Phạm Chí Dũng - Hậu Hội đồng nhân quyền: Dân chủ Việt Nam sẽ ra sao?
Thụy My thực hiện
Sau khi Nhà nước Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hội
đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhà bình luận Phạm Chí Dũng dự báo về
những đối sách có thể hình thành của Nhà nước đối với phong trào dân
chủ.
Anh đề cập đến khả năng cải tạo điều kiện giam giữ, xu hướng hoạt động của các nhóm dân chủ ở Việt Nam, mối quan hệ giữa Nhà nước với các tôn giáo, “số phận” nghị định 72 và triển vọng thông thoáng hơn về Internet. Bên cạnh đó là sự hình thành xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ trong nước, cùng hy vọng hồi hương của người Việt hải ngoại.
RFI: Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, trong một bài nhận định vào giữa năm nay, anh có dự báo là đến cuối năm 2013 sẽ xuất hiện một, hai tổ chức dân sự nhóm họp công khai. Và có khả năng trong cuối năm nay và cả năm 2014 sẽ ít hoặc không diễn ra các vụ bắt giam và kết án các nhân vật bất đồng chính trị. Dự báo này có liên quan gì đến một số tuyên bố mới đây của những tổ chức dân sự như Diễn đàn xã hội dân sự, Mạng lưới blogger Việt Nam, Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam và sự kiện Nhà nước Việt Nam lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng: Thật ra tôi đã chờ đợi thời điểm Nhà nước Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ tám tháng qua. Và tôi nghĩ rằng tháng 11/2013 là một mốc thời điểm có tính chuyển đổi khá quan trọng đối với hoạt động dân chủ ngoài đảng và cả xu thế phản biện, cải cách trong đảng ở Việt Nam.
Tôi cho rằng với giới blogger trong nước, họ không hẳn là bi quan về câu chuyện Nhà nước Việt Nam “bất ngờ” lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong cách nhìn của một số blogger, thách thức luôn gắn liền với cơ hội, và có khi cái rủi lại chứa đựng cái may. Cái may đó lại gắn liền với điều được xem là “vận hội mới” khi Nhà nước Việt Nam lọt vào Hội đồng Nhân quyền, tức cũng kéo theo sự ra đời và chuyển động của những tổ chức dân sự ôn hòa như Diễn đàn xã hội dân sự, Mạng lưới blogger Việt Nam, Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam… và có thể thêm một số tổ chức dân sự khác trong vài quý tới.
Riêng với Mạng lưới blogger Việt Nam và tuyên bố tháng 11/2013, đây là lần thứ hai trong năm nay nhóm blogger này tìm cách thể hiện vai trò công khai của mình, sau tuyên bố phản đối điều luật 258 và được nhóm blogger trao cho một số cơ quan đại diện ngoại giao quốc tế tại Hà Nội và cả ở nước ngoài.
Là nhóm có tính hành động nổi trội nhất trong giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam, có vẻ Mạng lưới blogger Việt Nam đang nhận thấy một cơ hội để đề cập sâu hơn chủ đề nhân quyền. Nhưng lần này, hành động dự kiến đáng chú ý nhất của họ là “xuống đường” để công khai phổ biến các văn bản về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước chống tra tấn.
Một hành động dự kiến đáng quan tâm khác của Mạng lưới blogger Việt Nam là công khai tổ chức những buổi trao đổi hoặc cổ súy nhân quyền dưới nhiều hình thức như thảo luận nơi công cộng, dã ngoại, cà phê tuổi trẻ, đi bộ, lái xe đạp vì nhân quyền. Sắp tới, họ cũng sẽ công khai và chính thức ra mắt Mạng lưới blogger Việt Nam vào ngày 10 tháng 12, tức Ngày Quốc tế Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng.
