Lê Trung Thành
Bài 1: DỪNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CẢNG KÊ GÀ – TIÊU TÀN MỘT GIẤC MƠ HOA!
Với tham vọng xây dựng cảng nước sâu Kê Gà tại xã Tân Thành huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp nhôm khu vực Tây Nguyên Nam Trung bộ, Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) dự kiến vốn đầu tư ban đầu (thời giá 2007) khoảng 600 triệu USD cho giai đoạn 1: 3040 tỷ và giai đoạn 2: 6060 tỷ, bảo đảm cho loại tàu trọng tải 30.000- 50.000 DWT ra vào cảng. Họ cũng “phấn đấu” đến 2015 bốc xếp 10-15 triệu tấn (T)/năm và tới 2025, bốc xếp 25-30 triệu T/năm. Những chỉ tiêu này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt trong bản “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 có xét đến năm 2025” tại quyết định số 167/2007 QĐ-TTg ngày 1/11/2007.
Hy vọng sẽ đầu tư từ 11,8-15,6 tỷ USD trong giai đoạn 2007-2015, Vinacomin bồng bềnh trên mây xanh với kế hoạch sẽ sản xuất được 6-8,5 triệu T alumin (nhôm oxit) và 0,2- 0,4 triệu T nhôm tại 6 nhà máy chế biến alumin và 1 nhà máy điện phân nhôm đặt ở Đăknông và Lâm Đồng. Cũng vào thời điểm ấy, tuyến đường sắt Tây Nguyên đi từ Đăknông qua Bảo Lộc – Lâm Đồng về cảng Kê Gà có khổ rộng 1,435 m dài 270 km sẽ được thiết kế gấp gáp và tổ chức thi công một đường đơn và sau năm 2015, sẽ nâng thành đường đôi. Công suất vận chuyển giai đoạn 1 (đến năm 2015) khoảng 10-15 triệu T/năm và giai đoạn 2 (sau năm 2025) khoảng 25-30 triệu T/năm!
Sống giữa những con số ảo nhưng từ nguời ký quyết định phê duyệt đến những nguời được giao nhiệm vụ thực hiện đều mơ mộng chỉ dăm bảy năm nữa, ngành công nghiệp nhôm Việt Nam sẽ sánh vai với các cường quốc, chẳng khác gì Vinashin muốn đứng hàng thứ 5 thế giới trong ngành đóng tàu!
Sự hoang tưởng về số vốn khổng lồ của Vinacomin “sắp có” khiến bao người trong cuộc mờ mắt, tối mũi, không còn phân biệt được đâu là thật, đâu là giả bởi họ tin và buộc phải tin rằng “dự án khai thác bauxite Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng đã được mấy kỳ Đại hội ghi vào nghị quyết!”. Từ niềm tin vô tiền khoáng hậu ấy, họ đặt cả tương lai của Đại dự án bauxite Tây Nguyên vào sự giúp đỡ “chí tình” của đối tác số 1 là Tập đoàn công nghiệp nhôm Trung Quốc – Chalco thông qua những “văn kiện” ký giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam từ sau chuyến đi thăm Trung Quốc năm 2001 của ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Họ cũng quá tin vào khả năng huy động vốn, bằng kiểu phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường thế giới như Chính phủ đã từng vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin cuối năm 2005 quá dễ dàng. Mặt khác, khi chuẩn bị bản Quy hoạch năm 2007, ngành công nghiệp nhôm toàn cầu đang sôi sục, giá nhôm từ năm 2005-2008 thường ở mức 1,35-1,45 USD/1 pound, tức vào khoảng 2900-3150 USD/1T. Với giá cao ngất ngưởng này, Vinacomin tin sẽ có nhiều Tập đoàn của Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha… rầm rập kéo vào xin bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến alumin, xây dựng đường sắt và cảng Kê Gà… Trên thực tế, cũng có một số nhà đầu tư tới khảo sát, tỏ ý muốn hợp tác như tập đoàn Alcoa – Hoa Kỳ tại Đăknông.
Tới năm 2008, Vinacomin triển khai kế hoạch đấu thầu xâu dựng tổ hợp bauxite Tân Rai “lựa chọn” được nhà thầu Chalieco, một thành viên của Chalco. Sau đó, theo ý kiến chấp thuận của ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vinacomin giao hợp đồng xây dựng tổ hợp Nhân Cơ cho Chalieco dựa trên giá thắng thầu Tổ hợp Tân Rai.
Giữa lúc “bừng bừng khí thế”, dự án bauxite Tây Nguyên vấp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận xã hội. Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu bauxite Tây Nguyên từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi Việt Nam còn là thành viên khối SEV, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ với nhiều dẫn chứng cụ thể. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hai lần gửi thư cho lãnh đạo nhà nước, tiếp sau đó, là những bản kiến nghị của giới nhân sĩ, trí thức, các nhà xã hội học, dân tộc học cùng hàng ngàn người ký tên đồng lòng đòi dừng ngay dự án. Kết quả là, dự án Tân Rai và Nhân Cơ vẫn tiếp tục thi công nhưng thông qua chuyến đi thị sát của thường trực Bộ Chính trị Trương Tấn Sang, Bộ Chính trị đã chỉ đạo chỉ làm “thí điểm” Tân Rai và Nhân Cơ, tạm dừng xây dựng các nhà máy khác đồng thời không cho nước ngoài hợp tác đầu tư.
Ngay từ thời điểm đó, bản Quy hoạch năm 2007 đã bị phá vỡ về mặt lý thuyết.
Chờ ngoại viện không còn nữa, chờ vốn vay quốc tế gặp khó do đế chế Vinashin lâm vào cảnh khốn cùng do vung tay quá trán dẫn đến sự sụp đổ thảm hại. Vinacomin bắt đầu nao núng tinh thần. Không xây hàng loạt nhà máy ở Đăknông, Lâm Đồng như kế hoạch ban đầu thì chẳng bao giờ có tuyến đường sắt Tây Nguyên tốn gần 3 tỷ USD, không có sản lượng 10- 15 triệu T alumin thì xây dựng cảng Kê Gà với dự toán đã lên tới hơn 1 tỷ USD sẽ dẫn tới thua lỗ nghiêm trọng, làm tan rã mộng tưởng hoang đường của Vinacomin, nhưng đó cũng chỉ là “khúc nhạc dạo đầu” cho những phiền toái và hậu quả ngoài ý muốn của Vinacomin!
Trong bản Quy hoạch năm 2007, Chính phủ và Vinacomin chỉ chăm chăm vào việc xây dựng ngay tuyến đường sắt Tây Nguyên chọc xuống cảng Kê Gà (mặc dù biết Kê Gà không phải nơi thuận lợi để xây cảng nhưng lại là điểm kết nối thuận tiện nhất của toàn tuyến vận chuyển alumin tương lai). Họ không ngờ tới việc bản Quy hoạch khai thác và chế biến bauxite Tây Nguyên vĩ đại như vậy, từng làm vừa lòng ông bạn vàng và hấp dẫn bao kẻ thèm muốn nguồn bauxite 7-8 tỷ tấn của Việt Nam, lại bị mấy ông trí thức phá hủy toàn bộ!
Không làm đường sắt thì vận chuyển nguyên vật liệu và alumin theo lối nào, đường nào?
Vì vậy, mới có chuyện ông Hoàng Trung Hải phải đích thân mấy lần thị sát cùng bầu đoàn thê tử để chọn hướng tuyến đường bộ mới đi từ Nhân Cơ, Tân Rai về Kê Gà. Tiếp đó là phương án chữa cháy là từ hai nhà máy ấy theo quốc lộ 20, quốc lộ 51 về cảng Gò Dầu- Đồng Nai… như bây giờ.
Phương án này là phương án bổ sung, bất đắc dĩ nên họ đâu có đưa vào quy hoạch, đâu có tính trong giá thành sản phẩm. Trong lúc tiền đầu tư xây dựng hai tổ hợp Nhân Cơ và Tân Rai còn thiếu quá nhiều, chạy vạy mãi mới vay được 300 triệu USD của Citi Việt Nam thì lấy tiền đâu xây dựng đường mới hay sửa chữa đường cũ đang hư hỏng nặng nề để chuyên chở sản phẩm?
Loay hoay mãi, kêu gào mãi, Chính phủ và Bộ Tài chính, Bộ Công Thương mới đồng ý cho Vinacomin vay vốn làm đường 725 từ cửa nhà máy Tân Rai ra QL20 và đường 769 nối từ ngã ba Dầu Giây về Long Thành giáp QL51 với một quy chế thoáng, là Tập đoàn mẹ được khấu trừ trong 5 năm. Nhờ vậy, hai đoạn đường đang được cải tạo và nâng cấp sau mấy chục tháng nằm chờ vốn. Còn QL20, đoạn từ Bảo Lộc về ngã ba Dầu Giây được Tổng cục Đường bộ VN – Bộ Giao thông Vận tải sửa chữa, nâng cấp, giao cho Ban quản lý dự án 9 làm chủ đầu tư. Số tiền trên dưới 5000 tỷ đồng dành cho việc sửa chữa đường và hàng loạt cầu yếu, trọng tải thấp trên tuyến khó lòng thu hồi được từ Vinacomin vì dự án Tân Rai và Nhân Cơ không có lãi suất 10% như chỉ đạo ban đầu của ông Hoàng Trung Hải.
Chỉ cải tạo và nâng cấp đường cũ mà đi đã gặp nhiều khốn khó thì Vinacomin làm sao có vốn để mở đường mới nối Nhân Cơ với Tân Rai, nối Tân Rai với cảng Kê Gà?
Bởi vậy, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức công bố dừng việc chuẩn bị dự án xây dựng cảng Kê Gà là điều tất yếu phải xảy ra.
