VÂN THUYẾT
.
Cách đây ít hôm, tôi có đọc bài: “Sáng tạo và thiên bẩm – tức bản năng là phần nô tài của thân xác “của “triết gia”, nhà phê bình văn học, nhà văn Nguyễn Hoàng Đức được đăng trên trang Blog của nhà văn Nguyễn Tường Thụy. Trong khuôn khổ một bài viêt, tôi chỉ muốn có thêm những suy nghĩ của cá nhân về hai khái niệm này. Bàn sâu về nó có lẽ phải viết một cuốn sách cũng chưa hẳn có thể thỏa mãn hết ý nghĩa về nó.
Tôi cho rằng – “Thiên bẩm và lý trí” , đó là hai đặc tính, hai khái niệm căn bản khi bàn về khả năng nhận thức và hành động của con người, cả hai đều do Đấng tạo hóa, ông Trời hay Thượng Đế ban tặng con người. Chúng ta đều hiểu rằng – thiên bẩm là thiên về bản năng, thiên về cái bản tính có sẵn được sinh ra trong tự nhiên. Còn lý trí là khả năng nhận biết, khả năng tư duy, suy đoán và phán xét…nó được phát triển theo thời gian, theo sự lao động, sự trau dồi học hỏi, rèn luyện của mỗi cá nhân – nó là khả năng duy nhất chỉ có ở con người .
Khi bàn về những tác phẩm nghệ thuật thơ, văn xuôi, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, điện ảnh … người ta thướng dùng hai khái niệm: “Cảm xúc và lý trí” hay “Cảm xúc và trí tuệ” để bình luận, đánh giá, phán xét về giá trị nghệ thuật của chúng.
Trong nghệ thuật hội họa, điêu khắc, có thể cả thơ… khi chiêm ngưỡng những tác phẩm của một tác giả nào đó, nhà phê bình, hay công chúng có thể nói: “ Chất bản năng của nghệ sĩ này rất mạnh” – khi đó chúng ta nên hiểu rằng đó là ám chỉ của lời khen chứ không phải lời chê, và đó cũng chính là năng khiếu bẩm sinh, là trời phú hay thiên bẩm – đó cũng là điều không thể thiếu trong mọi lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo . Và chúng ta hãy tự hỏi – Có lĩnh vực nào mà không cần đến năng khiếu, và tại sao người ta phải thi để tuyển năng khiếu (thiên bẩm !?). Bởi vậy khái niệm thiên bẩm hay bản năng ta nên đánh giá, phán xét trong từng trường hợp, sự việc cụ thể của khả năng ứng xử, hành động, nhận thức trong lý trí của mỗi con người. Chúng ta cũng đều hiểu rằng: năng khiếu là thiên bẩm, nhưng không có nghĩa rằng chỉ lạm dụng vào năng khiếu là có thể thành công và mãi mãi sử dụng nó – nếu chúng ta không khổ công rèn luyện, không “văn ôn, võ luyện” không “ngày đêm miệt mài kinh sử”, “không lao tâm khổ tứ”làm sao có thể tinh luyện tay nghề, làm sao trí óc có thể uyên bác, thông thái, uyên thâm, thông tuệ – chắc chắn rắng – thiên bẩm sẽ mất dần và lụi tàn, giống như con người nuôi giữ, giam cầm sư tử , hổ , báo trong lồng , cũi , sau nhiều thế hệ , bản năng sinh tồn leo chèo, săn mồi sẽ bị suy giảm và dần dần sẽ mất đi. Có lẽ điều này là quá phổ thông, chỉ có trẻ thơ là không biết !?
Tôi cho rằng: – Cảm xúc và trí tuệ là hai điều cốt tủy trong bất kỳ một tác phẩm nghệ thuật nào. Cảm xúc làm dâng trái tim lên cao – trí tuệ sẽ đưa con tim bay đi xa. Dâng lên cao bao nhiêu!? Bay đi xa bao nhiêu!? Tất cả phụ thuộc vào năng lượng tài năng của người nghệ sĩ có được. Thượng Đế cho chúng ta linh hồn, còn tâm hồn và trí tuệ là do chính chúng ta phải tự trau dồi khổ luyện suốt cả cuộc đời mà vẫn có thể chưa chắc đã đạt thành tựu – đó cũng là nghịch lý chua xót mà tất cả những ai yêu sự sáng tạo phải chấp nhận. Bởi vậy trong ngôn ngữ con người có những khái niệm thiên tài, vĩ nhân, hay vĩ đại để vinh danh những tài năng lớn. Suy tư tôi tự hỏi – phải chăng – mỗi nghệ sĩ chúng ta đã có được những phẩm hạnh cốt yếu của người quân tử, của bậc siêu nhân như quan niệm của triết gia Nietzsche: “Can đảm – nhìn sâu – thiện tâm và cô đơn”. Nhà thơ người Áo Maria Rilke quan niệm rằng: “Tác phẩm nghệ thuật là niềm vui cô đơn vô hạn”. Còn hình như các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ Việt nam phần đông thích dông dài hội hè, vui vẻ …một triết gia cho rằng: “Ở nơi vui vẻ có thể cho ta thêm thông tin, kiến thức, nhưng tài năng nẩy nở ở nơi yên tĩnh”. Suy tư tôi tự hỏi – có phải cô đơn là tài sản của những kẻ đam mê sự sáng tạo!?
