Chết dưới tay Trung Quốc (Kỳ 13)
ĐỐI ĐẦU VỚI CON RỒNG TRUNG QUỐC – LỜI KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG TOÀN CẦU
Peter Navarro & Greg Autry
Dịch giả: Nhóm dịch thuật cựu học sinh AIT
Phần III. CHÚNG TA SẼ CHÔN NGƯƠI THEO PHONG CÁCH TRUNG HOA
Chương 11- Chết dưới thanh kiếm laser của dòng họ Lưu: Mẹ, hãy nhìn, đó là ngôi sao chết chóc đang chiếu xuống Chicago
Cũng giống như những phiêu lưu trên mặt đất, Trung Quốc tuyên bố họ chỉ tìm kiếm “sự vươn lên hòa bình” vào bầu trời. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi lớn nhất mà Lầu Năm Góc đang phải đối mặt là liệu sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc vào không gian cuối cùng có trở thành vũ khí để bắt Mỹ phải quy hàng không. Đây là câu hỏi cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên khi mà một quốc gia đã từng đưa người lên đi bộ trên mặt trăng thì nay đang có một chương trình không gian bị trì hoãn nhiều nhất và trong tình trạng hỗn độn nhất.
Không nghi ngờ gì nữa; chương trình khám phá vũ trụ của Trung Quốc là cực kỳ ấn tượng và mạnh mẽ. Trong vài thập kỷ tới, Trung Quốc dự kiến sẽ đưa phi hành đoàn lên cả mặt Trăng và sao Hỏa, và chỉ trong năm ngoái (2010), Trung Quốc đã phóng 15 chuyến bay chở hàng vào quỹ đạo. Lịch trình phóng tàu đầy tham vọng này đã làm cho Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên sánh ngang hàng với Hoa Kỳ về phóng tàu vũ trụ; và Trung Quốc rõ ràng là có xu thế sẽ vượt Hoa Kỳ về số lượng phóng tàu vũ trụ với mức độ gần bằng số lần phóng của Mỹ đúng vào lúc Mỹ hoàn thành chuyến bay cuối cùng của tàu con thoi và chấm dứt chương trình này.
Chính xác là Trung Quốc đang phóng những gì lên quỹ đạo? Các chuyến tàu mang lên quỹ đạo từ những vệ tinh quan sát và bổ sung thêm những vệ tinh hệ thống định vị toàn cầu cho tới những chuyến bay vũ trụ có người điều khiển và đưa vệ tinh thứ hai lên quỹ đạo mặt trăng. Trung Quốc cũng dự kiến sẽ phóng trạm quỹ đạo không gian dùng cho cả các mục đích khoa học và quân sự vào năm 2012 cùng ba chuyến bay trong hai năm tiếp theo được dự kiến sẽ kết nối với trạm vũ trụ đó. Ngoài ra, bằng cách điều chỉnh sức mạnh chế tạo của mình, Trung Quốc đang chuyển hướng dần từ chế tạo những chiếc tàu vũ trụ được thiết kế đơn chiếc sang những loại tàu được chế tạo và lắp ráp hàng loạt; sự đổi mới này sẽ cho phép họ gia tăng tần suất phóng tàu vũ trụ lên mức khủng khiếp.
Ngay cả khi Trung Quốc đã bay cao, thì chương trình vũ trụ NASA của Mỹ – nơi kỳ vọng của mũi nhọn công nghệ quốc gia cực kỳ quan trọng của chúng ta – đã để mất nguyên cả một thập kỷ lạc trong vũ trụ. Chương trình tàu con thoi đầy trắc trở của Mỹ được dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2010, nhưng do sự trì hoãn các chuyến bay và có thêm một chuyến bay bổ sung nên nó sẽ kết thúc vào năm nay (2011). Sau đó, vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng nào cho những chuyến bay vũ trụ có người lái của Mỹ. Điều này là do bộ máy của Obama và Quốc hội Mỹ vẫn còn đang tranh cãi về cả hai vấn đề: xác định sứ mệnh của chương trình, và những phương pháp nào có thể dùng để thực hiện sứ mệnh đó.
Sự bế tắc về chính trị này có nghĩa là sẽ không có chuyến bay có người điều khiển nào do chính phủ Mỹ điều hành được đưa vào vũ trụ trong vòng ít nhất là 5 năm nữa. Trong tương lai gần, các nhà du hành vũ trụ Mỹ sẽ phải “đi nhờ” để lên trạm Không gian Quốc tế cùng với người Nga – ngay khi Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ các chương trình phóng trạm không gian quanh Trái Đất và mặt Trăng.
Với câu chuyện về hai chương trình vũ trụ theo hai hướng trái ngược nhau này, chúng ta quay lại câu hỏi: Liệu đây có phải là sự vươn lên bầu trời vì hòa bình của Trung Quốc hay không, hay sẽ là cuộc đua để cuối cùng nắm lấy những tầm cao trong khi tất cả chương trình không gian của Mỹ chẳng làm gì ngoài nằm trên mặt đất?
Ba chàng ngự lâm khám phá vũ trụ
Peter Navarro & Greg Autry
Dịch giả: Nhóm dịch thuật cựu học sinh AIT
Phần III. CHÚNG TA SẼ CHÔN NGƯƠI THEO PHONG CÁCH TRUNG HOA
Chương 11- Chết dưới thanh kiếm laser của dòng họ Lưu: Mẹ, hãy nhìn, đó là ngôi sao chết chóc đang chiếu xuống Chicago
Chúng tôi cam kết sử dụng hòa bình không gian vũ trụ và sẵn sàng mở rộng hợp tác với các nước khác.
— Chủ tịch Hồ Cẩm Đào
Nếu những ai muốn biết những gì mà Nhật Bản đã lên kế hoạch để làm trong những năm 1930,
thì tất cả những điều họ cần làm là đọc các kế hoạch và các tài liệu
huấn luyện. Các kế hoạch này sau đó được thực hiện trên toàn khu vực
châu Á – Thái Bình Dương. Nhiều người ở Mỹ đã coi những tuyên bố về mối
đe dọa ngày càng tăng của quân đội Nhật Bản là phi lý bởi vì Nhật đã cam
kết phát triển hòa bình. Trung Quốc cũng tuyên bố phát triển hòa bình
như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ lực lượng vũ trang và vũ khí của
mình. Tất cả những thứ cần thiết bây giờ là những nhìn nhận nghiêm khắc
về các chính sách và học thuyết của Quân Giải phóng Nhân dân… đối với
các khả năng và sức mạnh vũ khí không gian của họ cũng như những gì họ
đã lên kế hoạch để làm, đó là để đối lại với ưu thế vũ trụ của chúng ta.
— Christopher Stone, Space Review
Cũng giống như những phiêu lưu trên mặt đất, Trung Quốc tuyên bố họ chỉ tìm kiếm “sự vươn lên hòa bình” vào bầu trời. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi lớn nhất mà Lầu Năm Góc đang phải đối mặt là liệu sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc vào không gian cuối cùng có trở thành vũ khí để bắt Mỹ phải quy hàng không. Đây là câu hỏi cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên khi mà một quốc gia đã từng đưa người lên đi bộ trên mặt trăng thì nay đang có một chương trình không gian bị trì hoãn nhiều nhất và trong tình trạng hỗn độn nhất.
