Nhật kí Bắc Triều Tiên
Chùm bài viết về Triều Tiên Dân chủ và Nhân dân
Chùm bài viết về Triều Tiên Dân chủ và Nhân dân
A Phi
Bản dịch từ tiếng Pháp của Vaxili Zaisev
Lời nói đầu của người dịch
Không hiểu vì lý do tại sao mà tôi rất quan tâm đến Bắc Triều Tiên, hầu như những tin tức nào liên quan đến chế độ này tôi đều đọc say sưa và cẩn thận. Tôi vốn có thói quen tò mò tìm hiểu về Bắc Triều Tiên từ hồi học tiểu học. Khoảng năm tôi học lớp 4, cô giáo Hải hỏi cả lớp tôi về thủ đô của các nước trên thế giới, trước hết là các nước Đông Nam Á. Mấy hiểu biết như thế này các em thiếu nhi bây giờ biết hết, nhưng hồi đó thì trẻ con chúng tôi ngây thơ và không mấy đứa biết cả. Cô giáo hỏi thủ đô Nam Triều Tiên là gì, tôi nói là Hán Thành (hồi đó Seoul vẫn gọi là Hán Thành). Cô hỏi, còn thủ đô của CHDCND Triều Tiên là gì, tôi nói là Bình Nhưỡng. Cô giáo ngạc nhiên và khen nức nở trước các bạn trong lớp... Tự hào quá, từ đó tôi có thói quen tìm hiểu về đất nước này.Nói chung, Bắc Triều Tiên là đất nước khép kín nhất thế giới. Người ta chỉ biết đến đất nước này với những vụ thử tên lửa lục địa, bom nguyên tử và nạn đói cùng dòng người tị nạn. Ngoài ra không có gì nhiều...Ở Pháp, người dân nào thích nghệ thuật thì hàng năm có thể xem liên hoan xiếc Monté Carlo với sự tham dự của đoàn xiếc Bắc Triều Tiên. Hầu như năm nào, đoàn này cũng dành giải đặc biệt.Báo chí Phương Tây nhìn chung có cái nhìn thiếu thiện cảm và xấu xí về đất nước Bắc Triều Tiên. Nào là chế độ độc tài, chuyên chế, cộng sản toàn trị, nạn đói, trại tập trung, tôn giáo sùng bái lãnh tụ, vi phạm nhân quyền, buôn bán vũ khí và ma tuý lậu... Người Việt Nam chúng ta cũng chẳng biết gì nhiều. Có hai xu hướng: một là tiếp thu tin tức phương Tây với cái nhìn thiếu thiện cảm về đất nước này; hai là những người già, chỉ đọc sách báo tuyên truyền và báo chí của nhà nước, có cái nhìn ngược lại, xem đây là một quốc gia cộng sản khá phát triển với nền công nghiệp mạnh, quân đội hùng mạnh, thủ đô Bình Nhưỡng hiện đại, hoành tráng...Thực tế thì thế nào? Cách đây mấy năm, tôi có đọc một loạt bài của một đồng chí Việt Nam đi du lịch Bắc Triều Tiên về, kể chuyện lại khá hay và có nhiều điều thú vị đáng đọc. Rồi cách đây mấy tháng, tôi có đọc hồi kí "Giọt lệ trong hồn" của một nữ gián điệp Bắc Triều Tiên, người đã tham gia vụ đánh bom máy bay Nam Hàn làm chết gần 200 hành khách năm 1987 tại Miến Điện. Ngày hôm qua, tôi lại tình cờ đọc được ghi chép của luật sư người Pháp Dominique Garret làm việc ở Thượng Hải, Trung Quốc đã từng đi du lịch Bắc Triều Tiên năm 2003, viết còn hay hơn cả của đồng chí Việt Nam kia.
Có tới 5 phóng sự khác nhau đầy thú vị về đời sống thường nhật cũng như phong cảnh ở Bắc Triều Tiên. Tất cả đều rất chân thực. Đúng là một chế độ kì lạ! Đoạn cuối một phóng sự, sau khi thăm một trường tiểu học ở Bình Nhưỡng và nói chuyện với các em học sinh lớp Một, một nghị sĩ người Bỉ đã nói với bạn bè mấy câu thật đau xót: "Tao nghĩ những đứa trẻ này được giáo dục không khác gì bọn đoàn viên thanh niên phát xít Đức thời Hitler". Thật sự kinh hoàng! Trẻ em 5, 6 tuổi chưa biết gì mà đọc thuộc lòng tiểu sử Kim chủ tịch (cả đồng chí chủ tịch cha lẫn chủ tịch con) và hô hào rất kinh khủng!!! Xem xong mấy đoạn phóng sự này, tôi thấy thật đau lòng, và thấy rằng trẻ em Việt Nam mình dù sao vẫn còn sướng hơn mấy đứa nhóc Bắc Triều Tiên này nhiều.Quay lại với luật sư người Pháp Dominique Garret cùng với loạt bài ghi chép. Vị luật sư này là người có sở thích tìm hiểu về Bắc Triều Tiên giống như tôi, không những thế còn chịu khó tìm đến nhà hàng Bắc Triều Tiên ở Thượng Hải để nói chuyện với người Triều Tiên nữa. Chú quen rất nhiều cô gái Nam Hàn và nói rằng con gái Nam Hàn xấu mù, còn con gái Bắc Triều Tiên mới đúng là xinh vô địch ở châu Á. Hồi học đại học, tôi cũng có học cùng với một người bạn Nam Hàn. Người bạn đó cũng nói là người dân Triều Tiên có câu "Trai Nam, gái Bắc" để nói về sắc đẹp. Nghĩa là các nữ diễn viên Nam Hàn trên phim truyền hình đã xinh nhưng so với các cô gái Bắc Triều Tiên thì còn thua xa. Có vẻ điều đó là đúng. Xem các phóng sự của người Bỉ quay đường phố Bình Nhưỡng thì chúng ta có thể thấy cả ngay các nữ cảnh sát giao thông của Bắc Triều Tiên đã rất xinh rồi: cao ráo, mảnh mai, trắng trẻo với nụ cười ngây thơ. Nói chung là tuyệt vời! Hi vọng mấy bạn Bắc Triều Tiên mau chóng mở cửa để tôi tình nguyện sang Bắc Triều Tiên làm việc, và ... kiếm một cô vợ
Chúng tôi ở tại một trong hai khách sạn của thành phố. Khu trung tâm vốn dành cho người Trung Quốc vì sự nguy hại của họ ít hơn người phương Tây. Khách du lịch Tây Âu phải trú ở khách sạn nằm trên hòn đảo. Dĩ nhiên là cũng có nhiều người Trung Quốc trú ở đây. Thật là ngạc nhiên, khách sạn rất hiện đại, tiêu chuẩn bốn sao và có hầu hết những thứ mà người ta vẫn mong đợi ở khách sạn loại này. Gian đại sảnh rất lớn được trang hoàng bởi tấm thảm hình kimilsunia (một loại hoa được tạo ra để vinh danh Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành) và hoa kimjongilia (loại hoa vinh danh Kim Chính Nhật). Những phiên bản của hai loại hoa này có mặt hầu như khắp mọi nơi, như thể sự hiện diện của tên và chân dung của hai đồng chí lãnh tụ này vẫn chưa đủ.
Phòng ốc ở đây giống như bất kì ở khách sạn quốc tế nào. Tôi bồn chồn bật ti vi lên và thấy phần lớn là các kênh của Trung Quốc, cũng có một kênh Đài Loan dân quốc, một kênh tiếng Nhật và BBC. Rồi màn hình vô tuyến bị nhoè đi kèm dòng chữ "Tín hiệu vệ tinh bị gián đoạn". Như tình cờ, có một kênh truyền hình Bắc Triều Tiên, dĩ nhiên là tôi thử xem kênh này. Không có gì đáng ngạc nhiên, chỉ toàn là những khúc quân hành và opéra cách mạng. Càng tốt, tôi nghiện món này. Tiếp theo là bản tin. Đúng là chưa từng có, một khung nền toàn màu xanh và đồng chí phát thanh viên đang cúi đầu xuống đọc một xấp giấy. Tôi không hiểu gì cả, nhưng nhịp điệu đơn điệu, cách nói nhanh và âm sắc rất nghiêm trang. Thi thoảng có vài phóng sự về các nhà máy để minh hoạ cho lời thoại. Không thật sự lý thú!
Lúc sau, tôi gặp những người khác và hai đồng chí hướng dẫn viên du lịch trong nhà hàng quay. Mãi một lúc sau khi chúng tôi đi vào thì nó mới quay. Dù sao thì buổi tối ở Bình Nhưỡng cũng chẳng sáng sủa gì. Dĩ nhiên là các khu chung cư thì có ánh đèn nhưngvề toàn cảnh thì thành phố thật là mờ mịt và u ám. Đương nhiên người ta không thấy bất cứ ánh đèn pha nào. Các đồng chí hướng dẫn viên nói là ngay bây giờ chúng tôi phải quyết định chúng tôi sẽ ăn gì vào những ngày tiếp sau (món Triều Tiên hay đồ Tây) và nên biết là mọi người đều phải ăn cùng một kiểu. Chúng tôi nhất trí chọn đồ ăn Triều Tiên. Thành thực mà nói thì thức ăn kiểu Triều Tiên mà bọn tôi ăn đêm đó rất là ngon. Ngon hơn đồ ăn Triều Tiên mà tôi đã có dịp ăn ở Thượng Hải và Nam Hàn. Đang lúc ăn thì nhà hàng bắt đầu quay. Phải thừa nhận là tôi không mấy thấy thích thú với ý tưởng mình thì ăn nhậu trong một nhà hàng quay, trong khi biết là ngoài kia bao người đang đói rét và điện năng sản xuất ra không đủ chiếu sáng cho tất cả mọi người. Ít ra thì thì tiền mà chúng tôi trả cho việc ăn nhậu cũng phục vụ cho việc nhập khẩu lương thực hay xây dựng các trung tâm điện thực thụ (Chú thích: Tác giả ám chỉ việc CHDCND Triều Tiên anh hùng xây dựng các trung tâm điện giả để làm nơi chế tạo bom), nhưng tôi hơi nghi ngờ điều này..
Tôi suýt quên mất điều quan trọng nhất: cô tiếp viên nhà hàng. Đẹp tuyệt vời! Còn xinh và duyên dáng hơn cô tiếp viên hàng không bí ẩn nhiều. Hơn nữa là cô này tươi cười trong bộ quần áo Triều Tiên truyền thống mới thật đẹp chứ. Bất hạnh thay, nàng không nói được tiếng Anh, như thế là không thể làm quen được. Tôi dẫu sao thì cũng làm được nàng cười khi gọi nàng là "đồng chí" bằng tiếng Triều Tiên. Trước đó, tôi chưa bao giờ nghĩ là một từ rất cộng sản như thế một ngày nào đó lại trở thành công cụ để tán gái! Dẫu sao, tôi phải công nhận là các cô gái Bắc Triều Tiên gây cho tôi ấn tượng mạnh mẽ, trái hẳn với các cô gái Nam Hàn mà tôi luôn thấy là xấu như ma. Thật khó mà tin được họ cùng một dân tộc.
Tiếp theo chúng tôi xuống phòng uống trà ở dưới tầng trệt và thống nhất chi tiết chuyến đi với các đồng chí hướng dẫn viên. Thật là thất vọng với tôi vì sẽ không có các buổi diễu binh hay hoà nhạc cách mạng mà tôi luôn mơ ước được xem. Chúng tôi tới muộn mất hai tuần và lại sớm mất một tuần. Đúng là không may mắn gì cả. Tôi đã từng tiếc vì không thể tham dự liên hoan hoành tráng Arirang với 100.000 diễn viên được tổ chức tại sân vận động lớn nhất của thành phố vào mùa xuân hằng năm.
Đồng chí Li sau đó nói với chúng tôi rằng trong chuyến thăm qua này anh sẽ cố gắng làm chúng tôi hài lòng, nhưng điều đó không ổn lắm vì chúng tôi không có quyền đề xuất ý kiến của mình. Trời đất! Từ khi nào mà một người hướng dẫn viên lại phải thuyết phục và không cần giải thích!? Từ khi nào một chuyến thăm quan lại chỉ để phục vụ cho việc rèn dũa một quan điểm hơn là dành cho việc khám phá một điều gì đó!?
Rồi chúng tôi có mỗi người một cái thẻ màu trắng để thăm quan khách sạn (tự do muôn năm) sau khi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là chúng tôi không có quyền ra khỏi khách sạn không kèm hướng dẫn viên. Chúng tôi nhanh chóng nhìn thấy những thanh chắn đường của cảnh sát ở lối vào của mấy cây cầu cho phép ra khỏi hòn đáo bé tí này.
Ngoài ra, hàng rào thép gai trên sông cũng ngăn cái ý định thoát khỏi dòng Alcatraz Bắc Triều Tiên này bằng cách bơi qua sông.
Khi chúng tôi tham quan một vòng khách sạn và trở về thì trong đại sảnh, bên cạnh bông hoa Kimjonggike khổng lồ, xuất hiện một tấm pa nô lớn mô tả sức sống và những thành tựu của chế độ. Lãnh tụ cha và lãnh tụ con được chụp ảnh với các kiểu quần áo khác nhau bên cạnh những người công nhân và binh sĩ. Chúng tôi cũng thấy rất nhiều ảnh chụp những cuộc diễu binh và những người lính vui vẻ đang hăng say luyện tập. Một tấm ảnh khác mô tả tên lửa không gian của Bắc Triều Tiên thu hút sự chú ý của tôi. Dù tin tức này nọ chăng nữa thì thực sự là có một vụ bắn hỏng tên lửa Taepodong của Bắc Triều Tiên. Xa hơn một chút, tôi thấy một hàng sách, nơi tiêu khiển duy nhất ở khách sạn.Tuyên truyền, tuyên truyền và tuyên truyền. Tất cả mọi loại sách có thể có và có thể tưởng tượng ra về Lãnh tụ cha và lãnh tụ con đều có ở đây: album ảnh, tiểu sử, các mẩu chuyện chọn lọc. Người ta cũng thấy những huy hiệu cộng sản, nhưng không phải là loại các đảng viên đeo. Đó là loại chỉ dành cho những thành viên tích cực và không được bán.Có thể thấy hàng đống nhạc cách mạng, sách lịch sử về chiến tranh Triều Tiên và những tập sách chính luận và thời sự đương thời (nghĩa là về đế quốc Mỹ và các vấn đề liên quan đến nguyên tử). Đêm đó tôi đã mua một vật kì cục nhất mà tôi chưa bao giờ thấy: Album ảnh Kim Chính Nhật mà trang nào cũng đang đứng giữa binh lính hay đang tham quan công xưởng. Chú thích thì tất nhiên bằng tiếng Triều, nhưng tôi dễ dàng đoán ra nó viết về cái gì. Nên nhắc lại là ở cửa hàng sách này chỉ có thể dùng hai loại tiền đang lưu hành ở Bắc Triều Tiên, Euro và nhân dân tệ. Đô la Mỹ dĩ nhiên cấm dùng (ngay cả khi có vẻ như vẫn có vài tờ trong két của cửa hàng). Đồng Yen Nhật cũng có thể được chấp nhận. Dù đã nói tạm biệt chúng tôi trong phòng uống trà và nói là phải về phòng ngủ,đồng chí Li lại xuất hiện ở cửa hàng sách, với lý do là tới thuê băng video (liệu anh ta có máy xem băng video chăng?), chắc hẳn là để xem liệu chúng tôi có té khỏi khách sạn và làm theo những chỉ dẫn không. Sau khi chắc chắn là đã nhìn thấy đầy đủ mọi người, anh ta ngừng lại một chút và đi về phòng, dĩ nhiên là không kèm theo băng video.
Sau khi xem xong cửa hàng sách thì chỉ còn khu dưới hầm để xem. Thật là một khu hầm nổi tiếng... chỉ toàn người Trung Quốc là Trung Quốc. Tất nhiên người châu Âu có thể vào không vấn đề gì, nhưng người Triều Tiên thì cấm hẳn. Tầng hầm là nơi chỉ dành cho khách du lịch, hướng dẫn viên cũng không được vào. Có ba loại hình giải trí ở đây: karaoke, casino (casino Bình Nhưỡng), và một phòng mát xa. Tôi làm một vòng trong casino mà không chơi một xu nào. Casino có chừng 20 máy chơi, là nơi tập trung dân du lịch Trung Quốc và hai bàn chơi bài. Do không hiểu luật chơi nên tôi không có hứng thú tham gia, nhưng vẫn nhớ rõ là tối thiểu phải chơi 20 Euro (cao hơn cả bên đất của mấy chú Trung Quốc nhỉ?) và tối đa là 2000 Euro. Tôi xem qua phòng mát xa, chỉ là để kiểm tra xem có những kiểu gì. Quả thực là đúng như tôi nghĩ: Massafe = X Euro, Massage+Dịch vụ đặc biệt = Y Euros. Mặc dù tôi hỏi đi hỏi lại mấy lần nhưng người ta vẫn từ chối nói với tôi dịch vụ đặc biệt là gì. Thế là tôi tha hồ mà tưởng tượng...
Khi quay lên đại sảnh tôi gặp một đám tu sĩ và mấy người khách du lịch Nam Hàn lộn xộn. Đây thực ra là lần đầu tiên, (hình như thế) các nhóm du khách Nam Hàn tới đây. Vì nguyên tắc thì người mang quốc tịch Nam Hàn bị cấm nhập cảnh Bắc Triều Tiên. Nhân dịp hội nghị thượng đỉnh, những nhóm người Nam Hàn đã được phép tham quan miền Bắc tuy vẫn còn hiếm. Cảm xúc của mấy chú Nam Hàn khá là mạnh. Ta có thể hiểu được điều này. Với một người châu Âu hay Trung Quốc thì Bắc Triều Tiên như là một gánh xiếc hay là sở thú, nhưng với người Nam Hàn thì đó dẫu sao cũng có phần là đất nước của họ. Một anh bạn Nam Hàn mà tôi bắt chuyện đã nói là họ bay thẳng trực tiếp Soeul -Bình Nhưỡng. Tôi nghĩ đây là đầu tiên có một chuyến bay thương mại như thế diễn ra.Chuyến bay của họ chỉ kéo dài khoảng nửa giờ (vì tính cả vả việc bay vòng ra biển để tránh đường phân giới), nhưng dù sao cũng là một chuyến bay lịch sử.
Đêm đó là sinh nhật của Mẹ tôi, và tôi đã không nói trước cho bà biết là tôi đang ở đâu với một lý do đơn giản là bà cấm tôi đi tới đây (Mẹ là tình nguyện viên của AmnestyInter). Mặc dù giá điện thoại là cắt cổ, 4 € cho một phút nhưng tôi vẫn gọi cho bà một cú.Khi tôi nói cho mẹ biết tôi đang ở đâu thì cảm thấy rằng bà khá lo lắng, còn bố tôi thì lẩm bẩm "Đúng là điên!" hay một điều gì đó tương tự.
Thức giấc vào sáng sớm, kéo tấm ri đô, tôi cảm thấy một sự ngạc nhiên dễ chịu vì thời tiết thật tuyệt vời và vì rằng phòng của tôi nhìn ra phía sông, về hướng sân vận động mồng Một tháng Năm và tháp Juche (Tự chủ). Ăn sáng ở nhà hàng quay, tôi nhìn toàn cảnh thành phố. Bình Nhưỡng vẫn luôn xấu xí nhưng lần này dáng vẻ hùng vĩ của nó hiện ra vào một ngày đẹp trời.
Sự mất cân bằng của thành phố thể hiện ở những toà nhà chung cư. Không có những toà nhà thấp và chẳng có toà nhà nào cổ kính cả. Cũng cần phải nói là người Mỹ đã san phẳng thành phố này trong thời gian chiến tranh, và đó là mảnh đất tự do cho các kiến trúc sư cộng sản tha hồ làm lại mọi thứ theo ý tưởng của họ. Kết quả đồng thời là sự xấu xí và quyến rũ. Trong số những những toà nhà cao lớn đó, những công trình khổng lồ bắt nhịp với bản chất thích sự to lớn hoành tráng của chế độ và các nhà lãnh đạo của nó.
Công trình gây ấn tượng mãnh mẽ nhất là toà khách sạn hình kim tự tháp khổng lồ cao 105 tầng với phần đỉnh tháp còn dang dở. Toà nhà có tên Ryoukyeung. Toà nhà vẫn còn là một công trường giang dở và không có gì mới mẻ từ 15 năm nay. Tháp Juche (Tự chủ) nổi bật trên nền trời nâu, cũng như những sân vận động, cung điện và những kì quan cộng sản khác. Những nhà máy nằm ở ngoại ô thành phố phả lên những chụm khói, trong khi thành phố vẫn luôn yên tĩnh và hoang vắng. Khuôn mặt hiền hậu của nữ đồng chí phục vụ may mắn thay đã xoá nhà cái khung cảnh điêu tàn đó (Nàng có họ là Kim như bao người khác, nhưng tôi lại quên tên nàng rồi, thật xấu hổ).
Đến giờ khởi hành chuyến thăm quan của chúng tôi rồi! Đích đến đầu tiên là Mankyeungdai, nằm ở ngoại ô thành phố, xem như là một làng, nhưng thực ra chỉ là một ngôi nhà nơi đồng chí Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành đã ra đời và trải qua tuổi thơ của Người trước khi “làm cách mệnh và giải phóng đất nước” vào năm 14 tuổi.
Một khu vực khá dễ chịu và một công viên rất lớn đã được bố trí xung quanh ngôi nhà. Chắc hẳn là được làm lại từ đầu đến cuối. Nữ đồng chí hướng dẫn viên địa phương giải thích cho chúng tôi tất cả những gì chúng tôi cần phải biết về Chủ tịch vĩ đại và tuổi thơ của người. Đồng chí Kim phụ trách khoản dịch ra tiếng Anh. Những bức ảnh gia đình và những vật dụng gợi nhớ về cuộc sống thôn quê được trưng bày trong một vài gian phòng của ngôi nhà. Tất cả nhằm gợi nên nguồn gốc thực sự là vô sản bần hàn của Lãnh tụ kính mến. Vì đến rất sớm nên chúng tôi gần như là những du khách đầu tiên trong ngày. Chỉ có một vài người Bắc Triều Tiên đeo huy hiệu đang có mặt ở đây. Sau thăm quan ngôi nhà, chúng tôi lên mini bus để lên đỉnh đồi. Đồng chí Kim hỏi là tôi nghĩ gì về Mankyeungdai, tôi đành lòng nói về cách thức thuyết minh và chỉ dẫn ở đây. Điều hay ho với cách thức thuyết minh này là có chương khác nhau cho mỗi nơi thăm quan. Điều này thể hiện rất rõ tại Mankyeungdai “Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành, lãnh tụ vĩ đại của cách mệnh sinh ngày 15 tháng 4 năm 1912 tại Mankyeungdai”, “Mankyeungdai là cái nôi của cách mệnh”, “Mankyeungdai là quê hương tinh thần của tất cả chúng ta”, “Gia đình của lãnh tụ kính mến thực sự là một gia đình yêu nước”, “Gia đình lãnh tụ vĩ đại thực sự là một gia đình cách mạng”, “Gia đình lãnh tụ vĩ đại thực sự là hình mẫu của một gia đình cách mạng”, “Tôi thực sự cảm động sâu sắc”, “Tôi học được nhiều điều”,“Tôi sẽ trở lại”. Đó không phải là trạng thái tinh thần chính xác của tôi, nhưng đồng chí Kim đã cười rất nhiều khi nhìn thấy điều đó.
Trên đỉnh đồi, tôi nhận ra, hay chính xác là đồng chí Li đã làm cho tôi nhận ra, rằng người hướng dẫn viên địa phương mà chúng tôi không hề thuê biết nói tiếng Pháp. Tôi nhanh chóng làm quen bằng cách đặt cho đồng chí ấy những câu hỏi đơn giản và nhận ra nữ đồng chí ấy khó khăn tìm từ phù hợp và không thể thực hiện đuợc dù là một mẩu đối thoại giản đơn. Ngược lại, khi nàng bắt đầu mô tả cảnh sắc và nói về bọn đế quốc Mỹ thì tiếng Pháp của nàng lại trở nên chuẩn xác và mềm mại. Nàng có thể bi bô một cách chuẩn xác trong nhiều phút liền về tổ tiên mấy đời của lãnh tụ vĩ đại, nhất là ông nội của đồng chí Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành năm 1866 đã chiến thắng đế quốc Mỹ bằng việc đánh chìm “con tàu cướp biển Shermann”. Nhân dịp đó tôi liền bi bô bằng tiếngTriều Tiên câu nổi tiếng “Midjé reul tha do ha dja” (Đả đảo đế quốc Mỹ). Nữ đồng chí ấy và đồng chí Li, đồng chí Kim gần như chết vì cười trong vòng khoảng 1 phút trước khi hoan hô tôi một cách nhiệt liệt. Một lúc sau, tôi thêm vào “Midjé neun ouri I gondong Idjeuk imnida” (Đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của chúng ta). Họ tiếp tục cười và khen ngợi.
Sau đó chúng tôi quay về trung tâm Bình Nhưỡng. Trên đường, chúng tôi gặp đám đông chừng khoảng một ngàn người đi đường (đàn ông mặc quân phục và phụ nữ thì mặc váy áo truyền thống) đang đi sát nhau về hướng Mankyeungdai. Ngất ngây! Tiếp theo chúng tôi đi vào một bến tàu điện ngầm. Đây là chuyến xâm nhập sâu vào Bình Nhưỡng đầu tiên của chúng tôi. Cảnh sắc có vẻ bớt ảm đạm hơn những ấn tượng của tôi đêm hôm trước. Đám đông người Bắc Triều Tiên có vẻ đồng nhất nếu so với kiểu đám đông châu Âu hay Trung Quốc. Họ dường như được tổ chức và đi theo một sợi dây vô hình nào đó,mỗi cá nhân như đóng vai trong một vở kịch lớn ngoài trời. Đám trẻ con thì đi theo hàng lối sát nhau. Những nhóm binh lính khoảng 10 người đi nối tiếp nhau. Từng nhóm công nhân di chuyển như thể là một người duy nhất. Những nhóm phụ nữ mặc quần áo truyền thống. Tất cả những nhóm người này đi cắt qua nhau mà không bị trộn lẫn, theo một sợi dây vô hình. Nhìn toàn cảnh trông thật ấn tượng và tôi phải thú nhận rằng điều đó đưa lại một cảm giác cực kì lạ lùng khi ta đi giữa đám đông đó. Người ta thường so sánh Bắc Triều Tiên hiện nay với Trung Quốc thời cách mạng văn hoá, nhưng thực ra có sự đa dạng trong cách ăn mặc. Những người đàn ông dĩ nhiên vẫn mặc quần áo màu xám hoăc hạt dẻ, còn phụ nữ thì ăn mặc đa dạng hơn. Trang phục kiểu truyền thống gần như biến mất ở Nam Hàn, nhưng lại rất phổ biến ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Phụ nữ ăn mặc có vẻ hiện đại và có cố gắng làm đỏm dù vẫn còn khác biệt với mốt Tây Âu. Nếu so sánh những gì có thể so sánh thì kết quả đôi khi có phần tích cực hơn là một số kiểu ăn mặc xấu như ma lem mà ta vẫn có thể thấy ở Trung Quốc.
