Veröffentlicht am
Phamvietdao.net:Báo điện tử Dân trí vừa đưa tin : « Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, tuyến đường sắt Hồ Tây – Ba Vì sẽ đi qua địa bàn 8 quận, huyện gồm: quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất…” Nhìn vào tấm ảnh mô hình minh họa thì rất có khả năng tuyến đường sắt này sẽ xuyên qua Hồ Tây bằng một chiếc cầu vượt được đỡ bằng hệ thống cọc cắm xuống lòng hồ …Bởi chiếc cầu này xuất phát từ Hồ Tây thì rất có khả năng sẽ nối với cầu Nhật Tân mà theo quy hoạch sẽ xuyên thẳng ra đường Văn Cao-Liều Giai…
Theo phương án của Cục Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư), dự án
sẽ đi qua địa bàn các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện
Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất. Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với đất vi phạm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt là trên 480 tỷ đồng.
Cục Đường sắt cũng đề nghị Hà Nội có ý kiến thỏa thuận về vị trí, quy mô xây dựng công trình dự án nhằm đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố đã được phê duyệt.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu từ nay đến 2016 sẽ hoàn thành tuyến đường sắt đô thị nối từ ga Hà Nội đến Nhổn. Giai đoạn đầu dự kiến khai thác khoảng 9.000 hành khách/giờ (mỗi hướng), đến năm 2063 khai thác khoảng 36.100 hành khách/giờ.
Phamvietdao.net:Báo điện tử Dân trí vừa đưa tin : « Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, tuyến đường sắt Hồ Tây – Ba Vì sẽ đi qua địa bàn 8 quận, huyện gồm: quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất…” Nhìn vào tấm ảnh mô hình minh họa thì rất có khả năng tuyến đường sắt này sẽ xuyên qua Hồ Tây bằng một chiếc cầu vượt được đỡ bằng hệ thống cọc cắm xuống lòng hồ …Bởi chiếc cầu này xuất phát từ Hồ Tây thì rất có khả năng sẽ nối với cầu Nhật Tân mà theo quy hoạch sẽ xuyên thẳng ra đường Văn Cao-Liều Giai…
Xin lưu ý các nhà quy hoạch Hà Nội và Cục Đường sắt Việt Nam: Hồ Tây là nơi tụ linh khí của Hà Nội và cả nước, do vậy mọi hành vi đụng chạm đến đáy hồ là đụng chạm tới hồn thiêng sông núi…
Trong quá khứ đã từng có nhiều pháp sư Tàu sang tìm cách trấn yểm, phá linh khí “ Trâu Vàng” nhưng đã thất bại. Hiện nay trên mạng vẫn còn lưu truyền vụ án mạng Hồ Tây ngày 11/9/1955, đó là câu chuyện đoàn văn công Trung Quốc sang Việt Nam biểu diễn và tử nạn trên Hồ Tây…Xung quanh sự việc này có rất nhiều bí ẩn mà đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được..Dư luận thời đó rất xôn xao và thắc mắc về câu chuyện này…
Theo dư luận thời đó thì bọn Tầu bị nhấn chìm trên Hồ Tây ngày ngày 11/9/1955 là do chúng có ý định triệt long mạch của Hồ Tây bằng cách cử một đoàn văn công sang thăm và biểu diễn ở Việt Nam.Nhân dịp này đám này xin “vãn cảnh” Hồ Tây bằng thuyền..Chúng đi đến vị trí cần yểm rồi một trong số 4 người trên đấy định thả mấy là bùa màu vàng hay một thứ gì tương đương…Nhưng thật bất hạnh cho chúng là chúng đang làm thì bất ngờ một thác nước lớn từ dưới hồ bật lên và nhấn chìm con thuyền và lũ người này…2 nghệ sĩ chết là cô đào Khương Nãi Tuệ và cây sáo nổi tiếng Trung Quốc thời đó là Phùng Tử Tồn…còn 2 người nữa thì hiện nay đã quên chính danh…Như vậy việc trấn yểm long mạch ngày 11/9/1955 tại Hồ Tây của bọn Tàu đã thất bại..Khi đó tất cả các báo chí tin tức,nguyên nhân của sự việc này chìm vào quên lãng một cách khó hiểu…..Trở lại chuyện xây tuyến đường sắt nối Hồ Tây và Ba Vì, nếu có ý định cắm cọc xuống Hồ Tây thì chính quyền Hà Nội và ông Đinh La Thăng hãy dờ hồn; Bọn Tàu còn không phá được huống gì các ông ???
Theo một số ghi chép ở Đền An Thọ – Yên Phụ thì Hồ Tây Huyệt trọng yếu thứ 4 nước ta : “Hồ tây nơi có trâu vàng ẩn bóng . Nơi Linh địa – Huyệt Đế Vương , cho nên vào một sáng mùa thu năm 1955 trời yên sóng lặng , sóng thần Hồ tây cuộn trào , đập tan dã tâm của kẻ xâu có ý định lợi dụng 9 cô gáo văn công xinh đẹp , chưa chồng đang biểu diễn trên hồ tây để chờ thời cơ yểm bùa hại nước Việt Nam ( Rất nhều người Việt Nam trên du thuyền xem biểu diễn nhưng không ai hề hấn gì . Ngay sau đó , một số người lao xuống Hồ Tây để cứu vớt , dùng cả lưới quét tìm kiếm 9 cô gái này nhưng không hề tìm thấy . Ba ngày sau , xác chết của 9 cô gái đó mới nổi , trước cửa đền An Thọ , đầu hướng vào Đền…”
Không chỉ Hồ Tây mà cả Hồ Hoàn Kiếm bọn Tầu này cũng đã đến để biểu diễn…Một buổi chiều tối, chúng đã cho một nhóm người lặn xuống Hồ tìm “long mạch” hay đào bới một thứ gì đó.Theo một số người Hà Nội kế: Thật bất ngờ là chỉ sáng ngày hôm sau đó tất cả nhóm người Trung Quốc đều chết một cách khó hiểu và đến tận bây giờ không ai có thể biết được nguyên nhân…
Được biết quê của TBT Nguyễn Phú Trọng ở Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội vùng Cầu Nhật Tân đi qua; Rất có thể tuyến đường sắt này nối với Cầu Nhật Tân xuyên qua Hồ Tây đi Ba Vì sẽ xuyên qua quê của TBT, coi chừng ảnh hưởng tới ” long mạch” của TBT ?
Mới đây chuyện thày Tàu làm cố vấn cho việc xây Chùa Bái Đính, một cái chùa mang phong cách Tàu và pho tượng chính, lớn nhất nhìn về hướng Đông Bắc ( Bắc Kinh )…Còn nhà văn Trần Đình Hiến, một chuyên gia văn học Trung Quốc đã đề nghị chủ blog kiểm chứng thông tin mà ông nhận được qua kênh riêng: Người thầy địa lý chọn đất để xây Đền thờ cho người thân của Cụ Hồ cũng là một người Tàu; chủ blog đang nhờ một số bạn ở Vinh- Nghệ An kiểm chứng thông tin này…
Tấm bản đồ Quy hoạch Hà Nội triển lãm tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ khai mạc 20/4/2010 Nội do P.V.Đ chụp...
...Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông
và UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội
(tuyến số 5) từ Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì. Phó Thủ
tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.
Đường sắt Hồ Tây – Ba Vì xuyên qua 8 quận, huyện ở Hà Nội
(Dân trí) – Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, tuyến đường sắt Hồ Tây – Ba Vì sẽ đi qua địa bàn 8 quận, huyện gồm: quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa có văn bản giao cho các Sở Quy hoạch kiến trúc, Giao thông vận tải, Xây dựng và Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất và báo cáo với lãnh đạo thành phố phương án xây dựng công trình “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì” trước ngày 12/8.
Hà Nội đang gấp rút xây dựng đường sắt để giải bàn toàn ùn tắc giao thông
Cục Đường sắt cũng đề nghị Hà Nội có ý kiến thỏa thuận về vị trí, quy mô xây dựng công trình dự án nhằm đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố đã được phê duyệt.
Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông
và UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội
(tuyến số 5) từ Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì. Phó Thủ
tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.
Dự kiến ba năm nữa (năm 2015) Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt trên cao. Tuyến đường sắt này chạy từ Cát Linh – Yên Nghĩa, dài hơn 13km, với 12 nhà ga. Đây là đường sắt khổ đôi, có tốc
độ chạy tàu tối đa 80km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh tới Hà Đông
(ngược lại) là 23,63 phút. Lưu lượng vận chuyển tối đa 57 nghìn người/giờ, tương đương với hơn 1 triệu người/ngày.Hà Nội cũng đặt mục tiêu từ nay đến 2016 sẽ hoàn thành tuyến đường sắt đô thị nối từ ga Hà Nội đến Nhổn. Giai đoạn đầu dự kiến khai thác khoảng 9.000 hành khách/giờ (mỗi hướng), đến năm 2063 khai thác khoảng 36.100 hành khách/giờ.
Quang Phong
(http://dantri.com.vn/c20/s20-628693/duong-sat-ho-tay-ba-vi-xuyen-qua-8-quan-huyen-o-ha-noi.htm}
(http://dantri.com.vn/c20/s20-628693/duong-sat-ho-tay-ba-vi-xuyen-qua-8-quan-huyen-o-ha-noi.htm}
Được đăng bởi
Nhà văn Phạm Viết Đào
vào lúc
Thứ hai, tháng tám 13, 2012
nguồn:http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/08/cam-coc-xuong-ho-tay-la-diet-linh-khi.html
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KTS TRẦN THANH VÂN PHẢN HỒI VỀ DỰ ÁN CẮM CỌC XUỐNG HỒ TÂY...
KTS TRẦN THANH VÂN PHẢN HỒI VỀ DỰ ÁN CẮM CỌC XUỐNG HỒ TÂY...