Không nghi ngờ gì nữa; chương trình khám phá vũ trụ của Trung Quốc là cực kỳ ấn tượng và mạnh mẽ. Trong vài thập kỷ tới, Trung Quốc dự kiến sẽ đưa phi hành đoàn lên cả mặt Trăng và sao Hỏa, và chỉ trong năm ngoái (2010), Trung Quốc đã phóng 15 chuyến bay chở hàng vào quỹ đạo. Lịch trình phóng tàu đầy tham vọng này đã làm cho Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên sánh ngang hàng với Hoa Kỳ về phóng tàu vũ trụ; và Trung Quốc rõ ràng là có xu thế sẽ vượt Hoa Kỳ về số lượng phóng tàu vũ trụ với mức độ gần bằng số lần phóng của Mỹ đúng vào lúc Mỹ hoàn thành chuyến bay cuối cùng của tàu con thoi và chấm dứt chương trình này.
Chính xác là Trung Quốc đang phóng những gì lên quỹ đạo? Các chuyến tàu mang lên quỹ đạo từ những vệ tinh quan sát và bổ sung thêm những vệ tinh hệ thống định vị toàn cầu cho tới những chuyến bay vũ trụ có người điều khiển và đưa vệ tinh thứ hai lên quỹ đạo mặt trăng. Trung Quốc cũng dự kiến sẽ phóng trạm quỹ đạo không gian dùng cho cả các mục đích khoa học và quân sự vào năm 2012 cùng ba chuyến bay trong hai năm tiếp theo được dự kiến sẽ kết nối với trạm vũ trụ đó. Ngoài ra, bằng cách điều chỉnh sức mạnh chế tạo của mình, Trung Quốc đang chuyển hướng dần từ chế tạo những chiếc tàu vũ trụ được thiết kế đơn chiếc sang những loại tàu được chế tạo và lắp ráp hàng loạt; sự đổi mới này sẽ cho phép họ gia tăng tần suất phóng tàu vũ trụ lên mức khủng khiếp.
Ngay cả khi Trung Quốc đã bay cao, thì chương trình vũ trụ NASA của Mỹ – nơi kỳ vọng của mũi nhọn công nghệ quốc gia cực kỳ quan trọng của chúng ta – đã để mất nguyên cả một thập kỷ lạc trong vũ trụ. Chương trình tàu con thoi đầy trắc trở của Mỹ được dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2010, nhưng do sự trì hoãn các chuyến bay và có thêm một chuyến bay bổ sung nên nó sẽ kết thúc vào năm nay (2011). Sau đó, vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng nào cho những chuyến bay vũ trụ có người lái của Mỹ. Điều này là do bộ máy của Obama và Quốc hội Mỹ vẫn còn đang tranh cãi về cả hai vấn đề: xác định sứ mệnh của chương trình, và những phương pháp nào có thể dùng để thực hiện sứ mệnh đó.
Sự bế tắc về chính trị này có nghĩa là sẽ không có chuyến bay có người điều khiển nào do chính phủ Mỹ điều hành được đưa vào vũ trụ trong vòng ít nhất là 5 năm nữa. Trong tương lai gần, các nhà du hành vũ trụ Mỹ sẽ phải “đi nhờ” để lên trạm Không gian Quốc tế cùng với người Nga – ngay khi Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ các chương trình phóng trạm không gian quanh Trái Đất và mặt Trăng.
Với câu chuyện về hai chương trình vũ trụ theo hai hướng trái ngược nhau này, chúng ta quay lại câu hỏi: Liệu đây có phải là sự vươn lên bầu trời vì hòa bình của Trung Quốc hay không, hay sẽ là cuộc đua để cuối cùng nắm lấy những tầm cao trong khi tất cả chương trình không gian của Mỹ chẳng làm gì ngoài nằm trên mặt đất?
Ba chàng ngự lâm khám phá vũ trụ
Trong 2.900 km3 của [tiểu hành tinh]
Eros, có chứa lượng nhôm, vàng, bạc, kẽm, các loại kim loại kiềm và kim
loại quý nhiều hơn tổng lượng của tất cả các kim loại này đã từng được
khai thác và thậm chí có thể được khai thác từ lớp vỏ trên cùng của
Trái Đất.
— BBC News
Nếu coi chương trình khảo sát vũ trụ của Trung Quốc chỉ là tiếp nối quá trình vươn lên một cách hòa bình, có ít nhất ba lý do khiến Trung Quốc thúc đẩy chương trình này một cách mạnh mẽ. Trước hết là sự phát triển của nhiều ngành công nghệ mới đòi hỏi phải luôn đi kèm với những khám phá vũ trụ. Thứ hai là việc khai thác và vận chuyển trong tương lai các nguồn năng lượng cũng như các loại nguyên vật liệu then chốt từ không gian tới các công xưởng Trung Quốc. Lý do thứ ba có thể coi như đây là cái cửa thoát hiểm Darwin cho một hành tinh đang bị quá tải về dân số và đang nóng lên nhanh chóng. Mỗi yếu tố trong đó lại còn bao gồm trong nó những lý do quan trọng về nghiên cứu không gian vì mục đích dân sự. Tập hợp lại, chúng có thể được sử dụng để vẽ nên bức tranh yên bình về những nỗ lực nghiên cứu không gian của Trung Quốc.
Từ GPS và năng lượng mặt trời tới máy chụp cắt lớp
Từ bức tranh yên bình này, một trong những lý do quan trọng để cam kết theo đuổi chương trình không gian chính là điều mà nước Mỹ đã hoàn toàn mất tầm nhìn – chương trình khảo sát này có thể thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế trong nước một cách mạnh mẽ nhất. Điểm nổi bật ở đây là các nhà lãnh đạo chính trị của Mỹ đã nhanh chóng quên mất vai trò mà khám phá vũ trụ đã góp phần kích thích nền kinh tế Mỹ – và cải thiện cuộc sống người dân – trong vòng 50 năm qua.
Hãy nhìn nhận lại, nếu như không có NASA và chương trình không gian của chúng ta, có thể chúng ta đã không có được Internet như đang có ngày nay, mạng lưới GPS, các loại công nghệ năng lượng mặt trời khác nhau, các ứng dụng y tế từ chụp cắt lớp CAT scan và chụp cộng hưởng từ MRI cho tới kim sinh thiết vú, những chất dẻo và chất bôi trơn kỳ diệu, và hệ thống theo dõi thời tiết để cảnh báo lốc xoáy và cháy rừng giúp cứu thoát hàng trăm nghìn sinh mạng cùng hàng tỷ đô-la thiệt hại đồng thời góp phần đáng kể nâng cao năng suất mùa màng. Bên cạnh đó, chỉ riêng những đổi mới này đã mang lại hàng nghìn tỷ đôla lợi nhuận cho nền kinh tế chúng ta. Và chúng ta cũng đừng quên những phát minh nặng tính trần tục nhưng không kém phần hữu dụng như “nhựa xốp có trí nhớ”13 cho loại đệm Tempur-Pedic.
