Nguyễn Văn Thạnh
Cái chết của một tổng thống
Như vậy, dù là một tổng thống đầy quyền lực đến mức có thể sửa hiến pháp để bãi bỏ qui định giới hạn thời gian cầm quyền nhưng ông đã không thoát khỏi qui luật của tạo hóa. Ông đã qua đời ở tuổi 58 vào hôm 5.3, sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư, giai đoạn cuối bị liệt nửa người. Ông đã trải qua 4 lần phẫu thuật vì ung thư kể từ tháng 6.2011 đến nay. Đau yếu đến vậy nhưng ông nhất quyết không trao chức tổng thống cho người khác lãnh đạo đất nước. Ông là Hugo Chavez- tổng thống Venezuela trong suốt 14 năm, kể từ năm 1998, có lẽ là trọn đời nếu ông không bị căn bệnh quái ác này.Cái chết của ông làm nhiều Venezuela đổ ra đường thương khóc tương tự như dân Triều Tiên đã khóc khi lãnh tụ Kim Jong Il chết. Lãnh đạo nhiều nước gửi điện chia buồn và cử người đến dự lễ tang ông. Trong khi đó, một số người đấu tranh cho dân chủ lại vui mừng trước tin này, xem đó như một cơ hội cho quá trình dân chủ hóa, tôn trọng nhân quyền ở Venezuela.
Thông tin về Venezuela và tổng thống Hugo Chavez
Để có cái nhìn toàn cảnh về Venezuela và tổng thống Hugo Chavez, mời các bạn xem các bài viết tại đây:http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2013/03/vi-sao-nguoi-venezuela-yeu-men-chavez-1/
http://ttxva.org/giai-ma-hugo-chavez/
http://vi.wikipedia.org/wiki/Venezuela
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hugo_Ch%C3%A1vez
http://www.tin247.com/nguoi_giau_venezuela_khong_khoc_cho_chavez-35-20130310121942366.html
Chúng ta có thể tóm tắt thông tin như sau:
Venezuela là một quốc gia ở Nam Mỹ diện tích gần 1 triệu Km2 (gấp 3 lần nước ta) với dân số 28 triệu người (thua ta 3 lần), là nước có sinh hoạt chính trị dân chủ từ năm 1958. Đất nước này rất giàu tài nguyên thiên nhiên, có một nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt to lớn. Hiện nay, Venezuela là một trong 10 nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới (thứ 4). Dầu mỏ được phát hiện tại Venezuela đã mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế đất nước, thu nhập quốc dân được nâng cao. Từ thập niên 1950 đến thập niên 1980, Venezuela là một trong những cường quốc kinh tế tại Mỹ Latinh. Thu nhập bình quân của nước này gia tăng nhanh chóng đã thu hút rất nhiều lao động từ khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên khi giá dầu thế giới giảm mạnh trong thập niên 1980, nền kinh tế Venezuela đã bị một phen điêu đứng, đói nghèo gia tăng đến mức 49% năm 1998, bất ổn xã hội và nạn tham nhũng trầm trọng
Hugo Chavez xuất thân từ địa vị thấp kém, chịu cảnh bần cùng, sự đau khổ, đôi khi không có bất kỳ thứ gì để ăn. Lớn lên ông là một quân nhân có tinh thần dân tộc và hướng đến người nghèo. Ông được truyền cảm hứng từ ý tưởng của tướng Velasco (Tổng thống cánh tả Peru) rằng quân đội phải hành động vì lợi ích của các tầng lớp lao động khi giai cấp thống trị tham nhũng. Khi đất nước lâm vào nghèo đói do khủng hoảng kinh tế và tham nhũng, ông đã thực hiện đảo chính năm 1992 nhưng thất bại phải đi tù. Hành động này gây tiếng vang rất lớn trong tầng lớp dân nghèo, điều này giúp ông đắc cử tổng thống qua bầu cử năm 1998.
Nắm quyền tổng thống, ông đã lãnh đạo đất nước Venezuela theo đường lối cánh tả với học thuyết của chủ nghĩa Bolivar và chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 cho châu Mỹ. Ông quốc hữu hóa một loạt ngành kinh tế then chốt, đứng đầu là ngành công nghiệp dầu mỏ, ngành kinh tế đóng góp nhiều nhất cho kinh tế Venezuela, tới 1/3 GDP, 80% giá trị xuất khẩu và hơn một nửa ngân sách nhà nước. Ngoài ra ông còn quốc hữu hóa tài sản của các tập đoàn Cargill Inc., Gruma SAB và hãng bán lẻ của Pháp là Casino Guichard Perrachon nhằm kiểm soát các chuỗi sản xuất và phân phối thực phẩm. Từng bước ông quốc hữu hóa các ngành truyền hình, báo chí, điện thoại, năng lượng,… Ông trao các chức vụ lãnh đạo công ty nhà nước cho các thành viên đảng cầm quyền của mình nắm giữ.
Ông thực hiện trợ cấp xã hội trên qui mô lớn, duy trì giá xăng ở mức dưới 0,1 USD/gallon (tương đương hơn 500 VND/lít), trợ cấp miễn phí giáo dục, y tế, nhà ở. Các chương trình kinh tế xã hội này đã làm giảm đáng kể tỷ lệ đói nghèo, theo số liệu của chính phủ từ mức 49% năm 1998 xuống còn 12,3% năm 2007. Bí quyết để thành công là do giá dầu đã tăng cao khi ông nắm quyền, từ 10 USD/thùng lên 100 USD/thùng (10 lần) nên ông có nguồn tài chính dồi dào để tài trợ cho các chương trình trên.
Ông mạnh mẽ lên tiếng chống Mỹ và bọn nhà giàu, thiết lập liên minh với các chính phủ cộng sản của Fidel Castro và sau đó là Raúl Castro tại Cuba và các chính phủ xã hội của Evo Morales tại Bolivia, Rafael Correa tại Ecuador và Daniel Ortega tại Nicaragua, ông cũng xúc tiến quan hệ ngoại giao với những quốc gia chống Mỹ như Belarus hay Iran thậm chí là Bắc Hàn, kết thân với các nước Trung Quốc, Libi, Syria, Việt Nam. Ông cung cấp dầu giá rẻ và viện trợ cho một loạt nước đồng minh, nổi nhất trong đó là Cuba. Vì điều này ông đã tạo ra được một đồng minh chống Mỹ xung quanh mình.
Mặc dù các chính sách của Chavez làm phật lòng nhiều người, số người vẫn ủng hộ ông cũng không phải ít. Ông chinh phục được trái tim của người nghèo trong nước.
Các chương trình kinh tế XHCN của ông gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho đất nước: tỷ lệ lạm phát đã tăng 30,9% năm 2008 và tăng 25,1% trong năm 2009, cao nhất trên toàn khu vực châu Mỹ. Kinh tế trì trệ, tăng trưởng âm 2,9% trong năm 2009. Đầu tư tư nhân và nước ngoài sụt giảm nghiêm trọng do lo ngại các vụ quốc hữu hóa.
Đi đôi với tình trạng lạm phát cao nhất nhì thế giới, đất nước này còn mất kiểm soát đối với tội phạm khiến cho Venezuela đang có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới.
Đô thị hóa nhanh và mất cân bằng nghiêm trọng trong phân bố dân cư. Khoảng 85% dân số Venezuela sống tập trung tại các đô thị miền bắc, nhất là thủ đô Caracas. Venezuela là một trong những nước có tỉ lệ dân cư sống tại thành thị cao nhất Nam Mỹ.
Hugo Chavez cũng không diệt trừ được tham nhũng. Bằng cách cho giới quân sự quản lý bộ máy ngân sách cồng kềnh, ông Chavez đã tạo điều kiện cho tham nhũng lan rộng ngay trong giới quân sự. Điển hình như công ty nhà nước Fonden được thành lập năm 2005, đến nay nó đã ngốn hết 100 tỷ USD tiền bán dầu của Venezuela, rất nhiều tiền trong số trên bị lãng phí và tham nhũng. Các thể chế mới không đem lại điều gì ngoài việc đẻ ra một loạt chức sắc bất tài do ông chỉ định. Ngoài ra Venezuela là nước bị thâm thụt trong chi tiêu công rất cao, lên đến 12% GDP/năm tài khóa. Đồng tiền liên tục phải phá giá làm cho cuộc sống người dân ngày càng khó khăn.