Tức là các blogger theo quan điểm “nhân quyền hành động” không muốn, và có lẽ cũng không còn mấy tâm trạng để còn ngồi trong nhà hoặc trong các quán cà phê bàn luận với nhau theo cung cách “chính trị salon” mà một số bậc dân chủ lão thành ưa thích hoặc bị ràng buộc.
Cũng có thể còn một lý do khác là nhóm blogger hành động đã nhận ra, sau chiến dịch tống giam ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vào giữa năm 2013, cho đến nay đã không có thêm một hành động bắt giam nào mới. Toàn bộ hành động của công an và chính quyền chỉ dường như mang mục đích “răn đe” và bằng biện pháp câu lưu hơn là cho “nhập kho”.
Thậm chí như nhiều người đã biết, chỉ nửa tháng sau cuộc gặp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Nhà nước Việt Nam đã trả tự do tại tòa cho nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Hành động tương tự cũng được lặp lại với blogger Đinh Nhật Uy vào tháng 11/2013. Tức xu thế thả ra bắt đầu rõ hơn xu hướng bắt vào, và cũng bắt đầu có mối tương đồng với xu thế Nhà nước Việt Nam buộc phải điều chỉnh quan điểm và hành vi đối ngoại về chính trị.
RFI: Nhưng nhiều người hoạt động xã hội ở Việt Nam vẫn còn khá nặng tâm lý sợ hãi. Nếu tâm lý này được giải tỏa thì hiệu ứng kế tiếp sẽ thế nào?
Chúng ta sẽ thấy rằng một khi tâm lý sợ hãi được tháo dần thì giới hoạt động nhân quyền cũng bớt lo lắng, tính hành động sẽ được biểu hiện rõ hơn. Tôi cho rằng những người theo phương châm hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam đang bắt nhịp với thời cuộc và hoạt động một cách ôn hòa, tránh đối đầu, nhưng lại có hiệu quả và ngày càng có sức lan tỏa, thậm chí có tính thuyết phục với cả một bộ phận trí thức và đảng viên trong Đảng và chính quyền.
Con đường xã hội dân sự mà các nhóm trí thức lớn tuổi và nhóm blogger trẻ đang tiến hành sẽ có thể đạt kết quả ở chừng mực nào đấy. Chẳng hạn như nhóm họp công khai mà không bị đàn áp, thậm chí còn có thể tạo nên một diễn đàn và diễn thuyết ngoài đời thay cho hình thức diễn đàn trên mạng như trước đây. Những diễn đàn này sẽ dẫn đến việc đề cập ngày càng sâu hơn đến những vấn đề thiết thân với quyền lợi người dân như đất đai, quyền lợi người lao động và môi trường.
Và nếu nhóm blogger trẻ có thể đạt được một số kết quả nào đấy, điều đó sẽ tạo cảm hứng và kích thích những nhóm hoạt động dân chủ trung niên và lão thành. Tôi cũng nghĩ là nhóm “Kiến nghị 72” sẽ xúc tiến một hành động nào đó mang tính hành động, hơn là chỉ có những kiến nghị trên mạng như trước đây.
Ngoài ra cũng còn phải suy nghĩ về ý tưởng xây dựng “đảng Hồ Chí Minh”, hay một phong trào vận động nhằm trả tên nước về “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” như Hiến pháp năm 1946, đã và đang nằm trong nhận thức của một số đảng viên lão thành…
Từ đầu năm 2013 đến nay và đặc biệt sau sự kiện Nhà nước Việt Nam được chấp nhận tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, khá nhiều tư tưởng và ý tưởng như vậy ở Việt Nam. Đặc biệt tại Hà Nội đang tiếp tục hình thành và hướng đến hành động xã hội, như một xu thế không thể cưỡng lại, bất chấp sự cấm cản theo thói quen từ phía chính quyền.
Nếu mọi chuyện diễn ra bình thường, xu thế như vậy sẽ phát triển thành các tổ chức hội đoàn độc lập ngày càng nhiều, từ đó sinh sôi những phong trào dân sự.
