻ, nhưng trông dữ dằn như nhau. Tôi tính gọi là hai ông ‘thiện-ác’, hay ‘hiền-dữ’, đang canh giữ cổng chùa; nhưng không được, mặt dữ quá trời, sao gọi là ‘hiền’ được?
Tôi tiếc quá, vô thăm The Chapel Royal of Emerald Buddha (Đền Phật Ngọc của Hoàng gia) mà họ không cho chụp hình. Tôi tính làm đại, nhưng ngại cảnh sát, vì mới thấy mặt mấy ổng hôm qua trong nhà tù. (Cảnh sát đi đường thì ngó dễ thương, còn cảnh sát trong tù thì trông rất dữ). Ai không tin thì thử cho bị bắt sẽ biết liền! Nhưng có một điều làm tôi hết sức ngạc nhiên !!!!
Ngạc nhiên là vì trong đền thờ Phật Ngọc lại có một cái trống đồng, cũng sơn son màu vàng chói, đặt gần cửa đi vô. Tôi không tin được, nên rủ em 00Rành xem thử; em cũng ngạc nhiên không kém. Tại sao đền thờ Phật mà lại chứa trống đồng? Trống tuy làm theo kiểu ‘trống đồng’, cao khoảng 75 cm, nhưng không phải bằng đồng nguyên chất vì đã bị sơn màu vàng chói, không biết có trát vàng hay không? Ai muốn nghĩ sao thì nghĩ. Riêng tôi cho rằng, nền văn minh nông nghiệp ruộng-lúa-nước (Thái-Lan sản xuất lúa gạo không thua kém gì ta, nhất nhì thế giới) đã bị Phật-hóa, nên ‘trống đồng’ đã biến thành trống vàng. (Phật giáo là quốc giáo của Thái-Lan).
Tức thiệt! Không chụp được bức hình ‘trống vàng’ để cho bà con coi chơi!
Ngoài sân trời nắng nóng, nhưng trong đền Phật Ngọc rất mát, khách thập phương ngồi trên sàn chắp tay, chiêm ngưỡng tượng đức Phật làm bằng ngọc thạch xanh lá cây được đặt trên bục rất cao. Tôi chắp tay, van vái cho đất nước VN sớm thay đổi và toàn vùng Đông-Nam-Á được dân-chủ-hóa, càng sớm càng tốt, để tránh khỏi cảnh bị Trung-cộng bắt nạt và thực dân.
Vừa ra khỏi đền thờ Phật thì thấy trước cổng đền thờ quốc vương Rama (Đệ mấy, tôi quên rồi), là bức tượng đá của hai ông tướng Tàu mang áo giáp, râu 5 chòm rất uy nghi, đứng giữ cổng ra vô. Mấy ông vua Rama giỏi thật, để tướng thiên triều Đại Hán đứng ngoài cổng gác cửa.
Ngó qua cái tháp trát vàng đối diện lại là hình ảnh của quần thần Thái-Lan đang chống đỡ cho vương triều Chakri hơn 230 năm:
nhất tướng công thành, vạn cốt khô!
Biết bao nhiêu bộ xương khô đã xây dựng nên triều đại cho Rama; nhưng cái tài ba của Thái-Lan là các Rama đã giữ không cho Tàu cũng như Tây (Tây phương) vào nhà mình làm mưa làm gió trong suốt ba thế kỷ qua. Chính là nhờ lãnh đạo Thái-Lan biết tùy thời mà hành xử: có tháp quân-chủ mà cũng có đài dân-chủ, không cần theo bác Mác hay bác Mao gì ráo!
Còn cái, gọi là ‘cha già lãnh tụ’ của ta (thật ra chỉ là của đảng cộng-sản), được mang tiếng là tìm đường cứu nước, mà tài liệu giải bí mật của Nga và Tàu lại bật mí cho biết là nga-ài, thật ra, đã tìm nước cứu đường. Con đường tiến thân cho chính bản thân nga-ài. Nga-ài đã tinh thông về thuật mà trật vuột về lý. ‘Lý’ thì đã có bác Mác, bác Lê lo. ‘Thuật’ thì thuộc làu bài bản của bác Lin, bác Mao. Chỗ nào cho tiền là đút đầu vào để canh me cướp quyền, khiến cho dân tộc phải đảo điên và đàn em chịu nhiều oan nghiệt !?$
Đã đành cơ chế xứ Thái-Lan là theo quân chủ lập-hiến, có chính phủ điều hành đất nước theo hiến pháp dân chủ, nhưng con người và biểu tượng của quốc vương và hoàng gia đã ảnh hưởng đến vùng đất tự do này mấy trăm năm qua, quả là công không phải nhỏ. Rama IX, tuổi đã xế tà, không biết người kế vị có khả năng xứng đáng để có thể dẫn dắt quốc dân Thái trong thời đại mới, với tương lai tranh sáng tranh tối ở thế kỷ 21, là một thử thách lớn mà cũng là cơ hội tối ư quan trọng cho Thái-Lan.
