Posted by basamnews on 22/11/2012
South China Morning Post
Tác giả: Jonathan London
Người dịch: Huỳnh Phan
20-11-2012
Jonathan London nói rằng, lời kêu gọi thủ tướng từ chức chưa từng có trước đây, cho thấy quyền hành của người đứng đầu cũng có giới hạn.
Việc một đại biểu quốc hội Việt Nam công khai đối đầu với một thủ tướng đương nhiệm, cũng là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, được chiếu trực tiếp trên truyền hình quốc gia, đề nghị thủ tướng nên từ chức, không phải là việc xảy ra hàng ngày. Tuy nhiên, điều này đã xảy ra hồi tuần trước, khi đại biểu Dương Trung Quốc lên tiếng chống lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đó là cuộc nói chuyện thẳng thắn chưa từng có của một đại biểu quốc hội, là điều hiếm thấy ở Việt Nam. Và điều đó xác nhận thêm rằng sự phát triển chính trị của Việt Nam đã bước vào một giai đoạn khác thường, nếu như chưa rõ.
Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này là khoảng cách về lòng tin giữa những tiếng nói khác nhau ngày càng gia tăng trong bộ máy nhà nước và những người bào chữa cho tình trạng không thể biện hộ được, mà Thủ tướng Chính phủ là người tiêu biểu nhất.
Màn kịch tuần trước chỉ là sự việc mới nhất trong một chuỗi các diễn biến gần đây đã làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của ông Dũng.
Nhiều năm qua, ông Dũng đã bị chỉ trích vì các vụ bê bối tham nhũng nghiêm trọng, tín dụng mềm, hàng núi nợ xấu và nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nặng, trong khi các chính sách liên quan tới ông ta đã bị đổ lỗi là nguyên nhân làm cho lạm phát tăng cao, đầu tư nước ngoài sụt giảm, và gây trì trệ hoặc suy giảm mức sống.
Sáu tuần vừa qua không tốt lành đối với ông Dũng. Hồi tháng 10, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, Bộ Chính trị chính thức công bố việc sẵn sàng khiển trách ông Dũng, chỉ để Trung Ương đảng bác bỏ, thay vào đó, khẳng định Bộ Chính trị phản ánh những thiếu sót tập thể.
Kết quả là, điều đó đã thúc đẩy Thủ tướng đưa ra lời xin lỗi công khai, chưa từng thấy kể từ thập niên 1950. Từ đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay thế ông Dũng giữ chức vụ đứng đầu cơ quan chống tham nhũng quốc gia, trong khi nhiệm vụ giám sát các tập đoàn nhà nước của ông cũng đã bị giảm gần một nửa.
Trong khi đó, một nhóm các nhân vật quan trọng trong bộ máy nhà nước đã hợp lại với nhau, những người ở nước ngoài và trên mạng, đều cho rằng sự lãnh đạo và quản trị yếu kém đang thực sự gây nguy hiểm cho triển vọng của Việt Nam trong trung và dài hạn. Chẳng phải quá cường điệu khi nói rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự khủng hoảng lãnh đạo nghiêm trọng nhất kể từ khi hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất hồi cuối thập niên 1950.
Trong bối cảnh này, có lẽ thích hợp khi một sử gia chuyên nghiệp như ông Quốc đứng lên [chất vấn để mọi người] được nghe. Hành động của ông nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù quyền hành của các nhân vật cao cấp ở Việt Nam đã từng đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến trong lịch sử, quyền hành đó cũng có giới hạn của nó.
Hồi kịch này có thể là một dấu hiệu của niềm hy vọng. Chỉ với ban lãnh đạo có trách nhiệm mới có thể giúp Việt Nam vượt qua quá khứ khó khăn để vươn với một tương lai đầy hứa hẹn.
Jonathan D. London là giáo sư thuộc Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế tại Đại học TP Hồng Kông
Nguồn: South China Morning Post
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Huỳnh Phan
—
Mời xem bài liên quan: + 1383. Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; + 1385. GS Nguyễn Minh Thuyết: Văn hóa từ chức phải khởi đầu từ Thủ tướng; + 1387. Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác; + 1388. Lời nói suông không lọt được tai dân!; + 1393. Thủ tướng – Quyền lực có che khuất thuở hàn vi?