Trong khi nước Mỹ đã quên tầm quan trọng của nghiên cứu không gian với vai trò như chất xúc tác cho nền kinh tế thì Trung Quốc lại hoàn toàn nắm được nó. Thực tế, người đứng đầu chương trình mặt trăng của Trung Quốc, Ouyang Ziyuan, đã phát biểu công khai rằng những nỗ lực của chương trình Apollo lên mặt Trăng đã kích động quá trình phát triển công nghệ ở Mỹ, và ông ta thường xuyên sử dụng ý tưởng đó để làm cơ sở biện minh cho việc Trung Quốc đi lên mặt Trăng. Tuy nhiên, Trung Quốc không chỉ nhận được những đổi mới nhanh chóng hơn từ chương trình không gian của mình mà còn nhiều hơn thế.
Nguồn khoáng sản phong phú
Những thứ Trung Quốc tìm kiếm trong vũ trụ là những thứ có giá trị như những kim loại quý và những nguyên liệu khác từ lớp vỏ của mặt Trăng hay từ các tiểu hành tinh gần Trái Đất khác. Những món quà này có thể là vàng, platin hay những kim loại cực kỳ hiếm có vai trò tối quan trọng trong công nghệ cao.
Thực vậy, khai mỏ thành công trong vũ trụ sẽ giúp nhiều cho việc giảm bớt sự khan hiếm ngày càng gia tăng của các nguyên vật liệu cũng như sự ô nhiễm đi kèm với các quá trình khai thác tài nguyên. Ví dụ, ta hãy xem xét trường hợp tiểu hành tinh Asteroid 433, còn được gọi là Eros. Các nhà khoa học khi viết trên tạp chí Nature đã dự đoán rằng trong tương lai xa, hành tinh khổng lồ này với khối đá nặng 34 nghìn tấn có khả năng sẽ va vào Trái Đất của chúng ta và gây ra một thảm hoạ còn lớn hơn cả thảm họa đã quét sạch loài khủng long 65 triệu năm về trước. Tuy nhiên, tin tốt là Eros lại chứa đầy những khoáng chất có giá trị đang chờ đợi các công ty khai thác không gian đến để lấy về. Hơn nữa, cùng với các yếu tố như trọng lực nhỏ và hoàn toàn không có những ràng buộc về môi trường, việc khai thác khoáng sản tại Eros sử dụng năng lượng mặt trời miễn phí sẽ có thể là khá đơn giản một khi có được phương tiện vận tải. Điều này hoàn toàn không phải là chuyện viễn tưởng khoa học vì một thiết bị lấy mẫu vũ trụ của NASA đã đến Eros vào năm 2000 và hạ cánh xuống đó vào năm 2001.
Và đây là ý tưởng cốt lõi được đề xuất bởi nhà kinh doanh vũ trụ tư nhân Jim Benson nhằm vừa tránh cho Trái Đất một tai họa va chạm vừa lấy về cho Trái Đất những khoáng vật quý báu của Eros: phóng các tên lửa tới tiểu hành tinh để điều chỉnh quỹ đạo của nó. Bằng cách này, cuối cùng có thể sẽ đưa được Eros tới được một vị trí cố định trong hệ Trái Đất – mặt Trăng của chúng ta và do vậy loại bỏ được nguy cơ va chạm. Tất nhiên, kịch bản này làm nảy sinh câu hỏi ai sẽ đến đó đầu tiên để cắm lá cờ của mình – và lái các tên lửa – trên các nguồn tài nguyên như của Eros.
Trung Quốc không chỉ tìm kiếm những nguyên liệu thô nhôm, vàng và kẽm trong vũ trụ. Trong tương lai gần, Trung Quốc có thể thu được những thành quả lớn trên mặt Trăng khi khai thác tiềm năng thực hiện các phản ứng tổng hợp nhiệt hạch. Khác với những nhà máy điện hạt nhân đang tồn tại với đầy rẫy các vấn đề trên Trái Đất, năng lượng nhiệt hạch có thể sẽ là vừa sạch và vừa an toàn và thực sự là “rẻ đến mức không cần lắp công tơ”. Và cầu nối với mặt Trăng là: Một chất mà các nhà khoa học tin rằng sẽ giúp thực hiện phản ứng nhiệt hạch chính là Helium 3 – một đồng vị cực kỳ hiếm (trên Trái Đất) thì lại được cho rằng khá phong phú trên mặt trăng.
Như vị giám đốc chương trình mặt Trăng của Trung Quốc đã đóng khung tiềm năng của Helium 3: “Hàng năm, ba chuyến tàu con thoi có thể sẽ mang về đầy đủ nhiên liệu cho loài người trên toàn Trái Đất”. Mr. Ouyang có thể đã nói rõ ràng về việc triển khai thành công nguồn năng lượng nhiệt hạch từ mặt trăng – nguồn vật chất cơ bản sẽ giáng đòn quyết định đập chết tổ chức độc quyền dầu mỏ OPEC và là một viên đạn thần kỳ để chống lại sự ấm lên toàn cầu.
Những người Trung Quốc nhìn xa trông rộng như ông Ouyang cũng coi mặt Trăng như là nơi hứa hẹn một môi trường tự do, không bóng tối mà tại đó có thể sản xuất năng lượng mặt trời với mức độ hiệu quả gấp tám lần so với ở Trái Đất và sau đó ‘bắn’ chúng về Trái Đất.
‘Chuyện viễn tưởng khoa học à?’ – bạn có thể hỏi vậy. Vâng, đúng là như vậy. Giống như ai đó đang đi bộ trên mặt Trăng và nói chuyện với một ai đó ở một nơi bất kỳ trên Trái Đất bằng thiết bị cầm tay.
Và khi nói chuyện về đi bộ trên mặt Trăng, hoàn toàn có thể hiểu được vì sao chương trình vũ trụ của Trung Quốc lại nóng lòng nhằm vào mặt trăng với việc phóng thành công hai vệ tinh nhân tạo mặt trăng và đang xây dựng ý định cho các cuộc đổ bộ bằng thiết bị robot và con người. Tuy nhiên, điều lộn xộn đối với các tổ chức tư nhân không gian Mỹ, như trường hợp của nhà tỷ phú Robert Bigelow lại là trong khi Trung Quốc bận rộn chuẩn bị cho việc cắm cờ lên mặt Trăng thì nước Mỹ lại quay đi. Như Bigelow cảnh báo:
Vào thời điểm Trung Quốc bắt đầu làm việc này một
cách có hệ thống tại những khu vực then chốt trên mặt Trăng, thì có thể
đã là quá muộn đối với các nước khác trong việc cùng nhau tiến hành khảo
sát để ngăn cản sự chiếm hữu toàn bộ (của Trung Quốc) những nơi có
nước, băng và những khu vực có giá trị khác.
