Băn khoăn công lý
Đôi lời: Thật quá đỗi ngạc nhiên khi chỉ mới đọc ngay mấy lời mở đầu bài viết này: “Chuyện
nào ra chuyện ấy. Dương Tự Trọng đã vi phạm pháp luật và phải chịu
trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tâm thế của ông tại toà và tình yêu thương vô điều kiện mà ông dành cho anh trai đã thật sự làm lay động lòng người.”
“Ngạc nhiên”
bởi tại sao từ một “đại án”, vừa có quyết định khởi tố một án khác, báo
hiệu rất có thể sẽ trở thành “siêu án”, mà đã có người như thể quá ngây
thơ, mang chuyện “đạo lý” ra để (vô tình?) khỏa lấp bớt tội trạng, thậm
chí lọt người lọt tội, và sự lên án rất cần có của công luận cho một,
thậm chí nhiều can phạm?
Để cho rõ
hơn, khỏi có ai còn “vô tư” nữa, xin hỏi thẳng ngay rằng tại sao chỉ
nghĩ là Dương Tự Trọng trở thành đồng phạm trong vụ Dương Chí Dũng bỏ
trốn chỉ là vì “tình cố nhục sâu nặng”? Sao không nghĩ rằng đã
có cả một ‘băng nhóm” từ lâu, liên kết giữa những kẻ nắm quyền lực, pháp
luật, với kẻ nắm tiền bạc, được gia cố vững bền bằng “tình anh em”,
“tình đồng chí”, “đồng nghiệp”, “đồng hương”, … để thành “đồng bọn”? Bất
cứ ai trong “băng nhóm” này đều hiểu, nếu Dương Chí Dũng xộ khám vào
thời điểm đó, thì “chết cả nút!”, chứ chả có thứ “tình cốt nhục” nào cả?
Và khi kết thúc thứ “siêu án” kia, Dương Tự Trọng không phải chỉ vướng
tội danh, bản án như vừa qua?
Chính vì thế
mới có chuyện hàng loạt sĩ quan trung, cao cấp công an, dày dạn kinh
nghiệm, chứ không phải chỉ Dương Tự Trọng, theo như lời khai thì đã rất
dễ dàng, như … con trẻ, liều lĩnh lao vào một cuộc tổ chức trốn chạy cho
Dương Chí Dũng; thừa biết rằng mình sẽ phải đối mặt với nguy hiểm tột
cùng, mà vẫn làm. Họ là những:
Vũ Tiến Sơn
(phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an
TP Hải Phòng, Hoàng Văn Thắng (cán bộ phòng cảnh sát điều tra tội phạm
về môi trường, Công an TP Hải Phòng), Nguyễn Trọng Ánh (cán bộ Phòng
Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP Hải Phòng), và
rất có thể còn nữa. Những người này giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn là bởi
cái “tình” gì?
Hay là tác giả bài này sẽ còn viết tiếp, ngợi ca “tình đồng chí”, hay “tình chiến hữu”, “tình huynh đệ” … của Sơn, Thắng, Ánh?
Thế mà vẫn chưa hết khi phải bàn tới thứ triết lý mà tác giả đang biện minh rằng ở đây “pháp luật xung đột với đạo đức”, rằng nếu Dương Tự Trọng tố anh trai mình thì “đạo đức có còn không?”.
Vậy cứ thử tin là Dương Tự Trọng chỉ vì “tình cốt nhục” thôi, thì cái
gọi là “đạo đức” của tình cốt nhục đó có thể được dễ dàng ngồi xổm, chà
đạp lên trên đạo đức với toàn xã hội này hay không, khi cứu một người
anh ăn cắp, tàn phá hàng tỉ tỉ đồng tiền xương máu của dân nghèo, mà TS
Nguyễn Quang A mới đây phải thốt lên “sự thối nát không thể tưởng tượng nổi“? Có thứ “đạo đức” gì kỳ lạ vậy? Thật kinh ngạc cho thứ triết lý này!
Đó là còn
chưa bàn tới cái “đạo đức cộng sản” mà từ thuở khai sinh ra chủ thuyết
đó, người ta luôn nêu cao khẩu hiệu đặt quyền lợi cá nhân, gia đình phía
sau quyền lợi tập thể. Còn đâu nữa “Học tập và làm theo …”?