Tuy nhiên, những người có trách nhiệm trong dự án bauxite Tây Nguyên và Vinacomin vẫn loanh quanh, vòng vo chuyện chọn cảng nào thay thế cảng Kê Gà.
Điều đó, càng thể hiện sự yếu kém trong công tác điều hành và kiểm tra, giám sát dự án.
Quyết định ngừng dự án Kê Gà dẫu có muộn màng, vẫn còn kịp cho Bình Thuận chuyển đổi lại các phương án và kế hoạch phát triển du lịch, nghỉ dưỡng ở vùng ven biển Phan Thiết. Giải quyết những hậu quả, đền bù cho các dự án bỏ hoang 5- 6 năm rồi cũng sẽ xong nhưng với Vinacomin và Chính phủ, đây là sự thừa nhận thất bại một cách miễn cưỡng vì bản quy hoạch 2007 đổ vỡ chứng tỏ sự vội vã, hấp tấp và nông cạn của các tác giả lẫn người phê duyệt.
Bản quy hoạch mới do Bộ Công Thương soạn thảo và lấy ý kiến của nhiều bên liên quan được đệ trình từ gần cuối năm 2011 đến nay chưa thấy hồi âm.
Hiệu ứng “domino” từ cái chết yểu của dự án cảng Kê Gà làm tiêu tàn một giấc mơ hoa”!
L.T.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/45117
======================================================================
Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên
Với tham vọng xây dựng cảng nước sâu Kê Gà tại xã Tân Thành huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp nhôm khu vực Tây Nguyên Nam Trung bộ, Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) dự kiến vốn đầu tư ban đầu (thời giá 2007) khoảng 600 triệu USD cho giai đoạn 1: 3040 tỷ và giai đoạn 2: 6060 tỷ, bảo đảm cho loại tàu trọng tải 30.000- 50.000 DWT ra vào cảng. Họ cũng “phấn đấu” đến 2015 bốc xếp 10-15 triệu tấn (T)/năm và tới 2025, bốc xếp 25-30 triệu T/năm. Những chỉ tiêu này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt trong bản “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 có xét đến năm 2025” tại quyết định số 167/2007 QĐ-TTg ngày 1/11/2007.
Hy vọng sẽ đầu tư từ 11,8-15,6 tỷ USD trong giai đoạn 2007-2015, Vinacomin bồng bềnh trên mây xanh với kế hoạch sẽ sản xuất được 6-8,5 triệu T alumin (nhôm oxit) và 0,2- 0,4 triệu T nhôm tại 6 nhà máy chế biến alumin và 1 nhà máy điện phân nhôm đặt ở Đăknông và Lâm Đồng. Cũng vào thời điểm ấy, tuyến đường sắt Tây Nguyên đi từ Đăknông qua Bảo Lộc – Lâm Đồng về cảng Kê Gà có khổ rộng 1,435 m dài 270 km sẽ được thiết kế gấp gáp và tổ chức thi công một đường đơn và sau năm 2015, sẽ nâng thành đường đôi. Công suất vận chuyển giai đoạn 1 (đến năm 2015) khoảng 10-15 triệu T/năm và giai đoạn 2 (sau năm 2025) khoảng 25-30 triệu T/năm!
Sống giữa những con số ảo nhưng từ nguời ký quyết định phê duyệt đến những nguời được giao nhiệm vụ thực hiện đều mơ mộng chỉ dăm bảy năm nữa, ngành công nghiệp nhôm Việt Nam sẽ sánh vai với các cường quốc, chẳng khác gì Vinashin muốn đứng hàng thứ 5 thế giới trong ngành đóng tàu!
Sự hoang tưởng về số vốn khổng lồ của Vinacomin “sắp có” khiến bao người trong cuộc mờ mắt, tối mũi, không còn phân biệt được đâu là thật, đâu là giả bởi họ tin và buộc phải tin rằng “dự án khai thác bauxite Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng đã được mấy kỳ Đại hội ghi vào nghị quyết!”. Từ niềm tin vô tiền khoáng hậu ấy, họ đặt cả tương lai của Đại dự án bauxite Tây Nguyên vào sự giúp đỡ “chí tình” của đối tác số 1 là Tập đoàn công nghiệp nhôm Trung Quốc – Chalco thông qua những “văn kiện” ký giữa Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam từ sau chuyến đi thăm Trung Quốc năm 2001 của ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
Họ cũng quá tin vào khả năng huy động vốn, bằng kiểu phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường thế giới như Chính phủ đã từng vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin cuối năm 2005 quá dễ dàng. Mặt khác, khi chuẩn bị bản Quy hoạch năm 2007, ngành công nghiệp nhôm toàn cầu đang sôi sục, giá nhôm từ năm 2005-2008 thường ở mức 1,35-1,45 USD/1 pound, tức vào khoảng 2900-3150 USD/1T. Với giá cao ngất ngưởng này, Vinacomin tin sẽ có nhiều Tập đoàn của Úc, Mỹ, Nhật Bản, Tây Ban Nha… rầm rập kéo vào xin bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà máy chế biến alumin, xây dựng đường sắt và cảng Kê Gà… Trên thực tế, cũng có một số nhà đầu tư tới khảo sát, tỏ ý muốn hợp tác như tập đoàn Alcoa – Hoa Kỳ tại Đăknông.
Tới năm 2008, Vinacomin triển khai kế hoạch đấu thầu xâu dựng tổ hợp bauxite Tân Rai “lựa chọn” được nhà thầu Chalieco, một thành viên của Chalco. Sau đó, theo ý kiến chấp thuận của ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Vinacomin giao hợp đồng xây dựng tổ hợp Nhân Cơ cho Chalieco dựa trên giá thắng thầu Tổ hợp Tân Rai.
Giữa lúc “bừng bừng khí thế”, dự án bauxite Tây Nguyên vấp phải sự phản đối quyết liệt của dư luận xã hội. Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu bauxite Tây Nguyên từ đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi Việt Nam còn là thành viên khối SEV, đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ với nhiều dẫn chứng cụ thể. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hai lần gửi thư cho lãnh đạo nhà nước, tiếp sau đó, là những bản kiến nghị của giới nhân sĩ, trí thức, các nhà xã hội học, dân tộc học cùng hàng ngàn người ký tên đồng lòng đòi dừng ngay dự án. Kết quả là, dự án Tân Rai và Nhân Cơ vẫn tiếp tục thi công nhưng thông qua chuyến đi thị sát của thường trực Bộ Chính trị Trương Tấn Sang, Bộ Chính trị đã chỉ đạo chỉ làm “thí điểm” Tân Rai và Nhân Cơ, tạm dừng xây dựng các nhà máy khác đồng thời không cho nước ngoài hợp tác đầu tư.
Ngay từ thời điểm đó, bản Quy hoạch năm 2007 đã bị phá vỡ về mặt lý thuyết.
Chờ ngoại viện không còn nữa, chờ vốn vay quốc tế gặp khó do đế chế Vinashin lâm vào cảnh khốn cùng do vung tay quá trán dẫn đến sự sụp đổ thảm hại. Vinacomin bắt đầu nao núng tinh thần. Không xây hàng loạt nhà máy ở Đăknông, Lâm Đồng như kế hoạch ban đầu thì chẳng bao giờ có tuyến đường sắt Tây Nguyên tốn gần 3 tỷ USD, không có sản lượng 10- 15 triệu T alumin thì xây dựng cảng Kê Gà với dự toán đã lên tới hơn 1 tỷ USD sẽ dẫn tới thua lỗ nghiêm trọng, làm tan rã mộng tưởng hoang đường của Vinacomin, nhưng đó cũng chỉ là “khúc nhạc dạo đầu” cho những phiền toái và hậu quả ngoài ý muốn của Vinacomin!
Trong bản Quy hoạch năm 2007, Chính phủ và Vinacomin chỉ chăm chăm vào việc xây dựng ngay tuyến đường sắt Tây Nguyên chọc xuống cảng Kê Gà (mặc dù biết Kê Gà không phải nơi thuận lợi để xây cảng nhưng lại là điểm kết nối thuận tiện nhất của toàn tuyến vận chuyển alumin tương lai). Họ không ngờ tới việc bản Quy hoạch khai thác và chế biến bauxite Tây Nguyên vĩ đại như vậy, từng làm vừa lòng ông bạn vàng và hấp dẫn bao kẻ thèm muốn nguồn bauxite 7-8 tỷ tấn của Việt Nam, lại bị mấy ông trí thức phá hủy toàn bộ!
Không làm đường sắt thì vận chuyển nguyên vật liệu và alumin theo lối nào, đường nào?
Vì vậy, mới có chuyện ông Hoàng Trung Hải phải đích thân mấy lần thị sát cùng bầu đoàn thê tử để chọn hướng tuyến đường bộ mới đi từ Nhân Cơ, Tân Rai về Kê Gà. Tiếp đó là phương án chữa cháy là từ hai nhà máy ấy theo quốc lộ 20, quốc lộ 51 về cảng Gò Dầu- Đồng Nai… như bây giờ.
Phương án này là phương án bổ sung, bất đắc dĩ nên họ đâu có đưa vào quy hoạch, đâu có tính trong giá thành sản phẩm. Trong lúc tiền đầu tư xây dựng hai tổ hợp Nhân Cơ và Tân Rai còn thiếu quá nhiều, chạy vạy mãi mới vay được 300 triệu USD của Citi Việt Nam thì lấy tiền đâu xây dựng đường mới hay sửa chữa đường cũ đang hư hỏng nặng nề để chuyên chở sản phẩm?
