(GDVN) - Bên cạnh 8 bản đồ của Trung Quốc khẳng định đảo Hải Nam là cực
nam của đất nước này, Ths. Chử Đình Phúc (Viện Trung Quốc, thuộc Viện
Khoa học xã hội Việt Nam) đã cung cấp thêm 7 bản đồ khác của Nhật Bản có
cùng nội dung trên.
Bản đồ “Nhị kinh thập bát tỉnh tổng đồ” trong sách "Thanh nhị kinh thập
bát tỉnh cương vực toàn đồ" của tác giả Đông Điều Văn Tả Vệ Môn do Nhật
Bản Gia Vĩnh tam niên khắc bản năm 1850. |
“Quảng Đông toàn đồ” trong sách "Thanh nhị kinh thập bát tỉnh cương vực toàn đồ" của tác giả Đông Điều Văn Tả Vệ Môn do Nhật Bản Gia Vĩnh tam niên khắc bản năm 1850. |
Phóng to hình vị trí đảo Hải Nam ở cuối bản đồ "Thanh quốc đại địa đồ Cánh mạng (Tân Hợi) động loạn địa điểm chú". |
Bản đồ “Đại lục hình thế đồ” trong sách “Trung Quốc địa đồ sách” xuất bản năm 1939 của tác giả Tùng Điền Thọ Nam cũng xác định cực Nam Trung Quốc đến hết đảo Hải Nam. |
Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam là đảo Hải Nam trong sách “Trung Quốc địa đồ sách” của tác giả Tùng Điền Thọ Nam được xuất bản năm 1939. |
Theo Giáo dục Việt Nam
nguồn:http://phongchongthamnhungvietnam2012.blogspot.com/2012/08/them-7-ban-o-cua-nhat-chi-ro-cuc-nam.html#more
--------------------------------------------------------------------------------
Tấm bản đồ cổ của Trung quốc - vật chứng khó chối cãi của lũ giặc.
Tấm bản đồ cổ của Trung quốc - vật chứng khó chối cãi của lũ giặc.
Theo Đại đoàn kết.
"Nếu nói rằng bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa là chưa đầy đủ. Phải nói như thế này mới chuẩn xác: Bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc chỉ xác nhận chủ quyền tới cực Nam là đảo Hải Nam”. Tiến sĩ (TS) Mai Hồng người vừa hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tấm bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với Báo Đại Đoàn kết.
"Nếu nói rằng bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa là chưa đầy đủ. Phải nói như thế này mới chuẩn xác: Bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc chỉ xác nhận chủ quyền tới cực Nam là đảo Hải Nam”. Tiến sĩ (TS) Mai Hồng người vừa hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tấm bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với Báo Đại Đoàn kết.
"Nếu nói rằng bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa là chưa đầy đủ. Phải nói như thế này mới chuẩn xác: Bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc chỉ xác nhận chủ quyền tới cực Nam là đảo Hải Nam”. Tiến sĩ (TS) Mai Hồng người vừa hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tấm bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với Báo Đại Đoàn kết.Thưa ông, được biết ông đã lưu giữ tư liệu quan trọng này hơn 30 năm qua, nhưng sao cho đến nay mới quyết định trao tặng nó cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam?TS Mai Hồng: Cách đây nhiều chục năm, khi còn công tác tại Viện Hán Nôm, tôi đã mua lại tấm bản đồ này từ một người chuyên thu mua sách cổ. Tấm bản đồ này trải ra rộng như một manh chiếu, được gấp vào như một quyển sách gồm 35 tờ A4, bìa cứng, đằng sau có dán vải bồi rất công phu và in màu bằng công nghệ của phương Tây. Biết đây là tư liệu quý nên ngay lập tức tôi đã cất giữ nó. Dẫu vậy, cũng có những lúc tôi quên mất là mình đang có nó. Chỉ đến khi những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông diễn ra gay gắt thì tôi đã quyết định mang đến tặng cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, với mong muốn chúng ta có thêm nguồn sử liệu khẳng định việc Trung Quốc đòi Hoàng Sa và Trường Sa là vô căn cứ. Tôi nhận thấy tấm bản đồ này có thể trở thành một trong những tư liệu quý giá bậc nhất cho Việt Nam trong quá trình đàm phán với các nước về chủ quyền trên Biển Đông.Thưa ông, tấm bản đồ mà ông vừa hiến tặng Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã được các chuyên gia sử học đánh giá là một bằng chứng rất quan trọng, góp phần chấm dứt những những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông?TS Mai Hồng: Phải khẳng định đây là tấm bản đồ không chỉ có giá trị về mặt khoa học lịch sử mà còn có giá trị pháp lý quan trọng. Nó là một công trình nghiêm túc, công phu, đồ sộ, trải qua một chiều dài lịch sử ngót nghét 2 thế kỷ do vua Khang Hy chỉ đạo biên soạn xây dựng.Nó được khởi thảo từ năm 1708, năm Mậu Tý Khang Hi 47 (1708). Vua Khang Hi tuyển 3 giáo sĩ phương Tây giỏi nhất là Lợi Mã Đậu (Matteo Bicci), Thang Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell.), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest) để làm một tấm Vạn lý thành đồ. Đến năm 1710, tấm bản đồ này hoàn thành. Vào năm 1711, vua lại sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh để đo đạc thực địa, đất đai. Từ đấy, trong gần 200 năm, các nhân sĩ Trung Hoa và phương Tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc, gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây. Đến năm 1904, Sái Thượng Chất, Giám đốc một Đài Thiên văn ở Dư Sơn Sái Thượng lại được giao đọc duyệt tất những nguyên cảo bản đồ của các giáo sỹ trước đây. Và cũng trong năm 