La Playa, ghi ta thời gian tình chưa quên lãng
Thứ bảy 13 Tháng Bẩy 2013
Năm 2013 cũng là thời điểm sinh nhật năm chẳn của khá nhiều ca
khúc lừng danh quốc tế. Trong số những bài xưa nhất, có bài El Cóndor
Pasa và bản tango El Choclo ra đời cách đây một thế kỷ. Nhạc phẩm Quién
Será được ghi âm tại Mêhicô sáu thập niên về trước (1953). Một thập niên
sau, đến lượt bài La Playa (Bãi biển) đi vòng quanh thế giới nhờ phiên
bản dạo đàn ghi ta sáng tác vào năm 1963.
Khúc đàn La Playa mang đậm ảnh hưởng của dòng nhạc La Tinh
nhưng thật ra bản nhạc này lại do một nhà soạn nhạc người Bỉ tên là Jo
Van Wetter viết vào năm 1963, tức cách đây vừa đúng nửa thế kỷ. Tác giả
bài hát tên thật là Georges Joseph Van Wetter, sinh trưởng trong một gia
đình gốc flamand, nhưng cha mẹ ông đến lập nghiệp tại vùng Wallonie chủ
yếu nói tiếng Pháp ở Bỉ.
Tuy không xuất thân từ một gia đình có dòng máu nghệ sĩ, những từ thuở nhỏ ông đã có năng khiếu âm nhạc. Thời niên thiếu, dù chưa được đào tạo bài bản, nhưng Jo Van Wetter chịu khó tự học đàn. Ông tham gia vào khá nhiều ban nhạc trẻ chuyên đi diễn tại các liên hoan địa phương và chủ yếu chơi lại các ca khúc thịnh hành từ những năm 1940 đến thập niên 1950.
Đến
khi trưởng thành, ông Jo Van Wetter dời nhà về thủ đô nước Bỉ, và bắt
đầu học đàn ghi ta cổ điển tại Nhạc viện thành phố Bruxelles. Ông học
cùng một lớp với tay đàn ghi ta Charles Danielli. Cả hai về sau này đều
mở lớp dạy nhạc, trong số những học trò của họ có Philip Catherine, một
trong những tay đàn ghi ta nhạc jazz lừng danh nhất nước Bỉ.
Công việc dạy đàn không đủ sống, cho nên Jo Van Wetter sau khi tốt nghiệp nhạc viện thủ đô, tham gia vào rất nhiều nhóm nhạc lớn nhỏ để kiếm tiền qua các vòng lưu diễn tại các quán nhạc hay vũ trường. Trong nhiều năm liền, ông chủ yếu đi biểu diễn với các dàn nhạc hoà tấu dưới sự điều khiển của Jean Omer và nhất là của nhạc trưởng Henri Segers. Bên cạnh đó, ông cũng thường xuyên xuất hiện trong khá nhiều dự án ghi âm của giới nghệ sĩ trẻ thời bấy giờ như Frédéric Rottier hay ban nhạc The Cousins.
Đầu
những năm 1960, vào lúc mà phong trào nhạc trẻ rộ lên ở châu Âu, giới
ca sĩ ‘‘nhí’’ hưởng ứng dòng nhạc rock đến từ Hoa Kỳ bằng cách chuyển
dịch rồi ghi âm lại các ca khúc Anh Mỹ, thì Jo Van Wetter lại khám phá
các làn điệu ghi ta đến từ đảo Hawai. Cùng với nhiều tác giả khác như
Willy Albimoor, Hans Blum và Michael Thomas (Martin Böttcher), nhạc sĩ
Jo Van Wetter soạn một số khúc đàn theo thể điệu này.
Cả nhóm lấy tên là ban nhạc The Waikikis, và tập nhạc mang tựa đề là Hawai Tattoo trở thành một trong những album ăn khách nhất vào năm 1961. Trong vòng nhiều tháng liên tục, album này thống lĩnh thị trường các nước Bỉ, Đức, Hà Lan và Luxembourg, để rồi sau đó chinh phục các thị trường Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ và Nam Mỹ.