Tuy có bầu cử tự do, có nhiều đảng phái tham gia nhưng với truyền thông khổng lồ do nhà nước nắm và các chương trình xã hội có lợi cho dân nghèo, ông luôn đắc cử tổng thống trong các cuộc bầu cử. Các lãnh tụ đối lập bị ông tống giam với cáo buộc tham nhũng. Dù có nhiều cuộc biểu tình phản đối, thậm chí đảo chính nhưng vẫn không làm lung lay chiếc ghế quyền lực của ông. Ông đã tiếp tục vượt qua cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 để đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp và sẽ nắm quyền tới năm 2019, mặc dù ông phát hiện bị bệnh ung thư phải điều trị trước đó và sức khỏe ngày càng tồi tệ. Ông chết mà chưa kịp tuyên thệ nhận chức nhiệm kỳ mới vì sức khỏe quá yếu, có lúc bị tê liệt nửa người. Khi ông chết, phó tổng thổng là người cùng đảng đã lên tổng thống và đảng ông đã quyết định 7 ngày quốc tang và ướp xác ông như những lãnh tụ: Lenin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành,…
Trong khi các thành viên trong đảng và chính phủ (đảng ông nắm phần lớn) bận rộn quốc tang, lên kế hoạch ướp xác, đám đông người nghèo khóc thương và rầm rộ đi viếng thì những người trí thức của đất nước có cái nhìn khác. “Chúng tôi không cực đoan tới mức nói rằng ông ấy không làm được bất cứ điều gì, nhưng khi xem xét tất cả những vấn đề trên tầm vĩ mô, anh sẽ thấy chúng tôi đang phải sống trong một tình trạng tồi tệ", Eduardo Perez, một luật sư 44 tuổi nói. Hay Oscar-nhà kinh tế 23 tuổi nói rằng, anh coi Chavez, vị lãnh tụ của phần đông người dân Venezuela, về mặt chính trị, chính là người đã phân tách đất nước ra làm nhiều mảnh.
Những bài học được rút ra
Tổng thống Chavez chết, một số tiếc thương, một số vui mừng nhưng ít người suy nghĩ, phân tích để rút ra bài học từ cuộc đời, từ hành động của ông dù cuộc đời ông gây ra nhiều tranh cãi tốt-xấu. Nếu chúng ta chịu khó rút ra các bài học từ thành công và thất bại của các chính trị gia, chúng ta sẽ tránh được rất nhiều sai lầm, vì như Henry Hazlitt, tác giả cuốn sách kinh tế kinh điển “hiểu kinh tế qua một bài học” đã nói “rất nhiều sáng kiến hiện nay được mang ra thực hiện, thực chất là lặp lại sai lầm của quá khứ”. Chúng ta thử rút ra một số bài học từ cuộc đời ông:Bài học về người hùng của dân nghèo: Hugo Chavez đã thu phục được trái tim tầng lớp dân nghèo. Với tầng lớp dân chúng thấp cổ bé họng này, bất cứ ai đứng ra cải thiện cuộc sống của họ dù bằng cách nào (hợp lí hoặc ko hợp lí) đều là người hùng. Lịch sử thời đại phong kiến cho ta nhiều người hùng như vậy, không ít quân vương xây dựng đế chế quyền lực cho mình bằng những cuộc khởi nghĩa với khẩu hiệu cướp của người giàu chia cho dân nghèo, thậm chí nếu một tên cướp nhưng hành động với khẩu hiệu đó cũng được dân nghèo xem như người hùng. Họ đâu biết rằng con đường thoát nghèo đó của họ sớm đi đến đường cụt như vinh quang của những anh hùng cướp của vậy. Số phận của người nghèo chỉ được giải phóng đúng qui luật kinh tế chứ không bao giờ qua người hùng như vậy được. Người hùng dân tộc phải là người hiểu biết, mang lại nền chính trị dân chủ để phát triển kinh tế chứ không chỉ dùng quyền lực để chia.
Điều này cũng cho thấy tại sao tư tưởng XHCN có sức hấp dẫn ở các quốc gia nghèo, nơi có trình độ dân trí thấp. Đáng buồn là nước ta nằm trong số đó. Qua đây lý giải phần nào lý do vì sao nhiều người còn say mê lý tưởng của Đảng, cho nó là tốt đẹp, chỉ người thực hiện là sai. Họ cố đi tìm người có đạo đức để thực hiện, đâu biết rằng CNXH đã sai về nguyên lý.
Chủ nghĩa xã hội tại sao hấp dẫn dân nghèo và là tai họa cho dân nghèo đến thế. Bí mật nào ở đây? Bí mật là do cơ chế vận hành đã thỏa mãn lòng tham của tất cả các bên, hậu quả thì cả xã hội chịu và người chịu nhiều nhất là người nghèo và vấn đề là ai cũng nghĩ mình không chịu, mình được lợi. Ta thấy người lãnh đạo làm cho cái bánh to hơn, dù không công bằng nhưng mọi người được miếng lớn hơn thì khó, còn dùng sức mạnh để cố chia đều cái bánh ngày càng nhỏ thì dễ hơn. Thật ra trong quá trình chia đó người nghèo tưởng công bằng nhưng không, người cầm dao để cắt chia luôn được miếng to hơn. Chỉ có điều người dân không thấy điều này. Sự thiếu hiểu biết của con người rất nguy hiểm, có thể lôi nhau cùng xuống địa ngục mà không biết.
Hugo cho ta thấy bí mật của những tranh cãi quanh công tội của các chính trị gia theo chủ thuyết XHCN hoặc độc tài:
Tất cả những chính trị gia theo chủ thuyết CNXH đều để lại di sản tranh cãi vì sự mâu thuẫn giữa lý tưởng, chủ trương tốt đẹp hướng đến người nghèo, hướng đến công bằng dân chủ với thực tế trái ngược hoàn toàn.
Từ đông sang tây: Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Jong Il, Gaddafi, Mubarack,… tại sao khi một nhà độc tài chết đi luôn có kẻ khóc, người mừng? Tại sao khi một nhà độc tài tại vị luôn có kẻ tung hô, người oán thán? Dù là một nhà độc tài khét tiếng thế nào đi nữa, ông ta cũng không thể là kẻ hưởng thụ một mình, ông ta phải làm lợi cho một nhóm người nào đó trong xã hội và gây thiệt hại cho phần còn lại. Nếu nắm hệ thống truyền thông thì tay chân phe nhóm của lãnh tụ có thể dễ dàng cho thế giới thấy lãnh tụ của họ được lòng dân thế nào? Nhưng đó chỉ là một nửa của sự thật.
Bài học về khủng hoảng và xử lý khủng trong nền kinh tế:Venezuela từng có giai đoạn là nước có nền chính trị dân chủ, nền kinh tế tự do, phát triển thịnh vượng. Tuy nhiên khi giá dầu giảm trong thập niên 1980 đã gây ra khủng hoảng kinh tế. Chính cuộc khủng hoảng này đã đưa Chavez lên nắm quyền để giúp đất nước thoát khỏi bế tắc theo hướng kinh tế XHCN. Trong nền kinh tế tư nhân tự do (nhiều người còn gọi là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa) không tránh khỏi bị khủng hoảng. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng có rất nhiều nhưng chung qui lại là luật chế tài chưa đi kịp với nền kinh tế: gian lận trong tín dụng, đầu cơ, lạm phát, sụp đổ thị trưởng chứng khoán, độc quyền, lũng đoạn kinh tế, vay mượn quá mức,… Khi khủng hoảng xảy ra thì kinh tế suy thoái, xã hội rối loạn, đói nghèo, bất công,… thậm chí là chiến tranh. Quan trọng là việc xử lý khủng hoảng, việc này có thể đưa đến sự phát triển, củng cố nền dân chủ hoặc đưa đến độc tài toàn trị, kinh tế lâm vào khó khăn ngày càng không có lối thoát.
Những năm 1997-1998 các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan,… lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, nhiều tổ hợp kinh tế lớn sụp đổ, để lại gánh nợ nần lên đến hàng chục tỷ đôla. Điển hình như tập đoàn Deawoo Hàn Quốc, gánh nợ lên đến 75 tỷ USD, rất nhiều trong số đó là kết quả của việc gian lận tài chính, chủ tịch tập đoàn là Kim Woo Choong bỏ trốn. Xã hội rối loạn vì kinh tế khó khăn, nghèo đói. Tinh thần chống tư bản, chống đối nhà giàu, chống đối bọn “bóc lột” lên rất cao. Tuy nhiên chính phủ Hàn Quốc đã sáng suốt trong việc xử lý khủng hoảng. Một mặt chính phủ đứng ra bảo lãnh các khoản nợ, hoặc hỗ trợ sát nhập để các công ty tiếp tục hoạt động, một mặt hoàn thiện chế tài luật pháp. Điều quan trọng là HQ kiên trì nền kinh tế tư nhân. Quá trình xử lý theo hướng này tốn rất nhiều thời gian, kết quả chậm chạp, chịu nhiều sức ép từ công luận, tuy nhiên chính điều này mà ngày nay HQ có những thương hiệu toàn cầu như Samsung, Huyndai, LG,… cạnh tranh sắc bén trên trị trường quốc tế (không biết điều gì sẽ xảy ra nếu HQ quốc hữu hóa hết các tập đoàn này rồi giao cho quan chức điều hành?). Nền kinh tế năng động trong một nền dân chủ ngày càng hoàn thiện.
Rõ ràng, nếu Venezuela kiên trì nền kinh tế tư nhân tự do, với nguồn tiền dồi dào thu được từ việc bán dầu mỏ, chính phủ cho các công ty tư nhân vay để làm ăn (hoặc chi xây dựng đất nước theo hướng tư nhân đấu thầu), đi đôi với việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, có lẽ Venezuela đã thịnh vượng.
