TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức
Đan Mạch là một vương quốc, tức có Vua. Với tổng số dân non năm triệu rưỡi chỉ chừng 1/16 Việt Nam, nhưng GDP gấp gần ba lần Việt Nam; tính ra mỗi người Đan Mạch làm bằng 43 người Việt Nam cộng lại. Được xếp thứ hạng dân chủ cao thứ 5 thế giới, nhưng thiết chế nhà nước họ không thuộc mô hình dân chủ mà là quân chủ “đặc biệt”.
Vai trò nhà Vua vừa mang tính biểu tượng tinh thần như Thái Lan, “thiêng liêng bất khả xâm phạm” (điều §13 Hiến pháp 1953), vừa thực quyền nắm cả lập pháp “cùng với Quốc hội”, lẫn trọn “ hành pháp”, được quy định tại điều §3. Nhưng khác Vua trong chế độ phong kiến ở chỗ: 1- “Toà án thực hiện quyền tư pháp độc lập (điều §3 câu 3) nghĩa là Vua không thể ra lệnh cho Toà, mà còn phải thừa nhận án quyết; 2- Quốc hội gồm Vua và tới 12 Đảng phái đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia, bình đẳng ý kiến với vua chứ không phải dưới quyền vua; 3- “Các bộ trưởng phải tự chịu trách nhiệm trong công việc điều hành của chính phủ”, (điều §13, câu 2) thường do Liên minh các đảng phái thắng cử nắm, do dân bầu chứ không phải Vua ban, nên không thể lấy uy hoặc đổ trách nhiệm cho Vua, 4- Đặc biệt, Vua không đứng trên Hiến pháp như trong chế độ phong kiến mà “phải tuyên thệ không được vi phạm Hiến pháp” (điều §8). Vậy quyền cơ bản được Hiến pháp họ đưa ra những thước đo chuẩn mực quy tắc xử sự chặt chẽ như thế nào để chế tài được nhà Vua, bộ máy nhà nước, các đảng phái, bảo đảm cho dân họ đúng chủ nhân đất nước, chứ không phải Vua, nhà nước hay đảng phái?
Trong lúc ở ta đất đai vẫn hiến định sở hữu toàn dân, do nhà nước nắm giữ - nguyên lý bất di bất dịch của nền kinh tế quản lý tập trung nhằm mục đích hoàn thành kế hoạch nhà nước, phân biệt với bản chất nền kinh tế thị trường theo đuổi mục đích lợi nhuận. Ở họ nhà nước bị chế tài bảo đảm quyền sở hữu đất đai rất ngặt nghèo thậm chí hậu hoạ có thể giải tán quốc hội, được hiến định tại điểm (2) “Trong trường hợp một dự luật quốc hữu hoá đất đai nào đó được thông qua, trong vòng 3 ngày, Quốc hội chỉ cần ít nhất 1/3 số phiếu đồng thuận, có quyền đòi nhà Vua phải tạm ngừng ký lệnh ban hành cho tới khi một cuộc bầu cử Quốc hội mới được thực hiện để thông qua dự thảo mới”. Khi tranh chấp xảy ra do quốc hữu hoá, nhà nước phải tuân thủ quy tắc xử sự tại điểm (3) “Mọi vấn đề liên quan tới tính chất pháp lý của qúa trình quốc hữu hoá cũng như trị giá bồi thường, có thể được giải quyết thông qua toà án. Kiểm tra giá trị bồi thường có thể thông qua 1 đạo luật giao cho toà án phán quyết” không hề liên quan tới Vua hay cơ quan hành chính, hành pháp, bởi những đối tượng này chính là một bên trong tranh chấp. Ở ta tranh chấp đất đai sở dĩ liên tục xảy ra và ngày càng gia tăng, trước hết do thiếu những chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự chế tài trách nhiệm nhà nước lẽ ra phải được hiến định, để thu hồi đất như ở họ không bị phụ thuộc vào động cơ và nhận thức của cơ quan hay người hành xử, lại giao cho nhà nước toàn quyền hành xử; nghĩa là đặt số phận tài sản đất đai do người dân sở hữu (dù sở hữu quyền sử dụng) vào tay nhà nước; nay vẫn được DTHP giữ nguyên tại điều 58, điểm 3: “Nhà nước thu hồi đất… có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội”. Luật thu hồi là do nhà nước định, thu hồi có thực sự vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án hay không và vì ở mức độ nào đều do nhà nước quyết định, chứ không phải chủ sở hữu. Quyền sở hữu của người dân lại do nhà nước tự định đoạt như vậy không đúng với khái niệm sở hữu hiểu theo nghĩa phổ quát trên thế giới, chỉ hữu danh vô thực. Một khi nhà nước được trao quyền lực thu hồi đất đai, mà không bị chế tài trách nhiệm bằng những quy phạm bảo đảm đúng nội hàm quyền sở hữu cho người dân, thì tranh chấp đất đai vẫn luôn tiềm ẩn bùng nổ.
