Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Lần đầu tiên viết hoa chữ “Nhân dân” trong Hiến pháp

Lần đầu tiên viết hoa chữ “Nhân dân” trong Hiến pháp 



Dân Luận: Vì bản Hiến Pháp mới quá chán, không có gì mới, không có gì để khoe, người ta đành phải khoe việc viết hoa hai chữ "Nhân dân".
"Nhân dân" đã tranh thủ lấy đó làm trò cười, hãy nhìn những phản hồi ngay dưới bài báo và số lượng người "thích" nội dung phản hồi đó:
Sáu Xỉn (31 người thích): Quan trọng là viết thế nào cho đúng chính tả.
4 Nổ (57 người thích): Vậy nếu Nhân dân bị mời về trụ sở công an thì có còn bị đánh te tua nữa không? Đi khám chữa bịnh có còn bị Y tá, Bác sĩ bắt nạt không? Đi đến cơ quan công quyền chứng giấy tờ có bị làm khó dễ nữa không? Và ...???
thuan (được 17 người thích): Viết hoa hay không không quan trọng, cái quan trọng là viết đúng và đừng hành dân là được
Quang Phích (được 50 người thích): Thật xúc động! Sau biết bao công phu nghiên cứu, Hiến pháp đã có sự thay đổi to lớn từ "nhân dân" thành "Nhân dân"!
Nguyễn Văn ren (được 15 người thích): (Nhân dân) có viết Hoa hay không không cần thiết miễn sao các cơ quan nhà nước nên thực hiện đúng theo hiến pháp vừa được quốc hội thông qua là người dân tạm yên tâm rồi. Suốt thời gian từ năm 1992 đến nay người dân bị làm khó dễ, vòi vĩnh, thậm chí còn lạm dụng quyền hạn sách nhiễu khi người dân đến cơ quan nhà nước làm các loại giấy tờ và còn nhiều vấn đề khác giữa người dân với chính quyền.
Xe Ôm (được 38 người thích): Hay, tuyệt hay. Chỉ cần viết hoa là đã giải quyết được bao nhiêu vấn đề. Phục quá!
Trên FB có bạn nói: "Ôi thật mừng quá đi ngày xưa mình được làm nhân dân bây giờ mình được nâng cấp thành Nhân dân rồi :)) Cám ơn đảng, nhà nước, quốc hội đã quan tâm đến Nhân dân chúng em, hy vọng hiếp pháp lần sau em được tiếp tục nâng cấp lên thành Nhân Dân".
Lần đầu tiên Hiến pháp viết hoa chữ “Nhân dân” nhằm khẳng định bản chất nhà nước do dân, vì dân và tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật QH Phan Trung Lý nêu rõ trong buổi họp báo về Hiến pháp được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký lệnh công bố.
Sáng nay 9-12, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp nước CNXHCN Việt Nam và Nghị quyết Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước CNXHCN Việt Nam.
Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, cho biết kết quả thông qua Hiến pháp của Quốc hội cho thấy sự đánh giá của Quốc hội, của nhân dân đối với sự chuẩn bị dự thảo Hiến pháp. Hiến pháp lần này thông qua với tuyệt đại đa số là kết quả ý Đảng, lòng dân.
"Lần đầu tiên trong Hiến pháp, chúng ta viết hoa chữ “Nhân dân”. Lần này chúng ta tiếp tục nâng lên một bước vai trò của Nhân dân rõ hơn. Bản Hiến pháp trước hết khẳng định chủ quyền của Nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng và làm rõ hơn nguyên tắc tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về Nhân dân" - ông Phan Trung Lý nói.
Theo nội dung Hiến pháp, bản Hiến pháp mới quy định cụ thể hơn các phương thức để Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước mà không chỉ thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như Hiến pháp 1992.

Buổi họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp và Nghị quyết Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp

Hiến pháp làm rõ nội dung quyền con người, quyền công dân, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bổ sung một số quyền mới là kết quả của quá trình đổi mới 25 năm qua ở nước ta, phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.
Ông Phan Trung Lý cũng tập trung nhấn mạnh đến quyền con người trong Hiến pháp. Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội phân tích: “Quyền con người được đưa từ chương 5 lên chương 2. Trong Hiến pháp, chế độ chính trị quan trọng nhất, sau đó đến quyền con người. Chúng ta chấp nhận khái niệm quyền con người, chấp nhận quyền thể hiện quyền con người trong hiến pháp bằng những quy định cụ thể. Đây là một bước tiến rất lớn”.
Giải thích về Điều 10 Hiến pháp quy định về Công đoàn, ông Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, cho rằng đây là tổ chức gắn với nền tảng chính trị của nước ta. Mô hình giai cấp công nhân là nền tảng, tiên tiến, dẫn dắt nên có vị thế đặc biệt hơn nên quy định thành điều riêng.
Để có căn cứ pháp lý cho việc triển khai thi hành Hiến pháp mới, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết một số điểm thi hành Hiến pháp, trong đó quy định rõ thời hạn công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày thông qua. Thời điểm Hiến pháp mới có hiệu lực là ngày 1-1-2014.
Tin - ảnh: Nguyễn Quyết
Admin gửi hôm Thứ Hai, 09/12/2013 
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131209/lan-dau-tien-viet-hoa-chu-nhan-dan-trong-hien-phap
======================================================================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001