Loay hoay mãi, kêu gào mãi, Chính phủ và Bộ Tài chính, Bộ Công Thương mới đồng ý cho Vinacomin vay vốn làm đường 725 từ cửa nhà máy Tân Rai ra QL20 và đường 769 nối từ ngã ba Dầu Giây về Long Thành giáp QL51 với một quy chế thoáng, là Tập đoàn mẹ được khấu trừ trong 5 năm. Nhờ vậy, hai đoạn đường đang được cải tạo và nâng cấp sau mấy chục tháng nằm chờ vốn. Còn QL20, đoạn từ Bảo Lộc về ngã ba Dầu Giây được Tổng cục Đường bộ VN – Bộ Giao thông Vận tải sửa chữa, nâng cấp, giao cho Ban quản lý dự án 9 làm chủ đầu tư. Số tiền trên dưới 5000 tỷ đồng dành cho việc sửa chữa đường và hàng loạt cầu yếu, trọng tải thấp trên tuyến khó lòng thu hồi được từ Vinacomin vì dự án Tân Rai và Nhân Cơ không có lãi suất 10% như chỉ đạo ban đầu của ông Hoàng Trung Hải.
Chỉ cải tạo và nâng cấp đường cũ mà đi đã gặp nhiều khốn khó thì Vinacomin làm sao có vốn để mở đường mới nối Nhân Cơ với Tân Rai, nối Tân Rai với cảng Kê Gà?
Bởi vậy, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức công bố dừng việc chuẩn bị dự án xây dựng cảng Kê Gà là điều tất yếu phải xảy ra.
Tuy nhiên, những người có trách nhiệm trong dự án bauxite Tây Nguyên và Vinacomin vẫn loanh quanh, vòng vo chuyện chọn cảng nào thay thế cảng Kê Gà.
Điều đó, càng thể hiện sự yếu kém trong công tác điều hành và kiểm tra, giám sát dự án.
Quyết định ngừng dự án Kê Gà dẫu có muộn màng, vẫn còn kịp cho Bình Thuận chuyển đổi lại các phương án và kế hoạch phát triển du lịch, nghỉ dưỡng ở vùng ven biển Phan Thiết. Giải quyết những hậu quả, đền bù cho các dự án bỏ hoang 5- 6 năm rồi cũng sẽ xong nhưng với Vinacomin và Chính phủ, đây là sự thừa nhận thất bại một cách miễn cưỡng vì bản quy hoạch 2007 đổ vỡ chứng tỏ sự vội vã, hấp tấp và nông cạn của các tác giả lẫn người phê duyệt.
Bản quy hoạch mới do Bộ Công Thương soạn thảo và lấy ý kiến của nhiều bên liên quan được đệ trình từ gần cuối năm 2011 đến nay chưa thấy hồi âm.
Hiệu ứng “domino” từ cái chết yểu của dự án cảng Kê Gà làm tiêu tàn một giấc mơ hoa”!
L.T.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/45117
======================================================================
Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên
Lê Trung Thành
Bài 2: TỔ HỢP BAUXITE NHÂN CƠ – CÁI BÁNH VẼ XƯƠNG XẨU?
Cái tên Đăk Nông được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần như thế bởi tầm quan trọng chiến lược của vùng đất chiếm 67% trữ lượng bauxite cả nước và có thể khai thác được 1,5 tỷ tấn! Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào vô tận dư sức đáp ứng nhu cầu cấp thiết của ngành công nghiệp nhôm Trung Quốc vì theo tính toán, nếu cứ khai thác với công suất lớn như trong chục năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, tới năm 2014, Trung Quốc sẽ cạn kiệt nguồn bauxite.
Được Chính phủ và Vinacomin chọn làm trung tâm khai thác và chế biến bauxite của Việt Nam, bản Quy hoạch năm 2007 đưa ra kế hoạch xây dựng các nhà máy alumin (nhôm oxit) Đăk Nông 1 (tức Nhân Cơ)… có công suất 0,3 – 0,6 triệu tấn/năm (T/năm) và Đăk Nông 2, 3, 4 đều có công suất từ 1,5 – 2 triệu T/năm trong giai đoạn đầu. Sau năm 2015 sẽ tăng lên 3 – 4 triệu T/năm theo sự phát triển của thị trường nhôm thế giới.
Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) làm chủ đầu tư xây dựng trước nhà máy alumin Nhân Cơ vừa được nâng công suất 100.000 T/năm lên 300.000 T/năm (năm 2006) và tới tháng 5/2008, lại được nâng lên 600.000T/năm. Dưới hình thức thành lập công ty cổ phần có vốn điều lệ 600 tỷ đồng do Vinacomin chiếm tỷ lệ góp vốn 83,33%, còn các doanh nghiệp sản xuất than trong Tập đoàn góp “chút chút” để có tên trong các cổ đông sáng lập, tạo thuận lợi cho các cổ đông có công ăn việc làm mới và chia lợi nhuận trong tương lai. Vào thời điểm 2008, Tập đoàn Alcoa Hoa Kỳ và một công ty của Úc đã thương thảo với Vinacomin, đồng ý góp 40% vốn xây dựng nhà máy Nhân Cơ 1 nên trong văn bản ngày 2/5/2008, Chính phủ đã “cho phép TKV thành lập công ty cổ phần với sự tham gia của công ty alumin nước ngoài với mức cổ phần không quá 40%, TKV giữ 51%, bán cổ phần ra công chúng 9%. Hàng năm, công ty cổ phần này nộp ngân sách nhà nước 10% lợi nhuận sau thuế của công ty”.
Một quyết định có lợi cho TKV và cũng là dịp thí điểm hợp tác với những ông trùm công nghiệp nhôm trên thế giới để rút kinh nghiệm cho các dự án chuẩn bị triển khai tại Đăk Nông. Cái bánh ngon nhất đã dành cho Vinacomin khiến ông Đoàn Văn Kiển tổ chức buổi ra mắt công ty cổ phần rất long trọng và đầy phấn khích ngay tại Đăk Nông – thủ phủ của ngành công nghiệp bauxite – nhôm vừa manh nha của Việt Nam.
Thế nhưng, khi vừa được ông Hoàng Trung Hải đồng ý cho Vinacomin giao gói thầu chính cho Chalieco dựa trên khung giá đấu thầu xây dựng nhà máy alumin Tân Rai vào ngày 17/9/2008 thì sóng gió nổi lên. Những lá thư thống thiết, những bản kiến nghị rạch ròi, những ý kiến phản biện sâu sắc tại các cuộc hội thảo và dư luận xã hội dẫn tới bản thông báo ý kiến của Bộ Chính trị ngày 24/4/2009 (văn bản số 245- TB/TW) ghi rõ: “Chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài” nên Alcoa rút chân khỏi Nhân Cơ và Tập đoàn luyện kim Vân Nam rút khỏi dự án Tân Rai.
Không có 40% vốn nước ngoài như thỏa thuận ban đầu, tổ hợp Nhân Cơ chỉ còn lại Vinacomin gánh chịu. Số vốn đầu tư hơn 680 triệu USD là khoản tiền quá lớn chưa rõ nguồn vay nên Chính phủ và Bộ Tài chính đồng ý cho Vinacomin phát hành trái phiếu nhưng không thành công. Mãi tới ngày 10/10/2011, khi quyết định số 44 TTg của Thủ tướng có hiệu lực, trong danh mục các dự án được Chính phủ xem xét bảo lãnh có ghi “các dự án đầu tư khai thác alumin và nhôm” thì Vinacomin mới tạm yên tâm thi công dự án Nhân Cơ đã được khởi công từ ngày 28/2/2010 với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Khi phê duyệt dự án, Vinacomin tính toán giá thành sản xuất 1 tấn alumin ở mức 254 USD và giá xuất khẩu là 372 USD. Mỗi năm, nhà máy thu về trên dưới 200 triệu USD. Tỷ lệ nội hoàn (hoàn vốn nội bộ) IRR là 10,45%. Có nghĩa là, với lãi suất hơn 120 USD một tấn, nhà máy sẽ thu hồi vốn sau gần 9 năm! So với đời dự án là 30 năm thì tổ hợp bauxite Nhân Cơ sẽ mang lại lợi nhuận lý tưởng cho Tập đoàn, cho đất nước, cho địa phương. Để minh chứng sự đóng góp của mình, “Vinacomin sẽ: nộp thuế xuất khẩu (coi như nộp ngân sách nhà nước) 200 tỷ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 287 tỷ, thuế tài nguyên 6,2 tỷ, thuế đất 1,9 tỷ và phí bảo vệ môi trường 110 tỷ. Số tiền thuế, tổng cộng 405 tỷ này Đăk Nông được thụ hưởng!”.
Người dân Đăk Nông hi vọng thị xã Gia Nghĩa trở thành thành phố có 200 ngàn dân nhờ công nghiệp nhôm – bauxite phát triển
Với tỉnh nghèo như Đăk Nông, số tiền trên là điều nằm mơ chưa bao giờ thấy nên nhiều người chờ mong ngày dự án Nhân Cơ xuất mẻ alumin đầu tiên chóng đến… Nhưng đã hai năm rồi, lời hứa cuối năm 2012 sẽ hoàn thành lại kéo dài tới giữa năm 2014, và cứ theo kinh nghiệm của Tân Rai thì qua năm 2015 dự án Nhân Cơ mới có thể hoạt động. Càng chậm tiến độ, tổng vốn đầu tư càng tăng mạnh. Nếu vào năm 2008, theo thời giá, số vốn cần khoảng 12.000 tỷ thì tới nay, phải điều chỉnh lên thành 17.000 tỷ tương đương 830 triệu USD, tăng 150 triệu USD. Các loại chi phí quản lý dự án, trả lãi tiền vay cùng tăng theo khiến chủ đầu tư lún sâu vào khó khăn, bế tắc không dễ gì tìm được cách tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ.