Ở phần đánh giá, nhận định về thơ Việt nam tôi chỉ đồng tình với NHĐ khi nói đến số đông nhà thơ Việt nam chứ không thể nói: “Thơ Việt nam” trong các đánh giá bình phẩm. Theo tôi, số đông không quyết định đến giá trị nghệ thuật, mà nó chỉ quyết định tạm thời về quyền lực hay xu thế” trong một thời kỳ nào đó của số phận của một quốc gia, hay thời đại. Suy tư tôi tự hỏi -trong lịch sử nhân loại ở mọi thời đại, ở mọi quốc gia, khi nói đến thành tựu văn hóa nghệ thuật, khoa học, triết học có bao giờ chúng ta lấy số đông để ca ngợi, hay chỉ vinh danh những cá nhân làm nên những sự kiện lich sử …!? ví dụ như nước Anh có Shakespeare – Đức có Beethoven, Einstein, nước Áo có Moza – Pháp có Descartes, Voltere, standhal, Balzac , Baudelaire, Verlaine, Rimbaud – Thụy sĩ có Giacometti – Tây Ban Nha có Picasso – Ấn Độ có Tagore – Nga có Puskin , Tchaikovxky, Bunhin, Exenhin – Balan có Chopin , Marie Curie - Việt nam có Nguyễn Du, và có biết bao nhiêu các triết gia, các nhà bác học, nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ thiên tài, lỗi lạc … có lẽ trong chính trị, trong quân sự người ta cần đến số đông, bởi nó cần thiết phục vụ cho sức mạnh quyền lực vả cả bạo lực …!?. Suy tư tôi tự hỏi – có phải mỗi thế kỷ, dân tộc Việt nam có đôi ba người như trên, dân tộc Việt nam có thể được goi là cường quốc của trí tuệ hay không !?
Về thực chất hiện trạng của thơ Việt nam như nhận xét của NHĐ, có lẽ không chỉ riêng thơ, mà ở nhiều lĩnh vực khác cũng có hiện trạng tương tự. Nếu nhận xét tính cách chung về số đông của con người Việt nam hiện nay chúng ta có thể nhận thấy: – Ngày càng trở nên thực dụng hơn, thông minh tinh quái hơn, khôn ngoan hơn, tính xã giao che dấu sự thật giả tạo nhiều hơn – có xu hướng ham mê du hý, khoái lạc nhiều hơn là bổn phận, trách nhiệm và danh dự – sự lịch lãm tao nhã, cao khiết quý phái mất dần – ít lãng mạn, ít khát vọng, ít suy tưởng, ít lý tưởng hơn, ít nghe thấy những từ cao cả, cao thượng trong ứng sử , trong quan hệ xã hội , trong hành động của cuộc sống – có nhiều người táo tợn hung hãn hơn – sự hoài nghi gia tăng, luôn có sự đề phòng lẫn nhau, hình như chẳng ai tin ai !?- về chân dung, khuôn mặt người Việt nam phần đông đều có xu hướng phát lên về ăn uống, về tìm kiếm tiện nghi, phương tiện vật chất đời thường (ngay những người giầu có, hay một số quan chức cũng tương tự và họ còn có thêm vẻ rất vô tư tự mãn) rất hiếm gặp những khuôn mặt thanh cao, hồn nhiên, thánh thiện hay vẻ cao nhã, trầm tư , thông thái !?
Suy tư tôi tự hỏi – trong một tình thế đầy những vấn nạn, những phức tạp, những khó khăn của cuộc sống xã hội , cả thế giới đang tồn tại trong một trạng thái “của thế đạo suy vi – của tà thuyết bạo hành” . Người nghệ sĩ muốn diễn tả chân xác những khát vọng sâu kín , những suy tưởng trực giác chân thực nhất, nhưng luôn bị xô đẩy trở lại cái hiện thực nghiệt ngã của biến cố cam go, nó trôi nổi trong vòng sinh tử của cuộc đời, những quy luật cao cả nhất , những tình cảm sáng láng theo giá trị tích cực nhất cũng có thể bị phá vỡ, bị thương tổn bởi cái phũ phàng của thực tế. Các văn nghệ sĩ Việt nam có lẽ khó thoát khỏi ảnh hưởng của những tâm lý trên!? Tôi cho rằng thật là lớn lao, thật là vĩ đại nếu như có những ai đó có khả năng thấu suốt, vượt trội, không lây nhiễm những đòi hỏi của cuộc sống đời thường, có sức mạnh năng lượng sáng tạo cho mình một thế giới riêng để viết lên những tác phẩm lớn!?, như nhà văn Mặc Ngôn được trao giải Nobel văn học năm 2012 là một hiện tượng!? Thú thực, quả là quá khó, muôn vàn khó …!? Có lẽ bởi vậy đa số các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ đều phát lộ những cảm xúc thường nhật vội vã, chộp dật, nhẹ tênh, hời hợt, bắt chước, xen lẫn sự giả tạo…trí tuệ non yếu, còn mang nặng chất yếm thế, bản lĩnh yếu đuối nên dễ bị bắt chước, lây nhiễm ý tưởng của nhau …ngại tư duy, trì trệ bảo thủ . Phần đông các nhà thơ đều có tham vọng, ước muốn trở thành hội viên hội nhà văn – sau khi vào được hội họ tự thấy mình là nhà thơ, nhà văn chuyên nghiệp và tự coi mình là tài năng và hoàn thành “sự nghiệp” và họ có ước muốn nhanh được giải thưởng, nhanh được nổi tiếng, nhanh có nhiều thứ, có thể gọi là nhanh gặt hái được nhiều thành quả…phải chăng – đời người ngắn ngủi nên đa số con người gấp gáp hưởng thụ …!?.