RFI: Nhưng những phong trào xã hội như thế vẫn có thể bị nhà nước xem là thách thức chính trị và thành viên của họ vẫn có thể bị bắt bớ?
Tất nhiên không thể loại trừ hoàn toàn việc Nhà nước không bắt ai.
Hiện nay, yếu tố xã hội học đặc thù nhất mà có thể làm giảm hoặc tăng rủi ro cho những nhân vật hoạt động dân chủ, là tính số đông và tính quần chúng. Nhân vật càng hoạt động đơn lẻ thì càng dễ có khả năng bị “nhập kho”, và ngược lại, càng đông người và càng đoàn kết thì càng khó bị trấn áp. Vấn đề còn lại là nếu những hoạt động xã hội như nhóm Mạng lưới blogger Việt Nam chỉ khuôn hẹp bởi một số cá nhân mà không tạo được hiệu ứng lan tỏa rộng rãi hơn, không thu hút được nhiều hơn số người ủng hộ từ nhiều tầng lớp thì phong trào này khó lòng tồn tại được lâu dài, hoặc có tồn tại cũng chỉ trên danh nghĩa mà không mang tính thực chất.
Chỉ có điều, sẽ rất khó cho chính quyền và công an khi quyết định bắt giam một nhân vật nào đấy, dù chỉ là người ít tên tuổi và ít được giới nhân quyền và truyền thông quốc tế quan tâm. Bởi đơn giản là tính từ thời điểm Nhà nước Việt Nam được chấp nhận vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bất cứ một động thái bắt bớ hoặc sách nhiễu nào đối với giới hoạt động dân chủ trong nước cũng đều có thể gây ra “thành tích” cho họ - về chuyện không tuân thủ các cam kết của họ trước Chủ tịch Đại hội đồng Hội đồng Liên Hiệp Quốc những quy định ngặt nghèo của Hội đồng Nhân quyền.
Cũng cần nói thêm rằng theo quy định của Hội đồng Nhân quyền, các thành viên trong hội đồng này không có quyền phủ quyết, và nhóm các quốc gia bị xem là vi phạm nhân quyền nhiều nhất như Trung Quốc, Việt Nam, Ảrập Xêút vẫn chỉ là nhóm thiểu số. Những quốc gia này luôn có thể bị loại ra khỏi Hội đồng Nhân quyền, nếu trong nhiệm kỳ thành viên bị xem là tiếp tục vi phạm và vi phạm một cách có hệ thống về quyền con người.
Vì thế tôi cho rằng chỉ trong những trường hợp đặc biệt và mang tính hãn hữu, Nhà nước Việt Nam mới tiến hành bắt giữ hoặc bắt giam những nhân vật bất đồng chính kiến bị xem là “quá khích” đến mức đe dọa trực tiếp đến quyền lực của Đảng và chính quyền.
Thay vào đó, nhà nước sẽ duy trì một số đối sách “kềm chế” hoặc “khống chế đối tượng”, đi từ “vận động thuyết phục” đến “cô lập” và “cách ly”, đặc biệt chú trọng biện pháp tác động kinh tế gia đình.
Và tất nhiên giới tuyên giáo đảng sẽ không bỏ qua vũ khí truyền thống của họ là “đấu tranh với các luận điệu sai trái và thù địch” thông qua phương tiện thông tin đại chúng là các báo đảng. Nhà nước Việt Nam luôn có nhiều biện pháp để đối phó với hoạt động dân chủ và nhân quyền, nhưng vũ khí ưu tiên nhất vẫn là “tuyên truyền định hướng” và “phản tuyên truyền”.
Còn trong ít nhất trong nửa đầu nhiệm kỳ Hội đồng Nhân quyền 2014 - 2016, hiện tượng bắt bớ có thể sẽ không phổ biến và không kéo dài. Và nhiều khả năng cũng không dẫn đến việc kết án nếu có nhân vật bất đồng chính kiến nào đó bị bắt giam.