Sự tự hào và kiêu hãnh của tinh thần dân tộc là điều kiện tối cần cho sự sinh tồn của quốc gia nhưng chưa đầy đủ cho sự tiến hóa của nhân loại trong mai hậu. Tôi đang đứng ngắm mô hình Đế Thiên Đế Thích của xứ Miên ngay trong đại hoàng cung của xứ Thái. Đền đài Angkor Wat là của Thái? đất đai Miên là của Thái? Đầu năm 2011 vừa qua, Thái và Miên đã tranh giành ngôi đền cổ 900 tuổi dọc theo biên giới. Thái cho là đền của mình với tên gọi là Khao Phra Viharn. Miên cho đền của họ với tên gọi là Preah Vihear. Và cuối năm nay, toà án quốc tế giúp hoá giải xử sự, không biết có được chăng?
Song song với sự trổi dậy của siêu-cường Trung-quốc bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ 21 thì vấn đề tranh giành địa điểm, đất đai, ranh giới, đảo biển giữa những xứ trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông-Nam-Á (Association of South-East Asian Nations, gọi tắt là ASEAN) cũng nổi lên dày cộm. Mặt khác, sự lấn lướt và ảnh hưởng hung tợn của Trung-cộng vào mọi miền đất nước của Miến, Thái, Miên, Việt, Lào, … để tạo nên nguồn tài nguyên giới hạn mới (new limited resources) hầu giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế (economic growth rate) cho Trung-quốc, chỉ mong đương đầu với Mỹ-quốc. Cách dùng thuật chủ nghĩa dân tộc của lãnh đạo Trung-cộng, một cách cực đoan và quá khích, đã biến họ trở thành những ‘anh hùng kẹt’ trong lịch sử nhân loại. Bị kẹt vì tứ bề thọ địch! Tối ngày chỉ nghĩ đến cách lấn lướt nhau để bành trướng.
Nhiều câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Có sự liên hệ chính trị nào (political correlationship) giữa sách-lược (strategies) bá quyền của Trung-cộng và tình hình an ninh chung trong tinh thần đoàn kết của Đông-Nam-Á? Có bằng chứng khoa học nào về truyền thống đế quốc Trung-Hoa sau thời Châu-Tần-Hán? Có minh chứng nào về đối-thuật (tactics) văn hóa của vùng Đông-Nam-Á cổ đại trước thời Châu-Tần-Hán? Sách lược ‘chia-để-trị’ và ‘hợp-để- xây’, con đường nào hữu hiệu (effective) và hiệu năng (efficient) hơn cho văn minh loài người?
Ôi, nhức đầu quá !!!
Đang đi chơi mà nghe lảng vảng mấy câu hỏi hóc búa này trong đầu thì chỉ làm cho rối trí thêm, hết còn giải trí nữa rồi! Nhưng, du lịch mà bị đi lạc thì mới thích, vì biết được thêm cảnh vật mới; còn suy nghĩ mà ‘ra khỏi cái hộp’ (out of the box) thì mới đã, vì dám phá chấp! Bạn thử đi!
7. LÔNG BÔNG MỘT VÒNG LÝ SỰ: CHIA-ĐỂ-TRỊ HAY HỢP-ĐỂ-XÂY ?
Dưới tựa đề cuả bài này, Lông Bông Vài Vòng Bangkok, tôi đề bảng là Ký Sự và Lý Sự, khác hẳn với các bài ký sự khác. Sở dĩ tôi viết thêm mục lý sự này; vì sau khi đi thăm đồng bào bị giam giữ trong IDC, không có ai trông nom giúp đỡ, ngoại trừ chính phủ Thái-Lan phải cưu mang; tôi đã học hỏi và suy nghĩ thêm một vài quan điểm mới, nên muốn chia sẻ cùng độc-giả cho chuyến đi này, đượm nhiều mắm muối.
Còn bạn đọc nào muốn xem/nghe thêm các màn: tắm biển tắm nắng, vũ sexy, cụng ly kỳ nữ ở đảo Phuket và bãi Patong; hay muốn thưởng thức nữa các màn: ẻo lả của trai hóa gái, hoặc hôn mãng xà, rớ ngà voi, rờ đuôi cọp thì nên lên trên mạng youtube để mà coi. Nghề chơi nào cũng lắm công phu! Thái-Lan đều có đủ cả. Chơi nhiều cũng thấm mệt. Đã nói du lịch Thái là number one (số một) mà! Bà con lối xóm Đông-Nam-Á đều đang bắt chước để tranh đua và tranh thương với du lịch Thái.