Đức Phật dạy rằng: Đau khổ lớn dẫn đến giác ngộ lớn”, còn triết gia người Hà lan Spinoza đã nói rằng: “Tâm trí con người trở nên bất diệt khi nó được gắn liền với những tư tưởng bất diệt” hay như lời của Trang Tử : “Bậc chí nhân không thấy có mình – bậc thần nhân không nhớ đến công mình – bậc thánh nhân không nghĩ đến tên mình” . Nếu mỗi chúng ta chỉ có những ước muốn thực dụng trước mắt, những khoái lạc trước mắt, không dám phiêu lưu theo đuổi đến cùng điều mình tư duy, làm sao chúng ta có thể sáng tạo nên những tác phẩm lớn đánh động đến cảm xúc và trí tuệ nhân loại, làm sao chúng ta có thể trở nên thiên tài hay vĩ đại. Tôi ủng hộ một số những nhận định, những đánh gía về trình độ chung và tính cách của số đông giới thơ Việt nam hiện nay của “Triết gia”, nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức. Sự phê phán số đông giới thơ Việt nam chưa tuyệt đối đúng nhưng cũng không sai – hầu hết cảm xúc thơ, cấu trúc tình cảm, phong cách, cách tư duy vần điệu, nhịp điệu gần như giống nhau, đề tài quanh quẩn những chuyện sinh hoạt, yêu đương, ý tưởng thường rất tối nghĩa, vụn vặt, không có chiều sâu của triết lý, không có cái đẹp của ngôn từ, chữ nghĩa thấp, nông choèn, hời hợt, rất giả, chất đóng kịch như sân khấu, chất trí tuệ rất mỏng, bắt gặp ai có ý hay, câu hay là sử dụng luôn coi như của mính sáng tác nên, những hình ảnh trong thơ thường là gió, mưa, làng quê, cây đa cây gạo, cử sổ, cổng làng, đông ruộng, dòng sông, dòng suối, con đê, giếng nước trâu bò, lợn gà …hầu hết không có tư tưởng , không có dòng thơ triết lý, chất mỹ lệ cao sang quý phái của những bậc hiền nhân thông thái có những tập thơ từ đấu đến cuối toàn những sexual indulgence (sự say đắm tình dục) và được ca ngợi hết lời. Có một số làm thơ nghe cực kỳ “bẩn”, có thể dùng từ ”nhố nhăng”, nếu phân tích sâu, cụ thể, quả thật có chút hoang mang về tình trạng thơ Việt nam!?
Tôi ủng hộ tư duy và nhận xét phê bình của NHĐ khi nói về Hội nhà văn Việt nam đã trao giải thưởng cho tập thơ: – “ Giờ thứ 25″. Về thời gian, trái đất chỉ có 24 giờ – giờ thứ 25 là sự phi lý không có thực trong quy ước gọi tên độ dài thời gian trong môt ngày. Bởi vậy nó là cài tên mang tầm tư tưởng, một cái tên hết sức độc đáo. Nó nằm trong danh mục từ điển của những tác phẩm ảnh hưởng đến tư tưởng nhân loại – nó như một sinh linh – số phận của nó đã được nhân loại định đoạt, không bất kỳ ai có thể dùng nó như đứa con của mình sinh ra – chúng ta chỉ có thể tôn vinh thêm cho nó như là tài sản tinh thần của chung nhân loại, tất cả mọi người trên thế giới cùng chiêm ngưỡng, cùng thưởng ngoạn như: “ Con thuyền say “của Rimbaud”, “Những người khốn khổ” của Victo Hugo, “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Tolstoy, “Chuông nguyện hồn ai” của Hemingway; trong âm nhạc có bản giao hưởng số 5 mang tên “Định mệnh” của thiên tài Beethoven; trong hội họa có tác phẩm “Thời gian chảy” của Salvador Dali …và rất nhiều những kiệt tác nghệ thuật khác – Tôi không hiểu tại sao những điều tối thiểu như vậy mà Hội nhà văn Việt nam (một tổ chức văn nghệ lớn của một Quốc gia) vẫn trao giải thưởng cho một tác giả sử dụng tên của một tác phẩm đã đi vào lich sử văn học nhân loại “Giờ thứ 25″ của nhà văn Người Rumani – Constantin Virgil Gheorghiu. Suy tư tôi tự hỏi – nếu Hội nhà văn Việt nam đánh giá tác phẩm thơ “Giờ thứ 25″ là xuất sắc của nền thi ca Việt nam và đệ trình tiến cử nó đến hội đồng xét duyệt giải Nobel văn học của Hoàng gia Thụy Điển , không hiểu họ sẽ nghĩ sao về tác giả của tập thơ “ Giờ thứ 25 “ của Việt nam !? và họ sẽ nghĩ sao về Hội nhà văn Việt nam !!!???.
Tôi cho rằng – những tên như: mùa thu, chiều thu, gió thu, đêm thu, đêm trăng, mùa hè, mùa hạ, mùa xuân, mùa mưa, mùa đông, giọt mưa, giọt nắng, bình minh, ánh dương, hoáng hôn, nắng sớm, nắng chiều, xế chiều, biển tình, biển nhớ, lá rơi, lá rụng, lá bay, lá cười, lá buồn, lá khóc, mộng mơ, mộng tưởng, nỗi buồn, nỗi nhớ, nỗi sầu, niềm tin, đam mê, khát vọng, tâm hồn, tâm tưởng, tâm tình, tâm trạng, chia ly, tình yêu, tình thương, tình ái, tình dục, khổ đau… có thể nói các nhà thơ, nhà văn có thể sử dụng thoải mái, vô tư của nhau mà không ngần ngại bị gọi là bắt chước hay ăn cắp”, vì những cái tên dạng kiểu phổ thông này có thể dùng làm tiêu dề cho thơ, nhưng rất hạn chế bởi nó chẳng hề đánh động gì đến cảm xúc và trí tuệ chúng ta, đôi khi nó phản cảm, rất “tuồng chèo cải lương”!?, gây buồn chán …