Tình hình đó cũng có nghĩa là nhiều hội nhóm dân sự có thể hình thành và thậm chí hoạt động công khai mà không bị đàn áp hoặc bị bắt bớ.
RFI : Liệu Nhà nước Việt Nam sẽ tuân thủ những yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền trong thời gian tới? Cơ sở nào để cho thấy thái độ khác thường ấy?
Dĩ nhiên sẽ buộc phải có sự cải thiện từ phía Nhà nước Việt Nam về mặt đối xử nhân quyền, nếu không phải là sự thay đổi não trạng thì ít nhất cũng là sự điều chỉnh hành vi trong ít nhất một số “sinh hoạt” nào đó.
Cơ sở cho sự thay đổi bắt buộc như thế vẫn là quy luật hạ tầng kinh tế quyết định thái độ chính trị.
Khách quan mà xét, nếu vào giai đoạn từ năm 2010 trở về trước, hiện tượng bắt bớ xảy ra khá nhiều là do khi đó chưa mấy có khái niệm về nợ xấu quốc gia, nhóm lợi ích hay nhóm thân hữu, cũng chưa có những diễn tiến trực tiếp giữa hậu quả kinh tế và bất ổn xã hội như hiện thời. Tức nền kinh tế còn được coi là “ổn định” và thế đứng chính trị cũng chưa mấy nghiêng ngả.
Còn từ năm 2011 đến nay, tất cả đều suy thoái, tất cả đều lộ hình, trằn trọc và dã man. Chưa bao giờ trong lòng dân chúng, tâm lý kích nổ lại tích tụ và dễ kích phát như bây giờ. Sắc thái ấy rất dễ nhận ra trong không khí và dư luận người dân và cả giới công chức ở ngay Thủ đô. Tất cả những hệ lụy xã hội lại đang tích tụ để tạo nên những sang chấn xã hội, và rất có thể dẫn đến khủng hoảng xã hội vào một thời điểm nào đó. Mà ai cũng biết khủng hoảng xã hội rất thường sẽ dẫn đến khủng hoảng chính trị.
Theo kinh nghiệm ở những nước Bắc Phi, khi cuộc biểu tình chỉ giới hạn số người tham gia từ vài trăm đến vài ngàn, sự thay đổi trong não trạng chính quyền chỉ diễn ra cục bộ và rất “khiêm tốn”. Nhưng khi số người biểu tình lên đến hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu người, sự phẫn nộ của dân chúng có thể bắt cả một chính phủ phải từ chức hoặc bị lật đổ.
Tôi cho rằng những người lãnh đạo Việt Nam đã phần nào nhận ra cái thực tiễn đau đớn đang siết lấy đất nước và siết cả vào thân phận giới chính khách. Do đó họ buộc phải thay đổi. Thay đổi để ít nhất cứu vãn nền kinh tế đang trên bờ suy sụp. Thay đổi để giữ được quyền lực và cả tài sản cá nhân. Và thay đổi để ngăn chặn một làn sóng hồi tố từ phía dân chúng nếu thời cuộc biến động dữ dội.
Vậy thay đổi như thế nào? Có cảm giác như chưa bao giờ Nhà nước Việt Nam cần đến cộng đồng quốc tế và những “đối tác chiến lược toàn diện” như hiện thời. Có lẽ tâm thế ấy cũng phù hợp với một quy luật chính trị bất thành văn là khơi thông đối ngoại nhằm gỡ khó cho đối nội.
Trong tình thế hiện thời, ngân khố quốc gia đã có nhiều dấu hiệu cạn kiệt và tiền bạc phần lớn nằm trong túi các nhóm lợi ích, chỉ còn cách nhờ vào ngoại lực và ngoại viện thôi. Trung Quốc, Mỹ hay Nga đều được, miễn là “đối tác chiến lược toàn diện” và giúp cho Việt Nam tạm hồi sinh kinh tế và lấy lại phần nào cái gọi là “niềm tin dân chúng”.