Một hướng xử lý khủng hoảng khác hay được các nước áp dụng đó là chính phủ tăng cường can thiệp thị trường để nhanh chóng ổn định: quốc hữu hóa, xây dựng doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát giá theo lệnh hành chính, phân phối theo lệnh chính phủ, thực hiện kinh tế kế hoạch hóa,... Cách này tất nhiên là có kết quả nhanh chóng, làm hài lòng quần chúng trong trạng thái khó khăn do khủng hoảng, bị kích động chống người giàu, chống bóc lột, chống tư bản. Cách này còn được các quan chức ưa chuộng vì được nhúng tay vào bầu sữa ngân sách, được điều khiển nền kinh tế quốc dân trực tiếp, tất nhiên là kèm theo nhiều lợi lộc. Tuy nhiên cách này tất yếu đưa đến “lợi ích nhóm”, hiệu quả kinh tế ngày càng kém, nền dân chủ bị xói mòn, nạn tham nhũng bùng phát.
Điều này xảy ra đúng qui luật kinh tế mà Hayek đã nêu trong cuốn Đường về Nô Lệ, nó chỉ cho ta thấy rõ là khi nhà nước nắm kinh tế, lên kế hoạch hóa thì quyền lực tất yếu phải ngày càng tập trung vào tay quan chức, truyền thông tuyên truyền phải hoạt động hết công sức, dối trá, đàn áp là tất yếu và người dân sẽ trở thành nô lệ vì trong thể chế như vậy chống lại chính quyền sẽ phải chết từ từ vì đói (vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị mất việc là một minh họa). Xã hội ngày càng đi vào suy thoái, chuyên chế, đói nghèo, tham nhũng, bất công.
Nước ta có bài học to lớn từ việc mất tự do kinh tế. Thời bao cấp, tự do kinh tế của người dân gần như số 0. Khi đó dù có lương tri người ta cũng không dám lên tiếng, vì nhà cầm quyền chỉ cần cắt phiếu gạo hay không cấp ruộng là nắm chắc chết đói, cả gia đình trở nên khốn khổ. Văn nghệ sĩ, trí thức, nhà báo, nhà quay phim,... tất tần tật đều do nhà nước bao cấp kinh tế, trong hoàn cảnh đó dù có khuyến khích phát biểu, cũng không ai dám mở miệng nói điều khó nghe với chính quyền. Nhiều hội đoàn sinh ra cũng chỉ để làm cảnh vì chẳng ai có động lực để đấu tranh.
Đây là một bài học vô cùng quí báu cho VN ta hiện nay, chúng ta đang dần thoát khỏi chuyên chế độc đảng thì gặp khủng hoảng, hiện nay nếu để chính phủ ngày càng cang thiệp sâu vào thị trường với mục tiêu ổn định, làm đẹp các chỉ số tăng trưởng. Các hành vi như độc quyền nhà nước về vàng, khống chế ngân hàng, ổn định giá cả theo mệnh lệnh hành chính (nhân danh bình ổn giá), can thiệp thị trường chứng khoán, tăng cường chỉ đạo của chính phủ trong nền kinh tế, tăng cường đầu tư công để thay thế tư nhân nhằm làm đẹp chỉ số tăng trưởng, tăng cường kiểm soát các mặt hàng chiến lược như: xăng, dầu, điện,… Chính phủ có xu hướng làm thay thị trường thay vì hoàn thành các thiết chế luật pháp, hoàn thiện dân chủ để kinh tế phục hồi, phát triển theo qui luật cạnh tranh của thị trường. Tùy theo cách chúng ta xử lý khủng hoảng mà chúng ta thoát ra khỏi nạn chuyên chế, đi đến dân chủ thịnh vượng hay quay lại chốn cũ. Kinh tế thị trường là một hệ thống tự động, nó chỉ hoạt động tốt nhất trong thể chế dân chủ, nếu chúng ta ra sức can thiệp dù với mong muốn xã hội tốt hơn thì mọi chuyện lại trở nên tồi tệ hơn.
Cuộc đời Hugo Chavez để lại cho ta bài học đáng suy ngẫm về mối quan hệ hai loại người trong xã hội: người giàu và người nghèo. Đây là mối quan hệ đầy sóng gió bao đời nay của nhân loại. Dù dân tộc nào, thời đại nào, xã hội nào, người giàu và người nghèo chưa bao giờ sống chung hòa hợp với nhau. Nguồn cơn cho mối quan hệ sóng gió đó là sự hiểu lầm tai hại. Lớp người nghèo đã cho rằng chính người giàu là nguyên nhân cho sự khốn khó của họ, chính người giàu tham lam đã bóc lột họ, làm cho họ nghèo khó. Sự hiểu lầm đó được nâng lên thành chủ thuyết đấu tranh của “thiên tài” Karl Marx, từ đây lịch sử nhân loại đã có một chương bi thảm với tên gọi đấu tranh giai cấp. Kết quả làm hàng trăm triệu nhân mạng ngã xuống trong khốn cùng oan ức nhưng lại không giải quyết được vấn đề gì cả.
Người ta đâu biết rằng, vấn đề người giàu và người nghèo là một vấn đề tất yếu như một đoàn tàu, luôn có đầu máy, toa đi đầu và những toa cuối cùng. Vấn đề là làm sao cho cả đoàn tàu chạy, dù là toa đi sau nhưng cũng tiến lên chứ không phải làm cho các toa bằng nhau rồi chết dí một chỗ. Thật ra trong quá trình làm giàu, người giàu bằng tài năng của mình đã phụng sự xã hội, người tài người giỏi xứng đáng được hưởng cuộc sống tốt hơn. Một thiên tài Bill Gates giúp ích cho xã hội rất lớn, ông hoàn toàn xứng đáng ở trong căn biệt thự 100 triệu đô với tiện nghi làm cho cuộc sống thoải mái nhất. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh khốc liệt, tài sản người giàu không phải là tiền hay vàng tích trữ trong két mà nó được phân bố dưới các cơ xưởng sản xuất, kinh doanh, mang lại công ăn việc làm cho người lao động, mang lại sản phẩm ngày càng tốt hơn cho người tiêu dùng. Đâu đó người giàu trục lợi xã hội, làm tổn thương người nghèo là do sự thất bại của luật pháp, thất bại của thể chế, trong những thể chế không dân chủ thì vấn nạn này càng lớn. Do vậy để giải quyết vấn nạn mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo trong xã hội, không thể bằng cách đấu tranh tiêu diệt người giàu (đấu tranh giai cấp), tuyên truyền lòng căm thù, kỳ thị người giàu như cách Chavez, (ông là người lên án người giàu, lên án Mỹ với lời lẽ mạnh mẽ nhất - chính điều này làm cho người nghèo hả hê). Mà giải pháp là xây dựng thể chế dân chủ với nền kinh tế tự do, luật pháp hoàn thiện, nghiêm minh.
Hugo cho ta thấy lợi ích nhóm hình thành và phát triển như thế nào trong sinh hoạt chính trị: Cái gì làm con người có động lực để tranh giành nhau giữ dội nhất? Đó là quyền lợi, là miếng ăn, là bổng lộc. Nếu chính quyền không có khả năng ban phát những thứ đó thì con người chẳng tranh giành quyền lực làm gì.
Hugo Chavez đã tạo ra một lợi ích nhóm từ việc giao cho các thân tín điều khiển các công ty nhà nước. Rõ ràng chính sách kinh tế XHCN tất yếu dẫn đến “lợi ích nhóm” quây quanh chính phủ. Ở đâu có mật thì ở đó có ruồi, ở đâu có ban phát quyền lợi thì sẽ có xu nịnh quây quanh. Nếu không nắm quyền điều khiển các công ty quốc doanh thì Hugo Chavez cũng chỉ là một tổng thống chấp pháp bình thường. Để có thể duy trì được lợi ích của mình thì “nhóm lợi ích” bắt buộc phải tiếp tục con đường của ông, phát huy di sản ông để lại, do vậy không có gì khó hiểu khi hiện nay nhóm cầm quyền ở đây ra sức ca ngợi ông như một anh hùng, một vị thánh và họ đã quyết định ướp xác ông, biến ông thành một tượng đài bất tử như bao lãnh tụ vô sản khác.
Hiện nay, các lãnh đạo cấp cao hay đề cập đến “lợi ích nhóm” lũng đoạn, tàn phá đất nước nhưng chưa thấy việc chỉ ra “lợi ích nhóm” nó đến từ đâu, cơ chế hoạt động ra sao và tồn tại thế nào? Rõ ràng cái “lợi ích nhóm” nó được sinh ra từ cái đuôi định hướng XHCN mà nền kinh tế nước ta đang vận hành. Chính việc giao cho quan chức có quyền điều khiển việc kinh doanh, chính việc chi tiêu công là cái gốc của việc hình thành nên “lợi ích nhóm”. Chính việc chúng ta để các bộ quyền lực như quốc phòng, công an đi kinh doanh, nắm các công ty, các tập đoàn kinh tế đã tạo nên “lợi ích nhóm”. Chúng ta cần dứt khoát phá bỏ quyền điều khiển đồng tiền của quan chức, thực hiện nền kinh tế tự do thì mới giải quyết được “lợi ích nhóm”, cách giải quyết từ giáo dục đạo đức HCM cho cán bộ lãnh đạo là không bao giờ thành công.