Tôi có 5 cái lý sự, trong chuyến đi này, muốn thưa cùng quý vị. Về đất nước ViệtNam, tôi trộm nghĩ đến 2 điểm: trước hết là chuyện chống cộng và sau cùng là chuyện ngư dân lạc biển. Về chuyện thiên hạ, tôi nhớ ra 3 mục: một là, chuyện biển Đông-Nam-Á; hai là, chuyện tục trầu-cau-vôi; và ba là, chuyện Trống Đồng, Trống Cóc và Trống Vàng. Năm chuyện này dính chùm và liên hệ chặt chẽ với nhau trong chuyến đi vừa qua.
1. Lý sự thứ nhất: Chống cộng
Nhờ đi thăm anh NTPHiềnSĩ, tôi học được nhiều bài học chống cộng. Chống cộng, thì cả thiên hạ đều chống vì nó phản tự nhiên, không ơn ích gì cho nhân loại. Thiên hạ đã bỏ và dẹp gần hết. Nhưng vấn đề tồn đọng là: ai là người cộng- sản? ai là người chống cộng? chống cộng để làm gì? chống cộng bằng cách nào? chống cho đã căm hờn và tức giận, rồi what is next?
Người Eskimo sống trên vùng Bắc-cực giá băng có nhiều danh từ để diễn tả trạng thái của tuyết. Tuyết trắng, tuyết vàng, tuyết nâu, tuyết xám, vân vân để chỉ rõ độ tan rã thành nước của tuyết trong cùng khung thời gian. Do đó, tùy theo trình độ hiểu biết để nhận dạng loại tuyết nào mà dân Eskimo khôn ngoan lựa chọn để sử dụng cho thích hợp với thời thế và hoàn cảnh. Chống cộng khôn ngoan cũng như thế, phải như dân Eskimo biết dùng tuyết.
Đảng viên cộng-sản ViệtNam, gọi tắt là Việt-cộng, cũng cùng trạng thái như các loại tuyết. Đảng Việt-cộng được nuôi dưỡng bởi Nga-cộng và Trung-cộng vì những người tiên khởi và giới lãnh đạo ViệtNam là cán bộ của quốc tế, dính kế ngoại bang, chỉ biết vận dụng tà-thuật chia-để-trị hầu cướp quyền, nhưng lại thiếu khả năng về lý-tưởng hợp-để-xây cho quốc dân, so sánh đối chiếu với đời vua hậu duệ Rama của Thái-Lan.
Thắng cộng là chuyện không khó, nhưng thắng mình còn có thể khó hơn, vì vừa vừa-tu-vừa-hành để giúp cho mình, và vừa chuyển hóa Việt-cộng trở về với dân tộc chân chính là điều phải đạo. Không thể có loại Việt-cộng chân chính. Một khi Việt-cộng bỏ cộng thì còn Việt, và Việt nhất quyết không diệt Việt, đây là lý (tưởng) của con người dân tộc đích thực. Bài học đuổi gà cửa trước, rước cọp cửa sau của cộng-sản không cần phải lặp lại.
Thắng mình là tự kiểm soát thực trạng tham-sân-si của mình để khỏi lâm vào kế chia-để-trị của Đại Hán Trung-cộng. Tham, sân và si là 3 bộ mặt của cùng một gốc tự hủy diệt. Cái tham nhũng (tham) của nhóm lãnh đạo ủng-cộng là bạn đồng hành, dựa trên lòng tức giận (sân) và sự dốt nát (si) của những người chống-cộng. Thái độ ‘trùm-chăn-hô-khẩu-hiệu’ sẽ làm mồi cho các mưu kế ‘câu-thời-gian’ của Việt-cộng.
2. Lý sự thứ nhì: Ngư dân lạc biển
Nguồn tài nguyên đánh bắt trên biển cả của ngư dân ViệtNam bị cạn kiệt vì chính sách tằm thực của Trung-cộng đã lấn chiếm đảo biển của lân bang. Ngư dân ViệtNam bị lấn át nên phải xuôi nam, chen vào đánh lậu ở các vùng của lân bang hàng xóm. Lãnh đạo đương thời của Việt-cộng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc bảo vệ đời sống của nhân dân. Không thể nhường bước, nhịn nhục và nhút nhát trước các ‘tàu lạ’. Nếu không muốn dân ta ‘đánh lậu’ thì phải ‘đánh lạ’ trước!
