Posted by basamnews on 31/10/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 30/10/2012
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, một sự kiện luôn được cho là có tác động tới mọi bức tranh chính trị, kinh tế và xã hội của thế giới, đang cận kề, khiến báo giới đưa ra rất nhiều những nhận xét, đánh giá và dự đoán khá khác nhau. Dưới đây là phần tổng hợp dư luận báo chí Mỹ kèm theo những dự đoán về cuộc bầu cử này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này khác hẳn cuộc bầu cử hồi năm 2008 vì nhiều lý do. Trước hết rõ ràng là trái với năm 2008, lần này có một tổng thống sẽ hết khả năng tái ứng cử, đó là ông Barack Obama, và vì vậy ông và các cộng sự đang phải cố làm một bản tổng kết thật khả dĩ về những thành quả trong nhiệm kỳ vừa qua để bảo đảm khả năng tái đắc cử của mình. Tuy nhiên, mọi việc không dễ dàng như thế vì những người thuộc đảng Cộng hòa đối lập của ông Mitt Romney cũng đã tìm đủ mọi chứng cứ đế chỉ trích bản tổng kết của Obama. Theo một cách nào đó thì cuộc bầu cử lần này là một cuộc trưng cầu ý dân về Barack Obama, còn cuộc bầu cử năm 2008 không phải là một cuộc trưng cầu ý dân về George W. Bush vì ứng cử viên Cộng hòa John McCain lúc ấy hoàn toàn không phải là “bản sao” của ông Bush.
Lý do thứ hai để nói rằng hai cuộc bầu cử khác nhau, liên quan đến những thách thức. Năm 2008, Mỹ đang ở thời điểm bắt đầu một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, lần này Mỹ đang gặp phải những khó khăn là hậu quả từ đó mặc dù các biện pháp đã được thông qua để cứu vãn nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng dường như hiệu quả chưa thật rõ ràng. Còn hơn cả năm 2008, cuộc khủng hoảng là trọng tâm của chiến dịch vận động bầu cử lần này. Bối cảnh quốc tế cũng đã tiến triển. Mỹ từ bỏ cam kết ở Irắc và sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Ápganixtan vào năm 2014. Mặc dù chính sách đối ngoại chỉ chiếm một vị trí thứ yếu, các nước như Trung Quốc và Ixraen vẫn được nhắc đến trong các cuộc tranh luận lần này. Và cũng khác với lần trước, lân này sự quan tâm của cử tri đến những cuộc tranh luận về văn hóa và xã hội như hôn nhân đồng giới cũng chiếm một vị trí rất quan trọng.
Về chiến dịch vận động bầu cử của ông Mitt Romney, người ta gọi ông là “diều hâu Mỹ” vì ông tỏ thái độ rất kiên quyết đối với Trung Quốc và ông coi việc tăng cường những khả năng quân sự của Mỹ để ngăn chặn sự hùng mạnh của Trung Quốc là cần thiết. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông thích chiến tranh và chính ông cũng thừa nhận rằng vấn đề Irắc và Ápganixtan vẫn còn rất nhạy cảm. Không phải là vô hại khi ứng cử viên đảng Cộng hòa hướng chiến dịch vận động tranh cử của mình vào những vấn đề kinh tế và xã hội, những vấn đề mà dựa vào đó ông có thể chỉ trích bản tổng kết của Obama. Tuy nhiên, ông phải đối mặt với hai vấn đề lớn. Thứ nhất là uy tín của ông như là “ứng cử viên của nhân dân” do tài sản của ông. Vấn đề này đã gây bất lợi cho ông trong vòng bầu cử sơ bộ năm 2012 cũng như 2008, khi đó ông đã bị John McCain, người gần gũi với nhân dân hơn, đánh bại. vấn đề thứ hai liên quan đến lập trường chính trị của ông trong đảng Cộng hòa. Romney được coi là một người ôn hòa và điều này có thể là một lợi thế để thu hút những lá phiếu của những người trung dung và độc lập là những lá phiếu chủ chốt trong cuộc bầu cử năm 2008 – nhưng lại đặt ông vào thế khó khăn trước cánh hữu trong đảng của ông, Chính vì thế mà ông đã có bên cạnh mình Paul Ryan như một người liên danh, hơi giống McCain đã làm như vậy với Sarah Palin cách đây 4 năm. Ryan đáng tin cậy hơn Palin, nhưng sự có mặt của ông đã buộc Romney phải giữ khoảng cách lớn giữa cánh hữu cứng rắn và phái hữu trung dung. Những người thuộc đảng Dân chủ không thể không lợi dụng điểm yếu này và nó có thể mang tính quyết định trong vài bang chủ chốt.