Chúng tôi đi xuống tàu điện ngầm. Thang máy như thể đưa chúng tôi xuống trung tâm của quả đất vậy.
Tôi không rõ độ sâu của tàu điện Bình Nhưỡng là bao nhiêu, nhưng chắc chắn là khác với tàu điện ở châu Âu và Trung Quốc. Quãng đường đi thường kéo dài tận mấy phút. Đi xuống dưới thì bến tàu có vẻ tối hơn là tôi đã nghĩ. Dĩ nhiên vì lý do tiết kiệm điện. Bến tàu dĩ nhiên rất là hoành tráng theo truyền thống Xô viết.
Vẫn luôn là sự hiện diện lớn lao của Chủ tịch Kim đáng kính và người dân lao động trên tường. Toa tàu thì cũ kĩ và nhìn tối tăm. Chúng tôi đi vào toa và di chuyển một hay hai bến gì đó. Bên trong mỗi toa tàu đều có chân dung hai cha con chủ tịch.
Lời nói đầu của người dịch
Không hiểu vì lý do tại sao mà tôi rất quan tâm đến Bắc Triều Tiên, hầu như những tin tức nào liên quan đến chế độ này tôi đều đọc say sưa và cẩn thận. Tôi vốn có thói quen tò mò tìm hiểu về Bắc Triều Tiên từ hồi học tiểu học. Khoảng năm tôi học lớp 4, cô giáo Hải hỏi cả lớp tôi về thủ đô của các nước trên thế giới, trước hết là các nước Đông Nam Á. Mấy hiểu biết như thế này các em thiếu nhi bây giờ biết hết, nhưng hồi đó thì trẻ con chúng tôi ngây thơ và không mấy đứa biết cả. Cô giáo hỏi thủ đô Nam Triều Tiên là gì, tôi nói là Hán Thành (hồi đó Seoul vẫn gọi là Hán Thành). Cô hỏi, còn thủ đô của CHDCND Triều Tiên là gì, tôi nói là Bình Nhưỡng. Cô giáo ngạc nhiên và khen nức nở trước các bạn trong lớp... Tự hào quá, từ đó tôi có thói quen tìm hiểu về đất nước này.Nói chung, Bắc Triều Tiên là đất nước khép kín nhất thế giới. Người ta chỉ biết đến đất nước này với những vụ thử tên lửa lục địa, bom nguyên tử và nạn đói cùng dòng người tị nạn. Ngoài ra không có gì nhiều...Ở Pháp, người dân nào thích nghệ thuật thì hàng năm có thể xem liên hoan xiếc Monté Carlo với sự tham dự của đoàn xiếc Bắc Triều Tiên. Hầu như năm nào, đoàn này cũng dành giải đặc biệt.Báo chí Phương Tây nhìn chung có cái nhìn thiếu thiện cảm và xấu xí về đất nước Bắc Triều Tiên. Nào là chế độ độc tài, chuyên chế, cộng sản toàn trị, nạn đói, trại tập trung, tôn giáo sùng bái lãnh tụ, vi phạm nhân quyền, buôn bán vũ khí và ma tuý lậu... Người Việt Nam chúng ta cũng chẳng biết gì nhiều. Có hai xu hướng: một là tiếp thu tin tức phương Tây với cái nhìn thiếu thiện cảm về đất nước này; hai là những người già, chỉ đọc sách báo tuyên truyền và báo chí của nhà nước, có cái nhìn ngược lại, xem đây là một quốc gia cộng sản khá phát triển với nền công nghiệp mạnh, quân đội hùng mạnh, thủ đô Bình Nhưỡng hiện đại, hoành tráng...Thực tế thì thế nào? Cách đây mấy năm, tôi có đọc một loạt bài của một đồng chí Việt Nam đi du lịch Bắc Triều Tiên về, kể chuyện lại khá hay và có nhiều điều thú vị đáng đọc. Rồi cách đây mấy tháng, tôi có đọc hồi kí "Giọt lệ trong hồn" của một nữ gián điệp Bắc Triều Tiên, người đã tham gia vụ đánh bom máy bay Nam Hàn làm chết gần 200 hành khách năm 1987 tại Miến Điện. Ngày hôm qua, tôi lại tình cờ đọc được ghi chép của luật sư người Pháp Dominique Garret làm việc ở Thượng Hải, Trung Quốc đã từng đi du lịch Bắc Triều Tiên năm 2003, viết còn hay hơn cả của đồng chí Việt Nam kia.
Có tới 5 phóng sự khác nhau đầy thú vị về đời sống thường nhật cũng như phong cảnh ở Bắc Triều Tiên. Tất cả đều rất chân thực. Đúng là một chế độ kì lạ! Đoạn cuối một phóng sự, sau khi thăm một trường tiểu học ở Bình Nhưỡng và nói chuyện với các em học sinh lớp Một, một nghị sĩ người Bỉ đã nói với bạn bè mấy câu thật đau xót: "Tao nghĩ những đứa trẻ này được giáo dục không khác gì bọn đoàn viên thanh niên phát xít Đức thời Hitler". Thật sự kinh hoàng! Trẻ em 5, 6 tuổi chưa biết gì mà đọc thuộc lòng tiểu sử Kim chủ tịch (cả đồng chí chủ tịch cha lẫn chủ tịch con) và hô hào rất kinh khủng!!! Xem xong mấy đoạn phóng sự này, tôi thấy thật đau lòng, và thấy rằng trẻ em Việt Nam mình dù sao vẫn còn sướng hơn mấy đứa nhóc Bắc Triều Tiên này nhiều.Quay lại với luật sư người Pháp Dominique Garret cùng với loạt bài ghi chép. Vị luật sư này là người có sở thích tìm hiểu về Bắc Triều Tiên giống như tôi, không những thế còn chịu khó tìm đến nhà hàng Bắc Triều Tiên ở Thượng Hải để nói chuyện với người Triều Tiên nữa. Chú quen rất nhiều cô gái Nam Hàn và nói rằng con gái Nam Hàn xấu mù, còn con gái Bắc Triều Tiên mới đúng là xinh vô địch ở châu Á. Hồi học đại học, tôi cũng có học cùng với một người bạn Nam Hàn. Người bạn đó cũng nói là người dân Triều Tiên có câu "Trai Nam, gái Bắc" để nói về sắc đẹp. Nghĩa là các nữ diễn viên Nam Hàn trên phim truyền hình đã xinh nhưng so với các cô gái Bắc Triều Tiên thì còn thua xa. Có vẻ điều đó là đúng. Xem các phóng sự của người Bỉ quay đường phố Bình Nhưỡng thì chúng ta có thể thấy cả ngay các nữ cảnh sát giao thông của Bắc Triều Tiên đã rất xinh rồi: cao ráo, mảnh mai, trắng trẻo với nụ cười ngây thơ. Nói chung là tuyệt vời! Hi vọng mấy bạn Bắc Triều Tiên mau chóng mở cửa để tôi tình nguyện sang Bắc Triều Tiên làm việc, và ... kiếm một cô vợ
Triều Tiên. Ngày 29 tháng 10 năm 2007
Nhật kí (năm 2003) của luật sư người Pháp Dominique Garret sống ở
Thượng Hải (Shanghai), đã sang du lịch Bắc Triều Tiên vài lần và đặc biệt
thích tìm hiểu về đất nước này.
Tháng 10 năm 2003, tôi có chuyến đi du lịch Bắc Triều Tiên trong khuôn khổ một chuyến đi dĩ nhiên là được sắp xếp kéo dài trong năm hay sáu ngày gì đó. Với mật độ thăm quan dày đặc, chuyến đi này lạ lùng ở mọi góc độ, ngay cả chỉ qua những gì mà người ta cho phép tôi thấy. Những chuyến thăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền ở khắp mọi nơi mà chúng tôi gặp thường xuyên đã tạo cho tôi có một chuyến đi kì lạ nhất : du lịch trong một đất nước kì lạ thì dĩ nhiên rồi, nhưng hơn hết là cảm giác được du hành trong thời gian, bởi với những chi tiết được thuật lại, người ta sẽ như quay lại Đông Âu những năm 60, và tôi đã cảm giác như thực sự đến một « hành tinh khác » vậy.
Khi quay trở về tôi ghi chép lại những cảm nhận của mình sau chuyến đi, điều mà về nguyên tắc tôi không bao giờ làm cả, khi mà những kỉ niệm vẫn còn nóng hổi, và ghi lại gần như chi tiết chuyến đi này. Tôi đăng những ghi chép này lên một diễn đàn mà tôi thường xuyên tham gia và chia làm 27 chương. Mọi người sẽ thấy đây đúng là những ghi chép dài dòng cho một chuyến đi chưa quá một tuần. Căn bản là tôi thấy rằng ở diễn đàn đó mọi người có thói quen đăng lại các ghi chép, nên tôi sẽ làm thế để các bạn có thể cùng xem. Mong mọi người lượng thứ cho những vụng về về câu cú và một vài ý tưởng đôi khi hơi lố lăng của tôi.
Hẹn nhau ở sân bay Bắc Kinh ngày 1 tháng 10 (năm 2003) để làm quen với những người cùng đi khác và chuẩn bị các thứ liên quan đến visa và vé máy bay. Tôi đã ngạc nhiên khi thấy không phải bay trực tiếp sang Bình Nhưỡng mà trước tiên phải tới Thẩm Dương (Shenyang, thuộc Mãn Châu Lý) trước khi bay tới Bình Nhưỡng vào cuối buối chiều. Thế là mất toi một ngày.Năm người tham gia chuyến đi làm quen với nhau : tất cả đều là người Tây Âu, trừ một đồng chí người Mỹ đi với hộ chiếu Anh Cát Lợi (Dân quốc tịch Mỹ không có quyền vào thăm Bắc Triều Tiên). Chúng tôi lấy lại visa và bị đẩy tới cái máy photo của sân bay để lưu chúng (Chúng bị tịch thu khi ra khỏi biên giới và không có bất cứ phát đóng dấu nào của Triều Tiên lên hộ chiếu cả).
Chúng tôi cũng phải để lại điện thoại di động cho mấy người bạn Anh Cát Lợi ở Bắc Kinh (người thuộc hãng lữ hành), tại vì tuyệt đối cấm mang loại máy móc này sang Bắc Triều Tiên, đó là một trong những nguyên tắc chúng tôi không thể đùa cợt được.Tại sân bay Thẩm Dương (Shenyang), tôi học gạo mấy câu tiếng Bắc Triều Tiên, do một người bạn đã sang chơi bên đó dạy lại bằng cách học thuộc mấy mẫu câu mà tôi nghĩ là sẽ có ích, kiểu như « đồng chí tiếp viên », « Đả đảo đế quốc Mỹ », « Đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của chúng ta ». Thực sự là một phương cách hoà nhập tự nguyện vậy! Khi tới sân bay Thẩm Dương (rất hiện đại và dễ chịu), tôi chú ý tới những người Bắc Triều Tiên đầu tiên tôi gặp vốn dễ nhận ra qua huy hiệu Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Sau này tôi mới hiểu rằng tất cả đảng viên của Đảng Lao động Triều Tiên đều phải đeo huy hiệu này. Và chỉ những người này mới có quyền ra nước ngoài. Theo tính toán và quan sát của cá nhân tôi sau này, có lẽ phải hơn một nửa dân số Bình Nhưỡng là đảng viên Đảng Lao động. Giờ lên máy bay đã đến. Tôi nhìn chiếc máy bay, dĩ nhiên là máy bay của Nga, sơn cờ hiệu của Bắc Triều Tiên, với quốc kì được sơn ở đuôi. Nội thất bên trong khá là duyên dáng và khác biệt với máy bay phương Tây. Chúng tôi là năm hành khách phương Tây duy nhất, giữa hàng trăm hành khách Trung Quốc và vài người Triều Tiên. Sau khi hành khách ổn định chỗ ngồi, người ta chia bánh kẹo và Nhật báo Bình Nhưỡng cho chúng tôi.Tôi nhìn qua tờ Nhật báo Bình Nhưỡng in năm ... 91. (Chú giải: Bắc Triều Tiên sử dụng lịch Juche, theo đó năm bắt đầu tính từ năm sinh của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành (1912) ). Mục Mỗi ngày một sự kiện viết về một sự kiện quan trọng chưa từng có: Một tác phẩm của Chủ tịch thân mến Kim Chính Nhật (Kim Jong Il - con trai của vị chủ tịch đã quá cố và là chủ tịch hiện tại) đã được dịch ra tiếng Rumani và phân phối tại nước này!!! Bài báo dĩ nhiên tương ứng với cái không khí rất phấn khởi cho sự kiện hiếm có này. Tôi lật những trang tiếp theo và chú ý là đa số các bài báo đến liên quan đến cuộc chiến Triều Tiên xảy ra cách đây năm mươi năm. Nhìn bề ngoài thì thời sự nóng hổi nhất quả là nghèo nàn để xứng đáng là tờ Nhật báo Bình Nhưỡng. Một lúc sau, chúng tôi được uống « rượu táo ». Những ai đã từng tới Péru thì sẽ thấy đây giống như một kiểu Inca Cola nhưng không kinh khủng bằng, nghĩa là một loại nước uống đậm đặc vị đường hoá học mà chẳng giống thứ gì cả.
Trong chuyến bay, tôi chú ý tới các nữ tiếp viên Bắc Triều Tiên đẹp tuyệt vời, điều này dẫn tôi tới quyết định sử dụng mấy từ học gạo được sáng nay. Tôi uống hết cốc ruợu táo và trả cốc cho cô tiếp viên bằng cách gọi « đồng chí tiếp viên » bằng tiếng Triều Tiên. Nàng quay lại và đi về phía tôi. Vẻ mặt của nàng và ánh mắt nàng nhìn tôi dĩ nhiên sẽ còn ăn sâu trong kí ức của tôi. Không phải vì vẻ đẹp của nàng (mà đã khiến tôi dành mất một vài nơ rôn thần kinh) mà chính là cái vẻ bí ẩn thoát ra từ khuôn mặt nàng. Sự pha trộn tinh tế giữa sự ngạc nhiên, sự lên án, niềm ngưỡng mộ và chút rối loạn toát ra trong sự im lặng và nụ cười ngượng nghịu. Tôi đưa cho nàng cái cốc và không nói gì cả. Cố gắng đầu tiên tiếp xúc với « nhân dân » Triều Tiên dừng lại ở đó. Thất bại! Năm mươi phút bay, chúng tôi đáp xuống sân bay quốc tế Bình Nhưỡng nằm giữa thiên nhiên và cách biệt với thành phố. Ngay khi xuống máy bay, thứ đầu tiên tôi nhìn thấy là chân dung khổng lồ của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành và vẻ hùng vĩ của terminal (trạm chờ). Nhìn một lượt xung quanh sân bay, tôi thấy khoảng hơn chục chiếc máy bay cỡ nhỏ của hãng hàng không quốc gia Air Koryo cùng với sự thanh tĩnh đáng xúc động của sân bay. Xe bus nhanh chóng đưa chúng tôi vào chỗ làm thủ tục nhập cảnh. Bên trong cái sân bay cũ kĩ và đáng thương được trang trí bởi mặt tiền rất đẹp, không có một chiếc máy tính nào, và trong những cabin gỗ, các đồng chí cảnh sát Bắc Triều Tiên nhìn rất kĩ hộ chiếu trước khi đóng dấu lên visa và cho chúng tôi đi qua. Thủ tục này diễn ra không vấn đề gì. Đoạn sau mới đáng nói: Hải quan. Người hướng dẫn của chúng tôi, đồng chí Kim (không liên quan gì đến đồng chí Kim chủ tịch, gần như tất cả mọi người đều có họ là Kim ở đất nước này) làm quen với chúng tôi giữa hai bước thủ tục tục kiểm tra và hứa giúp đỡ nếu có vấn đề gì. Đầu tiên, chúng tôi phải khẳng định rằng chúng tôi không mang theo điện thoại di động. Tôi là người cuối cùng qua kiểm tra trong đám hành khách phương Tây. Bốn người bạn kia đã làm xong thủ tục hải quan một cách đơn giản. Mấy đồng chí cảnh sát có vẻ như được trang bị xịn hơn đồng nghiệp làm thủ tục nhập cảnh của họ nên họ có thể nhìn thấy mọi thứ bên trong vali. Có cái gì làm họ chú ý thì họ sẽ mở ra xem hết.Các đồng chí ấy nhanh chóng lôi máy ảnh của tôi ra. Biết rõ đó là một vật bị cấm, tôi đã cố gắng không thể hiện sự lo lắng của mình. Tôi khá nhanh trí (không phải là tự ca ngợi mình, nhưng thực sự là tôi khá tự tin) bằng cách lôi từ balô cái máy MP3 đời mới mà tôi mang theo. Một vật hoàn toàn xa lạ với người Bắc Triều Tiên. Cái MP3 này đúng là đánh lạc hướng được sự chú ý của hải quan : « Dĩ nhiên đây là thứ các đồng chí tìm. »Tôi nói bằng tiếng Anh mà đương nhiên là họ không hiểu. Mấy chú hải quan như thế là quên mất máy ảnh của tôi để chú tâm vào soi xét kĩ càng cái máy MP3 trước khi trả lại cho tôi. Khi kiểm tra xong cái MP3, họ cho phép tôi sắp xếp lại và để tôi đi qua.
Vậy đó, lần này thì tôi thực sự ở trên đất Bắc Triều Tiên rồi.
Ngay khi vừa ra khỏi sân bay, chúng tôi ngay lập tức được « đón tiếp » bởi người hướng dẫn thứ hai của đoàn, đồng chí Li, người áp tải chúng tôi về xe bus. Tại Bắc Triều Tiên, bất cứ nhóm du lịch nào cũng phải được kèm bởi ít nhất hai người hướng dẫn. Có hai lý do : một người hướng dẫn không thể theo dõi cả đoàn cùng một lúc, nhất là với mấy ông người nước ngoài tai quái luôn muốn chụp ảnh mà không xin phép; thứ hai là chính những người hướng dẫn phải theo dõi lẫn nhau. Thực thì quả là nguy hiểm nếu để một hướng dẫn viên với khách(!). Ý nghĩ của anh ta sẽ bị làm hư hỏng dẫn đến anh ta có những tư tưởng « không lành mạnh ». Tệ nhất là anh ta có thể chiều ý du khách và cho phép họ làm những việc bị cấm. Những khách du lịch đơn lẻ mà chúng tôi gặp sau này cũng được hai hướng dẫn viên đi kèm. Về mặt lý thuyết, trong suốt chuyến đi mấy ngày này chúng tôi chỉ có thể nói chuyện với đồng chí Kim và những hướng dẫn viên địa phương khác. Việc nói chuyện với những người dân khác đều bị cấm.
Thực tế thì nguyên tắc này không đến nỗi cứng nhắc, nhưng quả thực với chúng tôi, hai đồng chí nói tiếng Anh khá chuẩn này gần như là hai giọng nói duy nhất của Bắc Triều Tiên trong suốt chuyến đi. Mỗi khi tôi nói rằng « Người dân Bắc Triều Tiên nói rằng » hay « Người dân Bắc Triều Tiên nghĩ rằng » thì cần phải hiểu là « Đồng chí Li hoặc là đồng chí Kim nói rằng », và biết rằng hai đồng chí thân mến này hẳn là đã được đào tạo lâu dài và kĩ lưỡng về những điều cần nói và cần cho biết để không vi phạm đường lối chính sách.
Trong chuyến đi chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa hai đồng chí với tính cách khác biệt này. Đồng chí Kim chặt chẽ, đã có thời gian sống ở Liban và Đông Âu, tư tưởng "khá" là cởi mở và hơi có phần giáo điều. Đôi khi chúng tôi có cảm giác là anh không tin tí nào vào những gì anh nói, nhưng điều này cũng không có gì lấy làm chắc. Đồng chí Li về phần mình thì thoải mái và dễ đùa cợt hơn, nhưng sự giáo điều thì có vẻ ăn sâu hơn
Xe buýt mất chừng bốn mươi phút để đưa chúng tôi về khách sạn, nó đưa chúng tôi lướt qua một phần thủ đô Bình Nhưỡng trước khi màn đêm buông xuống. Ban đầu chúng tôi đi theo con lộ trên đó thi thoảng lướt qua chúng tôi một vài chiếc xe Mẹc (Mercedes) cũ và vài chiếc xe hơi Nhật Bản có vẻ đời mới hơn. Điều đầu tiên đập vào mặt tôi là số lượng người đi bộ trên tuyến đường này. Đi bộ có vẻ như là phương tiện di chuyển phổ biến nhất ở nước CHDCND Triều Tiên, phần sau của chuyến đi sẽ khẳng định điều này. Điểm đặc biệt khác, dân Bắc Triều Tiên thường di chuyển theo đám đông. Công nhân làm cùng nhà máy đi về cùng nhau đã đành, ngay cả trẻ em đi học và cả binh lính cũng thế. Ấn tượng thứ ba là số lượng kinh hoàng các binh lính. Tôi đã từng ấn tượng bởi số luợng người măc quân phục trong những chuyến đi đầu tiên của tôi tới Trung Quốc cách đó vài năm, nhưng điều này không sánh lại với những gì tôi có thể thấy ở Bắc Triều Tiên.Theo ước tính sơ bộ của tôi thì có khoảng một phần sáu hoặc phần bảy dân số nước này mặc quân phục, nếu không kể đến số lượng đáng kể trẻ em và phụ nữ (tôi không nói đến người già vì ít khi gặp họ trên đường). Sau này đồng chí Kim nói với tôi là quân đội Bắc Triều Tiên có khoảng một triệu rưỡi lính, tôi không thể nào tin được, một đất nước chỉ có 22 triệu dân lại có chừng ấy binh sĩ. Hình như tôi đã đọc ở đâu đó số lượng binh lính tại ngũ của nước này ước chừng 1,5 đến 2 triệu người, con số này có lẽ không sai. Ấn tượng thứ tư : Người Bắc Triều Tiên khá gầy, nhưng điều này thì chẳng phải là một sự ngạc nhiên.
Sự nghèo khổ của đất nước này đập ngay vào mắt nếu chúng ta nhìn phía lề đường.Bắc Triều Tiên nghèo hơn Trung Quốc nhiều (tôi đang nói những vùng chưa phát triển ởTrung Quốc). Nhưng điều tệ hại nhất của sự khốn khó là sự khốn khổ về tâm lý (không với nghĩa xấu) đọc thấy trong ánh mắt nhìn không niềm vui của người dân sau những ngày làm việc. Người dân Bắc Triều Tiên ít khi cười, họ quá lo lắng để tồn tại.
Sau một lúc, chúng tôi tới vùng ngoại ô của Bình Nhưỡng, những khẩu hiệu chính trị và chân dung Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành xuất hiện mỗi lúc một dày đặc. Rồi chúng tôi đi vào nội thành, ở đây cảnh tượng trở nên thật xúc động! Chưa bao giờ tôi thấy một thành phố buồn bã và thiếu sức sống như ở đây. Dĩ nhiên tôi chưa bao giờ đến Đông Âu cũng như Liên Xô cũ, nơi có thể cũng không mấy khác, nhưng dù sao thì ở đây không có nét gì chung với những gì tôi đã thấy ở những vùng chưa phát triển của Trung Quốc hay các nước gọi là nghèo khác.
Thành phố một màu xám xịt và phục vụ cho sự sùng bái lãnh tụ. Một vài toà nhà và công trình khổng lồ thi thoảng hiện lên giữa những khu chung cư xấu xí. Những đại lộ rộng thênh thang nhưng thiếu vắng cửa hàng, màu sắc, nhà hàng hay một sự phá cách nào khác. Không có sự sống trên đường phố, chẳng qua đó chỉ là nơi để đi qua mà thôi.
Mật độ dân cư có vẻ dày hơn là tôi tưởng, chắc tại vì đó là cổng nhà máy và công sở.Những bộ quân phục vẫn xuất hiện nhiều và người dân vẫn luôn âu sầu. Một vài bến bus tập trung khá nhiều công nhân. Rất ít xe cộ trên đường, ngoài những chiếc xe bus, xe điện bụi bặm. Cũng rất ít xe đạp, và đương nhiên là cũng không có quá nhiều người đi bộ.
Một trong những thành viên của nhóm có vẻ như ngạc nhiên về số lượng ô tô đi lại quá ít ỏi trên đường. Đồng chí Kim trả lời mội người một cách rất nghiêm túc rằng đó là ý nguyện của Lãnh tụ nhằm chống ô nhiễm đô thị và không bị rơi theo khó khăn của Seoul với những vụ kẹt xe và ô nhiễm do xe hơi. Một trong hai đồng chí hướng dẫn, tôi không nhớ là ai, còn thêm vào “Người Triều Tiên thích đi bộ”.
Vẻ như không, chúng tôi làm một vòng qua các công trình lớn của thành phố, mà chúng tôi sẽ thăm quan chi tiết vào những ngày sau. Những khẩu hiệu cổ động hiện diện ở mọi nơi khắp thành phố. Tôi phải thừa nhận là những khẩu hiệu này tuyệt đẹp, còn đẹp hơn những khẩu hiện của Trung Quốc. Khẩu hiệu cổ động của Bắc Triều Tiên lớn và mạnh mẽ hơn nhiều, phần lớn mô tả người lính đang chiến đấu, những người lao động phấn khởi, tất cả dưới vụ cười nhân từ của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Trái lại rất ít khẩu hiệu có hình con trai ông, Kim Chính Nhật, mặc dù vẫn có vài khẩu hiệu “Kim Chính Nhật muôn năm, mặt trời của thế kỉ 21”. Những khẩu hiệu và biểu ngữ này là những nơi trong thành phố được trang hoàng màu sắc.
Một lúc sau, chúng tôi về đến khách sạn, toà nhà thật ấn tượng cao 47 tầng, phía trên là một nhà hàng nhìn được toàn cảnh thành phố, nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa dòng sông, để những du khách nước ngoài không thể ra ngoài một cách tự do.
Tháng 10 năm 2003, tôi có chuyến đi du lịch Bắc Triều Tiên trong khuôn khổ một chuyến đi dĩ nhiên là được sắp xếp kéo dài trong năm hay sáu ngày gì đó. Với mật độ thăm quan dày đặc, chuyến đi này lạ lùng ở mọi góc độ, ngay cả chỉ qua những gì mà người ta cho phép tôi thấy. Những chuyến thăm quan cũng như những khẩu hiệu tuyên truyền ở khắp mọi nơi mà chúng tôi gặp thường xuyên đã tạo cho tôi có một chuyến đi kì lạ nhất : du lịch trong một đất nước kì lạ thì dĩ nhiên rồi, nhưng hơn hết là cảm giác được du hành trong thời gian, bởi với những chi tiết được thuật lại, người ta sẽ như quay lại Đông Âu những năm 60, và tôi đã cảm giác như thực sự đến một « hành tinh khác » vậy.