Và còn nhiều lắm những điều phải tranh luận chỉ trong một bài viết ngắn này!
BT
—-
Lao động6:43 AM, 13/01/2014
TS NGUYỄN SĨ DŨNG
Chuyện nào ra chuyện ấy. Dương Tự Trọng đã vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tâm thế của ông tại toà và tình yêu thương vô điều kiện mà ông dành cho anh trai đã thật sự làm lay động lòng người. Cho dù bị anh trai lôi kéo vào vòng lao lý, cho dù vì giúp anh mà phạm pháp, sự nghiệp bị đổ vỡ hoàn toàn, ông vẫn không hề oán hận, vẫn một mực thương xót cho anh.
Dương Chí Dũng có tội lỗi khi lôi kéo em trai mình vào vòng lao lý. Thế nhưng, Dương Tự Trọng quả thực lại có rất ít sự lựa chọn. Sự lựa chọn còn ít hơn khi nếu bị bắt và bị xét xử, người anh có thể sẽ phải đối mặt với án tử hình. Từ chối trợ giúp sẽ không vi phạm pháp luật. Tố giác còn có thể được thưởng. Nhưng làm như thế thì tình cốt nhục, đạo đức có còn hay không? Đặc biệt, trong một gia đình mà tình cốt nhục sâu nặng như họ Dương thì làm như thế rõ ràng là không thể!
Pháp luật xung đột với đạo đức là một điều rất không may. Bởi vì đạo đức mới chính là nền tảng quan trọng nhất của xã hội loài người. Đạo đức mới là cái làm cho cuộc sống tốt đẹp và trường tồn.
Cha ông ta xưa đã hiểu rất rõ điều này. Pháp luật xưa vì vậy đã từng cho phép người thân trong gia đình “giấu tội cho nhau”. Ngày nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền. Pháp luật trong một nhà nước pháp quyền – như Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ – phải tiệm cận được công lý. Nghĩa là, pháp luật phải được ban hành và áp dụng phù hợp với đạo lý, với lẽ phải và lương tri.
Hiến pháp mới có hiệu lực từ ngày 1.1.2014 (trước ngày toà tuyên phạt Dương Tự Trọng 18 năm tù) cũng giao nhiệm vụ cho toà án phải bảo vệ công lý: “Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý” (Khoản 3, Điều 102, Hiến pháp năm 2013). Thế nhưng, phạt nặng một người bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đạo lý của mình thì có bảo vệ được công lý hay không và có hợp hiến hay không? là điều làm chúng ta thật sự băn khoăn, quan ngại.
——-
Bổ sung, 21h20′, 13/1/2014: dưới đây xin đăng lại 37 phản hồi trong 12 giờ vừa qua trên báo Lao động:
Anh Ba - 09:02 PM – 13/01/2014
Vẫn là chuyện của ông mù sờ đít voi tả voi. Ông Dũng có thể viết dài
hơn tý nữa cũng được miễn sao nói chuyện phải có đầu có cuối để ông hiểu
thôi chứ mọi người không nghĩ như ông đâu. Anh em Dũng có tử tế như ông
nghĩ không, có đạo đức như ông nghĩ không, ông tự trả lời nhé!
Bùi Đức Khánh - 08:53 PM – 13/01/2014
Cốt nhục tình thâm cái gì. Vì sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp nên đâm hoảng mà làm càn thôi.
Quyết Thắng - 08:42 PM – 13/01/2014
Ông Tiến sĩ này càng viết nhiều, nói nhiều càng dở.
Nguyễn Nguyên - 08:06 PM – 13/01/2014
Bấy lâu tôi rất trân trọng phát biểu của ông TS Dũng, nhưng đọc bài
này thì tôi thất vọng. Trong XH bất kể tình thâm nào cũng phải trong
phạm vi luật pháp. Nếu làm theo ông thì các gia đình Cm sẽ trở thành gia
đình tội phạm hết. Ông TS Dũng này chắc biết hai anh em này đều có bồ
nhí, con riêng. Một ông lấy tiền nhân dân mua nhà cho bồ nhí. Một ông
coi thường luật pháp tiếp tay cho kẻ phạm pháp. Thế mà ông TS Quôc hội
cho là “cần hòa hợp đạo lý với luật pháp!!!?
