Chạm vào Vạn Lý Trường Thành
Paul Krugman, New York Times ngày 18/7/2013
Huỳnh Phan dịchTất cả các dữ liệu kinh tế quá lắm được xem như là một loại chuyện hư cấu nhàm chán khác thường, nhưng dữ liệu của Trung Quốc thậm chí còn hư cấu nhiều hơn hầu hết dữ liệu nơi khác. Lại có thêm một chính phủ bí mật, một nền báo chí kiểm soát, cùng với kích thước to lớn của đất nước này, nên sẽ khó hình dung ra cái gì đang thực sự xảy ra ở Trung Quốc so với ở bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác.
Tuy nhiên, hiện nay có những dấu hiệu không nhầm lẫn vào đâu được: Trung Quốc đang gặp rắc rối to. Chúng tôi sẽ không nói về một số trở ngại nhỏ trên đường đi, mà về một cái gì đó cơ bản hơn. Cách làm ăn kinh tế của cả đất nước này, hệ thống kinh tế vốn thúc đẩy ba thập kỷ tăng trưởng đáng kinh ngạc, đã đạt đến giới hạn của nó. Bạn có thể nói rằng mô hình Trung Quốc sắp chạm vào Vạn Lý Trường Thành, và câu hỏi duy nhất bây giờ chỉ là sự suy sụp sẽ tệ hại đến mức nào.
Bắt đầu với các dữ liệu, không đáng tin cậy như chúng có thể là như vậy. Cái lập tức nhảy bổ vào bạn khi bạn so sánh Trung Quốc với hầu hết các nền kinh tế khác, ngoài sự phát triển nhanh chóng của nó, là sự mất cân bằng giữa tiêu dùng và đầu tư. Tất cả các nền kinh tế thành công đều dành một phần thu nhập hiện tại cho đầu tư hơn là cho tiêu thụ, để làm cho khả năng tiêu thụ trong tương lai được nhiều hơn. Tuy nhiên Trung Quốc dường như chỉ đầu tư để mở rộng khả năng đầu tư trong tương lai thậm chí nhiều hơn. Phải thừa nhận rằng Mỹ đang ở phía trên cao, dành 70 phần trăm tổng sản phẩm nội địa (GDP) cho tiêu thụ, còn Trung Quốc dù với gần một nửa GDP được đầu tư, con số chỉ bằng một nửa của Mỹ.
Làm sao mà điều đó lại có thể xảy ra chứ? Cái gì giữ cho mức tiêu thụ thấp như thế, và làm thế nào người Trung Quốc lại có thể đầu tư quá nhiều mà (cho đến nay) không đi tới việc giảm đi mạnh bạo lợi nhuận. Câu trả lời là đề tài tranh cãi dữ dội. Tuy nhiên, câu chuyện mà theo tôi có lý nhất, dựa trên cách nhìn nhận cũ của nhà kinh tế học W. Arthur Lewis, ông lập luận rằng các nước trong các giai đoạn đầu của phát triển kinh tế thường có một khu vực hiện đại nhỏ đi cạnh với một khu vực truyền thống lớn có chứa đựng một lượng “lao động dư thừa” khổng lồ – các nông dân thiếu việc làm tạo ra đóng góp biên cho sản lượng kinh tế tổng thể ở mức tốt nhất.
Đổi lại, sự tồn tại của lao động dư thừa này có hai tác dụng. Thứ nhất, trong một khoảng thời gian nhất định các nước như vậy có thể đầu tư mạnh vào các nhà máy mới, xây dựng, v.v. mà không bị đi vào việc giảm dần lợi nhuận, bởi vì họ có thể tiếp tục thu hút được lao động mới từ nông thôn. Thứ hai, sự cạnh tranh từ đội quân dự trữ lao động dư thừa này sẽ giữ mức tiền lương thấp kéo dài ngay cả khi nền kinh tế phát triển giàu có hơn lên. Thật ra, điều chính yếu làm mức tiêu thụ của Trung Quốc tiếp tục thấp dường như là việc các gia đình Trung Quốc không bao giờ nhìn thấy phần của mình trong thu nhập tạo ra bởi tăng trưởng kinh tế của đất nước. Một phần thu nhập đó chảy vào tầng lớp chủ chốt dính dáng đến chính trị, nhưng phần lớn của nó chỉ đơn giản là nằm phục trong các doanh nghiệp, mà phần lớn là doanh nghiệp nhà nước.