Khi quay trở về tôi ghi chép lại những cảm nhận của mình sau chuyến đi, điều mà về nguyên tắc tôi không bao giờ làm cả, khi mà những kỉ niệm vẫn còn nóng hổi, và ghi lại gần như chi tiết chuyến đi này. Tôi đăng những ghi chép này lên một diễn đàn mà tôi thường xuyên tham gia và chia làm 27 chương. Mọi người sẽ thấy đây đúng là những ghi chép dài dòng cho một chuyến đi chưa quá một tuần. Căn bản là tôi thấy rằng ở diễn đàn đó mọi người có thói quen đăng lại các ghi chép, nên tôi sẽ làm thế để các bạn có thể cùng xem. Mong mọi người lượng thứ cho những vụng về về câu cú và một vài ý tưởng đôi khi hơi lố lăng của tôi.
Dominique Garret
Chương 1 Du hành tới Bình Nhưỡng
Hẹn nhau ở sân bay Bắc Kinh ngày 1 tháng 10 (năm 2003) để làm quen với những người cùng đi khác và chuẩn bị các thứ liên quan đến visa và vé máy bay. Tôi đã ngạc nhiên khi thấy không phải bay trực tiếp sang Bình Nhưỡng mà trước tiên phải tới Thẩm Dương (Shenyang, thuộc Mãn Châu Lý) trước khi bay tới Bình Nhưỡng vào cuối buối chiều. Thế là mất toi một ngày.Năm người tham gia chuyến đi làm quen với nhau : tất cả đều là người Tây Âu, trừ một đồng chí người Mỹ đi với hộ chiếu Anh Cát Lợi (Dân quốc tịch Mỹ không có quyền vào thăm Bắc Triều Tiên). Chúng tôi lấy lại visa và bị đẩy tới cái máy photo của sân bay để lưu chúng (Chúng bị tịch thu khi ra khỏi biên giới và không có bất cứ phát đóng dấu nào của Triều Tiên lên hộ chiếu cả).
Chúng tôi cũng phải để lại điện thoại di động cho mấy người bạn Anh Cát Lợi ở Bắc Kinh (người thuộc hãng lữ hành), tại vì tuyệt đối cấm mang loại máy móc này sang Bắc Triều Tiên, đó là một trong những nguyên tắc chúng tôi không thể đùa cợt được.Tại sân bay Thẩm Dương (Shenyang), tôi học gạo mấy câu tiếng Bắc Triều Tiên, do một người bạn đã sang chơi bên đó dạy lại bằng cách học thuộc mấy mẫu câu mà tôi nghĩ là sẽ có ích, kiểu như « đồng chí tiếp viên », « Đả đảo đế quốc Mỹ », « Đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của chúng ta ». Thực sự là một phương cách hoà nhập tự nguyện vậy! Khi tới sân bay Thẩm Dương (rất hiện đại và dễ chịu), tôi chú ý tới những người Bắc Triều Tiên đầu tiên tôi gặp vốn dễ nhận ra qua huy hiệu Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Sau này tôi mới hiểu rằng tất cả đảng viên của Đảng Lao động Triều Tiên đều phải đeo huy hiệu này. Và chỉ những người này mới có quyền ra nước ngoài. Theo tính toán và quan sát của cá nhân tôi sau này, có lẽ phải hơn một nửa dân số Bình Nhưỡng là đảng viên Đảng Lao động. Giờ lên máy bay đã đến. Tôi nhìn chiếc máy bay, dĩ nhiên là máy bay của Nga, sơn cờ hiệu của Bắc Triều Tiên, với quốc kì được sơn ở đuôi. Nội thất bên trong khá là duyên dáng và khác biệt với máy bay phương Tây. Chúng tôi là năm hành khách phương Tây duy nhất, giữa hàng trăm hành khách Trung Quốc và vài người Triều Tiên. Sau khi hành khách ổn định chỗ ngồi, người ta chia bánh kẹo và Nhật báo Bình Nhưỡng cho chúng tôi.Tôi nhìn qua tờ Nhật báo Bình Nhưỡng in năm ... 91. (Chú giải: Bắc Triều Tiên sử dụng lịch Juche, theo đó năm bắt đầu tính từ năm sinh của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành (1912) ). Mục Mỗi ngày một sự kiện viết về một sự kiện quan trọng chưa từng có: Một tác phẩm của Chủ tịch thân mến Kim Chính Nhật (Kim Jong Il - con trai của vị chủ tịch đã quá cố và là chủ tịch hiện tại) đã được dịch ra tiếng Rumani và phân phối tại nước này!!! Bài báo dĩ nhiên tương ứng với cái không khí rất phấn khởi cho sự kiện hiếm có này. Tôi lật những trang tiếp theo và chú ý là đa số các bài báo đến liên quan đến cuộc chiến Triều Tiên xảy ra cách đây năm mươi năm. Nhìn bề ngoài thì thời sự nóng hổi nhất quả là nghèo nàn để xứng đáng là tờ Nhật báo Bình Nhưỡng. Một lúc sau, chúng tôi được uống « rượu táo ». Những ai đã từng tới Péru thì sẽ thấy đây giống như một kiểu Inca Cola nhưng không kinh khủng bằng, nghĩa là một loại nước uống đậm đặc vị đường hoá học mà chẳng giống thứ gì cả.
Trong chuyến bay, tôi chú ý tới các nữ tiếp viên Bắc Triều Tiên đẹp tuyệt vời, điều này dẫn tôi tới quyết định sử dụng mấy từ học gạo được sáng nay. Tôi uống hết cốc ruợu táo và trả cốc cho cô tiếp viên bằng cách gọi « đồng chí tiếp viên » bằng tiếng Triều Tiên. Nàng quay lại và đi về phía tôi. Vẻ mặt của nàng và ánh mắt nàng nhìn tôi dĩ nhiên sẽ còn ăn sâu trong kí ức của tôi. Không phải vì vẻ đẹp của nàng (mà đã khiến tôi dành mất một vài nơ rôn thần kinh) mà chính là cái vẻ bí ẩn thoát ra từ khuôn mặt nàng. Sự pha trộn tinh tế giữa sự ngạc nhiên, sự lên án, niềm ngưỡng mộ và chút rối loạn toát ra trong sự im lặng và nụ cười ngượng nghịu. Tôi đưa cho nàng cái cốc và không nói gì cả. Cố gắng đầu tiên tiếp xúc với « nhân dân » Triều Tiên dừng lại ở đó. Thất bại! Năm mươi phút bay, chúng tôi đáp xuống sân bay quốc tế Bình Nhưỡng nằm giữa thiên nhiên và cách biệt với thành phố. Ngay khi xuống máy bay, thứ đầu tiên tôi nhìn thấy là chân dung khổng lồ của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành và vẻ hùng vĩ của terminal (trạm chờ). Nhìn một lượt xung quanh sân bay, tôi thấy khoảng hơn chục chiếc máy bay cỡ nhỏ của hãng hàng không quốc gia Air Koryo cùng với sự thanh tĩnh đáng xúc động của sân bay. Xe bus nhanh chóng đưa chúng tôi vào chỗ làm thủ tục nhập cảnh. Bên trong cái sân bay cũ kĩ và đáng thương được trang trí bởi mặt tiền rất đẹp, không có một chiếc máy tính nào, và trong những cabin gỗ, các đồng chí cảnh sát Bắc Triều Tiên nhìn rất kĩ hộ chiếu trước khi đóng dấu lên visa và cho chúng tôi đi qua. Thủ tục này diễn ra không vấn đề gì. Đoạn sau mới đáng nói: Hải quan. Người hướng dẫn của chúng tôi, đồng chí Kim (không liên quan gì đến đồng chí Kim chủ tịch, gần như tất cả mọi người đều có họ là Kim ở đất nước này) làm quen với chúng tôi giữa hai bước thủ tục tục kiểm tra và hứa giúp đỡ nếu có vấn đề gì. Đầu tiên, chúng tôi phải khẳng định rằng chúng tôi không mang theo điện thoại di động. Tôi là người cuối cùng qua kiểm tra trong đám hành khách phương Tây. Bốn người bạn kia đã làm xong thủ tục hải quan một cách đơn giản. Mấy đồng chí cảnh sát có vẻ như được trang bị xịn hơn đồng nghiệp làm thủ tục nhập cảnh của họ nên họ có thể nhìn thấy mọi thứ bên trong vali. Có cái gì làm họ chú ý thì họ sẽ mở ra xem hết.Các đồng chí ấy nhanh chóng lôi máy ảnh của tôi ra. Biết rõ đó là một vật bị cấm, tôi đã cố gắng không thể hiện sự lo lắng của mình. Tôi khá nhanh trí (không phải là tự ca ngợi mình, nhưng thực sự là tôi khá tự tin) bằng cách lôi từ balô cái máy MP3 đời mới mà tôi mang theo. Một vật hoàn toàn xa lạ với người Bắc Triều Tiên. Cái MP3 này đúng là đánh lạc hướng được sự chú ý của hải quan : « Dĩ nhiên đây là thứ các đồng chí tìm. »Tôi nói bằng tiếng Anh mà đương nhiên là họ không hiểu. Mấy chú hải quan như thế là quên mất máy ảnh của tôi để chú tâm vào soi xét kĩ càng cái máy MP3 trước khi trả lại cho tôi. Khi kiểm tra xong cái MP3, họ cho phép tôi sắp xếp lại và để tôi đi qua.
Vậy đó, lần này thì tôi thực sự ở trên đất Bắc Triều Tiên rồi.
Chương 2 Những ấn tượng đầu tiên
Ngay khi vừa ra khỏi sân bay, chúng tôi ngay lập tức được « đón tiếp » bởi người hướng dẫn thứ hai của đoàn, đồng chí Li, người áp tải chúng tôi về xe bus. Tại Bắc Triều Tiên, bất cứ nhóm du lịch nào cũng phải được kèm bởi ít nhất hai người hướng dẫn. Có hai lý do : một người hướng dẫn không thể theo dõi cả đoàn cùng một lúc, nhất là với mấy ông người nước ngoài tai quái luôn muốn chụp ảnh mà không xin phép; thứ hai là chính những người hướng dẫn phải theo dõi lẫn nhau. Thực thì quả là nguy hiểm nếu để một hướng dẫn viên với khách(!). Ý nghĩ của anh ta sẽ bị làm hư hỏng dẫn đến anh ta có những tư tưởng « không lành mạnh ». Tệ nhất là anh ta có thể chiều ý du khách và cho phép họ làm những việc bị cấm. Những khách du lịch đơn lẻ mà chúng tôi gặp sau này cũng được hai hướng dẫn viên đi kèm. Về mặt lý thuyết, trong suốt chuyến đi mấy ngày này chúng tôi chỉ có thể nói chuyện với đồng chí Kim và những hướng dẫn viên địa phương khác. Việc nói chuyện với những người dân khác đều bị cấm.
Thực tế thì nguyên tắc này không đến nỗi cứng nhắc, nhưng quả thực với chúng tôi, hai đồng chí nói tiếng Anh khá chuẩn này gần như là hai giọng nói duy nhất của Bắc Triều Tiên trong suốt chuyến đi. Mỗi khi tôi nói rằng « Người dân Bắc Triều Tiên nói rằng » hay « Người dân Bắc Triều Tiên nghĩ rằng » thì cần phải hiểu là « Đồng chí Li hoặc là đồng chí Kim nói rằng », và biết rằng hai đồng chí thân mến này hẳn là đã được đào tạo lâu dài và kĩ lưỡng về những điều cần nói và cần cho biết để không vi phạm đường lối chính sách.
Trong chuyến đi chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa hai đồng chí với tính cách khác biệt này. Đồng chí Kim chặt chẽ, đã có thời gian sống ở Liban và Đông Âu, tư tưởng "khá" là cởi mở và hơi có phần giáo điều. Đôi khi chúng tôi có cảm giác là anh không tin tí nào vào những gì anh nói, nhưng điều này cũng không có gì lấy làm chắc. Đồng chí Li về phần mình thì thoải mái và dễ đùa cợt hơn, nhưng sự giáo điều thì có vẻ ăn sâu hơn
Xe buýt mất chừng bốn mươi phút để đưa chúng tôi về khách sạn, nó đưa chúng tôi lướt qua một phần thủ đô Bình Nhưỡng trước khi màn đêm buông xuống. Ban đầu chúng tôi đi theo con lộ trên đó thi thoảng lướt qua chúng tôi một vài chiếc xe Mẹc (Mercedes) cũ và vài chiếc xe hơi Nhật Bản có vẻ đời mới hơn. Điều đầu tiên đập vào mặt tôi là số lượng người đi bộ trên tuyến đường này. Đi bộ có vẻ như là phương tiện di chuyển phổ biến nhất ở nước CHDCND Triều Tiên, phần sau của chuyến đi sẽ khẳng định điều này. Điểm đặc biệt khác, dân Bắc Triều Tiên thường di chuyển theo đám đông. Công nhân làm cùng nhà máy đi về cùng nhau đã đành, ngay cả trẻ em đi học và cả binh lính cũng thế. Ấn tượng thứ ba là số lượng kinh hoàng các binh lính. Tôi đã từng ấn tượng bởi số luợng người măc quân phục trong những chuyến đi đầu tiên của tôi tới Trung Quốc cách đó vài năm, nhưng điều này không sánh lại với những gì tôi có thể thấy ở Bắc Triều Tiên.Theo ước tính sơ bộ của tôi thì có khoảng một phần sáu hoặc phần bảy dân số nước này mặc quân phục, nếu không kể đến số lượng đáng kể trẻ em và phụ nữ (tôi không nói đến người già vì ít khi gặp họ trên đường). Sau này đồng chí Kim nói với tôi là quân đội Bắc Triều Tiên có khoảng một triệu rưỡi lính, tôi không thể nào tin được, một đất nước chỉ có 22 triệu dân lại có chừng ấy binh sĩ. Hình như tôi đã đọc ở đâu đó số lượng binh lính tại ngũ của nước này ước chừng 1,5 đến 2 triệu người, con số này có lẽ không sai. Ấn tượng thứ tư : Người Bắc Triều Tiên khá gầy, nhưng điều này thì chẳng phải là một sự ngạc nhiên.
Sự nghèo khổ của đất nước này đập ngay vào mắt nếu chúng ta nhìn phía lề đường.Bắc Triều Tiên nghèo hơn Trung Quốc nhiều (tôi đang nói những vùng chưa phát triển ởTrung Quốc). Nhưng điều tệ hại nhất của sự khốn khó là sự khốn khổ về tâm lý (không với nghĩa xấu) đọc thấy trong ánh mắt nhìn không niềm vui của người dân sau những ngày làm việc. Người dân Bắc Triều Tiên ít khi cười, họ quá lo lắng để tồn tại.
Sau một lúc, chúng tôi tới vùng ngoại ô của Bình Nhưỡng, những khẩu hiệu chính trị và chân dung Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành xuất hiện mỗi lúc một dày đặc. Rồi chúng tôi đi vào nội thành, ở đây cảnh tượng trở nên thật xúc động! Chưa bao giờ tôi thấy một thành phố buồn bã và thiếu sức sống như ở đây. Dĩ nhiên tôi chưa bao giờ đến Đông Âu cũng như Liên Xô cũ, nơi có thể cũng không mấy khác, nhưng dù sao thì ở đây không có nét gì chung với những gì tôi đã thấy ở những vùng chưa phát triển của Trung Quốc hay các nước gọi là nghèo khác.
Thành phố một màu xám xịt và phục vụ cho sự sùng bái lãnh tụ. Một vài toà nhà và công trình khổng lồ thi thoảng hiện lên giữa những khu chung cư xấu xí. Những đại lộ rộng thênh thang nhưng thiếu vắng cửa hàng, màu sắc, nhà hàng hay một sự phá cách nào khác. Không có sự sống trên đường phố, chẳng qua đó chỉ là nơi để đi qua mà thôi.
Mật độ dân cư có vẻ dày hơn là tôi tưởng, chắc tại vì đó là cổng nhà máy và công sở.Những bộ quân phục vẫn xuất hiện nhiều và người dân vẫn luôn âu sầu. Một vài bến bus tập trung khá nhiều công nhân. Rất ít xe cộ trên đường, ngoài những chiếc xe bus, xe điện bụi bặm. Cũng rất ít xe đạp, và đương nhiên là cũng không có quá nhiều người đi bộ.
Một trong những thành viên của nhóm có vẻ như ngạc nhiên về số lượng ô tô đi lại quá ít ỏi trên đường. Đồng chí Kim trả lời mội người một cách rất nghiêm túc rằng đó là ý nguyện của Lãnh tụ nhằm chống ô nhiễm đô thị và không bị rơi theo khó khăn của Seoul với những vụ kẹt xe và ô nhiễm do xe hơi. Một trong hai đồng chí hướng dẫn, tôi không nhớ là ai, còn thêm vào “Người Triều Tiên thích đi bộ”.
Vẻ như không, chúng tôi làm một vòng qua các công trình lớn của thành phố, mà chúng tôi sẽ thăm quan chi tiết vào những ngày sau. Những khẩu hiệu cổ động hiện diện ở mọi nơi khắp thành phố. Tôi phải thừa nhận là những khẩu hiệu này tuyệt đẹp, còn đẹp hơn những khẩu hiện của Trung Quốc. Khẩu hiệu cổ động của Bắc Triều Tiên lớn và mạnh mẽ hơn nhiều, phần lớn mô tả người lính đang chiến đấu, những người lao động phấn khởi, tất cả dưới vụ cười nhân từ của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Trái lại rất ít khẩu hiệu có hình con trai ông, Kim Chính Nhật, mặc dù vẫn có vài khẩu hiệu “Kim Chính Nhật muôn năm, mặt trời của thế kỉ 21”. Những khẩu hiệu và biểu ngữ này là những nơi trong thành phố được trang hoàng màu sắc.
Một lúc sau, chúng tôi về đến khách sạn, toà nhà thật ấn tượng cao 47 tầng, phía trên là một nhà hàng nhìn được toàn cảnh thành phố, nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa dòng sông, để những du khách nước ngoài không thể ra ngoài một cách tự do.
Chương 3 Tại khách sạn
Chúng tôi ở tại một trong hai khách sạn của thành phố. Khu trung tâm vốn dành cho người Trung Quốc vì sự nguy hại của họ ít hơn người phương Tây. Khách du lịch Tây Âu phải trú ở khách sạn nằm trên hòn đảo. Dĩ nhiên là cũng có nhiều người Trung Quốc trú ở đây. Thật là ngạc nhiên, khách sạn rất hiện đại, tiêu chuẩn bốn sao và có hầu hết những thứ mà người ta vẫn mong đợi ở khách sạn loại này. Gian đại sảnh rất lớn được trang hoàng bởi tấm thảm hình kimilsunia (một loại hoa được tạo ra để vinh danh Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành) và hoa kimjongilia (loại hoa vinh danh Kim Chính Nhật). Những phiên bản của hai loại hoa này có mặt hầu như khắp mọi nơi, như thể sự hiện diện của tên và chân dung của hai đồng chí lãnh tụ này vẫn chưa đủ.
Phòng ốc ở đây giống như bất kì ở khách sạn quốc tế nào. Tôi bồn chồn bật ti vi lên và thấy phần lớn là các kênh của Trung Quốc, cũng có một kênh Đài Loan dân quốc, một kênh tiếng Nhật và BBC. Rồi màn hình vô tuyến bị nhoè đi kèm dòng chữ "Tín hiệu vệ tinh bị gián đoạn". Như tình cờ, có một kênh truyền hình Bắc Triều Tiên, dĩ nhiên là tôi thử xem kênh này. Không có gì đáng ngạc nhiên, chỉ toàn là những khúc quân hành và opéra cách mạng. Càng tốt, tôi nghiện món này. Tiếp theo là bản tin. Đúng là chưa từng có, một khung nền toàn màu xanh và đồng chí phát thanh viên đang cúi đầu xuống đọc một xấp giấy. Tôi không hiểu gì cả, nhưng nhịp điệu đơn điệu, cách nói nhanh và âm sắc rất nghiêm trang. Thi thoảng có vài phóng sự về các nhà máy để minh hoạ cho lời thoại. Không thật sự lý thú!
Lúc sau, tôi gặp những người khác và hai đồng chí hướng dẫn viên du lịch trong nhà hàng quay. Mãi một lúc sau khi chúng tôi đi vào thì nó mới quay. Dù sao thì buổi tối ở Bình Nhưỡng cũng chẳng sáng sủa gì. Dĩ nhiên là các khu chung cư thì có ánh đèn nhưngvề toàn cảnh thì thành phố thật là mờ mịt và u ám. Đương nhiên người ta không thấy bất cứ ánh đèn pha nào. Các đồng chí hướng dẫn viên nói là ngay bây giờ chúng tôi phải quyết định chúng tôi sẽ ăn gì vào những ngày tiếp sau (món Triều Tiên hay đồ Tây) và nên biết là mọi người đều phải ăn cùng một kiểu. Chúng tôi nhất trí chọn đồ ăn Triều Tiên. Thành thực mà nói thì thức ăn kiểu Triều Tiên mà bọn tôi ăn đêm đó rất là ngon. Ngon hơn đồ ăn Triều Tiên mà tôi đã có dịp ăn ở Thượng Hải và Nam Hàn. Đang lúc ăn thì nhà hàng bắt đầu quay. Phải thừa nhận là tôi không mấy thấy thích thú với ý tưởng mình thì ăn nhậu trong một nhà hàng quay, trong khi biết là ngoài kia bao người đang đói rét và điện năng sản xuất ra không đủ chiếu sáng cho tất cả mọi người. Ít ra thì thì tiền mà chúng tôi trả cho việc ăn nhậu cũng phục vụ cho việc nhập khẩu lương thực hay xây dựng các trung tâm điện thực thụ (Chú thích: Tác giả ám chỉ việc CHDCND Triều Tiên anh hùng xây dựng các trung tâm điện giả để làm nơi chế tạo bom), nhưng tôi hơi nghi ngờ điều này..
Tôi suýt quên mất điều quan trọng nhất: cô tiếp viên nhà hàng. Đẹp tuyệt vời! Còn xinh và duyên dáng hơn cô tiếp viên hàng không bí ẩn nhiều. Hơn nữa là cô này tươi cười trong bộ quần áo Triều Tiên truyền thống mới thật đẹp chứ. Bất hạnh thay, nàng không nói được tiếng Anh, như thế là không thể làm quen được. Tôi dẫu sao thì cũng làm được nàng cười khi gọi nàng là "đồng chí" bằng tiếng Triều Tiên. Trước đó, tôi chưa bao giờ nghĩ là một từ rất cộng sản như thế một ngày nào đó lại trở thành công cụ để tán gái! Dẫu sao, tôi phải công nhận là các cô gái Bắc Triều Tiên gây cho tôi ấn tượng mạnh mẽ, trái hẳn với các cô gái Nam Hàn mà tôi luôn thấy là xấu như ma. Thật khó mà tin được họ cùng một dân tộc.
Tiếp theo chúng tôi xuống phòng uống trà ở dưới tầng trệt và thống nhất chi tiết chuyến đi với các đồng chí hướng dẫn viên. Thật là thất vọng với tôi vì sẽ không có các buổi diễu binh hay hoà nhạc cách mạng mà tôi luôn mơ ước được xem. Chúng tôi tới muộn mất hai tuần và lại sớm mất một tuần. Đúng là không may mắn gì cả. Tôi đã từng tiếc vì không thể tham dự liên hoan hoành tráng Arirang với 100.000 diễn viên được tổ chức tại sân vận động lớn nhất của thành phố vào mùa xuân hằng năm.
Đồng chí Li sau đó nói với chúng tôi rằng trong chuyến thăm qua này anh sẽ cố gắng làm chúng tôi hài lòng, nhưng điều đó không ổn lắm vì chúng tôi không có quyền đề xuất ý kiến của mình. Trời đất! Từ khi nào mà một người hướng dẫn viên lại phải thuyết phục và không cần giải thích!? Từ khi nào một chuyến thăm quan lại chỉ để phục vụ cho việc rèn dũa một quan điểm hơn là dành cho việc khám phá một điều gì đó!?
Rồi chúng tôi có mỗi người một cái thẻ màu trắng để thăm quan khách sạn (tự do muôn năm) sau khi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là chúng tôi không có quyền ra khỏi khách sạn không kèm hướng dẫn viên. Chúng tôi nhanh chóng nhìn thấy những thanh chắn đường của cảnh sát ở lối vào của mấy cây cầu cho phép ra khỏi hòn đáo bé tí này.
Ngoài ra, hàng rào thép gai trên sông cũng ngăn cái ý định thoát khỏi dòng Alcatraz Bắc Triều Tiên này bằng cách bơi qua sông.
Khi chúng tôi tham quan một vòng khách sạn và trở về thì trong đại sảnh, bên cạnh bông hoa Kimjonggike khổng lồ, xuất hiện một tấm pa nô lớn mô tả sức sống và những thành tựu của chế độ. Lãnh tụ cha và lãnh tụ con được chụp ảnh với các kiểu quần áo khác nhau bên cạnh những người công nhân và binh sĩ. Chúng tôi cũng thấy rất nhiều ảnh chụp những cuộc diễu binh và những người lính vui vẻ đang hăng say luyện tập. Một tấm ảnh khác mô tả tên lửa không gian của Bắc Triều Tiên thu hút sự chú ý của tôi. Dù tin tức này nọ chăng nữa thì thực sự là có một vụ bắn hỏng tên lửa Taepodong của Bắc Triều Tiên. Xa hơn một chút, tôi thấy một hàng sách, nơi tiêu khiển duy nhất ở khách sạn.Tuyên truyền, tuyên truyền và tuyên truyền. Tất cả mọi loại sách có thể có và có thể tưởng tượng ra về Lãnh tụ cha và lãnh tụ con đều có ở đây: album ảnh, tiểu sử, các mẩu chuyện chọn lọc. Người ta cũng thấy những huy hiệu cộng sản, nhưng không phải là loại các đảng viên đeo. Đó là loại chỉ dành cho những thành viên tích cực và không được bán.Có thể thấy hàng đống nhạc cách mạng, sách lịch sử về chiến tranh Triều Tiên và những tập sách chính luận và thời sự đương thời (nghĩa là về đế quốc Mỹ và các vấn đề liên quan đến nguyên tử). Đêm đó tôi đã mua một vật kì cục nhất mà tôi chưa bao giờ thấy: Album ảnh Kim Chính Nhật mà trang nào cũng đang đứng giữa binh lính hay đang tham quan công xưởng. Chú thích thì tất nhiên bằng tiếng Triều, nhưng tôi dễ dàng đoán ra nó viết về cái gì. Nên nhắc lại là ở cửa hàng sách này chỉ có thể dùng hai loại tiền đang lưu hành ở Bắc Triều Tiên, Euro và nhân dân tệ. Đô la Mỹ dĩ nhiên cấm dùng (ngay cả khi có vẻ như vẫn có vài tờ trong két của cửa hàng). Đồng Yen Nhật cũng có thể được chấp nhận. Dù đã nói tạm biệt chúng tôi trong phòng uống trà và nói là phải về phòng ngủ,đồng chí Li lại xuất hiện ở cửa hàng sách, với lý do là tới thuê băng video (liệu anh ta có máy xem băng video chăng?), chắc hẳn là để xem liệu chúng tôi có té khỏi khách sạn và làm theo những chỉ dẫn không. Sau khi chắc chắn là đã nhìn thấy đầy đủ mọi người, anh ta ngừng lại một chút và đi về phòng, dĩ nhiên là không kèm theo băng video.