Cuộc thoát hiểm Darwin
Bên cạnh vai trò là chất xúc tác cho đổi mới công nghệ và là nguồn cung cấp dồi dào năng lượng và các khoáng sản tự nhiên, khảo sát vũ trụ còn có tiềm năng là chiếc van thoát hiểm quan trọng trong kỷ nguyên bùng nổ dân số và biến đổi khí hậu. Nếu bạn nghĩ rằng đây cũng lại là chuyện viễn tưởng khoa học thì hãy nghĩ lại. Như Michael Griffin, người điều hành NASA đã nhận xét:
Mục đích này không chỉ là khảo sát khoa học … nó còn bao gồm việc mở rộng môi trường sống của loài người từ Trái Đất vào trong hệ mặt trời khi chúng ta bước vào các thời kỳ … Trong dài hạn những loài chỉ sống được trên một hành tinh sẽ không thể tồn tại. Chúng ta đã có những bằng chứng về điều này.
Còn đây là một cảm nghĩ được chia sẻ bởi nhà vật lý Stephen Hawking khi ông gõ những dòng này trên máy tính của mình: “Cơ hội duy nhất để tồn tại lâu dài của chúng ta là không chỉ ở lại và nhìn xuống mặt đất mà là phải phân tán vào vũ trụ”.
Tất nhiên, công cuộc chinh phục mặt Trăng, sao Hỏa và những hành tinh khác sẽ phải mất nhiều thập kỷ nữa. Tuy nhiên, một trong những ưu thế mà Trung Quốc có hơn Mỹ là khả năng tập trung cho dài hạn và suy tính cho nhiều thế hệ thay vì cho các cá nhân. Do cách nhìn dài hạn này, vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc có nhiều khả năng hơn bất cứ nước nào để chinh phục thành công những tài sản có giá trị nhất trong vũ trụ. Câu hỏi mà chúng ta phải quay lại là liệu việc Trung Quốc chiếm đoạt được những đỉnh cao tuyệt đối này có phải chỉ được dùng cho các mục đích hòa bình hay không, hay ngược lại sẽ giúp họ chinh phục các đối thủ. Đây là câu hỏi mà bây giờ chúng ta phải quay lại khi nhìn thấy kho vũ khí phòng thủ của Trung Quốc đang lớn lên nhanh chóng cùng với những kế hoạch phát triển khả năng vũ khí tấn công của họ.
Sự xuất hiện vũ khí không gian của Trung Quốc – Phòng thủ tốt nhất là sự phòng thủ tốt14
Không gian vũ trụ sẽ được trang bị vũ khí ngay trong thời đại của chúng ta.
- Đại tá Yao Yunzhu, Học việc Khoa học quân sự, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
Có lẽ bằng chứng rõ nhất về những ý định trang bị vũ khí cho vũ trụ của Trung Quốc có thể được tìm thấy trong vô số những nguồn tài liệu công khai về vũ khí vũ trụ của vô số quan chức và những nhà chiến lược quân sự Trung Quốc. Từ “tấn công plasma tiêu diệt các vệ tinh quỹ đạo thấp” và “tên lửa tiêu diệt mục tiêu bằng động năng” cho tới “các vũ khí chùm tia” và “các tên lửa đạn đạo trên quỹ đạo,” nội dung chung của các tài liệu này – mà đa số trong đó đã được phân tích kỹ trong Ủy ban Trung – Mỹ – là phá hủy hoặc chinh phục các lực lượng quân sự của Mỹ thông qua khai thác các điểm cao kiểm soát từ vũ trụ.
Ví dụ, đây là quan điểm hiếu chiến kiên định của Đại tá Li Daguang trong cuốn sách của ông ta Vũ khí không gian. Bên cạnh việc biện hộ cho chương trình không gian của Trung Quốc kết hợp sử dụng cho cả dân sự và quân sự vì các lý do kinh tế, Li cho rằng chiến lược quân sự tối ưu là chiến lược phải làm được các việc sau:
Phá hủy hay làm vô hiệu hóa tạm thời mọi vệ tinh của kẻ thù bên trên lãnh thổ của chúng ta, [triển khai] các loại vũ khí chống vệ tinh trên mặt đất và trong không gian, các hệ thống phòng thủ chống lại các tên lửa của Mỹ, duy trì hình ảnh quốc tế tốt của chúng ta [bằng cách che giấu việc triển khai và cất giữ] các loại vũ khí tấn công không gian được giấu diếm và chỉ tung ra vào thời điểm xảy ra khủng hoảng.
Sự tồn tại của những ấn phẩm kiểu này trong một thế giới được che đậy chặt chẽ của đảng Cộng sản là một điều lạ lùng. Chúng không chỉ công khai mâu thuẫn với luận điểm chính thức của giới lãnh đạo dân sự Trung Quốc mà chúng còn gây nhiễu loạn cho các chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc trong việc hình dung ra chính xác những điều gì đang diễn ra đằng sau tấm màn trúc – và nước Mỹ cần có phản ứng như thế nào.
Có một khả năng là cả khối lớn tài liệu mô tả các phương thức để buộc chú Sam phải quỳ gối này đơn giản chỉ là âm mưu để nhằm kích động Mỹ lao vào cuộc chạy đua vũ trang trong không gian tốn kém. Một khả năng khác là những nguy cơ tương tự như điều mà đại tá Li là thực tế; và, nếu không có những biện pháp đáp ứng đầy đủ thì nước Mỹ sẽ phải chịu tổn thương, hoặc là theo kiểu tương tự như một trận Trân Châu cảng nữa, hoặc sẽ là kẻ thua cuộc của một sự đã rồi.
Dù theo cách nào đi chăng nữa thì cũng có một điều rõ ràng là: Nước Mỹ hiển nhiên vẫn còn giữ vị trí chiến lược cao trong không gian vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nhiều người sẽ hỏi rằng, vậy thì ai sẽ nắm giữ vị trí chiến lược cao này sau nhiều lần “ngày mai” nữa?
Từ vị trí chiến lược cao này, cả nền kinh tế và quân sự của nước Mỹ phụ thuộc nặng nề vào hệ thống phức tạp gồm hơn 400 vệ tinh trên quỹ đạo cung cấp tất cả các loại thông tin, từ do thám và dẫn đường cho tới viễn thông và đo đạc từ xa. Đây thực sự là một mạng lưới ấn tượng giúp cho sức mạnh của nước Mỹ trở nên gần như siêu phàm trong con mắt của các đối thủ.
Sử dụng lợi điểm trong không gian và hàng loạt ưu thế về vũ khí công nghệ cao, nước Mỹ đã có thể tham gia vào hàng loạt các cuộc chiến tranh với tỷ lệ chênh lệch về thương vong rất lớn. Trong khi chỉ có 150 lính Mỹ chết trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, thì đã có tới khoảng 30.000 – 56.000 lính Iraq bị tiêu diệt. Tỷ lệ chênh lệch về thương vong tương tự như vậy cũng xảy ra trong cuộc tấn công của NATO do Mỹ điều hành vào năm 1999 trong cuộc chiến tại Kosovo cũng như trong giai đoạn đầu chiến dịch chiếm lại Iraq vào năm 2003.
