Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Bô-xít Tây Nguyên sau 4 năm: “Đừng lao đầu vào núi”

(Kienthuc.net.vn) – Việc chạy nghiệm thu của nhà máy Tân Rai trong thời gian vừa qua không đạt công suất, thì có thể cho rằng không có cơ sở nói dự án đạt yêu cầu.
Nhìn là biết lỗi từ đâu
Dù là người của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), nhưng TS Nguyễn Thành Sơn khá thẳng thắn khi cho rằng: Tất cả những gì đang xảy ra ở Tân Rai đã chứng tỏ sự yếu kém của cả ban quản lý dự án, nhà thầu và chủ đầu tư.
Tại ban quản lý dự án, hầu hết cán bộ đều không làm chuyên sâu về  bauxite mà được điều từ điện, từ than sang. Ở đây cũng có một vài người tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa của Hà Nội và TP HCM nhưng họ còn trẻ, thiếu kinh nghiệm. Không thể nói người của ban quản lý không giỏi, nhưng đối với bô-xít, họ không có chuyên môn sâu, khi làm xác định vừa làm vừa mày mò học.

 Băng tải vận chuyển quặng tinh
Băng tải vận chuyển quặng tinh
Điều đáng nói bô-xít là dự án phức tạp thiên nhiều về hóa chất vì thế, đội ngũ nhân lực của Việt Nam như đang có hiện nay không đáp ứng đủ tầm quan trọng của một dự án lớn cả về vốn và kỹ thuật như thế này. Điều này thể hiện rất rõ ở Tân Rai. Để luyện alumina (nhôm oxit), nguyên liệu đầu vào ngoài quặng còn cần điện và khí. Vì thế, tại đây phải có nhà máy điện và nhà máy khí hóa than. Do là người làm điện điều sang nên nhà máy điện chạy rất “ngon”. Trong khi đó, nhà máy khí hóa than (chế biến than thành khí) có vấn đề. Nhà máy này sử dụng công nghệ lạc hậu từ những năm 60.
Hiện nay, với công nghệ hiện đại các nhà máy khí hóa than có thể sử dụng tất cả các loại than, kể cả than xấu. Tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu nên nhà máy khí hóa than ở Tân Rai đòi hỏi than phải là loại than tốt, than cục trở từ Quảng Ninh vào. Điều này vừa gây khó khăn trong việc vận chuyển than vừa gây hao tổn than do dùng công nghệ lạc hậu.
Đối với nhà thầu Trung Quốc, họ có kinh nghiệm làm bauxite giống như bô-xít ở các tỉnh miền núi phía Bắc ở nước ta (bô-xít ở Lạng Sơn) chứ không làm bô-xít kiểu ở Tây Nguyên (bô-xít có liên quan đến đất bazan từ núi lửa). Điều này thể hiện khá rõ trong việc tuyển quặng. Nhà thầu Việt Nam thì không đánh giá hết được đặc tính của quặng nên mới dẫn đến việc “copy” công nghệ cũng của Trung Quốc nên không tuyển rửa được quặng đúng như công suất đề ra…
Đối với chủ đầu tư, phải thừa nhận rằng chủ đầu tư (Vinacomin) có năng lực và chuyên môn trong lĩnh vực khai thác mỏ, tuy nhiên lại không có kinh nghiệm trong khai thác bô-xít cũng như là luyện bô-xít thành alumina bây giờ và luyện alumina thành nhôm sau này. Như vậy, trong cả một công đoạn rất dài từ đào bô-xít , luyện alumina…  chủ đầu tư chỉ có năng lực trong mỗi một khâu là đào bô-xít, còn toàn bộ những công đoạn quan trọng, chủ đầu tư không có kinh nghiệm. Đấy là về mặt kỹ thuật, về mặt tiền vốn, để đầu tư cho bô-xít, chủ đầu tư phải lấy 99,36% lợi nhuận là từ than (khoảng 4.000 tỷ đồng) để đầu tư cho bô-xít.
Chưa đủ công suất thì chưa yên tâm


TS Nguyễn Thành Sơn
TS Nguyễn Thành Sơn
TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng, cách tốt nhất hiện nay là thay vì chạy theo bô-xít chúng ta nên tập trung cho than. “Có bô-xít hay không nền kinh tế cũng không ảnh hưởng gì, bán một ít bô-xít cũng không làm kinh tế nước ta tốt hơn mà nhập bô-xít cũng không gây ảnh hưởng gì, nhưng chúng ta không thể nhập than được. Ngành than còn không tự lo nổi mình mà còn phải chi cho bô-xít nữa thì sẽ từ ngắc ngoải mà giãy chết. Cách tốt nhất hãy tập trung chủ lực cho than. Khi than tốt mới tính đến những đầu tư khác”.