Nguyễn Quốc Hùng - 08:00 PM – 13/01/2014
Ông tiến sĩ Dũng này chắc đậu tiến sĩ từ thời “…cho phép người thân
giấu tội cho nhau…”?!?. Thật khổ thân cho ” tấm bằng tiến sĩ ” của
ông!!!
Dao sắc - 07:56 PM – 13/01/2014
Việc ông Trọng bao che cho người anh để ông không khỏi áy náy về tình
cốt nhục và hợp đạo lý làm em. Nhưng việc tòa án kết tội ông Trọng vì
chuyện đó cũng là hợp với việc thực thi đúng pháp luật nhà nước đã ban
hành mà mọi người dân phải tôn trọng. Hai chuyện hoàn toàn khác nhau,Một
bên là chuyện cá nhân – Một bên là chuyện nhà nước.Chính vì hiểu điều
này mà Ông Trọng bình thản nhận bản án. Rất tiếc một người mang danh
tiến sĩ Dũng lại kém nhận thức đến như vậy
Nguyễn Bảo Nghiêm - 07:01 PM – 13/01/2014
Đạo lí của người đời là “ hại một người để cứu triệu người”. Còn đạo lí của TS Dũng là “ cứu một người để hại triệu người”.
bạch hưng hùng - 06:55 PM – 13/01/2014
Theo như tôi biết thì chúng ta hiện có khá nhiều người có quan hệ cha
con , anh , chị , em , bà con khác… làm trong bộ máy công quyền . Và
nếu cứ chiếu cố ” đạo lý ” kiểu ông Dũng nói thì đất nước , luật pháp đi
về đâu . Theo tôi , cần có những chế tài nghiêm khắc hơn khi để những
người có quan hệ máu mủ cùng làm trong hệ thống công quyền . Những người
cấp càng cao càng không được có người thân trong hệ này . Có như vậy
mới đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và tránh va chạm quyền lợi .
Nguyễn Thành Long - 05:14 PM – 13/01/2014
Vốn ngưỡng mộ ông Nguyễn Sĩ Dũng, tôi thật sự thất vọng với bài viết
này của ông. Phải chăng, quan điểm của ông đang cổ súy cho văn hóa gia
tộc cục bộ, cho sự che đậy lẫn nhau để xâm hại lợi ích của người ngoài?
Hy vọng rằng, đây chỉ là sai lầm nhất thời của ông.
lequang - 03:32 PM – 13/01/2014
Tiến sĩ này nên học lại tiếng việt về từ “Đạo lý” trong trường hợp này.
Nguyễn Minh Đức - 06:03 PM – 13/01/2014
Thưa ông tiến sĩ,nếu Dương Chí Dũng phạm tội cướp cửa giết người thì
Dương Tự Trọng cũng phải ra tay cứu giúp hả,Vậy nền tảng đạo đức ở đâu
thưa tiến sĩ?
Chinhdo - 04:54 PM – 13/01/2014
Nhận thức của tác giả bài báo đến đâu mà ca ngợi “tình anh em” của những kẻ hại Đảng, hại Nước, hại Dân này !
HẢI HÀ - 04:41 PM – 13/01/2014
Khó cho người đọc. Cả một DÂN TỘC hy sinh, một gia đình có nhiều
người làm các chức to lại để người nhà ăn cắp và ăn cướp, lại thông đồng
để cứu nhau. Tình và lý của TS nêu ra đều không đạt. Hãy nhìn bữa cơm
của các cháu học sinh miền núi mà một số nhà hảo tâm đang cố kiếm cho
các cháu một ít thịt trong các bữa ăn thì thấy gia đình này có nhiều tội
với DÂN, tình thương kiểu này không có chỗ đứng trong bối cảnh này của
đất nước. Xin lỗi Ông TS, tôi đọc mà không chấp nhận được.
lequang - 03:32 PM – 13/01/2014
Tiến sĩ này nên học lại tiếng việt về từ “Đạo lý” trong trường hợp này.