(còn tiếp)
Admin gửi hôm Thứ Ba, 12/03/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130311/nguyen-van-thanh-hien-tuong-hugo-chavez-va-bai-hoc-cho-viet-nam-1
======================================================================
Nguyễn Văn Thạnh - Hiện tượng Hugo Chavez và bài học cho Việt Nam (2)
Nguyễn Văn Thạnh
Hugo cho ta thấy thể nào là một nền dân chủ trọn vẹn: Trên website bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong phần định nghĩa về dân chủ có liệt kê Venezuela là một nước dân chủ. Nhiều người lâu nay cho rằng dân chủ là phải đa đảng, phải có bầu cử tự do, có báo chí tư nhân,… Tuy nhiên điều đó vẫn chưa làm nên nền dân chủ trọn vẹn. Nền dân chủ chỉ trọn vẹn khi các điều trên kết hợp với nền kinh tế tư nhân. Chính nền kinh tế tư nhân là cái gốc của nền dân chủ. Các nước như Ấn Độ (trước cải cách kinh tế) hay Nga dù có được bầu cử tự do nhưng nền dân chủ không trọn vẹn do nhà nước chi phối nền kinh tế (kinh tế nhà nước có tỷ lệ cao) nên vẫn không giàu có, thịnh vượng.
Hugo cho ta bài học là làm thế nào một nền độc tài chuyên chế có thể nảy nở trên nền xã hội dân chủ? Đó là con đường chính phủ thâu tóm kinh tế thông qua chính sách quốc hữu hóa, can thiệp giá cả. Bài học này đã được Hitler sử dụng để thâu tóm quyền lực nước Đức, biến nước Đức thành một đế chế chuyên chế Phát xít đáng sợ dù Hitler là chính trị gia lên nắm quyền qua bầu cử dân chủ và khi đó nước Đức có bản hiến pháp rất dân chủ. Bài học cho ta thấy là một bản hiến pháp đẹp chưa có gì để bảo đảm cho nền dân chủ cả; khi nắm quyền chuyên chế thì người ta có thể tảng lờ, bóp méo hoặc sửa lại hiến pháp. Cuối cùng vẫn là kinh tế tự do mới là nền tảng của dân chủ.
Trong một nền dân chủ, để tránh giới chính trị thâu tóm quyền lực, nảy nở độc tài thì người dân phải chặn sự thâu tóm kinh tế. Sự thâu tóm bắt đầu bằng hành động can thiệp giá cả, quốc hữu hóa, tăng đầu tư công, thành lập doanh nghiệp nhà nước, tăng trợ cấp.
Hugo cũng cho ta thấy rằng kinh tế và chính trị như hai đường ray nâng đỡ con tàu xã hội, nó phải luôn đi đôi với nhau. Nếu kinh tế tự do (tư nhân) thì đi với đường ray chính trị dân chủ pháp quyền. Kinh tế nhà nước thì tất yếu đi với đường ray chính trị mất dân chủ, chuyên quyền. Đây là qui luật tất yếu, nếu ta thay một trong hai thanh ray thì thanh kia tất yếu phải đến để hệ thống có thể hoạt động được.
Hiện tượng phát sinh độc tài trong một đất nước có nền dân chủ vững chắc, có hiến pháp đa nguyên, có nhiều đảng phái hoạt động, có bầu cử tự do,… cho ta nhiều bài học sâu sắc cần rút ra cho đất nước. Bài học ta có thể rút ra ở đây là với quyền lực chính trị được giao, nếu để chính quyền thâu tóm nền kinh tế thì sẽ tạo nên siêu quyền lực và tạo nên mầm mống của độc tài. Tôi không biết lý do vì sao những người lập pháp, những nhà chính trị điều hành đất nước lại giao quá nhiều quyền lực vào tay thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến vậy. Ông vừa là người hành pháp, vừa là người nắm hàng ngàn công ty xí nghiệp nhà nước, nắm các mặt hàng thiết yếu của cả xã hội như điện, nước, xăng, dầu, viễn thông, ngân hàng,… Ông vừa có quyền ký phong tướng tá cho các bộ quyền lực như công an, quân đội; vừa có quyền ban phát bổng lộc cho thuộc cấp thông qua các công ty quốc doanh. Chính điều này đã tạo nên một thủ tướng siêu quyền lực chưa từng thấy ở Việt Nam.
Hugo cho ta thấy một vấn đề của thời đại chúng ta, thời đại của chính trị phổ thông đầu phiếu. Quyền lực chính trị và ý chí người dân được xây dựng qua những phiếu bầu, đây là hình thức dân chủ trong sinh hoạt chính trị mà con người phải tốn nhiều công sức, xương máu mới có được. Nhiều người cho rằng đây là hình thức tối ưu để biết ý nguyện người dân và cuối cùng đưa đến quốc thái dân an, thịnh vượng. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ và quan sát từ Venezuela ta thấy cơ chế này có một điểm yếu chết người. Trong việc phổ thông đầu phiếu thì lá phiếu của một gã ăn mày có quyền lực như nhau với một lá phiếu của một chuyên gia. Đây là một việc nguy hiểm, vì như nhà bác học thiên tài Einstein đã nói “không thể chống lại được thế lực của kẻ ngu, vì chúng quá đông”. Chúng ta tin tưởng vào sự sáng suốt của số đông. Tuy nhiên trong một xã hội, người u tối, thiếu hiểu biết luôn nhiều hơn người hiểu biết và điều đặc biệt là trong đám đông nghèo khó thì họ sẽ ủng hộ bất cứ chính trị gia nào hứa cải thiện cuộc sống cho họ dù cải thiện bằng con đường nào thì họ ít quan tâm hay không hiểu qui luật kinh tế thị trường. Vấn nạn này đang xảy ra khắp nơi, ở cả các xứ dân chủ cao như Mỹ, Pháp hay Thái Lan. Nhiều cư tri Pháp, Mỹ đã bầu cho tổng thống vì ông hứa tăng trợ cấp phúc lợi xã hội, tăng chi tiêu công, làm cho chỉ số thất nghiệp, tăng trưởng đẹp. Nhiều nông dân Thái đã bỏ phiếu để bầu cho bà thủ tưởng trẻ Yingluck Shinawatra vì lời hứa tăng giá gạo 20% từ tiền ngân sách,… ít ai biết rằng chính phủ chỉ có thể lấy tiền ngân sách hoặc vay mượn để thỏa mãn các đòi hỏi đó của cử tri và sớm muộn gì nợ công và sụp đổ kinh tế là điều tất yếu. Tôi cho rằng đây là một vấn nạn của thời đại, nếu con người không tìm ra giải pháp cho vấn đề này thì khủng hoảng kinh tế vì nợ công, lạm phát và vấn nạn chính mị dân sẽ tàn phá sự ổn định, thịnh vượng của nhân loại. Đặc biệt nếu kinh tế sụp đổ trên diện rộng thì sẽ xuất hiện chuyên chế độc tài như cuộc đại khủng hoảng 1930 (vì khi khủng hoảng, xã hội có xu hướng ủng hộ quyền lực, ủng hộ sự kiểm soát kinh tế của nhà nước để mau chóng vãn hồi trật tự như những bài học khủng hoảng trước).
Chúng ta thấy rằng trong nền chính trị hiện đại việc hạn chế quyền bầu cử là không thể được. Do vậy chỉ còn cách là phải nâng cao hiểu biết của dân chúng, đặc biệt là kiến thức về kinh tế. Dân chúng rất ít người hiểu biết thấu đáo về tự do kinh tế, về kinh tế thị trường, về giá cả và lợi nhuận. Công chúng có xu hướng bài xích lợi nhuận, dìm giá hàng hóa. Ủng hộ chính phủ can thiệp vào thị trường, nhất là vấn đề giá cả, ủng hộ không giới hạn lý tưởng nhà nước phúc lợi, ủng hộ đầu tư, chi tiêu công. Đây rõ ràng là những nguy cơ dẫn đến thâu tóm kinh tế của quyền lực chính trị. Một khi kinh tế bị thâu tóm thì tự do sẽ bị cầm tù. Tự do kinh tế là mạch máu của các loại tự do.