Năm 1955:
Ngày 2/9/1955, tôi còn là một con bé thiếu nhi quàng khăn đỏ, đứng
sau đội quân nhạc ở vườn hoa Ba Đình, được xem các cô văn công Tề Tề
Cáp Nhĩ, vữa diễu hành qua quảng trường vừa múa điệu múa Hoa Sen.
Ngày 10/9 Chủ tịch UBHC Trần Duy Hưng chiêu đãi Đoàn Văn công Tề Tề
Cáp Nhĩ ở Cung Thiếu Nhi ( phía sau UBND ) tôi được cử đến tặng hoa cho
Đoàn Văn công này, sau khi tặng một bó hoa cho cô Khương Nãi Tuệ ( diễn
vai Sen Chúa trong điệu múa Hoa Sen ), thấy cô diễn viên đẹp quá, tôi
tháo luôn khăn quàng đỏ của mình quàng vào cổ cô ta.
Chiều ngày 11/9 ( khoảng 3 giờ ) Đoàn VC Tề Tề cáp nhĩ tổ chức biểu
diễn điệu múa Hoa Sen ở Đầm Sen cạnh Phủ Tây Hồ thì cơn lốc Hồ Tây nổi
lên, Khương Nãi Tuệ và Nghệ sĩ thổi sáo Phùng Tử Tồn cùng hai người nữa
chết.
Năm 1998:
Ngày 18/2/1998, Phó TT Ngô Xuân Lộc ký quyết định số 105/QĐ-TTg phê
duyệt dự án Thuỷ cung Thăng Long ở Bán Đảo Tây Hồ. ( do UBND Hà Nội
kiến nghị ) Chúng tôi gồm KTS Nguyễn Trực Luyện, Chủ tịch Hội KTS VN và
nhiều người khác đã viết nhiều văn thư khuyến cáo gửi lên Thủ Tướng
Chính phủ, đề nghị huỷ bỏ dự án này.
Ông PTT Ngô Xuân Lộc không những không nghe mà còn định ám hại
chúng tôi. Kết quả ông Ngô Xuân Lộc và ông Đinh Hạnh phó Chủ tịch UBND
Hà Nội ( ký văn bản đề xuất dự án ) đã phải ăn đòn...
Năm nay 2012
Ông Phó TT Hoàng Trung Hải và ông Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Khôi hãy coi chừng, Rút lui ngay đi.
Bằng không? Trời sẽ chu, đất sẽ diệt các ông đó !
Tấm bản đồ Quy hoạch Hà Nội triển lãm tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ Hà Nội do P.V.Đ chụp... ---Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông và UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì. Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.
Tấm bản đồ Quy hoạch Hà Nội triển lãm tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ Hà Nội do P.V.Đ chụp... ---Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông và UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì. Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.
( Van Tran thanh van.oikos@gmail.com )
|
11:56 (4 phút trước)
|
Được đăng bởi
Nhà văn Phạm Viết Đào
vào lúc
Thứ hai, tháng tám 13, 2012
nguồn:http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/08/kts-tran-thanh-van-phan-hoi-ve-du-cam.html
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
LIỆU CÓ XUẤT HIỆN THÊM NHỮNG “BÙI SAN, TRẦN HOÀN”... CỦA THĂNG LONG TỨ TRẤN ?
Ai đã từng có dịp ghé qua Huế, trên đường thăm các lăng của các vua triều Nguyễn, qua khu vực Đàn Nam Giao thường vẫn nghe mọi người truyền nhắc câu ca của dân Huế:
Theo phương án của Cục Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư), dự án sẽ đi qua địa bàn các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất. Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với đất vi phạm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt là trên 480 tỷ đồng.
Cục Đường sắt cũng đề nghị Hà Nội có ý kiến thỏa thuận về vị trí, quy mô xây dựng công trình dự án nhằm đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố đã được phê duyệt.
LIỆU CÓ XUẤT HIỆN THÊM NHỮNG “BÙI SAN, TRẦN HOÀN”... CỦA THĂNG LONG TỨ TRẤN ?
Phúc Lộc
Thọ.
CẤP BÁO: ÔNG HOÀNG TRUNG HẢI PHÓ THỦ TƯỚNG, ÔNG NGUYỄN VĂN KHÔI PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP HÀ NỘI CHUẨN BỊ PHÁ LINH HUYỆT ĐẾ VƯƠNG HỒ TÂY VÀ PHỦ TÂY HỒ ?!
CẤP BÁO: ÔNG HOÀNG TRUNG HẢI PHÓ THỦ TƯỚNG, ÔNG NGUYỄN VĂN KHÔI PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP HÀ NỘI CHUẨN BỊ PHÁ LINH HUYỆT ĐẾ VƯƠNG HỒ TÂY VÀ PHỦ TÂY HỒ ?!
-CẮM CỌC XUỐNG HỒ TÂY LÀ DIỆT LINH
KHÍ ” TRÂU VÀNG ” ?
Ai đã từng có dịp ghé qua Huế, trên đường thăm các lăng của các vua triều Nguyễn, qua khu vực Đàn Nam Giao thường vẫn nghe mọi người truyền nhắc câu ca của dân Huế:
Bùi San cùng với Trần
Hoàn
Hai thằng hiệp sức
phá đàn Nam Giao...
Tội cho 2 ông Bùi
San, Trần Hoan hiện đã trở thành người thiên cổ nhưng tên tuổi của 2 ông vẫn
được nhắc tới không biết tới bao giờ khi du khách bắc nam ghé thăm Huế...Thực ra
hồi đó ông Bùi San và ông Trần Hoàn tổ chức phá Đàn Nam Giao, một cái đàn tế
trời còn sót lại của cả khu vực Đông Nam Á, một khu vực được ghi nhận có nền văn
minh lúa nước là do dốt và không có người can...Hồi đó sau giải phóng ai mà dám
can mấy ông quan cách mạng, giải phóng...Thế mới biết câu ca xưa: Trăm năm bia đá còn mòn; Ngàn năm bia miệng
vẫn cón trơ trơ...thật linh nghiệm xiết bao !
(Tuy "có công" phá đàn Nam Giao nhưng sau này ông Trần Hoàn vẫn được thăng chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ???)
Còn hiện nay dư luận đang đặt dấu hỏi: Đằng sau cái chủ trương cắm cọc xuống Hồ Tây để triển khai bằng được dự án đường sắt cao tốc chạy theo tuyến số 5, băng qua Hồ Tây, đè lên Phủ Tây Hồ, một địa danh nổi tiếng của Thăng Long Tứ trấn này có bàn tay thâm hiểm của bá quyền Trung Quốc: Phá Hà Nội, phá Việt Nam từ văn hóa ?!Rất có thể số tiền giải phóng mặt bằng, (thực chất là phá các di sản văn hóa) và số tiền ODA tài trợ cho dự án này sẽ được Trung Quốc cấp nên 2 ông Hải, Khôi mới sốt sắng làm vậy ???
(Tuy "có công" phá đàn Nam Giao nhưng sau này ông Trần Hoàn vẫn được thăng chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ???)
Còn hiện nay dư luận đang đặt dấu hỏi: Đằng sau cái chủ trương cắm cọc xuống Hồ Tây để triển khai bằng được dự án đường sắt cao tốc chạy theo tuyến số 5, băng qua Hồ Tây, đè lên Phủ Tây Hồ, một địa danh nổi tiếng của Thăng Long Tứ trấn này có bàn tay thâm hiểm của bá quyền Trung Quốc: Phá Hà Nội, phá Việt Nam từ văn hóa ?!Rất có thể số tiền giải phóng mặt bằng, (thực chất là phá các di sản văn hóa) và số tiền ODA tài trợ cho dự án này sẽ được Trung Quốc cấp nên 2 ông Hải, Khôi mới sốt sắng làm vậy ???
Xem bản đồ quy hoạch
Hà Nội và xem “Công văn do Phó
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa có văn bản giao cho các Sở
Quy hoạch kiến trúc, Giao thông vận tải, Xây dựng và Cục Đường sắt Việt Nam kiểm
tra, đề xuất và báo cáo với lãnh đạo thành phố phương án xây dựng công trình
“Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba
Vì” trước ngày 12/8. Hà Nội đang gấp rút xây dựng đường sắt để giải bàn toàn ùn
tắc giao thông...
Chú thích ảnh mô hình quy hoạch
tuyến đường sắt: Theo bản đồ quy hoạch ( dưới ) thì tuyến đường sắt trên cao
theo tuyến số 5 sẽ chọc đúng vào không gian khu vực 1 của Phủ Tây Hồ; Đây là Khu
vực theo Luật Di sản nghiêm cấm mọi sự xâm phạm...Còn theo mô hình này thì tuyến đường được
chuyển chệch sang bên trái, vào Khu vực 2 , mọi công trình xây dựng ở khu vực
này phải được phép của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Có thể tuyến này sẽ đúng
vào khu vực 1 Đền Kim Ngưu, một di tích trong phủ Tây
Hồ...
-Chú thích ảnh: BT Bộ Văn
hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh chắc vì bận lỳ xì cho cán bộ, công chức
của Bộ và đi nước ngoài nhiều nên chưa có thời gian để quan tâm tới chuyện bảo
vệ Di tích danh thắng Hồ Tây...( Ảnh: P.V.Đ )
Theo phương án của Cục Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư), dự án sẽ đi qua địa bàn các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất. Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với đất vi phạm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt là trên 480 tỷ đồng.
Cục Đường sắt cũng đề nghị Hà Nội có ý kiến thỏa thuận về vị trí, quy mô xây dựng công trình dự án nhằm đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố đã được phê duyệt.
