Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Vũ Quang Việt, Liên Hợp Quốc – EAS
15 tháng 4 năm 2013
Vũ Quang Việt, Liên Hợp Quốc – EAS
15 tháng 4 năm 2013
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong một thập kỷ qua đã được thúc đẩy bởi sự mở rộng mạnh mẽ trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng.
Trong năm 2001, tín dụng trong nước ở tăng nhanh chóng từ 35% lên 120% vào năm 2010. Kết quả là, tỷ lệ vốn tín dụng của toàn khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lên đến 1.77 trong năm 2011, một tỷ lệ rất cao so với 0.7 tại Hoa Kỳ. Ba mươi doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nợ vốn tín dụng cao hơn 3, và tám doanh nghiệp khác có tỷ lệ vượt quá 10.
Các chiến lược phát triển dựa trên doanh nghiệp nhà nước đã được phát động bởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người thiết lập mục tiêu tăng trưởng 9,5% mỗi năm kể từ năm 2008. Để phục vụ mục tiêu đó, cung tiền đã tăng 46% và hơn 60% tín dụng ngân hàng đã được giao cho các doanh nghiệp nhà nước – mặc dù các doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 27% trong tổng GDP. Những hành động này ngay lập tức tạo ra lạm phát, lúc cao điểm lên đến 23,1% trong giai đoạn năm 2008. Mặc dù Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu phải giải quyết nạn lạm phát, nhưng khi tỷ lệ này giảm xuống đến 5,9% thì ông Nguyễn lại một lần nữa thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng cao – điều mà nhiều kinh tế gia phản đối – vì ông lập luận rằng kích thích kinh tế là điều cần thiết nhằm chống lại các tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Khi ông Nguyễn chiếm ưu thế, lạm phát lại tăng lên với tỷ lệ cao hơn, 10% trong năm 2010 và sau đó lên đến 18,7% trong năm 2011. Đồng thời, tăng trưởng GDP bắt đầu chậm lại: Việt Nam tăng trưởng với tốc độ hàng năm ít hơn 6% trong 2011-2012, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 8% trước khi Dũng tiếp quản vai trò thủ tướng. Suy thoái này xảy ra ngay cả khi Việt Nam dành đến 40% GDP để đầu tư, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới.
Vấn đề chính là hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã được lệnh phải phục vụ nhu cầu tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước, nhưng số tiền đã không được chi tiêu đúng cách. Ví dụ, Vinashin, tập đoàn đóng tàu nhà nước bị phá sản trong năm 2010, đã thành lập gần 200 công ty con trên khắp nước, trong đó bao gồm ngân hàng, công ty giao dịch chứng khoán, các công ty cho thuê tài chính, và nhiều công ty bất động sản và xây dựng khác. Các quan chức chính phủ và đảng viên hưởng lợi các khoản tiền từ những công ty này để phục vụ bạn bè và người thân trên sức lao động và mồ hôi của những nông dân – những người phải trả các khoản tiền trên mà hầu như trong số họ đều có đất bị tịch thu với giá đền bù rất ít ỏi. Tại thời điểm phá sản, số nợ của Vinashin lên đến hơn 4 tỷ USD. Vinashin chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều các doanh nghiệp nhà nước gặp phải vấn đề.
Trước khi cải cách vào năm 1990, tại Việt Nam có năm ngân hàng, và tất cả trong số đó đều thuộc nhà nước. Ngày nay, Việt Nam có 41 ngân hàng tư nhân và 53 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Năm 2012, ngân hàng nhà nước sở hữu 43% tổng tài sản của các ngân hàng này. Đây là một thành công lớn trong quá trình tư nhân hóa nền kinh tế, mặc dù chủ nghĩa tư bản bè phái đã đưa nền kinh tế nước này đến bờ vực sụp đổ, phá hoại những thành tựu cải cách trong thời gian qua.
Các ngân hàng của Việt Nam rất bấp bênh vì chúng được xây dựng trên cát. Luật Tổ chức Tín dụng năm 2010 của Việt Nam chỉ đơn giản là bản sao chép từ luật Hoa Kỳ, việc mà nhiều người ngày nay cho rằng có một phần trách nhiệm đối với những thất bại tài chính trong năm 2008. Các ngân hàng thương mại được phép tham gia vào những hoạt động của các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và bảo hiểm. Các công ty phi tài chính được phép sở hữu ngân hàng và ngược lại. Ngoài ra, các ngân hàng có thể tách ra khỏi công ty phát hành và kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu và các dẫn xuất tài chính. Các ngân hàng được phép sử dụng lên đến 40% vốn sở hữu thực của họ để mua cổ phiếu của các công ty khác, và các ngân hàng cũng như các công ty được sở hữu tối đa 20% vốn các ngân hàng khác. Không chỉ các ngân hàng mà các cổ đông cũng được phép nhận sự ‘ủy thác đầu tư’ từ khách hàng mà bản thân họ cũng có thể giao cho người khác.
Khái niệm xa lạ này cho phép các ngân hàng tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao đối với tiền của người gửi. Một trường hợp tại điểm này là vụ của Nguyễn Đức Kiên, người thành lập hai công ty phi tài chính phát hành trái phiếu cho các ngân hàng mà ông có cổ phần đồng thời cũng là thành viên sáng lập. Sau đó ông đã sử dụng số tiền này để mua cổ phiếu của các ngân hàng khác, dùng các cổ phiếu mới như tài sản thế chấp và một lần nữa ông tiếp tục mua 33% cổ phần trong một ngân hàng khác.
Bất cứ thái độ ‘điều gì cũng được’ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước và các công ty sân sau của họ đều là nguy hiểm. Ít nhất là 8,6% dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng (con số này vẫn còn nhiều dấu hỏi, trên thực tế con số này được ước tính cao lên tới 14%) là các khoản nợ xấu. Các quy tắc rất lỏng lẻo khiến số ít ngân hàng có uy tín có được tỷ lệ vốn (không có rủi ro nặng) ít hơn 6%.
Ngành ngân hàng tại Việt Nam cần được tiếp tục cải tổ nếu quốc gia này muốn phát triển kinh tế một cách ổn định hơn.
Vũ Quang Việt hiện là chuyên gia Tư vấn Thống kê Kinh tế và trước đây là Trưởng phòng Thống kê Kế toán Quốc gia tại Liên Hiệp Quốc. Ấn phẩm mới nhất của ông, “Khủng hoảng và hệ thống tài chính tính dụng: Phân tích ứng dụng với kinh tế Mỹ và Việt Nam”, được xuất bản bằng tiếng Việt trên Thời Đại Mới.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
nguồn:http://phiatruoc.info/tai-sao-viet-nam-can-tiep-tuc-cai-cach-nganh-ngan-hang/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001