Về tác giả NHĐ, tôi đã có dịp đọc nhiều bài viết của NHĐ, có thể gọi NHĐ là một tài năng trên diễn đàn phê bình văn học Việt nam hiện nay và cũng rất cần thiết có một NHĐ để có sự phản tỉnh tới giới văn nghệ sĩ Việt nam. NHĐ có nhiều phẩm tính đáng quý như có tư duy triết học – thông minh, sắc xảo, nhạy bén, thích đối thoại, tràn đầy nhiệt huyết (trong tranh luận với bạn bè hay áp đặt, dễ nổi cáu, khó tính, độc đoán, đôi khi rất độc tài, cũng khá cuồng tin) yêu nghê thuật, đam mê văn học, đam mê triết học, đam mê sự thât, viết rất khỏe, rất nhanh, rất nhiều…có số lượng tác phẩm khá đồ sộ bao gồm trường ca, kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, các chuyên luận mang tính triết học, hàng trăm các bài viết đã được đăng tải trên các báo viết , báo mạng …) Đặc điểm dễ nhận biết các bài viết của NHĐ – thường xuyên, liên tục, không ngưng nghỉ sử dụng rât nhiều phương tiện, những vật liệu, những ví dụ của sinh hoạt cuộc sống đời thường, sử dụng rất rất nhiều danh ngôn, châm ngôn, phương ngôn, “thường” ngôn (lộng ngôn và đại ngôn thi thoảng có gặp khi giao lưu đối thoại bạn bè…chưa có “chém gió”) ca dao, tục ngữ , hò , vè …đủ loại Đông Tây kim cổ , Việt nam…- và cả những câu nói của đời sống bình dân vỉa hè đường phố, thôn xóm…trong bất kỳ một bài viết nào từ thượng tầng tư duy Platon, Aristote rơi ngay xuống hạ tầng cơ sở “Củ cải – tép riu”!?. Sở trường ưu điểm của NHĐ có lẽ là khả năng dùng chữ nghĩa lao lên phia trước rất mạnh, rất hồ hởi, rất tự tin, đầy sung mãn của thể lực, trong khí thế hừng hực tiến lên khao khát chiến thắng mọi đối thủ khi tham dự tranh luận và sẵn sàng đối đầu, tuyên chiến, đọ găng bút chiến với bất kỳ ai!?. Có thể NHĐ nghĩ rằng không ai có thể có khả năng tranh luận với mình, không ai có khă năng có trí tuệ như mình ở Việt nam!?. Trong ngôn ngữ có khái niệm văn viết và văn nói, văn phong của NHĐ cũng dễ nhận biết bởi nó thể hiện gần như với phong cách nói chuyện của NHĐ. Suy tư tôi tự hỏi – có phải những sở trường trên đã cản trở NHĐ trở nên một triết gia thuần khiết và hướng sự nghiệp của NHĐ sang một học giả nhiều hơn!? . Có một triết gia đã nói rằng: “Những bậc đại trí đôi khi phải lùi bước – bởi bọn tiểu nhân quá đông” – nghe thật bi tráng!?. Bởi vậy – NHĐ cứ yên tâm như một hiệp sĩ dùng cây bút của mình như một cây thương dong duổi trên con đường truy tìm chân lý!? Bản thân tác giả bài viết này cũng không muốn nhào nặn thêm sự phức tạp cho cuộc sống, đây chỉ là một lần ngẫu hứng thiêng liêng như khi tôi vẽ tranh. Suy tư tôi tự hỏi – phải chăng vẫn có những bậc hiền triết đã quá thấu hiểu cuộc đời này, quá vượt trội với thời đại này, nên họ âm thầm, ẩn dật dành thời gian, dành tâm trí cho người bạn tâm tình thủy chung của họ là sách, là nghệ thuật và âm thầm sáng tạo!?
Khi so sánh giữa nhà thơ và nhà văn, NHĐ đã có những thiên lệch trong nhận thức và đánh giá. Tôi cho rằng – nếu so sánh không khách quan, không chuẩn mực đều có thể dẫn đến thị phi, ngộ nhận, độc đoán, quyết liệt hơn sẽ là cuồng tín, độc tài …
Tôi cho rằng – khi ta đánh gía, bình phẩm, phán xét về bất kỳ điều gì , về bất kỳ ai ta nên cảnh giác với chính bản thân ta, ta hãy tự tra vấn xem ta đã hiểu biết, am tường, thấu suốt sự việc sự kiện, con người đó đến đâu – hãy suy ngẫm về khả năng, khiếu thẩm mỹ của chính ta. Sự hẹp hòi, ích kỷ, đố kỵ có thể che phủ kín tâm trí và đôi mắt của ta – để vượt qua không phải là giản đơn!? – đó là thử thách vô cùng cam go bất kỳ ai đều có thể bị mắc kẹt trong sợi dây vô hình đó…ở đây có lẽ chỉ có tình yêu trí tuệ thực sự và lòng cao thượng mới có thể vượt lên trên để chiến thắng chính bản thân ta .
Tôi cho rằng: – Thơ là cảm xúc – thơ là khát vọng – thơ là nhận thức – thơ là tâm linh – thơ là lạc thú của tâm hồn, tư tưởng và nhịp điệu của nghệ thuật ngôn từ – thơ là tinh hoa của ngôn ngữ , chữ nghĩa – ngôn ngữ thơ có thể chạm đến giới hạn tột cùng của cảm xúc, của nội tâm – thơ đòi hỏi những am hiểu tinh tế, sâu sắc về tâm hồn con người – thơ có cả hài và bi về thân phận kiếp người – thơ ngợi ca cái đẹp của tâm hồn, tư tưởng – ngợi ca cái đẹp bi tráng của những anh hùng có số phận đơn lẻ – nó đòi hỏi sự cộng hưởng mãnh liệt của cơn phê cảm xúc , cơn phê trí tuệ , cùng trí tưởng tượng phóng túng – một bài thơ , một câu thơ có thể khoan sâu, xuyên thấu tâm can, xuyên thấu thời đại, lay thức hàng triệu triệu con tim – thơ chỉ kết thúc khi con người không còn cái xấu, cái ác, không còn sự cô đơn , không còn tình yêu!!! Còn tiểu thuyết thì sao – đó là những câu chuyện bi hài xen lẫn bi tráng về thân phận kiếp người, nó thức tỉnh con người thoát khỏi những định kiến, những áp đặt, những sự độc đoán trong suy nghĩ, trong hành động – nó vén bức màn của sân khấu đời, của những nỗi ám ảnh sợ hãi triền miên – nó dẫn dắt, hướng đạo con người nhìn vào sự thật, phân biệt cái tốt với cái ác, cái đẹp với cái xấu - nó thôi thúc chúng ta những làm việc thiện tâm – nó có sự độc thoại nội tâm để tâm hồn và tư tưởng được giải phóng khỏi những ràng buộc của cuộc sống đời thường, trong đó có cả sự ca ngợi về cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của tình yêu, cái đẹp của cuộc sống, cái đẹp của tự do, cái đẹp của tâm hồn, tư tưởng của lòng bao dung và sự cao thượng …một cuốn tiểu thuyết có thể làm dung chuyển thời đại, thức tỉnh, đánh động trí tuệ và lòng trắc ẩn của triệu triệu con người . Chúng ta có thể nhận thấy thơ và tiểu thuyết đều siêu tuyệt mỹ, siêu trác tuyệt – nhưng để đạt đến đỉnh cao đó , mỗi nhà thơ , nhà văn hãy tự suy tư tra vấ !?