Sự khác nhau rất rõ rệt giữa hai ứng cử viên liên quan đến các vấn đề xã hội (nạo thai, hôn nhân đồng giới, nhập cư, di chuyển…) vẫn là một hằng số hoặc là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và luật hóa xã hội Mỹ.
Đúng như người ta đã nhận thấy một hố ngăn cách ngày càng lớn giữa dự án về xã hội của đảng Cộng hòa và dự án của đảng Dân chủ. Không nên coi đó là kết quả của một sự luật hóa xã hội Mỹ và nếu không có nó thì sự khác nhau này vẫn không tồn tại, mà sự xuất hiện các cuộc chiến tranh về văn hóa trong xã hội cũng góp mặt trong các cuộc tranh luận chính trị truyền thống về nền kinh tế. hoặc về một chủ nghĩa tự do hơn về kinh tế. Điều này không phải là mới mà là một xu hướng dường như ngày càng được nhấn mạnh trong mọi cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.
Những khẩu hiệu chính trong chiến dịch vận động tranh cử lần này, trong các chương trình của hai ứng cử viên, hầu như đều liên quan tới chủ nghĩa thực tế. Chủ nghĩa thực tế của Obama không phải là những lời hứa hẹn và hứa những ngày tốt đẹp nhất và không phủ nhận về qui mô của nhiệm vụ phải hoàn thành. Chủ nghĩa thực tế của Romney lại có một phương hướng khác, không hứa hẹn những điều thần kỳ. Có một sự lựa chọn thực sự về các phương hướng kinh tế và xã hội và phân biệt rõ ràng hai đự án chính trị. Tất nhiên, ảnh hưởng của đồng tiền và những chương trình quảng cáo tiêu cực đã làm lu mờ một chút hình ảnh về cuộc tranh luận này và mang hơi hướng của chủ nghĩa dân túy, nhưng cũng chẳng có gì mới cả. Các chiến dịch vận động tranh cử trước còn gay gắt hơn trên lĩnh vực này, nhất là khi những người Cộng hòa gây tổn hại đến tư cách công dân của Obama nhằm làm mất uy tín của ông và đưa cuộc tranh luận đến những lĩnh vực có lợi hơn cho họ.
