Liệu kinh tế Việt Nam sẽ thoát đáy?
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-07-08
2013-07-08
Những chỉ số thống kê 6 tháng đầu năm cho thấy kinh tế Việt Nam bắt
đầu có những tín hiệu thoát khỏi trì trệ, nhưng liệu Việt Nam có thể
thoát được điểm đáy của chu kỳ tăng trưởng trong vòng vài năm trở lại
đây hay không?
Kết quả tăng trưởng nửa đầu năm chỉ dừng ở mức 4,9%, với tổng số vốn đầu tư toàn xã hội xấp xỉ hơn 21 tỷ đô la và chỉ đạt chưa đầy 44% kế hoạch cả năm, vì thế, để đạt được 5.5% như mong muốn, nửa cuối năm Việt Nam sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều.
Một số “điểm nóng” vẫn tồn tại, được giới chuyên gia kinh tế trong nước chỉ rõ là số lượng các doanh nghiệp phải đóng cửa rất cao vài chục ngàn, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng chỉ hơn 3% một chút, thấp hơn cả mức tăng trưởng GDP. Trong khi đó, nợ xấu và lãi suất cao vẫn là nỗi ám ảnh cho cả hệ thống tài chính Việt Nam, đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp một trong những trụ cột chính của nền kinh tế quốc gia đang trong tình trạng khó khăn nhất từ trước cho đến nay.
Khi nhìn nhận về những diễn biến của tình hình kinh tế vĩ mô trong nước nửa đầu năm nay, chuyên gia kinh tế tài chính PGS, TS. Ngô Trí Long cho rằng, kinh tế Việt Nam mới chỉ thoát ra khỏi tình trạng trì trệ và dấu hiệu hồi phục vẫn chưa thực sự rõ nét, kinh tế nội địa chưa có nhiều điểm sáng hay “màu hồng” như các báo cáo mà chính phủ đưa ra, ông thẳng thắn nhận xét:
Nói chung nhìn qua 6 tháng đầu năm, chỉ tiêu kinh tế vĩ mô với tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số lạm phát CPI, hoạt động xuất nhập khẩu, vốn đầu tư toàn xã hội cũng như vốn đầu tư nước ngoài, đánh giá chung về phía chính phủ thì thấy có những điểm sáng rõ, vẫn nhìn thấy màu hồng, nhưng đánh giá thực sự khách quan, thì nó chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng toàn bộ của nền kinh tế hiện nay sau 6 tháng, nghĩa là nền kinh tế hiện nay mới thoát khỏi trì trệ thôi, dấu hiệu phục hồi vẫn còn mờ nhạt và chưa có nét. Nó thể hiện, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước vẫn thấp hơn, năm nay là 4.9%, cùng kỳ năm ngoái là 4.93%. Nói chung tốc độ sản xuất, tốc độ tăng trưởng đạt một mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.
Cùng với quan điểm của HSBC, tổ chức Capital Economics trụ sở chính tại London cũng phân tích những vấn đề trong hệ thống ngân hàng có thể sẽ còn đè năng lên kinh tế Việt Nam, tăng trưởng một hai năm tới có thể duy trì thấp hơn nhiều so với những gì mà Việt Nam đạt được trong những năm gần đây. Capital Economics kết luận sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là do những điểm yếu của hệ thống ngân hàng: nợ xấu tăng mạnh và tín dụng bị thắt chặt. Tổ chức này coi nợ xấu là một nút thắt lớn, cản trở hầu hết đến mọi mặt của đời sống kinh tế Việt Nam, vì dù dòng tín dụng được khơi thông, cắt giảm lãi suất được thực hiện, thì hai yếu tố này vẫn không đủ vực dậy nền kinh tế nếu nợ xấu không được giải quyết triệt để.
Nhìn nhận về thách thức này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu lên nhận xét của bà về vấn đề nợ xấu:
“Nợ xấu của các ngân hàng hiện nay liên quan rất nhiều đến nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước đối với Ngân hàng. Theo thông tin thì 70% nợ của các ngân hàng thương mại là nợ của các doanh nghiệp Nhà nước; số nợ của các Doanh nghiệp Nhà nước đối với ngân hàng thương mại cũng tăng lên.”
Theo tính toán, số nợ xấu hiện tại tương đương khoảng 60 tỷ đô la, mặc dù, Ngân hàng nhà nước vừa ra quyết định thành lập công ty quản lý tài sản VAMC, nhưng với vốn điều lệ chỉ 500 tỷ đồng, cộng với độ trễ trong tác động của các nghiệp vụ mua bán nợ, xem ra vấn đề nợ xấu vẫn còn là một nỗi lo lớn.
Quay trở lại triển vọng 6 tháng cuối năm, kể từ gần 2 thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam gần như xoay quanh mức 7,5% và nếu như năm nay tăng trưởng có đạt được như dự báo 5,5% thì đây cũng sẽ là năm thứ 3 liên tiếp, GDP của Việt Nam dưới mức 6%.