Suy tư tôi tự hỏi - phải chăng , thơ và tiểu thuyết ĐỈNH CAO đều cần được nuôi dưỡng bởi những con có trí tuệ , có tâm hồn mơ mộng và cao thượng !!!???
Tôi vẫn có niềm tin rằng cho dù biến cố xã hội có sự thăng trầm, nghiệt ngã – cho dù số đông các nhà thơ , nhà văn Việt nam còn đang dông dài , hội hè vui vẻ” trong những ham muốn của cuộc sống đời thường, nhưng vẫn có thể có những con người biết chấp nhận những cam go của cuộc sống, họ sống ẩn dật, âm thầm viết, viết, và viết – sáng tạo , sáng tạo và sáng tạo như một sứ mệnh của nhân thế, họ không mong đợi gì hơn là được bộc lộ hết những cảm xúc, tư duy, những điều sâu kín trong thăm thẳm nội tâm – hy vọng để tạo nên những kiệt tác …
Tôi không có sự phân biệt, so sánh hơn kém giữa thơ với văn xuôi, không có sự so sánh về nhân cách, bản lĩnh, trí tuệ của nhà văn với nhà thơ. Thú thực tôi thấy rất khôi hài và rất khó nghe !? Chúng ta đều biết rằng cho đến hiện nay đã có khoảng 113 giải Nobel văn học, trong đó có chưa đến 20 nhà thơ được giải Nobel (nếu so sánh kiểu số học , ta sẽ thấy thơ khó hơn văn xuôi gấp khoảng 6 lần – hay có thể nói rằng – để có giải Nobel văn xuôi sẽ dễ hơn có giải Nobel thơ 6 lần !?) Có lẽ các nhà thơ Việt nam nên chuyển sang viết văn xuôi hy vọng có xác xuất may mắn nhiều hơn, và chúng ta hãy cố gắng chờ đợi xem thi sĩ hay văn sĩ của Việt nam – ai sẽ là người được vinh danh nhận giải Nobel trước !!!???). Bởi vậy không thể nói văn xuôi khó hơn thơ và ngược lại . Thi hào người Đức – Goethe (1749- 1832) đã nói rằng: “Trước một trí tuệ vĩ đại tôi cúi đầu – trước môt tác phẩm vĩ đại tôi quỳ gối” . Những tác phẩm thơ, văn xuôi, âm nhạc, hội họa hay điêu khắc, ngay cả tác phẩm triết học khi đạt tới đỉnh cao đều được gọi là KIỆT TÁC , chúng đều bình đẳng trong cảm xúc, trong trí tuệ, trong nhận thức thẩm mỹ và trong kho báu nghệ thuật , tri thức của nhân loại !!! Mỗi chúng ta hãy tự chiêm nghiêm và suy ngẫm !?.
.
Ngày 8-5-2013
Tác giả gửi cho NTT blog
nguồn:http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/05/09/cam-xuc-hay-tri-tue-suy-tu-toi-tu-hoi/
======================================================================
======================================================================
Ngay sau khi đăng bài CẢM XÚC HAY TRÍ TUỆ – SUY TƯ TÔI TỰ HỎI!? của nhà thơ Vân Thuyết chừng 1 giờ, blog Nguyễn Tường Thụy nhận được bài viết sau đây của nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức.
.
Chân thành cảm ơn họa sĩ, nhà thơ Vân Thuyết vừa có bài đáp lại bài “Sáng tạo bằng thiên bẩm – tức bản năng là nô tài của thân xác” đăng trên Nguyễn Tường Thụy.
Vân Thuyết viết bài “Cảm xúc trí tuệ, suy tư tôi tự hỏi”. Một bài rất nhiệt huyết công phu và chứa nhiều học thuật xác đáng.
Họa sĩ, điêu khắc gia Vân Thuyết không chỉ là một họa sĩ đơn thuần, năm vừa qua (2012) anh bất ngờ cho ra mắt cuốn thơ hơn năm mươi bài đã viết lúc anh tuổi đôi mươi. Tập thơ của anh có chủ đề khá kỳ vĩ “Tiệc trần gian”, ý tưởng thơ, cảm xúc thơ, ngôn ngữ thơ khiến người ta giật mình vì thấy, anh hơn hẳn rất nhiều nhà thơ đứng trong cửa hàng mậu dịch, và thơ anh dù làm “tay trái” vẫn chuyên nghiệp hơn rất nhiều nhà thơ vần vèo bẻ chữ. Mấy dòng giới thiệu này muốn nói, anh là người rất xứng đáng để tôi đối thoại về vấn đề thơ.
Nói chung tôi đồng ý nhiều với các ý kiến suy xét công phu kỹ lưỡng của anh. Tôi chỉ xin đối thoại vài điểm chính.
- Vân Thuyết bỏ nhiều công chứng minh: thơ ngang bằng với văn xuôi trong giá trị. Thơ có khi còn khó gấp sáu lần văn xuôi, bằng chứng trong các giải Nobel giành cho thơ ít gấp sáu lần giành cho văn xuôi.