1904 NXB Thượng Hải chính thức xuất bản tấm bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh với lời giới thiệu của chủ biên Sái Thượng Chất.Tiến sĩ Mai HồngẢnh: Quốc AnhVậy xin ông nói rõ hơn về nội dung của những văn tự Hán cổ được ghi trên tấm bản đồ đó mà ông đã dịch được?.TS Mai Hồng: Tôi đã dịch toàn bộ những nội dung chữ Hán cổ trên đó. Có thể thấy ngay bản thân chữ "toàn đồ” (chứ không phải là "bản đồ”) đã khẳng định tất cả những gì được vẽ trong Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là chủ quyền của Trung Quốc, rằng đất đai của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa, Trường Sa. Sái Thượng Chất đã viết trong lời dẫn có đoạn rằng: "…Duy về cương vực của các thôn ấp quận huyện ở các tỉnh đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các cửa biển ở các miền diên hải đều phỏng họa các đường thủy tầu thuyền ra khơi vào cảng. Tự hỏi nếu mắc một lỗi thì sẽ lấy gì đề bù đắp đầy đủ cho cách nhìn của vạn con mắt? Nhưng nếu có tri thức tất sẽ nói được lời nói gồm chung thiện ý với mọi người.” Toàn văn lời giới thiệu bằng chữ Hán cổ khẳng định mục đích của người Trung Quốc khi khi họ làm tấm bản đồ này không phải để tranh chấp chủ quyền với các quốc gia khác, không có biểu hiện chiếm hữu các đảo mà chỉ là việc đại quát về địa dư.Cùng với những lời giới thiệu ấy, trên tấm bản đồ này có hiển thị một phần lãnh thổ phía Bắc của Việt Nam với cái tên Việt Nam Đông Kinh cùng với vịnh Bắc Bộ dưới cái tên vịnh Đông Kinh. Như vậy, người Trung Quốc khẳng định vịnh Bắc Bộ là của Việt Nam.Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta vẫn còn rất nhiều những tấm bản đồ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa chưa được công bố rộng rãi. Vậy làm thế nào để phát huy được giá trị của Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ sau khi nó được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử, và những tư liệu quý tương tự đang còn đang tồn tại ở đâu đó?TS Mai Hồng: Tôi thấy thế này, chúng ta đang đặt ra vấn đề sự cần thiết và tính thời đại của việc ban hành Luật Biển, vì thế không chỉ trưng bày Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mà Việt Nam cần phải công bố một cách rộng rãi, quy mô hơn nữa tấm bản đồ này cho đông đảo người dân trong nước và thế giới biết đến.Tôi cũng đang trăn trở thế này, mấy ngày qua, báo chí đưa tin nhiều về tấm bản đồ này, đó cũng là một điều rất tốt, nhưng giá như cả Đài Truyền hình Việt Nam cũng vào cuộc, thậm chí là phải vào cuộc sớm nhất để phát lên sóng hình thì cơ hội để thế giới biết đến tấm bản đồ này sẽ nhiều hơn.Như đã khẳng định, Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là một công trình nghiêm túc, đầy đủ tính pháp lý, nên về lâu dài chúng ta cần phải đưa vào SGK Lịch sử giảng dạy để những thế hệ sau này hiểu rõ hơn về chủ quyền của Việt Nam và của các quốc gia khác trên Biển Đông.Xin trân trọng cảm ơn ông!Hương Lê (thực hiện)
"Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” độ phân giải cao Bạn đọc có thể download về trên máy tính để xem từng chi tiết một tại địa chỉ: http://media.tuoitre.com.vn/download/Tailieu/Others/bandohoan%20chinh-kocoHSTS.jpg |
Được đăng bởi
XUANVN vào lúc
13:53
nguồn:http://danoan2012.blogspot.com/2012/08/tam-ban-o-co-cua-trung-quoc-vat-chung.html
--------------------------------------------------------------------------------
Trưng bày bản đồ TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa
Trưng bày bản đồ TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa
TTO - Thông tin từ Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết tấm bản đồ cổ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ đã được chuyển tới phòng trưng bày chuyên đề Di sản văn hóa biển Việt Nam (216 Trần Quang Khải, Hà Nội).
Bản đồ sẽ được trưng bày từ tháng 8 đến tháng 12.
Đây là tấm bản đồ được Trung Quốc xuất bản năm 1904 từ
thời nhà Thanh, ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không hề có
Tây Sa và Nam Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Nhiều người đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia xem tấm bản đồ của Trung Quốc in năm 1904 không có Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam
|
Ngoài ra, một bản sao của tấm bản đồ cũng sẽ được trưng bày tại một địa chỉ nữa của bảo tàng là 25 Tông Đản.
Việc làm này nhằm mong muốn thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các chuyên gia và nhiều bạn trẻ tới tham quan, tra cứu.
Một số bản đồ cổ của Việt Nam chứng minh Hoàng Sa và
Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam cũng được triển lãm tại phòng trưng
bày chuyên đề Di sản văn hóa biển Việt Nam.
Khách tham quan xem bản đồ Đại Nam thống nhất toàn đồ vẽ năm 1834 có Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam - Ảnh: Việt Dũng |
Trước đó, vào sáng 25-7, lễ tiếp nhận tấm bản đồ
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ Trung Quốc 1904 chứng minh Hoàng
Sa - Trường Sa không thuộc Trung Quốc diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc
gia, 1 Tràng Tiền, Hà Nội.