Sau khi xem xong cửa hàng sách thì chỉ còn khu dưới hầm để xem. Thật là một khu hầm nổi tiếng... chỉ toàn người Trung Quốc là Trung Quốc. Tất nhiên người châu Âu có thể vào không vấn đề gì, nhưng người Triều Tiên thì cấm hẳn. Tầng hầm là nơi chỉ dành cho khách du lịch, hướng dẫn viên cũng không được vào. Có ba loại hình giải trí ở đây: karaoke, casino (casino Bình Nhưỡng), và một phòng mát xa. Tôi làm một vòng trong casino mà không chơi một xu nào. Casino có chừng 20 máy chơi, là nơi tập trung dân du lịch Trung Quốc và hai bàn chơi bài. Do không hiểu luật chơi nên tôi không có hứng thú tham gia, nhưng vẫn nhớ rõ là tối thiểu phải chơi 20 Euro (cao hơn cả bên đất của mấy chú Trung Quốc nhỉ?) và tối đa là 2000 Euro. Tôi xem qua phòng mát xa, chỉ là để kiểm tra xem có những kiểu gì. Quả thực là đúng như tôi nghĩ: Massafe = X Euro, Massage+Dịch vụ đặc biệt = Y Euros. Mặc dù tôi hỏi đi hỏi lại mấy lần nhưng người ta vẫn từ chối nói với tôi dịch vụ đặc biệt là gì. Thế là tôi tha hồ mà tưởng tượng...
Khi quay lên đại sảnh tôi gặp một đám tu sĩ và mấy người khách du lịch Nam Hàn lộn xộn. Đây thực ra là lần đầu tiên, (hình như thế) các nhóm du khách Nam Hàn tới đây. Vì nguyên tắc thì người mang quốc tịch Nam Hàn bị cấm nhập cảnh Bắc Triều Tiên. Nhân dịp hội nghị thượng đỉnh, những nhóm người Nam Hàn đã được phép tham quan miền Bắc tuy vẫn còn hiếm. Cảm xúc của mấy chú Nam Hàn khá là mạnh. Ta có thể hiểu được điều này. Với một người châu Âu hay Trung Quốc thì Bắc Triều Tiên như là một gánh xiếc hay là sở thú, nhưng với người Nam Hàn thì đó dẫu sao cũng có phần là đất nước của họ. Một anh bạn Nam Hàn mà tôi bắt chuyện đã nói là họ bay thẳng trực tiếp Soeul -Bình Nhưỡng. Tôi nghĩ đây là đầu tiên có một chuyến bay thương mại như thế diễn ra.Chuyến bay của họ chỉ kéo dài khoảng nửa giờ (vì tính cả vả việc bay vòng ra biển để tránh đường phân giới), nhưng dù sao cũng là một chuyến bay lịch sử.
Đêm đó là sinh nhật của Mẹ tôi, và tôi đã không nói trước cho bà biết là tôi đang ở đâu với một lý do đơn giản là bà cấm tôi đi tới đây (Mẹ là tình nguyện viên của AmnestyInter). Mặc dù giá điện thoại là cắt cổ, 4 € cho một phút nhưng tôi vẫn gọi cho bà một cú.Khi tôi nói cho mẹ biết tôi đang ở đâu thì cảm thấy rằng bà khá lo lắng, còn bố tôi thì lẩm bẩm "Đúng là điên!" hay một điều gì đó tương tự.
Chương 4 Những chuyến thăm quan đầu tiên
Thức giấc vào sáng sớm, kéo tấm ri đô, tôi cảm thấy một sự ngạc nhiên dễ chịu vì thời tiết thật tuyệt vời và vì rằng phòng của tôi nhìn ra phía sông, về hướng sân vận động mồng Một tháng Năm và tháp Juche (Tự chủ). Ăn sáng ở nhà hàng quay, tôi nhìn toàn cảnh thành phố. Bình Nhưỡng vẫn luôn xấu xí nhưng lần này dáng vẻ hùng vĩ của nó hiện ra vào một ngày đẹp trời.
Sự mất cân bằng của thành phố thể hiện ở những toà nhà chung cư. Không có những toà nhà thấp và chẳng có toà nhà nào cổ kính cả. Cũng cần phải nói là người Mỹ đã san phẳng thành phố này trong thời gian chiến tranh, và đó là mảnh đất tự do cho các kiến trúc sư cộng sản tha hồ làm lại mọi thứ theo ý tưởng của họ. Kết quả đồng thời là sự xấu xí và quyến rũ. Trong số những những toà nhà cao lớn đó, những công trình khổng lồ bắt nhịp với bản chất thích sự to lớn hoành tráng của chế độ và các nhà lãnh đạo của nó.
Công trình gây ấn tượng mãnh mẽ nhất là toà khách sạn hình kim tự tháp khổng lồ cao 105 tầng với phần đỉnh tháp còn dang dở. Toà nhà có tên Ryoukyeung. Toà nhà vẫn còn là một công trường giang dở và không có gì mới mẻ từ 15 năm nay. Tháp Juche (Tự chủ) nổi bật trên nền trời nâu, cũng như những sân vận động, cung điện và những kì quan cộng sản khác. Những nhà máy nằm ở ngoại ô thành phố phả lên những chụm khói, trong khi thành phố vẫn luôn yên tĩnh và hoang vắng. Khuôn mặt hiền hậu của nữ đồng chí phục vụ may mắn thay đã xoá nhà cái khung cảnh điêu tàn đó (Nàng có họ là Kim như bao người khác, nhưng tôi lại quên tên nàng rồi, thật xấu hổ).
Đến giờ khởi hành chuyến thăm quan của chúng tôi rồi! Đích đến đầu tiên là Mankyeungdai, nằm ở ngoại ô thành phố, xem như là một làng, nhưng thực ra chỉ là một ngôi nhà nơi đồng chí Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành đã ra đời và trải qua tuổi thơ của Người trước khi “làm cách mệnh và giải phóng đất nước” vào năm 14 tuổi.
Một khu vực khá dễ chịu và một công viên rất lớn đã được bố trí xung quanh ngôi nhà. Chắc hẳn là được làm lại từ đầu đến cuối. Nữ đồng chí hướng dẫn viên địa phương giải thích cho chúng tôi tất cả những gì chúng tôi cần phải biết về Chủ tịch vĩ đại và tuổi thơ của người. Đồng chí Kim phụ trách khoản dịch ra tiếng Anh. Những bức ảnh gia đình và những vật dụng gợi nhớ về cuộc sống thôn quê được trưng bày trong một vài gian phòng của ngôi nhà. Tất cả nhằm gợi nên nguồn gốc thực sự là vô sản bần hàn của Lãnh tụ kính mến. Vì đến rất sớm nên chúng tôi gần như là những du khách đầu tiên trong ngày. Chỉ có một vài người Bắc Triều Tiên đeo huy hiệu đang có mặt ở đây. Sau thăm quan ngôi nhà, chúng tôi lên mini bus để lên đỉnh đồi. Đồng chí Kim hỏi là tôi nghĩ gì về Mankyeungdai, tôi đành lòng nói về cách thức thuyết minh và chỉ dẫn ở đây. Điều hay ho với cách thức thuyết minh này là có chương khác nhau cho mỗi nơi thăm quan. Điều này thể hiện rất rõ tại Mankyeungdai “Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành, lãnh tụ vĩ đại của cách mệnh sinh ngày 15 tháng 4 năm 1912 tại Mankyeungdai”, “Mankyeungdai là cái nôi của cách mệnh”, “Mankyeungdai là quê hương tinh thần của tất cả chúng ta”, “Gia đình của lãnh tụ kính mến thực sự là một gia đình yêu nước”, “Gia đình lãnh tụ vĩ đại thực sự là một gia đình cách mạng”, “Gia đình lãnh tụ vĩ đại thực sự là hình mẫu của một gia đình cách mạng”, “Tôi thực sự cảm động sâu sắc”, “Tôi học được nhiều điều”,“Tôi sẽ trở lại”. Đó không phải là trạng thái tinh thần chính xác của tôi, nhưng đồng chí Kim đã cười rất nhiều khi nhìn thấy điều đó.
Trên đỉnh đồi, tôi nhận ra, hay chính xác là đồng chí Li đã làm cho tôi nhận ra, rằng người hướng dẫn viên địa phương mà chúng tôi không hề thuê biết nói tiếng Pháp. Tôi nhanh chóng làm quen bằng cách đặt cho đồng chí ấy những câu hỏi đơn giản và nhận ra nữ đồng chí ấy khó khăn tìm từ phù hợp và không thể thực hiện đuợc dù là một mẩu đối thoại giản đơn. Ngược lại, khi nàng bắt đầu mô tả cảnh sắc và nói về bọn đế quốc Mỹ thì tiếng Pháp của nàng lại trở nên chuẩn xác và mềm mại. Nàng có thể bi bô một cách chuẩn xác trong nhiều phút liền về tổ tiên mấy đời của lãnh tụ vĩ đại, nhất là ông nội của đồng chí Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành năm 1866 đã chiến thắng đế quốc Mỹ bằng việc đánh chìm “con tàu cướp biển Shermann”. Nhân dịp đó tôi liền bi bô bằng tiếngTriều Tiên câu nổi tiếng “Midjé reul tha do ha dja” (Đả đảo đế quốc Mỹ). Nữ đồng chí ấy và đồng chí Li, đồng chí Kim gần như chết vì cười trong vòng khoảng 1 phút trước khi hoan hô tôi một cách nhiệt liệt. Một lúc sau, tôi thêm vào “Midjé neun ouri I gondong Idjeuk imnida” (Đế quốc Mỹ là kẻ thù chung của chúng ta). Họ tiếp tục cười và khen ngợi.
Sau đó chúng tôi quay về trung tâm Bình Nhưỡng. Trên đường, chúng tôi gặp đám đông chừng khoảng một ngàn người đi đường (đàn ông mặc quân phục và phụ nữ thì mặc váy áo truyền thống) đang đi sát nhau về hướng Mankyeungdai. Ngất ngây! Tiếp theo chúng tôi đi vào một bến tàu điện ngầm. Đây là chuyến xâm nhập sâu vào Bình Nhưỡng đầu tiên của chúng tôi. Cảnh sắc có vẻ bớt ảm đạm hơn những ấn tượng của tôi đêm hôm trước. Đám đông người Bắc Triều Tiên có vẻ đồng nhất nếu so với kiểu đám đông châu Âu hay Trung Quốc. Họ dường như được tổ chức và đi theo một sợi dây vô hình nào đó,mỗi cá nhân như đóng vai trong một vở kịch lớn ngoài trời. Đám trẻ con thì đi theo hàng lối sát nhau. Những nhóm binh lính khoảng 10 người đi nối tiếp nhau. Từng nhóm công nhân di chuyển như thể là một người duy nhất. Những nhóm phụ nữ mặc quần áo truyền thống. Tất cả những nhóm người này đi cắt qua nhau mà không bị trộn lẫn, theo một sợi dây vô hình. Nhìn toàn cảnh trông thật ấn tượng và tôi phải thú nhận rằng điều đó đưa lại một cảm giác cực kì lạ lùng khi ta đi giữa đám đông đó. Người ta thường so sánh Bắc Triều Tiên hiện nay với Trung Quốc thời cách mạng văn hoá, nhưng thực ra có sự đa dạng trong cách ăn mặc. Những người đàn ông dĩ nhiên vẫn mặc quần áo màu xám hoăc hạt dẻ, còn phụ nữ thì ăn mặc đa dạng hơn. Trang phục kiểu truyền thống gần như biến mất ở Nam Hàn, nhưng lại rất phổ biến ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Phụ nữ ăn mặc có vẻ hiện đại và có cố gắng làm đỏm dù vẫn còn khác biệt với mốt Tây Âu. Nếu so sánh những gì có thể so sánh thì kết quả đôi khi có phần tích cực hơn là một số kiểu ăn mặc xấu như ma lem mà ta vẫn có thể thấy ở Trung Quốc.
Chúng tôi đi xuống tàu điện ngầm. Thang máy như thể đưa chúng tôi xuống trung tâm của quả đất vậy.
Tôi không rõ độ sâu của tàu điện Bình Nhưỡng là bao nhiêu, nhưng chắc chắn là khác với tàu điện ở châu Âu và Trung Quốc. Quãng đường đi thường kéo dài tận mấy phút. Đi xuống dưới thì bến tàu có vẻ tối hơn là tôi đã nghĩ. Dĩ nhiên vì lý do tiết kiệm điện. Bến tàu dĩ nhiên rất là hoành tráng theo truyền thống Xô viết.
Vẫn luôn là sự hiện diện lớn lao của Chủ tịch Kim đáng kính và người dân lao động trên tường. Toa tàu thì cũ kĩ và nhìn tối tăm. Chúng tôi đi vào toa và di chuyển một hay hai bến gì đó. Bên trong mỗi toa tàu đều có chân dung hai cha con chủ tịch.
Ở thang cuốn đi lên mặt đất, tôi tận dụng cơ hội trốn khỏi hai đồng chí
Kim và Li và thử tỏ ra tươi cười với những người tôi gặp. Thật là kinh
ngạc. Người Bắc Triều Tiên thậm chí không thèm nhìn tôi. Trong khi ở
Thượng Hải - nơi người nước ngoài từng đoàn như lợn con thì tôi lại luôn
cảm thấy là đối tượng của sự tò mò, đôi khi là hơi bực mình.Điều này
trái ngược với ở Bình Nhưỡng. Mặc dù có rất ít người nước ngoài ở đây.
Tôi chỉ đi đến một lý giải duy nhất: Dân Bắc Triều Tiên không dám nhìn
chúng tôi vì họ biết là điều đó có thể gây rắc rối cho họ. Trong thang
máy phía trước có một chú nhóc năm hay sáu tuổi nhìn tôi chằm chằm, tôi
nở một nụ cười hoành tráng và chú nhóc cười lại với tôi liền. May quá,
vẫn còn chút hy vọng!
Chương 5 Thánh của các vị thánh
Chặng tiếp theo dĩ nhiên phải là quan trọng nhất của chuyến đi. Đáng lẽ
ra chặng này phải diễn ra trước tiên, nhưng vì đêm hôm trước chúng tôi
đến Bình Nhưỡng muộn nên đã làm đảo lộn lịch trình. Chúng tôi sẽ đến thăm
bức tượng Kim chủ tịch kính mến khổng lồ bằng đồng. Trước tiên chúng tôi
phải ghé vào quảng trường lớn kế bên để mua hoa.Trước đó có người
khuyên chúng tôi nên mua hoa ở Trung Quốc và mang tới tượng đài với lý do
là giá cả cắt cổ ở Bình Nhưỡng, nhưng chẳng ai trong đoàn làm theo lời
khuyên đó cả. Bó hoa nào ở Bình Nhưỡng trông cũng như nhau, gồm bốn loại
hoa khác nhau (không phải kimilsunia cũng không phải kimjongilia nhé),
đỏ, trắng, da cam và vàng. Và thực ra thì giá chỉ có 2 euro.
Rồi chúng tôi đi qua toà nhà quốc hội khổng lồ trước khi tới tượng đài. Khu vực này gồm một tượng đài lớn cao chừng hai mươi mét, hai nhóm tượng đài chiến sĩ, công nhân và nông dân trên mặt trận. Đúng là kiểu tượng đài điển hình ở thủ đô các nước cộng sản.Người ta thấy tương tự kiểu tượng đài đó trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và tôi tin là cả ở một số thành phố thuộc Đông Âu khác.
Tôi lôi máy ảnh ra và ngắm để chụp bức tượng, nhưng đồng chí Kim ngay lập tức ngăn tôi lại và hơi có vẻ mắng mỏ : « Không, không được, không được làm như thế, trước tiên đồng chí phải hơi nghiêng mình trước bức tượng và phải thể hiện sự thành kính với Lãnh tụ vĩ đại, rồi anh mới có quyền chụp ảnh. OK? ». Tôi không ngờ và tôi cũng chẳng được thông báo trước gì cả. Bên cạnh cái giá cắt cổ phải trả để đến Bắc Triều Tiên, người ta còn phải chấp hành một số nhượng bộ khác, trong đó có việc cúi mình trước tượng của lãnh tụ kính mến. Cũng như mọi người, tôi tới đặt hoa dưới chân của bức tượng đài, rồi tôi nghiêng mình một cách kính cẩn. Tiếp theo tôi lịa lịa chụp bức tượng bằng cái máy ảnh kĩ thuật số của mình.
Thật lạ với bức tượng khổng lồ này. Nó làm tôi chợt nhớ đến giáo phái Mandarom hay là một thể loại khác, những bức tượng của Chúa tể của những chiếc nhẫn. Ngay tiếp sau chúng tôi, từng nhóm người Triều Tiên, Trung Quốc và phương tây tới thể hiện sự kính cẩn của họ đối với Mặt trời của nhân loại. Trong khi đó, tôi ngắm các bức phù điêu và chụp ảnh lia lịa. Xa hơn một chút, là tượng đài Cholima.
Cholima là một con ngựa thần thoại trong dân gian Triều Tiên có thể chạy với tốc độ kinh khủng. Trong những năm 50, chủ tịch vĩ đại đã quyết định gia tăng nhiều lần sản lượng nông nghiệp của đất nước, cũng như ở Trung Quốc một vài năm sau với kế hoạch« Đại nhảy vọt ». Những thành tính tuyệt vời được lập nên bởi nhân dân lao động như thế là có thể sánh ngang với huyền thoại Cholima, và thế là tượng đài được dựng lên ngay sau đó.
Chúng tôi lại lên xe bus một lần nữa để tới địa điểm khác. Về nguyên tắc, đồng chí Kim cho phép chúng tôi chụp ảnh bất cứ những gì mà chúng tôi muốn ở Bình Nhưỡng. Không có ai cản trở nên chúng tôi chụp tất cả những gì mà chúng tôi có thể. Tất nhiên thực tế thì vẫn có những ngoại lệ và sự hào hứng của chúng tôi đôi khi bị hạn chế bởi sự kiểm duyệt của đồng chí Kim. Đúng là tự do kiểu Bắc Triều Tiên! Một lúc sau, chúng tôi đi bộ tới tháp Juche (Tự chủ), một kiểu tháp khổng lồ cao hơn 150 mét với ngọn lửa đỏ ở trên đỉnh. Juche là tư tưởng chính thống ở Bắc Triều Tiên.
Đó là một sự biến thái của chủ nghĩa Mác Lê, được tạo ra và phát triển bởi Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Nói ngắn gọn đó là tư tưởng tuyên bố sự tự lực tự cường quốc gia về mặt kinh tế và chính trị, tuyên bố sự độc lập toàn vẹn của nhân dân cách mạng Triều Tiên.
Dĩ nhiên là tôi không dám nói với các đồng chí hướng dẫn về sự đối chiếu của tôi giữa Juche Triều Tiên và Duce Ý Đại Lợi, vốn có sự tương đồng về phát âm và độ ấn tượng (các thứ phát xít đều kết thúc bởi sự giống nhau ngay cả cách phát âm).
Dưới chân tháp Juche, lại là một tượng đài khác, biểu trưng một người công nhân, một trí thức và một nông dân (ba trụ cột của chế độ) - người cầm búa, kẻ cầm bút và người cầm liềm (ba thứ tạo nên biểu tượng của Đảng Lao động). Ở chỗ vào của tháp, có hàng loạt tấm biển đặt kề nhau do những người tán thành chủ nghĩa Tự chủ ở khắp nơi trên thế giới tặng nhân dịp khánh thành tháp này vào những năm 1970. Trong số đó có khá nhiều bằng tiếng Pháp. Một số nghị sĩ cộng sản Pháp thời kì này đã tuyên bố công khai ủng hộ chủ nghĩa Kim Nhật Thành (Vâng, cái này có tồn tại ạ). Hơn thế, có một số lượng lớn các hội Tự chủ mà tôi không hề biết về sự tồn tại đó.
Rồi tôi lên thang máy để lên đỉnh tháp, nơi ta có một cái nhìn toàn cảnh dễ chịu,nhưng cũng không mấy khác khi ở nhà hàng quay của khách sạn (nhưng lại không có nữ đồng chí Kim ở đây mới chán).
Sau những giây phút giáo dục lý tưởng đáng nhớ ấy, chúng tôi quay về nhà hàng quay,nơi nàng Kim yêu quý đang chờ đợi chúng tôi. Nàng vẫn luôn như thế. Với ý định cao đẹp là góp phần củng cố quan hệ hữu nghị Pháp - Triều, một lần nữa tôi cố gắng trao đổi với nàng vài câu bằng cách hỏi nàng có gì trong món xúp cà chua (mà tôi đoán là đậu phụ). Nàng trả lời không ngại gần bằng một giọng quả quyết « Potato ». Hơi ngạc nhiên,tôi cố gắng làm nàng hiểu đó không phải là điều tôi muốn hỏi, nhưng nàng vẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần « Potato, potato », rồi cười khúc khích vì cái vẻ ngạc nhiên của tôi. Kiểm tra chắc cú đó chính là đậu phụ, tôi mới nói « No potato, no potato », điều này lại làm nàng cười tiếp. Có thể « Potato » là từ tiếng Anh duy nhất nàng biết chăng ? Phút nói chuyện thành công rực rỡ ấy, khiến tôi tự nhủ rằng, tôi sẽ phải thuyết phục nàng chụp ảnh với tôi. Thế nhưng rồi chẳng có gì cả vì đó là lần cuối cùng tôi gặp nàng, sau đó chúng tôi không bao giờ quay lại nhà hàng này nữa, thậm chí là tôi chẳng thể nói lời tạm biệt nàng.
Buổi chiều của chúng tôi bắt đầu bằng việc thăm quan bảo tàng chiến tranh Triều Tiên, nơi cao trào của chủ nghĩa xét lại lịch sử và chống đế quốc. Người hướng dẫn viên của chúng tôi, một phụ nữ khoảng 30 tuổi trong trang phục quân đội nhân dân Triều Tiên có khuôn mặt rất lạnh lùng nhưng không hề gây cảm giác khó chịu khi tiếp xúc. Nhưng không thể kiếm ra đâu một nụ cười của nàng. Nàng bắt đầu nhắc lại những chiến công của ông nội đồng chí Chủ tịch đáng kính, người đã đánh chìm tàu cướp biển của Mỹ, rồi chúng tôi liên tục nghe bài diễn thuyết hào hùng về « chiến thắng » của Triều Tiên chống lại đế quốc Mỹ từ năm 1950 đến 1953. Trong viện bảo tàng khổng lồ mà chúng tôi chỉ thăm quan một phần nhỏ này, tôi gặp nhiều nhóm thăm quan mặc quân phục có vẻ tràn đầy dũng khí quân đội. Phần thú vị nhất của bảo tàng chính là gian phòng lớn trưng bày chiến lợi phẩm. Xe tăng, máy bay, mũ súng đạn và đồ đạc Mỹ đủ thể loại được trưng bày trong các phòng, khiến cho nó giống một bãi đỗ xe lớn hơn là giống một viện bảo tàng.Trong khi tham quan, ông già người Hà Lan tuổi chừng sáu chục đi cùng chúng tôi vốn hiểu ngọn ngành lịch sử của cuộc chiến Triều Tiên (ông này có quen biết cá nhân với một trong những vị chỉ huy chính của Mỹ thời kì này) đã dễ dàng chỉ ra những dối trá mà chúng tôi đã nghe. Ông cụ trình bày chi tiết những diễn biến cụ thể của các chiến dịch lớn của cuộc chiến này. Hiểu rõ rằng với ông cụ này thì sự nhồi sọ là không thể áp dụng, đồng chí hướng dẫn viên thoả hiệp bằng cách nói « Những hiểu biết lịch sử của tôi không đủ chi tiết để trả lời mọi người, xin thứ lỗi ». Nàng chắc là ít khi phải nói như thế! Cuối cùng chúng tôi kết thúc buổi tham quan ở phòng sa bàn nơi dựng lại những trận chiến căn bản của cuộc chiến. Phải thừa nhận là về mặt kĩ thuật thì đó là một thành công đáng khen ngợi. Khách tham quan đi vào một khu hình cầu với bốn bề là những bức tranh tường khổng lồ mô tả trận đánh, còn các phối cảnh được bố trí quanh khách thăm quan. Thật là ấn tượng!
Khi ra khỏi viện bảo tàng tôi chú ý có khoảng vài trăm nhạc công mặc quần áo màu trắng đang xếp hàng và như đang đợi ai đó. Nhưng đáng tiếc là bị cấm chụp ảnh, cũng như những nhóm dân cư gặp ở những chỗ khác, người ta từ chối nói với tôi chuyện gì đang diễn ra.
Chúng tôi đi về hướng Di tích những người cảm tử trong cuộc chiến Triều Tiên - bộ sưu tập của hàng chục bức tượng lớn bằng đồng mô tả những người lính dưới cờ hay là những bức phù điêu vẽ những người đang chiến đấu. Vẫn luôn là phong cách cách mạng mà chúng tôi thấy sáng nay, nhưng tỉ lệ còn lớn hơn nhiều.
Nơi tham quan cuối cùng trong ngày là Cung Văn hoá thiếu nhi nổi tiếng. Dĩ nhiên đó là một trong những sự cuốn hút buồn tẻ nhất của chuyến thăm quan. Được xây dựng nhằm minh họa cho câu khẩu hiệu « Trẻ em là chủ nhân của đất nước », toà nhà khổng lồ này mỗi ngày đón hàng nghìn trẻ em đến tham gia các hoạt động thể thao, nghệ thuật và giáo dục tư tưởng. Điều thực sự buồn tẻ đó chính là cách mà người ta đưa chúng tôi đi thăm chỗ này. Mỗi phòng nơi chúng tôi đến đều có khoảng chục em thiếu nhi, ngay lúc khách thăm quan vào thì liền nở những nụ cười và bắt đầu chương trình biểu diễn của các em (âm nhạc hoặc là múa hát). Chúng tôi dừng lại không quá hai hay ba phút ở mỗi phòng trước khi đi tới những phòng tiếp theo. Đúng là như một chuyến đi chơi sở thú nơi chúng tôi được mời chụp ảnh mà không vứt cho thú tí thức ăn. Vì tôi thích đọc những suy nghĩ của các em. Dĩ nhiên trong mỗi phòng đều có ảnh hai cha con lãnh tụ họ Kim.Chúng tôi cũng đi qua phòng máy tính, một người bạn Pháp tới đây một năm trước đã kể cho tôi về phòng này. Hồi đó, đồng chí này hỏi tại sao lại không có chân dung lãnh tụ vĩ đại trên màn hình máy tính, và anh đã nghe được lời giải thích thật khó tin « Ôi! Nhưng thưa đồng chí, máy tính của chúng tôi không đủ mạnh cho điều đó ». Tôi không dám đặt lại câu hỏi này, sợ bị xem là thiếu nghiêm túc.