Tôi cho rằng đây là cách nghĩ rất dễ rơi vào huyễn hoặc ảo tưởng, đặc biệt trong nền thơ nhược thiểu cảm xúc lè tè, ý tưởng vụn vặt của Việt Nam, nếu không suy xét sẽ rơi vào chứng “thổi kèn khen lấy”. Chúng ta cần khẳng định một cách chắc chắn rằng: không có tác phẩm vĩ đại nào trên thế giới là những bài thơ lẻ cả.
Bằng chứng: Các tác phẩm kinh điển Iliad và Odyssey, Chí Tôn Ca là những tác phẩm trường ca, vừa là kịch, vừa là thơ, vừa là tiểu thuyết. Sau nữa là các trường ca “Thần khúc” của Dante, hay Faust của Goethe, hoặc Don Juan của Byron… đều là những trường ca có nhân vật và cốt truyện. Với Goethe, theo nhiều nghiên cứu người ta còn cho rằng tiểu thuyết “Nỗi đau của chàng Wethers” còn khiến ông nổi tiếng trước và nhiều hơn cả trường ca Faust.
Triết gia Hegel cho rằng: dân tộc Trung Quốc không lớn vì không có sử thi (nghĩa là một trường ca như Chí tôn Ca của Ấn Độ). Điều này đã khiến giới văn hóa Trung Quốc bỏ rất nhiều công sức trong mấy chục năm mà vẫn công cốc. Người Trung Quốc nổi tiếng về nước thơ với thơ Đường, nhưng chính học giả lớn của họ tên là Chou Ping đã gom nhặt tất cả các câu hay vảo trong một tuyển chọn chưa đủ kín dăm trang A4, và đặt cho nó một cái tên “Những mảnh vụn lấp lánh của thơ Tầu”. Trời ơi, thơ mà chỉ là những mảnh vụn, thì có gì để nói! Nói chung quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài câu “nhất chi mai”, “ngẩng đầu nhìn trăng sáng”. Còn có cả những câu rất xoàng xĩnh lại bắt chước nhau nhiều lần như “thôi ta đi ngủ để còn mơ”. Ở đời thức tỉnh còn chẳng ăn ai, lại đòi đi ngủ để ăn may giấc mộng thánh thần. Đối với nhiều người phương Tây, thơ Đường cũng chỉ đáng một vài cái liếc mắt. Nhưng người ta rất phục cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký, coi như hơn hẳn các loại thơ của Trung Hoa cộng lại. Ngay trong tiểu thuyết đó đã vung vẩy rất nhiều thơ.
Việt Nam thì sao? Trong ngàn vạn các mẩu thơ, hiếm hoi lắm mới có vài áng văn xuôi như “Hịch Tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, hay tiểu thuyết vừa “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Thì Chí. Còn lại là vô thiên ủng những cảm xúc nhỏ lẻ đòi hát bài ca trong nửa phút. Chúng ta chớ nên biện hộ, bé nhưng hay hoặc “quí hồ tinh bất quí hồ đa”. Ở Việt Nam đã có cả triệu ca khúc ra đời, nhưng đã có mấy giao hưởng trụ được? Nhạc sĩ thiên tài Chopin còn ngại ngần khiêm tốn chưa viết giao hưởng vì cho rằng mình không đủ sức, ông mới chỉ viết các bản sonat cho piano. Vậy thì mấy anh nhà thơ nửa mùa của chúng ta đã học hành hòa âm phối khí gì để đòi sáng tác giao hưởng? Mấy năm gần đây họ cũng ào ạt tấn tới viết trường ca, cả nghìn cái, nhưng không có nổi một nhân vật. Chúng ta hãy nhìn những người thợ xây, để lấp một lỗ hổng, người ta không thể cứ trát vữa vào, vì càng đổ vữa vào, vữa lỏng lẻo sẽ trôi tuột đi, mà người ta phải nhét mẩu gạch cứng vào sau mới trát, chỉ mẩu gạch cứng đó mới định vị nổi cho vữa lỏng. Trường ca của Việt Nam là vậy, người ta muốn xây một lâu đài toàn bằng vữa, rút cục nó chảy rài ra như cháo loãng, nhờn nhợt, nhạt đến rùng mình.
Ngày nay đã ngót cả trăm năm, người Trung quốc không làm thơ nữa. Tại sao? Vì người ta cho rằng: thơ không xứng đáng là lao động nghệ thuật. Ở Việt Nam thì sao? Lấy một hình ảnh, đường tầu thống nhất từ Bắc vô Nam, nhà thơ nhiều như thanh tà vẹt, nhà văn ít hơn ga tầu, nhà phê bình ít như những thành phố lớn. Cả nước hiện nay không có đến chục người viết phê bình văn học, đủ thấy lý trí của người Việt nhỏ bé yếu ớt cỡ nào?!
Vân Thuyết khuyên tôi chớ hăng quá mà không được trở thành nhà triết học mà phải trở thành học giả? Mới đây tôi có gặp một học giả, anh ta nói, phải hiểu dấn thân theo một nghĩa khác, rằng anh ta không quan tâm những việc trước mắt mà quan tâm đến dự án lâu dài, anh ta dấn thân vĩ mô chứ không sự vụ.
Tôi cho rằng, đó là cách biện hộ. Đạo Phật có câu “cứu một người còn hơn xây tháp bẩy tầng”. Nhìn thấy người ngã xuống ao, ta lại mặc kệ, tự bảo rằng, tôi không dấn thân sự vụ. Như thế là thấy chết không cứu. Xã hội đang nhiễu nhương xuống cấp, nhà thơ đang ngã vào trong túi đường bao cấp nhưng lại muốn vươn vai thành thi bá thi hào, ít nhất chúng ta phải thổi bay những hạt đường bám vào người họ…
Triết gia, nhà văn Sartre có nói: văn học của thời đại ta là đường phố, là tờ nhật báo, là các cuộc chiến đấu diễn ra mỗi ngày, là đời sống của những người cùng khổ đang rên rỉ… chúng ta phải dấn thân, phải xuống tầu vì những điều đó. Trên thực tế, các giải Nobel văn học luôn ưu tiên giành cho những tác phẩm, những tác giả mang tính dấn thân vào cuộc chiến nóng bỏng của cuộc đời. Cái chân thực đó cũng chính là cái CHÂN được xác định như nguồn gốc của mọi giá trị ở đời như Chân – Thiện – Mỹ.