Hậu quả nào sẽ xảy ra nếu quỹ lương hưu Việt Nam không phải “có khả năng vỡ vào năm 2030” mà có thể hết sạch chỉ sau ba, bốn năm tới? Chính thể cầm quyền sẽ đối phó như thế nào trước một làn sóng phản ứng dữ dội của giới hưu trí - như điều đã từng xảy ra ở nước Nga hậu Liên Xô vào những năm 90?
Đó là lý do vì sao tôi quan niệm rằng không khí đối nội và độ mở dân chủ trong nước dù chuyển biến khá chậm, nhưng vẫn phải tuân theo logic của diễn biến đối ngoại. Khác hẳn với giai đoạn 2009 - 2012 là thời gian mà làn sóng bắt giam và kết án các nhân vật bất đồng chính kiến dâng cao để vào cuối năm 2012, cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ đã bị phía Hoa Kỳ đình hoãn, năm 2013 lại là thời điểm mà cuộc đối thoại này được tái lập. Cùng lúc, diễn ra hàng loạt cuộc gặp gỡ song phương Việt - Trung, Việt - Mỹ, Việt - Pháp và Việt - Nga.
Cuối cùng, điều được xem là “thắng lợi ngoại giao” hay “thắng lợi chính trị” của Nhà nước Việt Nam còn được kết tủa bởi một cái ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/2013 với tỉ lệ phiếu thuận cao đến mức kinh ngạc: 96%!
RFI : Anh giải thích thế nào về tỷ lệ phiếu thuận cao đến mức bất thường đó? Phản ứng của báo chí trong nước ra sao?
Cần nói rõ hơn là không phải ngẫu nhiên mà có quá nhiều quốc gia bỏ phiếu thuận cho Nhà nước Việt Nam, trong khi trước đó hầu hết các nước Tây Âu thường quan ngại và chỉ trích thái độ thiếu tôn trọng nhân quyền của Việt Nam. Bởi theo một phân tích đáng chú ý trong giới quan sát thì trong thời gian gần đây Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có khuynh hướng không tạo ra sự đối đầu giữa nhóm nước tôn trọng nhân quyền và nhóm nước thiếu quan tâm quyền con người.
Thay vào đó, Hội đồng này tìm cách dung hợp giữa các quan điểm và tạo điều kiện hơn nữa cho tiếng nói đối thoại với nhau. Đó là một quan điểm “dân vận” hiện đại. Bởi nếu không đối thoại thì có thể tình hình sẽ ngày càng tệ hơn, ai giữ quan điểm người đó và vấn đề nhân quyền ở các nước Trung Quốc, Việt Nam sẽ không cải thiện gì hết.
Nhưng quan niệm như vậy của Liên Hiệp Quốc đã hầu như không được đề cập trên mặt báo đảng ở Việt Nam - là những tờ báo vẫn tuyên truyền một chiều và không bỏ lỡ cơ hội vừa qua để xem đó là một thành tích tuyệt vời của Nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế quá đỗi hiển nhiên mà không một tờ báo đảng nào nêu ra là tại sao trong suốt hơn hai chục năm, từ thời điểm ban hành Hiến pháp vào năm 1992 đến nay, ba vấn đề liên quan mật thiết đến quyền lợi của nhân dân và cần được luật hóa theo điều 69 hiến pháp là Luật biểu tình, Luật lập hội và Luật trưng cầu dân ý đã không hề được triển khai. Mà như vậy thì điều được báo đảng và giới tuyên giáo xem là “Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người” là thực chất hay giả dối?
Báo chí nói chung ở Việt Nam cũng đã rất nhiều lần, trong rất nhiều bài viết đề cập đến các quyền như thế của người dân. Đó cũng chính là sự khác biệt giữa báo chí phi lề đảng, tức nhiều tờ báo quốc doanh nhưng không mấy mặn mà với các định hướng tuyên truền của Đảng, với một ít báo lề đảng.
