Published on May 9, 2013
Một trong những nguyên tắc và cũng chính là sức mạnh của Đảng là cần liên tục nhìn lại chính mình, tức là phê bình và tự phê bình. Trong suốt thời gian qua đã phát động những đợt phê bình và tự phê bình sâu rộng đến nay thì đã hơn 1 năm, các cấp đều đã báo cáo. Tại Hội nghị Cán bộ Toàn quốc ngày 27/02/2012, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu:
“Những việc cần và có thể làm ngay là: Từng cán bộ, đảng viên, trước hết là từng đồng chí Uỷ viên Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tự giác, gương mẫu tự phê bình, kiểm điểm, nhìn lại mình, tự điều chỉnh mình”.
Đến hôm nay (9/5/2013) nhìn lại trong Bộ Chính trị, mới chỉ thấy có duy nhất đ/c Nguyễn Tấn Dũng đứng ra nhận khuyết điểm trước Trung Ương và trước Quốc hội về một số khiếm khuyết trong điều hành nền kinh tế. Hành động này rất được dư luận hoan nghênh, còn Trung Ương thì hiểu cơ chế của ta nên rất thông cảm, vì vậy, mặc dù Bộ Chính trị ra tờ trình đề nghị kỷ luật đ/c Nguyễn Tấn Dũng nhưng Trung Ương đã không tán thành. Rõ ràng những người tự kiểm điểm và dám đứng ra nhận trách nhiệm không những không bị kỷ luật mà còn nhận được sự ủng hộ rộng rãi để tiếp tục.
Nhưng lạ lùng là, từ đó đến nay chưa thấy ai làm tiếp việc này?! Mặc dù đến nay ai cũng biết và nhìn thấy rõ ràng các sai lầm, khuyết điểm của một số nhân vật trong Bộ Chính trị như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Tổ chức trung ương Tô Huy Rứa,… Chỉ trong một thời gian ngắn, mà Bộ Chính trị đã 02 lần bị Ban Chấp hành Trung Ương bác bỏ, thì có phải đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận lại mình không?
Trách nhiệm chính thuộc về những người điều hành trong Bộ Chính trị, những đồng chí này cần nghiêm túc kiểm điểm các sai lầm, khuyết điểm để tìm ra nguyên nhân và khắc phục.
Riêng cá nhân từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị cũng nên xem lại mình đã có những khuyết điểm gì?
Thứ nhất, Đồng chí Nguyễn Phú Trọng
Là người đứng đầu trong Bộ Chính trị thì cần phải tiên phong đứng ra nhận trách nhiệm về các sai lầm, khuyết điểm của mình. Về tư cách đạo đức và lối sống cá nhân thì đồng chí gương mẫu, nhưng đồng chí có khuyết điểm là giáo điều, bảo thủ và thiếu thực tiễn, chính những khuyết điểm này đã dẫn đến các hành động làm mất uy tín của chính bản thân đồng chí, mất uy tín của Đảng, gây rối loạn nội bộ dẫn đến tình trạng mất tập trung dân chủ nghiêm trọng đang được dư luận cho là hồi chuông cáo chung của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên cương vị Tổng bí thư, Đồng chí đã liên tục có các phát biểu non nớt, ấu trĩ về chính trị làm mất uy tín cá nhân đồng chí và đồng thời các thế lực chống phá cũng đã lợi dụng để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá làm mất uy tín của Đảng.
Các thế lực chống phá đã lợi dụng các phát biểu non nớt, ấu trĩ về chính trị của đ/c Nguyễn Phú Trọng để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá làm mất uy tín của Đảng
Do ngây thơ, giáo điều, thiếu thực tiễn và muốn tạo dấu ấn cá nhân, nên đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi để Nghị quyết TW4 mất kiểm soát và đang bị nhóm Thường trực TW4 sử dụng như một công cụ thanh trừng nội bộ để giành quyền kiểm soát trong Đảng và Nhà nước như cuộc Cách mạng văn hoá đã từng diễn ra tại Trung Quốc, gây nên tình trạng chết lâm sàng của hệ thống chuyên chính nhà nước Việt Nam hiện nay.