Điều đó quả là rất khác thường theo tiêu chuẩn của chúng ta, nhưng nó lại hoạt động được trong nhiều thập kỉ. Tuy nhiên giờ đây Trung Quốc đã chạm “điểm Lewis” – hay nói một cách nôm na, Trung Quốc không còn nông dân dư thừa.
Đó sẽ là một điều tốt. Cuối cùng, tiền lương đã tăng lên, người dânTrung Quốc bình thường đang bắt đầu chia sẻ những thành quả của tăng trưởng. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc đột nhiên phải đối mặt với nhu cầu phải mạnh mẽ “tái cân bằng” – thuật ngữ ưa dùng hiện nay. Đầu tư bây giờ đi vào giảm nhanh lợi nhuận và sẽ giảm mạnh dù chính phủ có làm bất cứ điều gì, việc chi tiêu cho tiêu dùng phải tăng lên đáng kể chiếm đúng vị trí của nó. Câu hỏi đặt ra là liệu điều này có thể xảy ra đủ nhanh để tránh một cuộc suy thoái gay gắt hay không.
Và câu trả lời mỗi ngày một tăng thêm dường như là không có. Nhu cầu phải tái cân bằng là hiển nhiên trong nhiều năm qua, nhưng Trung Quốc cứ tiếp tục đưa ra những thay đổi cần thiết, thay vì thúc đẩy nền kinh tế bằng cách giữ đồng tiền dưới giá và đổ mạnh tín dụng giá rẻ vào nó. (Một người nào đó sẽ nêu lên vấn đề này: không, điều này có rất ít điểm tương đồng với chính sách của Fed – Cục Dự trữ Liên bang Mỹ – ở đây). Các biện pháp này trì hoãn ngày phán xét, nhưng cũng đảm bảo rằng ngày này, rốt cuộc khi nó đến, sẽ càng gai góc hơn. Và bây giờ nó đã đến.
Chuyên sẽ vở lỡ to tới mức nào đối với phần thế giới của chúng ta? Theo giá thị trường – đó là những gì quan trọng đối với triển vọng toàn cầu – nền kinh tế của Trung Quốc chỉ hơi lớn hơn Nhật Bản, nó vào khoảng một nửa kích cỡ của Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu. Do đó, nó lớn nhưng không phải khổng lồ, và, vào những lúc bình thường, thế giới có lẽ có thể kham nổi những rắc rối của Trung Quốc lúc bị sẩy chân.
Thật không may, đây không phải là lúc bình thường: Trung Quốc đang chạm điểm Lewis đúng lúc các nền kinh tế phương Tây đang trải qua “thời điểm Minsky” của mình, thời điểm mà tất cả các người vay nợ quá mức đều cố co lại cùng một lúc, và khi làm như vậy sẽ kích động một tổng suy thoái. Tai ương mới của Trung Quốc là điều cuối cùng mà phần thế giới của chúng ta cần.
Rõ ràng là nhiều bạn đọc cảm nhận bị một cú đánh đòn trí tuệ nào đó. Chỉ một ngày trước, chúng ta sợ Trung Quốc. Bây giờ chúng ta lại sợ giùm họ. Nhưng tình cảnh của chúng ta cũng chẳng tốt hơn.
Nguồn: http://basam.info/2013/07/22/cham-vao-van-ly-truong-thanh/
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/17856
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001