Cho đến tháng 1/2013, toàn dự án mới đạt 45% giá trị, nhiều hạng mục quan trọng chưa khởi động, chủ đầu tư mới giải ngân cho các nhà thầu khoảng 5000 tỷ đồng. Như vậy đã là một cố gắng lớn trong lúc Vinacomin đang nợ đầm đìa.
Tuy rằng sản phẩm alumin của Tổ hợp bauxite Nhân Cơ còn cả năm nữa mới ra lò (nếu thuận buồm xuôi gió), nhưng nỗi lo chi phí giá thành sản xuất cao, giá xuất khẩu thấp đang là bài toán hóc búa đến mức Vinacomin phải tính toán lại để báo cáo Chính phủ.
Nếu alumin Tân Rai phải chịu lỗ ngay trong quí 2/2013 thì Nhân Cơ còn cơ hội tìm biện pháp giảm thiểu lỗ thông qua các hợp đồng ký giữa Tân Rai và các khách hàng nước ngoài đồng thời nghiên cứu phương án vận chuyển sao cho có thuận lợi nhất mặc dù chặng đường từ Nhân Cơ về cảng Gò Dầu dài hơn từ Tân Rai 55-60 km.
Giữa lúc có nhiều ý kiến của các nhà kinh tế phân tích sự thua lỗ tất yếu của Tổ hợp bauxite Nhân Cơ và khuyến nghị Vinacomin dũng cảm đề nghị Chính phủ cho tạm dừng dự án thì các nhà lãnh đạo Vinacomin đã trả lời dứt khoát là không nên dừng. Họ vẫn tin tưởng vào giá alumin thị trường thế giới sẽ tăng lên 400 – 500 USD một tấn sau vài năm nữa. Bán được giá cao, Nhân Cơ sẽ có lãi và thu hồi vốn mấy chốc, ngoài ra còn mang lại nguồn lợi cho địa phương, tạo việc làm cho 1500 người lao động…
– Trong một năm, Tổ hợp bauxite Nhân Cơ tiêu thụ gần 500.000 T than cám 4B và than cục, tiền mua và vận chuyển đường biển từ Quảng Ninh tới cảng Gò Dầu – Đồng Nai khoảng 1.700 tỷ, phục vụ cho Nhà máy điện công suất 30MW và nhà máy Khí hóa than.
– Nhà máy alumin cần 52.000 T xút khô (NaOH rắn) để vận chuyển lên nhà máy dễ dàng, an toàn. Chi phí khoảng 200 tỷ. Nhà máy cũng cần 50.000 T vôi trị giá 100 tỷ, và 10.000 T đá vôi, khoảng 10 tỷ, cộng với 65 T axit sunfuric (H2SO4) loại 95% khoảng 2 tỷ. Tổ hợp cũng tiêu thụ 2.000 T dầu FO và 70 T dầu DO, khoảng 38 tỷ… Cộng chung là 2.050 tỷ.
– Nếu tính tiền vận chuyển bình quân 600.000 đồng/1 tấn, chi phí chở nguyên vật liệu chiều lên nhà máy hết khoảng 350 tỷ đồng.
Tổng cộng là 2.400 tỷ.
– Tổng mức đầu tư cho toàn dự án chốt giá 17.000 tỷ thì tạm tính lãi suất 6% năm, chủ đầu tư phải trả lãi khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Tính đời dự án là 30 năm thì chi phí khấu hao xấp xỉ 600 tỷ/năm. Hai loại chi phí này cộng thêm các loại thuế Vinacomin “dự định” nộp vào ngân sách nhà nước và địa phương hơn 600 tỷ nữa là 2.200 tỷ đồng.
– Khoản chi phí sản xuất, tuyển quặng bauxite, vận hành các nhà máy, trả lương… khoảng 2.000 tỷ đồng. Nếu chạy hết công suất, Tổ hợp Nhân Cơ xuất xưởng 600.000 T alumin thì phải cộng thêm 360 tỷ đồng tiền vận chuyển từ nhà máy về cảng Gò Dầu.
Cộng “tất tần tật” mấy khoản lớn ấy, chi phí một năm cho Tổ hợp Nhân Cơ xấp xỉ 7.000 tỷ đồng. Lúc ấy giá thành 1 T alumin sẽ… hơn 10 triệu đồng. Quy đổi ra USD, là gần 500 USD/T.
Cứ tạm cho lập luận của Vinacomin hôm nay là đúng (cho tương lai mấy năm nữa), giá 1T alumin sẽ là 450 USD, thì Nhân Cơ vẫn lỗ 50 USD/1T. Một năm, lỗ khoảng 30 triệu USD. Đã lỗ như thế Vinacomin tìm đâu ra tiền để trả nợ gốc???
Còn theo chiều hướng của nền kinh tế thế giới và của ngành công nghiệp nhôm toàn cầu thì nếu có hồi phục, 1T nhôm chỉ tăng thêm 15-25 % nữa. Lúc đó, cả Nhân Cơ và Tân Rai ngắc ngoải vì lấy đâu ra tiền để chống đỡ khoản lỗ lớn kéo dài năm này qua năm khác???
Chủ đầu tư – Vinacomin đang cố gắng bảo vệ quan điểm của mình trước dư luận bằng những ngôn từ chung chung, họ không dám công bố số liệu cần thiết để cho mọi người hiểu rõ thực hư. Những đám mây mù, vì thế cứ lởn vởn quanh hai dự án Nhân Cơ và Tân Rai khiến dư luận càng thiếu tin tưởng vì sự không minh bạch của nhiều doanh nghiệp nhà nước.
Hàng trăm ha càphê đang mùa thu hoạch bị đốn phá để giao đất cho dự án bauxite Nhân Cơ
Mấy hôm trước, có một thông tin ngắn nhưng rất “lãng mạn”, đó là giá 6 tấn alumin… mới bằng 1 tấn cà phê! Người dân các xã Nhân Cơ, Nghĩa Thắng huyện Đak R’Lấp đã tự tay mình chặt phá gần 600 trăm ha cà phê và gần 200 ha điều, hồ tiêu… đang mùa thu hoạch để giao cho Vinacomin xây dựng dự án. Họ rời khỏi bản làng, nương rẫy, tìm kế khác mưu sinh để góp phần xây dựng quê hương mau giàu có mau đổi thay, nhưng liệu Vinacomin đáp đền ân nghĩa ấy như thế nào nếu cứ làm ăn thua lỗ???
L.T.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/45164
======================================================================
Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên
Nào là dự án gây nhiều tranh cãi kéo dài nhất trong dư luận xã hội, dự án có số bài báo kiến nghị hội thảo… đề nghị “dừng” nhiều nhất, dự án được Nhà nước ưu ái nhất, nên phải tìm đường đi, nên phải “ứng” tiền làm đường, sửa cầu – đây là sự kiện chưa có tiền lệ trong ngành giao thông vận tải, chưa có dự án kinh tế nào được chăm bẵm đến thế… Nhưng, dự án bauxite “thí điểm” Tân Rai và Nhân Cơ lại chiếm kỷ lục về hiệu quả kinh tế “mù mờ” nhất, dự án lệ thuộc vào “toàn cầu hóa” nhiều nhất và xa vời nhất nên ông chủ đầu tư… loanh quanh nhất!
Mọi người đã biết rõ chuyện Vinacomin được vay tiền sửa chữa 18 km đường 725 từ cửa nhà máy Tân Rai ra ngã ba Lộc Sơn tiếp giáp quốc lộ 20 và hơn 30 km đường tỉnh 769 của Đồng Nai từ Dầu Giây về Long Thành. Số tiền gần 500 tỷ đồng này, Vinacomin phải chuyển cho Sở GTVT Lâm Đồng và Đồng Nai, tiền có sớm thì tiến độ thi công mới nhanh để có đường cho xe chạy. Riêng với tổ hợp bauxite Nhân Cơ, hướng đi đã có nhưng đường chưa “động đậy”. Trước kia, người ta định “dùng tạm” 13 km đường QL14 từ Nhân Cơ lên thị xã Gia Nghĩa rồi rẽ phải vào quốc lộ 28 tới thị trấn Quảng Khê huyện DakGlong rồi từ đó, theo QL 28 vào đường công vụ của Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 về Lộc Bắc – huyện Bảo Lâm ra QL20. Tuy nhiên UBND tỉnh ĐăkNông không chấp nhận phương án cho xe của Nhân Cơ băng qua thị xã nên đề nghị Bộ GTVT và Vinacomin làm đường mới từ Nhân Cơ tới Đạo Nghĩa đi Quảng Khê, dài hơn 40 km với kinh phí dự tính 600 tỷ đồng. Đường được thiết kế cho xe 40 tấn vận hành, mặt rộng 7,5 m. Dự án được phê duyệt từ tháng 10/2010 nhưng chưa có tiền nên vẫn “án binh bất động”.
Tại khu vực Tân Rai, con đường 725 đang sửa chữa nguyên là đường “dân sinh” thuần túy, nối các xã vùng sâu, xa của huyện Bảo Lâm với thành phố Bảo Lộc. Nếu lượng xe của nhà máy Tân Rai tăng nhanh sẽ gây nhiều hậu quả khôn lường, vì vậy, UBND tỉnh và Sở GTVT Lâm Đồng đề nghị mở đường mới phía Tây Bảo Lộc, xe của nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ sẽ đi vào đó ra gặp QL20. Đoạn đường mới dài 30 km có mặt rộng 9 m, xây thêm 6 cây cầu ngắn với dự toán 1000 tỷ đồng. Ông Hoàng Trung Hải đã đồng ý cho thực hiện cũng từ năm 2010, nhưng… (lại nhưng), Vinacomin không có vốn, con đường phía Tây rất quan trọng này chưa biết khi nào sẽ khởi công. Cách đây ít tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì hội nghị bàn giải pháp vốn giúp Vinacomin sớm làm hai con đường trên, có đông đủ các bộ, các ngành và ĐăkNông, Lâm Đồng tham dự. Theo đó, Vinacomin sẽ “đóng góp 30%” vốn, còn lại là vốn ngân sách và có sự hỗ trợ của địa phương. Phương án đang đợi ý kiến của Chính phủ.