Trước
đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông và UBND thành phố Hà Nội
nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây – Ngọc Khánh –
Láng – Hòa Lạc – Ba Vì. Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức
đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.” (
Báo Dân trí )
(http://dantri.com.vn/c20/s20-628693/duong-sat-ho-tay-ba-vi-xuyen-qua-8-quan-huyen-o-ha-noi.htm
)
Tấm bản đồ Quy hoạch Hà Nội triển lãm tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ-Hà Nội khai mạc 20/4/2010 do P.V.Đ chụp; Ảnh bản đồ quy hoạch vạch tuyến đường số 5 nơi tuyến đường sắt này sẽ đi qua sẽ chọc qua không gian Phủ Tây Hồ...
Như vậy, nếu công trình này được phê duyệt và đưa vào thi công theo như mô hình mà báo Dân trí đưa thì: Để xây dựng tuyến đường sắt này ắt sẽ phải cắm cọc xuống Hồ Tây, làm phá vỡ linh khí huyệt đế vương và phá vỡ cảnh quan của Phủ Tây Hồ, một di tích văn hóa cấp quốc gia; vì tuyến đường số 5 chọc vào khu vực Phủ Tây Hồ...
Làm sao mà Phủ Tây
Hồ, một địa chỉ tâm linh của thủ đô có thể yên ổn khi mà hàng ngày có tuyến
đường sắt chạy ầm ầm trên đầu?
Hy vọng người dân thủ
đô không phải nhắc tới tên 2 ông Hoàng Trung Hải-Phó thủ tướng, người ra chủ
trương và ký quyết định phê duyệt cùng với việc ký cấp tiền, ông Nguyễn Văn
Khôi-Phó chủ tịch UBNDTP Hà Nội trong những câu ca tương lai giống như 2 ông Bùi
San và Trần Hoàn đã “ anh dũng “ phá đàn Nam Giao của Huế ???
( Trên mạng đang lưu truyền lá đơn của ông Phạm Hiện Số nhà 5 hẻm 2/245/6 phố Khương Trung tố cáo ông Hoàng Trung Hải có liên quan tới dòng tộc người Hoa... )
( Trên mạng đang lưu truyền lá đơn của ông Phạm Hiện Số nhà 5 hẻm 2/245/6 phố Khương Trung tố cáo ông Hoàng Trung Hải có liên quan tới dòng tộc người Hoa... )
Kiến trúc sư Trần
Thanh Vân đã từng cảnh báo 2 ông Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Khôi: các ông
muốn chu di cả 3 họ thí cứ liều tiến hành xây dựng tuyến đường sắt phá vỡ linh
huyệt Hồ Tây và Phủ Tây Hồ !
Vị trí của Phủ Tây Hồ trong khung cảnh Hồ
Tây, Hà Nội
Phủ Tây Hồ...
Đền thờ Kim Ngưu ( Trâu Vàng ) ở Phủ Tây Hồ ( Ảnh: P.V.Đ )
Khu vực có khả năng tuyến đường sắt chạy qua theo ảnh mộ hình ( Ảnh P.V.Đ )
Đền thờ Kim Ngưu ( Trâu Vàng ) ở Phủ Tây Hồ ( Ảnh: P.V.Đ )
Khu vực có khả năng tuyến đường sắt chạy qua theo ảnh mộ hình ( Ảnh P.V.Đ )
P.L.T.
Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết
Đào vào lúc Thứ tư, tháng
tám 15, 2012
nguồn:http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/08/lieu-co-xuat-hien-them-nhung-bui-san.html
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẢN HỒI TỪ GIA ĐÌNH ÔNG BÙI SAN VỀ BÀI: CÓ XUẤT HIỆN NHỮNG " BÙI SAN, TRẦN HOÀN " CỦA THĂNG LONG
Sau khi Ba Sàm điểm bài LIỆU CÓ XUẤT HIỆN THÊM NHỮNG “BÙI SAN, TRẦN HOÀN ”... CỦA THĂNG LONG TỨ TRẤN ? trên blog của Nhà văn Phạm Viết Đào, với 2 câu thơ “Bùi San cùng với Trần Hoàn/ Hai thằng hiệp sức phá đàn Nam Giao…”, gia đình cố bí thư Bùi San đã phản ứng bất bình về bài viết. Ngoài gọi điện cho tác giả, còn có bức thư gửi Ba Sàm, với đề nghị đăng tải:
Vậy đâu là sự
thật?
Lại xin trích mục Đàn Nam Giao triều Nguyễn trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Tuy nhiên, trong bài của Phanxipăng có một chi tiết thoáng qua có thể lấy đó làm nghi vấn mà gia đình cố bí thư Bùi San cho là Đàn Nam Giao cũng từng bị “phá” từ hồi ông Ngô Đình Diệm, qua thông tin về “mấy phiến đá”:
Văn Miếu-Quốc Tử Giám:
Có một chuyện còn động trời hơn nhiều mà Ba Sàm mới được nghe gần đây từ người rất gần gũi với Học giả Trần Văn Giáp kể lại, xin được đưa ra như một gợi mở cho các nhà nghiên cứu văn hóa, sử học tìm hiểu. Đó là vào khoảng năm 1972, đã có một quyết định do một vị Phó thủ tướng ký, phá bỏ Văn Miếu-Quốc tử giám, để lấy địa điểm đó cho nhà máy Xe đạp Thống Nhất. Học giả Trần Văn Giáp đã phải vội vã trình báo, “rập đầu” khẩn thiết can gián với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thậm chí ông còn tuyên bố nếu ông Đồng không ký hủy quyết định đó, ông sẽ xin chết tại chỗ, quyết không ra về. Đại phước cho dân tộc là ông Đồng đã biết lắng nghe.
Lời bàn:
Thực tế đã cho thấy những vụ việc công nhiên xâm hại di tích văn hóa của chính các cấp chính quyền trong suốt hàng chục năm qua có lẽ khiến ta không mấy ngạc nhiên về hai câu chuyện trên. Nếu đi sâu phân tích lý do sâu xa để dẫn tới hậu quả đó thì ắt sẽ càng thấy hiển nhiên hơn. Bởi vì:
HỒ TÂY SẮP BỊ XÉ ĐÔI BỞI
TUYẾN ĐƯỜNG SẮT CHẠY THEO TRỤC ĐƯỜNG SỐ 5
Tấm bản đồ Quy hoạch Hà Nội triển lãm tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ-Hà Nội khai mạc 20/4/2010 do P.V.Đ chụp; Ảnh bản đồ quy hoạch vạch tuyến đường số 5 nơi tuyến đường sắt này sẽ đi qua sẽ chọc qua không gian Phủ Tây Hồ...
"Theo phương án của Cục Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư), dự án sẽ đi qua địa bàn các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất. Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với đất vi phạm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt là trên 480 tỷ đồng.
Cục Đường sắt cũng đề nghị Hà Nội có ý kiến thỏa thuận về vị trí, quy mô xây dựng công trình dự án nhằm đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố đã được phê duyệt." ( Báo Dân trí )
Ảnh: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giơ 2 tay khúm núm nâng tay Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo...
"Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông và UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì. Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.” ( Báo Dân trí )
(http://dantri.com.vn/c20/s20-628693/duong-sat-ho-tay-ba-vi-xuyen-qua-8-quan-huyen-o-ha-noi.htm )
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km [2]. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy[3] . Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép, năm 1044, tháng 9 Vua sai đặt cũi lớn ở Dâm Đàm (Hồ Tây) lấy con voi nhà của Chiêm Thành làm mồi dử voi rừng vào trong ấy, vua thân đến bắt[6] [7]
Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực chùa Kim Liên, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc. Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua Lý Thần Tông. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này.
Hồ Tây vẫn được khai phá, cải tạo vào thời nhà Trần. Công chúa Túc Trinh con Vua Trần Thánh Tông (1258-1278) đã rời cung điện ra vùng Bắc Kinh thành Thăng Long rồi bỏ tiền phát chẩn, cấp giống vốn cho dân nghèo làm ăn sinh sống. 'Lúc đầu chỉ chiêu mộ được 10 nhân khẩu, thấy mảnh vườn bên sông vừa đẹp lại vừa tiện đi lại nên lập ấp nhỏ ở xứ Vườn, sau dân lập thành làng đặt tên là Cổ Nhuế viên.
Chiêu nghi Vũ Thị Ngọc Xuyến (Vương phi của Chúa Trịnh Tạc) ở Thế kỷ XVII đã có công giúp dân khai khẩn ruộng hoang trông khu vực làng Xã Minh Cảo - Xuân Đỉnh (nay thuộc Quận Tây Hồ)
Hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của Hồ Tây, từ thế kỉ XVII khi dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc đông nam Hồ Tây để nuôi bắt cá. Từ khi thành một hồ biệt lập, hồ đã đi vào thư tịch cổ. Sách "Tây Hồ chí" cho biết nguyên ở phía nam hồ có làng Trúc Yên, có nghề làm mành, do đó nhà nào cũng trồng trúc, trúc mọc như rừng. Đường Thanh Niên có từ năm 1957 - 1958, trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp được đắp ngăn một góc Hồ Tây. Theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi đường được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay.
Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long, tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông. Có đền An Trì, nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên.
Sách "Tây Hồ chí" cho biết thời chúa Trịnh Giang xây ở đây một cung điện gọi là Viện Trúc Lâm. Về sau, viện trở thành nơi giam cầm những cung nữ có lỗi, phải dệt lụa để mưu sinh. Lụa đẹp, bóng bẩy, nổi tiếng khắp kinh thành, gọi là lụa làng Trúc. Phía bắc hồ Trúc Bạch có một gò đất nhỏ, trên gò có đền thờ Cẩu Nhi gắn với chuyện Lý Công Uẩn dời đô.