Sau nửa giờ tham quan, chúng tôi quay trở lại phòng biểu diễn của cung thiếu nhi.Trái với dự tính của chúng tôi, phòng này gần như là đầy người. Khách du lịch Trung Quốc và một vài người phương Tây thì dĩ nhiên rồi, nhưng cũng có nhiều người Bắc Triều Tiên. Một đồng chí quay phim của truyền hình Bắc Triều Tiên tới hỏi chúng tôi từ nước nào đến. Trong khi tôi đang suy nghĩ tìm ra những câu ngắn để trả lời, thì anh ta quay lại và yêu cầu chúng tôi chỉ cần nói tên nước là đủ. Chúng tôi như vậy là chỉ giới thiệu về mình trong khoảng năm giây! Tôi nghi ngờ về hiệu quả tuyên truyền trên màn ảnh vô tuyến Bắc Triều Tiên. Vì tôi ngồi cạnh mấy người khách du lịch Trung Quốc đến từ Mãn Châu Lí, tôi tận dụng cơ hội để nói chuyện với họ. Sau một ngày tẩm bổ về tư tưởng, tôi cần phải thoải mái và thế là tôi ngồi kể tuột ra những điên khùng đang đầy ắp trong đầu mình. Khi mấy anh bạn Trung Quốc hỏi là tôi nghĩ thế nào về Bình Nhưỡng, tôi trả lời đây thực sự là thiên đuờng cộng sản, rõ ràng là hơn Trung Quốc suy đồi và tầm thường. Sững sờ ! Họ nói là tôi không nhận thấy là người dân ở đây gầy gò à. Tôi liền trả lời giữ eo như thế còn tốt hơn là béo phì như nhiều người Bắc Kinh. Cuối cùng thì họ cũng hiểu là tôi đang đùa. Một phút sau, buổi biểu diễn bắt đầu. Nó kéo dài trong một giờ rưỡi. Một giờ rưỡi hát và nhảy múa của những đứa trẻ vui vẻ hẳn là trình diễn dũng khí yêu nước và cách mạng. Tấm vải làm phông mô tả những công trình lớn của thủ đô Bắc Triều Tiên và những bức hoạ liên quan đến chinh phục không gian. Người Bắc Triều Tiên bị ám ảnh bởi việc chinh phục không gian. Dù sao thì họ cũng muốn làm người khác tin vào điều đó. Điều này nhằm biện minh cho những vụ thử tên lửa, thực là thảm hại. Tôi thậm chí đã nhận thấy ra những bức tranh vẽ tàu không gian mang cờ Bắc Triều Tiên. Ôi trời, thật là ngạc nhiên đối với một nước mà đa số dân số còn không biết rằng con người (người Mỹ) đã đặt chân lên mặt trăng. Hình như một nơi nào đó của thủ đô còn có một «bảo tàng chinh phục không gian » nhưng lại luôn trong tình trạng « nâng cấp ». Dù sao thì buổi biểu diễn của trẻ em cũng khá hoành tráng, phải thừa nhận là bọn trẻ rất có năng khiếu, hoặc ít ra thì chúng cũng luyện tập rất nhiều. Nhưng có bao nhiêu trong số chúng thực sự chọn nơi này?
Khi buổi biểu diễn kết thúc, chúng tôi được mời ra khỏi phòng, đúng lúc đó tất cả đèn đều tắt (tiết kiệm điện thật là kinh). Minibus lần này đưa chúng tôi tới Kaesong – một thành phố lớn của miền nam, cách đường phân giới với Nam Hàn chừng vài kilomet.
Chúng tôi rời Bình Nhưỡng lúc bàn đêm buông xuống nên không thể thấy gì trên con đường nối thủ đô với Kaesong. Tuyến « cao tốc » này không hề được chiếu sáng, và đèn pha của chiếc minibus là cái duy nhất xua tan màn đêm. Thi thoảng, những tấm panô khổng lồ sáng rực vẽ hình Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành tô điểm cho đêm tối của làng quê Bắc Triều Tiên.
Chúng tôi chỉ thấy hai hay ba trạm gác quân sự trên đường. Dĩ nhiên chúng tôi không gặp chiếc xe nào trên đường cả. Sự đơn điệu này lại là cơ hội lý tưởng để trao đổi một cách kĩ càng hơn với hai đồng chí hướng dẫn viên. Đồng chí Kim và đồng chí Li thay phiên nhau trả lời những thắc mắc của tôi liên qua đến đời tư của họ cũng như cuộc sống thường nhật của dân Triều Tiên. Đồng chí Li mơ uớc trở thành nhà ngoại giao ở châu Âu, và nghề hướng dẫn viên có vẻ như là một bước bắt buộc để thực hiện đuợc ước mơ đó. Đồng chí Kim thì lại muốn trở thành doanh nhân. Tôi hơi tò mò muốn biết từ doanh nhân có nghĩa như thế nào ở một đất nước đặt sệt cộng sản như Bắc Triều Tiên, nhưng đồng chí Kim không làm thoả mãn sự tò mò của tôi. Bề ngoài thì dường như đó là trở thành công chức của bộ Ngoại thương. Tôi không dám hỏi liệu như thế có nghĩa là có quyền chấm dấu vào các hoá đơn. Nhưng đồng chí Kim cũng trả lời là anh muốn « đổi mới » trong lĩnh vực này! Thú vị thật…
Đồng chí Li trái lại giải thích cho tôi khá chi tiết về những quy tắc xã hội thịnh hành ở Bắc Triều Tiên, liên quan đến quan hệ nam nữ. Dường như không thể tưởng tượng được nếu một cặp có quan hệ nếu họ không có « cùng nivô ». Khi hỏi đồng chí Li là như thế nghĩa là sao, anh trả lời ví dụ như một thầy giáo không thể quan hệ hôn nhân với một cô công nhân, vì họ không cùng một tầng lớp xã hội. Trời đất! Đất nước cộng sản cuối cùng trên thế gian này lại áp dụng một sự ngăn cách xã hội của thời nữ hoàng Victoria. Tôi không dám chất vấn về sự mâu thuẫn này, biết rằng có lẽ đó là điều không nên nói, nhưng tôi tưởng tượng một cách chín chắn rằng định nghĩa « nivô xã hội » này không có nghĩa là một trật tự thực sự, mà đơn giản là cái vách ngăn giữa những gì thuộc về xã hội nghề nghiệp đơn thuần. Vô sản là thống nhất và không thể phân chia!
Hai đồng chí sau đó nói với tôi là họ thu nhập chừng 20€ tháng (không tính tiền boa), tương đương mức lương trung bình ở Bắc Triều Tiên. Mức lương này cao hơn nông dân và tương đương lương giáo viên, nhưng thấp hơn nhiều so với thợ mỏ vốn nhận được gấp 3 lần. Hình như, thợ mỏ là biểu tượng thành công về mặt xã hội ở Bắc Triều Tiên và có được tiếng tăm lớn lao. Tôi không hỏi là Lãnh tụ thân mến Kim Chính Nhật kiếm được bao nhiêu và cũng không nhấn mạnh rằng đồng chí ấy là một trong những người giàu nhất thế giới.
Sau hàng loạt câu hỏi, tôi lôi MP3 ra để nghe một cái gì đó khác hơn là những câu tuyên truyền. Tôi nghe Vivaldi và vài bài hát tiếng Hoa. Đồ vật lạ thường này thu hút được sự tò mò của đồng chí Kim và thế là tôi đưa tai nghe cho đồng chí ấy nghe. Tôi giới thiệu cho anh những thứ nhạc có trong máy, ví như rất nhiều nhạc cổ điển, những bài hát Trung Quốc hiện đại và những bài hành khúc Bắc Triều Tiên (tôi mê món này). Thật ngạc nhiên là anh không chọn nhạc hành khúc mà lại hỏi tôi có nhạc tiếng Anh không.Tôi không thích nhạc phương Tây, nên dĩ nhiên là không có gì để giới thiệu với anh. Anh hơi thất vọng vì tôi không có nhạc « Micheal Jordan ». Tôi hiểu là anh đang nói về Michael Jackson. Vậy là loại nhạc anh thích không phải là nhạc Anh ngữ đơn thuần mà là nhạc của Mỹ. Tuy nhiên một người Bắc Triều Tiên không dám thẳng thắn thú nhận là quan tâm đến Mỹ, nên mong muốn của anh được né bằng cách nói là « nhạc Anh ngữ ».
Sau hai giờ rưỡi đi đường, chúng tôi tới Kaesong và nghỉ đêm ở khách sạn Folk - một khu rất đúng kiểu Triều Tiên truyền thống. Dĩ nhiên là được xây để đón khách du lịch nhưng lại đối lập với mô hình đô thị kiểu Stalin của phần còn lại đất nước. Chúng tôi trú trong những cái chòi Triều Tiên, ngủ ngay trên sàn nhà, chẳng dễ chịu chút nào.
Về bữa ăn tối thì nó quả là tuyệt trần. Từ nay tôi xếp đồ ăn Triều Tiên vào những món ngon tuyệt mà tôi ưa thích. Trong khi trước đó nó chỉ xếp hàng sau cùng trong gu cả tôi. Do vậy đôi khi cũng cần cái gì đó để thay đổi quan điểm…
Trước khi đi ngủ, tôi nhìn lên bầu trời để chiêm ngưỡng một đêm đầy sao. Thời buổi này đúng là khó mà ngắm nhìn sao trời ở đô thị. Kaesong dĩ nhiên chỉ hơn một cái làng. Bây giờ tôi hiểu tại sao những bức ảnh vệ tinh chụp buổi đêm vùng Đông Bắc Á lại xuất hiện một đám đen giữa một Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản sáng rực.
Vì cái không khí dễ chịu đó mà mãi tôi mới đi ngủ được. Tôi thức dậy vào 5h sáng bởi những bản hành khúc vui vẻ. Như tôi đã nói, tôi là người rất mê loại nhạc này nên không thấy mấy bực mình vì bị thức giấc kiểu đó, ngay cả khi thấy hơi đau một bên mắt một hay hai giờ sau.
Bữa ăn sáng vội vã, chúng tôi ra xe chỗ đậu minibus và đương nhiên là gặp hai đồng chí Kim và Li đáng mến. Anh cảnh sát điều khiển giao thông ở đường ra mặc bộ đồng phục màu trắng, khác với những đồng nghiệp ở Bình Nhưỡng mặc toàn màu xanh lơ. Đồng chí Kim giải thích rằng màu trắng là đồng phục mùa hè và xanh là mùa đông. Tôi ngạc nhiên vì sự khác biệt về mùa ở Bình Nhưỡng và Kaesong không phải là lý do chính đáng. Sau đoạn đối thoại này thì xe bus chuyển bánh.
Kaesong không phải là một thành phố xấu xí như Bình Nhưỡng. Thành phố này chỉ bị tàn phá nhẹ bởi chiến tranh và một số công trình cổ vẫn còn tồn tại. Khách sạn nơi chúng tôi trú thực sự là một kì quan kiến trúc. Đường phố Kaesong cũng có nhiều màu sắc hơn là cái xám xịt của Bình Nhưỡng và khẩu hiệu cổ động cũng ít ngột ngạt hơn.
Tôi đã bị kích thích bởi ý tưởng đi trên các con đường của thành phố này mà tôi đã được quan sát một năm trước đó… bằng cái ống nhòm tầm xa nằm trong một trạm quan sát của Mỹ nằm phía bên kia biên giới. Chúng tôi chỉ cách đó một vài kilomet nhưng là cả một thế giới khác.
Chúng tôi nhanh chóng rời thành phố để đi về nông thôn Triều Tiên. Với sự bồn chồn lớn lao tôi chờ đợi khám phá Bắc Triều Tiên thôn quê mà báo chí Tây phương luôn mô tả như một bức tranh kinh khủng. Ngạc nhiên hơn cả mong đợi của tôi ! Cảnh sắc thật điền viên! Đó là thời điểm mùa thu hoạch và đồng quê đầy nông dân đang làm việc. Những con đường nhỏ và những lối mòn phủ đầy màu sắc (dĩ nhiên không phải là hoa kimlsunía và kimjongilias), trong khi bính lính thì tản bộ từ xóm này sang xóm khác. Tất nhiên là đi bộ. Chân dung bự của Cha già lãnh tụ thì vẫn đầy ngã ba đuờng.
Cái hình mẫu ngắn gọn này của nông thôn Bắc Triều Tiên không đến nổi khốn khổ như những gì tôi từng tưởng tượng. Dĩ nhiên, đó không phải là sự trù phù, nhưng người dân cũng không hề đói khát như trên những bức ảnh trên báo chí Tây Âu. Trái lại, cảnh sắc đồng quê ở đây là một trong những cảnh đẹp nhất tôi thấy trên thế giới. Lý do thật đơn giản : nông thông Bắc Triều Tiên tháng 10 năm 2003 vẫn giống như những năm năm mươi. Ngay cả nông thôn Trung Quốc với một vài dấu hiệu bên ngoài của sự hiện đại hoá vẫn còn là xa lạ với Bắc Triều Tiên. Một vài xe cộ mà chúng tôi gặp trên đường hoàn toàn có thể phục vụ cho việc phục chế lại thời Đệ nhị thế chiến, trong khi trang phục của người dân và đồng phục xanh nâu của binh sĩ thì lúc nào mà chẳng thế!
Thật tiếc là tôi hầu như không chụp được bức ảnh nào vì lý do tình trạng đường xấu và rung giật trên xe làm tôi không chụp được những bức ảnh nét. Hơn nữa, hai đồng chí hướng dẫn còn cấm chụp ảnh nông dân hay binh sĩ vì « những người này họ nhạy cảm ».Thưa các đồng chí, tôi rất muốn vặn vẹo lại, nhưng do tính lịch sự vốn có của người Pháp,nên tôi không nói…
Ngay giữa cảnh sắc quyến rũ của những ngọn đồi, chúng tôi dừng lại Mộ Hoàng gia cổ, nơi vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn dù được xây dựng từ những năm đầu thiên niên kỉ thứ 2. Đó là khu mộ Kongmin, vua xứ Koryo. Một vài người bán hàng lưu niệm trưng bày những món đồ của họ cho những người khách du lịch hiếm hoi. Hiểu rằng có thể tôi sẽ không còn có cơ hội mua những đồ lưu niệm phi cộng sản, tôi ép mình mua những bức tranh trên lụa rất dễ thương vẽ những thiếu nữ Triều Tiên mặc váy truyền thống. Tôi biết rõ là tôi đã nói là tôi thấy họ quá quyển rũ, nhưng tôi vẫn phải nhắc lại.
Chúng tôi tiếp tục đi qua Keasong, và tới sát biên giới với Nam Hàn, trực chỉ khu Panmunjom bí ẩn.
Dần dần chúng tôi tiến lại đường giới tuyến. Những dấu hiệu cho thấy sự bố trí hùng hậu của quân đội Bắc Triều Tiên dần lộ ra. Trái với những ước tính của tôi, sự hiện diện quân sự ở đây cũng không mạnh mẽ hơn phần còn lại của đất nước này (cũng khó mà làm tốt hơn nữa!). Những đám binh lính không có vẻ nhiều hơn ở Bình Nhưỡng hay ở nông thôn nơi chúng tôi đã đi qua. Trái lại, nếu ai có con mắt biết quan sát cộng với lắng nghe lời hướng dấn nhiệt tình của hai đồng chí hướng dẫn viên thì có thể thấy được nhiều chi tiết khá thú vị.
Trước tiên là những ngọn đồi. Dù phía trên cùng được trang trí khá hấp dẫn thì phía dưới lại vẫn luôn là những công trình bằng bê tông. Có thể đó là lối vào của những lô cốt bí mật hay nơi bố trí các bệ phóng tên lửa chăng? Hay phải chăng vì tôi là người luôn nhìn thấy điều xấu xa ở khắp nơi, bởi vì dù sao nơi đây tôi đang ngắm nhìn trái tim của trục ma quỷ. Xa hơn một tí trên các cánh đồng tôi thấy có nhiều tảng đá lớn hàng mấy mét xếp song song. Những tảng đá xếp song song với đường biên giới này chắc là để ngăn chăn xe cơ giới của kẻ thù nếu chúng có ý định xông lên. Cuối cùng, dọc theo con đường quốc lộ, có thể nhìn thấy hàng loạt tảng bê tông cao khoảng hơn chục mét xếp san sát, sẽ được nổ mìn khi xảy ra chiến sự để làm nghẽn đường sá.
Chúng tôi dừng lại ở một trạm kiểm soát trong khoảng nữa tiếng đồng hồ. Chúng tôi thế là vào khu vực phi quân sự. Sau khi giấy tờ được kiểm tra kĩ càng, chúng tôi qua một cái hiên. Hai đồng chí bộ đội lên xe để « bảo đảm an ninh cho đoàn » (???). Có một đồng chí làm công tác hướng dẫn. Anh này nói được một ít tiếng Hoa, nên tôi có thể nói chuyện trực tiếp với anh. Điều này dĩ nhiên là không làm hài lòng hai đồng chí hướng dẫn viên thân mến. Chỉ duy đồng chí Kim là bi bô được vài câu tiếng Hoa.
Khu vực phi quân sự Liên Triều có chiều rộng chừng 4km cho mỗi bên đường giới tuyến, kéo dài từ đông sang tây bán đảo Triều Tiên. Khi tôi đến chơi Nam Hàn một năm trước, khu vực phi quân sự thuộc Nam Hàn nhìn thật là khô khan và hoàn toàn dùng cho các công trình quân sự, không có dấu hiệu gì của đời sống dân sự. Bắc Triều Tiên không có gì ra vẻ là một nước hiền hoà, vậy nên tôi đồ rằng những khu vực thuộc vùng giới tuyến của Bắc Triều Tiên ít nhất cũng phải được quân sự hoá như bên Nam Hàn. Tuy nhiên đó chỉ là một lầm tưởng!
Trước tiên, chúng tôi thăm một gian phòng nhỏ nơi kí kết hiệp định đình chiến, và đã tranh luận khá lâu với đồng chí bộ đội dẫn chúng tôi đi thăm quan, dĩ nhiên là bên cạnh sự có mặt của hai đồng chí Kim và Li. Đối thoại nhanh chóng chuyển về chủ đề thời sự quốc tế. Tôi phải thừa nhận là anh lính này đảm nhiệm khá ổn vai trò của một trong những « nguồn » thông tin ở các trạm gác biên phòng.
Đồng chí bộ đội cũng như hai đồng chí hướng dẫn viên nói Tổng thống Mỹ G. Bush đã khiến họ buồn vì đã làm khổ người Triều Tiên khi liệt họ vào trục ma quỷ. “Đồng chí” Bush con dĩ nhiên là không hề có tiếng tại Bắc Triều Tiên, nhưng bài phát biểu của lão thì khỏi nói. Dĩ nhiên người ta nói với người nước ngoài khác với nói với người Bắc Triều Tiên. Người ta tự hỏi cặn kẽ với một sự lo lắng không cần phải che đậy rằng, liệu chúng tôi có nghĩ là Bush con sẽ tái đắc cử vào năm 2004 không (bấy giờ đang là năm 2003). Tất cả chúng tôi đều trả lời là chúng tôi không tin là Bush sẽ thắng cử mặc dù không dám chắc điều đó có thật không. Rồi họ hỏi chúng tôi về cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Dĩ nhiên người Bắc Triều Tiên theo dõi kĩ hồ sơ này. Nhưng sao mà biết được người ta đã nói những gì với họ. Chúng tôi thì có nhiều thông tin sát với sự thật hơn, ví dụ như cuộc khủng hoảng chỉ mới ở giai đoạn đầu, và không phải là Mỹ sẽ chiếm Iran nay mai. Để bảo vệ cho ý kiến này, tôi nói thêm là ở Apgan thì vào năm 2001, Iraq thì 2003 và Iran sẽ là vào năm 2004, như thế Bush con sẽ không tái đắc cử được và Triều Tiền như thế là được trừ ra. Mấy đồng chí Bắc Triều Tiên có vẻ gật gù với lập luận này. Đó cũng là thời điểm tôi thốt ra những khẩu hiệu chống Mỹ mà mình đã bi bô hôm trước và chúng tôi đã cười sưng cả miệng. Đồng chí bộ đội đi cùng quả là dễ chịu, và thực sự là tôi thật buồn với ý nghĩ rằng đồng chí ấy sẽ là một trong những nạn nhân đầu tiên nếu chiến tranh xảy ra. Dĩ nhiên là anh cũng biết rõ điều đó, thể hiện qua thái độ vồn vã của anh khi hỏi chuyện chúng tôi.
Một lúc sau, chúng tôi đi tới sát biên giới, một khu nhà xây dựng trên cả đất Bắc lẫn Nam, với một vài toà nhà trung tâm được lắp ghép ngay trên nền phân giới màu trắng.Hai đồng chí hướng dẫn cho phép chúng tôi chụp ảnh thoả thích các ngôi nhà cũng như binh lính. Đúng là khó tin vì ở phía Nam Hàn, chụp ảnh bị cấm trong phạm vi nhiều kilomet. Như vậy là Bắc Triều Tiên thoải mái hơn Nam Hàn nhiều (dĩ nhiên là điều này không làm đồng chí Kim cười được, vì chắc chắn anh hiểu rằng đây chỉ là một sự hài hước trong suy nghĩ của tôi).
Chúng tôi đi vào trong toà nhà lắp ghép, đi một vòng quanh cái bàn tròn, nhiều lần vượt qua biên giới « vô hình », và chúng tôi tiến sang đất Nam Hàn trong một hay hai phút. Dĩ nhiên là cửa ra vào mỗi bên đều khép chặt, thế là chúng tôi lại đi qua biên giới và vào miền Bắc. Những người du lịch đến từ miền Nam cũng làm chính xác nghi lễ này nhưng theo ý nghĩa ngược lại.
Hai nước Triều Tiên đã đồng ý về việc cho phép các đoàn khách tham quan của miền Nam và miền Bắc được qua lại, một điều mà người ta không dám nghĩ tới trước đây. Cứ tưởng tượng xem rằng khách du lịch giơ tay chào nhau từ mỗi phía của đường ranh giới màu trắng. Riêng điều này có vẻ là một cái gì rất nghiêm trọng ở khu vực căng thẳng nhất thế giới này.
Khi ra khỏi toà nhà đó, chúng tôi chụp khá nhiều ảnh lính biên phòng. Hình ảnh khó tin mà những người lính ngày ngày đối mặt nhau, cách chừng vài mét mà lại không bao giờ nói chuyện hay trao nhau dù chỉ một cái nhìn. Tôi thật sự muốn đọc ý nghĩ trong đầu của những người lính Triều Tiên đang đối mặt nhau cách đường phân giới chừng 30cm, có thể bước một vài bước chân sang phía bên kia trong nửa giây, hoặc đủ nhanh để thoát khỏi làn đạn của đồng nghiệp phía bên kia chiến tuyến. Không biết có bao nhiêu người trong số họ có ý nghĩ nghiêm túc vượt qua ranh giới đó?
Chúng tôi cách đường ranh giới màu trắng chỉ bảy hay tám mét, cách đó vài mét là những người lính Nam Hàn nhìn chúng tôi một cách chăm chú qua ống nhòm. Có thể điều đó ở đây chẳng mấy quan trọng. Cùng lắm là chúng tôi sẽ bị chụp ảnh và gửi về máy tính trung tâm của CIA. Tôi sẽ biết điều đó nếu một ngày nào đó thấy hồ sơ về mình trong một sân bay Mỹ. Cách đó một hay hai km, một lá cờ Bắc Triều Tiên rất lớn đối mặt với một lá cờ của Nam Hàn phía bên kia giới tuyến. Đấy là hai làng dành cho việc tuyên truyền (người ta cũng gọi như thế ở Nam Hàn) mà tôi đã nhìn thấy rất gần cách đó một năm, nhưng lần này tôi có quyền chụp ảnh.
Chúng tôi đi cùng bốn khách du lịch người Bắc Triều Tiên. Tôi muốn hỏi xem những giấy tờ nào họ phải khai báo, và cần những đảm bảo gì để họ có thể tới được đây. Đó là những người có chức vị tương đối cao, thể hiện qua sự đẫy đà sung túc của họ. Tôi thử nói vài lời với một trong số đó : « Xin chào, tôi là người Pháp ». Trời ạ, phát âm tiếng Triều của tôi dở tệ để người khác có thể hiểu được và thế là cô nàng trả lời tôi bằng thứ tiếng Anh mơ hồ mà tôi cũng không hiểu gì cả. Và thế là cuối cùng tôi lại bi bô nghề cũ «Đả đảo đế quốc Mỹ », nhưng nàng ta vẫn không hiểu. Rốt cuộc đồng chí Kim cũng cản trở cái ý định tiếp cận không xin phép của tôi. Chúng tôi rời Panmunjom và đi tới một trạm quan sát của Bắc Triều Tiên nằm trong vùng phi quân sự cách đó không xa.
Một đồng chí bộ đội khác già hơn đón chúng tôi ở đó. Anh này trông rất dễ thương: vui tính và tươi cười. Anh chỉ dẫn chúng tôi quan sát khu phi quân sự bằng ống nhóm,chúng tôi nhìn thấy rất rõ những trạm quan sát của Nam Hàn và Liên Hợp Quốc nằm ở bờ phía Nam đường giới tuyến.
Đồng chí sĩ quan tố cáo với chúng tôi là phía Nam Hàn bố trí cả vũ khí trong các trạm quan sát, và điều này vi phạm trắng trợn các công ước. Dĩ nhiên, anh quả quyết rằng phía Bắc Triều Tiên không làm điều đó và rất tuân thủ luật quốc tế. Chúng tôi dễ dàng nhìn thấy bức tường bằng bê tông do Mỹ và Nam Hàn dựng lên nhằm ngăn chăn sự xâm chiến của miền Bắc. Các đồng chí hướng dẫn viên không hề nhầm khi quả quyết rằng bức tường kia cao tận tám mét và được bố trí cẩn mật bởi Nam Hàn. Quả thực là khi tôi đi thăm vùng phi quân sự thuộc Nam Hàn thì không được phép nhìn thấy bức tường này. Theo phía Bắc Triều Tiên, thì bọn Mỹ đã xây bức tường này trong bí mật để che dấu sự nhục nhã và không bị kết tội là đã xây dựng lại một bức tường Bá Linh (Berlin) khác.Bức tường bê tông kia quả là đẹp, ai cũng thấy thế và nó chỉ có ở phía Nam Hàn. Nhưng thực tế nó có kéo dài từ tây sang đông bán đảo không? Không có gì để kiểm chứng ngay cả khi dường như là thế. Có lẽ tôi sẽ thử kiếm tài liệu đọc khi tôi có thời gian và tôi sẽ kiểm chứng xem liệu có phải nó thực sự bị mất hay đó chỉ là nạn nhân bởi sự tuyên truyền của của Triều Tiên.