Vương Diện - 03:30 PM – 13/01/2014
Ông này hình như đang dọn đường cho ông em Nguyễn Sĩ Ngọc VICEM ở Ninh Bình (vừa rồi lùm xùm vụ bồ nhí treo cổ)
Khuất Diện - 03:19 PM – 13/01/2014
Không hiểu sao học vị tiến sỹ như ông Sỹ Dũng này chắc cũng ngang với
tiến sỹ Dương Chí Dũng. Chẳng phải vì tình nghĩa gì đâu, khi biết có
một cán bộ cao cấp trong Bộ CA mật báo thì cả nhóm lên kế hoạch cho Dũng
bỏ trốn vì tin rằng sẽ có gậy đỡ. Cấp dưới của Trọng cũng vậy. Tài cán
của Trọng ư? Hãy tự tìm hiểu ở HP.
Xuan quảng - 03:00 PM – 13/01/2014
Ông tiến sỹ này chắc không phải TS , hoặc giả bằng tiến sỹ mua , bởi
vậy mới có chuyện luật pháp thời nào mà lại cho “cho phép dấu tội cho
nhau”
nguoi biet it - 02:57 PM – 13/01/2014
Theo tác giả bài viết thì ông DTT đã chẳng hề cảm thấy áy náy khi đưa
thệm những người vô can vào đường dây cứu ông anh ruột, và làm cho họ
bị phạm tội, gia đình vợ con họ khổ sở? Đạo đức trong trường hợp này thể
hiện thế nào đây?
man - 02:28 PM – 13/01/2014
đọc bài này thấy buồn thêm vì suy nghĩ của một ông quan khác nữa
QuangPhong - 02:28 PM – 13/01/2014
Tôi không hiểu nổi sao Ông NG. Sỹ Dũng lại có bài viết thế này. Đạo
đức với ai? và Công lý với ai? cần phải phân biệt rõ. Chả lẽ đạo đức với
chính những người thân của Ta mà tàn nhẫn với người Ngoài. Đó là chưa
nói đến việc “Hai vợ, nhiều dòng con”. Nếu hiểu theo nghĩa Ông Sỹ Dũng
viết thì chắc e cổ vũ cho thứ “luật rừng” mà các băng nhóm đang sử dụng.
Buồn thay !!!
trần minh - 02:00 PM – 13/01/2014
mấy dòng chữ của ông Dũng tôi không hiểu ông này đang nói về cái gì,
và nói như thế để làm gì?Vậy là cách đây mấy ngày tòa tuyên án tử hình
tên cướp chặt tay cô gái ở cầu Phú Mỹ, những người có lương tâm chắc hẳn
rằng ai cũng lên án hành dã man, vô nhân tính của tên cướp và đồng
tình. Tuy nhiên mẹ và gia đình của tên cướp phản ứng một cách ghê gớm,
mẹ tên cướp còn nói ai bảo đeo hột xoàn chi để cho nó chặt. Công lý theo
ông Dũng có thể lý giải và chấp nhận được không? Ngô phải ra ngô khoai
TS ơi
hoang hoa - 01:43 PM – 13/01/2014
Ông Nguyễn Sĩ Dũng phải chăng đang muốn bao biện cho anh em nhà họ
Dương. Cả hai anh em đều giúp nhau phạm tội thì phải bị pháp luật xử như
nhau. Công lý phải công bằng. Bố Lê Văn Luyện chỉ de dấu cho con mà
cũng bị tòa xử tội. Dương Tự Trọng cũng mắc tội tương tự nhưng không
phải vì Trọng nguyên là công an mà giảm nhẹ tội cho Trọng. Chỉ do pháp
luật không được thực thi nghiêm minh từ lâu nên các quan chức đâm nhờn,
mới làm cho quan chức phạm tội đến dắt tay nhau vào tù như thế này.
văn kế - 01:37 PM – 13/01/2014
Tôi thật bàng hoàng khi xem bài viết của ông” tiến sĩ Dũng” và nghi
ngờ ông có phải là tiến sĩ hay không? Ong đang sống ở Việt Nam hay ở
ngoài hành tinh! Không ngờ một “tiến sĩ” lại viết một bài vô trách nhiệm
với dân với nước như vậy! Đây là một vết nhơ trong đời ông và là vết
nhơ cho lịch sử dân tộc Việt!!!