TS Nguyễn Thành Sơn cho biết, dự án Tân Rai được thực hiện theo kiểu chìa khóa trao tay, nghĩa là khi chạy nghiệm thu phải đảm bảo chạy liên tục trong đúng 1 tháng (đúng 720 giờ), thiếu 1 giờ cũng coi như không đạt, chạy gián đoạn 1 giờ cũng không thành công. Ngoài ra, trong 720 giờ liên tục ấy bắt buộc phải đảm bảo chạy đủ 100% công suất.
Theo công bố của nhà đầu tư, dự án Tân Rai chạy nghiệm thu từ 25/11-26/12/2012, đúng 1 tháng. Theo tính toán, mỗi năm Tân Rai sản xuất ra 650.000 tấn alumina, như vậy, nếu đủ công suất, mỗi ngày Tân Rai phải cho ra lò khoảng 2.000 tấn alumina, 1 tháng phải đạt khoảng 60.000 tấn alumina. “Tôi chắc chắn, sau 1 tháng, trong kho của Tân Rai không có đủ 60.000 tấn alumina. Những “lỗi” phát sinh trong thời gian qua có thể đã ảnh hưởng đến việc “sụt” công suất của Tân Rai. Có nhiều cách giải thích để biện hộ cho việc không đủ công suất ví dụ nhu cầu không lớn nên chỉ sản xuất ít. Tuy nhiên, ngay cả khi nhu cầu không lớn thì khi chạy nghiệm thu vẫn phải đảm bảo chạy đủ công suất bởi chỉ khi nào chạy đủ công suất thì mới làm lộ tất cả những nhược điểm của công nghệ. Chắc chắn, một khi chạy đủ công suất, lỗi còn nhiều hơn thế này nhiều”, TS Nguyễn Thành Sơn cho biết.
Bãi thải quặng
Bãi thải quặng
Mối lo thải ướt vẫn rình rập
TS Nguyễn Thành Sơn kể, khi đến Tân Rai vào tháng 9/1012, khi nhà máy tuyển quặng đã đi vào hoạt động và lộ “lỗi” nghiêm trọng là bùn thải quặng đuôi không lắng được khiến nhiều người đặt mối lo về bùn thải đỏ. Bùn thải quặng đuôi vốn là loại bùn thải không khó xử lý và không quá độc hại mà còn gặp “lỗi”, vậy với bùn đỏ (sản phẩm thải của quá trình luyện alumina) vốn rất độc hại liệu có xử lý triệt để được không khi mà chúng ta áp dụng công nghệ thải ướt, một công nghệ đã quá lạc hậu so với thế giới. Đến thời điểm này, khi mà chạy nghiệm thu không đạt đủ công suất, một loạt lỗi nghiệm trọng đã “lộ mặt” khiến nhiều người có sự am hiểu về bô-xít không thể “kê gối cao đầu mà ngủ”.

Bể lắng quặng
Bể lắng quặng
Buộc phải chạy nghiệm thu đủ công suất
TS  Nguyễn Thành Sơn thẳng thắn, việc dừng cảng Kê Gà là một bài học lớn cho Tân Rai và Nhân Cơ. Nhân Cơ nên học Kê Gà mà tạm thời dừng lại vì ban quản lý của Nhân Cơ cũng “na ná” như Tân Rai, đấy là chưa kể đường vận chuyển của Nhân Cơ còn phức tạp hơn Tân Rai do ở xa hơn. Tân Rai có điều kiện tốt hơn còn không làm tốt thì Nhân Cơ làm sao có thể làm thành công.
Đối với Tân Rai, việc lúc này là bắt buộc phải chạy nghiệm thu đủ công suất. Bởi chỉ khi đủ công suất, mọi nhược điểm mới bộc lộ ra hết, từ đó mới dễ dàng khắc phục. Hơn thế, khi chưa đủ công suất đã “trao tay”, nhà thầu rút lui, lỗi phát sinh, lúc ấy chúng ta sẽ phải sống trọn cả đời dự án với những “vết thương” khó chữa.
Ngoài ra, cần lưu ý là nên chuyển từ công nghệ thải ướt thành công nghệ thải khô. Việc chuyển sang thải khô vừa đảm bảo an toàn vừa đỡ tốn diện tích đổ thải. “Nếu quyết tâm thì hiện giờ chuyển vẫn kịp. Với Tân Rai đã đâm lao rồi thì phải theo lao, nhưng có lao cũng cần lao thông minh chứ đừng lao đầu vào núi”, TS Nguyễn Thành Sơn  quả quyết.

Tập trung chủ lực cho than
TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng, cách tốt nhất hiện nay là thay vì chạy theo bô-xít chúng ta nên tập trung cho than. “Có bô-xít hay không nền kinh tế cũng không ảnh hưởng gì, bán một ít bô-xít cũng không làm kinh tế nước ta tốt hơn mà nhập bô-xít cũng không gây ảnh hưởng gì, nhưng chúng ta không thể nhập than được. Ngành than còn không tự lo nổi mình mà còn phải chi cho bô-xít nữa thì sẽ từ ngắc ngoải mà giãy chết. Cách tốt nhất hãy tập trung chủ lực cho than. Khi than tốt mới tính đến những đầu tư khác”.
- Khi nhà máy sản xuất bauxite ở Hungary gặp sự cố về bùn đỏ, chủ đầu tư đã sang tận nơi, chứng kiến tận mắt nghe quan chức của Hungary nói rằng sẽ chuyển từ công nghệ thải ướt sang công nghệ thải khô cho an toàn. Vậy mà khi về nước chủ đầu tư vẫn quyết áp dụng công nghệ thải ướt vốn đã rất lạc hậu và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Trong trường hợp Tân Rai chạy không đạt đủ công suất hoặc phát sinh lỗi nhiều thì nên tính toán đến phương án giảm công suất xuống một nửa, 50% công suất của Tân Rai cũng đáp ứng đủ nhu cầu ở trong nước.
Sơn Hà (ghi)
Nguồn: http://kienthuc.net.vn/soi-xet/201302/Bo-xit-Tay-Nguyen-sau-4-nam-dung-lao-dau-vao-nui-897120/
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/45305
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001