Theo đánh giá của ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thì hiện tại Việt Nam đang ở đáy của hình chữ U và khó có thể hồi phục nhanh được.
Cùng với quan điểm trên, PGS, TS. Ngô Trí Long, một lần nữa nêu lên nhận xét:
Thách thức 6 tháng cuối năm đặt ra còn rất nhiều vấn đề lớn, thí dụ, tốc độ tăng trưởng có đạt được 5.5% như mục tiêu Quốc hội đã đề ra hay không hay một trong những thách thức quan trọng là nợ xấu đã xử lý được chưa? Vẫn chưa được, tồn kho vẫn còn lớn, hay một vấn đề hết sức quan trọng là vấn đề niềm tin vào thị trường vẫn chưa cao, chưa thực chắc. Chính những điều kiện thách thức, khó khăn trong những tháng cuối năm đặt ra rất nhiều khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, hay nói một cách khác, những tồn tại, khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn chưa có nét gì đột phá, chưa có khả năng vượt qua. Cho nên 6 tháng cuối năm còn rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra với nền kinh tế Việt Nam.
Mặc dù kinh tế Việt Nam đang được xem là chạm đáy, nhưng với nhiều tín hiệu khá tích cực đến từ xuất khẩu, cán cân tài khoản vãng lai, dự trữ ngoại hối tăng cao và nhất là “con ngựa bất kham” lạm phát đã phần nào được chế ngự, hi vọng rằng “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai” kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ dần đi vào ổn định và sẽ là khởi đầu cho một tiến trình phục hồi bền vững. Điều đó có thành hiện thực hay không, hẳn đó vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ lớn cho các nhà lập chính sách Việt Nam.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-vn-eco-prosper-next-year-vh-07082013154931.html
=======================================================================
Tăng trưởng thấp
Việt Nam nên đặt ưu tiên cho phát kinh tế trong nửa cuối năm để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP như kỳ vọng cho cả năm là 5,5%, đó là khuyến nghị được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đưa ra hồi cuối tháng rồi. Mặc dù, với nhiều kết quả tích cực từ các lĩnh vực như công nghiệp, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu… nhưng xem ra mục tiêu trên vẫn là thách thức đối với Việt Nam.Kết quả tăng trưởng nửa đầu năm chỉ dừng ở mức 4,9%, với tổng số vốn đầu tư toàn xã hội xấp xỉ hơn 21 tỷ đô la và chỉ đạt chưa đầy 44% kế hoạch cả năm, vì thế, để đạt được 5.5% như mong muốn, nửa cuối năm Việt Nam sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều.
Một số “điểm nóng” vẫn tồn tại, được giới chuyên gia kinh tế trong nước chỉ rõ là số lượng các doanh nghiệp phải đóng cửa rất cao vài chục ngàn, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng chỉ hơn 3% một chút, thấp hơn cả mức tăng trưởng GDP. Trong khi đó, nợ xấu và lãi suất cao vẫn là nỗi ám ảnh cho cả hệ thống tài chính Việt Nam, đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp một trong những trụ cột chính của nền kinh tế quốc gia đang trong tình trạng khó khăn nhất từ trước cho đến nay.
Khi nhìn nhận về những diễn biến của tình hình kinh tế vĩ mô trong nước nửa đầu năm nay, chuyên gia kinh tế tài chính PGS, TS. Ngô Trí Long cho rằng, kinh tế Việt Nam mới chỉ thoát ra khỏi tình trạng trì trệ và dấu hiệu hồi phục vẫn chưa thực sự rõ nét, kinh tế nội địa chưa có nhiều điểm sáng hay “màu hồng” như các báo cáo mà chính phủ đưa ra, ông thẳng thắn nhận xét:
Nói chung nhìn qua 6 tháng đầu năm, chỉ tiêu kinh tế vĩ mô với tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số lạm phát CPI, hoạt động xuất nhập khẩu, vốn đầu tư toàn xã hội cũng như vốn đầu tư nước ngoài, đánh giá chung về phía chính phủ thì thấy có những điểm sáng rõ, vẫn nhìn thấy màu hồng, nhưng đánh giá thực sự khách quan, thì nó chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng toàn bộ của nền kinh tế hiện nay sau 6 tháng, nghĩa là nền kinh tế hiện nay mới thoát khỏi trì trệ thôi, dấu hiệu phục hồi vẫn còn mờ nhạt và chưa có nét. Nó thể hiện, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước vẫn thấp hơn, năm nay là 4.9%, cùng kỳ năm ngoái là 4.93%. Nói chung tốc độ sản xuất, tốc độ tăng trưởng đạt một mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.
Bước khởi động đầu tiên của Chính phủ nhằm hỗ trợ tăng trưởng và thúc đẩy xuất khẩu là việc phá giá đồng nội tệ 1% và hạ trần lãi suất huy động về mức 7% hồi cuối tháng 6. Trước động thái này, Ngân hàng HSBC đánh giá đó là cách mà Ngân hàng Nhà nước VN “cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế” khi tăng trưởng tín dụng của Việt Nam trong nửa đầu năm còn thấp, nếu cộng cả yếu tố lạm phát, thì con số này của Việt Nam là âm. Tuy nhiên, HSBC tỏ ra không mấy lạc quan với biện pháp lãi suất mà NHNN đang áp dụng, HSBC xem “việc giảm trần lãi suất tiền gửi chỉ là một cú hích nhỏ cho tăng trưởng tín dụng mà thôi.”