Khi đề cập đến chính sách đối ngoại của Mỹ sau bầu cử, nhiều người đặt câu hỏi nếu như ông Mitt Romney thắng cử thì người ta có nên hy vọng là sẽ có sự thay đổi có ý nghĩa về chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Trung Đông và với phần còn lại của thế giới không? Các nhà phân tích cho rằng không hẳn như vậy. Một mặt ông Mitt Romney không có kinh nghiệm về chính sách đối ngoại và như vậy ông sẽ phải học cách tỏ ra kiên nhẫn về một số vấn đề nhạy cảm. Thực sự, trong những tuần qua, ông đã tỏ thái độ kiên quyết nhưng chủ yếu chỉ là để tạo cho mình một vẻ bề ngoài là “con người cứng rắn” mà ông nghĩ rằng nó sẽ rất cần thiết cho chức vụ mà ông đang hướng tới. Mặt khác, ông Romney sẽ không thể thay đổi được chính sách đối ngoại của Mỹ một cách có ý nghĩa mà không vấp phải những trở ngại, những sự ngáng đường ngay từ ban lãnh đạo Mỹ. về ngân sách, nếu ông muốn tăng phần cho lĩnh vực quốc phòng trong thời kỳ khủng hoảng; về chiến lược nếu ông gây tổn hại đến những cam kết như rút quân khỏi Irắc và Ápganixtan; về chính trị nếu ông quên đi công việc cần thiết đang chờ đợi ông về chính sách đối nội, thì chắc chắn cánh hữu trong đảng Cộng hòa sẽ không tha thứ cho ông về việc dành ưu tiên cho chính sách đối ngoại, nơi như trên đã nói, ông chưa có nhiều kinh nghiệm. Trái lại, người ta có thể hy vọng, trong trường hợp ông Romney thắng cử, một sự thay đổi nhận thức về nước Mỹ trên trường quốc tế, Nếu ông Obama bị chỉ trích về chính sách đối nội, như bất kỳ tổng thống đương nhiệm nào khác, thì ông vẫn rất được lòng dân ở bên ngoài. Hình ảnh một “người bạn của Ixraen” và một người hành động ngốc nghếch bất hạnh (sự chỉ trích của ông về việc tổ chức thế vận hội ở Luân Đôn, được công bố tại thủ đô của nước Anh) có nguy cơ đeo đẳng ông mãi mãi.
Vậy thì liệu ông Obama có cơ may có một nhiệm kỳ hai không? Nói thẳng ra thì cơ may ông Obama tái đắc cử nhiệm kỳ hai là lớn và vì thế, thời điểm hiện nay đang là khó khăn đối với ông Romney. Ít ai nghi ngờ rằng vị tổng thống sắp hết nhiệm kỳ sẽ ngồi ở Nhà Trắng thêm 4 năm nữa. Điều này chủ yếu là theo cách thức của cuộc bầu cử Mỹ, khác hẳn với cuộc bầu cử ở nước Pháp, nơi ông Nicolas Sarkozy đã không thể thuyết phục được các cử tri bầu cho ông nhiệm kỳ hai. Để được bầu làm tổng thống của nước Mỹ, cần phải giành được đa số phiếu của các đại cử tri và để làm được điều này thì ứng cử viên phải dẫn đầu một cách tối đa các bang đông dân và như vậy mới có được số đại cử tri cần thiết. Người chiến thắng trong mỗi bang sẽ giành được toàn bộ phiếu của các đại biểu tại bang đó. Vì người ta biết rằng một số bang là “đệ tử” của ứng cử viên này hay ứng cử viên kia thuộc hai đảng, chẳng hạn bang Texas chắc chắn sẽ bầu cho đảng Cộng hòa và bang Niu Yoóc sẽ bầu cho đảng Dân chủ, nên sự chú ý sẽ luôn hướng tới các bang có thể dao động sang bên này hoặc bên kia. Lần này, bang Ohio và Michigan dường như là các bang chủ chốt quyết định thắng lợi của ứng cử viên nào. Cũng giống như số phận của ông Sarkozy được quyết định chỉ trong 5 hoặc 6 tỉnh của nước Pháp. Ông Obama vẫn rất được lòng dân và điều đó sẽ khiến ông ở vào vị trí thuận lợi để có cơ may giành thắng lợi. Nhưng sức nặng cục bộ vẫn là chủ yếu và người ta vẫn nhớ là mặc dù bị mất lòng dân nghiêm trọng, ông George W. Bush vẫn dễ dàng được bầu lại vào năm 2004 đánh bại ông John Kerry.