Từ chốn rừng rậm, đầm lầy hoang hóa, qua công lao khai khẩn xây dựng của bao thế hệ, trong đó có sự đóng góp rất lớn của một số vương phi các triều đại, Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh văn hóa - du lịch nổi tiếng của Kinh đô Thăng Long - Hà Nội. Nếu Hồ Tây được ví như nhụy hoa thì Thập tam trại (13 làng trại) là những cánh hoa đẹp tỏa hương sắc thơm lành.[8]
'''Đầm Xác Cáo''' có lẽ là tên gọi xưa nhất của hồ Tây, gắn với sự tích con hồ ly tinh chín đuôi. Lịch sử ra đời của hồ Tây được nhắc đến lần đầu tiên trong Lĩnh Nam chích quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú soạn vào khoảng năm 1492.[9] Ở đây, tác giả đã kể về lai lịch hồ Tây trong truyện Hồ tinh. Theo đó ở phía tây thành Long Biên có hòn núi đá nhỏ, có con Hồ Tinh chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể biến hóa vạn trạng, khi thành người khi thành quỷ ở khắp dân gian. Long Quân bèn ra lệnh cho sáu đạo quân của thủy phủ dâng nước lên công phá bắt cáo mà nuốt ăn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu. Hồ Tây chính là hang con cáo chín đuôi phá hại dân lành, bị Long Quân dâng nước lên công phá. Do đó, hồ có tên là đầm Xác Cáo.[10] Để giữ kỷ niệm xưa, người ta đã đặt tên cho cánh đồng ở phía Tây đầm là Hồ Đỗng (hang cáo) và thôn xóm cạnh cánh đồng đó là Làng Cáo (Xuân Tảo), làng Hồ Thôn (nay là Hồ Khẩu) "Hồ" là "con cáo" đồng âm với "hồ" (hồ nước), hòa quyện với nhau trong những địa danh Hồ Khẩu, Cáo Đỉnh... Đối với dân thường, ý nghĩa huyền thoại và đời sống hiận thực thật khó lòng tách bạch. Ngày nay con đường bao quanh phía Tây Hồ Tây mang tên Lạc Long Quân, còn đường bao quanh phía Đông chạy dọc đê sông Hồng từ Nghi Tàm đến Nhật Tân là Âu Cơ thể hiện lòng cảm ơn đối với ân đức của nhà vua[11].
Nguyễn Huy Lượng trong Tụng Tây Hồ phú có câu:
Hồ Kim Ngưu dựa theo truyền thuyết hồ Trâu Vàng. Truyện kể về một người khổng lồ hết sức to lớn, sức khỏe phi thường, muôn người không địch nổi, ông xuất gia làm thiền sư, đó chính là thiền sư Minh Không. Thiền sư Minh Không sang Tàu chữa bệnh cho con vua Tống. Khi công việc hoàn thành, vua muốn trả ơn. Nhà sư chỉ xin một ít đồng đen cho vào tay nải. Vua Tàu đồng ý cho thiền sư tự ý vào kho lấy đồng. Thiền sư đã lấy tất cả đồng đen trong kho bỏ vào tay nải và thả nón tu lờ làm thuyền, bơi về nước Nam. Về đến Thăng Long, ông dùng số đồng đó đúc thành bốn thứ bảo khí nhà Phật: Tượng Phật cao 6 trượng, chóp đỉnh tháp Báo Thiên chín tầng, đỉnh đồng có đường kính 10 sải tay và một quả chuông đồng cực lớn. Chuông đúc song, đức vua sai ông đánh một hồi chuông dài để báo hiệu cho dân chúng biết tin vui nước nhà đang thái bình thịnh trị! Tiếng chuông ngân đến tận kinh đô bên Tàu. Nghe tiếng chuông con trâu bằng vàng to lớn nằm trước kho đồng bên Tàu tự dưng bừng tỉnh "Đồng đen là mẹ của vàng" ngỡ là tiếng mẹ gọi nó liền vươn mình phóng thẳng xuống phương Nam tìm đến quả chuông khổng lồ, quần mãi xung quanh. Trâu vàng quần quanh mãi mà vẫn không thấy, khiến cho cả một vùng đất lớn quanh quả chuông sụt xuống thành một vùng hố sâu. Quả chuông sau một hồi cũng đổ sụp xuống hố sâu. Trâu vàng cũng theo đó nhảy xuống và nằm bên cạnh, chẳng bao lâu sau vùng đất bị trâu vàng dẫm sụt, nước tràn đầy trải rộng thành một hồ nước mênh mông. Từ đó, quả chuông cứ nằm mãi dưới lòng hồ không ai vớt lên nổi và trâu vàng vẫn cứ nằm mãi bên cạnh quả chuông dưới đáy nước sâu mà không quay về phương Bắc nữa . Do vậy người ta bèn đặt tên cho hồ là hồ Kim Ngưu.[12] [13] Thiền sư Minh Không về sau được thợ đúc đồng vùng Ngũ Xá (nay ở Đông Nam hồ Trúc Bạch) thờ làm tổ sư nghề đúc đồng. Đình Ngũ Xá thờ tổ sư Minh Không hiện nằm trên phố Nguyễn Khắc Hiếu, chùa Ngũ Xá nằm trên phố Ngũ Xá đều thuộc phường Trúc Bạch. Trong đình có tượng tổ sư bằng gỗ cao 1m70, trong chùa có pho tượng đồng A Di Đà cao 3m95, chu vi 11m60, nặng 10 tấn. Đây là pho tượng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay.[14]
Trong dân gian còn truyền tụng câu:
Dâm Đàm, tên gọi này cũng không biết chính xác được gọi trong thời gian nào, nhưng theo Trần Quốc Vượng thì Dâm Đàm có tên thật từ thời Lý-Trần với huyền tích Lý Nhân Tông ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù, có thuyền tới gần, trên có hổ, Mục Thận quăng lưới bắt hổ, hóa ra đó là Thái sư Lê Văn Thịnh, và ông cho rằng Dâm Đàm nghĩa là hồ mù sương.
Theo sách Hồn sử Việt thì khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, hồ Kim Ngưu trở thành một địa điểm du ngoại được nhà vua và các quan ưa thích, nhiều lần trong các buổi du ngoại, nhà vua gặp sương mù bao phủ, cảnh tượng hồ trở nêm huyền ảo mộng mơ, vì vậy hồ đã được đổi tên là Dâm Đàm [16].
Tây Hồ, năm 1573 tránh tên húy của Vua Lê Thế Tông là Duy Đàm, người ta đổi là Tây Hồ. Cái tên Tây Hồ có từ đó, ngoài lý do trên, có lẽ việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Trung Quốc cũng có Tây Hồ nổi tiếng ở Hàng Châu. Việc đặt tên các địa danh, sông hồ của Việt Nam theo Trung Quốc là chuyện bình thường. Tây Hồ là cách đọc Hán Việt của hồ Tây, và hồ Tây đã trở thành cái tên gần gũi, lâu dài, nên thơ nhất đối với người Hà Nội cũng như nhân dân cả nước.
Đoài Hồ, do Trịnh Tạc (1657-1682) được phong tước Tây Vương, nên các địa danh nào có chữ Tây đều bị ông ra lệnh đổi thành Đoài (quẻ Đoài thuộc phương Tây - ý nghĩa như nhau, âm và chữ khác nhau) như Sơn Tây gọi thành Xứ Đoài, bởi vậy nên Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ, . Nhưng cái tên Đoài Hồ không được dùng lâu, sau đó còn đổi thành Diêm Hồ, Liêm Đàm. Nhưng người ta vẫn quen gọi là Hồ Tây hơn.[17][18][19]
Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua
chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung
Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An.
Xung quanh hồ cũng có nhiều di tích văn hoá, lịch sử như:
Chao ôi ! Thật đau xót, chỗ này chỗ kia,
người ta phá nát nghĩa trang nhân dân, đào mồ cuốc mả
Hãy dừng tay lại. Hãy
chuyển hướng xây dựng đầu mối của cái đường sắt "vô lương tâm",
"vô đạo đức" đi nơi khác, không được đụng đến Hồ Tây !
Ngày 15-8-2012
PHẢN HỒI TỪ GIA ĐÌNH ÔNG BÙI SAN VỀ BÀI: CÓ XUẤT HIỆN NHỮNG " BÙI SAN, TRẦN HOÀN " CỦA THĂNG LONG
PHÁ ĐÀN NAM GIAO.ĐỊNH PHÁ QUỐC TỬ GIÁM.AI ?
Đàn Nam Giao-Huế:Sau khi Ba Sàm điểm bài LIỆU CÓ XUẤT HIỆN THÊM NHỮNG “BÙI SAN, TRẦN HOÀN ”... CỦA THĂNG LONG TỨ TRẤN ? trên blog của Nhà văn Phạm Viết Đào, với 2 câu thơ “Bùi San cùng với Trần Hoàn/ Hai thằng hiệp sức phá đàn Nam Giao…”, gia đình cố bí thư Bùi San đã phản ứng bất bình về bài viết. Ngoài gọi điện cho tác giả, còn có bức thư gửi Ba Sàm, với đề nghị đăng tải:
Gửi Anh Ba Sàm.
Trong mục “Tin thứ Năm, ngày 16-8-2012” của
trang mạng Ba Sàm có đăng bài viết “Liệu có xuất hiện thêm những “Bùi San, Trần
Hoàn “….của Thăng Long Hà Nội (của Phạm Viết Đào), trong đó trích dẫn hai câu
“ca”: “Bùi San cùng với Trần Hoàn…..” .
Tình cờ tôi được nghe hai câu “ca“ này
cách đây khoảng 16 – 17 năm. Tôi rất bất bình với những người đặt ra hai câu
“ca“ này.
Sau đó, tôi đã được đọc bài viết có
tính nghiên cứu khoa học về Đàn Nam Giao đăng tải trên một số tạp chi nghiên cứu
khoa học của Vụ Bảo tồn Bảo tàng thuộc Bộ Văn hóa –Thông tin (khoảng năm 1997 –
1998), ,nay là Cục Di sản Văn hóa – Bộ Văn hóa –Thể Thao và Du lịch. Tôi còn nhớ
, theo như bài viết đó thì Đàn Nam Giao (Huế) đã từng bị phá từ thời Ngô Đình
Diệm ….