Đông đảo người dân đã đến để tận mắt chứng kiến tấm bản
đồ là vật chứng quan trọng khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là chủ quyền
của Việt Nam này.
NGA LINH
nguồn:http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/504762/Trung-bay-ban-do-TQ-khong-co-Hoang-Sa-Truong-Sa.html
------------------------------------------------------------------------------
Trương Nhân Tuấn - Nhân nói chuyện về hiệu lực pháp lý của các bản đồ
Dư luận VN hiện nay đang xôn xao về tấm bản đồ nước Trung Hoa xuất bản năm 1904, dưới thời nhà Thanh, mang tên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. Bản đồ này vẽ lãnh thổ của Trung Quốc năm 1904 không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi người vui mừng cho rằng đó là một bằng chứng rõ rệt chứng minh các quần đảo HS và TS không thuộc TQ.
Theo tôi, không có điều gì chắc chắn để vui mừng hết. Giả sử phía TQ đưa ra các bản đồ sau đây:
1/ Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. “Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc.”
2/ Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp.”
Tài liệu trên đây dẫn từ nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110803_china_viet_islands.shtml
http://www.bjreview.com.cn/world/txt/2011-08/01/content_380478.htm
Nếu hai tấm bản đồ này có thật, lúc đó phản ứng mọi người sẽ ra sao ? Không lẽ bó tay chấp nhận HS và TS thuộc TQ?
Nếu không lầm, bản đồ 1904 của Trung Hoa, lãnh thổ nước này bao gồm nước Mông Cổ hiện nay. Nếu ta đi ngược thời gian xa hơn, các bản đồ nước Trung Hoa cũng không hề chú dẫn hai quần đảo HS và TS, nhưng trong vài bản đồ lãnh thổ nước này bao gồm nước VN. Không lẽ phía TQ trưng tấm bản đồ này thì phải công nhận VN thuộc TQ?
Điều may là các tấm bản đồ thường không có giá trị quyết định trên quan điểm pháp lý.
Thật vậy, theo thông lệ công pháp quốc tế, «bản đồ» tự nó thường không được nhìn nhận như là một «bằng chứng» mà chỉ được xem như là một «tài liệu – information», để bổ túc thêm cho một «lý lẽ – argument», hay để khẳng định một « thái độ » nào đó của một bên tranh chấp.
Tấm bản đồ do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960 và tấm do Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972 tự nó không có giá trị pháp lý, (cũng như tấm bản đồ 1904 của nhà Thanh), nhưng nếu vấn đề tranh chấp HS và TS được đưa ra một tòa án quốc tế để phân giải, chắc chắn các tấm bản đồ này sẽ được phía TQ sử dụng nhằm vào việc làm rõ ý kiến của phía VN (nhìn nhận HS và TS thuộc TS) qua tuyên bố đơn phương 1958 (thể hiện qua tấm công hàm của ông Phạm Văn Đồng).
Nhiều vụ án về tranh chấp lãnh thổ do Tòa Án Công lý Quốc Tế (CIJ) phân xử, đa số các trường hợp các bản đồ được các bên trưng dẫn thì không được xem như là «bằng chứng » vì chúng không có tác động trực tiếp đến quyết định của các quan tòa. Yếu tố quyết định cho phán quyết của tòa luôn là «thái độ» của nhà nước đối với vùng lãnh thổ tranh chấp.
Một tấm bản đồ có giá trị pháp lý chỉ khi nó được đính kèm với các văn bản của một hiệp định phân định biên giới. Dĩ nhiên hiệp ước này phải còn hiệu lực (do việc không có hiệp ước nào khác ký kết sau này thay thế). Tuy vậy, nhiều trường hợp lịch sử cho thấy nhiều tấm bản đồ phân định biên giới đã không phù hợp với nội dung của công ước. Trong trường hợp này, theo thông lệ quốc tế, văn bản có hiệu lực «cao» hơn bản đồ.
Một số trường hợp khác, bản đồ phân định, cũng như nội dung văn bản, cả hai đều không phù hợp với địa hình trên thực địa. Như trường hợp phân định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh biên giới giữa Bắc Kỳ và các tỉnh Hoa nam năm 1887, hầu hết nội dung các biên bản phân định cũng như các bản đồ đính kèm đều không phù hợp với địa hình trên thực tế (xem thêm phần tham khảo). Trường hợp này, các công trình phân giới sau này (1888-1897) cùng với bộ bản đồ vẽ trên kết quả cắm mốc, mới có giá trị thực sự. Tuy vậy, trong các hồ sơ chính thức hiện nay được lưu trữ trong các thư viện thế giới, đường biên giới Việt Trung 1887 chỉ thể hiện qua 3 trang mô tả sơ sài cùng với các bản đồ (hoàn toàn sai) đính kèm. Vì thế nhiều học giả trên thế giới đã có nhận định sai trong các công trình nghiên cứu vì chỉ dựa trên nội dung của công ước mà không tham khảo tài liệu giai đoạn phân giới.
