Đôi lời: Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các độc giả thân yêu đã rất lo lắng, bất bình trước cảnh blog Ba Sàm vừa bị cướp phá, lại còn bị tin tặc đưa tin bài bịa đặt bôi nhọ suốt mấy ngày qua. Cảm ơn các chủ trang web, blog, các bạn hữu xa gần đã góp phần loan tin và lên tiếng ủng hộ, các đài nước ngoài đã thực hiện các cuộc phỏng vấn giúp chúng tôi làm rõ vụ việc này.CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Do còn những khó khăn trong khâu quản trị và bảo đảm an toàn, nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng tin bài. Mong quý độc giả thông cảm.
Trang anhbasamnew.wordpress.com này, như thông báo ngay sau khi mới mở đã bị hiện tượng không bình thường, không chắc có được an toàn hay không, nên chúng tôi đã mở một trang mới an toàn hơn, ở địa chỉ: anhbasam04.wordpress.com Kính mời bà con!
Sáng qua, 14/3/2013, tại Chùa Tảo Sách, Quận Tây Hồ, Hà Nội, một số bà con đã tổ chức một buổi tưởng niệm nho nhỏ tri ân 64 Liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến không cân sức chống lại quân Trung Quốc xâm lược tại đảo Gạc Ma, Trường Sa. Nhiều bạn trẻ đã tham gia cùng các bậc cha anh như Nhà giáo Phạm Toàn, KTS Trần Thanh Vân, Nhà báo Nguyễn Đình Ấm, bà Nguyễn Nguyên Bình, LS Hà Huy Sơn, Đại tá quân đội Phạm Xuân Phương, Đại tá an ninh Đăng Quang, TS Nguyễn Trường Tiến, v.v…
Về trận Hải chiến Gạc Ma 25 năm trước, một vị cựu quan chức nắm được nhiều thông tin “cung đình” đã kể lại một số chi tiết đáng chú ý. Theo ông, ngày 14/3/1988 là ngày đang tổ chức lễ viếng cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Phạm Hùng. Đến 2 giờ chiều thì có tin từ Cục Tác chiến, Bộ Quốc phòng là mất Gạc Ma rồi.
Thế nhưng, do ngày hôm sau 15/3 đưa tang ông Phạm Hùng, nên phải sang ngày 16/3 mới họp Bộ Chính trị được. Sau khi nghe báo cáo tình hình, trong đó có cả thông tin về mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh không cho nổ súng, với lý do sợ bị mắc mưu “khiêu khích” của phía Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ. Ông nói đại ý: nó đang không có gì, anh lại tạo cho nó chỗ đứng ở Trường Sa, làm thay đổi hẳn bàn cờ chiến lược, hình thành thế xôi đỗ rất nguy hiểm. Hầu như không ai lên tiếng ủng hộ ông Thạch, mỗi người ít nhiều đều có lý do riêng, ví như ông TBT Nguyễn Văn Linh thì vốn vẫn đồng quan điểm với ông Lê Đức Anh, muốn khôi phục tình “hữu nghị” với TQ, còn ông Đỗ Mười thì hy vọng được thế vào chiếc ghế vừa bỏ trống của ông Phạm Hùng …
Hy vọng rồi đây, lịch sử sẽ phải làm rõ toàn bộ vụ việc này, xem xét công tội của từng người trong ban lãnh đạo VN thời đó.
nguồn:http://anhbasamnew.wordpress.com/2013/03/15/tin-thu-nam-15-03-2013/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001