Sai lầm mới nhất và cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất tập trung dân chủ nghiêm trọng bên trong Đảng hiện nay chính là việc đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã cho tái lập và tự tiện áp đặt nhân sự cho hai ban Nội chính TW và Kinh tế TW, điều này đi ngược với các quyết định của các khoá trước và cũng đi ngược với xu thế khách quan.
Việc áp đặt bảo thủ, phá vỡ nguyên tắc tập trung dân chủ của đồng chí đã khiến Ban Chấp hành Trung Ương không ủng hộ và quyết liệt phản đối, dẫn đến tình trạng “bơ vơ giữa chợ” của các đồng chí Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vốn đang ở các vị trí phù hợp với năng lực và sở trường, đúng người đúng việc. Sai lầm này rõ ràng là nguyên nhân chính gây rạn nứt nghiêm trọng giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung Ương, gây xáo trộn, chồng chéo về tổ chức và làm thui chột, vô hiệu hoá các cán bộ tiềm năng.
Rất đau lòng nghe các Đảng viên dùng câu: Tổng bí thư “Nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại” để nhận xét về đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Sự thật mà ai ai cũng thấy là chưa có đời Tổng bí thư nào lại tự phạm sai lầm nhiều, liên tiếp và nghiêm trọng như thế!
Dư luận đang đặt câu hỏi: “Bao giờ Nguyễn Phú Trọng tự phê bình trước nhân dân? Hay Nghị quyết TW4 không dành cho Tổng bí thư? Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đứng trên Nghị quyết của Đảng?”.
Thứ 2, Đồng chí Trương Tấn Sang
Là đối tượng chính của Nghị quyết TW4, là đối tượng suy thoái đạo đức, lối sống và tự diễn biến nghiêm trọng nhất nhưng lại không thấy tự phê bình mà cũng chẳng thấy Bộ Chính trị tổ chức phê bình đồng chí này?!!
Trương Tấn Sang vốn đã có một lịch sử lâu dài về vi phạm các quy định của Đảng về đạo đức, về lối sống và đã từng bị kỷ luật Đảng vì bao che cho trùm giang hồ Năm Cam khi còn là Bí thư Thành uỷ TPHCM.
Gần đây Trương Tấn Sang đã liên tục có những hành vi lợi dụng Đảng, lợi dụng các cán bộ lão thành, lôi kéo trí thức bất mãn (mà nhân dân gọi là nhóm “bạch đầu binh”), lợi dụng việc sửa đổi Hiến pháp và lợi dụng lòng tin của nhân dân nhằm phục vụ cho động cơ và tham vọng quyền lực của nhóm lợi ích này. Đặc biệt, Trương Tấn Sang đã nhiều lần vô lương tâm dùng lời nói, diễn kịch để lừa gạt niềm tin, xúi dại và mị dân côn đồ để kích động người dân.
Không phải tự nhiên mà dư luận cho rằng Trương Tấn Sang chính là con sâu phá hoại nội bộ và là điểm sụp đổ của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong hàng loạt phát biểu trong các buổi tiếp xúc cử tri, các cuộc tiếp xúc với quần chúng,… và mới đây đọc bài phát biểu ở Câu lạc bộ Thăng Long (Hà Nội) ngày 19/02/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp tục đưa ra nhiều ý kiến về tình hình nội bộ Đảng, gây xôn xao trong dư luận và tung lên mạng tạo ra nhiều đồn đoán rất bất lợi cho Đảng. Các phát biểu vô nguyên tắc, ngày càng nhiều và nguy hiểm của Trương Tấn Sang là rất nghiêm trọng, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng ở nhiều điểm: tiết lộ bí mật, xuyên tạc nội dung các cuộc họp của Bộ Chính trị; gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ và kích động dư luận nhắm vào Thủ tướng; vi phạm chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước; phá hoại tình đoàn kết quốc tế giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
Gần đây dư luận đã vạch trần việc Trương Tấn Sang lạm dụng quyền lực, thao túng báo chí để tấn công xuyên tạc, tạo sự hoài nghi về các cơ chế chính sách, các nỗ lực quản lý và điều hành của Chính phủ. Không phải tự nhiên mà dư luận cho rằng Trương Tấn Sang chính là con sâu phá hoại nội bộ và là điểm sụp đổ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trương Tấn Sang cũng chính là thủ phạm đứng sau, cung cấp thông tin và phối hợp với Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm lập trang Quan Làm Báo, viết và đăng hàng trăm bài viết xuyên tạc và bôi nhọ các lãnh tụ, lãnh đạo Việt Nam gây ra nhiều thiệt hai nghiêm trọng về kinh tế, gây mất ổn định xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng. Để phục vụ cho nhóm lợi ích của mình, Trương Tấn Sang đã can thiệp thô bạo, dùng ảnh hưởng và quan hệ cá nhân để tạo các lợi thế về đất đai, vốn vay và chủ trương chính sách cho các công ty sân sau của Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm, Đặng Văn Thành,… Chưa dừng lại ở đó, Trương Tấn Sang đã can thiệp để đưa Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm vào Quốc hội, bao che để hai đối tượng này vẫn ung dung vi phạm pháp luật, làm ăn phi pháp nhưng vẫn có thể tấu tán tài sản và bỏ trốn ra nước ngoài như hiện nay.