Về bản tổng kết của ông Obama thì cần phân tích dưới hai góc độ khác nhau: chính sách đối nội và chính sách đối ngoại, về chính sách đối nội, Tổng thống Obama đã cứu vãn được ngành công nghiệp ôtô, và vì vậy tạo ra được nhiều công ăn việc làm, nhưng bản tổng kết của ông vẫn chưa đầy đủ về các cuộc cải cách lớn, nhất là về bảo hiểm y tế. Ông đã phải đối mặt với một tình hình khủng hoảng đặc biệt, và rõ ràng phe Cộng hòa có thể sử dụng điều đó để nói rằng ông vẫn chưa thực sự đấy mạnh được nền kinh tế. Dường như cũng nhận rõ điểm yếu này, nên ông Obama đã yêu cầu rõ ràng với người dân Mỹ là hãy để cho ông có thêm thời gian, về chính sách đối ngoại, ông Obama vừa không thất hứa về việc đóng cửa nhà tù Guantanamo, mà còn thực hiện được cam kết ở Irắc và Ápganixtan. Chiến dịch ở Libi đạt được kết quả và từ hai năm nay người ta được chứng kiến một sự “trở lại” của Mỹ tại Đông Nam Á. Cuối cùng, trùm khủng bố Osama Bin Laden đã bị tiêu diệt, kỳ tích mà George W. Bush đã không thực hiện được. Nhưng bản tổng kết của ông Obama vẫn còn phải bàn cãi về phương pháp thực hiện. Ý muốn của ông dành ưu tiên cho một quan điểm song phương về các vấn đề đã vấp phải sự phản đối của đảng Cộng hòa, và chắc chắn là nếu ông thắng cử vào tháng 11 tới thì nhiệm kỳ hai của ông sẽ thuận lợi hơn và ông sẽ ít tìm kiếm thỏa thuận hơn với các đối thủ của mình./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/10/31/1233-bau-cu-my-nhieu-thach-thuc-nhung-de-du-doan/#more-79872
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 30/10/2012
BẦU CỬ MỸ: NHIỀU THÁCH THỨC NHƯNG DỄ DỰ ĐOÁN
TTXVN (Niu Yoóc 27/10)Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, một sự kiện luôn được cho là có tác động tới mọi bức tranh chính trị, kinh tế và xã hội của thế giới, đang cận kề, khiến báo giới đưa ra rất nhiều những nhận xét, đánh giá và dự đoán khá khác nhau. Dưới đây là phần tổng hợp dư luận báo chí Mỹ kèm theo những dự đoán về cuộc bầu cử này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này khác hẳn cuộc bầu cử hồi năm 2008 vì nhiều lý do. Trước hết rõ ràng là trái với năm 2008, lần này có một tổng thống sẽ hết khả năng tái ứng cử, đó là ông Barack Obama, và vì vậy ông và các cộng sự đang phải cố làm một bản tổng kết thật khả dĩ về những thành quả trong nhiệm kỳ vừa qua để bảo đảm khả năng tái đắc cử của mình. Tuy nhiên, mọi việc không dễ dàng như thế vì những người thuộc đảng Cộng hòa đối lập của ông Mitt Romney cũng đã tìm đủ mọi chứng cứ đế chỉ trích bản tổng kết của Obama. Theo một cách nào đó thì cuộc bầu cử lần này là một cuộc trưng cầu ý dân về Barack Obama, còn cuộc bầu cử năm 2008 không phải là một cuộc trưng cầu ý dân về George W. Bush vì ứng cử viên Cộng hòa John McCain lúc ấy hoàn toàn không phải là “bản sao” của ông Bush.