Ông André Hồ Cương Quyết là một ông Tây rặt. Trước 1975, theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTDT) chống VNCH; nay nhận thức được sự sa đọa của lãnh đạo Việt-cộng đã thờ ơ, a tòng theo Trung-cộng, hãm hại ngư dân ViệtNam, André đã tự động và can đảm đứng lên để giúp đỡ dân lành. Thế quốc tế của ông rất có lợi. Người quốc gia chống cộng hãy mạnh dạn ủng hộ việc làm của, không riêng gì Hồ Cương Quyết, mà của cả tầng lớp thành viên MTDT ngày xưa. Một lần nữa, MTDT đứng dậy tiếp tục giải phóng dân tộc thoát khỏi gọng kìm Đại-Hán. Đứng dậy vì đại cuộc cho dân tộc còn dở dang, chứ không phải theo đuôi cái đảng mê muội. Chúng ta không thể lái xe tiến về phía trước mà chỉ biết nhìn vào kiếng chiếu hậu.
Cao kế của Việt-cộng là vận dụng những người chỉ biết ‘trùm-chăn-hô-khẩu-hiệu’ để vô hiệu hóa các nỗ lực của lực lượng dân chủ ngày càng hội tụ. Việt-cộng, đang trên đường tiêu vong, cố vẫy vùng, khai thác các khuyết điểm tâm lý của phe cộng-hoà-hoài-cổ, và nặc danh đội lốt quốc-gia-chống-cộng để làm chậm bước tiến của các phong trào dân chủ hóa. Ngư dân có thể lạc biển, nhưng người cộng-hòa-đích-thực không thể lạc đường!
3. Lý sự thứ ba: Biển Đông-Nam-Á
Tàu gọi biển phía nam của họ là Biển Nam-Hải, rồi tưởng tượng vẽ ra đường lưỡi bò, và xấc xược ngang nhiên đặt ra quận huyện Tam-Sa, Nam-Sa một cách vô lối. Ta phản ứng một cách cảm tính đặt là Biển Đông. Chưa hay lắm! Cần nên theo đề nghị của các nhà trí thức ViệtNam (Phạm Cao Dương, Vũ Quang Việt) gọi là Biển Đông-Nam-Á, vừa hợp tình hợp lý, vừa có ta vừa có người, nâng vị thế đoàn kết hợp-để-xây cho ASEAN. Tàu chỉ muốn dùng thủ đoạn song-phương để bẻ gãy từng chiếc đũa. ASEAN phải theo tiến trình đa-phương giữ nguyên bó đũa. Khai-dân-trí như cụ Phan Châu Trinh đã căn dặn, để nâng cao sự hiểu biết về sức/vốn địa-chính-trị (geopolitic forces) của chúng ta.
Hãy hợp sức với 54000 người thuộc 130 quốc gia khác nhau ký tên đòi đổi tên biển South China Sea thành biển Đông-Nam-Á như Nguyễn Thái Học Foundation (www.nguyenthaihocfoundation.org) đang làm. Tàu tuy đông, 1.3 tỉ người, nhưng chỉ là thiểu số so với 7 tỉ người trên toàn thế giới. Sự đông dân của Tàu là do sự ép buộc bằng bạo lực, chứ không phải do sự đồng thuận của các sắc tộc Miêu, Mãn, Mông, Hồi, Tạng … Thế giới đang chuyển mình, ý thức họa bành trướng và thực dân của Trung-cộng.
Mao Trạch Đông là trường hợp tái sanh của Tần Dinh Chính trong lịch sử Trung-Hoa. Xã hội Trung-cộng hiện đang chứa đựng đầy dẫy mâu thuẫn nội tại, nên không vững bền. Trung-cộng trên đà tiêu vong và Việt-cộng cũng thế. Trước sau đều giống nhau. Dân trung lưu Tàu và Việt hiện nay: tiêu cực thì bỏ chạy ra ngoài, tích cực thì đặt vấn đề thay đổi đủ thứ ngay trong nội bộ. Đó là cảnh nội-ưu-ngoại-hoạn: trong thì buồn phiền, ngoài thì đảo điên.