Cũng chặt chẽ như điều §78, quyền biểu tình được hiến định tại điều §79: “Công dân có quyền không cần giấy phép cấp trước, tụ tập biểu tình không có vũ khí. Cảnh sát có quyền tham dự các cuộc tụ tập biểu tình đó. Tụ tập biểu tình ngoài trời có thể bị cấm, nếu có khả năng thực tế gây mất an toàn xã hội”. Chế tài trách nhiệm nhà nước đối với quyền biểu tình được hiến định tại điều §80: “Các cuộc đụng độ khi biểu tình, nếu không bị tấn công, các lực lượng giữ gìn an ninh được trang bị vũ khí chỉ được quyền can thiệp sau 3 lần đòi giải tán với nhân danh nhà Vua và công lý”.
* * *
Chế độ nào cũng vậy, dù quân chủ hay dân chủ, thần quyền hay đảng quyền, quyền lực cũng được trao cho bộ máy nhà nước thực thi. Bộ máy đó không phải siêu tự nhiên từ trên trời rơi xuống toàn tâm toàn ý vì dân mà cũng chỉ do một bộ phận từ nhân dân đảm đương, với mục đích mưu sinh, hiếm ai tránh khỏi tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố đời thường. Hiến pháp vì vậy chỉ có giá trị sử dụng, một khi nó đưa ra được những chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự đủ sức chế tài trách nhiệm nhà nước, tức những người được dân trao quyền lực, phải bảo đảm quyền cơ bản cho người dân, bằng không nó chỉ có giá trị trên văn bản!
Admin gửi hôm Thứ Tư, 06/03/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130305/nguyen-sy-phuong-quyen-co-ban-trong-vuong-quoc-dan-chu-hang-dau-the-gioi
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Vai trò nhà Vua vừa mang tính biểu tượng tinh thần như Thái Lan, “thiêng liêng bất khả xâm phạm” (điều §13 Hiến pháp 1953), vừa thực quyền nắm cả lập pháp “cùng với Quốc hội”, lẫn trọn “ hành pháp”, được quy định tại điều §3. Nhưng khác Vua trong chế độ phong kiến ở chỗ: 1- “Toà án thực hiện quyền tư pháp độc lập (điều §3 câu 3) nghĩa là Vua không thể ra lệnh cho Toà, mà còn phải thừa nhận án quyết; 2- Quốc hội gồm Vua và tới 12 Đảng phái đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia, bình đẳng ý kiến với vua chứ không phải dưới quyền vua; 3- “Các bộ trưởng phải tự chịu trách nhiệm trong công việc điều hành của chính phủ”, (điều §13, câu 2) thường do Liên minh các đảng phái thắng cử nắm, do dân bầu chứ không phải Vua ban, nên không thể lấy uy hoặc đổ trách nhiệm cho Vua, 4- Đặc biệt, Vua không đứng trên Hiến pháp như trong chế độ phong kiến mà “phải tuyên thệ không được vi phạm Hiến pháp” (điều §8). Vậy quyền cơ bản được Hiến pháp họ đưa ra những thước đo chuẩn mực quy tắc xử sự chặt chẽ như thế nào để chế tài được nhà Vua, bộ máy nhà nước, các đảng phái, bảo đảm cho dân họ đúng chủ nhân đất nước, chứ không phải Vua, nhà nước hay đảng phái?
