Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2009

Hoàng Việt - Bàn về 1,5 tỷ đô la ODA Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam

Hoàng Việt - Bàn về 1,5 tỷ đô la ODA Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam 



Hoàng Việt
Bài viết được gửi lên Dân Luận dưới dạng phản hồi bài "Nhật viện trợ 1,5 tỷ USD cho Việt Nam trong năm tài khóa 2009 (ATP)", chúng tôi xin được tách riêng để giới thiệu tới độc giả. Tựa đề do Ban Biên Tập Dân Luận đặt...
Không có bạn hay kẻ thù vĩnh viễn, mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn!
Chính sách của một nước được xây dựng trên cơ sở lợi ích quốc gia của nước đó. Một chính khách nổi tiếng từng nói một câu đã trở thành kinh điển: không có bạn hay kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn. Hiểu điều đó thì mới giải thích được vì sao Mỹ đổ người đổ của vào cuộc chiến tranh hao tốn nhất đối với nước Mỹ, rồi bất chấp tất cả lại phải rút ra khỏi cuộc chiến tranh đó, lạnh lùng để mặc đồng minh sụp đổ; vì sao Mỹ lãnh đạo thế giới tự do nhưng khi cần vẫn ủng hộ, giúp đỡ các chế độ độc tài khắp 5 châu , kể cả các tổ chức khủng bố hồi giáo Ả Rập, sau này là kẻ thù của Mỹ.
Về mặt ý thức hệ, Mỹ, Nhật, Châu Âu chẳng ưa gì chế độ chính trị ở Việt Nam, nhưng vì lợi ích quốc gia các nước này lại muốn một nước VN mạnh, ổn định và có quan hệ tốt với họ để giữ ổn định khu vực và hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Họ muốn như vậy kể cả nước Việt Nam ấy là Cộng Sản (tất nhiên nếu Việt Nam có chế độ chính trị giống họ thì với họ là lý tưởng rồi); đồng thời họ đánh giá chính quyền VN mạnh, ổn định, có vai trò đối với hòa bình và an ninh trong khu vực. Thế nên họ mới mong muốn tăng cường quan hệ, cấp ODA, mở rộng hợp tác với VN về mọi mặt, kể cả quốc phòng, an ninh. Một số nước như Nhật, Pháp, Đức, Úc còn coi Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện nữa chứ. Nhớ lại vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, ông Thiệu và một số chính khách Miền Nam lúc bấy giờ thường nói với Mỹ: các ông hèn thì cứ rút quân, nhưng ít nhất các ông cũng phải duy trì viện trợ để chúng tôi tiếp tục chiến đấu với CS. Mỹ có chịu nghe đâu. Hơn 1 tỷ USD viện trợ quân sự mà chính quyền VNCH mong muốn nhận được chẳng nghĩa lý gì so với số tiền Mỹ bỏ ra để chi cho cuộc chiến với sự tham gia của nửa triệu lính Mỹ và 1 triệu lính VNCH. Lý do đơn giản là Mỹ đã quyết giải kết và đánh giá VNCH sẽ sụp đổ nên chỉ viện trợ nhỏ giọt cho đỡ mang tiếng với đồng minh trên thế giới mà thôi.
Cũng với lập luận tương tự, ta có thể hiểu vì sao nước Mỹ, được nhiều người coi là quê hương của tự do và dân chủ, sau khi vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam tòa xảy ra lại vẫn cứ hoan nghênh những thay đổi, những tiến bộ kinh tế, những tiến bộ về vấn đề tự do tôn giáo ở VN (chính lãnh đạo hay đại diện chính quyền Mỹ nói chứ không phải người viết những dòng này nói đâu nhé) và khi cần thiết lắm thì cũng chỉ "bày tỏ quan tâm"; Mỹ lại sắp đón hết lãnh đạo này lãnh đạo khác của CS, vẫn cứ cho CS mở thêm Tổng lãnh sự ở Houston bất chấp sự phản đối ầm ĩ và kiên trì của các hội đoàn này nọ (ở đây tôi nói đến thái độ của chính quyền MỸ, còn mấy ông bà nghị sĩ thì nói gì chẳng được chỉ vì mục đích duy nhất của họ là tranh thủ sự ủng hộ của cử tri gốc Việt, và nếu chỉ có vài nghị sĩ nói thì chính quyền cũng chẳng chịu nghe). Chính trị nó thế. Thiếu hiểu biết, thiếu thông tin lại nhìn vấn đề theo mong muốn chủ quan của mình thì đến Mỹ bây giờ cũng có thể bị chê là hèn lắm đấy!