Vào tầm giữa trưa, loa phát thanh Nam Hàn phát nhạc cổ điển thay cho tuyên truyền. Do không hiểu gì tiếng Triều nên tôi nhờ đồng chí Kim dịch lời. Anh chau mày và nghe một cách chăm chú, một phút sau anh nói rằng lời bài hát không thật rõ và anh tin là nó liên quan đến chính trị. Tôi thật ngây thơ khi nghĩ là đồng chí Kim sẽ dịch cho tôi hiểu những khẩu hiệu tuyên truyền của Nam Hàn. Âm thanh rõ là chuẩn và rõ với chất lượng tốt tuy được phát ra cách chỗ tôi đứng cả cây số. Tôi hỏi liệu phía Bắc Triều Tiên có làm điều tương tự với phía Nam không, và người ta cam đoan với tôi là không. Tuy nhiên tôi nhớ những điều mà người Nam Hàn nói với tôi cách đây 1 năm khi họ nói là cả hai miền vẫn đều đặn chĩa loa tuyên truyền phát sang phía đối phương. Để không đề cập trực tiếp, tôi chuyển sang hỏi liệu có sóng phát thanh tuyên truyền phát về phía miền Nam không và một lần nữa câu trả lời vẫn là không, nhưng lần này thì trong đầu tôi hiện rất rõ những cột phát thanh khổng lồ của miền Bắc mà tôi đã nhìn thấy từ miền Nam. Nhưng tôi không nói vì như thế không thật lịch sự (dân Pháp mà).
Trái lại tôi nói về đường hầm mà tôi đã tham quan. Phía Nam Hàn đã khám phá ra bốn đường hầm bí mật theo ước tính mỗi giờ có thể chuyển hàng nghìn lính miền bắc vào miền nam. Người ta ước tính còn khoảng hai mươi đường hầm nữa chưa được tìm ra. Đồng chí sĩ quan khẳng định rằng những đường hầm này được đào trong thời gian nội chiến. Nhưng tôi khó mà tin được, tại sao lại phải đào hàng đống đường hầm kiểu Pharaong như thế khi mặt trận không hề cố định trong thời gian nội chiến?
Tôi không phải là chuyên gia quân sự nhưng cũng thấy đó là sự ngớ ngẩn về chiến lược. Ở miền nam, người ta nói rằng những đường hầm này được xây dựng sau chiến tranh, và có vẻ như thế thì chính xác hơn. Tôi kể cho họ nghe điều này và tôi lịch sự nghe những giải thích từ phía các đồng chí Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, đồng chí Li và viên sĩ quan rất quan tâm tới sự mô tả về đường hầm của tôi, nhất là những thứ liên quan đến độ sâu và kích thước của chúng. Có thể họ không được biết chi tiết chăng? Tôi không dám tin!!!
Tiếp theo là bài nói chuyện về thống nhất hoà bình Triều Tiên, theo mô hình một liên bang rất tự chủ, hoặc là nói như thuật ngữ của Trung Quốc là mô hình « một đất nước hai chế độ ». Người Bắc Triều Tiên có vẻ tin điều này, nhưng thực ra là không thực tế. Sự căng thằng từ mỗi phía vẫn còn quá lớn lao.
Trong đầu tôi vẫn còn văng vẳng lời của người lính mà chúng tôi vừa gặp sáng nay khi anh kể lại với vẻ tự hào rằng Triều Tiên sắp có bom nguyên tử, vì đó là cách duy nhất để tránh khỏi sự can thiệp của Mỹ, và tôi không thể thoát được khỏi ý nghĩ anh ta đã bị nhồi sọ. Anh ta nói rằng Iraq đã bị chiếm vì nước này quá yếu, và Bắc Triều Tiên cần phải thể hiện sự kháng cự mãnh mẽ hơn nhiều. Nhưng những ý nghĩa này biến mất khi chúng tôi rời khỏi khu phi quân sự và đi qua những cánh đồng để trở về Kaesong. Tôi chú ý là trên đường có nhiều trẻ con đang làm việc và đáng ngại hơn là chúng mặc quân phục. Dĩ nhiên đó là một vài công việc liên quan đến phận sự của đấng vương quân trong đất nước mà trẻ con là chủ nhân, là chúa tể…
Tại Kaesong, chúng tôi đi thăm bảo tàng lịch sử nằm trong một ngôi trường tôn giáo cũ, có phong cách như những trường mà ta có thể thấy ở Nam Hàn, nhưng ở Bắc Triều Tiên nó còn được tôn tạo tốt hơn. Hơi buồn cười khi được thăm một nơi chẳng có gì liên quan đến tuyên truyền, cho dù tôi không phải đến Bắc Triều Tiên chỉ để nghe nhồi sọ. Sau khi ăn uống, chúng tôi lên xe để về Bình Nhưỡng, lại đi mất hai giờ trên đường. Nhưng lần này, cũng như buổi buổi trưa, chúng tôi có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên. Xa lộ trải dài thẳng tắp. Chỉ thi thoảng mới đi qua những con đường hầm tối tăm, nơi tôi hơi run vì thấy nhiều người đi bộ. Dĩ nhiên như thế rất là nguy hiểm nếu đường có nhiều ô tô, nhưng ở đây thì không có gì quá nghiêm trọng. Đôi khi dọc theo xa lộ, có những người xin đi nhờ vẫy tay xin đi cùng chúng tôi một cách vô ích. Thật đáng tiếc vì nếu có họ cùng đi thì chuyến đi sẽ bớt buồn tẻ. Chúng tôi không được phép tiếp xúc với những con người khiêm nhường đó, và càng không có quyền nói chuyện với họ, nên chúng tôi không có cơ hội nào để thực hiện mong muốn đó.
Bên ngoài, đồng quê vẫn luôn đẹp và chưa bị đô thị hoá nhiều – một Triều Tiên của không gian khoáng đạt. Đồng quê đầy màu sắc, không hề hoang vắng, và từng đoàn nông dân vẫn luôn hối hả trên đồng ruộng. Đồng chí Kim chắc lại là chúng tôi có thể chụp đồng ruộng thoải mái nhưng chụp nông dân thì không vì « những người này rất nhạy cảm ». Dù sao thì chụp những bức ảnh nét từ một chiếc xe hơi phóng với tốc độ hơn sáu mươi km giờ vượt quá khả năng của tôi.
Một lúc sau tôi lấy máy MP3 và ngồi thưởng thức những khúc quân hành Bắc Triều Tiên mà tôi đã tải vào máy trước lúc đi. Vài phút sau, đồng chí Kim xin được nghe và thế là tôi đưa cho anh ta nghe. Khuôn mặt của anh vốn rất đỗi tươi cười đột nhiên nhợt nhạt và hơi có phần lo lắng. Sau vài giây lưỡng lự, anh hỏi tôi với giọng nhỏ nhẹ và hơi run : « Nhưng, anh đang nghe radio à? ». Dĩ nhiên là cấm không được mang radio vào Bắc Triều Tiên, vì ở đây người dân chỉ có thể nghe được những chương trình mà lãnh tụ dễ thương ấn định cho họ. Nguyên tắc này dĩ nhiên là được chấp hành nghiêm túc, vì có những cuộc thanh sát bất ngờ diễn ra rung bình ba tháng 1 lần để chắc chắn rằng dân Bắc Triều Tiên không chỉnh lại phần tiếp sóng của radio và ti vi. Liệu hồn những kẻ phạm luật!
Khi nghe mấy bài hát Bắc Triều Tiên trong MP3 của tôi, đồng chí Kim nghi ngờ là tôi đang nghe radio, một chiếc radio kiểu lạ ở đất nước này sẽ không bị phá sóng như loại khác. Một hành vi kiểu này sẽ gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho anh, nhưng tôi làm anh yên tâm bằng cách chỉ cho anh thấy cách thức hoạt động của máy nghe nhạc, rằng nó không chỉ chọn duy nhất những bài hát Bắc Triều Tiên mà còn có thể nghe Vivaldi và Berlioz. Một lúc sau, anh có vẻ hơi tin và trả lại tôi máy MP3. Tôi quên chỉ cho anh thấy loại máy này cũng có thể chuyển sang chế độ nghe ra radio chỉ bằng một nút bấm đơn giản. Dù sao tôi cũng đã thử nhưng không bắt được sóng FM ở đây.
Giữa đường, xe đi chậm lại và chúng tôi nghỉ chân tại một khu vực như kiểu trạm dừng trên đường cao tốc. Chừng mười lăm người bán hàng chờ đợi những chuyến xe hiếm hoi trong ngày và những du khách nước ngoài đương nhiên là một món hời lớn. Chúng tôi cũng bắt đầu đói và khát nên cũng hào hứng.. Vì một số nữ nhân viên bán hàng rất quyến rũ và không quá ngại ngùng, nên cú dừng xe không định trước này thật là dễ chịu. Làm một vòng quanh gian hàng, tôi mua vài hộp kẹo caramen Bắc Triều Tiên để làm quà, một vài gói bánh bích-qui Trung Quốc và một chai nước khoáng để uống trên đường. Đến giờ rồi, dạ dày tôi bắt đầu réo lên đây! Tôi mua thêm một chiếc áo phông có hình lễ hội Arirang, chất lượng rất tệ nhưng thôi vì để thoả mãn mong muốn của một người bạn.
Một đám du khách Trung Quốc cũng dừng nghỉ chân cùng lúc với chúng tôi, và tôi chú ý là một người trong số họ đang nói tiếng Hoa với một nữ nhân viên bán hàng. Khi anh ta vừa nói chuyện xong, tôi lợi dụng cơ hội để nói chuyện với cô này nhưng cô này làm ra vẻ không hiểu tôi nói gì. Tôi không phải là người giỏi tiếng Hoa, nhưng nói chung thì tôi giao tiếp khá ổn, và tôi chú ý là sau đó nàng đi ra ngoài với một người Trung Quốc. Điều này làm tôi ngạc nhiên. Và thế là tôi nhờ đồng chí Li hỏi nàng bằng tiếng Triều là liệu nàng có nói được tiếng Hoa không và câu trả lời là không. Tôi nhắc lại câu hỏi bằng tiếng Hoa và nàng trả lời « ting bu dong, tung bu dong » (Em không hiểu tiếng Hoa). Vậy là ít nhất nàng cũng nói được sơ sơ. Điều này thì rõ! Khi đồng chí Li đi rồi, trình độ tiếng Hoa của nàng đột nhiên được « nâng cấp » và chúng tôi có thể tán phét một tí và nàng thừa nhận là nàng biết thứ tiếng này.
Sau khoảng 45 phút nghỉ ngơi, đến giờ đi tiếp. Vốn là người Pháp xịn, nên tôi quay lại cửa hàng để nói lời tạm biệt tất cả mọi người. Thậm chí một nữ đồng chí bán hàng còn cho tôi một nụ hôn gió. Đấy, ngay cả ở đất nước này, tôi vẫn thành công trong việc xuất khẩu nét quyến rũ kiểu pháp! Nhiệm vụ thế là hoàn thành.
Vào buổi chiều tà chúng tôi vẫn nhận ra từ xa kim tự tháp khổng lồ của Bình Nhưỡng, rồi chúng tôi đi qua cái cổng chào khổng lồ để vào thành phố ngay sau đó.
Ngay khi quay trở lại Bình Nhưỡng, chúng tôi liền tới hiệu sách quốc tế để mua vài quyển sách. Trên đường đi tôi đã thử chụp ảnh một trong những nữ đồng chí cảnh sát giao thông, như một cái máy tự động, điều khiển giao thông giữa những ngã tư vắng bóng xe cộ. Ở Trung Quốc, người ta xếp đó là một nghề buồn tè và nhàm chán, nhưng nữ cảnh sát ở Bắc Triều Tiên, dĩ nhiên được xếp vào hàng nghề tử tế. Những người phụ nữ tội nghiệp, xoay liên tục theo các hướng để điều hoà những dòng xe chẳng bao giờ có. Họ mặc những bộ quần áo đôi khi chẳng phù hợp với thời tiết. Có vẻ như trang phục mùa đông được mặc vào một số ngày cố định dù nhiệt độ ngoài trời có thay đổi, giống như thể nhà nước có thể thể điều chỉnh được thời tiết vậy!
Những người phụ nữ này làm việc như thế cả ngày, không rời khỏi ngã tự. Thử miệt mài với công việc kiểu này trong nữa giờ cũng đủ làm phát điên đa số mọi người, tôi không dám tưởng tượng đến hình ảnh của những người phụ nữ này sau nhiều năm làm việc như thế ! Bất hạnh nhất là tất cả họ đều xinh xắn, hơn hằn những cô gái Triều tiên bình thường. Như thể là họ được lựa chọn làm nghề này dự trên mỗi tiêu chí dễ thương và ngây thơ…
Nhìn thấy mối quan tâm ngày một lộ rõ của tôi với những cô gái mặc quân phục, đồng chí Kim khẳng định với tôi là có một nữ đồng chí cảnh sát như thế ở ngay cạnh hiệu sách và tôi sẽ tha hồ chụp ảnh. Rồi anh còn mỉm cười có vẻ đồng cảm : « Anh rất mê phụ nữ nhỉ? ». Lúc đó tôi rất muốn nói : « Ờ, tất nhiên, tôi cũng là đàn ông mà. », nhưng tôi sợ làm anh phật ý, thậm chí là tổn thương nếu nói như thế. Đàn ông Bắc Triều Tiên dĩ nhiên là xa lạ với món này, nhất là với những người chưa kết hôn, vậy nên nói thế hơi vô ích. Thế là tôi trả lời đơn giản « Ờ, vâng, tao là người Pháp mà ». Câu trả lời của tôi có vẻ có sức thuyết phục.
Khi tới nơi chúng tôi đậu xe gần một trong vô số những bức tường đang trát vữa mà người ta có thể thấy khắp mọi nơi ở Bình Nhưỡng, có vẻ như chính quyền muốn tô điểm chút sắc màu cho thành phố và thay thứ màu trắng và xám buồn tẻ bằng những màu sắc vui vẻ hơn. Một ý tưởng cao đẹp đấy chứ. Công việc tô vẽ này khá là hay đây, cứ nhìn số lượng người đang làm việc sát các mặt tường thì rõ. Những người công nhân không chỉ làm việc bên ngoài các mặt tường, mà còn trên cả ban công và các bậu cửa sổ, họ đang cạo những lớp vôi vữa cũ trên tường. Tiếc là đồng chí Kim không cho chúng tôi chụp những cảnh này, dù sáng hôm trước chúng tôi đã được phép về mặt nguyên tắc! Tôi đi vào hiệu sách, cái cửa hàng bé tí xấu xa này. Nơi bí ẩn này là một trong những mục đích chính của chuyến du lịch của tôi, vì người ta đã mô tả cho tôi về những kì công tuyên truyền mà ta có thể tìm thấy nơi đây. Nhưng bất hạnh thay tôi thực sự thất vọng vì sự lựa chọn chẳng có là bao. Vì thời gian thăm quan không có nhiều nên ban đầu chúng tôi xem những tấm áp phích tuyên truyền vẽ bằng tay. Đó là thứ quà lưu niệm phổ biến nhất từ Bắc Triều Tiên. Những tờ áp phích tuyệt đẹp, mỗi tờ đều thể hiện một kết quả làm việc công phu, nên giá cả cũng không rẻ : từ 30 đến 40 € một tờ, đắt hơn hai mươi lần so với bên Trung Quốc. Nhưng bên Trung Quốc, những tờ áp phích kiểu này rất khó kiếm và là làm bằng máy. Thật thất vọng. Tờ áp phích, tôi muốn lại hết mất rồi. Tôi thực sự muốn mua bức tranh tuyệt đẹp vẽ tên lửa tầm xa Taepodong của Bắc Triều Tiên, phóng lên trong tiếng reo hò của đám đông người lao động đầy phấn khởi. Anh bạn người Pháp của tôi trưng cái này trong nhà nó ở Thượng Hải với vẻ mặt rất khệnh. Tôi đành mua hai tấm truyền thống hơn với hình ảnh binh lính và người lao động. Cũng không đến nỗi tệ!
Tôi mua hai CD nhạc Bắc Triều Tiên : một là nhạc hành khúc, còn cái còn lại là nhạc trẻ. Chính đồng chí Li đã hướng dẫn tôi mua chúng dựa theo gu của chính anh. Có nhiều lựa chọn và giá thì quả là đắt nên cần phải chọn đúng. Trước khi té, tôi dành chút thời gian để xem sách, phần lớn chúng giống những cuốn bán trong cửa hàng sách của khách sạn. Tuy nhiên tôi cũng chọn một cuốn sách rất bự toàn ảnh Bình Nhưỡng, và một cuốn có vẻ kín đáo với tiêu đề « Nghệ thuật Triều Tiên ». Cả hai cuốn đều bằng tiếng Pháp cũng như đa số cuốn sách có ở đây. Sách bằng tiếng Pháp có vẻ như nhiều hơn cả tiếng anh, nga và hoa. Sách vở bán ở cửa hàng này đương nhiên là những tác phẩm tuyên truyền, và hai cuốn này cũng không phải là ngoại lệ.
Tôi không thể cưỡng lại ý muốn mô tả cho mọi người cuốn « Nghệ thuật Triều Tiên ». Đó thực ra là một tuyển tập những bức hoạ theo trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cuốn này được làm nhân dịp một triển lãm vào năm 1978. Cá nhân tôi rất mê kiểu tranh này và tôi hài lòng đã mua nó. Những tranh đẹp nhất dĩ nhiên là dành cho Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Tôi phải công nhận rằng không ít trong số đó thực sự là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Nó toả ra những cảm xúc nhất định. Nhưng những cậu chuyện và lời bình kèm theo mới là điều thú vị nhất. Đây là một đoạn trích trong lời đề bạt :
“…Triển lãm đã chứng minh hùng hồn rằng nghệ thuật của đất nước chúng ta thực sự nở rộ, rằng nghệ thuật rất đại chúng, phù hợp với tình cảm và xu hướng thẩm mỹ của dân tộc chúng ta, và cũng đã cho thấy những tác phẩm nghệ thuật cách mạng phục vụ lợi ích của Đảng và cách mạng. Thành công lớn nhất của triển lãm là có nhiều tác phẩm mang tính tài liệu lịch sử về sự nghiệp cách mạng chói sáng của đồng chí Kim Nhật Thành, lãnh tu vĩ đại, người luôn cống hiến cuộc đời mình cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, đã mô tả những nét không thể xoá nhoà và những mẩu chuyện cảm động đánh dấu cuộc đời của người. Những tác phẩm đó thể hiện những lời ngợi ca và những lời tận tâm dâng lên chủ tịch vĩ đại, người đã mở ra kỉ nguyên Tự chủ bằng sự sáng suốt hiếm có, nghệ thuật chỉ duy hiếm có và dũng khí cách mạng cao quý của Người…”
Còn đây là những lời chú giải cho hai bức tranh.
Cho tác phẩm « Sự xuất hiện và biến mất siêu nhiên » : « Những phương thức đấu tranh phong phú mà kì diệu mà đồng chí Kim Nhật Thành, lãnh tụ vĩ đại và là người chỉ huy nổi tiếng không thể khuất phục với ý chí sắt đá, đã tôi luyện trong thời kí chống lại quân đội Nhật lùn trong những năm 30. Những chiến sĩ của ARPC đã di chuyển nhẹ nhàng và xoá sạch dấu vết trong tuyết giá, đã gây cho quân đội Nhật lùn những nỗi kinh hoàng »
Cho tác phẩm « Mẹ ơi, con không muốn ra đi » : « Bọn vô lại Đại Hàn dân quốc phạm những tội ác hình sự không thể nào tha thứ dưới tấm bình phong « xuất khẩu lao động » trong khi bán ra nước ngoài hàng ngàn đồng bào của mình và ngay cả những đứa trẻ vô tội »…
Sau đoạn tuyên truyền dài dằng dặc này, trước khi màn đêm buông xuống, chúng tôi đi tới Quảng trường Kim Nhật Thành, nơi làm người ta liên tưởng đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Chính tại nơi đây thi thoảng người ta vẫn tổ chức những cuộc diễu binh khổng lồ, có khi tập trung tới cả triệu người. Nhưng tối đó, khu vực này hoàn toàn vắng vẻ, chỉ có khoảng vài chục người có mặt trên cái quảng trường khổng lồ này.
Rồi chúng tôi đi qua toà nhà quốc hội khổng lồ trước khi tới tượng đài. Khu vực này gồm một tượng đài lớn cao chừng hai mươi mét, hai nhóm tượng đài chiến sĩ, công nhân và nông dân trên mặt trận. Đúng là kiểu tượng đài điển hình ở thủ đô các nước cộng sản.Người ta thấy tương tự kiểu tượng đài đó trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh và tôi tin là cả ở một số thành phố thuộc Đông Âu khác.
Tôi lôi máy ảnh ra và ngắm để chụp bức tượng, nhưng đồng chí Kim ngay lập tức ngăn tôi lại và hơi có vẻ mắng mỏ : « Không, không được, không được làm như thế, trước tiên đồng chí phải hơi nghiêng mình trước bức tượng và phải thể hiện sự thành kính với Lãnh tụ vĩ đại, rồi anh mới có quyền chụp ảnh. OK? ». Tôi không ngờ và tôi cũng chẳng được thông báo trước gì cả. Bên cạnh cái giá cắt cổ phải trả để đến Bắc Triều Tiên, người ta còn phải chấp hành một số nhượng bộ khác, trong đó có việc cúi mình trước tượng của lãnh tụ kính mến. Cũng như mọi người, tôi tới đặt hoa dưới chân của bức tượng đài, rồi tôi nghiêng mình một cách kính cẩn. Tiếp theo tôi lịa lịa chụp bức tượng bằng cái máy ảnh kĩ thuật số của mình.
Thật lạ với bức tượng khổng lồ này. Nó làm tôi chợt nhớ đến giáo phái Mandarom hay là một thể loại khác, những bức tượng của Chúa tể của những chiếc nhẫn. Ngay tiếp sau chúng tôi, từng nhóm người Triều Tiên, Trung Quốc và phương tây tới thể hiện sự kính cẩn của họ đối với Mặt trời của nhân loại. Trong khi đó, tôi ngắm các bức phù điêu và chụp ảnh lia lịa. Xa hơn một chút, là tượng đài Cholima.
Cholima là một con ngựa thần thoại trong dân gian Triều Tiên có thể chạy với tốc độ kinh khủng. Trong những năm 50, chủ tịch vĩ đại đã quyết định gia tăng nhiều lần sản lượng nông nghiệp của đất nước, cũng như ở Trung Quốc một vài năm sau với kế hoạch« Đại nhảy vọt ». Những thành tính tuyệt vời được lập nên bởi nhân dân lao động như thế là có thể sánh ngang với huyền thoại Cholima, và thế là tượng đài được dựng lên ngay sau đó.
Chúng tôi lại lên xe bus một lần nữa để tới địa điểm khác. Về nguyên tắc, đồng chí Kim cho phép chúng tôi chụp ảnh bất cứ những gì mà chúng tôi muốn ở Bình Nhưỡng. Không có ai cản trở nên chúng tôi chụp tất cả những gì mà chúng tôi có thể. Tất nhiên thực tế thì vẫn có những ngoại lệ và sự hào hứng của chúng tôi đôi khi bị hạn chế bởi sự kiểm duyệt của đồng chí Kim. Đúng là tự do kiểu Bắc Triều Tiên! Một lúc sau, chúng tôi đi bộ tới tháp Juche (Tự chủ), một kiểu tháp khổng lồ cao hơn 150 mét với ngọn lửa đỏ ở trên đỉnh. Juche là tư tưởng chính thống ở Bắc Triều Tiên.
Đó là một sự biến thái của chủ nghĩa Mác Lê, được tạo ra và phát triển bởi Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Nói ngắn gọn đó là tư tưởng tuyên bố sự tự lực tự cường quốc gia về mặt kinh tế và chính trị, tuyên bố sự độc lập toàn vẹn của nhân dân cách mạng Triều Tiên.
Dĩ nhiên là tôi không dám nói với các đồng chí hướng dẫn về sự đối chiếu của tôi giữa Juche Triều Tiên và Duce Ý Đại Lợi, vốn có sự tương đồng về phát âm và độ ấn tượng (các thứ phát xít đều kết thúc bởi sự giống nhau ngay cả cách phát âm).
Dưới chân tháp Juche, lại là một tượng đài khác, biểu trưng một người công nhân, một trí thức và một nông dân (ba trụ cột của chế độ) - người cầm búa, kẻ cầm bút và người cầm liềm (ba thứ tạo nên biểu tượng của Đảng Lao động). Ở chỗ vào của tháp, có hàng loạt tấm biển đặt kề nhau do những người tán thành chủ nghĩa Tự chủ ở khắp nơi trên thế giới tặng nhân dịp khánh thành tháp này vào những năm 1970. Trong số đó có khá nhiều bằng tiếng Pháp. Một số nghị sĩ cộng sản Pháp thời kì này đã tuyên bố công khai ủng hộ chủ nghĩa Kim Nhật Thành (Vâng, cái này có tồn tại ạ). Hơn thế, có một số lượng lớn các hội Tự chủ mà tôi không hề biết về sự tồn tại đó.
Rồi tôi lên thang máy để lên đỉnh tháp, nơi ta có một cái nhìn toàn cảnh dễ chịu,nhưng cũng không mấy khác khi ở nhà hàng quay của khách sạn (nhưng lại không có nữ đồng chí Kim ở đây mới chán).
Chương 6. Tuyên truyền, tuyên truyền và tuyên truyền
Sau những giây phút giáo dục lý tưởng đáng nhớ ấy, chúng tôi quay về nhà hàng quay,nơi nàng Kim yêu quý đang chờ đợi chúng tôi. Nàng vẫn luôn như thế. Với ý định cao đẹp là góp phần củng cố quan hệ hữu nghị Pháp - Triều, một lần nữa tôi cố gắng trao đổi với nàng vài câu bằng cách hỏi nàng có gì trong món xúp cà chua (mà tôi đoán là đậu phụ). Nàng trả lời không ngại gần bằng một giọng quả quyết « Potato ». Hơi ngạc nhiên,tôi cố gắng làm nàng hiểu đó không phải là điều tôi muốn hỏi, nhưng nàng vẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần « Potato, potato », rồi cười khúc khích vì cái vẻ ngạc nhiên của tôi. Kiểm tra chắc cú đó chính là đậu phụ, tôi mới nói « No potato, no potato », điều này lại làm nàng cười tiếp. Có thể « Potato » là từ tiếng Anh duy nhất nàng biết chăng ? Phút nói chuyện thành công rực rỡ ấy, khiến tôi tự nhủ rằng, tôi sẽ phải thuyết phục nàng chụp ảnh với tôi. Thế nhưng rồi chẳng có gì cả vì đó là lần cuối cùng tôi gặp nàng, sau đó chúng tôi không bao giờ quay lại nhà hàng này nữa, thậm chí là tôi chẳng thể nói lời tạm biệt nàng.