Nhà văn Phạm Viết Đào công tác tại Vụ Điện
ảnh, tiếp đến công tác tại Ban Thanh tra Bộ Văn hóa –Thông tin, rồi Ban Thanh
tra Bộ Văn hóa – Thể Thao và Du lịch mấy chục năm cho tới lúc nghỉ hưu, chẳng lẽ
Phạm Viết Đào không nắm được những thông tin chính xác, để đến hôm nay, viết bài
về chủ trương cắm cọc xuống Hồ Tây (Hà Nội) để triển khai dự án đường sắt trên
cao chạy theo tuyến số 5 của Hà Nội, Phạm Viết Đào lại lôi ông Bùi San – một vị
lão thành cách mạng đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền độc lập của dân
tộc và ông Trần Hoàn, một nhạc sĩ cách mạng nổi tiếng, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn
hóa –Thông tin, vào vụ việc này. Tệ hại hơn, Phạm Viết Đào còn trích dẫn hai
câu “ca“ nói trên mà Phạm Viết Đào cho là câu ca của dân Huế? Phạm Viết Đào
viết “Ai đã từng có dịp ghé qua Huế, trên đường thăm các lăng của các vua Triều
Nguyễn, qua khu vực Đàn Nam Giao thường vẫn nghe mọi người truyền nhắc câu ca
của dân Huế …”. Phạm Viết Đào nói không đúng sự thật!
Thiết nghĩ, trước khi đặt bút viết những dòng
trên, Phạm Viết Đào nên cân nhắc, tìm hiểu cặn kẽ ngọn nguồn, đừng cố ý xúc
phạm tới người đã hy sinh cả cuộc đời mình vì nền độc lập của dân tộc và người
nhạc sĩ, chiến sĩ cách mạng đáng kính trọng, người từng là thủ trưởng của mình
và biết bao anh em đồng nghiệp luôn yêu mến kính trọng ông./.
Độc giả: Ngọc
Bích.
Lại xin trích mục Đàn Nam Giao triều Nguyễn trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Năm 1977, một vụ nổ mìn đã xảy ra ở trên
sân Nghênh Lương Đình, trước Phu Văn Lâu. Vụ nổ đã phá tung đài tưởng niệm liệt
sĩ bằng tôn và gỗ, cao chừng 3,5m, được dựng lên ở đây vào năm 1975. Ngay trong
đêm xảy ra vụ việc, lực lượng an ninh Việt Nam đã đến ngay để dọn dẹp hiện
trường, dựng lại đài tưởng niệm như cũ. Nhưng đầu tháng 11 năm 1977, Tỉnh
ủy tỉnh Bình Trị Thiên yêu cầu xây dựng đài tưởng niệm mới ở vị trí khác vì cho
rằng địa điểm trước Phu Văn Lâu không đảm bảo an toàn cho Bí thư Tỉnh ủy lúc ấy
là Bùi San đến đặt vòng hoa vào ngày 22 tháng 12 là ngày thành lập Quân đội Nhân
dân Việt Nam. Một cuộc họp “khẩn” với đại diện các cơ quan công quyền của tỉnh
này đã diễn ra ở trụ sở Ty Thương binh và Xã hội. Nhiều địa điểm ở Huế được đề
xuất nhưng cuối cùng, địa điểm được chọn lại là đàn Nam Giao triều Nguyễn ở xã
Thủy Xuân (nay là phường Trường An), thành phố Huế … . Dư luận Huế
bày tỏ bất bình bằng câu ca dao mà nhiều năm sau còn được truyền tụng. ‘Trần
Hoàn cùng với Bùi San / Hai thằng hợp tác phá đàn Nam Giao”.
Nội dung trên liệu có đáng tin cậy? Để trả lời phần nào,
xin đọc loạt bài Thăng trầm Đàn Nam Giao triều Nguyễn của Phanxipăng, trên diễn đàn của trang web
truongkieumauhue.org. Loạt bài này lại được lấy từ một tạp chí trong nước là Thế
giới Mới, số 704, 705, tháng 9/10-2006 (có lẽ gần đây đã có trang web, địa
chỉ thegioimoi.vn). Xem ra, phần ghi trên Wikipedia là trích ra từ
đây.Tuy nhiên, trong bài của Phanxipăng có một chi tiết thoáng qua có thể lấy đó làm nghi vấn mà gia đình cố bí thư Bùi San cho là Đàn Nam Giao cũng từng bị “phá” từ hồi ông Ngô Đình Diệm, qua thông tin về “mấy phiến đá”:
“Vụ phá đàn Nam Giao gây xôn xao dư luận mãi,
còn bởi lẽ: đàn Nam Giao là chốn vẫn được dân chúng tôn là quan trọng nhất, linh
thiêng nhất trong quần thể di tích của vương triều Nguyễn, mà cái độc đáo vô
song của đàn này – kể cả Thiên đàn Bắc Kinh cũng khó sánh nổi – chính là mấy
phiến đá thanh cực kỳ đặc biệt đã bị hủy hoại hoặc bị khuân đi đâu chưa rõ khi
người ta cạy sàn Viên Đàn để dựng lên đấy một khối “tân cổ cưỡng duyên” (chữ
dùng của kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn). Phiến đá kia độc đáo thế nào? Nhiều
bậc bô lão ở Huế bảo rằng nhờ xếp đặt theo một phương pháp “bí truyền”, đá ấy có
tác dụng đặc biệt là khuếch đại âm thanh tương tự máy tăng âm hiện đại, do đó
xưa kia nhiều người đứng xa vẫn nghe rõ mồn một tiếng nhà vua mỗi dịp tế Giao dù
thời đó chẳng có micro và ampli (?).
Chưa tìm thấy tài liệu khả tín nào ghi nhận
đặc tính kỳ lạ của mấy phiến đá thanh lát Viên đàn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến
cho rằng loại vật liệu “có một không hai” ấy từ đầu thập niên 1960 từng bị Ngô
Đình Cẩn phái thuộc hạ tới bê về Phủ Cam để xây lăng thân phụ là Ngô Đình Khả.
Chi tiết này rất đáng ngờ. Vì lăng cụ Khả hiện còn nguyên trạng bên cạnh giáo
đường Phủ Cam, gần ngã ba Thánh Giá, chẳng tồn tại dấu hiệu gì chứng tỏ ý kiến
đó có cơ sở.”
Như vậy, dù sao cho tới lúc
này, vẫn chưa thấy có lập luận phản bác nội dung ghi trên Wikipedia và tạp chí
Thế giới Mới về vụ phá Đàn Nam Giao. Trách nhiệm đương nhiên vẫn thuộc về những
người chịu trách nhiệm trực tiếp cao nhất, kể cả nếu như thông tin ông Trần Hoàn
khi đó đi vắng là xác thực. Văn Miếu-Quốc Tử Giám:
Có một chuyện còn động trời hơn nhiều mà Ba Sàm mới được nghe gần đây từ người rất gần gũi với Học giả Trần Văn Giáp kể lại, xin được đưa ra như một gợi mở cho các nhà nghiên cứu văn hóa, sử học tìm hiểu. Đó là vào khoảng năm 1972, đã có một quyết định do một vị Phó thủ tướng ký, phá bỏ Văn Miếu-Quốc tử giám, để lấy địa điểm đó cho nhà máy Xe đạp Thống Nhất. Học giả Trần Văn Giáp đã phải vội vã trình báo, “rập đầu” khẩn thiết can gián với Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thậm chí ông còn tuyên bố nếu ông Đồng không ký hủy quyết định đó, ông sẽ xin chết tại chỗ, quyết không ra về. Đại phước cho dân tộc là ông Đồng đã biết lắng nghe.
Lời bàn:
Thực tế đã cho thấy những vụ việc công nhiên xâm hại di tích văn hóa của chính các cấp chính quyền trong suốt hàng chục năm qua có lẽ khiến ta không mấy ngạc nhiên về hai câu chuyện trên. Nếu đi sâu phân tích lý do sâu xa để dẫn tới hậu quả đó thì ắt sẽ càng thấy hiển nhiên hơn. Bởi vì:
1- Khi đứng lên làm
cách mạng, đại đa số họ xuất thân từ tầng lớp nông dân nghèo ít học, ý thức về
việc gìn giữ văn hóa, lịch sử dân tộc đương nhiên rất hạn chế.
2- Trong khi đó,
lại lẫn lộn giữa ảo tưởng xa vời với bản chất thực tại, tự cho mình là “đỉnh cao
nhân loại”, càng coi thường mọi giá trị nhân văn, từ trong quá khứ dân tộc cho
tới toàn nhân loại.
3- Đắm mình vào
chiến tranh triền miên, mờ mắt vì chiến thắng, lại “thắng” quá lớn nhiều “đế
quốc to”, thành ra coi nhẹ chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần.
4- Khi mang bản
chất hẹp hòi tiểu nông, giành được chính quyền là khao khát đập phá, xóa mọi dấu
tích của “giai cấp thống trị” cũ; vừa là bản năng tự nhiên, vừa do toan tính
ranh mãnh.
5- Để tự đề cao,
giành ảnh hưởng tuyệt đối trong dân chúng, trong suốt quá trình cầm quyền, cần
bằng mọi cách hạ thấp, xóa nhòa, che đậy mọi dấu tích được coi là đẹp đẽ, ưu
việt hơn mình.
6- Mê mẩn, ảo tưởng
về công cuộc “cách mạng thế giới”, đương nhiên xem thường chuyện nước
nhà.
Sau “Đổi mới” đã có thay đổi. Từ
đập phá, chuyển sang bán chác, làm biến dạng.
Ba
Sàm.
Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết
Đào vào lúc Thứ bảy,
tháng tám 18, 2012
nguồn:http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/08/pha-nam-giaoinh-pha-quoc-tu-giamqi.html
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Những bài có liên quan:
Mặt gương Tây Hồ này sắp sửa bị tan ???