Những tồn tại, khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn chưa có nét gì đột phá, chưa có khả năng vượt qua. Cho nên 6 tháng cuối năm còn rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra với nền kinh tế Việt Nam.
- TS. Ngô Trí Long
Cùng với quan điểm của HSBC, tổ chức Capital Economics trụ sở chính tại London cũng phân tích những vấn đề trong hệ thống ngân hàng có thể sẽ còn đè năng lên kinh tế Việt Nam, tăng trưởng một hai năm tới có thể duy trì thấp hơn nhiều so với những gì mà Việt Nam đạt được trong những năm gần đây. Capital Economics kết luận sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là do những điểm yếu của hệ thống ngân hàng: nợ xấu tăng mạnh và tín dụng bị thắt chặt. Tổ chức này coi nợ xấu là một nút thắt lớn, cản trở hầu hết đến mọi mặt của đời sống kinh tế Việt Nam, vì dù dòng tín dụng được khơi thông, cắt giảm lãi suất được thực hiện, thì hai yếu tố này vẫn không đủ vực dậy nền kinh tế nếu nợ xấu không được giải quyết triệt để.
Nợ xấu cao
Nhìn nhận về thách thức này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nêu lên nhận xét của bà về vấn đề nợ xấu:
“Nợ xấu của các ngân hàng hiện nay liên quan rất nhiều đến nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước đối với Ngân hàng. Theo thông tin thì 70% nợ của các ngân hàng thương mại là nợ của các doanh nghiệp Nhà nước; số nợ của các Doanh nghiệp Nhà nước đối với ngân hàng thương mại cũng tăng lên.”
Theo tính toán, số nợ xấu hiện tại tương đương khoảng 60 tỷ đô la, mặc dù, Ngân hàng nhà nước vừa ra quyết định thành lập công ty quản lý tài sản VAMC, nhưng với vốn điều lệ chỉ 500 tỷ đồng, cộng với độ trễ trong tác động của các nghiệp vụ mua bán nợ, xem ra vấn đề nợ xấu vẫn còn là một nỗi lo lớn.
Quay trở lại triển vọng 6 tháng cuối năm, kể từ gần 2 thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam gần như xoay quanh mức 7,5% và nếu như năm nay tăng trưởng có đạt được như dự báo 5,5% thì đây cũng sẽ là năm thứ 3 liên tiếp, GDP của Việt Nam dưới mức 6%.
Theo đánh giá của ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thì hiện tại Việt Nam đang ở đáy của hình chữ U và khó có thể hồi phục nhanh được.
Cùng với quan điểm trên, PGS, TS. Ngô Trí Long, một lần nữa nêu lên nhận xét:
Nợ xấu của các ngân hàng hiện nay liên quan rất nhiều đến nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước đối với Ngân hàng.Kinh tế Việt Nam theo dự báo của một số chuyên gia dự báo rằng, trong năm 2013 là đáy, qua năm này, từ năm sau, điều kiện kinh tế Việt Nam mới có thể khôi phục và mới có điểm sáng, mới có thể bứt phá và đi lên được.
- Bà Phạm Chi Lan
Thách thức 6 tháng cuối năm đặt ra còn rất nhiều vấn đề lớn, thí dụ, tốc độ tăng trưởng có đạt được 5.5% như mục tiêu Quốc hội đã đề ra hay không hay một trong những thách thức quan trọng là nợ xấu đã xử lý được chưa? Vẫn chưa được, tồn kho vẫn còn lớn, hay một vấn đề hết sức quan trọng là vấn đề niềm tin vào thị trường vẫn chưa cao, chưa thực chắc. Chính những điều kiện thách thức, khó khăn trong những tháng cuối năm đặt ra rất nhiều khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, hay nói một cách khác, những tồn tại, khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn chưa có nét gì đột phá, chưa có khả năng vượt qua. Cho nên 6 tháng cuối năm còn rất nhiều khó khăn, thách thức đặt ra với nền kinh tế Việt Nam.
Mặc dù kinh tế Việt Nam đang được xem là chạm đáy, nhưng với nhiều tín hiệu khá tích cực đến từ xuất khẩu, cán cân tài khoản vãng lai, dự trữ ngoại hối tăng cao và nhất là “con ngựa bất kham” lạm phát đã phần nào được chế ngự, hi vọng rằng “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai” kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ dần đi vào ổn định và sẽ là khởi đầu cho một tiến trình phục hồi bền vững. Điều đó có thành hiện thực hay không, hẳn đó vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ lớn cho các nhà lập chính sách Việt Nam.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-vn-eco-prosper-next-year-vh-07082013154931.html
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001