hoang anh - 01:24 PM – 13/01/2014
Tôi thấy câu: ‘pháp luật xung đột với đạo lý’ trong bài này thật ngớ ngẩn. Đạo lý nào lại bao che cho tội phạm.
thiemvu - 12:17 PM – 13/01/2014
Tác giả NSD ca ngợi cái tâm thế, đạo đức của DTT nhưng tác giả không
ngĩ sâu sa đó là đạo đức rởm. DTT đã bảo vệ đạo đức gia đình (cái chính
là lợi ích gia đình) và chà đạp lên đạo đức xã hội, đạo đức cộng đồng,
chẳng qua DTT có người bật đèn xanh nên cả nhóm ung dung cứu nhau mà ko
nghĩ sẽ bị phanh phui. Đạo dức gia đình họ dương mà Tiến sĩ Nguyễn Sỹ
Dũng nói là cái đạo đức đểu (vợ nọ con kia) là cả một sự tha hóa. Thật
buồn cho những nhận xét thiển cận của ông Tiến Sỹ Nguyễn Sỹ Dũng…
LÊ BÌNH - 12:16 PM – 13/01/2014
Những ý kiến của ông Dũng chỉ có thể có lý khi những chủ thể của vụ
án này là dân thường , tức là những người có nhận thức pháp luật và
trách nhiệm với pháp luật ở mức “đại chúng”! Ở vụ này cả 2 anh em ông
Dũng đều là quan chức cấp cao .Ông Trọng còn là sỹ quan CA cao cấp .Họ
là những thành phần hiểu luật và buộc phải có tránh nhiệm rất cao với
pháp luật nên họ ko thể được thông cảm bởi những hành vi giống “dân
thường” cho được!
Trần Đình Hòa - 11:37 AM – 13/01/2014
Mọi khi đọc những bài bình luận của Ông Sỹ Dũng về một sự kiện nóng
nào đó, tôi có cảm tình với ông nhiều bao nhiêu thì nay đọc bài báo này,
tôi lại thật sự thất vọng với ông bấy nhiêu. Giá mà ông đừng bình luận
gì thì…, hay ai đó đã “nhờ” ông để ông phải bị mọi người mất niềm tin
như vậy!
Trịnh Thanh - 11:33 AM – 13/01/2014
Bài viết này là của cá nhân ông Tiến sĩ – không phải ông phát ngôn
trên cương vị xã hội quan trọng ông đang đảm trách, nhưng ông N.S.Dũng
ơi, thiệt tình tôi thật ngạc nhiên với lập luận của ông. Nếu lập luận
như ông thì Bộ Luật hình sự của ta nên bỏ đi điều phạt tội người cố ý
che dấu tội phạm vì trong thực tế, “máu chảy ruột mềm”, nhiều người biết
người thân giết người , phạm tội ác nhưng cố ý che dấu hoặc không tố
giác tội phạm.Ủng hộ các ý kiến bạn đọc đã nêu.
anh - 10:56 AM – 13/01/2014
Tôi k đồng tình quan điểm của bài báo. Khi mà đạo lý vì một người thân phản bội tổ quốc sẽ nhuwthees nào?
long nguyên - 10:14 AM – 13/01/2014
Đã nói đến cốt nhục thì phải hy sinh cho nhau, mà hy sinh ở lĩnh vực
nào.Hy sinh cho bè cánh lấy tiền của dân, móc nối với tay chân xã hội
đen,để trốn thoát ,bao che một cách ngông cuồng, coi thường pháp luật
tức là coi thường chế độ xã hội này. Nhà nước này là của nhân dân của 90
triệu người chứ không phải nhà nước của họ Dương .
Phạm Văn Việt - 10:07 AM – 13/01/2014
Với cương vị của mình, ông TS viết mẩu luận này muốn gửi đến mọi
người thông điệp gì đây ? Muốn chạy tội cho anh em nhà Dũng – Trọng
chăng ? Ông là TS chuyên ngành gì vậy ?Ông có hiểu pháp luật của chúng
ta trong đó là rất thấu tình (đạo đức)và đạt lý (pháp luật) rồi không ?