Sự thành công này đáng lẽ ra sẽ còn vang dội hơn nữa, nếu như ban nhạc The Waikikis lên đường lưu diễn để quảng bá cho album của họ, cũng như cho những bước kế tiếp trong sự nghiệp. Thế nhưng, những bất đồng với nhà sản xuất (Horst Fuchs) buộc một số tác giả phải rút lui.
Tuy sau đó, có cho ra mắt nhiều album khác, nhưng The Waikikis chủ yếu ghi âm ở phòng thu thanh, thành viên hay tác giả có thể luân phiên thay đổi, nhưng thực chất không phải là một nhóm có đủ tầm vóc, cũng như tầm nhìn như ban nhạc người Anh The Shadows với khúc đàn kinh điển Apache đầu thập niên 1960.
Năm
1963, một trong những album ăn khách nhất thị trường quốc tế là tập
nhạc cover của nữ danh ca người Mỹ Julie London, qua đó cô ghi âm lại
hầu hết các bản nhạc tình La Tinh kinh điển phối theo điệu cool jazz.
Khi được nghe album này, Jo Van Wetter mới ngẫu hứng sáng tác khúc đàn
mà ông đặt tên là La Playa. Khúc nhạc này trở nên thịnh hành nhờ các bản
hòa tấu, song tấu hay độc tấu Tây Ban Cầm (chẳng hạn như phiên bản của
Claude Ciari).
Lúc đầu, ông định soạn khúc đàn này theo thể điệu bossa nova (ra đời vào năm 1958), vào lúc mà phong trào này đang trở nên cực thịnh tại các nước Âu Mỹ, sau thành công ngoạn mục của bài Manha de Carnaval, ca khúc chủ đề của bộ phim Orfeu Negro. Rốt cuộc, ông lại phối theo nhịp điệu rumba, nhưng với lối chơi đàn ghi ta thùng rất mộc, chứ không phối với một dàn nhạc theo kiểu nhạc khiêu vũ hay theo phong cách easy listening.
Tác
giả người Pháp Pierre Barouh, nghe được khúc đàn La Playa khi anh vừa
từ Brazil trở về Paris. Pierre Barouh là người sáng tác sau này nhạc
phẩm Samba Sarava (1966) và hát ca khúc chủ đề của bộ phim Un Homme et
Une Femme (Câu chuyện một người đàn ông và một người đàn bà) của đạo
diễn Claude Lelouch, mà hầu hết mọi người chỉ nhớ mang máng câu hát mở
đầu. Cảm thấy hứng thú, Pierre Barouh mới đặt lời ca tiếng Pháp cho giai
điệu. Khúc đàn trở thành một bài hát và được ca sĩ Marie Laforêt ghi âm
vào năm 1964.
Sau thành công của ca khúc tiếng Pháp, nhiều phiên bản chuyển dịch khác lần lượt ra đời, kể cả tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Còn trong tiếng Việt, bài La Playa có ít nhất hai lời. Bài này từng được tác giả Phạm Duy phóng tác thành nhạc phẩm Dòng sông quê hương do nhiều nghệ sĩ như Ngọc Lan, Kiều Nga hay Thanh Lan ghi âm lại. Lời Việt thứ nhì không ghi rõ tác giả, có tựa đề là Biển vắng Thiên đàng.
Bài hát La Playa ăn khách đến nỗi người Brazil nghĩ rằng ca khúc A Praia bằng tiếng Bồ Đào Nha là một giai điệu của xứ họ. Còn tại Puerto Rico hay Nam Mỹ, không ai tin rằng La Playa trong nguyên tác là một khúc đàn của một tác giả người Bỉ gốc Hà Lan. Theo dòng đời năm tháng, tay đàn Jo Van Wetter đã chìm dần vào quên lãng nhưng khúc nhạc dịu dàng mà ông đã soạn lại trở nên bất hủ, vượt thời gian.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20130713-la-playa-khuc-dan-ghi-ta-quen-lang
======================================================================
Tuy không xuất thân từ một gia đình có dòng máu nghệ sĩ, những từ thuở nhỏ ông đã có năng khiếu âm nhạc. Thời niên thiếu, dù chưa được đào tạo bài bản, nhưng Jo Van Wetter chịu khó tự học đàn. Ông tham gia vào khá nhiều ban nhạc trẻ chuyên đi diễn tại các liên hoan địa phương và chủ yếu chơi lại các ca khúc thịnh hành từ những năm 1940 đến thập niên 1950.