Về quyền tự do cá nhân
Như đa số các quốc gia, điều §71 điểm (1) Hiến pháp Đan Mạch quy định quyền “tự do cá nhân” là “bất khả xâm phạm”. Tuy nhiên để quyền đó không bị quyền lực nhà nước xâm hại, hiến định trên được kèm theo chế tài trách nhiệm nhà nước: “Không một công dân nào vì lý do chính trị hay tôn giáo, hay nguồn gốc xuất thân, có thể bị tước quyền tự do dưới bất kỳ hình thức nào”. Khi hạn chế quyền tự do đó, nhà nước cũng phải tuân thủ quy phạm, thước đo, chuẩn mực, được hiến định ở điểm (2): “Chỉ có thể tước quyền tự do theo một đạo luật”. Và ngay cả khi ban hành đạo luật cũng không có nghĩa Vua, quốc hội được quyền tùy ý, đạo luật đó phải tuân theo quy tắc xử sự: 1- “(3) Ai bị bắt giữ, trong vòng 24 tiếng phải giao cho chánh án câu lưu quyết định. Nếu không thể thả bổng họ, chánh án phải nhanh như có thể trong vòng 3 ngày, ra án trát có nêu lý do, quyết định tiếp tục tạm giam giữ hay cho tại ngoại với điều kiện nộp tiền thế chân ở mức nào và dạng nào”. 2- “(4) Đương sự được quyền lập tức chống lại án trát bắt giữ lên toà cao hơn”.Về quyền nơi ở
Khác Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ở ta (DTHP) chỉ nêu quyền tự nhiên đó của công dân, Hiến pháp họ, điều §72 chế tài trách nhiệm nhà nước phải bảo đảm “nơi ở bất khả xâm phạm”. Khi xảy ra tình huống phải hạn chế quyền đó, như “lục soát, thu giữ đồ đạc, tìm kiếm thư từ văn bản, khám xét các bí mật giao dịch bưu điện, điên thoại thư tín”, chỉ được phép “khi có lệnh toà án, nhưng cũng chỉ trong trường hợp không có văn bản lập pháp nào cấm lệnh đó”.Về quyền sở hữu
Vừa là quyền cơ bản, vừa là nền tảng tồn tại của nền kinh tế thị trường vốn theo đuổi mục đích lợi nhuận, còn nếu không người ta chẳng theo đuổi lợi nhuận làm gì, một khi có tiền mà không thể sở hữu tài sản. Vì vậy điều §73, điểm (1) Hiến pháp họ hiến định “Quyền sở hữu là bất khả xâm phạm”. Để bảo đảm quyền đó, nhà nước bị chế tài “không một ai có thể bị ép buộc phải nộp tài sản”, ngoại trừ tình huống “lợi ích cộng đồng đòi hỏi”, nhưng phải tuân thủ điều kiện: 1- “phải thông qua một văn bản lập pháp” nghĩa là áp dụng cho mọi đối tượng do đạo luật đó điểu chỉnh chứ không phải cho một số con người cụ thể, nói cách khác công bằng đối với mọi người trong cộng đồng. 2- “phải bồi thường hoàn toàn”.Trong lúc ở ta đất đai vẫn hiến định sở hữu toàn dân, do nhà nước nắm giữ - nguyên lý bất di bất dịch của nền kinh tế quản lý tập trung nhằm mục đích hoàn thành kế hoạch nhà nước, phân biệt với bản chất nền kinh tế thị trường theo đuổi mục đích lợi nhuận. Ở họ nhà nước bị chế tài bảo đảm quyền sở hữu đất đai rất ngặt nghèo thậm chí hậu hoạ có thể giải tán quốc hội, được hiến định tại điểm (2) “Trong trường hợp một dự luật quốc hữu hoá đất đai nào đó được thông qua, trong vòng 3 ngày, Quốc hội chỉ cần ít nhất 1/3 số phiếu đồng thuận, có quyền đòi nhà Vua phải tạm ngừng ký lệnh ban hành cho tới khi một cuộc bầu cử Quốc hội mới được thực hiện để thông qua dự thảo mới”. Khi tranh chấp xảy ra do quốc hữu hoá, nhà nước phải tuân thủ quy tắc xử sự tại điểm (3) “Mọi vấn đề liên quan tới tính chất pháp