Tấm bản đồ Quy hoạch Hà Nội triển lãm tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ-Hà Nội khai mạc 20/4/2010 do P.V.Đ chụp; Ảnh bản đồ quy hoạch vạch tuyến đường số 5 nơi tuyến đường sắt này sẽ đi qua sẽ chọc qua không gian Phủ Tây Hồ...
Có khoảng 300 chiếc cọc như thế này đóng xuống lòng Hồ Tây ???
Trâu Vàng Hồ Tây sẽ bị xỏ mũi, bị đâm thủng bụng hay sẽ bị nhốt chuồng đây ???
"Theo phương án của Cục Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư), dự án sẽ đi qua địa bàn các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất. Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với đất vi phạm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt là trên 480 tỷ đồng.
Cục Đường sắt cũng đề nghị Hà Nội có ý kiến thỏa thuận về vị trí, quy mô xây dựng công trình dự án nhằm đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố đã được phê duyệt." ( Báo Dân trí )
"Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông và UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì. Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.” ( Báo Dân trí )
Cả bầu trời Hồ Tây như rực lửa.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km [2]. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy[3] . Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm.
Mục lục |
Lịch sử
Sách Tây Hồ chí ghi rằng, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng bến này ăn thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm... Cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn [4]. Ngoài ra, xung quanh bờ hồ còn có sự xuất hiện của các hang động vừa và nhỏ, bờ phía Tây có Già La Động (nay là Quán La thuộc phường Xuân La), bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá nay thuộc quận Hoàn Kiếm). Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối [5].
Về địa lý, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, ngành địa chất lịch sử đã chứng minh được Hồ Tây là một phần của Sông Hồng.Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép, năm 1044, tháng 9 Vua sai đặt cũi lớn ở Dâm Đàm (Hồ Tây) lấy con voi nhà của Chiêm Thành làm mồi dử voi rừng vào trong ấy, vua thân đến bắt[6] [7]
Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực chùa Kim Liên, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc. Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua Lý Thần Tông. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này.
Hồ Tây vẫn được khai phá, cải tạo vào thời nhà Trần. Công chúa Túc Trinh con Vua Trần Thánh Tông (1258-1278) đã rời cung điện ra vùng Bắc Kinh thành Thăng Long rồi bỏ tiền phát chẩn, cấp giống vốn cho dân nghèo làm ăn sinh sống. 'Lúc đầu chỉ chiêu mộ được 10 nhân khẩu, thấy mảnh vườn bên sông vừa đẹp lại vừa tiện đi lại nên lập ấp nhỏ ở xứ Vườn, sau dân lập thành làng đặt tên là Cổ Nhuế viên.
Chiêu nghi Vũ Thị Ngọc Xuyến (Vương phi của Chúa Trịnh Tạc) ở Thế kỷ XVII đã có công giúp dân khai khẩn ruộng hoang trông khu vực làng Xã Minh Cảo - Xuân Đỉnh (nay thuộc Quận Tây Hồ)
Hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của Hồ Tây, từ thế kỉ XVII khi dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc đông nam Hồ Tây để nuôi bắt cá. Từ khi thành một hồ biệt lập, hồ đã đi vào thư tịch cổ. Sách "Tây Hồ chí" cho biết nguyên ở phía nam hồ có làng Trúc Yên, có nghề làm mành, do đó nhà nào cũng trồng trúc, trúc mọc như rừng. Đường Thanh Niên có từ năm 1957 - 1958, trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp được đắp ngăn một góc Hồ Tây. Theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi đường được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay.
Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long, tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông. Có đền An Trì, nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên.
Sách "Tây Hồ chí" cho biết thời chúa Trịnh Giang xây ở đây một cung điện gọi là Viện Trúc Lâm. Về sau, viện trở thành nơi giam cầm những cung nữ có lỗi, phải dệt lụa để mưu sinh. Lụa đẹp, bóng bẩy, nổi tiếng khắp kinh thành, gọi là lụa làng Trúc. Phía bắc hồ Trúc Bạch có một gò đất nhỏ, trên gò có đền thờ Cẩu Nhi gắn với chuyện Lý Công Uẩn dời đô.
Từ chốn rừng rậm, đầm lầy hoang hóa, qua công lao khai khẩn xây dựng của bao thế hệ, trong đó có sự đóng góp rất lớn của một số vương phi các triều đại, Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh văn hóa - du lịch nổi tiếng của Kinh đô Thăng Long - Hà Nội. Nếu Hồ Tây được ví như nhụy hoa thì Thập tam trại (13 làng trại) là những cánh hoa đẹp tỏa hương sắc thơm lành.[8]
Tên gọi
Do phụ thuộc vào ý nghĩa văn hóa từng thời đại, cũng như ý chí chủ quan của con người, trải qua các thời kỳ lịch sử, Hồ Tây có những tên gọi khác nhau, mỗi tên gọi ấy đều gắn với từng sự tích, từng câu chuyện dân gian.
Cảnh đẹp Tây Hồ
'''Đầm Xác Cáo''' có lẽ là tên gọi xưa nhất của hồ Tây, gắn với sự tích con hồ ly tinh chín đuôi. Lịch sử ra đời của hồ Tây được nhắc đến lần đầu tiên trong Lĩnh Nam chích quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú soạn vào khoảng năm 1492.[9] Ở đây, tác giả đã kể về lai lịch hồ Tây trong truyện Hồ tinh. Theo đó ở phía tây thành Long Biên có hòn núi đá nhỏ, có con Hồ Tinh chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể biến hóa vạn trạng, khi thành người khi thành quỷ ở khắp dân gian. Long Quân bèn ra lệnh cho sáu đạo quân của thủy phủ dâng nước lên công phá bắt cáo mà nuốt ăn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu. Hồ Tây chính là hang con cáo chín đuôi phá hại dân lành, bị Long Quân dâng nước lên công phá. Do đó, hồ có tên là đầm Xác Cáo.[10] Để giữ kỷ niệm xưa, người ta đã đặt tên cho cánh đồng ở phía Tây đầm là Hồ Đỗng (hang cáo) và thôn xóm cạnh cánh đồng đó là Làng Cáo (Xuân Tảo), làng Hồ Thôn (nay là Hồ Khẩu) "Hồ" là "con cáo" đồng âm với "hồ" (hồ nước), hòa quyện với nhau trong những địa danh Hồ Khẩu, Cáo Đỉnh... Đối với dân thường, ý nghĩa huyền thoại và đời sống hiận thực thật khó lòng tách bạch. Ngày nay con đường bao quanh phía Tây Hồ Tây mang tên Lạc Long Quân, còn đường bao quanh phía Đông chạy dọc đê sông Hồng từ Nghi Tàm đến Nhật Tân là Âu Cơ thể hiện lòng cảm ơn đối với ân đức của nhà vua[11].
Nguyễn Huy Lượng trong Tụng Tây Hồ phú có câu:
-
- Trước bạch hồ nào ở đó làm hang,
- Long vương hổ nên vùng đại trạch
Hồ Kim Ngưu dựa theo truyền thuyết hồ Trâu Vàng. Truyện kể về một người khổng lồ hết sức to lớn, sức khỏe phi thường, muôn người không địch nổi, ông xuất gia làm thiền sư, đó chính là thiền sư Minh Không. Thiền sư Minh Không sang Tàu chữa bệnh cho con vua Tống. Khi công việc hoàn thành, vua muốn trả ơn. Nhà sư chỉ xin một ít đồng đen cho vào tay nải. Vua Tàu đồng ý cho thiền sư tự ý vào kho lấy đồng. Thiền sư đã lấy tất cả đồng đen trong kho bỏ vào tay nải và thả nón tu lờ làm thuyền, bơi về nước Nam. Về đến Thăng Long, ông dùng số đồng đó đúc thành bốn thứ bảo khí nhà Phật: Tượng Phật cao 6 trượng, chóp đỉnh tháp Báo Thiên chín tầng, đỉnh đồng có đường kính 10 sải tay và một quả chuông đồng cực lớn. Chuông đúc song, đức vua sai ông đánh một hồi chuông dài để báo hiệu cho dân chúng biết tin vui nước nhà đang thái bình thịnh trị! Tiếng chuông ngân đến tận kinh đô bên Tàu. Nghe tiếng chuông con trâu bằng vàng to lớn nằm trước kho đồng bên Tàu tự dưng bừng tỉnh "Đồng đen là mẹ của vàng" ngỡ là tiếng mẹ gọi nó liền vươn mình phóng thẳng xuống phương Nam tìm đến quả chuông khổng lồ, quần mãi xung quanh. Trâu vàng quần quanh mãi mà vẫn không thấy, khiến cho cả một vùng đất lớn quanh quả chuông sụt xuống thành một vùng hố sâu. Quả chuông sau một hồi cũng đổ sụp xuống hố sâu. Trâu vàng cũng theo đó nhảy xuống và nằm bên cạnh, chẳng bao lâu sau vùng đất bị trâu vàng dẫm sụt, nước tràn đầy trải rộng thành một hồ nước mênh mông. Từ đó, quả chuông cứ nằm mãi dưới lòng hồ không ai vớt lên nổi và trâu vàng vẫn cứ nằm mãi bên cạnh quả chuông dưới đáy nước sâu mà không quay về phương Bắc nữa . Do vậy người ta bèn đặt tên cho hồ là hồ Kim Ngưu.[12] [13] Thiền sư Minh Không về sau được thợ đúc đồng vùng Ngũ Xá (nay ở Đông Nam hồ Trúc Bạch) thờ làm tổ sư nghề đúc đồng. Đình Ngũ Xá thờ tổ sư Minh Không hiện nằm trên phố Nguyễn Khắc Hiếu, chùa Ngũ Xá nằm trên phố Ngũ Xá đều thuộc phường Trúc Bạch. Trong đình có tượng tổ sư bằng gỗ cao 1m70, trong chùa có pho tượng đồng A Di Đà cao 3m95, chu vi 11m60, nặng 10 tấn. Đây là pho tượng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay.[14]
Trong dân gian còn truyền tụng câu:
-
- Trâu vàng ẩn mãi giữa hồ,
- Nước dù cạn vẫn mịt mù tăm hơi
Dâm Đàm, tên gọi này cũng không biết chính xác được gọi trong thời gian nào, nhưng theo Trần Quốc Vượng thì Dâm Đàm có tên thật từ thời Lý-Trần với huyền tích Lý Nhân Tông ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù, có thuyền tới gần, trên có hổ, Mục Thận quăng lưới bắt hổ, hóa ra đó là Thái sư Lê Văn Thịnh, và ông cho rằng Dâm Đàm nghĩa là hồ mù sương.