Nếu ai đã nghiên cứu về cuộc đời và tư tưởng của Hayek, đều biết rằng ông là một chiến sĩ đấu tranh âm thầm để bảo vệ nền tự do đích thực. Ông đã cứu nền văn minh châu Âu không bị lạc lối vào chuyên chế. Ông đã viết cuốn “Đường về Nô Lệ”, một cuốn sách có tiếng vang lớn ở Mỹ và châu Âu để cảnh báo nạn thâu tóm kinh tế của nhà nước. Ông đã thành lập hội Mont Pelerin ở châu Âu, giúp thành lập một câu lạc bộ tự do kinh tế ở Anh, giao lưu với trường phái kinh tế tự do ở Mỹ. Chính tư tưởng của ông đã tạo nền tảng hiểu biết về tự do kinh tế cho phương Tây và giúp họ thay đổi đường lối kinh tế bao cấp sau thế chiến 2. Hai chính trị gia huyền thoại là bà đầm thép Margaret Thatcher - thủ tướng nước Anh - đã bẻ lái con tàu kinh tế nước Anh để đoạn tuyệt với chủ nghĩa xã hội Fabian, và tổng thống nước Mỹ Ronald Reagan đã tìm lại nền kinh tế tự do đích thực cho nước Mỹ cũng là nhờ hấp thu tư tưởng của Hayek. Hayek có vai trò lớn đến mức nhiều người cho rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của ông. (Tham khảo sách Friedrich Hayek - Cuộc đời và sự nghiệp)
Việt Nam chúng ta học được gì từ vấn đề này? Rõ ràng tư tưởng là nền tảng của xã hội, tư tưởng đúng thì xã hội phát triển, tư tưởng sai thì xã hội lẩn quẩn, bế tắc. Để có thể kiến tạo nền dân chủ vững chắc, chúng ta cần có nền kinh tế tự do. Để có nền kinh tế tự do thì dân chúng phải hiểu biết rõ về nó. Nếu chúng ta chỉ đấu tranh để hướng đến tự do chính trị thôi thì không đủ (Ấn Độ có trên 50 năm chính trị tự do, nhưng nền kinh tế theo chủ thuyết xã hội Fabian nên bế tắc, lẩn quẩn). Tôi rất lo lắng khi biết rất nhiều nhà đấu tranh dân chủ lại cổ xúy cho mô hình doanh nghiệp nhà nước, vì họ cho rằng nó phụng sự xã hội mà không có lòng tham lợi nhuận để bóc lột, vấn đề là cần quan chức có tâm, có đạo đức tốt điều hành. Hay khi hỏi 100 người dân thì có đến quá nửa nghĩ xấu về doanh nghiệp tư nhân và có thiện cảm với doanh nghiệp nhà nước. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta thành lập một viện tự do kinh tế (qui mô học thuật) để truyền bá hiểu biết về kinh tế thị trường, về hệ thống giá, về lợi nhuận, cung cầu, về quản lý nhà nước trong nền kinh tế tự do,… Tôi cho rằng đây là vấn đề khai trí vững chắc như Fukuzawa Yukichi đã làm với nước Nhật. Suy cho cùng một đất nước chỉ giàu khi kinh tế mạnh. Kinh tế đúng thì mọi điều còn lại phải đúng theo. Tất cả mọi thiết chế quyền lực chính trị cũng nhằm mục đích là để việc làm ăn thuận lợị.
Hugo Chavez cho ta bài học về vấn đề liên minh quốc tế. Khi ông thực hiện các biện pháp kinh tế phi thị trường như quốc hữu hóa, kiểm soát giá cả,… làm cho các nước có nền kinh tế tự do như Mỹ, Châu Âu, Nhật,… không thể làm ăn và cũng không thể làm bạn được. Tất yếu Venezuale phải làm bạn với các nước có nền kinh tế phi thị trường và nền chính trị mất dân chủ như: Triều Tiên, Cuba, Libi (thời Gaddaffi), Iran, Trung Quốc,… Trong cuộc sống, con người kết bạn với nhau cũng là nhằm để làm ăn tốt hơn, trên thế giới các quốc gia liên minh với nhau cũng vì quyền lợi. Khi lợi ích khác nhau, không hợp tác được thì hết là bạn của nhau. Đây cũng là lý do vì sao các nước có nền chính trị phi dân chủ, nền kinh tế phi thị trường thường là đồng minh của nhau. Ngoài ra để có sự ủng hộ của dân chúng, lãnh đạo những nước này thường lên gân chống Mỹ nhất, họ khai thác những cái gì xấu xa từ xã hội Mỹ, từ nền kinh tế tự do để cho rằng đường mình đi là văn minh, là hiện đại, là tất yếu của nhân loại. Mặt khác để lời lên án có tính tuyên truyền cao, họ ra sức bưng bít thông tin, cấm đoán mạng internet. Đây cũng là bài học cho Việt Nam, nếu chúng ta không tăng cường cải cách kinh tế tự do, chính trị dân chủ thì chúng ta sẽ đứng trong nhóm bạn có thuộc tính còn lại của thế giới và đói nghèo là tất yếu.
Sức mạnh của Hugo Chavez dựa trên nguồn dầu dồi dào của đất nước, bằng cách bán dầu giá rẻ hay viện trợ cho các nước nghèo, chính quyền chuyên chế như Cuba, ông đã chinh phục được họ, ông nhận được từ họ sự tung hô (Rõ ràng anh có tiền, anh ban phát kinh tế thì anh chinh phục được khối người). Và ông là một bài học cho thực trạng vung vãi lợi ích quốc gia để mua đồng minh ở các nhà lãnh đạo, điều này rất dễ xảy ra nếu quyền lực không được kiểm soát hoặc lãnh tụ thâu tóm cả hai quyền lực chính trị và kinh tế. Khi quốc dân không kiểm soát được quyền lực nguyên thủ thì họ hoàn toàn có thể vung vít quyền lợi đất nước để mua chuột đồng minh. Việc này giải thích tại sao các vị tổng bí thư nước ta có thể mang vài ngàn tấn gạo cho tặng đồng minh mà không cần sự biểu quyết của quốc hội, trong khi bao con em chúng ta còn phải bẫy chuột để ăn vì đói. Đồng bào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An còn nạn đói hoàng hành.
Hugo để lại cho ta bài học về vai trò đích thực của người lãnh đạo.Người lãnh đạo muốn đi vào hàng vĩ nhân của dân tộc như Washington phải là người kiến tạo ra xã hội vận hành trên những nguyên lý đúng. Dù chưa hoàn hảo nhưng nó vẫn vận hành tốt khi họ chết để hướng đến xã hội văn minh chứ không phải là người dùng uy tín, ảnh hưởng, đạo đức của mình để vận hành xã hội, để rồi khi mình chết đi để lại một xã hội bợ rạc, lộn xộn và mất phương hướng. Một nhà lãnh đạo giỏi là phải thiết lập được một thiết chế dân chủ bền vững để quốc gia vẫn phát triển ngay cả khi mình qua đời chứ không phải là sự tung hô đương thời.
Đám đông, nhân dân có thể bị lừa dối, bị làm mờ mắt trong các lợi lộc trước mắt. Tuy nhiên theo thời gian, chỉ có lãnh đạo nào đem lại sự thịnh vượng, sự phát triển đích thực cho dân tộc mới được ngưỡng mộ, kính trọng. Các chiêu thức tuyên truyền, các hình thức “công bằng” màu mè rồi cũng đi vào sọt rác của lịch sử. Một đất nước không bao giờ có phúc nếu chỉ có ngày càng “công bằng” trong nghèo khó hơn và dân chủ mất dần.
Làm chính trị không chỉ lòng nhiệt tình, trái tim quả cảm, yêu thương người nghèo. Điều đó là chưa đủ, nó còn đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo vấn đề như một nhà khoa học. Như nhà khoa học phải hiểu các thuộc tính của vật chất, nhà chính trị phải hiểu xã hội, phải biết các thuộc tính của con người; phải hiểu kinh tế thị trường và các thuộc tính của nó. Nếu thiếu hiểu biết hai lĩnh vực trên mà nhiệt tình thì cuối cùng chỉ có phá hoại.
Hiện nay người có lòng nhiệt tình ái quốc và có hiểu biết căn bản các qui luật của xã hội, của nền kinh tế không phải là nhiều. Một người trong số đó là doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, anh đã cảnh báo khủng hoảng kinh tế cách đây 5-6 năm khi mà xã hội đang thời kỳ hoàng kim. Anh không phải cảnh báo mò mẫn, các bài viết của anh có tính logic của qui luật dẫn đến sự tất yếu. Đáng tiếc là đất nước ta không sử dụng được người tài như anh. Nghiệt ngã hơn nữa là anh và bạn hữu (anh Long, anh Định) phải ngoài tù vì những cảnh báo của mình. Để có thể dẫn dắt xã hội tiến lên, chúng ta rất cần những người am hiểu xã hội, am hiểu kinh tế, do vậy việc vận động, kêu gọi trả tự do cho anh Thức lúc này là rất quan trọng.
Hugo Chavez để lại cho ta một bài học để trả lời câu hỏi “thế nào là một nền chính trị thực, thế nào là một nền chính trị mị dân”. Chính trị thực tuy nó không đẹp, không lý tưởng bằng chính trị mị dân nhưng nó mang lại điều tốt đẹp cho quốc dân trong tương lai, nó hướng đến công bằng, dân chủ gần với hiện thực cuộc sống. Chính trị mị dân rất đẹp, làm say lòng người vì lý tưởng, vì lời hứa nhưng về lâu dài nó lại hại nước, hại dân.
Trong nền chính trị mị dân, chính trị gia hay dùng truyền thông nhấn mạnh thành tích ngắn hạn để đánh bóng tên tuổi, chạy theo bề nổi hơn là thực chất. Và trong nền chính trị mị dân, chính trị gia hay hướng đến bênh vực đối tượng nghèo khó bất chất qui luật kinh tế để dành sự ủng hộ cử tri (vì số này đông) hơn là có giải pháp thấu đáo cho cả xã hội. (Thái Lan là một bài học khi nước này mất hàng tỷ đôla trợ giá gạo cho nông dân, làm rối loạn nền sản xuất lúa gạo trong tương lai).