Ở đời, cái gối êm ái lắm nhưng nó chỉ giúp chúng ta lúc đi ngủ, còn con dao của bà nội trợ dưới bếp đang khiến chúng ta nghĩ đến một bữa ăn ngon. Con dao lúc đó không đóng vai trò của bạo lực mà đóng vai trò là dấu hiệu của văn minh, giống như người ta đã phân hạng nền văn minh dựa trên độ cứng của phương tiện. Trong tay tôi chẳng có gì nhiều, nó chỉ là miếng cật tre muốn cạo đi lớp đường còn dính trên người mấy nhà thơ nhũn nhẽo, õng ẹo, lới lơ, lả lướt, ngê nga, ảo tưởng khoe khéo khoe khôn, những con người xuất hiện với công trình của dăm mười phút, hay cùng lắm là cơn trằn trọc chưa đủ kiên nhẫn để thấy ánh ban mai đang nhú khỏi lũy tre làng. Nhưng mà tôi chưa kịp đụng vào, lớp đường không có cốt của họ đã rơi rụng mất rồi. Nó rụng như những giải thưởng không còn tăm hơi, và những nhà thơ chỉ còn cái tên duy nhất là con dấu của người ta.
Một nền văn học hùng mạnh đích thực phải có tác phẩm lớn, bạn chớ có lảng tránh nó bằng cách nghĩ khác đi. Cám ơn!
.
NHĐ 09/05/2013
Tác giả gửi cho NTT blog
nguồn:http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/05/09/doi-thoai-cung-nha-tho-van-thuyet/
======================================================================
.
ĐỐI THOẠI CÙNG NHÀ THƠ VÂN THUYẾT
Nguyễn Hoàng Đức
.Chân thành cảm ơn họa sĩ, nhà thơ Vân Thuyết vừa có bài đáp lại bài “Sáng tạo bằng thiên bẩm – tức bản năng là nô tài của thân xác” đăng trên Nguyễn Tường Thụy.
Vân Thuyết viết bài “Cảm xúc trí tuệ, suy tư tôi tự hỏi”. Một bài rất nhiệt huyết công phu và chứa nhiều học thuật xác đáng.
Họa sĩ, điêu khắc gia Vân Thuyết không chỉ là một họa sĩ đơn thuần, năm vừa qua (2012) anh bất ngờ cho ra mắt cuốn thơ hơn năm mươi bài đã viết lúc anh tuổi đôi mươi. Tập thơ của anh có chủ đề khá kỳ vĩ “Tiệc trần gian”, ý tưởng thơ, cảm xúc thơ, ngôn ngữ thơ khiến người ta giật mình vì thấy, anh hơn hẳn rất nhiều nhà thơ đứng trong cửa hàng mậu dịch, và thơ anh dù làm “tay trái” vẫn chuyên nghiệp hơn rất nhiều nhà thơ vần vèo bẻ chữ. Mấy dòng giới thiệu này muốn nói, anh là người rất xứng đáng để tôi đối thoại về vấn đề thơ.
Nói chung tôi đồng ý nhiều với các ý kiến suy xét công phu kỹ lưỡng của anh. Tôi chỉ xin đối thoại vài điểm chính.
- Vân Thuyết bỏ nhiều công chứng minh: thơ ngang bằng với văn xuôi trong giá trị. Thơ có khi còn khó gấp sáu lần văn xuôi, bằng chứng trong các giải Nobel giành cho thơ ít gấp sáu lần giành cho văn xuôi.
Tôi cho rằng đây là cách nghĩ rất dễ rơi vào huyễn hoặc ảo tưởng, đặc biệt trong nền thơ nhược thiểu cảm xúc lè tè, ý tưởng vụn vặt của Việt Nam, nếu không suy xét sẽ rơi vào chứng “thổi kèn khen lấy”. Chúng ta cần khẳng định một cách chắc chắn rằng: không có tác phẩm vĩ đại nào trên thế giới là những bài thơ lẻ cả.
Bằng chứng: Các tác phẩm kinh điển Iliad và Odyssey, Chí Tôn Ca là những tác phẩm trường ca, vừa là kịch, vừa là thơ, vừa là tiểu thuyết. Sau nữa là các trường ca “Thần khúc” của Dante, hay Faust của Goethe, hoặc Don Juan của Byron… đều là những trường ca có nhân vật và cốt truyện. Với Goethe, theo nhiều nghiên cứu người ta còn cho rằng tiểu thuyết “Nỗi đau của chàng Wethers” còn khiến ông nổi tiếng trước và nhiều hơn cả trường ca Faust.
Triết gia Hegel cho rằng: dân tộc Trung Quốc không lớn vì không có sử thi (nghĩa là một trường ca như Chí tôn Ca của Ấn Độ). Điều này đã khiến giới văn hóa Trung Quốc bỏ rất nhiều công sức trong mấy chục năm mà vẫn công cốc. Người Trung Quốc nổi tiếng về nước thơ với thơ Đường, nhưng chính học giả lớn của họ tên là Chou Ping đã gom nhặt tất cả các câu hay vảo trong một tuyển chọn chưa đủ kín dăm trang A4, và đặt cho nó một cái tên “Những mảnh vụn lấp lánh của thơ Tầu”. Trời ơi, thơ mà chỉ là những mảnh vụn, thì có gì để nói! Nói chung quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài câu “nhất chi mai”, “ngẩng đầu nhìn trăng sáng”. Còn có cả những câu rất xoàng xĩnh lại bắt chước nhau nhiều lần như “thôi ta đi ngủ để còn mơ”. Ở đời thức tỉnh còn chẳng ăn ai, lại đòi đi ngủ để ăn may giấc mộng thánh thần. Đối với nhiều người phương Tây, thơ Đường cũng chỉ đáng một vài cái liếc mắt. Nhưng người ta rất phục cuốn tiểu thuyết Tây Du Ký, coi như hơn hẳn các loại thơ của Trung Hoa cộng lại. Ngay trong tiểu thuyết đó đã vung vẩy rất nhiều thơ.
