Nguyễn Vạn Phú - Đừng đánh giá thấp kinh tế vỉa hè
Nguyễn Vạn Phú
Kinh tế vỉa hè là một bộ phận rất quan trọng của nền kinh tế phi
chính thức. Một số nghiên cứu trước đây cho rằng kinh tế phi chính thức,
hiện bằng chừng 30% nền kinh tế chính thức, đóng vai trò là tấm bình
phong che chắn bão tố, là tấm đệm giảm nhẹ những cơn khủng hoảng dội vào
Việt Nam.
Các bạn ở nước ngoài thường nói, bên đó mà thất nghiệp thì dễ rơi vào khủng hoảng (nếu không có những dạng an sinh xã hội khác nhau). Bên mình, thất nghiệp nhiều, khó khăn cũng nhiều nhưng dù sao tình trạng bức bối cũng giảm nhẹ nhờ tham gia vào nền kinh tế phi chính thức (mà phương tiện thường là chiếc xe gắn máy đang bị một số ý kiến đòi dẹp). Thất bại trong kinh doanh chính thức, người ta có thể ra vỉa hè buôn gánh bán bưng để sống đắp đổi qua ngày.
Nếu không có kinh tế vỉa hè, xã hội này phải đối diện với biến bao bất ổn, tệ nạn và xáo động.
Thế nhưng chính quyền các thành phố lớn dường như không hiểu; họ cứ đòi dẹp kinh tế vỉa hè mà thực chất chỉ dẹp kẻ cô thế, người gánh hàng rong.
Họ không chịu hiểu người dân đang tự xoay xở để sống và nhờ vậy họ bớt đi nhiều gánh nặng phải lo toan. Thế mà thỉnh thoảng cứ có những chiến dịch dẹp buôn bán lòng đường vỉa hè. Tại sao không tổ chức cho người ta buôn bán trong một chừng mực trật tự nhất định. Ngay cả ở New York vẫn có xe đẩy bán hotdog, vẫn có sạp báo vỉa hè. Ở Tokyo vẫn có những đường phố, chiều xuống, người ta cấm xe, để dân mua bán tràn xuống đường giao dịch thoải mái.
Đáng tiếc là các trường đại học kinh tế không ai chịu làm những nghiên cứu về kinh tế vỉa hè để tham mưu chính sách đúng đắn cho chính quyền. Tất cả đều xem số phận của người dân nghèo như con ve cái kiến, ưa đè bẹp lúc nào cũng được.
Chính kinh tế vỉa hè đang đóp góp một phần không nhỏ vào con số GDP mà quý vị thường đem ra khoe khoang đấy.
* * *
Theo đơn tường trình mà anh Lê Văn Trường (là em vợ của anh Trịnh Xuân Tình) gửi lên công an phường 25, quận Bình Thạnh với rất nhiều người đồng ký tên đồng ý làm chứng thì lúc 17h ngày 6.12, anh Tình có bán trái cây trước nhà 11B5 cư xá 30.4, phường 25, quận Bình Thạnh.
Đang bán hàng thì anh Tình bị Tổ công tác của UBND phường 25 (gồm TTQLĐT và bảo vệ dân phố) trong khi đang làm công tác giải tỏa trật tự đô thị tại khu vực này lập biên bản, tịch thu xe đẩy, yêu cầu anh về trụ sở UBND phường 25 để xử lý về hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường.
Tuy nhiên, khi anh Tình phản đối, nói rằng mình chỉ không kịp đẩy xe đi, nếu lực lượng chức năng muốn phạt thì anh chịu chứ đừng thu xe vì như vậy anh sẽ mất tất cả, thì lập tức rất nhiều người mặc trang phục của hai lực lượng trên xông vào bóp cổ, đánh đập, còng tay rồi ép anh lên xe máy về trụ sở phường.
Sau một hồi giằng co, thấy anh Tình không chịu ngồi lên xe máy, những người mặc đồ công vụ lại muốn tống anh lên xe ô tô của tổ công tác nhưng anh vẫn kháng cự, kêu la rồi nhảy lại xuống đất.