Venezuela cho ta bài học đáng suy ngầm về sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đô thị và nông thôn
Venezuela là một quốc gia có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa thành thị và nông thôn. Với sự đầu tư của chính phủ tập trung vào các đô thị, làm nơi đây phát triển, có công ăn việc làm nên đã thu hút dân nông thôn đồ về đô thị. Đô thị có hạ tầng dịch vụ về giáo dục, y tế, đường xá tốt hơn hẳn nông thôn nên có mức sống cao hơn, ai cũng muốn về đây để sống. Với nguồn tiền do chính phủ chi thì những quan chức ở gần thủ đô tạo mối quan hệ tốt hơn nên được đầu tư nhiều hơn. Và nguồn tiền đầu tư từ chính phủ thì ít tính đến yếu tố thu hồi vốn, do vậy nó được chi ở nơi có khả năng lên dự án hợp lòng lãnh đạo nhất, bất chất chi phí là bao nhiêu và hiệu quả kinh tế như thế nào. Ngoài Venezuela, ở các nước có sự chi phối đầu tư từ tiền chính phủ đều có sự mất căn bằng giống như vậy, điển hình là Trung Quốc, Việt Nam,…Đặc biệt một quốc gia nghèo như Triều Tiên có cũng thủ đô Bình Nhưỡng với nhà cao tầng, công viên, tàu điện ngầm,… rất hiện đại nhưng phần còn lại của đất nước gần như không có gì.
Hàng ngày, thấy hàng triệu người ở hai thành lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vật vã giữa lòng đường trong giờ cao điểm để nhích từng xí một, nhiều em nhỏ vẻ mặt bơ phờ mệt mỏi trong cái nắng, cái bụi hoặc trong cơn mưa, tôi tự nghĩ, tại sao cuộc sống con người nơi đây khổ thế? Tại sao họ lại bám vào cái thành phố để sống trong cảnh khổ thế này? Và tôi biết họ phải bám vào nơi đây để sống vì về quê không có việc gì để làm. Mặc khác ở TP thì được nhà nước đầu tư những công trình phúc lợi như bệnh viện, công viên, trường học,… tốt hơn nông thôn nên khi đau yếu, học hành cũng tiện lợi hơn, do vậy dân thích sống ở đây hơn. Tắc đường buộc chính phủ phải đầu tư nhiều tiền để mở đường, để xây cầu. Một lượng tiền rất lớn đổ vào công trình hạ tầng, có những đoạn đường dài chỉ gần 1 km tiêu tốn gần ngàn tỷ đồng. Chính điều này làm cho cạn kiệt nguồn vốn đầu tư nơi khác, mặc kháclàm cho Hà Nội có công ăn việc làm thu hút dân tỉnh lẻ lên. Chưa nói là nhiều công trình chưa cần thiết nhưng do gần trung ương nên dễ dàng được duyệt, như câu chuyện sửa sang vỉa hè (vỉa hè thành phố thì nay sửa, mai thay mới trong khi một cây cầu cho con em ở vùng xa thì không xây). Dân bị hút lên thành phố để sống, để tìm việc làm lại gây tắt đường, nhà nước lại phải đầu tư. Cái vòng tròn lẩn quẩn này làm cho các đô thị lớn phình ra và chật cứng, trong khi các nơi khác thì không có cơ sở làm ăn, nguồn tiền không có để đầu tư và lợi thế kinh tế nhờ số đông không thể hình thành ở nông thôn. Rõ ràng nếu tư bản di chuyển tự do trong tay tư nhân thì sẽ không đầu tư một lượng tiền lớn vào những nơi như vậy, dòng tiền sẽ phân tán, đi về những nơi có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Đồng ý rằng, nước nào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều xảy ra quá trình đô thị hóa, bị nạn mất cân bằng giữa đô thị và nông thôn. Tuy nhiên để đến mức quá lớn như ở nước ta còn có nguyên nhân là dòng tiền do nhà nước kiểm soát. Nhà nước đã điều một dòng tiền cực lớn trong xã hội bất chấp hiệu quả đồng vốn và kéo theo nhiều hệ quả.
Quyền lực chính trị tác động đến kinh tế làm cho nó hoạt động bất chấp qui luật thị trường sẽ tạo ra nhiều hệ quả to lớn cho xã hội. Khi xưa quyền lực chính trị kết hợp với tem phiếu (kinh tế bao cấp) đã đẩy hàng triệu người dân phải rời bỏ thành phố để đi đến nông thôn, vùng sâu, vùng sa theo chương trình kinh tế mới (nếu không đi thì nhà nước không cấp phiếu gạo, đói thì phải đi), hoặc bất chấp sóng dữ để vượt biên. Ngày nay quyền lực chính trị kết hợp với nguồn tiền ngân sách nhà nước đã làm cho các đô thị phình to trong chật chội, tắt đường kinh niên; trong khi nông thôn thì xác xơ.
Rõ ràng trong nền kinh tế XHCN với đặc điểm là sự đầu tư lớn từ nhà nước và một tỷ trọng lớn doanh nghiệp quốc doanh không chỉ gây ra hậu họa “lợi ích nhóm”, tham nhũng, bè phái, chính trị mất dân chủ mà còn là nguyên nhân gây ra sự mất căn bằng nghiêm trọng giữa đô thị và nông thôn. Điều này là mệt mỏi cho tất cả chúng ta.
Và lời cuối cùng tôi muốn nhắn gửi đến tất cả chúng ta là “kinh tế tự do là cái nền cho mọi sự tốt đẹp, kinh tế nhà nước là cái gốc mọi sự tồi bại trong xã hội”.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 12/03/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130312/nguyen-van-thanh-hien-tuong-hugo-chavez-va-bai-hoc-cho-viet-nam-2
=====================================================================
Trong một nền dân chủ, để tránh giới chính trị thâu tóm quyền lực, nảy nở độc tài thì người dân phải chặn sự thâu tóm kinh tế. Sự thâu tóm bắt đầu bằng hành động can thiệp giá cả, quốc hữu hóa, tăng đầu tư công, thành lập doanh nghiệp nhà nước, tăng trợ cấp.
Hugo cũng cho ta thấy rằng kinh tế và chính trị như hai đường ray nâng đỡ con tàu xã hội, nó phải luôn đi đôi với nhau. Nếu kinh tế tự do (tư nhân) thì đi với đường ray chính trị dân chủ pháp quyền. Kinh tế nhà nước thì tất yếu đi với đường ray chính trị mất dân chủ, chuyên quyền. Đây là qui luật tất yếu, nếu ta thay một trong hai thanh ray thì thanh kia tất yếu phải đến để hệ thống có thể hoạt động được.
Hiện tượng phát sinh độc tài trong một đất nước có nền dân chủ vững chắc, có hiến pháp đa nguyên, có nhiều đảng phái hoạt động, có bầu cử tự do,… cho ta nhiều bài học sâu sắc cần rút ra cho đất nước. Bài học ta có thể rút ra ở đây là với quyền lực chính trị được giao, nếu để chính quyền thâu tóm nền kinh tế thì sẽ tạo nên siêu quyền lực và tạo nên mầm mống của độc tài. Tôi không biết lý do vì sao những người lập pháp, những nhà chính trị điều hành đất nước lại giao quá nhiều quyền lực vào tay thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến vậy. Ông vừa là người hành pháp, vừa là người nắm hàng ngàn công ty xí nghiệp nhà nước, nắm các mặt hàng thiết yếu của cả xã hội như điện, nước, xăng, dầu, viễn thông, ngân hàng,… Ông vừa có quyền ký phong tướng tá cho các bộ quyền lực như công an, quân đội; vừa có quyền ban phát bổng lộc cho thuộc cấp thông qua các công ty quốc doanh. Chính điều này đã tạo nên một thủ tướng siêu quyền lực chưa từng thấy ở Việt Nam.
Hugo cho ta thấy một vấn đề của thời đại chúng ta, thời đại của chính trị phổ thông đầu phiếu. Quyền lực chính trị và ý chí người dân được xây dựng qua những phiếu bầu, đây là hình thức dân chủ trong sinh hoạt chính trị mà con người phải tốn nhiều công sức, xương máu mới có được. Nhiều người cho rằng đây là hình thức tối ưu để biết ý nguyện người dân và cuối cùng đưa đến quốc thái dân an, thịnh vượng. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ và quan sát từ Venezuela ta thấy cơ chế này có một điểm yếu chết người. Trong việc phổ thông đầu phiếu thì lá phiếu của một gã ăn mày có quyền lực như nhau với một lá phiếu của một chuyên gia. Đây là một việc nguy hiểm, vì như nhà bác học thiên tài Einstein đã nói “không thể chống lại được thế lực của kẻ ngu, vì chúng quá đông”. Chúng ta tin tưởng vào sự sáng suốt của số đông. Tuy nhiên trong một xã hội, người u tối, thiếu hiểu biết luôn nhiều hơn người hiểu biết và điều đặc biệt là trong đám đông nghèo khó thì họ sẽ ủng hộ bất cứ chính trị gia nào hứa cải thiện cuộc sống cho họ dù cải thiện bằng con đường nào thì họ ít quan tâm hay không hiểu qui luật kinh tế thị trường. Vấn nạn này đang xảy ra khắp nơi, ở cả các xứ dân chủ cao như Mỹ, Pháp hay Thái Lan. Nhiều cư tri Pháp, Mỹ đã bầu cho tổng thống vì ông hứa tăng trợ cấp phúc lợi xã hội, tăng chi tiêu công, làm cho chỉ số thất nghiệp, tăng trưởng đẹp. Nhiều nông dân Thái đã bỏ phiếu để bầu cho bà thủ tưởng trẻ Yingluck Shinawatra vì lời hứa tăng giá gạo 20% từ tiền ngân sách,… ít ai biết rằng chính phủ chỉ có thể lấy tiền ngân sách hoặc vay mượn để thỏa mãn các đòi hỏi đó của cử tri và sớm muộn gì nợ công và sụp đổ kinh tế là điều tất yếu. Tôi cho rằng đây là một vấn nạn của thời đại, nếu con người không tìm ra giải pháp cho vấn đề này thì khủng hoảng kinh tế vì nợ công, lạm phát và vấn nạn chính mị dân sẽ tàn phá sự ổn định, thịnh vượng của nhân loại. Đặc biệt nếu kinh tế sụp đổ trên diện rộng thì sẽ xuất hiện chuyên chế độc tài như cuộc đại khủng hoảng 1930 (vì khi khủng hoảng, xã hội có xu hướng ủng hộ quyền lực, ủng hộ sự kiểm soát kinh tế của nhà nước để mau chóng vãn hồi trật tự như những bài học khủng hoảng trước).