Thế là sắp tới, khoảng 80 triệu USD nữa phải tung ra để mở đường cho Nhân Cơ và Tân Rai “chạy” trong bối cảnh người ta đã biết dự án không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn hay gọi cho đúng tên là “càng làm, càng lỗ lớn”!
Lộ trình “cấp cứu” cho Tân Rai và Nhân Cơ đã được lựa chọn là từ QL20 xuôi về Dầu Giây rồi vào đường 769 ra QL51 chạy về cảng Gò Dầu B. Nơi ấy, Công ty cổ phần cảng Đồng Nai hiện có hai cầu tàu thường xuyên bốc xếp cho loại tàu biển trọng tải đến 15.000 DWT (viết tắt của cụm từ tiếng Anh deadweight tonnage, là đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn). Từ tháng 4/2011, đã bắt đầu thử nghiệm bốc xếp than cho nhà máy Tân Rai. Từ đầu năm 2013, khối lượng bắt đầu tăng, riêng tháng 1 đã bốc xếp 36.000 tấn. Để bảo đảm cho lượng hàng thông qua cảng tăng thêm 30- 40% so với các năm trước, Công ty CP Cảng Đồng Nai đã lập phương án xây dựng cầu tàu bốc xếp loại tàu trọng tải 30.000 DWT và đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp tổ chức phương án nạo vét luồng Thị Vải – Phú Mỹ cho tàu 30.000 DWT ra vào an toàn. Ước toán các công trình này chi phí khoảng 25 – 30 triệu USD nhưng sẽ đáp ứng nhu cầu bốc xếp 3 triệu tấn nguyên vật liệu và alumin của hai tổ hợp Tân Rai và Nhân Cơ.
Việc chuẩn bị tích cực và chủ động của Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai phù hợp với lợi ích của Vinacomin sau khi chính thức từ bỏ dự án xây dựng cảng Kê Gà ở Bình Thuận, tiết kiệm cho Vinacomin một lượng vốn khá lớn giữa lúc họ đang gặp quá nhiều khó khăn và nhiều rủi ro trong quá trình vận hành, khai thác dự án bauxite Tây Nguyên.
Vậy mà, Vinacomin vẫn “tơ tưởng” đến phương án cảng Vĩnh Tân mãi tận huyện Tuy Phong phía bắc Bình Thuận, với đoạn đường chạy trên QL1 dài 90 km nữa so với lộ trình lý thuyết từ Tân Rai về cảng Kê Gà.
Vì sao đến bây giờ, Vinacomin mới quan tâm đến địa danh Vĩnh Tân?
Theo Tổng sơ đồ VI thuộc Quy hoạch phát triển điện năng Việt Nam (2006-2015) có xét đến năm 2025, Trung tâm điện lực Vĩnh Tân thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong sẽ xây dựng 3 nhà máy điện chạy than, có tổng công suất 4400 MW, mỗi năm sản xuất 28,6 tỷ KWh. Ngày 6/3/2012, Bộ Công thương vừa bổ sung thêm nhà máy điện Vĩnh Tân 4.
Ngày 8/8/2010, Nhà máy điện Vĩnh Tân 2 do Tập đoàn Điện lực ViệtNamđầu tư có công suất 1.244 MW, được khởi công xây dựng. Tập đoàn điện khí Thượng Hải (SEC) làm Tổng thầu EPC. Nguồn vốn đầu tư gần 1,2 tỷ USD (23.477 tỷ đồng) bao gồm 85% vốn tín dụng xuất khẩu ưu đãi của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc và vốn ODA của Chính phủ Trung Quốc, còn lại 15% là vốn đối ứng của Việt Nam.
Mỗi năm, nhà máy tiêu thụ 3 triệu tấn than antraxit Quảng Ninh.
Một cảng nhập than được xây dựng trên diện tích 196 ha, vốn đầu tư giai đoạn 1 là 4.087 tỷ tương đương 228 triệu USD để xây dựng hai đê chắn sóng và cầu tàu có thể tiếp nhận tàu trọng tải 50.000 DWT, cùng với 1 cảng dùng chung cho toàn trung tâm tiếp nhận tàu chở dầu 3.000 DWT. Hiện nay, hai đê chắn sóng đã được đổ lõi và theo kế hoạch sẽ hoành thành trong năm 2014 để phục vụ cho nhà máy điện Vĩnh Tân 2 phát điện cuối năm nay.
Mặc dù chỉ là cảng chuyên dùng các nhà đầu tư đều có hướng cải tạo để biến một phần thành cảng tổng hợp và ý đồ vận chuyển alumin từ Nhân Cơ, Tân Rai ra Vĩnh Tân được nhắc tới khi ngừng triển khai dự án xây dựng cảng Kê Gà.
Dùng chung cảng Vĩnh Tân bốc xếp theo nhu cầu của hai tổ hợp bauxite ở ĐăkNông và Lâm Đồng là hợp lý nếu đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn phương án đã chọn là đưa về cảng Gò Dầu. Tuy nhiên, Vinacomin cần phải tính đến chuyện tuyến đường từ Quốc lộ 20 – Bảo Lộc chạy qua những vùng đồi núi cao, hiểm trở dễ sạt lở ở tỉnh lộ 714 từ Thôn Ba về La Dạ và từ La Dạ đến điểm giao với QL28 đến đường tỉnh 711 chạy nối vào QL1 ở km 1678 + 605.
Nếu quyết tâm thực hiện phương án này, Vinacomin phải dốc túi gần 150 triệu USD nữa để cải tạo và nâng cấp đoạn đường núi nhỏ hẹp thành đường rộng, chịu được loại xe 38 – 40 tấn chạy suốt đêm ngày. Trong lúc làm ăn thất bát, nợ nần chất chồng, liệu Vinacomin có kham nổi các khoản đầu tư lớn và dồn dập như vậy? Mặt khác, nếu cộng chi phí xây dựng đường vào giá thành thì mỗi tấn alumin cộng thêm vài chục đô la nữa. Mà không tính vào chi phí sản xuất, Tập đoàn mẹ lấy tiền ở đâu để bù vào?
Trước những bức xúc của dư luận xã hội thể hiện bằng một loạt các bài báo đăng liên tục mấy tuần nay, Vinacomin đã có lời giải trình nhưng sức thuyết phục thật yếu ớt.
Vừa đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm giá alumin xuống thấp làm giảm hiệu quả kinh tế của dự án bauxite Tây Nguyên, Vinacomin cố vớt vát đến “hiệu quả kinh tế xã hội lan tỏa cũng như ý nghĩa chính trị, an ninh quốc phòng của Dự án đối với địa phương và khu vực Tây Nguyên”. Thật là khó hiểu khi đọc những câu chữ này bởi nó sẽ “lan tỏa” cái gì ra xã hội ngoài khói, bụi, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và sẽ có những tai nạn giao thông và sự xuống cấp hệ thống cầu đường do việc khai thác bauxite và chế biến, vận chuyển hàng triệu tấn trên suốt chặng đường hai, ba trăm cây số?
Vinacomin cũng tự hào “sẽ thu hút khoảng 1500 lao động địa phương” và “có đóng góp cho ngân sách trung ương và địa phương, tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ như hạ tầng kỹ thuật, văn hóa, xã hội cho địa phương và khu vực”.
Về số lượng 1500 lao động địa phương là con số không chính xác. Tổ hợp bauxite Nhân Cơ hay Tân Rai dầu có nhu cầu tuyển dụng hơn 1000 nhân viên kỹ thuật phần lớn phải tốt nghiệp đại học và cao đẳng, thấp nhất phải đạt trình độ trung cấp. Số nhân viên này ở xung quanh vùng dự án không có mấy. Trên thực tế, tại Bảo Lộc, Bảo Lâm kề cận dự án Tân Rai nhưng số người địa phương đã và đang làm việc rất ít, phần lớn phải tuyển dụng từ nơi khác tới.
Và phần “hạ tầng kỹ thuật, văn hóa, xã hội cho địa phương” thì mờ mịt quá! Dân cư sinh sống ở các xã Lộc Ngãi, Lộc Thắng, Lộc Sơn… chịu cảnh ồn ào, bụi bậm của những đoàn xe ra vào công trường mấy năm nay, nhà cửa lúc nào cũng đóng kín, phố xá đìu hiu khắc hẳn những lời hứa hẹn lúc dự án bắt đầu triển khai… Hy vọng về tương lai sán lạn mà Vinacomin sẽ mang lại cho họ đã tan từ lâu rồi…
Mấy hôm nay, Vinacomin đưa tin Chính phủ sẽ có cơ chế đặc thù để tạo thuận lợi cho dự án bauxite Tân Rai “có hiệu quả”. Cơ chế đó ra sao chắc còn chờ vài tuần nữa nhưng có thể tạm suy luận là, Chính phủ sẽ giảm thuế xuất khẩu alumin, sẽ tạm ngưng việc thu nộp ngân sách, tạm không phải đóng các loại thuế, phí để giá thành một tấn alumin giảm vài chục đô la. Nếu đúng là như vậy, thì Vinacomin được hưởng lợi nhưng đất nước và nhân dân ở địa phương phải chịu hy sinh cho sự tồn tại của dự án và chờ đợi bao giờ cho đến… lúc giá nhôm thế giới tăng lên???