Bất kể bạn có quan điểm thế nào về những hành động quân sự này của nước Mỹ, sự thống trị không gian “làm thay đổi cuộc chơi” của người Mỹ đã được Trung Quốc để ý. Thực tế, cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 đã thường xuyên được Lầu năm góc coi như những tiếng chuông báo động cho Bắc Kinh rằng ngay cả một đội quân lớn nhất thế giới, ở đây là Trung Quốc, cũng có thể bị chinh phục bởi một đối thủ có số lượng ít hơn nhiều lần.
Tiêu diệt hay bịt mắt, câu hỏi từ Trung Quốc
Khi chương trình không gian của Trung Quốc được trao
vào tay các tướng lĩnh, nó sẽ chủ yếu phản ánh những nhu cầu chiến lược
của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Đây là trường hợp đã từng xảy
ra ở Liên bang Xô Viết cũ, nơi mà lực lượng quân sự cũng kiểm soát
chương trình không gian của Liên Xô. Quan sát sự phát triển của các hệ
thống vũ khí chống vệ tinh đa dạng với việc sẵn sàng đưa các ứng dụng
quân sự vào trong chương trình không gian có người điều khiển, cùng với
những lời dối trá, Trung Quốc ngày càng theo đuổi mạnh mẽ hơn phương thức của Liên Xô cũ trong việc tìm kiếm ưu thế thống trị về quân sự trong không gian vũ trụ.
— Richard Fisher, StrategyCenter.net
Theo quan điểm của Trung Quốc, có ít nhất hai biện pháp có thể sử dụng để đối phó với ưu thế không gian của Mỹ. Cách thứ nhất là phá hủy một phần hay toàn bộ các chùm vệ tinh của chúng ta. Cách thứ hai – cũng đạt được mục đích như vậy mà không cần phá hủy – đơn giản là bịt mắt những con chim quan sát của chúng ta. Đối với những ai quan tâm lo lắng thì sẽ có nhiều bằng chứng cho họ tìm hiểu về việc Trung Quốc đang phát triển các năng lực trên cả hai phương diện này.
Trong lĩnh vực phá hủy các vệ tinh, Trung Quốc đã thực hiện thử nghiệm một số phương pháp làm nổ tung – hay đúng ra là bắt cóc – các vệ tinh của Mỹ. Thử nghiệm này được bắt đầu với một vụ nổ lớn và mờ ám vào tháng 1/2007, khi đó quân đội Trung Quốc đã bắn hạ một vệ tinh cũ của mình trên bầu trời.
Đây là một vệ tinh thời tiết “đã đến hạn nghỉ hưu” đã từng bay mỗi ngày vài vòng quanh Trái Đất trong hơn một thập kỷ; nhưng đây cũng là một miếng mồi ngon cho loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cải tiến DF-21 được phóng từ căn cứ ở Xichang thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Tên lửa này phóng ra một thiết bị tiêu diệt mục tiêu bằng động năng được điều khiển vào quỹ đạo nhằm va chạm với mục tiêu vô tội; và khi va chạm, tất cả những thứ như đinh ốc, bù loong, các tấm bảng, dây điện… của vệ tinh cùng với hàng ngàn mảnh vụn của tên lửa tiêu diệt sẽ tạo thành một đống rác vũ trụ lớn nhất thiên hà của chúng ta.
Ngày nay, bãi rác thải vũ trụ từ vụ phá hủy đó của Trung Quốc vẫn còn là mối hiểm họa lớn cho các chuyến bay; Trung Quốc hiển nhiên là luôn sẵn lòng gây ô nhiễm cho không gian vũ trụ giống như họ đã làm cho các sông ngòi và bầu khí quyển của họ. Hơn 2/3 trong số gần 3.000 vệ tinh và thiết bị bay trong quỹ đạo có nguy cơ va chạm với đám rác thải vũ trụ của Trung Quốc. Thực tế, danh sách những nạn nhân tiềm tàng còn bao gồm cả trạm Vũ trụ Quốc tế cùng phi hành đoàn, họ đã từng phải điều chỉnh quỹ đạo ít nhất một lần để tránh va phải phần dày đặc nhất của đám rác vũ trụ Trung Quốc.
Khó có thể nói đây là dấu hiệu duy nhất thể hiện việc Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí chống vệ tinh hay “ASAT” để hạ gục hệ thống GPS của Mỹ khỏi bầu trời. Tháng 1/2010, vũ khí vũ trụ của Trung Quốc đã bắn hạ một mục tiêu ở quỹ đạo thấp với độ cao khoảng 150 dặm bằng một loại hỏa tiễn dùng nhiên liệu rắn đặt trên xe cơ động và một thiết bị tiêu diệt bằng động năng va chạm kiểu mới được gọi là KT2. Và cần lưu ý rằng, KT2 là công nghệ có tính đe dọa kép – là phương tiện phòng thủ chống tên lửa đạn đạo đồng thời có thể phá hủy các hệ thống trên quỹ đạo.
Bên cạnh những vũ khí này dùng để phá tan các vệ tinh Mỹ trên bầu trời đêm, Trung Quốc còn có loại vũ khí mới mang tên “Kẻ bắt cóc không gian”. Loại vũ khí này được thử nghiệm vào tháng Tám năm 2010 khi hai vệ tinh của Trung Quốc có cuộc gặp nhau bí mật trong vũ trụ. Mục đích của thử nghiệm là để tìm hiểu xem liệu một vệ tinh có thể thực hiện cái được gọi giản dị là “cuộc gặp gỡ robot không hợp tác” với một vệ tinh khác không. Thế giới vẫn còn chờ đợi để nghe từ Trung Quốc xem cuộc gặp gỡ có thành công không – mặc dù các quan sát từ mặt đất cho thấy nó đã thành công. Và nếu công nghệ này được ứng dụng thành công, bạn chỉ cần tưởng tượng ra viễn cảnh một phi đội những kẻ bắt cóc này được tung ra để tóm gọn toàn bộ gia đình các vệ tinh của Mỹ.
Mù vì ánh sáng chói chang — Các vệ tinh của chúng ta cần bóng tối trong một tương lai đầy ánh sáng
Họ cho chúng ta thấy laser của họ. Dường như họ đang dọa chúng ta.
— Gary Payton, Phó trợ lý Bộ trưởng về Không lực Hoa Kỳ phụ trách các chương trình không gian.
Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải phá hủy hay bắt cóc một vệ tinh của Mỹ để vô hiệu hóa nó. Có một cách khác vừa lịch sự hơn và vừa bớt khiêu khích hơn là tạm thời “làm chói mắt” hay đơn giản là làm mù vệ tinh. Trên đấu trường này, dường như Trung Quốc đang phát triển những năng lực khủng khiếp của mình.