Không thể đưa anh Tình về phường như mong muốn, một người chạy đến đánh vào cổ anh Tình 2 phát. Sau đó là một trận đòn hội đồng được trút vào người anh Tình làm anh ngất tại chỗ.
Thấy anh bị ngất, nhóm người này bỏ mặc anh Tình nằm trên đường với hai tay bị còng ngược ra phía sau rồi bỏ đi trước sự chứng kiến của rất nhiều người dân có mặt tại hiện trường.
Khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó, lực lượng công an phường 25 đã có mặt rồi đưa anh Tình đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Sự việc được báo lên UNBD phường 25.
Sau đó anh Tình đã được người thân đưa về Bình Dương để dưỡng thương nên cán bộ phường đã không gặp được. Về giấy chứng thương của anh Tình, một cán bộ của UBND phường nói là anh Tình chỉ bị bầm ở tay do bị tổ công tác còng khi anh phản đối.
Vị cán bộ này cũng nói là không có chuyện tổ công tác đánh anh Tình và để làm sáng tỏ sự việc, phường sẽ cho mời anh Tình lên để đối chất với tổ công tác cùng phía công an.
Bức xúc vì việc người của tổ công tác xem người lấn chiếm vỉa hè như tội phạm nên nhiều người dân đã đồng ký tên vào đơn và mong muốn phía ủy ban phường làm rõ sự việc.
Một người dân chứng kiến sự việc bức xúc: “Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường chỉ là vi phạm hành chính. Nếu có vi phạm thì mời về trụ sở xử lý chứ đánh đập, cư xử như tội phạm như vậy thì người dân chúng tôi bất bình lắm”.
Cánh tay của một người mặc áo xe bóp vào cổ anh Tình dù anh này chỉ vi phạm hành chính.
Nằm bất tỉnh suốt gần 1 tiếng đồng hồ dưới nền đất với hai tay bị còng ra sau.
Nguồn: Báo Lao Động
Admin gửi hôm Thứ Ba, 10/12/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131210/nguyen-van-phu-dung-danh-gia-thap-kinh-te-via-he
=======================================================================
Các bạn ở nước ngoài thường nói, bên đó mà thất nghiệp thì dễ rơi vào khủng hoảng (nếu không có những dạng an sinh xã hội khác nhau). Bên mình, thất nghiệp nhiều, khó khăn cũng nhiều nhưng dù sao tình trạng bức bối cũng giảm nhẹ nhờ tham gia vào nền kinh tế phi chính thức (mà phương tiện thường là chiếc xe gắn máy đang bị một số ý kiến đòi dẹp). Thất bại trong kinh doanh chính thức, người ta có thể ra vỉa hè buôn gánh bán bưng để sống đắp đổi qua ngày.
Nếu không có kinh tế vỉa hè, xã hội này phải đối diện với biến bao bất ổn, tệ nạn và xáo động.
Thế nhưng chính quyền các thành phố lớn dường như không hiểu; họ cứ đòi dẹp kinh tế vỉa hè mà thực chất chỉ dẹp kẻ cô thế, người gánh hàng rong.
Họ không chịu hiểu người dân đang tự xoay xở để sống và nhờ vậy họ bớt đi nhiều gánh nặng phải lo toan. Thế mà thỉnh thoảng cứ có những chiến dịch dẹp buôn bán lòng đường vỉa hè. Tại sao không tổ chức cho người ta buôn bán trong một chừng mực trật tự nhất định. Ngay cả ở New York vẫn có xe đẩy bán hotdog, vẫn có sạp báo vỉa hè. Ở Tokyo vẫn có những đường phố, chiều xuống, người ta cấm xe, để dân mua bán tràn xuống đường giao dịch thoải mái.
Đáng tiếc là các trường đại học kinh tế không ai chịu làm những nghiên cứu về kinh tế vỉa hè để tham mưu chính sách đúng đắn cho chính quyền. Tất cả đều xem số phận của người dân nghèo như con ve cái kiến, ưa đè bẹp lúc nào cũng được.