lý của qúa trình quốc hữu hoá cũng như trị giá bồi thường, có thể được giải quyết thông qua toà án. Kiểm tra giá trị bồi thường có thể thông qua 1 đạo luật giao cho toà án phán quyết” không hề liên quan tới Vua hay cơ quan hành chính, hành pháp, bởi những đối tượng này chính là một bên trong tranh chấp. Ở ta tranh chấp đất đai sở dĩ liên tục xảy ra và ngày càng gia tăng, trước hết do thiếu những chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự chế tài trách nhiệm nhà nước lẽ ra phải được hiến định, để thu hồi đất như ở họ không bị phụ thuộc vào động cơ và nhận thức của cơ quan hay người hành xử, lại giao cho nhà nước toàn quyền hành xử; nghĩa là đặt số phận tài sản đất đai do người dân sở hữu (dù sở hữu quyền sử dụng) vào tay nhà nước; nay vẫn được DTHP giữ nguyên tại điều 58, điểm 3: “Nhà nước thu hồi đất… có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội”. Luật thu hồi là do nhà nước định, thu hồi có thực sự vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án hay không và vì ở mức độ nào đều do nhà nước quyết định, chứ không phải chủ sở hữu. Quyền sở hữu của người dân lại do nhà nước tự định đoạt như vậy không đúng với khái niệm sở hữu hiểu theo nghĩa phổ quát trên thế giới, chỉ hữu danh vô thực. Một khi nhà nước được trao quyền lực thu hồi đất đai, mà không bị chế tài trách nhiệm bằng những quy phạm bảo đảm đúng nội hàm quyền sở hữu cho người dân, thì tranh chấp đất đai vẫn luôn tiềm ẩn bùng nổ.
Về quyền lao động và an sinh
DTHP ở ta cũng chỉ nêu chung chung, không hề có chuẩn mực thước đo nào chế tài trách nhiệm nhà nước, ở Hiến pháp họ, điều §75 điểm (1) quy định: “Bảo đảm cho bất kỳ công dân nào có khả năng lao động đều có thể làm việc trang trải đủ cuộc sống tối thiểu”. “Ai không thể tự nuôi sống mình, và không còn nguồn thu nhập nào khác, nhà nước có trách nhiệm trợ cấp đủ, với điều kiện họ phải thực hiện các trách nhiệm do một đạo luật quy định”. Như vậy quyền lao động và an sinh không còn dừng lại ở quyền tự nhiên như ăn uống, thức ngủ, xin cho, yêu ghét, vốn do người dân tự lo lấy dù ở nhà nước, thời đại nào, đưa vào hiến pháp hay không, mà trở thành quyền cơ bản - loại quyền, nhà nước bị chế tài phải bảo đảm theo đúng những chuẩn mực thước đo đã hiến định, không thể làm khác.Về quyền học tập
Điều §76 hiến pháp nước họ quy định: “Tất cả trẻ em ở lứa tuổi đi học, nhà nước phải đảm bảo miễn học phí tại trường công lập. Cha mẹ hoặc người giám hộ phải tự lo cho chúng tới các trường học theo chuẩn công lập, nhưng không có trách nhiệm buộc chúng phải học trường công lập”. Nghĩa là Hiến pháp họ vừa chế tài được trách nhiệm nhà nước bảo đảm chắc chắn quyền cơ bản học tập cho bất kỳ trẻ em nào, vừa bảo đảm quyền cha mẹ tự do chọn nơi học tập cho con cái họ nhà nước không được phép can thiệp vì con họ đẻ ra chứ không phải nhà nước đẻ ra.Về quyền tự do ngôn luận