Lý do thứ hai để nói rằng hai cuộc bầu cử khác nhau, liên quan đến những thách thức. Năm 2008, Mỹ đang ở thời điểm bắt đầu một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, lần này Mỹ đang gặp phải những khó khăn là hậu quả từ đó mặc dù các biện pháp đã được thông qua để cứu vãn nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, nhưng dường như hiệu quả chưa thật rõ ràng. Còn hơn cả năm 2008, cuộc khủng hoảng là trọng tâm của chiến dịch vận động bầu cử lần này. Bối cảnh quốc tế cũng đã tiến triển. Mỹ từ bỏ cam kết ở Irắc và sẽ rút quân hoàn toàn khỏi Ápganixtan vào năm 2014. Mặc dù chính sách đối ngoại chỉ chiếm một vị trí thứ yếu, các nước như Trung Quốc và Ixraen vẫn được nhắc đến trong các cuộc tranh luận lần này. Và cũng khác với lần trước, lân này sự quan tâm của cử tri đến những cuộc tranh luận về văn hóa và xã hội như hôn nhân đồng giới cũng chiếm một vị trí rất quan trọng.
Về chiến dịch vận động bầu cử của ông Mitt Romney, người ta gọi ông là “diều hâu Mỹ” vì ông tỏ thái độ rất kiên quyết đối với Trung Quốc và ông coi việc tăng cường những khả năng quân sự của Mỹ để ngăn chặn sự hùng mạnh của Trung Quốc là cần thiết. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông thích chiến tranh và chính ông cũng thừa nhận rằng vấn đề Irắc và Ápganixtan vẫn còn rất nhạy cảm. Không phải là vô hại khi ứng cử viên đảng Cộng hòa hướng chiến dịch vận động tranh cử của mình vào những vấn đề kinh tế và xã hội, những vấn đề mà dựa vào đó ông có thể chỉ trích bản tổng kết của Obama. Tuy nhiên, ông phải đối mặt với hai vấn đề lớn. Thứ nhất là uy tín của ông như là “ứng cử viên của nhân dân” do tài sản của ông. Vấn đề này đã gây bất lợi cho ông trong vòng bầu cử sơ bộ năm 2012 cũng như 2008, khi đó ông đã bị John McCain, người gần gũi với nhân dân hơn, đánh bại. vấn đề thứ hai liên quan đến lập trường chính trị của ông trong đảng Cộng hòa. Romney được coi là một người ôn hòa và điều này có thể là một lợi thế để thu hút những lá phiếu của những người trung dung và độc lập là những lá phiếu chủ chốt trong cuộc bầu cử năm 2008 – nhưng lại đặt ông vào thế khó khăn trước cánh hữu trong đảng của ông, Chính vì thế mà ông đã có bên cạnh mình Paul Ryan như một người liên danh, hơi giống McCain đã làm như vậy với Sarah Palin cách đây 4 năm. Ryan đáng tin cậy hơn Palin, nhưng sự có mặt của ông đã buộc Romney phải giữ khoảng cách lớn giữa cánh hữu cứng rắn và phái hữu trung dung. Những người thuộc đảng Dân chủ không thể không lợi dụng điểm yếu này và nó có thể mang tính quyết định trong vài bang chủ chốt.
Sự khác nhau rất rõ rệt giữa hai ứng cử viên liên quan đến các vấn đề xã hội (nạo thai, hôn nhân đồng giới, nhập cư, di chuyển…) vẫn là một hằng số hoặc là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và luật hóa xã hội Mỹ.
Đúng như người ta đã nhận thấy một hố ngăn cách ngày càng lớn giữa dự án về xã hội của đảng Cộng hòa và dự án của đảng Dân chủ. Không nên coi đó là kết quả của một sự luật hóa xã hội Mỹ và nếu không có nó thì sự khác nhau này vẫn không tồn tại, mà sự xuất hiện các cuộc chiến tranh về văn hóa trong xã hội cũng góp mặt trong các cuộc tranh luận chính trị truyền thống về nền kinh tế. hoặc về một chủ nghĩa tự do hơn về kinh tế. Điều này không phải là mới mà là một xu hướng dường như ngày càng được nhấn mạnh trong mọi cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.
