Chính phủ Mỹ đóng cửa
Lần đầu tiên sau 17 năm, nhiều cơ quan liên bang Mỹ phải ngừng hoạt
động khi Thượng viện và Hạ viện Mỹ không thể thống nhất vấn đề ngân sách
cho Chính phủ.
Tối 30/9 (giờ Mỹ), bản ngân sách thứ 3 của Hạ viện được trình lên Thượng viện Mỹ, bổ sung điều kiện loại bỏ trợ cấp y tế cho các nghị sĩ, nhân viên Quốc hội và Tổng thống. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một tiếng sau, nó đã bị Thượng viện bác bỏ và gửi trả về. Hạ viện đã kêu gọi đàm phán giữa đại diện hai đảng trong Quốc hội.
Tuy nhiên, sau cuộc tranh luận gay gắt kéo dài nhiều giờ đồng hồ, cả hai bên đã không đạt được thỏa thuận về vấn đề ngân sách trước ngày 1/10. CNN đưa tin Chính phủ Mỹ sẽ chính thức đóng cửa từ 12 giờ 01 phút ngày 1/10. Chính phủ sẽ hoạt động trở lại ngay khi vấn đề ngân sách được Quốc hội thống nhất.
Hệ quả của việc này là vài giờ tới, khoảng 800.000 công chức sẽ phải dừng việc vô thời hạn. Trong đó, một nửa là nhân viên Bộ Quốc phòng. Các công viên quốc gia và bảo tàng Smithsonian tại Washington sẽ phải đóng cửa. Lương hưu và trợ cấp cho cựu binh cũng sẽ bị trì hoãn. Các đơn xin cấp visa và hộ chiếu cũng không được xử lý. Tuy nhiên, các hoạt động thiết yếu, như kiểm soát không lưu, an ninh quốc gia hay năng lượng vũ khí hạt nhân vẫn sẽ được tiếp tục.
Theo dự đoán của hãng nghiên cứu IHS, khi Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần vào ngày 1/10, nền kinh tế số một thế giới sẽ bị thiệt hại ít nhất 300 triệu USD mỗi ngày do sản lượng kinh tế sụt giảm. Đây chỉ là một phần nhỏ với nền kinh tế 15.700 tỷ USD. Tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ gia tăng nếu tình trạng đóng cửa kéo dài, khiến niềm tin và chi tiêu của các doanh nghiệp, người tiêu dùng suy giảm.
Trước đó, IHS dự đoán GDP Mỹ sẽ tăng 2,2% trong quý IV năm nay so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu Chính phủ bị đóng cửa trong một tuần, tốc độ này sẽ chỉ còn 2%. Còn nếu tình hình này kéo dài tới 21 ngày như năm 1996, tăng trưởng sẽ giảm khoảng 0,9% – 1,4%, theo Guy LeBas – chiến lược gia trưởng các công cụ sinh lời cố định tại Janney Montgomery Scott.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Chính phủ Mỹ bị đóng cửa. Họ đã rơi vào tình trạng này 17 lần kể từ năm 1977, theo Bloomberg. Trong đó, thời gian ngắn nhất là một ngày và dài nhất là 21 ngày (năm 1996).
Thùy Linh (VnExpress)
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/80101/chinh-phu-my-dong-cua/2013/10
======================================================================
Tối 30/9 (giờ Mỹ), bản ngân sách thứ 3 của Hạ viện được trình lên Thượng viện Mỹ, bổ sung điều kiện loại bỏ trợ cấp y tế cho các nghị sĩ, nhân viên Quốc hội và Tổng thống. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy một tiếng sau, nó đã bị Thượng viện bác bỏ và gửi trả về. Hạ viện đã kêu gọi đàm phán giữa đại diện hai đảng trong Quốc hội.
Tuy nhiên, sau cuộc tranh luận gay gắt kéo dài nhiều giờ đồng hồ, cả hai bên đã không đạt được thỏa thuận về vấn đề ngân sách trước ngày 1/10. CNN đưa tin Chính phủ Mỹ sẽ chính thức đóng cửa từ 12 giờ 01 phút ngày 1/10. Chính phủ sẽ hoạt động trở lại ngay khi vấn đề ngân sách được Quốc hội thống nhất.
Hệ quả của việc này là vài giờ tới, khoảng 800.000 công chức sẽ phải dừng việc vô thời hạn. Trong đó, một nửa là nhân viên Bộ Quốc phòng. Các công viên quốc gia và bảo tàng Smithsonian tại Washington sẽ phải đóng cửa. Lương hưu và trợ cấp cho cựu binh cũng sẽ bị trì hoãn. Các đơn xin cấp visa và hộ chiếu cũng không được xử lý. Tuy nhiên, các hoạt động thiết yếu, như kiểm soát không lưu, an ninh quốc gia hay năng lượng vũ khí hạt nhân vẫn sẽ được tiếp tục.
Theo dự đoán của hãng nghiên cứu IHS, khi Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần vào ngày 1/10, nền kinh tế số một thế giới sẽ bị thiệt hại ít nhất 300 triệu USD mỗi ngày do sản lượng kinh tế sụt giảm. Đây chỉ là một phần nhỏ với nền kinh tế 15.700 tỷ USD. Tuy nhiên, ảnh hưởng này sẽ gia tăng nếu tình trạng đóng cửa kéo dài, khiến niềm tin và chi tiêu của các doanh nghiệp, người tiêu dùng suy giảm.
Trước đó, IHS dự đoán GDP Mỹ sẽ tăng 2,2% trong quý IV năm nay so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu Chính phủ bị đóng cửa trong một tuần, tốc độ này sẽ chỉ còn 2%. Còn nếu tình hình này kéo dài tới 21 ngày như năm 1996, tăng trưởng sẽ giảm khoảng 0,9% – 1,4%, theo Guy LeBas – chiến lược gia trưởng các công cụ sinh lời cố định tại Janney Montgomery Scott.
Đây cũng không phải lần đầu tiên Chính phủ Mỹ bị đóng cửa. Họ đã rơi vào tình trạng này 17 lần kể từ năm 1977, theo Bloomberg. Trong đó, thời gian ngắn nhất là một ngày và dài nhất là 21 ngày (năm 1996).
Thùy Linh (VnExpress)
nguồn:http://www.danchimviet.info/archives/80101/chinh-phu-my-dong-cua/2013/10
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001