Thực tế, cuộc trình diễn mang tính khiêu khích kiểu này của đã bắt đầu vào mùa thu năm 2006. Như được đưa tin trong tạp chí Jane’s Defence Weekly, trong thời gian này, các vệ tinh gián điệp của Mỹ đã “bất ngờ bị suy giảm hiệu quả” khi chúng “bay ngang qua Trung Quốc”. Cũng vào thời điểm đó, các kính viễn vọng đặt tại bãi thử Reagan tại quần đảo san hô Kwajelein, vùng Nam Thái bình Dương, đã phát hiện được ánh phản xạ từ các tia sáng laser để xác nhận nguyên nhân và nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ở mức độ rộng hơn, tạp chí The Economist đã viết, “Trung Quốc thường xuyên chiếu tia laser cường độ mạnh lên trời để trình diễn khả năng làm lóa mắt hay làm mù vĩnh viễn các vệ tinh gián điệp”. Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ lại là im lặng – chủ yếu là do phải đối mặt với những giới hạn về ngân sách khi lực lượng quân sự Mỹ đang vướng vào các cuộc chiến tranh trên các chiến trường khác.
Tất nhiên, đối với những nước láng giềng của Trung Quốc như Nhật và Đài Loan thì khả năng tiềm tàng bị mất cơ sở hạ tầng không gian để hỗ trợ cho hải quân Mỹ tiếp cận không hạn chế vùng Tây Thái Bình Dương sẽ là rất đáng quan ngại.
Từ Buck Rogers15 đến hệ thống hạt nhân quỹ đạo của Bắc Kinh
Trung Quốc tìm cách vượt lên trong cuộc chạy đua
không gian tại châu Á hướng tới mặt Trăng, đưa một tàu không gian vào
quỹ đạo mặt trăng vào ngày 6/10 với mục tiêu chuẩn bị cho một cuộc hạ
cánh xuống mặt trăng trong vòng 2-3 năm tới… Chuyến bay được gọi là
Chang’e 2 (theo tên nhân vật nữ trong truyện dân gian Trung Quốc đã đi
lên mặt Trăng cùng với một con thỏ) đánh dấu sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ vũ trụ Trung Quốc… Chuyến bay lên mặt Trăng của
Trung Quốc, giống như mọi chương trình không gian khác, có tiềm ẩn những
ý đồ quân sự. Chương trình không gian của Trung Quốc được kiểm soát bởi
quân đội, vẫn liên tục tích lũy ngày càng nhiều kinh nghiệm về viễn
thông và đo đạc tầm xa, công nghệ tên lửa, và vũ khí chống vệ tinh thông
qua các chuyến bay như Chang’e 2.
—The Christian Science Monitor
Trong khi sử dụng không gian vũ trụ làm điểm quan sát các hoạt động quân sự của Mỹ và vô hiệu hóa các hệ thống vệ tinh của Mỹ là những mục tiêu phòng thủ quan trọng trong chương trình không gian của Trung Quốc, thì giá trị thực tế có thể lại là sử dụng không gian làm căn cứ cho vũ khí tấn công quân sự. Các phương án bao gồm toàn bộ những thứ có thể, từ việc ném những hòn đá lăn từ mặt trăng với sức mạnh đủ để tiêu hủy cả một trung tâm đô thị trên Trái Đất, các loại bom xung điện từ trường được thiết kế để vô hiệu hóa cơ sở hạ tầng điện tử của chúng ta, và các loại vũ khí năng lượng được định hướng bắn từ không gian, cho tới những quả bom H được đặt trên quỹ đạo và những con tàu vũ trụ có khả năng rải thảm hạt nhân xuống bất kỳ thành phố nào trên Trái Đất.
Thực tế, nếu Trung Quốc có thể ném một quả bom hạt nhân từ quỹ đạo thì điều đó chắc chắn sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc phóng một đầu đạn giống như vậy từ sa mạc Gôbi. Đó là vì những tên lửa phóng từ mặt đất phát ra những dấu hiệu về nhiệt rõ ràng để có thể phát hiện sớm và do hành trình dài nên có thể theo dõi và đánh chặn được. Mặt khác, một quả bom hạt nhân từ quỹ đạo chỉ cần một động cơ dùng không khí nén không thể phát hiện được để phóng xuống từ không gian yên lặng. Sau đó, nhờ trọng lực nó có thể dễ dàng vượt qua khoảng cách khoảng 200 dặm để rơi xuống tới bề mặt Trái Đất trong khi đường đi của nó hầu như không thể phát hiện được – cho tới khi biết thì đã quá muộn.
Để hỗ trợ cho các năng lực phòng vệ trong chương trình không gian của mình, Trung Quốc đang xây dựng một cơ sở hạ tầng không gian khổng lồ. Cơ sở này bao gồm: một phi đội với số lượng ngày càng tăng các con tàu vũ trụ lớn có nhiệm vụ theo dõi; những bãi phóng vũ trụ và trạm mặt đất mới; hàng chục vệ tinh mới làm nhiệm vụ thông tin, tiếp âm, và giám sát; và cuối cùng, nhưng chắc chưa phải là hết, là một hệ thống GPS cực kỳ đắt tiền của riêng họ.
Hệ thống GPS của Trung Quốc có tên gọi là Beidou, được đặt theo tên gọi của chòm sao Đại Hùng Tinh có đuôi kéo dài để làm dấu cho các thủy thủ biết hướng đi tới phương Bắc. Việc Trung Quốc tung ra hệ thống GPS của riêng mình đối chọi lại với hệ thống của Mỹ là dấu hiệu rõ ràng cho thấy những ý định quân sự của Trung Quốc. Hiện tại, Mỹ đang cung cấp việc sử dụng GPS miễn phí cho toàn thế giới và không có lý do gì để bất kỳ một quốc gia nào tiêu một khoản tiền lớn khủng khiếp xây dựng một hệ thống cho riêng mình – trừ phi nước đó có ý định phá hủy hệ thống GPS của Mỹ hay nói cách khác có hành động quân sự chống lại Mỹ.
Dường như không phải là chúng ta đã không được báo trước về các mối đe dọa của các vũ khí phóng từ vũ trụ của Trung Quốc. Vào tháng 1/2001, Ủy ban an ninh không gian được chỉ định bởi các ủy ban Nghĩa vụ quân sự của Hạ và Thượng viện đã kết luận rằng nước Mỹ đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng của một trận “Trân Châu cảng không gian” và rằng cần phải có hoạch định chiến lược gấp để cân bằng lại với sự phát triển các năng lực tấn công của Trung Quốc (và cả nước Nga). Cùng chung số phận với nhiều lời cảnh báo khác, các kiến nghị của báo cáo này đã không được xem xét đến một cách đầy đủ do sự kiện 11/9 khi lực lượng quân sự Mỹ và các hoạt động tình báo đã phải chuyển hướng tập trung vào những nguy cơ cấp chiến thuật với những kẻ thù thô sơ.
Cuộc chiến kết liễu Đài Loan: Ngăn chặn tiếp cận/Chống xâm nhập
“Mục đích của đòn đánh bất ngờ và kinh sợ từ vũ trụ
là nhằm ngăn chặn kẻ thù chứ không phải khiêu khích kẻ thù lao vào các
trận chiến. Vì lý do này, những mục tiêu được lựa chọn của một đòn đánh
cần phải ít và chính xác… Điều này sẽ làm đảo lộn cơ cấu hệ thống tổ
chức vận hành của đối thủ và sẽ tạo ra tác động tâm lý lớn trong số
những người ra quyết định của đối thủ”.