Ngoài ra cũng cần thấy rằng trên đời này chẳng có ai cho không ai cái gì. ODA một phần quan trọng là cho vay, dù là vay ưu đãi. Có vay thì phải có trả, cả vốn lẫn lãi, đó là lẽ thường tình, trừ khi nước đi vay khó quá thì nước hay định chế tài chính cho vay có thể dãn nợ, xóa nợ.
Nhưng kể cả ODA cho không, thì đó cũng vì lợi ích của nước cung cấp ODA. Qua ODA mà họ tiêu thụ được hàng hóa, máy móc thiết bị, chất xám, lao động...
Năm nay Nhật tăng ODA cho VN lên mức cao chưa từng thấy từ trước tới nay (1,5 tỷ $) cũng cơ bản là vì nhưng lý do đã nói ở trên. Ngoài ra cũng cần thấy rằng trên đời này chẳng có ai cho không ai cái gì. ODA một phần quan trọng là cho vay, dù là vay ưu đãi. Có vay thì phải có trả, cả vốn lẫn lãi, đó là lẽ thường tình, trừ khi nước đi vay khó quá thì nước hay định chế tài chính cho vay có thể dãn nợ, xóa nợ.
Nhưng kể cả ODA cho không (như Mỹ cho VNCH hay Nga Sô, Trung cộng cho VNDCCH trước đây) cũng vì lợi ích của nước cung cấp ODA. Qua ODA mà tiêu thụ được hàng hóa, máy móc thiết bị, chất xám, lao động (cũng là cách thu lại một phần quan trọng số tiền đã cho (hoặc cho vay), cũng có thể coi đây là "gói kích cẩu" nho nhỏ cho cả 2 bên trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay). Qua ODA mà tăng cường được ảnh hưởng nhiều mặt, không chỉ về kinh tế. Nhưng điều quan trọng hơn là ODA là phương tiện mở đường để doanh nghiệp của nước cấp ODA có thể làm ăn lâu dài trên quy mô ngày càng lớn hơn với nước nhận ODA (ông Đại sứ Nhật có ám chỉ điều này trong bài trả lời phỏng vấn). Trước đây Nhật bồi thường chiến tranh cho VNCH một phần bằng xe Honda và từ đó tạo ra thói quen dùng xe Honda của người Việt. Thói quen đó càng ngày càng phát triển mạnh mẽ cho đến tận bây giờ. Thế mới biết cái lợi của ODA lớn thế nào. Đúng là 1 vốn 4 lời! Thế mới có chuyện nước A nhận ODA của nhiều nước khác giàu hơn, nhưng lại sẵn sàng dùng ngân sách để cung cấp ODA cho vài nứoc bạn bè hay đối tác nào đó, khi xét thấy cần (và tất nhiên có lợi). VN cũng vậy thôi.
Tất nhiên ODA cũng rất quan trọng, thậm chí đôi khi có tính chất sống còn đối với nước nhận viện trợ nên người ta luôn mong dợi, luôn phải vận động, thuyết phục để có được. Ngoài cái lợi có thể cân đong đo đếm được còn có cái lợi về chính trị: người ta giàu có, thiếu gì người vồ vập. Vậy anh phải thế nào người ta mới chơi với, mà không chỉ chơi với mà còn "bao" anh nữa chứ. Nói thế không có nghĩa là không có ODA bị "nhã nhặn" từ chối vì điều kiện quá nặng nề.
Năm ngoái sau khi nổ ra vụ ông Sĩ gì đó ở Sai Gòn bị Nhật Bổn tố cáo nhận hối lộ trong dự án xa lộ đông tây sử dụng ODA của họ, ông Bùi Tín ở Paris phán như đinh đóng cột: Nhật sẽ không nối lại ODA... Ông Đại sứ Nhật tại Hanoi nói thế thôi chứ quyết định là ở chính phủ Nhật. 2-3 tuần sau, 2 bên ký tắt gói ODA đầu tiên trị giá những hơn 800 triệu $. Lần này dể rồi xem ông Bùi Tín có đúng không khi ông tiên đoán: 3 năm nữa CS sẽ sụp đổ (bây giờ đã được hơn 1 năm rồi). Người viết mấy chữ này bảo không phải. Xin các bác làm trọng tại hộ nhé. Cám ơn.
Hoàng Việt
PS: nếu bác nào có phản hồi những ý kiến trên thì xin bám vào nội dung và câu chữ chứ đừng lạc đề, chuyện no xọ chuyện kia hoặc như ngày xưa ở Bắc kỳ mấy bà mất gà cứ đi chửi khắp làng cho hả giận. Rất hân hạnh được trao đổi tiếp.
tqvn2004 gửi hôm Thứ Sáu, 11/09/2009          
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20090911/hoang-viet-ban-ve-15-ty-do-la-oda-nhat-ban-tai-tro-cho-viet-nam
======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001