Chính kinh tế vỉa hè đang đóp góp một phần không nhỏ vào con số GDP mà quý vị thường đem ra khoe khoang đấy.
Trường Sơn - Dân phòng còng tay, đánh đập người bán hàng rong như tội phạm
Người thân của nạn nhân và rất nhiều người dân ở gần khu chợ tự phát thuộc chung cư Văn Thánh cũ trên đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM đang rất bức xúc về hành vi cư xử hung tợn của nhóm cán bộ Trật tự quản lý Đô thị (TTQLĐT) và bảo vệ dân phố khi xử lý trường hợp lấn chiếm lòng lề đường của một người bán hàng rong trên địa bàn.Theo đơn tường trình mà anh Lê Văn Trường (là em vợ của anh Trịnh Xuân Tình) gửi lên công an phường 25, quận Bình Thạnh với rất nhiều người đồng ký tên đồng ý làm chứng thì lúc 17h ngày 6.12, anh Tình có bán trái cây trước nhà 11B5 cư xá 30.4, phường 25, quận Bình Thạnh.
Đang bán hàng thì anh Tình bị Tổ công tác của UBND phường 25 (gồm TTQLĐT và bảo vệ dân phố) trong khi đang làm công tác giải tỏa trật tự đô thị tại khu vực này lập biên bản, tịch thu xe đẩy, yêu cầu anh về trụ sở UBND phường 25 để xử lý về hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường.
Tuy nhiên, khi anh Tình phản đối, nói rằng mình chỉ không kịp đẩy xe đi, nếu lực lượng chức năng muốn phạt thì anh chịu chứ đừng thu xe vì như vậy anh sẽ mất tất cả, thì lập tức rất nhiều người mặc trang phục của hai lực lượng trên xông vào bóp cổ, đánh đập, còng tay rồi ép anh lên xe máy về trụ sở phường.
Sau một hồi giằng co, thấy anh Tình không chịu ngồi lên xe máy, những người mặc đồ công vụ lại muốn tống anh lên xe ô tô của tổ công tác nhưng anh vẫn kháng cự, kêu la rồi nhảy lại xuống đất.
Không thể đưa anh Tình về phường như mong muốn, một người chạy đến đánh vào cổ anh Tình 2 phát. Sau đó là một trận đòn hội đồng được trút vào người anh Tình làm anh ngất tại chỗ.
Thấy anh bị ngất, nhóm người này bỏ mặc anh Tình nằm trên đường với hai tay bị còng ngược ra phía sau rồi bỏ đi trước sự chứng kiến của rất nhiều người dân có mặt tại hiện trường.
Khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó, lực lượng công an phường 25 đã có mặt rồi đưa anh Tình đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Sự việc được báo lên UNBD phường 25.
Sau đó anh Tình đã được người thân đưa về Bình Dương để dưỡng thương nên cán bộ phường đã không gặp được. Về giấy chứng thương của anh Tình, một cán bộ của UBND phường nói là anh Tình chỉ bị bầm ở tay do bị tổ công tác còng khi anh phản đối.
Vị cán bộ này cũng nói là không có chuyện tổ công tác đánh anh Tình và để làm sáng tỏ sự việc, phường sẽ cho mời anh Tình lên để đối chất với tổ công tác cùng phía công an.
Bức xúc vì việc người của tổ công tác xem người lấn chiếm vỉa hè như tội phạm nên nhiều người dân đã đồng ký tên vào đơn và mong muốn phía ủy ban phường làm rõ sự việc.
Một người dân chứng kiến sự việc bức xúc: “Lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường chỉ là vi phạm hành chính. Nếu có vi phạm thì mời về trụ sở xử lý chứ đánh đập, cư xử như tội phạm như vậy thì người dân chúng tôi bất bình lắm”.
Nguồn: Báo Lao Động
Admin gửi hôm Thứ Ba, 10/12/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131210/nguyen-van-phu-dung-danh-gia-thap-kinh-te-via-he
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001