— Đại tá Yuan Zelu, Quân giải phóng nhân dân
Đại tá Yuan đã hùng hổ vẽ ra viễn cảnh Trung Quốc về một trận Trân Châu cảng không gian đối với chúng ta. Ông ta và nhiều nhà lãnh đạo diều hâu của Trung Quốc coi những loại vũ khí chống vệ tinh, hệ thống laser làm mù GPS và các hệ thống bom hạt nhân trong quỹ đạo, cùng hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm, một đội tàu ngầm lớn, các vũ khí tin học công nghệ cao, cũng như các dạng thức khác nhau của vũ khí kinh tế sẽ là những quân cờ linh hoạt trong ván cờ được sắp đặt để giành nước chiếu hết bất ngờ về chính trị đối với Mỹ trong khi tránh được sự trả đũa do ưu thế vượt trội về chất lượng của lực lượng quân đội và vũ khí của Mỹ.
Về tổng thể, Trung Quốc phát triển năm lĩnh vực vũ khí: trên đất, trên không, trên biển, trên mạng tin học, và trong không gian để hỗ trợ cho chiến lược đã được Lầu Năm góc đề cập tới trong các thông báo của mình như những giải pháp ngăn chặn tiếp cận/chống xâm nhập, hay còn gọi là A2/AD (anti-access/area denial). Mục đích này là nhằm ngăn chặn hải quân Mỹ tiếp cận tới các vùng gần bờ biển Trung Quốc để từ đó Trung Quốc có thể bành trướng sức mạnh của mình ra khu vực.
Tất nhiên, nếu cỗ máy chiến tranh năm chiều của Trung Quốc có thể đẩy lực lượng hải quân Mỹ ra ngoài vùng được gọi là “chuỗi đảo thứ hai” – một đường tưởng tượng chạy từ Nhật Bản qua Guam xuống tới Indonesia, thì chính phủ dân sự của Trung Quốc có thể sẽ dễ dàng nói với Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam rằng cần vận hành nhà nước thế nào và các nguồn tài nguyên sẽ phải được chia ra sao. Đây là một sự phát triển lạnh gáy, đặc biệt là đối với Đài Loan, vì một khi chiến lược A2/AD của Trung Quốc được triển khai đầy đủ, hòn đảo nhỏ của những người Trung Quốc tự do khi đó sẽ chỉ còn rất ít hy vọng được tồn tại độc lập trước đại lục.
Vì sao ư? Vì chiến lược hiện nay của Mỹ là chỉ là ngăn ngừa quân đội Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng cách sử dụng những hàng không mẫu hạm của chúng ta. Nếu hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ thực tế bị đẩy ra ngoài chuỗi đảo thứ hai, quân đội Trung Quốc sẽ dễ dàng nhấn chìm sức phòng ngự của Đài Loan bằng hàng ngàn tên lửa và đội quân với sức mạnh vượt trội. Sau đó, Mỹ thực tế sẽ không thể có kế hoạch nào hay một giải pháp có tính thuyết phục nào để tái chiếm lại hòn đảo từ một đội quân của Trung Quốc đã nấp kỹ trong những dân thường. Đây là loại tình huống mà thuyền trưởng James T. Kirk từng mô tả trong câu chuyện hài hước nổi tiếng về những kẻ bị treo cổ với câu nói: “Chúng ta tóm được họ ở chính tại nơi họ truy nã chúng ta!”.
Những quan sát này đưa chúng ta quay lại với câu hỏi: Liệu sự vươn ra vũ trụ của Trung Quốc có thực sự vì mục đích hòa bình? Xem xét chi tiết hơn những gì Trung Quốc thực sự đưa lên vũ trụ sẽ cho thấy thậm chí còn nhiều hơn cả thuốc súng cho ngọn lửa quân sự.
Hãy đóng cửa trạm Vũ trụ! Người Trung Quốc đang đến
Vào ngày 27 tháng 9, tàu vũ trụ Shenzhou [Thần Châu]
của Trung Quốc đã tiến đến khoảng cách 45 km gần trạm Vũ trụ Quốc tế,
và 2 trong số 3 phi hành gia đã thực hiện cuộc đi bộ ra ngoài vũ trụ lần
đầu tiên của Trung Quốc (bước ra ngoài tàu vũ trụ trong bộ quần áo bảo
vệ). Sau đó, một vệ tinh nhỏ nặng 40 kg (BX-1) đã được phóng từ tàu
Shenzhou. Có vẻ đây là một thí nghiệm khoa học, nhưng vấn đề là tàu
Shenzhou đã tiến đến quá gần trạm Vũ trụ Quốc tế, và sau đó phóng ra một
vệ tinh cơ động nhỏ BX-1 có thể lái được (nhờ những tia khí nén), đã
cho thấy một bài tập phá hủy vệ tinh khác. Vệ tinh BX-1 đã có thể dễ
dàng được dẫn đến gần trạm không gian và phá hủy nó.
— James Dunnigan, StrategyPage.com
Mỗi lần Trung Quốc phóng một tầu Thần Châu có người điều khiển của mình, họ cũng đều đặt vào quỹ đạo một môđun hình trụ lớn hoạt động tự động. Các môđun có kích thước khoảng 2,7 x 3 m; và do hoàn toàn không có sự minh bạch trong chương trình không gian của Trung Quốc nên phần còn lại của thế giới tuyệt đối không có được chút ý tưởng nào về những gì được chứa trong các môđun đó. Liệu đó có phải là bom hạt nhân? Thiết bị gián điệp? Hay có khi chỉ là loại khoai tây đỏ vũ trụ hay một thí nghiệm trồng nhân sâm vô hại? Ai biết được?
Còn đây là những gì chúng ta biết, ít nhất là về một trong số những chuyến bay Thần Châu này. Sự cố này một lần nữa cho chúng ta thấy tận mắt những chiến thuật của một quốc gia có thể dùng xe tăng cán lên những người biểu tình không bạo động – tới hai lần để đạt mục đích của mình.
Chuyến bay Thần Châu 7 không chỉ đưa lên vũ trụ ba phi hành gia; nó cũng còn mang theo một “vệ tinh siêu nhỏ” có tên gọi BX-1. Theo kế hoạch được lập cẩn thận nhưng vô cùng nguy hiểm, tầu Thần Châu 7 – Thần Châu được dịch là “con tàu thần kỳ” – thực hiện một nhiệm vụ không được công bố điển hình cho những cái đầu diều hâu chiến tranh của Trung Quốc. Đây là cú lượn sát “ngang qua” trạm Vũ trụ Quốc tế của cả một con tàu đang bay trên quỹ đạo.