Vinacomin ơi,
Tại sao “ông” không dũng cảm đánh giá thực chất của dự án để có những giải pháp căn cơ, bền vững, khắc phục những khó khăn, yếu kém để giải tỏa thắc mắc, nghi ngại của dư luận xã hội?
Ông cứ “loanh quanh” mãi làm chi, cho cuộc đời thêm mỏi mệt?
L.T.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/45339
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
…Cộng “tất tần tật” mấy khoản lớn ấy, chi phí một năm cho Tổ hợp Nhân Cơ xấp xỉ 7.000 tỷ đồng. Lúc ấy giá thành 1 tấn alumin sẽ… hơn 10 triệu đồng. Quy đổi ra USD, là gần 500 USD/tấn.Trong tất cả các văn bản liên quan đến việc “hợp tác” khai thác bauxite Tây Nguyên giữa Việt Nam và Trung Quốc đều ghi rõ “Sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xit Đắc Nông”, hoặc “Khẩn trương bàn bạc và thực hiện các dự án lớn như bô-xít Đắc Nông”… và “hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như bô-xít Đắc Nông”.
Cứ tạm cho lập luận của Vinacomin hôm nay là đúng (cho tương lai mấy năm nữa), giá 1 tấn alumin sẽ là 450 USD, thì Nhân Cơ vẫn lỗ 50 USD/1 tấn. Một năm, lỗ khoảng 30 triệu USD. Đã lỗ như thế Vinacomin tìm đâu ra tiền để trả nợ gốc???
Cái tên Đăk Nông được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần như thế bởi tầm quan trọng chiến lược của vùng đất chiếm 67% trữ lượng bauxite cả nước và có thể khai thác được 1,5 tỷ tấn! Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào vô tận dư sức đáp ứng nhu cầu cấp thiết của ngành công nghiệp nhôm Trung Quốc vì theo tính toán, nếu cứ khai thác với công suất lớn như trong chục năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, tới năm 2014, Trung Quốc sẽ cạn kiệt nguồn bauxite.
Được Chính phủ và Vinacomin chọn làm trung tâm khai thác và chế biến bauxite của Việt Nam, bản Quy hoạch năm 2007 đưa ra kế hoạch xây dựng các nhà máy alumin (nhôm oxit) Đăk Nông 1 (tức Nhân Cơ)… có công suất 0,3 – 0,6 triệu tấn/năm (T/năm) và Đăk Nông 2, 3, 4 đều có công suất từ 1,5 – 2 triệu T/năm trong giai đoạn đầu. Sau năm 2015 sẽ tăng lên 3 – 4 triệu T/năm theo sự phát triển của thị trường nhôm thế giới.
Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) làm chủ đầu tư xây dựng trước nhà máy alumin Nhân Cơ vừa được nâng công suất 100.000 T/năm lên 300.000 T/năm (năm 2006) và tới tháng 5/2008, lại được nâng lên 600.000T/năm. Dưới hình thức thành lập công ty cổ phần có vốn điều lệ 600 tỷ đồng do Vinacomin chiếm tỷ lệ góp vốn 83,33%, còn các doanh nghiệp sản xuất than trong Tập đoàn góp “chút chút” để có tên trong các cổ đông sáng lập, tạo thuận lợi cho các cổ đông có công ăn việc làm mới và chia lợi nhuận trong tương lai. Vào thời điểm 2008, Tập đoàn Alcoa Hoa Kỳ và một công ty của Úc đã thương thảo với Vinacomin, đồng ý góp 40% vốn xây dựng nhà máy Nhân Cơ 1 nên trong văn bản ngày 2/5/2008, Chính phủ đã “cho phép TKV thành lập công ty cổ phần với sự tham gia của công ty alumin nước ngoài với mức cổ phần không quá 40%, TKV giữ 51%, bán cổ phần ra công chúng 9%. Hàng năm, công ty cổ phần này nộp ngân sách nhà nước 10% lợi nhuận sau thuế của công ty”.
Một quyết định có lợi cho TKV và cũng là dịp thí điểm hợp tác với những ông trùm công nghiệp nhôm trên thế giới để rút kinh nghiệm cho các dự án chuẩn bị triển khai tại Đăk Nông. Cái bánh ngon nhất đã dành cho Vinacomin khiến ông Đoàn Văn Kiển tổ chức buổi ra mắt công ty cổ phần rất long trọng và đầy phấn khích ngay tại Đăk Nông – thủ phủ của ngành công nghiệp bauxite – nhôm vừa manh nha của Việt Nam.
Thế nhưng, khi vừa được ông Hoàng Trung Hải đồng ý cho Vinacomin giao gói thầu chính cho Chalieco dựa trên khung giá đấu thầu xây dựng nhà máy alumin Tân Rai vào ngày 17/9/2008 thì sóng gió nổi lên. Những lá thư thống thiết, những bản kiến nghị rạch ròi, những ý kiến phản biện sâu sắc tại các cuộc hội thảo và dư luận xã hội dẫn tới bản thông báo ý kiến của Bộ Chính trị ngày 24/4/2009 (văn bản số 245- TB/TW) ghi rõ: “Chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài” nên Alcoa rút chân khỏi Nhân Cơ và Tập đoàn luyện kim Vân Nam rút khỏi dự án Tân Rai.
Không có 40% vốn nước ngoài như thỏa thuận ban đầu, tổ hợp Nhân Cơ chỉ còn lại Vinacomin gánh chịu. Số vốn đầu tư hơn 680 triệu USD là khoản tiền quá lớn chưa rõ nguồn vay nên Chính phủ và Bộ Tài chính đồng ý cho Vinacomin phát hành trái phiếu nhưng không thành công. Mãi tới ngày 10/10/2011, khi quyết định số 44 TTg của Thủ tướng có hiệu lực, trong danh mục các dự án được Chính phủ xem xét bảo lãnh có ghi “các dự án đầu tư khai thác alumin và nhôm” thì Vinacomin mới tạm yên tâm thi công dự án Nhân Cơ đã được khởi công từ ngày 28/2/2010 với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Khi phê duyệt dự án, Vinacomin tính toán giá thành sản xuất 1 tấn alumin ở mức 254 USD và giá xuất khẩu là 372 USD. Mỗi năm, nhà máy thu về trên dưới 200 triệu USD. Tỷ lệ nội hoàn (hoàn vốn nội bộ) IRR là 10,45%. Có nghĩa là, với lãi suất hơn 120 USD một tấn, nhà máy sẽ thu hồi vốn sau gần 9 năm! So với đời dự án là 30 năm thì tổ hợp bauxite Nhân Cơ sẽ mang lại lợi nhuận lý tưởng cho Tập đoàn, cho đất nước, cho địa phương. Để minh chứng sự đóng góp của mình, “Vinacomin sẽ: nộp thuế xuất khẩu (coi như nộp ngân sách nhà nước) 200 tỷ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 287 tỷ, thuế tài nguyên 6,2 tỷ, thuế đất 1,9 tỷ và phí bảo vệ môi trường 110 tỷ. Số tiền thuế, tổng cộng 405 tỷ này Đăk Nông được thụ hưởng!”.
Người dân Đăk Nông hi vọng thị xã Gia Nghĩa trở thành thành phố có 200 ngàn dân nhờ công nghiệp nhôm – bauxite phát triển
Với tỉnh nghèo như Đăk Nông, số tiền trên là điều nằm mơ chưa bao giờ thấy nên nhiều người chờ mong ngày dự án Nhân Cơ xuất mẻ alumin đầu tiên chóng đến… Nhưng đã hai năm rồi, lời hứa cuối năm 2012 sẽ hoàn thành lại kéo dài tới giữa năm 2014, và cứ theo kinh nghiệm của Tân Rai thì qua năm 2015 dự án Nhân Cơ mới có thể hoạt động. Càng chậm tiến độ, tổng vốn đầu tư càng tăng mạnh. Nếu vào năm 2008, theo thời giá, số vốn cần khoảng 12.000 tỷ thì tới nay, phải điều chỉnh lên thành 17.000 tỷ tương đương 830 triệu USD, tăng 150 triệu USD. Các loại chi phí quản lý dự án, trả lãi tiền vay cùng tăng theo khiến chủ đầu tư lún sâu vào khó khăn, bế tắc không dễ gì tìm được cách tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ.
Cho đến tháng 1/2013, toàn dự án mới đạt 45% giá trị, nhiều hạng mục quan trọng chưa khởi động, chủ đầu tư mới giải ngân cho các nhà thầu khoảng 5000 tỷ đồng. Như vậy đã là một cố gắng lớn trong lúc Vinacomin đang nợ đầm đìa.
Tuy rằng sản phẩm alumin của Tổ hợp bauxite Nhân Cơ còn cả năm nữa mới ra lò (nếu thuận buồm xuôi gió), nhưng nỗi lo chi phí giá thành sản xuất cao, giá xuất khẩu thấp đang là bài toán hóc búa đến mức Vinacomin phải tính toán lại để báo cáo Chính phủ.
Nếu alumin Tân Rai phải chịu lỗ ngay trong quí 2/2013 thì Nhân Cơ còn cơ hội tìm biện pháp giảm thiểu lỗ thông qua các hợp đồng ký giữa Tân Rai và các khách hàng nước ngoài đồng thời nghiên cứu phương án vận chuyển sao cho có thuận lợi nhất mặc dù chặng đường từ Nhân Cơ về cảng Gò Dầu dài hơn từ Tân Rai 55-60 km.