Công việc dạy đàn không đủ sống, cho nên Jo Van Wetter sau khi tốt nghiệp nhạc viện thủ đô, tham gia vào rất nhiều nhóm nhạc lớn nhỏ để kiếm tiền qua các vòng lưu diễn tại các quán nhạc hay vũ trường. Trong nhiều năm liền, ông chủ yếu đi biểu diễn với các dàn nhạc hoà tấu dưới sự điều khiển của Jean Omer và nhất là của nhạc trưởng Henri Segers. Bên cạnh đó, ông cũng thường xuyên xuất hiện trong khá nhiều dự án ghi âm của giới nghệ sĩ trẻ thời bấy giờ như Frédéric Rottier hay ban nhạc The Cousins.
Cả nhóm lấy tên là ban nhạc The Waikikis, và tập nhạc mang tựa đề là Hawai Tattoo trở thành một trong những album ăn khách nhất vào năm 1961. Trong vòng nhiều tháng liên tục, album này thống lĩnh thị trường các nước Bỉ, Đức, Hà Lan và Luxembourg, để rồi sau đó chinh phục các thị trường Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ và Nam Mỹ.
Sự thành công này đáng lẽ ra sẽ còn vang dội hơn nữa, nếu như ban nhạc The Waikikis lên đường lưu diễn để quảng bá cho album của họ, cũng như cho những bước kế tiếp trong sự nghiệp. Thế nhưng, những bất đồng với nhà sản xuất (Horst Fuchs) buộc một số tác giả phải rút lui.
Tuy sau đó, có cho ra mắt nhiều album khác, nhưng The Waikikis chủ yếu ghi âm ở phòng thu thanh, thành viên hay tác giả có thể luân phiên thay đổi, nhưng thực chất không phải là một nhóm có đủ tầm vóc, cũng như tầm nhìn như ban nhạc người Anh The Shadows với khúc đàn kinh điển Apache đầu thập niên 1960.
Lúc đầu, ông định soạn khúc đàn này theo thể điệu bossa nova (ra đời vào năm 1958), vào lúc mà phong trào này đang trở nên cực thịnh tại các nước Âu Mỹ, sau thành công ngoạn mục của bài Manha de Carnaval, ca khúc chủ đề của bộ phim Orfeu Negro. Rốt cuộc, ông lại phối theo nhịp điệu rumba, nhưng với lối chơi đàn ghi ta thùng rất mộc, chứ không phối với một dàn nhạc theo kiểu nhạc khiêu vũ hay theo phong cách easy listening.
Sau thành công của ca khúc tiếng Pháp, nhiều phiên bản chuyển dịch khác lần lượt ra đời, kể cả tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Còn trong tiếng Việt, bài La Playa có ít nhất hai lời. Bài này từng được tác giả Phạm Duy phóng tác thành nhạc phẩm Dòng sông quê hương do nhiều nghệ sĩ như Ngọc Lan, Kiều Nga hay Thanh Lan ghi âm lại. Lời Việt thứ nhì không ghi rõ tác giả, có tựa đề là Biển vắng Thiên đàng.
Bài hát La Playa ăn khách đến nỗi người Brazil nghĩ rằng ca khúc A Praia bằng tiếng Bồ Đào Nha là một giai điệu của xứ họ. Còn tại Puerto Rico hay Nam Mỹ, không ai tin rằng La Playa trong nguyên tác là một khúc đàn của một tác giả người Bỉ gốc Hà Lan. Theo dòng đời năm tháng, tay đàn Jo Van Wetter đã chìm dần vào quên lãng nhưng khúc nhạc dịu dàng mà ông đã soạn lại trở nên bất hủ, vượt thời gian.
nguồn:http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20130713-la-playa-khuc-dan-ghi-ta-quen-lang
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001