Những khẩu hiệu chính trong chiến dịch vận động tranh cử lần này, trong các chương trình của hai ứng cử viên, hầu như đều liên quan tới chủ nghĩa thực tế. Chủ nghĩa thực tế của Obama không phải là những lời hứa hẹn và hứa những ngày tốt đẹp nhất và không phủ nhận về qui mô của nhiệm vụ phải hoàn thành. Chủ nghĩa thực tế của Romney lại có một phương hướng khác, không hứa hẹn những điều thần kỳ. Có một sự lựa chọn thực sự về các phương hướng kinh tế và xã hội và phân biệt rõ ràng hai đự án chính trị. Tất nhiên, ảnh hưởng của đồng tiền và những chương trình quảng cáo tiêu cực đã làm lu mờ một chút hình ảnh về cuộc tranh luận này và mang hơi hướng của chủ nghĩa dân túy, nhưng cũng chẳng có gì mới cả. Các chiến dịch vận động tranh cử trước còn gay gắt hơn trên lĩnh vực này, nhất là khi những người Cộng hòa gây tổn hại đến tư cách công dân của Obama nhằm làm mất uy tín của ông và đưa cuộc tranh luận đến những lĩnh vực có lợi hơn cho họ.
Khi đề cập đến chính sách đối ngoại của Mỹ sau bầu cử, nhiều người đặt câu hỏi nếu như ông Mitt Romney thắng cử thì người ta có nên hy vọng là sẽ có sự thay đổi có ý nghĩa về chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực Trung Đông và với phần còn lại của thế giới không? Các nhà phân tích cho rằng không hẳn như vậy. Một mặt ông Mitt Romney không có kinh nghiệm về chính sách đối ngoại và như vậy ông sẽ phải học cách tỏ ra kiên nhẫn về một số vấn đề nhạy cảm. Thực sự, trong những tuần qua, ông đã tỏ thái độ kiên quyết nhưng chủ yếu chỉ là để tạo cho mình một vẻ bề ngoài là “con người cứng rắn” mà ông nghĩ rằng nó sẽ rất cần thiết cho chức vụ mà ông đang hướng tới. Mặt khác, ông Romney sẽ không thể thay đổi được chính sách đối ngoại của Mỹ một cách có ý nghĩa mà không vấp phải những trở ngại, những sự ngáng đường ngay từ ban lãnh đạo Mỹ. về ngân sách, nếu ông muốn tăng phần cho lĩnh vực quốc phòng trong thời kỳ khủng hoảng; về chiến lược nếu ông gây tổn hại đến những cam kết như rút quân khỏi Irắc và Ápganixtan; về chính trị nếu ông quên đi công việc cần thiết đang chờ đợi ông về chính sách đối nội, thì chắc chắn cánh hữu trong đảng Cộng hòa sẽ không tha thứ cho ông về việc dành ưu tiên cho chính sách đối ngoại, nơi như trên đã nói, ông chưa có nhiều kinh nghiệm. Trái lại, người ta có thể hy vọng, trong trường hợp ông Romney thắng cử, một sự thay đổi nhận thức về nước Mỹ trên trường quốc tế, Nếu ông Obama bị chỉ trích về chính sách đối nội, như bất kỳ tổng thống đương nhiệm nào khác, thì ông vẫn rất được lòng dân ở bên ngoài. Hình ảnh một “người bạn của Ixraen” và một người hành động ngốc nghếch bất hạnh (sự chỉ trích của ông về việc tổ chức thế vận hội ở Luân Đôn, được công bố tại thủ đô của nước Anh) có nguy cơ đeo đẳng ông mãi mãi.
