Câu trả lời cho cơ chế đền bù “rẻ như bèo”, cho mơ ước, và cũng là đòi hỏi công bằng của người dân không được các nhà làm luật “tiếp thu” là bởi dường như trong Ban soạn thảo, không ai là nông dân, không ai bị thu hồi đất
Ngày 15.10.2012 trong một hội thảo về Luật đất đai ở Thủ đô Hà Nội, xuất hiện một phụ nữ nông dân đến từ Lộc Hà, Hà Tĩnh. Chị đến để chỉ mộc mạc nói rằng: “Người dân chỉ mong được Nhà nước giao đất lâu dài. Và chẳng may có bị thu hồi thì cũng được đền bù theo giá thỏa thuận ngoài thị trường”. Rất giản dị. Và thực ra, cũng rất đơn giản đối với các nhà làm luật. Bấy giờ, Phó Chủ nhiệm UBKT của QH Nguyễn Văn Phúc, người tự giới thiệu từng tham gia vào Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 tỏ ra bất ngờ với sự kiện, theo ông, là “lần đầu tiên” một người dân được mời đến dự một cuộc hội thảo bàn về một bộ luật quyết định đến sinh kế của 70% dân số là nông dân.
Chị là người nông dân đầu tiên, nhưng thật buồn, có lẽ cũng là duy nhất được cất lên tiếng nói, được bày tỏ những mơ ước nho nhỏ, vào luật Đất đai.
Ngày hôm qua, khi dự thảo Luật đất đai được đưa ra trước Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang có lẽ đã rất tự hào khi công bố con số có tới 6.958.848 ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai. Để mô tả về độ công phu trong việc lấy ý kiến, Bộ trưởng dành gần 2 trang trong báo cáo để liệt kê tên mấy chục bộ ngành, cơ quan, tổ chức, các cục, vụ, viện cả trong và ngoài nước, 63 trên 63 tỉnh thành.
Nhưng cuối cùng, ước mơ của chị nông dân Hà Tĩnh, của vô số người dân đã, đang vác đơn đi kiện cuối cùng vẫn là điều gì đó rất xa vời. Mơ hồ như những điều luật, dù đã được gọi là tiếp thu.
Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Nguyễn Văn Hiện trước nghị trường đã dùng ba chữ “Rẻ như bèo” khi nói về cái giá đền bù trong những trường hợp nhà nước thu hồi đất của dân. Ông than thở về sự vô lý khi “Người ta mất 100m vào sau đó không mua nổi 1m2”. Ông nói hơn cả một mái nhà, đất đai chính là thứ mà người dân dùng để “sinh nhai”. Ông bảo “đền bù như vậy là không thỏa đáng”. Ông đề nghị một thứ tự lợi ích mới, theo đó “Phải tính đến lợi ích người có đất, lợi ích nhà nước rồi mới đến lợi ích nhà đầu tư”. Và quan trọng nhất, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp khẳng định rằng: Khoản 1, điều 72 của Dự thảo quy định về giá đền bù “vẫn không có gì mới”. Và “Cách giải quyết trả rẻ như bèo làm sao người dân người ta chịu”. Và “Nếu không giải quyết chỗ này thì chẳng giải quyết được gì”.
Xin cảm ơn cựu Chánh án TAND TC, người chắc cũng đã phải giải quyết không ít những vụ kiện cáo của người dân, với những bức xúc giống như oan ức, trước những cái giá đền bù bèo bọt đến bất công.
Câu hỏi tại sao có tới ngót 7 triệu ý kiến góp ý mà những nút thắt hay điểm nghẽn trong luật đất đai vẫn y như cũ thực ra cũng đã được trả lời. Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước phát biểu, cực kỳ thẳng thắn: “Các đồng chí đã lấy ược bao nhiêu ý kiến của đồng bào dân tộc?. Hay ý kiến toàn chỉ là của công chức!”. Còn Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thì đề nghị “rút kinh nghiệm” trước hiện tượng “Nhiều đối tượng cần lấy trực tiếp thì chúng ta lại tổ chức hội thảo, lại phải nhờ Oxfam đi lấy ý kiến trực tiếp”.
Và câu trả lời cho cơ chế đền bù “rẻ như bèo”, cho mơ ước, và cũng là đòi hỏi công bằng của người dân không được các nhà làm luật “tiếp thu” là bởi dường như trong Ban soạn thảo, không ai là nông dân, không ai bị thu hồi đất.