Thuy nguyen - 10:04 AM – 13/01/2014
Tôi không hiểu Nguyễn Sĩ Dũng là tiến sỹ về nghành gì mà viết bài như
vậy – Quá ấu trĩ về khái niệm tình và lý – Luật pháp việt Nam đã tính
đến chuyện đó rồi chỉ có điều anh Dũng không chịu tìm hiểu hoặc có thể
đọc mà không hiểu – Với trình độ ” Tiến sỹ ” như vậy thì anh nên trả lại
bằng đi.ì
Đỗ Quang Đán - 09:31 AM – 13/01/2014
Cả một lũ tội phạm sâu dân, mọt nước kéo tay ra tòa, kéo cả cái gọi
là vọng tộc sụp đổ dưới đất mà ông TS vẫn như cảm phục, bảo là lay động
lòng người a? Mới hay người dân giờ thấy pháp luật chưa nghiêm với các
quan. Còn với dân oan khiên ngút trời như ông Chấn chả biết sẽ đến đâu?
Cứ bênh quan kiểu này thì luật pháp vẫn như có vùng cấm, vẫn có vùng
trời riêng cho quan chức hay sao? Báo LD sao lại tung bài viết này, quan
điểm , cách nhìn thế nào nhỉ?
T.A - 09:31 AM – 13/01/2014
Một ông tiến sỹ mà còn suy nghĩ kiểu này thì trách sao VN vẫn mãi lạc
hậu và xa rời thế giới văn minh. Còn những tư tưởng kiểu này thì mục
tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền vẩn chỉ nằm trên giấy. Buồn cho dân
tộc tôi.
Năm An Nhứt - 09:06 AM – 13/01/2014
Bài viết “Băn khoăn công lý” của TS Nguyễn Sĩ Dũng e rằng công luận
khó đồng tình! Con người ai cũng phải cân nhắc “tình” và “lý” khi giải
quyết mọi việc! Nhưng ở trường hợp ông Dương Tự Trọng không thể vì
“tình” mà xem nhẹ “lý”(luật) khi chính ông lại là người thi hành luật
(đạo lý) nhất là trong gia đình, một người làm “quan” nắm về “bộ hình”
(công an) lại có ông anh dựa quyền ý thế để tham nhũng mà không có lời
khuyên còn giúp bỏ trốn khi sắp bị bắt là điều khó chấp nhận!
Minh Anh - 08:56 AM – 13/01/2014
Không thể chấp nhận lập luận của ông Nguyễn Sĩ Dũng về việc đưa đạo
lý ra để bào chữa, biện minh cho án mà Dương Tự Trọng phải nhận. Nên nhớ
Dương Tự Trọng là cán bộ cấp cao ngành công an, những sai phạm của
Trọng rất nguy hại,không xử nghiêm sẽ có những sai phạm tương tự. Qua vụ
án, Dương Tự Trọng bộc lộ là một cán bộ không tốt, dung dưỡng câu kết
với phần tử tội phạm trốn truy nã, có con với người ngoài hôn nhân, dùng
quyền đưa đồng nghiệp cấp dưới vào vòng tội lỗi…
Đỗ Quang Dán - 08:41 AM – 13/01/2014
Ông TS viết bài báo này ơi ? Đạo đức & công lý ư? Ông bảo cái nào
ra cái ấy, nhưng ở xứ ta vẫn còn kia chuyện quan chức anh em kéo tay
nhau.Nghĩa là anh ngồi ghế này thì em ghế khác. Khi xì chuyện chả lẽ
ruột thịt ko xòe tay cứu nhau? Âu cũng là minh bạch chưa sáng, công khai
chưa tỏ, nên kê khai TS cho vui, còn khi vỡ ta mới thấy DCD mua tới 2
nhà cho người tình, mới lòi ra cái vụ giám đốc Vicem Tam Điệp bao chuyện
ê chề về tình táng, bồ nhí thì đạo đức, gia phong kéo sụp xuống chân
rồi!nguồn:http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2014/01/13/ban-khoan-cong-ly/
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001