Vậy thì liệu ông Obama có cơ may có một nhiệm kỳ hai không? Nói thẳng ra thì cơ may ông Obama tái đắc cử nhiệm kỳ hai là lớn và vì thế, thời điểm hiện nay đang là khó khăn đối với ông Romney. Ít ai nghi ngờ rằng vị tổng thống sắp hết nhiệm kỳ sẽ ngồi ở Nhà Trắng thêm 4 năm nữa. Điều này chủ yếu là theo cách thức của cuộc bầu cử Mỹ, khác hẳn với cuộc bầu cử ở nước Pháp, nơi ông Nicolas Sarkozy đã không thể thuyết phục được các cử tri bầu cho ông nhiệm kỳ hai. Để được bầu làm tổng thống của nước Mỹ, cần phải giành được đa số phiếu của các đại cử tri và để làm được điều này thì ứng cử viên phải dẫn đầu một cách tối đa các bang đông dân và như vậy mới có được số đại cử tri cần thiết. Người chiến thắng trong mỗi bang sẽ giành được toàn bộ phiếu của các đại biểu tại bang đó. Vì người ta biết rằng một số bang là “đệ tử” của ứng cử viên này hay ứng cử viên kia thuộc hai đảng, chẳng hạn bang Texas chắc chắn sẽ bầu cho đảng Cộng hòa và bang Niu Yoóc sẽ bầu cho đảng Dân chủ, nên sự chú ý sẽ luôn hướng tới các bang có thể dao động sang bên này hoặc bên kia. Lần này, bang Ohio và Michigan dường như là các bang chủ chốt quyết định thắng lợi của ứng cử viên nào. Cũng giống như số phận của ông Sarkozy được quyết định chỉ trong 5 hoặc 6 tỉnh của nước Pháp. Ông Obama vẫn rất được lòng dân và điều đó sẽ khiến ông ở vào vị trí thuận lợi để có cơ may giành thắng lợi. Nhưng sức nặng cục bộ vẫn là chủ yếu và người ta vẫn nhớ là mặc dù bị mất lòng dân nghiêm trọng, ông George W. Bush vẫn dễ dàng được bầu lại vào năm 2004 đánh bại ông John Kerry.
Về bản tổng kết của ông Obama thì cần phân tích dưới hai góc độ khác nhau: chính sách đối nội và chính sách đối ngoại, về chính sách đối nội, Tổng thống Obama đã cứu vãn được ngành công nghiệp ôtô, và vì vậy tạo ra được nhiều công ăn việc làm, nhưng bản tổng kết của ông vẫn chưa đầy đủ về các cuộc cải cách lớn, nhất là về bảo hiểm y tế. Ông đã phải đối mặt với một tình hình khủng hoảng đặc biệt, và rõ ràng phe Cộng hòa có thể sử dụng điều đó để nói rằng ông vẫn chưa thực sự đấy mạnh được nền kinh tế. Dường như cũng nhận rõ điểm yếu này, nên ông Obama đã yêu cầu rõ ràng với người dân Mỹ là hãy để cho ông có thêm thời gian, về chính sách đối ngoại, ông Obama vừa không thất hứa về việc đóng cửa nhà tù Guantanamo, mà còn thực hiện được cam kết ở Irắc và Ápganixtan. Chiến dịch ở Libi đạt được kết quả và từ hai năm nay người ta được chứng kiến một sự “trở lại” của Mỹ tại Đông Nam Á. Cuối cùng, trùm khủng bố Osama Bin Laden đã bị tiêu diệt, kỳ tích mà George W. Bush đã không thực hiện được. Nhưng bản tổng kết của ông Obama vẫn còn phải bàn cãi về phương pháp thực hiện. Ý muốn của ông dành ưu tiên cho một quan điểm song phương về các vấn đề đã vấp phải sự phản đối của đảng Cộng hòa, và chắc chắn là nếu ông thắng cử vào tháng 11 tới thì nhiệm kỳ hai của ông sẽ thuận lợi hơn và ông sẽ ít tìm kiếm thỏa thuận hơn với các đối thủ của mình./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/10/31/1233-bau-cu-my-nhieu-thach-thuc-nhung-de-du-doan/#more-79872
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001