Trường hợp đặc biệt cũng nên nói lại sau đây, là tranh chấp hai nước Thái Lan và Kampuchia về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear. Nguyên nhân tranh chấp là tấm bản đồ đính kèm công ước vẽ không đúng với nội dung công ước. Theo tấm bản đồ (vẽ sai) này, ngôi đền thuộc về lãnh thổ Kampuchia trong khi nội dung văn bản xác định đường biên giới là đường phân thủy của một rặng núi. Trên tinh thần đó ngôi đền phải nằm trên lãnh thổ Thái Lan. Nội vụ tranh chấp được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ). Lý ra, hiệu lực nội dung văn bản có giá trị cao hơn bản đồ, tức ngôi đền phải thuộc về Thái Lan, nhưng vì thái độ của nhà nước Thái Lan (về ngôi đền) trong nhiều thời kỳ đã khiến quan tòa phán quyết chủ quyền ngôi đền Preah Vihear thuộc về Kampuchia. Xét thấy trường hợp này (thái độ của nhà nước Thái) khá trùng hợp với thái độ của nhà nước VNDCCH và CHXHCNVN về chủ quyền của VN tại HS và TS, người viết dẫn ra đây vài đoạn để mọi người cùng suy nghĩ cho tình trạng tranh chấp lãnh thổ giữa đất nước mình với Trung Quốc hầu kịp thời tìm kiếm một phương án giải quyết.
Tranh chấp hai bên Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear được đưa ra Tòa án Quốc tế ngày 6 tháng 10 năm 1959. Vụ án có mã số CIJ 65.
Vụ xử ngôi đền Preah Vihear xảy ra ngày 15 tháng 6 năm 1962. Những đoạn quan trọng được ghi lại như sau (nguồn CIJ):
Ngôi đền cổ Preah Vihear ở trong tình trạng hoang phế, tọa lạc trên một mỏm núi thuộc rặng Dangrek. Rặng núi này là biên giới giữa hai nước Thái Lan và Cambodge. Tranh chấp có nguyên nhân từ việc phân định biên giới bắt đầu từ năm 1904 đến năm 1908 giữa nước Pháp, đại diện Đông Dương, và nước Xiêm. Việc phân định này dựa lên công ước ngày 13 tháng 2 năm 1904. Công ước này đã thiết lập một cách tổng quát hướng đi đường biên giới. Đường này được xác định cụ thể bởi một ủy ban phân định hỗn hợp Pháp-Thái.
Ở khu vực có ngôi đền Preah Vihear, (theo nội dung công ước) đường biên giới phải theo đường phân thủy. Ngày 2 tháng 12 năm 1906, một ủy ban hỗn hợp ra thực địa xác định đường phân thủy. Từ tháng giêng – tháng hai năm 1907, ủy ban Pháp đã báo cáo lên chính phủ của họ rằng đường biên giới đã hoàn toàn được phân định.
Việc cuối cùng của công trình phân định là vẽ bản đồ đính kèm. Nhà nước Xiêm, vì không có phương tiện kỹ thuật, đã yêu cầu nhân sự phía Pháp để thành lập các bản đồ vùng biên giới. Các bản đồ đã được một ê kíp người Pháp hoàn tất vào mùa xuân năm 1907. Một tấm bản đồ của công trình này được giao cho nhà nước Xiêm, theo đó đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Khmer.
Tấm bản đồ đính kèm nói trên chưa bao giờ được công nhận bởi ủy ban hỗn hợp. Vì Ủy ban này đã ngừng hoạt động trước khi bản đồ được thiết lập. Tòa cho rằng, nguyên thủy, tấm bản đồ này không có tính bắt buộc. Nhưng trong hồ sơ phân định, bộ bản đồ đã chuyển lên chính phủ Thái như là kết quả của công trình phân định biên giới. Nhà cầm quyền Thái đã không có phản ứng nào (về các tấm bản đồ này) từ thời kỳ đó, cũng không có phản ứng nào trong nhiều năm sau. Do đó phải kết luận rằng nó đã được sự chấp nhận chính phủ Thái. Nếu phía Thái đã chấp nhận tấm bản đồ đính kèm mà không làm các cuộc nghiên cứu, thì bây giờ họ không thể vịn vào lỗi lầm này để làm vô hiệu điều mà họ đã chấp thuận.
Nhà nước Xiêm, sau đó là Thái Lan, chưa bao giờ đặt vấn đề về bản đồ đính kèm trước năm 1958, là lúc hai bên Thái và Cambodge đã mở những cuộc thương thảo về chủ quyền ngôi đền. Trong khi đó, vào các năm 1934-1934, một cuộc trắc địa đã cho thấy có sự khác biệt giữa đường phân thủy trên thực tế và đồ tuyến biên giới trên bản đồ. Một số bản đồ khác đã được thiết lập, trong đó đặt ngôi đền thuộc lãnh thổ Thái Lan. Nhưng phía Thái Lan vẫn tiếp tục sử dụng, thậm chí in ra, những tấm bản đồ theo đó ngôi đền Preah Vihear thuộc về phía Cambodge. Mặt khác, trong khoảng thời gian thuơng thuyết về hiệp ước Pháp-Xiêm 1925 và 1937, mà các hiệp ước này khẳng định hiệu lực của đường biên giới. Hay là vào năm 1947, trước ủy ban hòa giải Pháp-Xiêm tại Washington, đáng lẽ phía Thái đã đặt lại vấn đề chủ quyền ngôi đền, thì họ đã không làm gì cả.
Kết luận lại, như thế Thái Lan đã chấp nhận đường biên giới như đã vẽ trong bản đồ, cho dầu nó có phù hợp hay không phù hợp với đường phân thủy của rặng Dangrek.
Vì vậy, Tòa cho rằng, trong vùng tranh chấp, đường biên giới là đường xác định trên bản đồ và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không.
Trở lại trường hợp VN. Ở đây ta thử so sánh thái độ của nhà nước Thái về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear đã được tòa CIJ phân tích ở trên với thái độ của nhà nước VNDCCH (và các nhà nước kế thừa) về chủ quyền của hai quần đảo HS và TS.