Chúng ta thấy rằng trong nền chính trị hiện đại việc hạn chế quyền bầu cử là không thể được. Do vậy chỉ còn cách là phải nâng cao hiểu biết của dân chúng, đặc biệt là kiến thức về kinh tế. Dân chúng rất ít người hiểu biết thấu đáo về tự do kinh tế, về kinh tế thị trường, về giá cả và lợi nhuận. Công chúng có xu hướng bài xích lợi nhuận, dìm giá hàng hóa. Ủng hộ chính phủ can thiệp vào thị trường, nhất là vấn đề giá cả, ủng hộ không giới hạn lý tưởng nhà nước phúc lợi, ủng hộ đầu tư, chi tiêu công. Đây rõ ràng là những nguy cơ dẫn đến thâu tóm kinh tế của quyền lực chính trị. Một khi kinh tế bị thâu tóm thì tự do sẽ bị cầm tù. Tự do kinh tế là mạch máu của các loại tự do.
Nếu ai đã nghiên cứu về cuộc đời và tư tưởng của Hayek, đều biết rằng ông là một chiến sĩ đấu tranh âm thầm để bảo vệ nền tự do đích thực. Ông đã cứu nền văn minh châu Âu không bị lạc lối vào chuyên chế. Ông đã viết cuốn “Đường về Nô Lệ”, một cuốn sách có tiếng vang lớn ở Mỹ và châu Âu để cảnh báo nạn thâu tóm kinh tế của nhà nước. Ông đã thành lập hội Mont Pelerin ở châu Âu, giúp thành lập một câu lạc bộ tự do kinh tế ở Anh, giao lưu với trường phái kinh tế tự do ở Mỹ. Chính tư tưởng của ông đã tạo nền tảng hiểu biết về tự do kinh tế cho phương Tây và giúp họ thay đổi đường lối kinh tế bao cấp sau thế chiến 2. Hai chính trị gia huyền thoại là bà đầm thép Margaret Thatcher - thủ tướng nước Anh - đã bẻ lái con tàu kinh tế nước Anh để đoạn tuyệt với chủ nghĩa xã hội Fabian, và tổng thống nước Mỹ Ronald Reagan đã tìm lại nền kinh tế tự do đích thực cho nước Mỹ cũng là nhờ hấp thu tư tưởng của Hayek. Hayek có vai trò lớn đến mức nhiều người cho rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của ông. (Tham khảo sách Friedrich Hayek - Cuộc đời và sự nghiệp)
Việt Nam chúng ta học được gì từ vấn đề này? Rõ ràng tư tưởng là nền tảng của xã hội, tư tưởng đúng thì xã hội phát triển, tư tưởng sai thì xã hội lẩn quẩn, bế tắc. Để có thể kiến tạo nền dân chủ vững chắc, chúng ta cần có nền kinh tế tự do. Để có nền kinh tế tự do thì dân chúng phải hiểu biết rõ về nó. Nếu chúng ta chỉ đấu tranh để hướng đến tự do chính trị thôi thì không đủ (Ấn Độ có trên 50 năm chính trị tự do, nhưng nền kinh tế theo chủ thuyết xã hội Fabian nên bế tắc, lẩn quẩn). Tôi rất lo lắng khi biết rất nhiều nhà đấu tranh dân chủ lại cổ xúy cho mô hình doanh nghiệp nhà nước, vì họ cho rằng nó phụng sự xã hội mà không có lòng tham lợi nhuận để bóc lột, vấn đề là cần quan chức có tâm, có đạo đức tốt điều hành. Hay khi hỏi 100 người dân thì có đến quá nửa nghĩ xấu về doanh nghiệp tư nhân và có thiện cảm với doanh nghiệp nhà nước. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta thành lập một viện tự do kinh tế (qui mô học thuật) để truyền bá hiểu biết về kinh tế thị trường, về hệ thống giá, về lợi nhuận, cung cầu, về quản lý nhà nước trong nền kinh tế tự do,… Tôi cho rằng đây là vấn đề khai trí vững chắc như Fukuzawa Yukichi đã làm với nước Nhật. Suy cho cùng một đất nước chỉ giàu khi kinh tế mạnh. Kinh tế đúng thì mọi điều còn lại phải đúng theo. Tất cả mọi thiết chế quyền lực chính trị cũng nhằm mục đích là để việc làm ăn thuận lợị.
Hugo Chavez cho ta bài học về vấn đề liên minh quốc tế. Khi ông thực hiện các biện pháp kinh tế phi thị trường như quốc hữu hóa, kiểm soát giá cả,… làm cho các nước có nền kinh tế tự do như Mỹ, Châu Âu, Nhật,… không thể làm ăn và cũng không thể làm bạn được. Tất yếu Venezuale phải làm bạn với các nước có nền kinh tế phi thị trường và nền chính trị mất dân chủ như: Triều Tiên, Cuba, Libi (thời Gaddaffi), Iran, Trung Quốc,… Trong cuộc sống, con người kết bạn với nhau cũng là nhằm để làm ăn tốt hơn, trên thế giới các quốc gia liên minh với nhau cũng vì quyền lợi. Khi lợi ích khác nhau, không hợp tác được thì hết là bạn của nhau. Đây cũng là lý do vì sao các nước có nền chính trị phi dân chủ, nền kinh tế phi thị trường thường là đồng minh của nhau. Ngoài ra để có sự ủng hộ của dân chúng, lãnh đạo những nước này thường lên gân chống Mỹ nhất, họ khai thác những cái gì xấu xa từ xã hội Mỹ, từ nền kinh tế tự do để cho rằng đường mình đi là văn minh, là hiện đại, là tất yếu của nhân loại. Mặt khác để lời lên án có tính tuyên truyền cao, họ ra sức bưng bít thông tin, cấm đoán mạng internet. Đây cũng là bài học cho Việt Nam, nếu chúng ta không tăng cường cải cách kinh tế tự do, chính trị dân chủ thì chúng ta sẽ đứng trong nhóm bạn có thuộc tính còn lại của thế giới và đói nghèo là tất yếu.
Sức mạnh của Hugo Chavez dựa trên nguồn dầu dồi dào của đất nước, bằng cách bán dầu giá rẻ hay viện trợ cho các nước nghèo, chính quyền chuyên chế như Cuba, ông đã chinh phục được họ, ông nhận được từ họ sự tung hô (Rõ ràng anh có tiền, anh ban phát kinh tế thì anh chinh phục được khối người). Và ông là một bài học cho thực trạng vung vãi lợi ích quốc gia để mua đồng minh ở các nhà lãnh đạo, điều này rất dễ xảy ra nếu quyền lực không được kiểm soát hoặc lãnh tụ thâu tóm cả hai quyền lực chính trị và kinh tế. Khi quốc dân không kiểm soát được quyền lực nguyên thủ thì họ hoàn toàn có thể vung vít quyền lợi đất nước để mua chuột đồng minh. Việc này giải thích tại sao các vị tổng bí thư nước ta có thể mang vài ngàn tấn gạo cho tặng đồng minh mà không cần sự biểu quyết của quốc hội, trong khi bao con em chúng ta còn phải bẫy chuột để ăn vì đói. Đồng bào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An còn nạn đói hoàng hành.
Hugo để lại cho ta bài học về vai trò đích thực của người lãnh đạo.Người lãnh đạo muốn đi vào hàng vĩ nhân của dân tộc như Washington phải là người kiến tạo ra xã hội vận hành trên những nguyên lý đúng. Dù chưa hoàn hảo nhưng nó vẫn vận hành tốt khi họ chết để hướng đến xã hội văn minh chứ không phải là người dùng uy tín, ảnh hưởng, đạo đức của mình để vận hành xã hội, để rồi khi mình chết đi để lại một xã hội bợ rạc, lộn xộn và mất phương hướng. Một nhà lãnh đạo giỏi là phải thiết lập được một thiết chế dân chủ bền vững để quốc gia vẫn phát triển ngay cả khi mình qua đời chứ không phải là sự tung hô đương thời.
Đám đông, nhân dân có thể bị lừa dối, bị làm mờ mắt trong các lợi lộc trước mắt. Tuy nhiên theo thời gian, chỉ có lãnh đạo nào đem lại sự thịnh vượng, sự phát triển đích thực cho dân tộc mới được ngưỡng mộ, kính trọng. Các chiêu thức tuyên truyền, các hình thức “công bằng” màu mè rồi cũng đi vào sọt rác của lịch sử. Một đất nước không bao giờ có phúc nếu chỉ có ngày càng “công bằng” trong nghèo khó hơn và dân chủ mất dần.