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/22/man-kich-ve-thu-tuong-viet-nam-la-dau-hieu-cua-niem-hy-vong-ve-su-thay-doi/#more-82566
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Màn kịch về Thủ tướng Việt Nam là dấu hiệu của niềm hy vọng về
sự thay đổi
Tác giả: Jonathan LondonNgười dịch: Huỳnh Phan
20-11-2012
Jonathan London nói rằng, lời kêu gọi thủ tướng từ chức chưa từng có trước đây, cho thấy quyền hành của người đứng đầu cũng có giới hạn.
Việc một đại biểu quốc hội Việt Nam công khai đối đầu với một thủ tướng đương nhiệm, cũng là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, được chiếu trực tiếp trên truyền hình quốc gia, đề nghị thủ tướng nên từ chức, không phải là việc xảy ra hàng ngày. Tuy nhiên, điều này đã xảy ra hồi tuần trước, khi đại biểu Dương Trung Quốc lên tiếng chống lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đó là cuộc nói chuyện thẳng thắn chưa từng có của một đại biểu quốc hội, là điều hiếm thấy ở Việt Nam. Và điều đó xác nhận thêm rằng sự phát triển chính trị của Việt Nam đã bước vào một giai đoạn khác thường, nếu như chưa rõ.
Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng này là khoảng cách về lòng tin giữa những tiếng nói khác nhau ngày càng gia tăng trong bộ máy nhà nước và những người bào chữa cho tình trạng không thể biện hộ được, mà Thủ tướng Chính phủ là người tiêu biểu nhất.
Màn kịch tuần trước chỉ là sự việc mới nhất trong một chuỗi các diễn biến gần đây đã làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của ông Dũng.
Nhiều năm qua, ông Dũng đã bị chỉ trích vì các vụ bê bối tham nhũng nghiêm trọng, tín dụng mềm, hàng núi nợ xấu và nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ nặng, trong khi các chính sách liên quan tới ông ta đã bị đổ lỗi là nguyên nhân làm cho lạm phát tăng cao, đầu tư nước ngoài sụt giảm, và gây trì trệ hoặc suy giảm mức sống.
Sáu tuần vừa qua không tốt lành đối với ông Dũng. Hồi tháng 10, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, Bộ Chính trị chính thức công bố việc sẵn sàng khiển trách ông Dũng, chỉ để Trung Ương đảng bác bỏ, thay vào đó, khẳng định Bộ Chính trị phản ánh những thiếu sót tập thể.
Kết quả là, điều đó đã thúc đẩy Thủ tướng đưa ra lời xin lỗi công khai, chưa từng thấy kể từ thập niên 1950. Từ đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay thế ông Dũng giữ chức vụ đứng đầu cơ quan chống tham nhũng quốc gia, trong khi nhiệm vụ giám sát các tập đoàn nhà nước của ông cũng đã bị giảm gần một nửa.
Trong khi đó, một nhóm các nhân vật quan trọng trong bộ máy nhà nước đã hợp lại với nhau, những người ở nước ngoài và trên mạng, đều cho rằng sự lãnh đạo và quản trị yếu kém đang thực sự gây nguy hiểm cho triển vọng của Việt Nam trong trung và dài hạn. Chẳng phải quá cường điệu khi nói rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với sự khủng hoảng lãnh đạo nghiêm trọng nhất kể từ khi hậu quả của cuộc cải cách ruộng đất hồi cuối thập niên 1950.
Trong bối cảnh này, có lẽ thích hợp khi một sử gia chuyên nghiệp như ông Quốc đứng lên [chất vấn để mọi người] được nghe. Hành động của ông nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù quyền hành của các nhân vật cao cấp ở Việt Nam đã từng đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến trong lịch sử, quyền hành đó cũng có giới hạn của nó.
Hồi kịch này có thể là một dấu hiệu của niềm hy vọng. Chỉ với ban lãnh đạo có trách nhiệm mới có thể giúp Việt Nam vượt qua quá khứ khó khăn để vươn với một tương lai đầy hứa hẹn.
Jonathan D. London là giáo sư thuộc Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế tại Đại học TP Hồng Kông
Nguồn: South China Morning Post
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Huỳnh Phan
—
Mời xem bài liên quan: + 1383. Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; + 1385. GS Nguyễn Minh Thuyết: Văn hóa từ chức phải khởi đầu từ Thủ tướng; + 1387. Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác; + 1388. Lời nói suông không lọt được tai dân!; + 1393. Thủ tướng – Quyền lực có che khuất thuở hàn vi?
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/22/man-kich-ve-thu-tuong-viet-nam-la-dau-hieu-cua-niem-hy-vong-ve-su-thay-doi/#more-82566
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001