Đào Tuấn
nguồn:http://daotuanddk.wordpress.com/2013/04/19/bay-trieu-y-kien-va-mot-be-tac-van-hoan-be-tac/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Câu trả lời cho cơ chế đền bù “rẻ như bèo”, cho mơ ước, và cũng là đòi hỏi công bằng của người dân không được các nhà làm luật “tiếp thu” là bởi dường như trong Ban soạn thảo, không ai là nông dân, không ai bị thu hồi đất
Ngày 15.10.2012 trong một hội thảo về Luật đất đai ở Thủ đô Hà Nội, xuất hiện một phụ nữ nông dân đến từ Lộc Hà, Hà Tĩnh. Chị đến để chỉ mộc mạc nói rằng: “Người dân chỉ mong được Nhà nước giao đất lâu dài. Và chẳng may có bị thu hồi thì cũng được đền bù theo giá thỏa thuận ngoài thị trường”. Rất giản dị. Và thực ra, cũng rất đơn giản đối với các nhà làm luật. Bấy giờ, Phó Chủ nhiệm UBKT của QH Nguyễn Văn Phúc, người tự giới thiệu từng tham gia vào Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 tỏ ra bất ngờ với sự kiện, theo ông, là “lần đầu tiên” một người dân được mời đến dự một cuộc hội thảo bàn về một bộ luật quyết định đến sinh kế của 70% dân số là nông dân.
Chị là người nông dân đầu tiên, nhưng thật buồn, có lẽ cũng là duy nhất được cất lên tiếng nói, được bày tỏ những mơ ước nho nhỏ, vào luật Đất đai.
Ngày hôm qua, khi dự thảo Luật đất đai được đưa ra trước Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang có lẽ đã rất tự hào khi công bố con số có tới 6.958.848 ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai. Để mô tả về độ công phu trong việc lấy ý kiến, Bộ trưởng dành gần 2 trang trong báo cáo để liệt kê tên mấy chục bộ ngành, cơ quan, tổ chức, các cục, vụ, viện cả trong và ngoài nước, 63 trên 63 tỉnh thành.
Nhưng cuối cùng, ước mơ của chị nông dân Hà Tĩnh, của vô số người dân đã, đang vác đơn đi kiện cuối cùng vẫn là điều gì đó rất xa vời. Mơ hồ như những điều luật, dù đã được gọi là tiếp thu.
Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Nguyễn Văn Hiện trước nghị trường đã dùng ba chữ “Rẻ như bèo” khi nói về cái giá đền bù trong những trường hợp nhà nước thu hồi đất của dân. Ông than thở về sự vô lý khi “Người ta mất 100m vào sau đó không mua nổi 1m2”. Ông nói hơn cả một mái nhà, đất đai chính là thứ mà người dân dùng để “sinh nhai”. Ông bảo “đền bù như vậy là không thỏa đáng”. Ông đề nghị một thứ tự lợi ích mới, theo đó “Phải tính đến lợi ích người có đất, lợi ích nhà nước rồi mới đến lợi ích nhà đầu tư”. Và quan trọng nhất, Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp khẳng định rằng: Khoản 1, điều 72 của Dự thảo quy định về giá đền bù “vẫn không có gì mới”. Và “Cách giải quyết trả rẻ như bèo làm sao người dân người ta chịu”. Và “Nếu không giải quyết chỗ này thì chẳng giải quyết được gì”.
Xin cảm ơn cựu Chánh án TAND TC, người chắc cũng đã phải giải quyết không ít những vụ kiện cáo của người dân, với những bức xúc giống như oan ức, trước những cái giá đền bù bèo bọt đến bất công.
Câu hỏi tại sao có tới ngót 7 triệu ý kiến góp ý mà những nút thắt hay điểm nghẽn trong luật đất đai vẫn y như cũ thực ra cũng đã được trả lời. Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước phát biểu, cực kỳ thẳng thắn: “Các đồng chí đã lấy ược bao nhiêu ý kiến của đồng bào dân tộc?. Hay ý kiến toàn chỉ là của công chức!”. Còn Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thì đề nghị “rút kinh nghiệm” trước hiện tượng “Nhiều đối tượng cần lấy trực tiếp thì chúng ta lại tổ chức hội thảo, lại phải nhờ Oxfam đi lấy ý kiến trực tiếp”.
Và câu trả lời cho cơ chế đền bù “rẻ như bèo”, cho mơ ước, và cũng là đòi hỏi công bằng của người dân không được các nhà làm luật “tiếp thu” là bởi dường như trong Ban soạn thảo, không ai là nông dân, không ai bị thu hồi đất.
Đào Tuấn
nguồn:http://daotuanddk.wordpress.com/2013/04/19/bay-trieu-y-kien-va-mot-be-tac-van-hoan-be-tac/======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001