Ta thấy nhà nước VNDCCH đã mặc nhiên đồng thuận chủ quyền của TQ tại hai quần đảo HS và TS qua các động thái:
1/ Tuyên bố đơn phương qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Tuyên bố này ủng hộ « tuyên bố về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc », trong đó mặc nhiên nhìn nhận việc « ủng hộ » hải phận 12 hải lý của các đảo thuộc HS và TS. Tức mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền HS và TS thuộc TQ.
2/ Các bài báo trên Nhân Dân khẳng định chủ quyền của TQ tại HS và TS. Các bản đồ của các cơ quan trực thuộc nhà nước VNDCCH (như hai tấm bản đồ dẫn trên) xác định chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Trên phương diện pháp lý, các bài báo trên Nhân Dân hay các bản đồ của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam hay của Cục Bản đồ của Việt Nam đều không có giá trị pháp lý. Nhưng ở đây chúng có giá trị của « tài liệu – information » nhằm làm sáng tỏ nội dung tuyên bố đơn phương 1958 của Phạm Văn Đồng. Đối với công pháp quốc tế, các tuyên bố đơn phương có giá trị ràng buộc.
Mặt khác, nhà nước VNDCCH đã «im lặng» trước tuyên bố «chủ quyền không thể tranh cãi của TQ tại HS» vào tháng giêng năm 1974, vài ngày trước khi dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa. Nhà nước VNDCCH cũng im lặng sau đó khi TQ dùng vũ lực xâm chiếm HS. Theo thông lệ quốc tế, hành động (xâm lăng HS của TQ) đòi hỏi hai miền VN phải có một thái độ. VNCH đã lần lượt biểu lộ nhiều động thái quan trọng nhằm phản đối hành động của TQ đồng thời khẳng định chủ quyền của VN tại HS trước các diễn đàn quốc tế. Thái độ im lặng của nhà nước VNDCCH có thể so sánh với sự «im lặng» lâu dài của nhà nước Thái về tấm bản đồ vẽ sai. Đó là sự im lặng «mặc nhiên đồng thuận».
Ta thấy vấn đề chủ quyền của VN tại HS và TS phức tạp và khó khăn hơn trường hợp của Thái về ngôi đền Preah Vihear. CHXHCNVN, nhà nước kế thừa của nhà nước VNDCCH, phải đối diện cùng lúc hai yếu tố pháp lý: 1/ tuyên bố đơn phương và 2/ mặc nhiên đồng thuận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Chỉ cần một trong hai yếu tố này đủ để VN mất chủ quyền tại HS và TS.
Bộ Luật Biển 2012 của VN vừa công bố xác nhận chủ quyền của VN tại hai quần đảo HS và TS là một điều đúng và cần thiết. Bộ Luật này cũng xác nhận hiệu lực hải phận các đảo của VN đúng theo tinh thần Luật Quốc tế về Biển, cũng là một điều đúng và cần thiết. Đúng vì nó phù hợp với thực tế và lịch sử. Cần thiết vì nó làm gạch nối cho thế hệ tương lai. Nhưng nó chỉ có hiệu lực thực sự khi mà TQ từ bỏ chủ quyền ở HS và TS (qua một trọng tài phân xử).
Với một hồ sơ như thế người ta không ngạc nhiên khi nhà nước CSVN không dám đề nghị đưa tranh chấp HS và TS ra trước một trọng tài phân giải. Trong khi đó, với khả năng về quốc phòng đang lên, TQ có thể chiếm các đảo TS còn lại đang ở trong tay VN đồng thời dành phần lớn thềm lục địa và vùng biển VN theo bản đồ chữ U. Việc « ngư dân » TQ hiện nay một lúc 30 chiếc thuyền, cùng với các tàu hộ vệ của hải quân TQ, đang hoành hành đánh bắt hải sản ở các đảo thuộc TS làm người ta liên tưởng đến những ngày tháng giêng năm 1974, lúc sắp đánh HS. Ở đây, trước khi đánh, «ngư dân» TQ đổ bộ lên các đảo. Khi hải quân VNCH can thiệp thì hải quân TQ ra tay «bảo vệ». Rất cỏ thể TQ sẽ lập lại phương pháp cũ.
Lúc đó, với một hồ sơ như thế, VN vô phương đòi lại TS (chứ đừng nói HS). Với sức mạnh và nhiều tiền trong tay, TQ muốn hoạch định biển với VN thế nào lại không được?
Vấn đề vì thế, cấp bách, là phải làm các thủ tục để kế thừa di sản VNCH để có một thế đứng chính thống trước quốc tế. Hiện nay chưa có nước nào chính thức công nhận chủ quyền của VN tại HS và TS (kể cả Pháp). Với một hồ sơ như thế thì ai mà công nhận?
© Trương Nhân Tuấn
© Đàn Chim Việt
——————————————
Xem thêm:
- Tìm hiểu nguyên nhân mất đất Tụ Long vào tay Trung Quốc qua các hiệp định Pháp-Thanh về biên giới 1887 và 1895: http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235436/index
- Biên giới tỉnh Hải Ninh. Nguyên nhân Việt Nam mất huyện Giang Bình và đất thuộc hai tổng Kiến Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Hải Ninh. http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235425/index
- Thử tìm hiểu tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235391/index
- Lịch sử tranh chấp chủ quyền « l’enclave Pak-lung » cùng các đảo Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu trong vịnh Vạn Xuân : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235331/index
- Tìm hiểu đường biên giới Việt-Trung: Lào Cai : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235329/index
Trương Nhân Tuấn - Nhân nói chuyện về hiệu lực pháp lý của các bản đồ
Trương Nhân Tuấn
Dư luận VN hiện nay đang xôn xao về tấm bản đồ nước Trung Hoa xuất bản năm 1904, dưới thời nhà Thanh, mang tên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. Bản đồ này vẽ lãnh thổ của Trung Quốc năm 1904 không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi người vui mừng cho rằng đó là một bằng chứng rõ rệt chứng minh các quần đảo HS và TS không thuộc TQ.