Điều §77 của Hiến pháp Đan Mạch quy định: “Kiểm duyệt hay sử dụng bất cứ biện pháp nào ngăn cấm đều không bao giờ được phép”. “Ai không bị toà án cấm đều có quyền thể hiện công khai mọi suy nghĩ của mình dưới dạng ngôn ngữ hình ảnh và chữ viết”. Như vậy hạn chế quyền tự do ngôn luận chỉ được thực hiện nếu trực tiếp gây thiệt hại bị khiếu kiện và trong trường hợp đó hoàn toàn do toà án phán quyết, chứ không phải Vua hay cơ quan lập pháp, hành pháp, thấy đụng tới mình là cấm. Nói cách khác hạn chế quyền tự do ngôn luận cũng tương tự như quyền cầm dụng cụ, gậy gộc, động thủ chân tay; nhà nước không được phép kiểm soát thân thể để xem có gậy gộc hay chân tay hung bạo hay không (kiểm duyệt) và càng không thể cấm khi họ chưa có hành vi gây thiệt hại, và nếu có chăng nữa cũng phải do toà phán xét.Về quyền tự do tụ tập, biểu tình, lập hội
Ở hầu hết các nước trên thế giới, đó là sinh hoạt thường nhật hiển nhiên giống như quyền ăn ở đi lại làm việc... Về quyền lập hội, Hiến pháp Đan Mạch, điều §78 quy định thước đo chuẩn mực giới hạn quyền này và chế tài trách nhiệm nhà nước rất chặt chẽ, người dân khó có thể làm sai và nhà nước không thể tự quyền: “(1) Công dân có quyền không cần xin phép trước, thành lập hội đoàn theo những mục đích mà luật pháp không cấm”. “(2) Những hội đoàn sử dụng bạo lực hoặc tìm cách đạt tới tư tưởng khác bằng con đường bạo lực, kích động bạo lực hoặc những biện pháp hình sự tương tự sẽ bị toà ra án trát giải tán”, tức hội đoàn được coi như con người chỉ bị cấm khi có hành vi phạm pháp chứ không thể cấm đẻ ra nó. “(3) Không hội đoàn nào có thể bị chính phủ giải tán. Có thể tạm thời cấm nhưng ngay lập tức phải đệ đơn ra toà đòi giải tán”. “(4) Cáo buộc đòi giải tán các hội đoàn chính trị có thể được xét xử tại toà án tối cao”. “(5) Thủ tục pháp lý giải tán hội đoàn được quyết định bởi một đạo luật”.Cũng chặt chẽ như điều §78, quyền biểu tình được hiến định tại điều §79: “Công dân có quyền không cần giấy phép cấp trước, tụ tập biểu tình không có vũ khí. Cảnh sát có quyền tham dự các cuộc tụ tập biểu tình đó. Tụ tập biểu tình ngoài trời có thể bị cấm, nếu có khả năng thực tế gây mất an toàn xã hội”. Chế tài trách nhiệm nhà nước đối với quyền biểu tình được hiến định tại điều §80: “Các cuộc đụng độ khi biểu tình, nếu không bị tấn công, các lực lượng giữ gìn an ninh được trang bị vũ khí chỉ được quyền can thiệp sau 3 lần đòi giải tán với nhân danh nhà Vua và công lý”.
Chế độ nào cũng vậy, dù quân chủ hay dân chủ, thần quyền hay đảng quyền, quyền lực cũng được trao cho bộ máy nhà nước thực thi. Bộ máy đó không phải siêu tự nhiên từ trên trời rơi xuống toàn tâm toàn ý vì dân mà cũng chỉ do một bộ phận từ nhân dân đảm đương, với mục đích mưu sinh, hiếm ai tránh khỏi tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố đời thường. Hiến pháp vì vậy chỉ có giá trị sử dụng, một khi nó đưa ra được những chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự đủ sức chế tài trách nhiệm nhà nước, tức những người được dân trao quyền lực, phải bảo đảm quyền cơ bản cho người dân, bằng không nó chỉ có giá trị trên văn bản!
Admin gửi hôm Thứ Tư, 06/03/2013
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20130305/nguyen-sy-phuong-quyen-co-ban-trong-vuong-quoc-dan-chu-hang-dau-the-gioi
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001