Táo gan hơn nữa, các phi hành gia Trung Quốc cũng phóng vệ tinh siêu nhỏ BX-1 trước khi nó bay ngang qua trạm Vũ trụ, có thể nó muốn thử làm một cuộc do thám nhỏ – hay có thể, như nhà phân tích James Dunnigan đã giả định, tiến hành mô phỏng một cuộc thử vũ khí chống vệ tinh. Trong quá trình này, Trung Quốc đã vi phạm khoảng cách gọi là “hộp giao hội” mà theo đó những người điều khiển các chuyến bay của NASA có thể cần phải xem xét dịch chuyển trạm vũ trụ – nếu họ biết có vật lạ đang tiến đến.
Để hiểu được sự kinh ngạc mà điều này gây ra tại NASA, bạn cần biết rằng các phi hành gia Trung Quốc đi qua ngay phía dưới trạm Vũ trụ với khoảng cách chỉ 25 dặm, và vệ tinh bí mật tí hon BX-1 có thể đã tiến tới gần đến khoảng cách chỉ 15 dặm. Khi bạn ở trong quỹ đạo với chiều dài hơn 26.000 dặm trong không gian rộng lớn ba chiều và bay với tốc độ 18.000 dặm/h, thì đây là khoảng cách rất gần và cực kỳ nguy hiểm.
Để lên tiếng than phiền về sự nguy hiểm có thể xảy ra, đài truyền hình Trung Quốc thậm chí đã đưa ra thông báo trong chuyến bay của vệ tinh siêu nhỏ 40 kg rằng “nó đã phải thay đổi đường đi so với quỹ đạo định trước”. Điều này khó có thể làm hài lòng các nhà du hành vũ trụ châu Âu và Mỹ đang ngồi trong chiếc thùng nhôm trị giá 100 tỷ đô-la quan sát vệ tinh gián điệp của Trung Quốc và một đám phi hành gia Tàu đang ỏm tỏi tiến lại gần.
Đương đầu bất đối xứng với sức mạnh quân sự Mỹ
Một kẻ thù mạnh với ưu thế tuyệt đối không hẳn là
không có những điểm yếu… Những sự chuẩn bị quân sự của chúng ta cần nhằm
trực tiếp vào tìm kiếm những chiến thuật để khai thác những điểm yếu
của một kẻ thù mạnh.
— Nhật báo Quân giải phóng nhân dân
Trước khi để cho Trung Quốc nổi lên trở thành mối nguy cơ trong vũ trụ, cũng cần xem xét các năng lực vũ khí phòng thủ và tấn công đang lớn mạnh của họ trong một bối cảnh chiến lược rộng lớn hơn. Thực tế, hòn ngọc vương miện của quá trình hoạch định quân sự tỷ mỷ của Trung Quốc chính là sự tập trung vào cái gọi là “chiến tranh bất đối xứng.”
Các kỹ thuật chiến tranh bất đối xứng điển hình là sự đóng vai chàng David nhỏ bé yếu hơn nhưng thông minh hơn so với gã Goliath khổng lồ về sức mạnh hay công nghệ. Trong trường hợp của Trung Quốc, khi phải đối mặt với sự yếu thế rõ ràng về công nghệ – trái ngược với ưu thế một đội quân hùng hậu – các nhà chiến lược Trung Quốc thường xuyên tìm kiếm những phương thức bất ngờ và không tốn kém để vô hiệu hóa, phá hủy, hay đánh bại bằng cách nào đó những sức mạnh công nghệ lớn nhất của Mỹ.
Ví dụ, chúng ta đã thấy một loại vũ khí chiến tranh bất đối xứng điển hình trong chương 8, “Chết bởi hải quân biển xanh”. Đây là một loại tên lửa đạn đạo chống hạm không đắt tiền lắm có khả năng đánh chìm tàu sân bay của Mỹ – hay ít nhất làm cho nó phải khiếp sợ và chạy ra ngoài chuỗi đảo thứ hai. Một ví dụ khác trong chương này là các loại vũ khí chống vệ tinh có khả năng tháo dỡ dần mạng lưới vệ tinh GPS và viễn thông của Mỹ. Như nhà chiến lược quân sự lớn nước Phổ Clausewitz đã từng nói, “Nếu các ngươi dùng những thành trì vững chắc để che chở cho mình, các người đã buộc kẻ thù phải tìm ra giải pháp ở một chỗ nào đó”.
Để hiểu được ý tưởng bằng cách nào mà các vũ khí rẻ tiền của Trung Quốc lại có thể đương đầu trong tương lai với các công nghệ đắt tiền hơn nhiều của Mỹ, hãy xem xét thế cờ thí quân (gambit) sau được nêu ra trong Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc với tiêu đề “Những phương pháp đánh bại GPS”:
Một tên lửa thời tiết thông thường không đắt tiền lắm có thể mang lên một quỹ đạo dự định trước một quả bom chứa một lượng lớn các viên đạn chì nhỏ. Khi bom nổ, những viên đạn chì nhỏ sẽ bay ra với tốc độ tới 6,4 km/s và phá hủy bất cứ thứ gì nó gặp. Khi vài kg sỏi được ném vào quỹ đạo, chúng sẽ tấn công các vệ tinh giống như những trận mưa sao băng và vô hiệu hóa những chòm sao GPS đắt tiền.
Đây chính xác là những loại vũ khí và kịch bản mà Trung Quốc đang phát triển thể hiện sự dối trá trong các tuyên bố của mình về trinh phục vũ trụ vì hòa bình. Tất cả chúng ta đang sống ở bên ngoài Trung Quốc cần luôn nhớ rằng sự “bay lên vì hòa bình” nghe rất hùng biện này được thiết kế có chủ ý nhằm che đậy những ý định quân sự thực sự của Trung Quốc. Đại tá Jia Junming đã làm rõ hơn những điều này khi viết ra rằng:
Trong tương lai chương trình vũ khí không gian của chúng ta cần ít gây ồn ào và “mạnh mẽ ở bên trong” nhưng thể hiện ra ngoài nhẹ nhàng để duy trì hình ảnh và vị thế quốc tế tốt đẹp.
Vào năm 2001 Ủy ban Không gian Mỹ đã cảnh báo: “Chúng ta đang được thông báo – nhưng chúng ta đã không nhận ra”.
––––––––––––––––––––––––––
13 Loại đệm chế tạo bằng bọt nhựa xốp có khả năng bị nén theo tư thế của người nằm và khôi phục lại hoàn toàn hình dạng ban đầu sau khi chấm dứt tác động. ND
14 Nhại câu “Phòng thủ tốt nhất là tấn công tốt” để mỉa mai Trung Quốc luôn tuyên bố các hệ thống vũ trụ của họ chỉ có mục đích phòng thủ. ND
15 Tên nhân vật chính trong loạt truyện tranh, phim nhựa, truyền hình nhiều tập khoa học giả tưởng nổi tiếng của Philip Francis Nowlan sáng tác từ năm 1928. Rogers bị chìm vào giấc ngủ 492 năm. Khi tỉnh dậy vào năm 2419 đã thấy có tàu vũ trụ và đang trong cuộc kháng chiến chống lại người Han chiếm đóng nước Mỹ.
P.N. & G.A.
Nhóm dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Chết dưới tay Trung Quốc (Kỳ 13)
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/17907
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001