Theo tôi, không có điều gì chắc chắn để vui mừng hết. Giả sử phía TQ đưa ra các bản đồ sau đây:
1/ Bản đồ thế giới do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960. “Trên bản đồ này, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc.”
2/ Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp.”
Tài liệu trên đây dẫn từ nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110803_china_viet_islands.shtml
http://www.bjreview.com.cn/world/txt/2011-08/01/content_380478.htm
Nếu hai tấm bản đồ này có thật, lúc đó phản ứng mọi người sẽ ra sao ? Không lẽ bó tay chấp nhận HS và TS thuộc TQ?
Nếu không lầm, bản đồ 1904 của Trung Hoa, lãnh thổ nước này bao gồm nước Mông Cổ hiện nay. Nếu ta đi ngược thời gian xa hơn, các bản đồ nước Trung Hoa cũng không hề chú dẫn hai quần đảo HS và TS, nhưng trong vài bản đồ lãnh thổ nước này bao gồm nước VN. Không lẽ phía TQ trưng tấm bản đồ này thì phải công nhận VN thuộc TQ?
Điều may là các tấm bản đồ thường không có giá trị quyết định trên quan điểm pháp lý.
Thật vậy, theo thông lệ công pháp quốc tế, «bản đồ» tự nó thường không được nhìn nhận như là một «bằng chứng» mà chỉ được xem như là một «tài liệu – information», để bổ túc thêm cho một «lý lẽ – argument», hay để khẳng định một « thái độ » nào đó của một bên tranh chấp.
Tấm bản đồ do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960 và tấm do Cục Bản đồ của Việt Nam xuất bản tấm bản đồ năm 1972 tự nó không có giá trị pháp lý, (cũng như tấm bản đồ 1904 của nhà Thanh), nhưng nếu vấn đề tranh chấp HS và TS được đưa ra một tòa án quốc tế để phân giải, chắc chắn các tấm bản đồ này sẽ được phía TQ sử dụng nhằm vào việc làm rõ ý kiến của phía VN (nhìn nhận HS và TS thuộc TS) qua tuyên bố đơn phương 1958 (thể hiện qua tấm công hàm của ông Phạm Văn Đồng).
Nhiều vụ án về tranh chấp lãnh thổ do Tòa Án Công lý Quốc Tế (CIJ) phân xử, đa số các trường hợp các bản đồ được các bên trưng dẫn thì không được xem như là «bằng chứng » vì chúng không có tác động trực tiếp đến quyết định của các quan tòa. Yếu tố quyết định cho phán quyết của tòa luôn là «thái độ» của nhà nước đối với vùng lãnh thổ tranh chấp.
Một tấm bản đồ có giá trị pháp lý chỉ khi nó được đính kèm với các văn bản của một hiệp định phân định biên giới. Dĩ nhiên hiệp ước này phải còn hiệu lực (do việc không có hiệp ước nào khác ký kết sau này thay thế). Tuy vậy, nhiều trường hợp lịch sử cho thấy nhiều tấm bản đồ phân định biên giới đã không phù hợp với nội dung của công ước. Trong trường hợp này, theo thông lệ quốc tế, văn bản có hiệu lực «cao» hơn bản đồ.
Một số trường hợp khác, bản đồ phân định, cũng như nội dung văn bản, cả hai đều không phù hợp với địa hình trên thực địa. Như trường hợp phân định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh biên giới giữa Bắc Kỳ và các tỉnh Hoa nam năm 1887, hầu hết nội dung các biên bản phân định cũng như các bản đồ đính kèm đều không phù hợp với địa hình trên thực tế (xem thêm phần tham khảo). Trường hợp này, các công trình phân giới sau này (1888-1897) cùng với bộ bản đồ vẽ trên kết quả cắm mốc, mới có giá trị thực sự. Tuy vậy, trong các hồ sơ chính thức hiện nay được lưu trữ trong các thư viện thế giới, đường biên giới Việt Trung 1887 chỉ thể hiện qua 3 trang mô tả sơ sài cùng với các bản đồ (hoàn toàn sai) đính kèm. Vì thế nhiều học giả trên thế giới đã có nhận định sai trong các công trình nghiên cứu vì chỉ dựa trên nội dung của công ước mà không tham khảo tài liệu giai đoạn phân giới.
Trường hợp đặc biệt cũng nên nói lại sau đây, là tranh chấp hai nước Thái Lan và Kampuchia về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear. Nguyên nhân tranh chấp là tấm bản đồ đính kèm công ước vẽ không đúng với nội dung công ước. Theo tấm bản đồ (vẽ sai) này, ngôi đền thuộc về lãnh thổ Kampuchia trong khi nội dung văn bản xác định đường biên giới là đường phân thủy của một rặng núi. Trên tinh thần đó ngôi đền phải nằm trên lãnh thổ Thái Lan. Nội vụ tranh chấp được đưa ra Tòa án Công lý Quốc tế (CIJ). Lý ra, hiệu lực nội dung văn bản có giá trị cao hơn bản đồ, tức ngôi đền phải thuộc về Thái Lan, nhưng vì thái độ của nhà nước Thái Lan (về ngôi đền) trong nhiều thời kỳ đã khiến quan tòa phán quyết chủ quyền ngôi đền Preah Vihear thuộc về Kampuchia. Xét thấy trường hợp này (thái độ của nhà nước Thái) khá trùng hợp với thái độ của nhà nước VNDCCH và CHXHCNVN về chủ quyền của VN tại HS và TS, người viết dẫn ra đây vài đoạn để mọi người cùng suy nghĩ cho tình trạng tranh chấp lãnh thổ giữa đất nước mình với Trung Quốc hầu kịp thời tìm kiếm một phương án giải quyết.