Theo sách Hồn sử Việt thì khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, hồ Kim Ngưu trở thành một địa điểm du ngoại được nhà vua và các quan ưa thích, nhiều lần trong các buổi du ngoại, nhà vua gặp sương mù bao phủ, cảnh tượng hồ trở nêm huyền ảo mộng mơ, vì vậy hồ đã được đổi tên là Dâm Đàm [16].
Tây Hồ, năm 1573 tránh tên húy của Vua Lê Thế Tông là Duy Đàm, người ta đổi là Tây Hồ. Cái tên Tây Hồ có từ đó, ngoài lý do trên, có lẽ việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Trung Quốc cũng có Tây Hồ nổi tiếng ở Hàng Châu. Việc đặt tên các địa danh, sông hồ của Việt Nam theo Trung Quốc là chuyện bình thường. Tây Hồ là cách đọc Hán Việt của hồ Tây, và hồ Tây đã trở thành cái tên gần gũi, lâu dài, nên thơ nhất đối với người Hà Nội cũng như nhân dân cả nước.
Đoài Hồ, do Trịnh Tạc (1657-1682) được phong tước Tây Vương, nên các địa danh nào có chữ Tây đều bị ông ra lệnh đổi thành Đoài (quẻ Đoài thuộc phương Tây - ý nghĩa như nhau, âm và chữ khác nhau) như Sơn Tây gọi thành Xứ Đoài, bởi vậy nên Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ, . Nhưng cái tên Đoài Hồ không được dùng lâu, sau đó còn đổi thành Diêm Hồ, Liêm Đàm. Nhưng người ta vẫn quen gọi là Hồ Tây hơn.[17][18][19]
Di tích lịch sử văn hóa
Xung quanh hồ cũng có nhiều di tích văn hoá, lịch sử như:
- làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo;
- làng Nhật Tân với chùa Tào Sách và nghề trồng hoa đào, quất cảnh nổi tiếng;
- làng Xuân Đỉnh với đền Sóc thờ Thánh Gióng;
- làng Xuân La với chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô thứ phi của vua Lê Thánh Tông;
- làng Kẻ Bưởi (An Thái) với nghề làm giấy (giấy dó) cổ truyền, với đền Đồng Cổ (hiện nằm trên đường Thụy Khuê) nơi bách quan hội thề đời nhà Lý;
- làng Thuỵ Khuê với chùa bà Đanh, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc,
- phủ Tây Hồ nổi tiếng là thắng cảnh không chỉ của quận Tây Hồ mà còn của cả Thăng Long.
- Đường Thanh niên: Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc Hồ Tây. Năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay, sau đó con đường được đổi tên thành Đường Thanh Niên. Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp.
- Trường Chu Văn An
Được đăng bởi
Nhà văn Phạm Viết Đào vào lúc
Thứ năm, tháng tám 16, 2012
nguồn:http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/08/ho-tay-sap-bi-xe-oi-boi-tuyen-uong-sat.html
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHI ĐÃ XẺ THỊT ĐƯỢC HỒ TAY THÌ SÁ GÌ MÀ NGƯỜI TA KHÔNG SAN PHẲNG
ĐỀN HÙNG LÀM SÂN BAY ?
Nguyễn Thanh Hà.
Mấy hôm nay, là một thành viên của cư dân mạng, đúng ra là một người chăm nắm bắt thông tin kể cả báo lề phải lẫn thông tin trên mạng xã hội, tôi rất bức xúc khi biết "người ta" đang xúc tiến việc "xẻ thịt" Hồ Tây ở Hà Nội để xây dựng cái gọi là đường sắt nào đó. Dường như, nếu không ngăn chặn kịp thời thì, tôi đề nghị những người này nên cho san ủi Đền Hùng, thậm chí san ủi cả Lăng Bác Hồ để làm một cái gì đó theo ý của họ.
Có khoảng 300 chiếc cọc như thế này đóng xuống lòng Hồ Tây ???
Là người Việt Nam, nhất là người Hà Nội, Hà Nội xưa và nay đều thấy có cái gì đó rất ngang ngược, rất tự tiện và rất láo xược khi áp đặt những "dự án" công trình lên những di sản vô cùng linh thiêng và quý giá của quốc gia dân tộc. Đất nước đang trong thời kỳ phát triển, và trong phát triển thì nhất định có xây dựng, thậm chí xây dựng những công trình thế kỷ hoặc xuyên thế kỷ, những công trình hoành tráng, kiên cố, vĩnh cửu để lại cho các thế hệ mai sau. Chúng ta ngày nay đang được sống với không biết bao nhiêu công trình, bao nhiêu di tích lịch sử phi vật thể và vật thể trên khắp đất nước yêu quý. Những công trình ấy, hoặc là nó gắn với sự kiện của lịch sử như thành quách, đền chùa, miếu mạo, kinh đô, bảo tàng, báu vật...có mặt trên mặt đất hoặc còn tiềm ẩn sâu trong lòng đất như thành Nhà Hồ và Hoàng thành Thăng Long. Nếu cần xây dựng công trình mới mà cứ phá những disản ấy đi thì còn gì một nền văn hoá của một đất nước văn hiến nữa. Nhân dân cả nước và nhân dân Hà Nôi mới tổ chức trọng thể những hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Vậy Thăng Long là cái gì, là thủ đô của đất nước hay là cái bãi hoang mà ai muốn đào bới nó thế nào tuỳ tiện để thực hiện nhiều cái "dự án" mà họ tô vẽ đủ thứ để che lấp thói làm ăn thiếu suy nghĩ thiếu tính toán, thậm chí có khi lại bị một kẻ nào đó ở nước ngoài xúi giục hoặc thuê tiền để phá phách các di sản của ông cha, của đất nước Vua Hùng và đất nước Hồ Chí Minh. Theo chúng tôi, một trong những người từng được sống ở Hà Nội khoảng 50 năm, nay đã 80 tuổi, chưa từng thấy ai có thể đưa một "dự án" táo bạo phá vỡ cả những di sản linh thiêng nhất của thủ đô, của đất nước. Người ta có thể viện ra đủ mọi lý do, thậm chí tổ chức cả những cuộc hội thảo, hội luận dưới cái vỏ "khoa học" để làm một việc phi lý, phi tình, phi truyền thống dân tộc. Ngày nay, nếu có đủ tiền bạc và trinh độ, người ta rất có thể di dời cả thủ đô đi nơi khác. Và có làm được như vậy thì, nếu biết tôn trọng truyền thống của dân tộc, người ta cũng không được phá phách các di chỉ di tích linh thiêng trên mảnh đất đã có hàng nghìn năm.
Cho đến khi tôi viết những dòng này, tôi vẫn chưa thấy cần thiết phải "thôn tính" cả tỉnh Hà Tây sáp nhập về Hà Nội. Thủ đô Hà Nội cần được mở rộng, nhưng mở rộng như thế nào đó để vẫn giữ được cái hình hài, diện mạo của thủ đô nghìn năm văn vật, và những địa phương xung quanh nó, những địa phương trong cả nước chung quanh "trái tim" thủ đô vẫn được phát huy các thế mạnh của nó, chứ không phải bị "nuốt vào bụng nó" và rồi khả năng quản lý không nổi, khả năng phát triển cũng không nổi, mọi thứ đều nằm trong cái gọi là quy hoạch treo, kết cục là bị bỏ dở dang chẳng đâu ra đâu. Rất nhiểu bậc trí giả, lão thành, con em tỉnh Hà Tây cũ đang có nguyện vọng chia tách Hà Tây về địa giới hành chính cũ là Hà Đông và Sơn Tây thì đùng một cái cả Hà Tây bị hút vào Hà Nội. Dân Hà Tây "vinh dự được làm dân Hà Nội nhì" mà vẫn cảm thấy mình hụt hẫng, ngơ ngơ ngác ngác trước cái quyết định không hiểu nổi này.
Thôi, chuyện đã qua, lịch sử sẽ phán xét. Còn trước mắt, người ta lại áp đặt cái dự án đường sắt qua giữa lòng Hồ Tây của Hà Nội, chưa nói là đụng đến cõi tâm linh vô cùng linh thiêng của cả dân tộc, của nhân dân Hà Nội mà còn là đối với kiều bào ta ở nước ngoài và người nước ngoài yêu quý Việt Nam. Hồ Tây có từ khi Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, đến nay đã một nghìn năm. Vậy thì Hồ Tây đã có trước đó, tuổi của Hồ Tây không phải chỉ có 1000 năm. Mấy năm buông lỏng quản lý, với thói làm ăn tuỳ tiện, nhiều người trong đó có cả cán bộ, đảng viên và người có chức có quyền bám lấy những mảnh đất ven Hồ Tây xây lên đó nhiều nhà cửa, biệt thự và Hồ Tây, ai dám chắc nó đã bị thu hẹp lại bao nhiêu ? Nay lại cắm cọc xây dựng cầu, xây dựng các công trình phục vụ ga đầu mối của con đường sắt nào đó thì rõ ràng là phá nát Hồ Tây chứ còn gì nữa.