Buổi chiều của chúng tôi bắt đầu bằng việc thăm quan bảo tàng chiến tranh Triều Tiên, nơi cao trào của chủ nghĩa xét lại lịch sử và chống đế quốc. Người hướng dẫn viên của chúng tôi, một phụ nữ khoảng 30 tuổi trong trang phục quân đội nhân dân Triều Tiên có khuôn mặt rất lạnh lùng nhưng không hề gây cảm giác khó chịu khi tiếp xúc. Nhưng không thể kiếm ra đâu một nụ cười của nàng. Nàng bắt đầu nhắc lại những chiến công của ông nội đồng chí Chủ tịch đáng kính, người đã đánh chìm tàu cướp biển của Mỹ, rồi chúng tôi liên tục nghe bài diễn thuyết hào hùng về « chiến thắng » của Triều Tiên chống lại đế quốc Mỹ từ năm 1950 đến 1953. Trong viện bảo tàng khổng lồ mà chúng tôi chỉ thăm quan một phần nhỏ này, tôi gặp nhiều nhóm thăm quan mặc quân phục có vẻ tràn đầy dũng khí quân đội. Phần thú vị nhất của bảo tàng chính là gian phòng lớn trưng bày chiến lợi phẩm. Xe tăng, máy bay, mũ súng đạn và đồ đạc Mỹ đủ thể loại được trưng bày trong các phòng, khiến cho nó giống một bãi đỗ xe lớn hơn là giống một viện bảo tàng.Trong khi tham quan, ông già người Hà Lan tuổi chừng sáu chục đi cùng chúng tôi vốn hiểu ngọn ngành lịch sử của cuộc chiến Triều Tiên (ông này có quen biết cá nhân với một trong những vị chỉ huy chính của Mỹ thời kì này) đã dễ dàng chỉ ra những dối trá mà chúng tôi đã nghe. Ông cụ trình bày chi tiết những diễn biến cụ thể của các chiến dịch lớn của cuộc chiến này. Hiểu rõ rằng với ông cụ này thì sự nhồi sọ là không thể áp dụng, đồng chí hướng dẫn viên thoả hiệp bằng cách nói « Những hiểu biết lịch sử của tôi không đủ chi tiết để trả lời mọi người, xin thứ lỗi ». Nàng chắc là ít khi phải nói như thế! Cuối cùng chúng tôi kết thúc buổi tham quan ở phòng sa bàn nơi dựng lại những trận chiến căn bản của cuộc chiến. Phải thừa nhận là về mặt kĩ thuật thì đó là một thành công đáng khen ngợi. Khách tham quan đi vào một khu hình cầu với bốn bề là những bức tranh tường khổng lồ mô tả trận đánh, còn các phối cảnh được bố trí quanh khách thăm quan. Thật là ấn tượng!
Khi ra khỏi viện bảo tàng tôi chú ý có khoảng vài trăm nhạc công mặc quần áo màu trắng đang xếp hàng và như đang đợi ai đó. Nhưng đáng tiếc là bị cấm chụp ảnh, cũng như những nhóm dân cư gặp ở những chỗ khác, người ta từ chối nói với tôi chuyện gì đang diễn ra.
Chúng tôi đi về hướng Di tích những người cảm tử trong cuộc chiến Triều Tiên - bộ sưu tập của hàng chục bức tượng lớn bằng đồng mô tả những người lính dưới cờ hay là những bức phù điêu vẽ những người đang chiến đấu. Vẫn luôn là phong cách cách mạng mà chúng tôi thấy sáng nay, nhưng tỉ lệ còn lớn hơn nhiều.
Nơi tham quan cuối cùng trong ngày là Cung Văn hoá thiếu nhi nổi tiếng. Dĩ nhiên đó là một trong những sự cuốn hút buồn tẻ nhất của chuyến thăm quan. Được xây dựng nhằm minh họa cho câu khẩu hiệu « Trẻ em là chủ nhân của đất nước », toà nhà khổng lồ này mỗi ngày đón hàng nghìn trẻ em đến tham gia các hoạt động thể thao, nghệ thuật và giáo dục tư tưởng. Điều thực sự buồn tẻ đó chính là cách mà người ta đưa chúng tôi đi thăm chỗ này. Mỗi phòng nơi chúng tôi đến đều có khoảng chục em thiếu nhi, ngay lúc khách thăm quan vào thì liền nở những nụ cười và bắt đầu chương trình biểu diễn của các em (âm nhạc hoặc là múa hát). Chúng tôi dừng lại không quá hai hay ba phút ở mỗi phòng trước khi đi tới những phòng tiếp theo. Đúng là như một chuyến đi chơi sở thú nơi chúng tôi được mời chụp ảnh mà không vứt cho thú tí thức ăn. Vì tôi thích đọc những suy nghĩ của các em. Dĩ nhiên trong mỗi phòng đều có ảnh hai cha con lãnh tụ họ Kim.Chúng tôi cũng đi qua phòng máy tính, một người bạn Pháp tới đây một năm trước đã kể cho tôi về phòng này. Hồi đó, đồng chí này hỏi tại sao lại không có chân dung lãnh tụ vĩ đại trên màn hình máy tính, và anh đã nghe được lời giải thích thật khó tin « Ôi! Nhưng thưa đồng chí, máy tính của chúng tôi không đủ mạnh cho điều đó ». Tôi không dám đặt lại câu hỏi này, sợ bị xem là thiếu nghiêm túc.
Sau nửa giờ tham quan, chúng tôi quay trở lại phòng biểu diễn của cung thiếu nhi.Trái với dự tính của chúng tôi, phòng này gần như là đầy người. Khách du lịch Trung Quốc và một vài người phương Tây thì dĩ nhiên rồi, nhưng cũng có nhiều người Bắc Triều Tiên. Một đồng chí quay phim của truyền hình Bắc Triều Tiên tới hỏi chúng tôi từ nước nào đến. Trong khi tôi đang suy nghĩ tìm ra những câu ngắn để trả lời, thì anh ta quay lại và yêu cầu chúng tôi chỉ cần nói tên nước là đủ. Chúng tôi như vậy là chỉ giới thiệu về mình trong khoảng năm giây! Tôi nghi ngờ về hiệu quả tuyên truyền trên màn ảnh vô tuyến Bắc Triều Tiên. Vì tôi ngồi cạnh mấy người khách du lịch Trung Quốc đến từ Mãn Châu Lí, tôi tận dụng cơ hội để nói chuyện với họ. Sau một ngày tẩm bổ về tư tưởng, tôi cần phải thoải mái và thế là tôi ngồi kể tuột ra những điên khùng đang đầy ắp trong đầu mình. Khi mấy anh bạn Trung Quốc hỏi là tôi nghĩ thế nào về Bình Nhưỡng, tôi trả lời đây thực sự là thiên đuờng cộng sản, rõ ràng là hơn Trung Quốc suy đồi và tầm thường. Sững sờ ! Họ nói là tôi không nhận thấy là người dân ở đây gầy gò à. Tôi liền trả lời giữ eo như thế còn tốt hơn là béo phì như nhiều người Bắc Kinh. Cuối cùng thì họ cũng hiểu là tôi đang đùa. Một phút sau, buổi biểu diễn bắt đầu. Nó kéo dài trong một giờ rưỡi. Một giờ rưỡi hát và nhảy múa của những đứa trẻ vui vẻ hẳn là trình diễn dũng khí yêu nước và cách mạng. Tấm vải làm phông mô tả những công trình lớn của thủ đô Bắc Triều Tiên và những bức hoạ liên quan đến chinh phục không gian. Người Bắc Triều Tiên bị ám ảnh bởi việc chinh phục không gian. Dù sao thì họ cũng muốn làm người khác tin vào điều đó. Điều này nhằm biện minh cho những vụ thử tên lửa, thực là thảm hại. Tôi thậm chí đã nhận thấy ra những bức tranh vẽ tàu không gian mang cờ Bắc Triều Tiên. Ôi trời, thật là ngạc nhiên đối với một nước mà đa số dân số còn không biết rằng con người (người Mỹ) đã đặt chân lên mặt trăng. Hình như một nơi nào đó của thủ đô còn có một «bảo tàng chinh phục không gian » nhưng lại luôn trong tình trạng « nâng cấp ». Dù sao thì buổi biểu diễn của trẻ em cũng khá hoành tráng, phải thừa nhận là bọn trẻ rất có năng khiếu, hoặc ít ra thì chúng cũng luyện tập rất nhiều. Nhưng có bao nhiêu trong số chúng thực sự chọn nơi này?
Khi buổi biểu diễn kết thúc, chúng tôi được mời ra khỏi phòng, đúng lúc đó tất cả đèn đều tắt (tiết kiệm điện thật là kinh). Minibus lần này đưa chúng tôi tới Kaesong – một thành phố lớn của miền nam, cách đường phân giới với Nam Hàn chừng vài kilomet.
Chương 7 Trên đường
Chúng tôi rời Bình Nhưỡng lúc bàn đêm buông xuống nên không thể thấy gì trên con đường nối thủ đô với Kaesong. Tuyến « cao tốc » này không hề được chiếu sáng, và đèn pha của chiếc minibus là cái duy nhất xua tan màn đêm. Thi thoảng, những tấm panô khổng lồ sáng rực vẽ hình Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành tô điểm cho đêm tối của làng quê Bắc Triều Tiên.
Chúng tôi chỉ thấy hai hay ba trạm gác quân sự trên đường. Dĩ nhiên chúng tôi không gặp chiếc xe nào trên đường cả. Sự đơn điệu này lại là cơ hội lý tưởng để trao đổi một cách kĩ càng hơn với hai đồng chí hướng dẫn viên. Đồng chí Kim và đồng chí Li thay phiên nhau trả lời những thắc mắc của tôi liên qua đến đời tư của họ cũng như cuộc sống thường nhật của dân Triều Tiên. Đồng chí Li mơ uớc trở thành nhà ngoại giao ở châu Âu, và nghề hướng dẫn viên có vẻ như là một bước bắt buộc để thực hiện đuợc ước mơ đó. Đồng chí Kim thì lại muốn trở thành doanh nhân. Tôi hơi tò mò muốn biết từ doanh nhân có nghĩa như thế nào ở một đất nước đặt sệt cộng sản như Bắc Triều Tiên, nhưng đồng chí Kim không làm thoả mãn sự tò mò của tôi. Bề ngoài thì dường như đó là trở thành công chức của bộ Ngoại thương. Tôi không dám hỏi liệu như thế có nghĩa là có quyền chấm dấu vào các hoá đơn. Nhưng đồng chí Kim cũng trả lời là anh muốn « đổi mới » trong lĩnh vực này! Thú vị thật…
Đồng chí Li trái lại giải thích cho tôi khá chi tiết về những quy tắc xã hội thịnh hành ở Bắc Triều Tiên, liên quan đến quan hệ nam nữ. Dường như không thể tưởng tượng được nếu một cặp có quan hệ nếu họ không có « cùng nivô ». Khi hỏi đồng chí Li là như thế nghĩa là sao, anh trả lời ví dụ như một thầy giáo không thể quan hệ hôn nhân với một cô công nhân, vì họ không cùng một tầng lớp xã hội. Trời đất! Đất nước cộng sản cuối cùng trên thế gian này lại áp dụng một sự ngăn cách xã hội của thời nữ hoàng Victoria. Tôi không dám chất vấn về sự mâu thuẫn này, biết rằng có lẽ đó là điều không nên nói, nhưng tôi tưởng tượng một cách chín chắn rằng định nghĩa « nivô xã hội » này không có nghĩa là một trật tự thực sự, mà đơn giản là cái vách ngăn giữa những gì thuộc về xã hội nghề nghiệp đơn thuần. Vô sản là thống nhất và không thể phân chia!
Hai đồng chí sau đó nói với tôi là họ thu nhập chừng 20€ tháng (không tính tiền boa), tương đương mức lương trung bình ở Bắc Triều Tiên. Mức lương này cao hơn nông dân và tương đương lương giáo viên, nhưng thấp hơn nhiều so với thợ mỏ vốn nhận được gấp 3 lần. Hình như, thợ mỏ là biểu tượng thành công về mặt xã hội ở Bắc Triều Tiên và có được tiếng tăm lớn lao. Tôi không hỏi là Lãnh tụ thân mến Kim Chính Nhật kiếm được bao nhiêu và cũng không nhấn mạnh rằng đồng chí ấy là một trong những người giàu nhất thế giới.
Sau hàng loạt câu hỏi, tôi lôi MP3 ra để nghe một cái gì đó khác hơn là những câu tuyên truyền. Tôi nghe Vivaldi và vài bài hát tiếng Hoa. Đồ vật lạ thường này thu hút được sự tò mò của đồng chí Kim và thế là tôi đưa tai nghe cho đồng chí ấy nghe. Tôi giới thiệu cho anh những thứ nhạc có trong máy, ví như rất nhiều nhạc cổ điển, những bài hát Trung Quốc hiện đại và những bài hành khúc Bắc Triều Tiên (tôi mê món này). Thật ngạc nhiên là anh không chọn nhạc hành khúc mà lại hỏi tôi có nhạc tiếng Anh không.Tôi không thích nhạc phương Tây, nên dĩ nhiên là không có gì để giới thiệu với anh. Anh hơi thất vọng vì tôi không có nhạc « Micheal Jordan ». Tôi hiểu là anh đang nói về Michael Jackson. Vậy là loại nhạc anh thích không phải là nhạc Anh ngữ đơn thuần mà là nhạc của Mỹ. Tuy nhiên một người Bắc Triều Tiên không dám thẳng thắn thú nhận là quan tâm đến Mỹ, nên mong muốn của anh được né bằng cách nói là « nhạc Anh ngữ ».
Sau hai giờ rưỡi đi đường, chúng tôi tới Kaesong và nghỉ đêm ở khách sạn Folk - một khu rất đúng kiểu Triều Tiên truyền thống. Dĩ nhiên là được xây để đón khách du lịch nhưng lại đối lập với mô hình đô thị kiểu Stalin của phần còn lại đất nước. Chúng tôi trú trong những cái chòi Triều Tiên, ngủ ngay trên sàn nhà, chẳng dễ chịu chút nào.
Về bữa ăn tối thì nó quả là tuyệt trần. Từ nay tôi xếp đồ ăn Triều Tiên vào những món ngon tuyệt mà tôi ưa thích. Trong khi trước đó nó chỉ xếp hàng sau cùng trong gu cả tôi. Do vậy đôi khi cũng cần cái gì đó để thay đổi quan điểm…
Là thành phố tỉnh lẻ nên Kaesong được cung cấp điện chập chờn, cúp điện diễn ra liên tục, đôi khi chúng tôi thấy tối mịt.
Chương 8. Những sắc màu
Trước khi đi ngủ, tôi nhìn lên bầu trời để chiêm ngưỡng một đêm đầy sao. Thời buổi này đúng là khó mà ngắm nhìn sao trời ở đô thị. Kaesong dĩ nhiên chỉ hơn một cái làng. Bây giờ tôi hiểu tại sao những bức ảnh vệ tinh chụp buổi đêm vùng Đông Bắc Á lại xuất hiện một đám đen giữa một Trung Quốc, Nam Hàn và Nhật Bản sáng rực.
Vì cái không khí dễ chịu đó mà mãi tôi mới đi ngủ được. Tôi thức dậy vào 5h sáng bởi những bản hành khúc vui vẻ. Như tôi đã nói, tôi là người rất mê loại nhạc này nên không thấy mấy bực mình vì bị thức giấc kiểu đó, ngay cả khi thấy hơi đau một bên mắt một hay hai giờ sau.
Bữa ăn sáng vội vã, chúng tôi ra xe chỗ đậu minibus và đương nhiên là gặp hai đồng chí Kim và Li đáng mến. Anh cảnh sát điều khiển giao thông ở đường ra mặc bộ đồng phục màu trắng, khác với những đồng nghiệp ở Bình Nhưỡng mặc toàn màu xanh lơ. Đồng chí Kim giải thích rằng màu trắng là đồng phục mùa hè và xanh là mùa đông. Tôi ngạc nhiên vì sự khác biệt về mùa ở Bình Nhưỡng và Kaesong không phải là lý do chính đáng. Sau đoạn đối thoại này thì xe bus chuyển bánh.
Kaesong không phải là một thành phố xấu xí như Bình Nhưỡng. Thành phố này chỉ bị tàn phá nhẹ bởi chiến tranh và một số công trình cổ vẫn còn tồn tại. Khách sạn nơi chúng tôi trú thực sự là một kì quan kiến trúc. Đường phố Kaesong cũng có nhiều màu sắc hơn là cái xám xịt của Bình Nhưỡng và khẩu hiệu cổ động cũng ít ngột ngạt hơn.
Tôi đã bị kích thích bởi ý tưởng đi trên các con đường của thành phố này mà tôi đã được quan sát một năm trước đó… bằng cái ống nhòm tầm xa nằm trong một trạm quan sát của Mỹ nằm phía bên kia biên giới. Chúng tôi chỉ cách đó một vài kilomet nhưng là cả một thế giới khác.
Chúng tôi nhanh chóng rời thành phố để đi về nông thôn Triều Tiên. Với sự bồn chồn lớn lao tôi chờ đợi khám phá Bắc Triều Tiên thôn quê mà báo chí Tây phương luôn mô tả như một bức tranh kinh khủng. Ngạc nhiên hơn cả mong đợi của tôi ! Cảnh sắc thật điền viên! Đó là thời điểm mùa thu hoạch và đồng quê đầy nông dân đang làm việc. Những con đường nhỏ và những lối mòn phủ đầy màu sắc (dĩ nhiên không phải là hoa kimlsunía và kimjongilias), trong khi bính lính thì tản bộ từ xóm này sang xóm khác. Tất nhiên là đi bộ. Chân dung bự của Cha già lãnh tụ thì vẫn đầy ngã ba đuờng.
Cái hình mẫu ngắn gọn này của nông thôn Bắc Triều Tiên không đến nổi khốn khổ như những gì tôi từng tưởng tượng. Dĩ nhiên, đó không phải là sự trù phù, nhưng người dân cũng không hề đói khát như trên những bức ảnh trên báo chí Tây Âu. Trái lại, cảnh sắc đồng quê ở đây là một trong những cảnh đẹp nhất tôi thấy trên thế giới. Lý do thật đơn giản : nông thông Bắc Triều Tiên tháng 10 năm 2003 vẫn giống như những năm năm mươi. Ngay cả nông thôn Trung Quốc với một vài dấu hiệu bên ngoài của sự hiện đại hoá vẫn còn là xa lạ với Bắc Triều Tiên. Một vài xe cộ mà chúng tôi gặp trên đường hoàn toàn có thể phục vụ cho việc phục chế lại thời Đệ nhị thế chiến, trong khi trang phục của người dân và đồng phục xanh nâu của binh sĩ thì lúc nào mà chẳng thế!
Thật tiếc là tôi hầu như không chụp được bức ảnh nào vì lý do tình trạng đường xấu và rung giật trên xe làm tôi không chụp được những bức ảnh nét. Hơn nữa, hai đồng chí hướng dẫn còn cấm chụp ảnh nông dân hay binh sĩ vì « những người này họ nhạy cảm ».Thưa các đồng chí, tôi rất muốn vặn vẹo lại, nhưng do tính lịch sự vốn có của người Pháp,nên tôi không nói…
Ngay giữa cảnh sắc quyến rũ của những ngọn đồi, chúng tôi dừng lại Mộ Hoàng gia cổ, nơi vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn dù được xây dựng từ những năm đầu thiên niên kỉ thứ 2. Đó là khu mộ Kongmin, vua xứ Koryo. Một vài người bán hàng lưu niệm trưng bày những món đồ của họ cho những người khách du lịch hiếm hoi. Hiểu rằng có thể tôi sẽ không còn có cơ hội mua những đồ lưu niệm phi cộng sản, tôi ép mình mua những bức tranh trên lụa rất dễ thương vẽ những thiếu nữ Triều Tiên mặc váy truyền thống. Tôi biết rõ là tôi đã nói là tôi thấy họ quá quyển rũ, nhưng tôi vẫn phải nhắc lại.
Chúng tôi tiếp tục đi qua Keasong, và tới sát biên giới với Nam Hàn, trực chỉ khu Panmunjom bí ẩn.
Chương 9. Biên giới của hiện thực
Dần dần chúng tôi tiến lại đường giới tuyến. Những dấu hiệu cho thấy sự bố trí hùng hậu của quân đội Bắc Triều Tiên dần lộ ra. Trái với những ước tính của tôi, sự hiện diện quân sự ở đây cũng không mạnh mẽ hơn phần còn lại của đất nước này (cũng khó mà làm tốt hơn nữa!). Những đám binh lính không có vẻ nhiều hơn ở Bình Nhưỡng hay ở nông thôn nơi chúng tôi đã đi qua. Trái lại, nếu ai có con mắt biết quan sát cộng với lắng nghe lời hướng dấn nhiệt tình của hai đồng chí hướng dẫn viên thì có thể thấy được nhiều chi tiết khá thú vị.
Trước tiên là những ngọn đồi. Dù phía trên cùng được trang trí khá hấp dẫn thì phía dưới lại vẫn luôn là những công trình bằng bê tông. Có thể đó là lối vào của những lô cốt bí mật hay nơi bố trí các bệ phóng tên lửa chăng? Hay phải chăng vì tôi là người luôn nhìn thấy điều xấu xa ở khắp nơi, bởi vì dù sao nơi đây tôi đang ngắm nhìn trái tim của trục ma quỷ. Xa hơn một tí trên các cánh đồng tôi thấy có nhiều tảng đá lớn hàng mấy mét xếp song song. Những tảng đá xếp song song với đường biên giới này chắc là để ngăn chăn xe cơ giới của kẻ thù nếu chúng có ý định xông lên. Cuối cùng, dọc theo con đường quốc lộ, có thể nhìn thấy hàng loạt tảng bê tông cao khoảng hơn chục mét xếp san sát, sẽ được nổ mìn khi xảy ra chiến sự để làm nghẽn đường sá.
Chúng tôi dừng lại ở một trạm kiểm soát trong khoảng nữa tiếng đồng hồ. Chúng tôi thế là vào khu vực phi quân sự. Sau khi giấy tờ được kiểm tra kĩ càng, chúng tôi qua một cái hiên. Hai đồng chí bộ đội lên xe để « bảo đảm an ninh cho đoàn » (???). Có một đồng chí làm công tác hướng dẫn. Anh này nói được một ít tiếng Hoa, nên tôi có thể nói chuyện trực tiếp với anh. Điều này dĩ nhiên là không làm hài lòng hai đồng chí hướng dẫn viên thân mến. Chỉ duy đồng chí Kim là bi bô được vài câu tiếng Hoa.
Khu vực phi quân sự Liên Triều có chiều rộng chừng 4km cho mỗi bên đường giới tuyến, kéo dài từ đông sang tây bán đảo Triều Tiên. Khi tôi đến chơi Nam Hàn một năm trước, khu vực phi quân sự thuộc Nam Hàn nhìn thật là khô khan và hoàn toàn dùng cho các công trình quân sự, không có dấu hiệu gì của đời sống dân sự. Bắc Triều Tiên không có gì ra vẻ là một nước hiền hoà, vậy nên tôi đồ rằng những khu vực thuộc vùng giới tuyến của Bắc Triều Tiên ít nhất cũng phải được quân sự hoá như bên Nam Hàn. Tuy nhiên đó chỉ là một lầm tưởng!
Trước tiên, chúng tôi thăm một gian phòng nhỏ nơi kí kết hiệp định đình chiến, và đã tranh luận khá lâu với đồng chí bộ đội dẫn chúng tôi đi thăm quan, dĩ nhiên là bên cạnh sự có mặt của hai đồng chí Kim và Li. Đối thoại nhanh chóng chuyển về chủ đề thời sự quốc tế. Tôi phải thừa nhận là anh lính này đảm nhiệm khá ổn vai trò của một trong những « nguồn » thông tin ở các trạm gác biên phòng.
Đồng chí bộ đội cũng như hai đồng chí hướng dẫn viên nói Tổng thống Mỹ G. Bush đã khiến họ buồn vì đã làm khổ người Triều Tiên khi liệt họ vào trục ma quỷ. “Đồng chí” Bush con dĩ nhiên là không hề có tiếng tại Bắc Triều Tiên, nhưng bài phát biểu của lão thì khỏi nói. Dĩ nhiên người ta nói với người nước ngoài khác với nói với người Bắc Triều Tiên. Người ta tự hỏi cặn kẽ với một sự lo lắng không cần phải che đậy rằng, liệu chúng tôi có nghĩ là Bush con sẽ tái đắc cử vào năm 2004 không (bấy giờ đang là năm 2003). Tất cả chúng tôi đều trả lời là chúng tôi không tin là Bush sẽ thắng cử mặc dù không dám chắc điều đó có thật không. Rồi họ hỏi chúng tôi về cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran. Dĩ nhiên người Bắc Triều Tiên theo dõi kĩ hồ sơ này. Nhưng sao mà biết được người ta đã nói những gì với họ. Chúng tôi thì có nhiều thông tin sát với sự thật hơn, ví dụ như cuộc khủng hoảng chỉ mới ở giai đoạn đầu, và không phải là Mỹ sẽ chiếm Iran nay mai. Để bảo vệ cho ý kiến này, tôi nói thêm là ở Apgan thì vào năm 2001, Iraq thì 2003 và Iran sẽ là vào năm 2004, như thế Bush con sẽ không tái đắc cử được và Triều Tiền như thế là được trừ ra. Mấy đồng chí Bắc Triều Tiên có vẻ gật gù với lập luận này. Đó cũng là thời điểm tôi thốt ra những khẩu hiệu chống Mỹ mà mình đã bi bô hôm trước và chúng tôi đã cười sưng cả miệng. Đồng chí bộ đội đi cùng quả là dễ chịu, và thực sự là tôi thật buồn với ý nghĩ rằng đồng chí ấy sẽ là một trong những nạn nhân đầu tiên nếu chiến tranh xảy ra. Dĩ nhiên là anh cũng biết rõ điều đó, thể hiện qua thái độ vồn vã của anh khi hỏi chuyện chúng tôi.
Một lúc sau, chúng tôi đi tới sát biên giới, một khu nhà xây dựng trên cả đất Bắc lẫn Nam, với một vài toà nhà trung tâm được lắp ghép ngay trên nền phân giới màu trắng.Hai đồng chí hướng dẫn cho phép chúng tôi chụp ảnh thoả thích các ngôi nhà cũng như binh lính. Đúng là khó tin vì ở phía Nam Hàn, chụp ảnh bị cấm trong phạm vi nhiều kilomet. Như vậy là Bắc Triều Tiên thoải mái hơn Nam Hàn nhiều (dĩ nhiên là điều này không làm đồng chí Kim cười được, vì chắc chắn anh hiểu rằng đây chỉ là một sự hài hước trong suy nghĩ của tôi).
Chúng tôi đi vào trong toà nhà lắp ghép, đi một vòng quanh cái bàn tròn, nhiều lần vượt qua biên giới « vô hình », và chúng tôi tiến sang đất Nam Hàn trong một hay hai phút. Dĩ nhiên là cửa ra vào mỗi bên đều khép chặt, thế là chúng tôi lại đi qua biên giới và vào miền Bắc. Những người du lịch đến từ miền Nam cũng làm chính xác nghi lễ này nhưng theo ý nghĩa ngược lại.