Tranh chấp hai bên Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear được đưa ra Tòa án Quốc tế ngày 6 tháng 10 năm 1959. Vụ án có mã số CIJ 65.
Vụ xử ngôi đền Preah Vihear xảy ra ngày 15 tháng 6 năm 1962. Những đoạn quan trọng được ghi lại như sau (nguồn CIJ):
Ngôi đền cổ Preah Vihear ở trong tình trạng hoang phế, tọa lạc trên một mỏm núi thuộc rặng Dangrek. Rặng núi này là biên giới giữa hai nước Thái Lan và Cambodge. Tranh chấp có nguyên nhân từ việc phân định biên giới bắt đầu từ năm 1904 đến năm 1908 giữa nước Pháp, đại diện Đông Dương, và nước Xiêm. Việc phân định này dựa lên công ước ngày 13 tháng 2 năm 1904. Công ước này đã thiết lập một cách tổng quát hướng đi đường biên giới. Đường này được xác định cụ thể bởi một ủy ban phân định hỗn hợp Pháp-Thái.
Ở khu vực có ngôi đền Preah Vihear, (theo nội dung công ước) đường biên giới phải theo đường phân thủy. Ngày 2 tháng 12 năm 1906, một ủy ban hỗn hợp ra thực địa xác định đường phân thủy. Từ tháng giêng – tháng hai năm 1907, ủy ban Pháp đã báo cáo lên chính phủ của họ rằng đường biên giới đã hoàn toàn được phân định.
Việc cuối cùng của công trình phân định là vẽ bản đồ đính kèm. Nhà nước Xiêm, vì không có phương tiện kỹ thuật, đã yêu cầu nhân sự phía Pháp để thành lập các bản đồ vùng biên giới. Các bản đồ đã được một ê kíp người Pháp hoàn tất vào mùa xuân năm 1907. Một tấm bản đồ của công trình này được giao cho nhà nước Xiêm, theo đó đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ Khmer.
Tấm bản đồ đính kèm nói trên chưa bao giờ được công nhận bởi ủy ban hỗn hợp. Vì Ủy ban này đã ngừng hoạt động trước khi bản đồ được thiết lập. Tòa cho rằng, nguyên thủy, tấm bản đồ này không có tính bắt buộc. Nhưng trong hồ sơ phân định, bộ bản đồ đã chuyển lên chính phủ Thái như là kết quả của công trình phân định biên giới. Nhà cầm quyền Thái đã không có phản ứng nào (về các tấm bản đồ này) từ thời kỳ đó, cũng không có phản ứng nào trong nhiều năm sau. Do đó phải kết luận rằng nó đã được sự chấp nhận chính phủ Thái. Nếu phía Thái đã chấp nhận tấm bản đồ đính kèm mà không làm các cuộc nghiên cứu, thì bây giờ họ không thể vịn vào lỗi lầm này để làm vô hiệu điều mà họ đã chấp thuận.
Nhà nước Xiêm, sau đó là Thái Lan, chưa bao giờ đặt vấn đề về bản đồ đính kèm trước năm 1958, là lúc hai bên Thái và Cambodge đã mở những cuộc thương thảo về chủ quyền ngôi đền. Trong khi đó, vào các năm 1934-1934, một cuộc trắc địa đã cho thấy có sự khác biệt giữa đường phân thủy trên thực tế và đồ tuyến biên giới trên bản đồ. Một số bản đồ khác đã được thiết lập, trong đó đặt ngôi đền thuộc lãnh thổ Thái Lan. Nhưng phía Thái Lan vẫn tiếp tục sử dụng, thậm chí in ra, những tấm bản đồ theo đó ngôi đền Preah Vihear thuộc về phía Cambodge. Mặt khác, trong khoảng thời gian thuơng thuyết về hiệp ước Pháp-Xiêm 1925 và 1937, mà các hiệp ước này khẳng định hiệu lực của đường biên giới. Hay là vào năm 1947, trước ủy ban hòa giải Pháp-Xiêm tại Washington, đáng lẽ phía Thái đã đặt lại vấn đề chủ quyền ngôi đền, thì họ đã không làm gì cả.
Kết luận lại, như thế Thái Lan đã chấp nhận đường biên giới như đã vẽ trong bản đồ, cho dầu nó có phù hợp hay không phù hợp với đường phân thủy của rặng Dangrek.
Vì vậy, Tòa cho rằng, trong vùng tranh chấp, đường biên giới là đường xác định trên bản đồ và sẽ không cần thiết để tìm hiểu là đường biên giới này có phù hợp với đường phân thủy hay không.
Trở lại trường hợp VN. Ở đây ta thử so sánh thái độ của nhà nước Thái về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear đã được tòa CIJ phân tích ở trên với thái độ của nhà nước VNDCCH (và các nhà nước kế thừa) về chủ quyền của hai quần đảo HS và TS.