Chao ôi ! Thật đau xót, chỗ này chỗ kia,
người ta phá nát nghĩa trang nhân dân, đào mồ cuốc mả
ông cha tổ nghiệp người dân, chỗ khác người ta phá nát nhiều di tích cũ, và bây
giờ là việc phá nát Hồ Tây của thủ đô Hà Nội. Trang mạng của nhà văn Phạm Viết
Đào có nói đến năm 1955, cách ta 57 năm, một ngọn gió thần ở Hồ Tây đã tiêu huỷ
sinh mạng của mấy nghệ sĩ giỏi giang của Đoàn nghệ thuật Tề Tề Cáp Nhĩ sang
biểu diễn ở nước ta và đi ngoạn cảnh Hồ Tây. Và nhiều sự kiện khác xảy ra trên
mặt nước, chung quanh Hồ Tây, làm mọi người dân Hà Nội còn nhớ như in. Bây giờ
họ có thể xẻ thịt Hồ Tây để làm đường sắt, nay mai "các ông vua con"
còn có thể lấp Hồ Hoàn Kiếm, phá Nhà Hát lớn, san phẳng Khu Ba Đình lịch sử v.v...
để làm công trình gì gì nữa. Có ý kiến cho rằng, việc rất đơn
giản là xây dựng đường sắt cũng được hoặc làm công trình nào đó càng hay, song
phải tránh không được phá các di tích, các danh lam thắng cảnh đã gắn liền với
tâm linh, gắn liền với sự trường tồn của dân tộc. Đồng ý cho người nào đó thực
hiện phá đôi Hồ Tây để làm đường sắt là một sai lầm không thể sửa chữa được và
có tội với ông cha tổ nghiệp, có tội với Các Vua Hùng và có tội với tổ tiên
kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Hãy dừng tay lại. Hãy
chuyển hướng xây dựng đầu mối của cái đường sắt "vô lương tâm",
"vô đạo đức" đi nơi khác, không được đụng đến Hồ Tây !Ngày 15-8-2012
Được đăng bởi
Nhà văn Phạm Viết Đào
vào lúc
Thứ năm, tháng tám 16, 2012
nguồn:http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/08/khi-xe-thit-uoc-ho-tay-thi-sa-gi-ma.html
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ý KIẾN CỦA BÀ LÃ KIM NGÂN, VIỆN TRƯỞNG VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HÀ NỘI VỀ TUYẾN ĐƯỜNG SẮT XUYÊN HỒ TÂY
Ý KIẾN CỦA BÀ LÃ KIM NGÂN, VIỆN TRƯỞNG VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HÀ NỘI VỀ TUYẾN ĐƯỜNG SẮT XUYÊN HỒ TÂY
Phạm Viết Đào.
Sáng nay,
người viết bài này đã điện thoại hỏi KTS Trần Thanh Vân về các thông tin liên
quan tới tuyến đường sắt chạy theo trục giao thông số 5, xuyên qua Hồ Tây theo
chủ trương trong Công văn do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải gửi cho UBNDTP Hà Nội
và Bộ Giao thông Vận tải, ( Tin do báo Dân trí đưa ); KTS Trần Thanh Vân đã cho
biết thêm thông tin như sau.
“ KTS Trần Thanh Vân đã điện thoại hỏi
KTS Lã Kim Ngân, Viện trưởng Viện Quy hoạch Đô thị Hà Nội về dự án xây dựng
Tuyến đường sắt theo trục đường số 5 xuyên qua Hồ Tây, trùm qua Phủ Tây Hồ; KTS
Lã Kim Ngân cho biết: trong đồ án xây dựng tuyến đường sắt này, Viện Quy hoạch
Đô thị Hà Nội không thiết kế tuyến đường sắt này xuyên qua Hồ Tây mà rẽ sang
hướng đường Lạc Long Quân, men theo Hồ Tây...
Việc xây dựng tuyến đường sắt này thì
Viện Quy hoạch...chỉ là cơ quan tham mưu cho Sở Xây dựng, trên Sở Xây dựng là
ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, trên ông Nguyễn Văn
Khôi là ông Đinh La Thăng-BT Bộ Giao thông-Vận tải và ông Hoàng Trung Hải, Phó
Thủ tướng Chính phủ sẽ là những người quyết định về việc xây dựng tuyến đường
sắt này...
Việc xây dựng tuyến đường sắt này có
theo đồ án thiết kế của Viện Quy hoạch Xây dựng đô thị Hà Nội hay không thì Viện
trưởng Lã Kim Ngân không dám đảm bảo, vì Viện chỉ là cơ quan tham mưu, giúp việc
“...
Hy vọng,
ông Nguyễn Văn Khôi-Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội, ông Hoàng Trung Hải-Phó Thủ
tướng sẽ nghe theo tham mưu của Viện Quy hoạch đô thị Hà Nội, không cho xây dựng
tuyến đường sắt xuyên qua Hồ Tây như quy hoạch đã triển lãm tại Vân Hồ năm 2010
và theo mô hình như báo Dân trí đã đưa.
Ảnh: Mô hình dự án tuyến đường sắt băng qua Hồ Tây do báo Dân trí đưa...
P.V.Đ
Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết
Đào vào lúc Thứ sáu,
tháng tám 17, 2012
nguồn:http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/08/y-kien-cua-ba-la-kim-ngan-vien-truong.html
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KTS TRẦN THANH VÂN CHƯA HẾT BĂN KHOĂN, LO LẮNG TRƯỚC TRẢ LỜI CỦA
KTS LÃ KIM NGÂN
Lời bàn thêm của Phamvietdao.net: Rất có khả năng vì lý do kinh phí, PTT Hoàng Trung Hải, ông Đinh La Thăng, ông Nguyễn Văn Khôi sẽ lờ phương án quy hoạch tuyến đường sắt nối cầu Nhật Tân đi vòng qua ngả đường Lạc Long Quân của Viện Quy hoạch đô thị Hà Nội vì: phải đi đường vòng, sẽ phải qua khu dân cư đông đúc, tiền giải phóng mặt bằng quá lớn...do vậy nên nhất định họ sẽ cho chọc thủng, ngăn đôi Hồ Tây để làm tuyến đường sắt này cho mà xem...
Do vậy nên không chỉ KTS Trần Thanh Vân băn khoăn, lo lắng mà người viết bài này tin: Khả năng chọc thẳng qua Hồ Tây sẽ là phương án mà ông Hoàng Trung Hải, ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Văn Khôi sẽ quyết liệt làm cho bằng được !
Câu hỏi của Blogger
Phạm Viết Đào về tính xác thực và khả năng chắc chắn của của cơ quan tham mưu về
Quy hoạch Đô thị Hà Nội đối với UBND Hà Nội khiến tôi không thể không có những
lo âu.
Quả thực khi đọc tin
trên mạng Dân Trí và trên Blog Phạm Viết Đào về kiến nghị điên rồ của Cục đường
sắt và sự dễ dãi có nhiều dụng ý xấu đáng ngờ của ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung
Hải, về đề xuất chọc thủng Hồ Tây làm đường sắt cao tốc "chém đôi" Thủ đô của
chúng ta, tôi đã gọi điện thoại hỏi ngay KTS Lã Kim Ngân, Viện trưởng Viện QHXD
đô thị Hà Nội. Tôi rất tin KTS Lã Kim Ngân cả về trình độ chuyên môn lẫn trách
nhiệm nghề nghiệp, đó là một nữ KTS đã cộng tác làm việc với tôi trong nhiều năm
trước đây, khi chúng tôi còn ở Viện QH Đô thị & Nông thôn Bộ Xây dựng.
Nhưng nay tôi đã về
hưu, Lã Kim Ngân đã là một quan chức của Hà Nội, thì vấn đề có thể khác. Tôi nhớ
cách đây 14 năm. Khi đọc được tin Phó thủ tướng Ngô Xuân Lộc đã ký Quyết định
105/QĐ-TTg ngày 18/2/1998, phê duyệt Dự án Thuỷ Cung Thăng Long, tôi cũng đã gọi
điện thoại chất vấn Gs TS Nguyễn Lân rằng tại sao là một Gs Ts mà ông lại ký OK
một dự án bậy bạ như thế? Ông Nguyễn Lân
trả lời tôi rằng:
- "Đó là do chỉ đạo ở
trên???!!!! "
và ông ta còn nói
thêm:
- "Thôi bà ơi, đã đi
ở ẩn rồi thì nghỉ cho khoẻ, dây vào chuyện đời làm gì cho mệt???".
Thế đó, câu dèm pha
vô trách nhiệm của ông bạn học đã "kích động" máu sư tử Hà Đông của tôi, khiến
tôi thề chưa dẹp xong Thuỷ cung Thăng Long thì tôi chưa ngừng chiến đấu đó.
Bây giờ có khác một
chút, KTS Lã Kim Ngân trả lời tôi rất lịch sự nhã nhặn rằng:
- "Thưa chị, theo chỉ
đạo của PTT, Viện Quy hoạch chỉ đề xuất tuyến đường men theo Đường Lạc Long Quân
lên Cầu Nhật Tân , đi qua phường Phú Thượng ở phía Bắc Hồ Tây thôi. Chị yên tâm,
bọn em kiên trì bảo vệ ý kiến đó".
Tôi tin đó là ý kiến
nghiêm túc chân thành.
Nhưng nếu xưa kia ông
Nguyễn Lân quyền to hơn cả Sở Xây dựng mà còn bị bọn "ranh con" điều khiển dễ
dàng, thì nay Viện Quy hoạch của KTS Ngân dưới quyền Sở Xây dựng, dưới quyền Phó
Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi, và tất nhiên dưới quyền ông Đinh La Thăng, ông Hoàng
Trung Hải.... thì liệu người ta có qua mặt bà KTS Lã Kim Ngân
không ?????
Vào 11:56 Ngày 13
tháng 8 năm 2012, Van Tran thanh <van.oikos@gmail.com>
Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết
Đào vào lúc Thứ sáu,
tháng tám 17, 2012
nguồn:http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/08/kts-tran-thanh-van-chua-het-ban-khoan.html
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001