Hai nước Triều Tiên đã đồng ý về việc cho phép các đoàn khách tham quan của miền Nam và miền Bắc được qua lại, một điều mà người ta không dám nghĩ tới trước đây. Cứ tưởng tượng xem rằng khách du lịch giơ tay chào nhau từ mỗi phía của đường ranh giới màu trắng. Riêng điều này có vẻ là một cái gì rất nghiêm trọng ở khu vực căng thẳng nhất thế giới này.
Khi ra khỏi toà nhà đó, chúng tôi chụp khá nhiều ảnh lính biên phòng. Hình ảnh khó tin mà những người lính ngày ngày đối mặt nhau, cách chừng vài mét mà lại không bao giờ nói chuyện hay trao nhau dù chỉ một cái nhìn. Tôi thật sự muốn đọc ý nghĩ trong đầu của những người lính Triều Tiên đang đối mặt nhau cách đường phân giới chừng 30cm, có thể bước một vài bước chân sang phía bên kia trong nửa giây, hoặc đủ nhanh để thoát khỏi làn đạn của đồng nghiệp phía bên kia chiến tuyến. Không biết có bao nhiêu người trong số họ có ý nghĩ nghiêm túc vượt qua ranh giới đó?
Chúng tôi cách đường ranh giới màu trắng chỉ bảy hay tám mét, cách đó vài mét là những người lính Nam Hàn nhìn chúng tôi một cách chăm chú qua ống nhòm. Có thể điều đó ở đây chẳng mấy quan trọng. Cùng lắm là chúng tôi sẽ bị chụp ảnh và gửi về máy tính trung tâm của CIA. Tôi sẽ biết điều đó nếu một ngày nào đó thấy hồ sơ về mình trong một sân bay Mỹ. Cách đó một hay hai km, một lá cờ Bắc Triều Tiên rất lớn đối mặt với một lá cờ của Nam Hàn phía bên kia giới tuyến. Đấy là hai làng dành cho việc tuyên truyền (người ta cũng gọi như thế ở Nam Hàn) mà tôi đã nhìn thấy rất gần cách đó một năm, nhưng lần này tôi có quyền chụp ảnh.
Chúng tôi đi cùng bốn khách du lịch người Bắc Triều Tiên. Tôi muốn hỏi xem những giấy tờ nào họ phải khai báo, và cần những đảm bảo gì để họ có thể tới được đây. Đó là những người có chức vị tương đối cao, thể hiện qua sự đẫy đà sung túc của họ. Tôi thử nói vài lời với một trong số đó : « Xin chào, tôi là người Pháp ». Trời ạ, phát âm tiếng Triều của tôi dở tệ để người khác có thể hiểu được và thế là cô nàng trả lời tôi bằng thứ tiếng Anh mơ hồ mà tôi cũng không hiểu gì cả. Và thế là cuối cùng tôi lại bi bô nghề cũ «Đả đảo đế quốc Mỹ », nhưng nàng ta vẫn không hiểu. Rốt cuộc đồng chí Kim cũng cản trở cái ý định tiếp cận không xin phép của tôi. Chúng tôi rời Panmunjom và đi tới một trạm quan sát của Bắc Triều Tiên nằm trong vùng phi quân sự cách đó không xa.
Một đồng chí bộ đội khác già hơn đón chúng tôi ở đó. Anh này trông rất dễ thương: vui tính và tươi cười. Anh chỉ dẫn chúng tôi quan sát khu phi quân sự bằng ống nhóm,chúng tôi nhìn thấy rất rõ những trạm quan sát của Nam Hàn và Liên Hợp Quốc nằm ở bờ phía Nam đường giới tuyến.
Đồng chí sĩ quan tố cáo với chúng tôi là phía Nam Hàn bố trí cả vũ khí trong các trạm quan sát, và điều này vi phạm trắng trợn các công ước. Dĩ nhiên, anh quả quyết rằng phía Bắc Triều Tiên không làm điều đó và rất tuân thủ luật quốc tế. Chúng tôi dễ dàng nhìn thấy bức tường bằng bê tông do Mỹ và Nam Hàn dựng lên nhằm ngăn chăn sự xâm chiến của miền Bắc. Các đồng chí hướng dẫn viên không hề nhầm khi quả quyết rằng bức tường kia cao tận tám mét và được bố trí cẩn mật bởi Nam Hàn. Quả thực là khi tôi đi thăm vùng phi quân sự thuộc Nam Hàn thì không được phép nhìn thấy bức tường này. Theo phía Bắc Triều Tiên, thì bọn Mỹ đã xây bức tường này trong bí mật để che dấu sự nhục nhã và không bị kết tội là đã xây dựng lại một bức tường Bá Linh (Berlin) khác.Bức tường bê tông kia quả là đẹp, ai cũng thấy thế và nó chỉ có ở phía Nam Hàn. Nhưng thực tế nó có kéo dài từ tây sang đông bán đảo không? Không có gì để kiểm chứng ngay cả khi dường như là thế. Có lẽ tôi sẽ thử kiếm tài liệu đọc khi tôi có thời gian và tôi sẽ kiểm chứng xem liệu có phải nó thực sự bị mất hay đó chỉ là nạn nhân bởi sự tuyên truyền của của Triều Tiên.
Vào tầm giữa trưa, loa phát thanh Nam Hàn phát nhạc cổ điển thay cho tuyên truyền. Do không hiểu gì tiếng Triều nên tôi nhờ đồng chí Kim dịch lời. Anh chau mày và nghe một cách chăm chú, một phút sau anh nói rằng lời bài hát không thật rõ và anh tin là nó liên quan đến chính trị. Tôi thật ngây thơ khi nghĩ là đồng chí Kim sẽ dịch cho tôi hiểu những khẩu hiệu tuyên truyền của Nam Hàn. Âm thanh rõ là chuẩn và rõ với chất lượng tốt tuy được phát ra cách chỗ tôi đứng cả cây số. Tôi hỏi liệu phía Bắc Triều Tiên có làm điều tương tự với phía Nam không, và người ta cam đoan với tôi là không. Tuy nhiên tôi nhớ những điều mà người Nam Hàn nói với tôi cách đây 1 năm khi họ nói là cả hai miền vẫn đều đặn chĩa loa tuyên truyền phát sang phía đối phương. Để không đề cập trực tiếp, tôi chuyển sang hỏi liệu có sóng phát thanh tuyên truyền phát về phía miền Nam không và một lần nữa câu trả lời vẫn là không, nhưng lần này thì trong đầu tôi hiện rất rõ những cột phát thanh khổng lồ của miền Bắc mà tôi đã nhìn thấy từ miền Nam. Nhưng tôi không nói vì như thế không thật lịch sự (dân Pháp mà).
Trái lại tôi nói về đường hầm mà tôi đã tham quan. Phía Nam Hàn đã khám phá ra bốn đường hầm bí mật theo ước tính mỗi giờ có thể chuyển hàng nghìn lính miền bắc vào miền nam. Người ta ước tính còn khoảng hai mươi đường hầm nữa chưa được tìm ra. Đồng chí sĩ quan khẳng định rằng những đường hầm này được đào trong thời gian nội chiến. Nhưng tôi khó mà tin được, tại sao lại phải đào hàng đống đường hầm kiểu Pharaong như thế khi mặt trận không hề cố định trong thời gian nội chiến?
Tôi không phải là chuyên gia quân sự nhưng cũng thấy đó là sự ngớ ngẩn về chiến lược. Ở miền nam, người ta nói rằng những đường hầm này được xây dựng sau chiến tranh, và có vẻ như thế thì chính xác hơn. Tôi kể cho họ nghe điều này và tôi lịch sự nghe những giải thích từ phía các đồng chí Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, đồng chí Li và viên sĩ quan rất quan tâm tới sự mô tả về đường hầm của tôi, nhất là những thứ liên quan đến độ sâu và kích thước của chúng. Có thể họ không được biết chi tiết chăng? Tôi không dám tin!!!
Tiếp theo là bài nói chuyện về thống nhất hoà bình Triều Tiên, theo mô hình một liên bang rất tự chủ, hoặc là nói như thuật ngữ của Trung Quốc là mô hình « một đất nước hai chế độ ». Người Bắc Triều Tiên có vẻ tin điều này, nhưng thực ra là không thực tế. Sự căng thằng từ mỗi phía vẫn còn quá lớn lao.
Rồi cũng đến lúc nói chào tạm biệt. Sau khi bi bô « Đế quốc Mĩ là kẻ thù
chung của chúng ta », tôi tặng họ những điều xì gà Trung Quốc ! Đồng chí
sĩ quan dĩ nhiên là thích,nhưng anh cũng không từ chối những điều xì gà
Hoa Kì mà những người trong đoàn tặng.
Chương 10. Lại tiếp tục trên đường
Trong đầu tôi vẫn còn văng vẳng lời của người lính mà chúng tôi vừa gặp sáng nay khi anh kể lại với vẻ tự hào rằng Triều Tiên sắp có bom nguyên tử, vì đó là cách duy nhất để tránh khỏi sự can thiệp của Mỹ, và tôi không thể thoát được khỏi ý nghĩ anh ta đã bị nhồi sọ. Anh ta nói rằng Iraq đã bị chiếm vì nước này quá yếu, và Bắc Triều Tiên cần phải thể hiện sự kháng cự mãnh mẽ hơn nhiều. Nhưng những ý nghĩa này biến mất khi chúng tôi rời khỏi khu phi quân sự và đi qua những cánh đồng để trở về Kaesong. Tôi chú ý là trên đường có nhiều trẻ con đang làm việc và đáng ngại hơn là chúng mặc quân phục. Dĩ nhiên đó là một vài công việc liên quan đến phận sự của đấng vương quân trong đất nước mà trẻ con là chủ nhân, là chúa tể…
Tại Kaesong, chúng tôi đi thăm bảo tàng lịch sử nằm trong một ngôi trường tôn giáo cũ, có phong cách như những trường mà ta có thể thấy ở Nam Hàn, nhưng ở Bắc Triều Tiên nó còn được tôn tạo tốt hơn. Hơi buồn cười khi được thăm một nơi chẳng có gì liên quan đến tuyên truyền, cho dù tôi không phải đến Bắc Triều Tiên chỉ để nghe nhồi sọ. Sau khi ăn uống, chúng tôi lên xe để về Bình Nhưỡng, lại đi mất hai giờ trên đường. Nhưng lần này, cũng như buổi buổi trưa, chúng tôi có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên. Xa lộ trải dài thẳng tắp. Chỉ thi thoảng mới đi qua những con đường hầm tối tăm, nơi tôi hơi run vì thấy nhiều người đi bộ. Dĩ nhiên như thế rất là nguy hiểm nếu đường có nhiều ô tô, nhưng ở đây thì không có gì quá nghiêm trọng. Đôi khi dọc theo xa lộ, có những người xin đi nhờ vẫy tay xin đi cùng chúng tôi một cách vô ích. Thật đáng tiếc vì nếu có họ cùng đi thì chuyến đi sẽ bớt buồn tẻ. Chúng tôi không được phép tiếp xúc với những con người khiêm nhường đó, và càng không có quyền nói chuyện với họ, nên chúng tôi không có cơ hội nào để thực hiện mong muốn đó.
Bên ngoài, đồng quê vẫn luôn đẹp và chưa bị đô thị hoá nhiều – một Triều Tiên của không gian khoáng đạt. Đồng quê đầy màu sắc, không hề hoang vắng, và từng đoàn nông dân vẫn luôn hối hả trên đồng ruộng. Đồng chí Kim chắc lại là chúng tôi có thể chụp đồng ruộng thoải mái nhưng chụp nông dân thì không vì « những người này rất nhạy cảm ». Dù sao thì chụp những bức ảnh nét từ một chiếc xe hơi phóng với tốc độ hơn sáu mươi km giờ vượt quá khả năng của tôi.
Một lúc sau tôi lấy máy MP3 và ngồi thưởng thức những khúc quân hành Bắc Triều Tiên mà tôi đã tải vào máy trước lúc đi. Vài phút sau, đồng chí Kim xin được nghe và thế là tôi đưa cho anh ta nghe. Khuôn mặt của anh vốn rất đỗi tươi cười đột nhiên nhợt nhạt và hơi có phần lo lắng. Sau vài giây lưỡng lự, anh hỏi tôi với giọng nhỏ nhẹ và hơi run : « Nhưng, anh đang nghe radio à? ». Dĩ nhiên là cấm không được mang radio vào Bắc Triều Tiên, vì ở đây người dân chỉ có thể nghe được những chương trình mà lãnh tụ dễ thương ấn định cho họ. Nguyên tắc này dĩ nhiên là được chấp hành nghiêm túc, vì có những cuộc thanh sát bất ngờ diễn ra rung bình ba tháng 1 lần để chắc chắn rằng dân Bắc Triều Tiên không chỉnh lại phần tiếp sóng của radio và ti vi. Liệu hồn những kẻ phạm luật!
Khi nghe mấy bài hát Bắc Triều Tiên trong MP3 của tôi, đồng chí Kim nghi ngờ là tôi đang nghe radio, một chiếc radio kiểu lạ ở đất nước này sẽ không bị phá sóng như loại khác. Một hành vi kiểu này sẽ gây ra nhiều vấn đề phức tạp cho anh, nhưng tôi làm anh yên tâm bằng cách chỉ cho anh thấy cách thức hoạt động của máy nghe nhạc, rằng nó không chỉ chọn duy nhất những bài hát Bắc Triều Tiên mà còn có thể nghe Vivaldi và Berlioz. Một lúc sau, anh có vẻ hơi tin và trả lại tôi máy MP3. Tôi quên chỉ cho anh thấy loại máy này cũng có thể chuyển sang chế độ nghe ra radio chỉ bằng một nút bấm đơn giản. Dù sao tôi cũng đã thử nhưng không bắt được sóng FM ở đây.
Giữa đường, xe đi chậm lại và chúng tôi nghỉ chân tại một khu vực như kiểu trạm dừng trên đường cao tốc. Chừng mười lăm người bán hàng chờ đợi những chuyến xe hiếm hoi trong ngày và những du khách nước ngoài đương nhiên là một món hời lớn. Chúng tôi cũng bắt đầu đói và khát nên cũng hào hứng.. Vì một số nữ nhân viên bán hàng rất quyến rũ và không quá ngại ngùng, nên cú dừng xe không định trước này thật là dễ chịu. Làm một vòng quanh gian hàng, tôi mua vài hộp kẹo caramen Bắc Triều Tiên để làm quà, một vài gói bánh bích-qui Trung Quốc và một chai nước khoáng để uống trên đường. Đến giờ rồi, dạ dày tôi bắt đầu réo lên đây! Tôi mua thêm một chiếc áo phông có hình lễ hội Arirang, chất lượng rất tệ nhưng thôi vì để thoả mãn mong muốn của một người bạn.
Một đám du khách Trung Quốc cũng dừng nghỉ chân cùng lúc với chúng tôi, và tôi chú ý là một người trong số họ đang nói tiếng Hoa với một nữ nhân viên bán hàng. Khi anh ta vừa nói chuyện xong, tôi lợi dụng cơ hội để nói chuyện với cô này nhưng cô này làm ra vẻ không hiểu tôi nói gì. Tôi không phải là người giỏi tiếng Hoa, nhưng nói chung thì tôi giao tiếp khá ổn, và tôi chú ý là sau đó nàng đi ra ngoài với một người Trung Quốc. Điều này làm tôi ngạc nhiên. Và thế là tôi nhờ đồng chí Li hỏi nàng bằng tiếng Triều là liệu nàng có nói được tiếng Hoa không và câu trả lời là không. Tôi nhắc lại câu hỏi bằng tiếng Hoa và nàng trả lời « ting bu dong, tung bu dong » (Em không hiểu tiếng Hoa). Vậy là ít nhất nàng cũng nói được sơ sơ. Điều này thì rõ! Khi đồng chí Li đi rồi, trình độ tiếng Hoa của nàng đột nhiên được « nâng cấp » và chúng tôi có thể tán phét một tí và nàng thừa nhận là nàng biết thứ tiếng này.
Sau khoảng 45 phút nghỉ ngơi, đến giờ đi tiếp. Vốn là người Pháp xịn, nên tôi quay lại cửa hàng để nói lời tạm biệt tất cả mọi người. Thậm chí một nữ đồng chí bán hàng còn cho tôi một nụ hôn gió. Đấy, ngay cả ở đất nước này, tôi vẫn thành công trong việc xuất khẩu nét quyến rũ kiểu pháp! Nhiệm vụ thế là hoàn thành.
Vào buổi chiều tà chúng tôi vẫn nhận ra từ xa kim tự tháp khổng lồ của Bình Nhưỡng, rồi chúng tôi đi qua cái cổng chào khổng lồ để vào thành phố ngay sau đó.
Chương 11. Quay lại thế giới văn minh
Ngay khi quay trở lại Bình Nhưỡng, chúng tôi liền tới hiệu sách quốc tế để mua vài quyển sách. Trên đường đi tôi đã thử chụp ảnh một trong những nữ đồng chí cảnh sát giao thông, như một cái máy tự động, điều khiển giao thông giữa những ngã tư vắng bóng xe cộ. Ở Trung Quốc, người ta xếp đó là một nghề buồn tè và nhàm chán, nhưng nữ cảnh sát ở Bắc Triều Tiên, dĩ nhiên được xếp vào hàng nghề tử tế. Những người phụ nữ tội nghiệp, xoay liên tục theo các hướng để điều hoà những dòng xe chẳng bao giờ có. Họ mặc những bộ quần áo đôi khi chẳng phù hợp với thời tiết. Có vẻ như trang phục mùa đông được mặc vào một số ngày cố định dù nhiệt độ ngoài trời có thay đổi, giống như thể nhà nước có thể thể điều chỉnh được thời tiết vậy!
Những người phụ nữ này làm việc như thế cả ngày, không rời khỏi ngã tự. Thử miệt mài với công việc kiểu này trong nữa giờ cũng đủ làm phát điên đa số mọi người, tôi không dám tưởng tượng đến hình ảnh của những người phụ nữ này sau nhiều năm làm việc như thế ! Bất hạnh nhất là tất cả họ đều xinh xắn, hơn hằn những cô gái Triều tiên bình thường. Như thể là họ được lựa chọn làm nghề này dự trên mỗi tiêu chí dễ thương và ngây thơ…
Nhìn thấy mối quan tâm ngày một lộ rõ của tôi với những cô gái mặc quân phục, đồng chí Kim khẳng định với tôi là có một nữ đồng chí cảnh sát như thế ở ngay cạnh hiệu sách và tôi sẽ tha hồ chụp ảnh. Rồi anh còn mỉm cười có vẻ đồng cảm : « Anh rất mê phụ nữ nhỉ? ». Lúc đó tôi rất muốn nói : « Ờ, tất nhiên, tôi cũng là đàn ông mà. », nhưng tôi sợ làm anh phật ý, thậm chí là tổn thương nếu nói như thế. Đàn ông Bắc Triều Tiên dĩ nhiên là xa lạ với món này, nhất là với những người chưa kết hôn, vậy nên nói thế hơi vô ích. Thế là tôi trả lời đơn giản « Ờ, vâng, tao là người Pháp mà ». Câu trả lời của tôi có vẻ có sức thuyết phục.
Khi tới nơi chúng tôi đậu xe gần một trong vô số những bức tường đang trát vữa mà người ta có thể thấy khắp mọi nơi ở Bình Nhưỡng, có vẻ như chính quyền muốn tô điểm chút sắc màu cho thành phố và thay thứ màu trắng và xám buồn tẻ bằng những màu sắc vui vẻ hơn. Một ý tưởng cao đẹp đấy chứ. Công việc tô vẽ này khá là hay đây, cứ nhìn số lượng người đang làm việc sát các mặt tường thì rõ. Những người công nhân không chỉ làm việc bên ngoài các mặt tường, mà còn trên cả ban công và các bậu cửa sổ, họ đang cạo những lớp vôi vữa cũ trên tường. Tiếc là đồng chí Kim không cho chúng tôi chụp những cảnh này, dù sáng hôm trước chúng tôi đã được phép về mặt nguyên tắc! Tôi đi vào hiệu sách, cái cửa hàng bé tí xấu xa này. Nơi bí ẩn này là một trong những mục đích chính của chuyến du lịch của tôi, vì người ta đã mô tả cho tôi về những kì công tuyên truyền mà ta có thể tìm thấy nơi đây. Nhưng bất hạnh thay tôi thực sự thất vọng vì sự lựa chọn chẳng có là bao. Vì thời gian thăm quan không có nhiều nên ban đầu chúng tôi xem những tấm áp phích tuyên truyền vẽ bằng tay. Đó là thứ quà lưu niệm phổ biến nhất từ Bắc Triều Tiên. Những tờ áp phích tuyệt đẹp, mỗi tờ đều thể hiện một kết quả làm việc công phu, nên giá cả cũng không rẻ : từ 30 đến 40 € một tờ, đắt hơn hai mươi lần so với bên Trung Quốc. Nhưng bên Trung Quốc, những tờ áp phích kiểu này rất khó kiếm và là làm bằng máy. Thật thất vọng. Tờ áp phích, tôi muốn lại hết mất rồi. Tôi thực sự muốn mua bức tranh tuyệt đẹp vẽ tên lửa tầm xa Taepodong của Bắc Triều Tiên, phóng lên trong tiếng reo hò của đám đông người lao động đầy phấn khởi. Anh bạn người Pháp của tôi trưng cái này trong nhà nó ở Thượng Hải với vẻ mặt rất khệnh. Tôi đành mua hai tấm truyền thống hơn với hình ảnh binh lính và người lao động. Cũng không đến nỗi tệ!
Tôi mua hai CD nhạc Bắc Triều Tiên : một là nhạc hành khúc, còn cái còn lại là nhạc trẻ. Chính đồng chí Li đã hướng dẫn tôi mua chúng dựa theo gu của chính anh. Có nhiều lựa chọn và giá thì quả là đắt nên cần phải chọn đúng. Trước khi té, tôi dành chút thời gian để xem sách, phần lớn chúng giống những cuốn bán trong cửa hàng sách của khách sạn. Tuy nhiên tôi cũng chọn một cuốn sách rất bự toàn ảnh Bình Nhưỡng, và một cuốn có vẻ kín đáo với tiêu đề « Nghệ thuật Triều Tiên ». Cả hai cuốn đều bằng tiếng Pháp cũng như đa số cuốn sách có ở đây. Sách bằng tiếng Pháp có vẻ như nhiều hơn cả tiếng anh, nga và hoa. Sách vở bán ở cửa hàng này đương nhiên là những tác phẩm tuyên truyền, và hai cuốn này cũng không phải là ngoại lệ.
Tôi không thể cưỡng lại ý muốn mô tả cho mọi người cuốn « Nghệ thuật Triều Tiên ». Đó thực ra là một tuyển tập những bức hoạ theo trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cuốn này được làm nhân dịp một triển lãm vào năm 1978. Cá nhân tôi rất mê kiểu tranh này và tôi hài lòng đã mua nó. Những tranh đẹp nhất dĩ nhiên là dành cho Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành. Tôi phải công nhận rằng không ít trong số đó thực sự là những tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Nó toả ra những cảm xúc nhất định. Nhưng những cậu chuyện và lời bình kèm theo mới là điều thú vị nhất. Đây là một đoạn trích trong lời đề bạt :
“…Triển lãm đã chứng minh hùng hồn rằng nghệ thuật của đất nước chúng ta thực sự nở rộ, rằng nghệ thuật rất đại chúng, phù hợp với tình cảm và xu hướng thẩm mỹ của dân tộc chúng ta, và cũng đã cho thấy những tác phẩm nghệ thuật cách mạng phục vụ lợi ích của Đảng và cách mạng. Thành công lớn nhất của triển lãm là có nhiều tác phẩm mang tính tài liệu lịch sử về sự nghiệp cách mạng chói sáng của đồng chí Kim Nhật Thành, lãnh tu vĩ đại, người luôn cống hiến cuộc đời mình cho tự do và hạnh phúc của nhân dân, đã mô tả những nét không thể xoá nhoà và những mẩu chuyện cảm động đánh dấu cuộc đời của người. Những tác phẩm đó thể hiện những lời ngợi ca và những lời tận tâm dâng lên chủ tịch vĩ đại, người đã mở ra kỉ nguyên Tự chủ bằng sự sáng suốt hiếm có, nghệ thuật chỉ duy hiếm có và dũng khí cách mạng cao quý của Người…”
Còn đây là những lời chú giải cho hai bức tranh.
Cho tác phẩm « Sự xuất hiện và biến mất siêu nhiên » : « Những phương thức đấu tranh phong phú mà kì diệu mà đồng chí Kim Nhật Thành, lãnh tụ vĩ đại và là người chỉ huy nổi tiếng không thể khuất phục với ý chí sắt đá, đã tôi luyện trong thời kí chống lại quân đội Nhật lùn trong những năm 30. Những chiến sĩ của ARPC đã di chuyển nhẹ nhàng và xoá sạch dấu vết trong tuyết giá, đã gây cho quân đội Nhật lùn những nỗi kinh hoàng »
Cho tác phẩm « Mẹ ơi, con không muốn ra đi » : « Bọn vô lại Đại Hàn dân quốc phạm những tội ác hình sự không thể nào tha thứ dưới tấm bình phong « xuất khẩu lao động » trong khi bán ra nước ngoài hàng ngàn đồng bào của mình và ngay cả những đứa trẻ vô tội »…
Sau đoạn tuyên truyền dài dằng dặc này, trước khi màn đêm buông xuống, chúng tôi đi tới Quảng trường Kim Nhật Thành, nơi làm người ta liên tưởng đến Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Chính tại nơi đây thi thoảng người ta vẫn tổ chức những cuộc diễu binh khổng lồ, có khi tập trung tới cả triệu người. Nhưng tối đó, khu vực này hoàn toàn vắng vẻ, chỉ có khoảng vài chục người có mặt trên cái quảng trường khổng lồ này.
Quảng trường được bao bọc bởi Cung học tập nhân dân, một vài toà nhà của các bộ và một bảo tàng cách mạng. Người ta thấy rõ lễ đài nơi Chủ tịch thân mến Kim Chính Nhật
thường xuyên hoan hô binh sĩ. Sự yên tĩnh ngự trị trên khu quảng trường
vốn nổi tiếng bởi sự tráng lệ này thật là bất chợt khi màn đêm buông
xuống. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy chân dung của Marx và Lénine ở đây
(đồng chí Kim nói rằng đó là những chân dung duy nhất của hai vị kia có
thể nhìn thấy ở Bắc Triều Tiên). Ngay bên cạnh là một tấm chân dung
khổng lồ của Chủ tịch kính mến Kim Nhật Thành bắt đầu sáng lên
khi trời dần tối, những bức tranh cách mạng bao quanh lấy quảng trường.
Ngọn lửa khổng lồ từ tháp Juche (Tự chủ) nằm phía bên kia bờ sống cũng
sáng lên tô điểm cho khung cảnh. Một lúc sau, bóng tối bắt đầu bao phủ
lấy thành phố.
nguồn:http://lichsuvn.net/forum/showthread.php?s=ec0b8cf59a6b43b6edff4558eef14f1d&p=588818#post588818
======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001