Việt Nam thì sao? Trong ngàn vạn các mẩu thơ, hiếm hoi lắm mới có vài áng văn xuôi như “Hịch Tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, hay tiểu thuyết vừa “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Thì Chí. Còn lại là vô thiên ủng những cảm xúc nhỏ lẻ đòi hát bài ca trong nửa phút. Chúng ta chớ nên biện hộ, bé nhưng hay hoặc “quí hồ tinh bất quí hồ đa”. Ở Việt Nam đã có cả triệu ca khúc ra đời, nhưng đã có mấy giao hưởng trụ được? Nhạc sĩ thiên tài Chopin còn ngại ngần khiêm tốn chưa viết giao hưởng vì cho rằng mình không đủ sức, ông mới chỉ viết các bản sonat cho piano. Vậy thì mấy anh nhà thơ nửa mùa của chúng ta đã học hành hòa âm phối khí gì để đòi sáng tác giao hưởng? Mấy năm gần đây họ cũng ào ạt tấn tới viết trường ca, cả nghìn cái, nhưng không có nổi một nhân vật. Chúng ta hãy nhìn những người thợ xây, để lấp một lỗ hổng, người ta không thể cứ trát vữa vào, vì càng đổ vữa vào, vữa lỏng lẻo sẽ trôi tuột đi, mà người ta phải nhét mẩu gạch cứng vào sau mới trát, chỉ mẩu gạch cứng đó mới định vị nổi cho vữa lỏng. Trường ca của Việt Nam là vậy, người ta muốn xây một lâu đài toàn bằng vữa, rút cục nó chảy rài ra như cháo loãng, nhờn nhợt, nhạt đến rùng mình.
Ngày nay đã ngót cả trăm năm, người Trung quốc không làm thơ nữa. Tại sao? Vì người ta cho rằng: thơ không xứng đáng là lao động nghệ thuật. Ở Việt Nam thì sao? Lấy một hình ảnh, đường tầu thống nhất từ Bắc vô Nam, nhà thơ nhiều như thanh tà vẹt, nhà văn ít hơn ga tầu, nhà phê bình ít như những thành phố lớn. Cả nước hiện nay không có đến chục người viết phê bình văn học, đủ thấy lý trí của người Việt nhỏ bé yếu ớt cỡ nào?!
Vân Thuyết khuyên tôi chớ hăng quá mà không được trở thành nhà triết học mà phải trở thành học giả? Mới đây tôi có gặp một học giả, anh ta nói, phải hiểu dấn thân theo một nghĩa khác, rằng anh ta không quan tâm những việc trước mắt mà quan tâm đến dự án lâu dài, anh ta dấn thân vĩ mô chứ không sự vụ.
Tôi cho rằng, đó là cách biện hộ. Đạo Phật có câu “cứu một người còn hơn xây tháp bẩy tầng”. Nhìn thấy người ngã xuống ao, ta lại mặc kệ, tự bảo rằng, tôi không dấn thân sự vụ. Như thế là thấy chết không cứu. Xã hội đang nhiễu nhương xuống cấp, nhà thơ đang ngã vào trong túi đường bao cấp nhưng lại muốn vươn vai thành thi bá thi hào, ít nhất chúng ta phải thổi bay những hạt đường bám vào người họ…
Triết gia, nhà văn Sartre có nói: văn học của thời đại ta là đường phố, là tờ nhật báo, là các cuộc chiến đấu diễn ra mỗi ngày, là đời sống của những người cùng khổ đang rên rỉ… chúng ta phải dấn thân, phải xuống tầu vì những điều đó. Trên thực tế, các giải Nobel văn học luôn ưu tiên giành cho những tác phẩm, những tác giả mang tính dấn thân vào cuộc chiến nóng bỏng của cuộc đời. Cái chân thực đó cũng chính là cái CHÂN được xác định như nguồn gốc của mọi giá trị ở đời như Chân – Thiện – Mỹ.
Ở đời, cái gối êm ái lắm nhưng nó chỉ giúp chúng ta lúc đi ngủ, còn con dao của bà nội trợ dưới bếp đang khiến chúng ta nghĩ đến một bữa ăn ngon. Con dao lúc đó không đóng vai trò của bạo lực mà đóng vai trò là dấu hiệu của văn minh, giống như người ta đã phân hạng nền văn minh dựa trên độ cứng của phương tiện. Trong tay tôi chẳng có gì nhiều, nó chỉ là miếng cật tre muốn cạo đi lớp đường còn dính trên người mấy nhà thơ nhũn nhẽo, õng ẹo, lới lơ, lả lướt, ngê nga, ảo tưởng khoe khéo khoe khôn, những con người xuất hiện với công trình của dăm mười phút, hay cùng lắm là cơn trằn trọc chưa đủ kiên nhẫn để thấy ánh ban mai đang nhú khỏi lũy tre làng. Nhưng mà tôi chưa kịp đụng vào, lớp đường không có cốt của họ đã rơi rụng mất rồi. Nó rụng như những giải thưởng không còn tăm hơi, và những nhà thơ chỉ còn cái tên duy nhất là con dấu của người ta.
Một nền văn học hùng mạnh đích thực phải có tác phẩm lớn, bạn chớ có lảng tránh nó bằng cách nghĩ khác đi. Cám ơn!
.
NHĐ 09/05/2013
Tác giả gửi cho NTT blog
nguồn:http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/2013/05/09/doi-thoai-cung-nha-tho-van-thuyet/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001