Giữa lúc có nhiều ý kiến của các nhà kinh tế phân tích sự thua lỗ tất yếu của Tổ hợp bauxite Nhân Cơ và khuyến nghị Vinacomin dũng cảm đề nghị Chính phủ cho tạm dừng dự án thì các nhà lãnh đạo Vinacomin đã trả lời dứt khoát là không nên dừng. Họ vẫn tin tưởng vào giá alumin thị trường thế giới sẽ tăng lên 400 – 500 USD một tấn sau vài năm nữa. Bán được giá cao, Nhân Cơ sẽ có lãi và thu hồi vốn mấy chốc, ngoài ra còn mang lại nguồn lợi cho địa phương, tạo việc làm cho 1500 người lao động…
Chủ đầu tư – Vinacomin đang cố gắng bảo vệ quan điểm của mình trước dư luận bằng những ngôn từ chung chung, họ không dám công bố số liệu cần thiết để cho mọi người hiểu rõ thực hư. Những đám mây mù, vì thế cứ lởn vởn quanh hai dự án Nhân Cơ và Tân Rai khiến dư luận càng thiếu tin tưởng vì sự không minh bạch của nhiều doanh nghiệp nhà nước.Tuy không đủ các số liệu chi tiết để tính toán chi phí giá thành sản xuất cho nhà máy Nhân Cơ hay Tân Rai (vì đến Viện Kinh tế của Bộ Xây dựng còn không dám nhận lời tính cho Vinacomin) nhưng trên các số liệu cơ bản, có thể “tạm” đưa ra những loại chi phí lớn dưới đây để tham khảo:
– Trong một năm, Tổ hợp bauxite Nhân Cơ tiêu thụ gần 500.000 T than cám 4B và than cục, tiền mua và vận chuyển đường biển từ Quảng Ninh tới cảng Gò Dầu – Đồng Nai khoảng 1.700 tỷ, phục vụ cho Nhà máy điện công suất 30MW và nhà máy Khí hóa than.
– Nhà máy alumin cần 52.000 T xút khô (NaOH rắn) để vận chuyển lên nhà máy dễ dàng, an toàn. Chi phí khoảng 200 tỷ. Nhà máy cũng cần 50.000 T vôi trị giá 100 tỷ, và 10.000 T đá vôi, khoảng 10 tỷ, cộng với 65 T axit sunfuric (H2SO4) loại 95% khoảng 2 tỷ. Tổ hợp cũng tiêu thụ 2.000 T dầu FO và 70 T dầu DO, khoảng 38 tỷ… Cộng chung là 2.050 tỷ.
– Nếu tính tiền vận chuyển bình quân 600.000 đồng/1 tấn, chi phí chở nguyên vật liệu chiều lên nhà máy hết khoảng 350 tỷ đồng.
Tổng cộng là 2.400 tỷ.
– Tổng mức đầu tư cho toàn dự án chốt giá 17.000 tỷ thì tạm tính lãi suất 6% năm, chủ đầu tư phải trả lãi khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Tính đời dự án là 30 năm thì chi phí khấu hao xấp xỉ 600 tỷ/năm. Hai loại chi phí này cộng thêm các loại thuế Vinacomin “dự định” nộp vào ngân sách nhà nước và địa phương hơn 600 tỷ nữa là 2.200 tỷ đồng.
– Khoản chi phí sản xuất, tuyển quặng bauxite, vận hành các nhà máy, trả lương… khoảng 2.000 tỷ đồng. Nếu chạy hết công suất, Tổ hợp Nhân Cơ xuất xưởng 600.000 T alumin thì phải cộng thêm 360 tỷ đồng tiền vận chuyển từ nhà máy về cảng Gò Dầu.
Cộng “tất tần tật” mấy khoản lớn ấy, chi phí một năm cho Tổ hợp Nhân Cơ xấp xỉ 7.000 tỷ đồng. Lúc ấy giá thành 1 T alumin sẽ… hơn 10 triệu đồng. Quy đổi ra USD, là gần 500 USD/T.
Cứ tạm cho lập luận của Vinacomin hôm nay là đúng (cho tương lai mấy năm nữa), giá 1T alumin sẽ là 450 USD, thì Nhân Cơ vẫn lỗ 50 USD/1T. Một năm, lỗ khoảng 30 triệu USD. Đã lỗ như thế Vinacomin tìm đâu ra tiền để trả nợ gốc???
Còn theo chiều hướng của nền kinh tế thế giới và của ngành công nghiệp nhôm toàn cầu thì nếu có hồi phục, 1T nhôm chỉ tăng thêm 15-25 % nữa. Lúc đó, cả Nhân Cơ và Tân Rai ngắc ngoải vì lấy đâu ra tiền để chống đỡ khoản lỗ lớn kéo dài năm này qua năm khác???
Chủ đầu tư – Vinacomin đang cố gắng bảo vệ quan điểm của mình trước dư luận bằng những ngôn từ chung chung, họ không dám công bố số liệu cần thiết để cho mọi người hiểu rõ thực hư. Những đám mây mù, vì thế cứ lởn vởn quanh hai dự án Nhân Cơ và Tân Rai khiến dư luận càng thiếu tin tưởng vì sự không minh bạch của nhiều doanh nghiệp nhà nước.
Hàng trăm ha càphê đang mùa thu hoạch bị đốn phá để giao đất cho dự án bauxite Nhân Cơ
Mấy hôm trước, có một thông tin ngắn nhưng rất “lãng mạn”, đó là giá 6 tấn alumin… mới bằng 1 tấn cà phê! Người dân các xã Nhân Cơ, Nghĩa Thắng huyện Đak R’Lấp đã tự tay mình chặt phá gần 600 trăm ha cà phê và gần 200 ha điều, hồ tiêu… đang mùa thu hoạch để giao cho Vinacomin xây dựng dự án. Họ rời khỏi bản làng, nương rẫy, tìm kế khác mưu sinh để góp phần xây dựng quê hương mau giàu có mau đổi thay, nhưng liệu Vinacomin đáp đền ân nghĩa ấy như thế nào nếu cứ làm ăn thua lỗ???
L.T.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/45164
======================================================================
Viết tiếp về dự án Bauxite Tây Nguyên
Lê Trung Thành
Bài 3: VINACOMIN SAO CỨ “LOANH QUANH” CHO ĐỜI MỎI MỆT???
Dự án bauxite Tây Nguyên từ lúc ra đời đến nay được khoảng 5 năm nhưng đã xác lập được nhiều “kỷ lục nhất” ViệtNam!Nào là dự án gây nhiều tranh cãi kéo dài nhất trong dư luận xã hội, dự án có số bài báo kiến nghị hội thảo… đề nghị “dừng” nhiều nhất, dự án được Nhà nước ưu ái nhất, nên phải tìm đường đi, nên phải “ứng” tiền làm đường, sửa cầu – đây là sự kiện chưa có tiền lệ trong ngành giao thông vận tải, chưa có dự án kinh tế nào được chăm bẵm đến thế… Nhưng, dự án bauxite “thí điểm” Tân Rai và Nhân Cơ lại chiếm kỷ lục về hiệu quả kinh tế “mù mờ” nhất, dự án lệ thuộc vào “toàn cầu hóa” nhiều nhất và xa vời nhất nên ông chủ đầu tư… loanh quanh nhất!
Mọi người đã biết rõ chuyện Vinacomin được vay tiền sửa chữa 18 km đường 725 từ cửa nhà máy Tân Rai ra ngã ba Lộc Sơn tiếp giáp quốc lộ 20 và hơn 30 km đường tỉnh 769 của Đồng Nai từ Dầu Giây về Long Thành. Số tiền gần 500 tỷ đồng này, Vinacomin phải chuyển cho Sở GTVT Lâm Đồng và Đồng Nai, tiền có sớm thì tiến độ thi công mới nhanh để có đường cho xe chạy. Riêng với tổ hợp bauxite Nhân Cơ, hướng đi đã có nhưng đường chưa “động đậy”. Trước kia, người ta định “dùng tạm” 13 km đường QL14 từ Nhân Cơ lên thị xã Gia Nghĩa rồi rẽ phải vào quốc lộ 28 tới thị trấn Quảng Khê huyện DakGlong rồi từ đó, theo QL 28 vào đường công vụ của Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 về Lộc Bắc – huyện Bảo Lâm ra QL20. Tuy nhiên UBND tỉnh ĐăkNông không chấp nhận phương án cho xe của Nhân Cơ băng qua thị xã nên đề nghị Bộ GTVT và Vinacomin làm đường mới từ Nhân Cơ tới Đạo Nghĩa đi Quảng Khê, dài hơn 40 km với kinh phí dự tính 600 tỷ đồng. Đường được thiết kế cho xe 40 tấn vận hành, mặt rộng 7,5 m. Dự án được phê duyệt từ tháng 10/2010 nhưng chưa có tiền nên vẫn “án binh bất động”.
Tại khu vực Tân Rai, con đường 725 đang sửa chữa nguyên là đường “dân sinh” thuần túy, nối các xã vùng sâu, xa của huyện Bảo Lâm với thành phố Bảo Lộc. Nếu lượng xe của nhà máy Tân Rai tăng nhanh sẽ gây nhiều hậu quả khôn lường, vì vậy, UBND tỉnh và Sở GTVT Lâm Đồng đề nghị mở đường mới phía Tây Bảo Lộc, xe của nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ sẽ đi vào đó ra gặp QL20. Đoạn đường mới dài 30 km có mặt rộng 9 m, xây thêm 6 cây cầu ngắn với dự toán 1000 tỷ đồng. Ông Hoàng Trung Hải đã đồng ý cho thực hiện cũng từ năm 2010, nhưng… (lại nhưng), Vinacomin không có vốn, con đường phía Tây rất quan trọng này chưa biết khi nào sẽ khởi công. Cách đây ít tháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì hội nghị bàn giải pháp vốn giúp Vinacomin sớm làm hai con đường trên, có đông đủ các bộ, các ngành và ĐăkNông, Lâm Đồng tham dự. Theo đó, Vinacomin sẽ “đóng góp 30%” vốn, còn lại là vốn ngân sách và có sự hỗ trợ của địa phương. Phương án đang đợi ý kiến của Chính phủ.