4. Lý sự thứ tư: Tục trầu-cau-vôi
Nguồn gốc ăn trầu phát sinh từ những dân tộc Đông-Nam-Á cổ đại thuộc nền văn hóa Hoà-Bình có cả chục ngàn năm nay, trước cả thời đại Châu-Tần-Hán của Tàu ra đời ở miệt Hoa-Bắc trên Hoàng-Hà. Tập tục này vẫn còn tồn tại tại Miến, Thái, Mã, Nam-Dương, Đài-Loan và Việt (đã bị mai một). Ăn trầu không phải đem thực phẩm để nuôi dưỡng cơ thể mà để chuyên chở ý nghĩa hợp-để-xây. Ý nghĩa của trầu-cau là xây dựng sự hòa thuận của 3 yếu tố: trầu, cau và vôi, hợp lại làm một. Tổng hợp 3 khái niệm về trời (thiên thời), đất (địa lợi) và người (nhân hòa) trong việc xây dựng xã hội con người. Miếng trầu là đầu câu chuyện cho công tác ngoại giao và mâm trầu-cau-vôi là vật sính lễ trong việc cưới hỏi. Trầu-cau-vôi là một ẩn dụ (metaphor), mang tính phi vật thể, được dùng như một biểu tượng (icon) cho nền văn minh nông-nghiệp, đặc thù là ruộng-lúa-nước, cho toàn vùng Đông-Nam-Á cổ đại bao trùm luôn cả miệt Hoa-Nam (Quảng-Đông, Quảng-Tây và Vân-Nam).
Ứng dụng của trầu-cau-vôi đối chung với ASEAN như là một chủ trương đoàn kết, dựa vào truyền thống của Đông-Nam-Á ngày trước, lúc chưa bị Châu-Tần-Hán tha hóa. Đối riêng với ViệtNam, trầu-cau-vôi như 3 chất xúc tác để xây dựng xã hội hậu-cộng-sản với lá trầu (chất xanh), trái cau (chất xám) và bột vôi (chất keo). Chất xanh là kinh tế, là đồng tiền. Chất xám là giáo dục, là tri thức. Chất keo là tinh thần dân tộc để kết hợp xây dựng nội lực.
5. Lý sự thứ năm: Trống Đồng, Trống Cóc và Trống Vàng
Rõ ràng là qua 4 xứ tôi đã thăm viếng: Mã, Miến, Thái, Việt đều có chứa trống đồng. Mã-Lai thì chỉ còn mặt trống vì lâu ngày tang trống đã bị mục nát. Miến-Điện thì còn nhiều trống cóc. Thái-Lan thì thấy có trống vàng như đã kể ở phần trên. Ở Quảng-Đông, Quảng-Tây và Vân-Nam (nói chung là miệt Hoa-Nam) đều tìm thấy trống đồng. Nhưng xưa cũ, và to, và đẹp, và có khắc chữ thì phải nói đến trống đồng Đông-Sơn của ViệtNam. Các loại trống khác chỉ là dị-bản. Giá trị của trống không phải ở bề ngoài biểu kiến hay số lượng đo đếm của chúng mà là ở ý nghĩa đạo lý của người xưa.
Trống là trống trơn, không có gì hết. Tâm trống vô-sở-trụ. Đồng là đồng lòng, cùng nhau. Ngày xưa, các dân tộc Đông-Nam-Á cùng nhau đồng lòng vì làng nào cũng chứa trống. Ngày nay, ASEAN tụ hội lại theo bản hiến chương thành lập, tương kính tương nhượng, thì sẽ tránh khỏi tai ương do siêu-cường đặt định. Trung-cộng sẽ cho là không tưởng và luôn ra tay phá bĩnh hoặc mua chuộc. Nhưng dân Đông-Nam-Á hiền chớ không có ngu!
Hãy xem kìa: có ai thù hận cho bằng Anh, Đức, Pháp, Ý trong thế chiến nhất và nhị; vậy mà bây giờ Liên-Âu đã biết hợp-để-xây, thành hình đùm bọc có nhau, siêu-cường nào mà phá cho được! Cần thấu tam-quốc-phân-tranh và rành xuân-thu-chiến-quốc giành giật thì sẽ biết rõ số phận của Tàu đi về đâu; cũng như cần ôn lại tinh-thần-Bách-Việt để xây dựng sự nghiệp của Ta.
Lý sự thì phải có qua có lại, văn chương bác học gọi là ‘biện’ hay ‘phản biện’ gì đó; giống như đánh box (boxing, hoặc đánh võ) có nhiều hiệp, có hiệp thắng có hiệp thua; cuối cùng thì mới biết hơn thua cũng chỉ là một cuộc mua vui giải trí.
TẠM CHẤM DỨT
Câu đố: vua khoái nhảy đầm gọi là long gì?
Câu trả lời: long mắc ! nói lái là lắc mông
© Trương Như Thường
© Đàn Chim Việt
nguôồn:http://www.danchimviet.info/archives/73579/long-bong-vai-vong-bangkok-3/2013/03
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001