Ta thấy nhà nước VNDCCH đã mặc nhiên đồng thuận chủ quyền của TQ tại hai quần đảo HS và TS qua các động thái:
1/ Tuyên bố đơn phương qua công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. Tuyên bố này ủng hộ « tuyên bố về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc », trong đó mặc nhiên nhìn nhận việc « ủng hộ » hải phận 12 hải lý của các đảo thuộc HS và TS. Tức mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền HS và TS thuộc TQ.
2/ Các bài báo trên Nhân Dân khẳng định chủ quyền của TQ tại HS và TS. Các bản đồ của các cơ quan trực thuộc nhà nước VNDCCH (như hai tấm bản đồ dẫn trên) xác định chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Trên phương diện pháp lý, các bài báo trên Nhân Dân hay các bản đồ của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam hay của Cục Bản đồ của Việt Nam đều không có giá trị pháp lý. Nhưng ở đây chúng có giá trị của « tài liệu – information » nhằm làm sáng tỏ nội dung tuyên bố đơn phương 1958 của Phạm Văn Đồng. Đối với công pháp quốc tế, các tuyên bố đơn phương có giá trị ràng buộc.
Mặt khác, nhà nước VNDCCH đã «im lặng» trước tuyên bố «chủ quyền không thể tranh cãi của TQ tại HS» vào tháng giêng năm 1974, vài ngày trước khi dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa. Nhà nước VNDCCH cũng im lặng sau đó khi TQ dùng vũ lực xâm chiếm HS. Theo thông lệ quốc tế, hành động (xâm lăng HS của TQ) đòi hỏi hai miền VN phải có một thái độ. VNCH đã lần lượt biểu lộ nhiều động thái quan trọng nhằm phản đối hành động của TQ đồng thời khẳng định chủ quyền của VN tại HS trước các diễn đàn quốc tế. Thái độ im lặng của nhà nước VNDCCH có thể so sánh với sự «im lặng» lâu dài của nhà nước Thái về tấm bản đồ vẽ sai. Đó là sự im lặng «mặc nhiên đồng thuận».
Ta thấy vấn đề chủ quyền của VN tại HS và TS phức tạp và khó khăn hơn trường hợp của Thái về ngôi đền Preah Vihear. CHXHCNVN, nhà nước kế thừa của nhà nước VNDCCH, phải đối diện cùng lúc hai yếu tố pháp lý: 1/ tuyên bố đơn phương và 2/ mặc nhiên đồng thuận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Chỉ cần một trong hai yếu tố này đủ để VN mất chủ quyền tại HS và TS.
Bộ Luật Biển 2012 của VN vừa công bố xác nhận chủ quyền của VN tại hai quần đảo HS và TS là một điều đúng và cần thiết. Bộ Luật này cũng xác nhận hiệu lực hải phận các đảo của VN đúng theo tinh thần Luật Quốc tế về Biển, cũng là một điều đúng và cần thiết. Đúng vì nó phù hợp với thực tế và lịch sử. Cần thiết vì nó làm gạch nối cho thế hệ tương lai. Nhưng nó chỉ có hiệu lực thực sự khi mà TQ từ bỏ chủ quyền ở HS và TS (qua một trọng tài phân xử).
Với một hồ sơ như thế người ta không ngạc nhiên khi nhà nước CSVN không dám đề nghị đưa tranh chấp HS và TS ra trước một trọng tài phân giải. Trong khi đó, với khả năng về quốc phòng đang lên, TQ có thể chiếm các đảo TS còn lại đang ở trong tay VN đồng thời dành phần lớn thềm lục địa và vùng biển VN theo bản đồ chữ U. Việc « ngư dân » TQ hiện nay một lúc 30 chiếc thuyền, cùng với các tàu hộ vệ của hải quân TQ, đang hoành hành đánh bắt hải sản ở các đảo thuộc TS làm người ta liên tưởng đến những ngày tháng giêng năm 1974, lúc sắp đánh HS. Ở đây, trước khi đánh, «ngư dân» TQ đổ bộ lên các đảo. Khi hải quân VNCH can thiệp thì hải quân TQ ra tay «bảo vệ». Rất cỏ thể TQ sẽ lập lại phương pháp cũ.
Lúc đó, với một hồ sơ như thế, VN vô phương đòi lại TS (chứ đừng nói HS). Với sức mạnh và nhiều tiền trong tay, TQ muốn hoạch định biển với VN thế nào lại không được?
Vấn đề vì thế, cấp bách, là phải làm các thủ tục để kế thừa di sản VNCH để có một thế đứng chính thống trước quốc tế. Hiện nay chưa có nước nào chính thức công nhận chủ quyền của VN tại HS và TS (kể cả Pháp). Với một hồ sơ như thế thì ai mà công nhận?
© Trương Nhân Tuấn
© Đàn Chim Việt
——————————————
Xem thêm:
- Tìm hiểu nguyên nhân mất đất Tụ Long vào tay Trung Quốc qua các hiệp định Pháp-Thanh về biên giới 1887 và 1895: http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235436/index
- Biên giới tỉnh Hải Ninh. Nguyên nhân Việt Nam mất huyện Giang Bình và đất thuộc hai tổng Kiến Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Hải Ninh. http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235425/index
- Thử tìm hiểu tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235391/index
- Lịch sử tranh chấp chủ quyền « l’enclave Pak-lung » cùng các đảo Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu trong vịnh Vạn Xuân : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235331/index
- Tìm hiểu đường biên giới Việt-Trung: Lào Cai : http://blog.yahoo.com/_I66R5T4RFJ5LH5KE4IOX6IW264/articles/235329/index
nguồn:http://www.diendantheky.net/2012/08/truong-nhan-tuan-nhan-noi-chuyen-ve.html
-------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001