Thế là sắp tới, khoảng 80 triệu USD nữa phải tung ra để mở đường cho Nhân Cơ và Tân Rai “chạy” trong bối cảnh người ta đã biết dự án không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn hay gọi cho đúng tên là “càng làm, càng lỗ lớn”!
Lộ trình “cấp cứu” cho Tân Rai và Nhân Cơ đã được lựa chọn là từ QL20 xuôi về Dầu Giây rồi vào đường 769 ra QL51 chạy về cảng Gò Dầu B. Nơi ấy, Công ty cổ phần cảng Đồng Nai hiện có hai cầu tàu thường xuyên bốc xếp cho loại tàu biển trọng tải đến 15.000 DWT (viết tắt của cụm từ tiếng Anh deadweight tonnage, là đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn). Từ tháng 4/2011, đã bắt đầu thử nghiệm bốc xếp than cho nhà máy Tân Rai. Từ đầu năm 2013, khối lượng bắt đầu tăng, riêng tháng 1 đã bốc xếp 36.000 tấn. Để bảo đảm cho lượng hàng thông qua cảng tăng thêm 30- 40% so với các năm trước, Công ty CP Cảng Đồng Nai đã lập phương án xây dựng cầu tàu bốc xếp loại tàu trọng tải 30.000 DWT và đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp tổ chức phương án nạo vét luồng Thị Vải – Phú Mỹ cho tàu 30.000 DWT ra vào an toàn. Ước toán các công trình này chi phí khoảng 25 – 30 triệu USD nhưng sẽ đáp ứng nhu cầu bốc xếp 3 triệu tấn nguyên vật liệu và alumin của hai tổ hợp Tân Rai và Nhân Cơ.
Việc chuẩn bị tích cực và chủ động của Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai phù hợp với lợi ích của Vinacomin sau khi chính thức từ bỏ dự án xây dựng cảng Kê Gà ở Bình Thuận, tiết kiệm cho Vinacomin một lượng vốn khá lớn giữa lúc họ đang gặp quá nhiều khó khăn và nhiều rủi ro trong quá trình vận hành, khai thác dự án bauxite Tây Nguyên.
Vậy mà, Vinacomin vẫn “tơ tưởng” đến phương án cảng Vĩnh Tân mãi tận huyện Tuy Phong phía bắc Bình Thuận, với đoạn đường chạy trên QL1 dài 90 km nữa so với lộ trình lý thuyết từ Tân Rai về cảng Kê Gà.
Vì sao đến bây giờ, Vinacomin mới quan tâm đến địa danh Vĩnh Tân?
Theo Tổng sơ đồ VI thuộc Quy hoạch phát triển điện năng Việt Nam (2006-2015) có xét đến năm 2025, Trung tâm điện lực Vĩnh Tân thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong sẽ xây dựng 3 nhà máy điện chạy than, có tổng công suất 4400 MW, mỗi năm sản xuất 28,6 tỷ KWh. Ngày 6/3/2012, Bộ Công thương vừa bổ sung thêm nhà máy điện Vĩnh Tân 4.
Ngày 8/8/2010, Nhà máy điện Vĩnh Tân 2 do Tập đoàn Điện lực ViệtNamđầu tư có công suất 1.244 MW, được khởi công xây dựng. Tập đoàn điện khí Thượng Hải (SEC) làm Tổng thầu EPC. Nguồn vốn đầu tư gần 1,2 tỷ USD (23.477 tỷ đồng) bao gồm 85% vốn tín dụng xuất khẩu ưu đãi của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc và vốn ODA của Chính phủ Trung Quốc, còn lại 15% là vốn đối ứng của Việt Nam.
Mỗi năm, nhà máy tiêu thụ 3 triệu tấn than antraxit Quảng Ninh.
Một cảng nhập than được xây dựng trên diện tích 196 ha, vốn đầu tư giai đoạn 1 là 4.087 tỷ tương đương 228 triệu USD để xây dựng hai đê chắn sóng và cầu tàu có thể tiếp nhận tàu trọng tải 50.000 DWT, cùng với 1 cảng dùng chung cho toàn trung tâm tiếp nhận tàu chở dầu 3.000 DWT. Hiện nay, hai đê chắn sóng đã được đổ lõi và theo kế hoạch sẽ hoành thành trong năm 2014 để phục vụ cho nhà máy điện Vĩnh Tân 2 phát điện cuối năm nay.
Mặc dù chỉ là cảng chuyên dùng các nhà đầu tư đều có hướng cải tạo để biến một phần thành cảng tổng hợp và ý đồ vận chuyển alumin từ Nhân Cơ, Tân Rai ra Vĩnh Tân được nhắc tới khi ngừng triển khai dự án xây dựng cảng Kê Gà.
Dùng chung cảng Vĩnh Tân bốc xếp theo nhu cầu của hai tổ hợp bauxite ở ĐăkNông và Lâm Đồng là hợp lý nếu đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn phương án đã chọn là đưa về cảng Gò Dầu. Tuy nhiên, Vinacomin cần phải tính đến chuyện tuyến đường từ Quốc lộ 20 – Bảo Lộc chạy qua những vùng đồi núi cao, hiểm trở dễ sạt lở ở tỉnh lộ 714 từ Thôn Ba về La Dạ và từ La Dạ đến điểm giao với QL28 đến đường tỉnh 711 chạy nối vào QL1 ở km 1678 + 605.
Nếu quyết tâm thực hiện phương án này, Vinacomin phải dốc túi gần 150 triệu USD nữa để cải tạo và nâng cấp đoạn đường núi nhỏ hẹp thành đường rộng, chịu được loại xe 38 – 40 tấn chạy suốt đêm ngày. Trong lúc làm ăn thất bát, nợ nần chất chồng, liệu Vinacomin có kham nổi các khoản đầu tư lớn và dồn dập như vậy? Mặt khác, nếu cộng chi phí xây dựng đường vào giá thành thì mỗi tấn alumin cộng thêm vài chục đô la nữa. Mà không tính vào chi phí sản xuất, Tập đoàn mẹ lấy tiền ở đâu để bù vào?
Trước những bức xúc của dư luận xã hội thể hiện bằng một loạt các bài báo đăng liên tục mấy tuần nay, Vinacomin đã có lời giải trình nhưng sức thuyết phục thật yếu ớt.
Vừa đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm giá alumin xuống thấp làm giảm hiệu quả kinh tế của dự án bauxite Tây Nguyên, Vinacomin cố vớt vát đến “hiệu quả kinh tế xã hội lan tỏa cũng như ý nghĩa chính trị, an ninh quốc phòng của Dự án đối với địa phương và khu vực Tây Nguyên”. Thật là khó hiểu khi đọc những câu chữ này bởi nó sẽ “lan tỏa” cái gì ra xã hội ngoài khói, bụi, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và sẽ có những tai nạn giao thông và sự xuống cấp hệ thống cầu đường do việc khai thác bauxite và chế biến, vận chuyển hàng triệu tấn trên suốt chặng đường hai, ba trăm cây số?
Vinacomin cũng tự hào “sẽ thu hút khoảng 1500 lao động địa phương” và “có đóng góp cho ngân sách trung ương và địa phương, tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ như hạ tầng kỹ thuật, văn hóa, xã hội cho địa phương và khu vực”.
Về số lượng 1500 lao động địa phương là con số không chính xác. Tổ hợp bauxite Nhân Cơ hay Tân Rai dầu có nhu cầu tuyển dụng hơn 1000 nhân viên kỹ thuật phần lớn phải tốt nghiệp đại học và cao đẳng, thấp nhất phải đạt trình độ trung cấp. Số nhân viên này ở xung quanh vùng dự án không có mấy. Trên thực tế, tại Bảo Lộc, Bảo Lâm kề cận dự án Tân Rai nhưng số người địa phương đã và đang làm việc rất ít, phần lớn phải tuyển dụng từ nơi khác tới.
Và phần “hạ tầng kỹ thuật, văn hóa, xã hội cho địa phương” thì mờ mịt quá! Dân cư sinh sống ở các xã Lộc Ngãi, Lộc Thắng, Lộc Sơn… chịu cảnh ồn ào, bụi bậm của những đoàn xe ra vào công trường mấy năm nay, nhà cửa lúc nào cũng đóng kín, phố xá đìu hiu khắc hẳn những lời hứa hẹn lúc dự án bắt đầu triển khai… Hy vọng về tương lai sán lạn mà Vinacomin sẽ mang lại cho họ đã tan từ lâu rồi…
Mấy hôm nay, Vinacomin đưa tin Chính phủ sẽ có cơ chế đặc thù để tạo thuận lợi cho dự án bauxite Tân Rai “có hiệu quả”. Cơ chế đó ra sao chắc còn chờ vài tuần nữa nhưng có thể tạm suy luận là, Chính phủ sẽ giảm thuế xuất khẩu alumin, sẽ tạm ngưng việc thu nộp ngân sách, tạm không phải đóng các loại thuế, phí để giá thành một tấn alumin giảm vài chục đô la. Nếu đúng là như vậy, thì Vinacomin được hưởng lợi nhưng đất nước và nhân dân ở địa phương phải chịu hy sinh cho sự tồn tại của dự án và chờ đợi bao giờ cho đến… lúc giá nhôm thế giới tăng lên???
Vinacomin ơi,
Tại sao “ông” không dũng cảm đánh giá thực chất của dự án để có những giải pháp căn cơ, bền vững, khắc phục những khó khăn, yếu kém để giải tỏa thắc mắc, nghi ngại của dư luận xã hội?
Ông cứ “loanh quanh” mãi làm chi, cho cuộc đời thêm mỏi mệt?
L.T.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/45339
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001