Làm chính trị không chỉ lòng nhiệt tình, trái tim quả cảm, yêu thương người nghèo. Điều đó là chưa đủ, nó còn đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo vấn đề như một nhà khoa học. Như nhà khoa học phải hiểu các thuộc tính của vật chất, nhà chính trị phải hiểu xã hội, phải biết các thuộc tính của con người; phải hiểu kinh tế thị trường và các thuộc tính của nó. Nếu thiếu hiểu biết hai lĩnh vực trên mà nhiệt tình thì cuối cùng chỉ có phá hoại.
Hiện nay người có lòng nhiệt tình ái quốc và có hiểu biết căn bản các qui luật của xã hội, của nền kinh tế không phải là nhiều. Một người trong số đó là doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, anh đã cảnh báo khủng hoảng kinh tế cách đây 5-6 năm khi mà xã hội đang thời kỳ hoàng kim. Anh không phải cảnh báo mò mẫn, các bài viết của anh có tính logic của qui luật dẫn đến sự tất yếu. Đáng tiếc là đất nước ta không sử dụng được người tài như anh. Nghiệt ngã hơn nữa là anh và bạn hữu (anh Long, anh Định) phải ngoài tù vì những cảnh báo của mình. Để có thể dẫn dắt xã hội tiến lên, chúng ta rất cần những người am hiểu xã hội, am hiểu kinh tế, do vậy việc vận động, kêu gọi trả tự do cho anh Thức lúc này là rất quan trọng.
Hugo Chavez để lại cho ta một bài học để trả lời câu hỏi “thế nào là một nền chính trị thực, thế nào là một nền chính trị mị dân”. Chính trị thực tuy nó không đẹp, không lý tưởng bằng chính trị mị dân nhưng nó mang lại điều tốt đẹp cho quốc dân trong tương lai, nó hướng đến công bằng, dân chủ gần với hiện thực cuộc sống. Chính trị mị dân rất đẹp, làm say lòng người vì lý tưởng, vì lời hứa nhưng về lâu dài nó lại hại nước, hại dân.
Trong nền chính trị mị dân, chính trị gia hay dùng truyền thông nhấn mạnh thành tích ngắn hạn để đánh bóng tên tuổi, chạy theo bề nổi hơn là thực chất. Và trong nền chính trị mị dân, chính trị gia hay hướng đến bênh vực đối tượng nghèo khó bất chất qui luật kinh tế để dành sự ủng hộ cử tri (vì số này đông) hơn là có giải pháp thấu đáo cho cả xã hội. (Thái Lan là một bài học khi nước này mất hàng tỷ đôla trợ giá gạo cho nông dân, làm rối loạn nền sản xuất lúa gạo trong tương lai).
Venezuela cho ta bài học đáng suy ngầm về sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đô thị và nông thôn
Venezuela là một quốc gia có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa thành thị và nông thôn. Với sự đầu tư của chính phủ tập trung vào các đô thị, làm nơi đây phát triển, có công ăn việc làm nên đã thu hút dân nông thôn đồ về đô thị. Đô thị có hạ tầng dịch vụ về giáo dục, y tế, đường xá tốt hơn hẳn nông thôn nên có mức sống cao hơn, ai cũng muốn về đây để sống. Với nguồn tiền do chính phủ chi thì những quan chức ở gần thủ đô tạo mối quan hệ tốt hơn nên được đầu tư nhiều hơn. Và nguồn tiền đầu tư từ chính phủ thì ít tính đến yếu tố thu hồi vốn, do vậy nó được chi ở nơi có khả năng lên dự án hợp lòng lãnh đạo nhất, bất chất chi phí là bao nhiêu và hiệu quả kinh tế như thế nào. Ngoài Venezuela, ở các nước có sự chi phối đầu tư từ tiền chính phủ đều có sự mất căn bằng giống như vậy, điển hình là Trung Quốc, Việt Nam,…Đặc biệt một quốc gia nghèo như Triều Tiên có cũng thủ đô Bình Nhưỡng với nhà cao tầng, công viên, tàu điện ngầm,… rất hiện đại nhưng phần còn lại của đất nước gần như không có gì.
Hàng ngày, thấy hàng triệu người ở hai thành lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vật vã giữa lòng đường trong giờ cao điểm để nhích từng xí một, nhiều em nhỏ vẻ mặt bơ phờ mệt mỏi trong cái nắng, cái bụi hoặc trong cơn mưa, tôi tự nghĩ, tại sao cuộc sống con người nơi đây khổ thế? Tại sao họ lại bám vào cái thành phố để sống trong cảnh khổ thế này? Và tôi biết họ phải bám vào nơi đây để sống vì về quê không có việc gì để làm. Mặc khác ở TP thì được nhà nước đầu tư những công trình phúc lợi như bệnh viện, công viên, trường học,… tốt hơn nông thôn nên khi đau yếu, học hành cũng tiện lợi hơn, do vậy dân thích sống ở đây hơn. Tắc đường buộc chính phủ phải đầu tư nhiều tiền để mở đường, để xây cầu. Một lượng tiền rất lớn đổ vào công trình hạ tầng, có những đoạn đường dài chỉ gần 1 km tiêu tốn gần ngàn tỷ đồng. Chính điều này làm cho cạn kiệt nguồn vốn đầu tư nơi khác, mặc kháclàm cho Hà Nội có công ăn việc làm thu hút dân tỉnh lẻ lên. Chưa nói là nhiều công trình chưa cần thiết nhưng do gần trung ương nên dễ dàng được duyệt, như câu chuyện sửa sang vỉa hè (vỉa hè thành phố thì nay sửa, mai thay mới trong khi một cây cầu cho con em ở vùng xa thì không xây). Dân bị hút lên thành phố để sống, để tìm việc làm lại gây tắt đường, nhà nước lại phải đầu tư. Cái vòng tròn lẩn quẩn này làm cho các đô thị lớn phình ra và chật cứng, trong khi các nơi khác thì không có cơ sở làm ăn, nguồn tiền không có để đầu tư và lợi thế kinh tế nhờ số đông không thể hình thành ở nông thôn. Rõ ràng nếu tư bản di chuyển tự do trong tay tư nhân thì sẽ không đầu tư một lượng tiền lớn vào những nơi như vậy, dòng tiền sẽ phân tán, đi về những nơi có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Đồng ý rằng, nước nào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều xảy ra quá trình đô thị hóa, bị nạn mất cân bằng giữa đô thị và nông thôn. Tuy nhiên để đến mức quá lớn như ở nước ta còn có nguyên nhân là dòng tiền do nhà nước kiểm soát. Nhà nước đã điều một dòng tiền cực lớn trong xã hội bất chấp hiệu quả đồng vốn và kéo theo nhiều hệ quả.
Quyền lực chính trị tác động đến kinh tế làm cho nó hoạt động bất chấp qui luật thị trường sẽ tạo ra nhiều hệ quả to lớn cho xã hội. Khi xưa quyền lực chính trị kết hợp với tem phiếu (kinh tế bao cấp) đã đẩy hàng triệu người dân phải rời bỏ thành phố để đi đến nông thôn, vùng sâu, vùng sa theo chương trình kinh tế mới (nếu không đi thì nhà nước không cấp phiếu gạo, đói thì phải đi), hoặc bất chấp sóng dữ để vượt biên. Ngày nay quyền lực chính trị kết hợp với nguồn tiền ngân sách nhà nước đã làm cho các đô thị phình to trong chật chội, tắt đường kinh niên; trong khi nông thôn thì xác xơ.
Rõ ràng trong nền kinh tế XHCN với đặc điểm là sự đầu tư lớn từ nhà nước và một tỷ trọng lớn doanh nghiệp quốc doanh không chỉ gây ra hậu họa “lợi ích nhóm”, tham nhũng, bè phái, chính trị mất dân chủ mà còn là nguyên nhân gây ra sự mất căn bằng nghiêm trọng giữa đô thị và nông thôn. Điều này là mệt mỏi cho tất cả chúng ta.
Kết thúc:
Tôi viết bài này một phần để tưởng nhớ đến ông Hugo Chavez như một con người giàu nhiệt huyết muốn đất nước Venezuela công bằng và giàu có nhưng ông đã thất bại và để lại di sản nặng nề cho đất nước là kinh tế yếu kém, tệ tham nhũng và lợi ích nhóm khổng lồ thao túng quốc gia; và đồng thời cũng là lời nhắn gửi đến tất cả những người lãnh đạo là hãy hiểu cuộc sống, hãy hiểu kinh tế để có thể mang lại điều tốt đẹp cho nhân dân, cho đất nước, lòng nhiệt huyết không là chưa đủ.Và lời cuối cùng tôi muốn nhắn gửi đến tất cả chúng ta là “kinh tế tự do là cái nền cho mọi sự tốt đẹp, kinh tế nhà nước là cái gốc mọi sự tồi bại trong xã hội”.
Admin gửi hôm Thứ Ba, 12/03/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130312/nguyen-van-thanh-hien-tuong-hugo-chavez-va-bai-hoc-cho-viet-nam-2
=====================================================================
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001