Về cá nhân và gia đình, Trương Tấn Sang cổ xuý lối sống không lành mạnh, can thiệp thô bạo để tạo đặc quyền, đặc lợi cho con cái và mê tín dị đoan. Đặc biệt gần đây dư luận còn vạch trần chi tiết và cụ thể việc mặc dù Trương Tấn Sang phát biểu chỉ có nhà 51m2 để tự tô vẽ hình ảnh liêm khiết, nhưng thực ra có ít nhất là 3 căn nhà và 1 căn hộ siêu sang với tổng giá trị lên đến 63 tỷ đồng. Con trai và con dâu đang đứng tên, sở hữu nhiều tài sản có giá trị và vận hành hệ thống các công ty sân sau có doanh số lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Vi phạm rõ ràng, nhiều một cách toàn diện và nghiêm trọng đến thế mà Trương Tấn Sang vẫn không hề hấn gì, không tự phê bình, kiểm điểm và Bộ Chính trị cũng không thấy ý kiến gì. Như vậy có phải rõ ràng Nghị quyết TW4 chỉ dùng để triệt hạ các đồng chí không nằm trong phe cánh của Nhóm Thường trực TW4???
Chính Nhóm Thường trực TW4 gồm: Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh đã bao che cho Trương Tấn Sang và cố tình tấn công triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng!
Tại sao đồng chí Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh lại “ngồi im như tượng” trong suốt thời gian qua như thế???
Đồng chí Tô Huy Rứa lo về tổ chức làm việc kiểu gì lại để Trung Ương bác Bộ Chính trị về nhân sự như thế???
Đồng chí Đinh Thế Huynh làm gì mà để tư tưởng nhân dân và Đảng viên chán nản và mất lòng tin vào Đảng như thế???
Đồng chí Phạm Quang Nghị đang lo cho cái ghế Tổng bí thư nên để quên việc tự phê bình việc mình để Hà Nội be bét???
…
…
Như vậy giữa lời nói và việc làm của các đồng chí trên không đi đôi với nhau. Các đồng chí hô hào, kêu gọi phê bình và tự phê bình trong khi bản thân các đồng chí có nhiều khuyết điểm và mắc phải hàng loạt sai lầm nghiêm trọng mà lại không thấy các đồng chí tự phê bình nghiêm túc và nhận khuyết điểm.
Rất mong các đồng chí khẩn trương tự phê bình, kiểm điểm nghiêm túc và đứng ra nhận trách nhiệm trước toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Ai có ý thức tự phê bình và kiểm điểm đầy đủ, nghiêm túc thì dư luận sẽ tha thứ và ủng hộ, còn những ai vẫn hèn nhát, bảo thủ và trốn tránh trách nhiệm thì tập thể Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cần tổ chức phê bình họ để bảo vệ uy tín của Đảng.
Tinh thần cách mạng của các đồng chí đâu rồi? Chỉ còn lại sự hèn nhát cùng với tham vọng quyền lực cá nhân thôi sao? Tất cả Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhân Dân Việt Nam đang nhìn vào hành động của các đồng chí vào lúc này, tự “tắm gội” và dũng cảm nhận trách nhiệm hay bị đào thải là lựa chọn của các đồng chí.
Theo Tư Sang Nham Hiểm
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001