Trong nhiều nội dung của bản Hiến pháp sửa đổi từ đầu năm 2013 đến kỳ họp Quốc hội thứ 6 lần thứ XIII, vẫn chủ yếu là các báo đảng như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Đại Đoàn Kết, Sài Gòn Giải Phóng và Đài truyền hình Việt Nam làm thế chủ công bảo vệ cho quan điểm bảo thủ Hiến pháp. Đến mức không muốn thay đổi bất kỳ một nội dung nào, kể cả thực trạng ngổn ngang và đau đớn về thu hồi đất đối với các dự án kinh tế - xã hội mà đã gây ra một tầng lớp dân oan khiếu kiện tại khắp các địa phương.
Nhưng những tờ báo đảng, cộng với một số tờ báo “ăn theo” khác, chỉ vào khoảng vài ba chục tờ, chỉ chiếm vài ba phần trăm trong tổng số khoảng 1.000 tờ báo in và điện tử được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Ngay cả chuyện Nhà nước Việt Nam được chấp nhận vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng chỉ được thông tin chủ yếu bởi báo đảng với dạng bài viết. Trong khi nhiều báo khác chỉ đăng hoặc phát tin ngắn gọn mà không bình luận, cho dù thành viên Hội đồng Nhân quyền là một nhiệm vụ quan trọng mà Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu các báo “chủ động tuyên truyền”.
Khác nhiều với không khí tuyên truyền về khả năng Việt Nam gia nhập TPP, lần này rõ ràng đại đa số báo chí đều không hào hứng gì đối với việc Nhà nước Việt Nam đã “tôn trọng quyền con người” như thế nào, nếu không nói là ngược lại.
Điều đó cho thấy cái gì?
Nếu xem báo chí và công luận là mang tính đại diện cho dư luận người dân thì quan điểm bảo thủ hiện thời chỉ còn chiếm vài ba phần trăm, trong khi tuyệt đại đa số dư luận ở thế trung dung, không chấp nhận giả dối hoặc cấp tiến hơn hẳn.
Theo tôi biết, ở nhiều tờ báo nhà nước hiện nay, đa số phóng viên và cả cấp ban biên tập đều bức xúc và rất bất mãn về cái mà họ gọi là “vòng kim cô” siết chặt bởi Ban Tuyên giáo Trung ương và các ban tuyên giáo, sở thông tin truyền thông tỉnh thành. Ở một số báo, chỉ có một nhóm rất nhỏ, bao gồm tổng biên tập và phó tổng biên tập báo, là nhóm được coi là “kiên định” và là người của cấp trên ấn định để kiểm soát tư tưởng và nội dung của báo chí.
Và sự khác biệt giữa các quan điểm bảo thủ và cởi mở trong giới báo chí cũng có thể đang phổ biến ngay trong nội bộ đảng, tuy có khác hơn về mặt tỉ lệ. Vấn đề còn lại chỉ là một sự thay đổi lớn lao sẽ diễn ra vào lúc nào mà thôi, khi có những điều kiện tương tác chín muồi.
Nhưng ở Việt Nam, rất thường là khó có thể diễn ra những thay đổi tự thân nếu không có tác động ngoại biên. Tác động ngoại biên ấy, trong hoàn cảnh năm 2013 này và có thể trong vài năm tới sẽ phụ thuộc vào những ảnh hưởng chủ yếu từ Mỹ, Tây Âu và Trung Quốc.
RFI: Phải chăng tác động của phương Tây đã có ảnh hưởng điều chỉnh một số chính sách “đóng mạng” của Nhà nước Việt Nam như Nghị định 72 ?
Đó là một tác động có tính thuyết phục đối với tính “vô hiệu” của Nghị định 72 của Chính phủ Việt Nam về quản lý mạng xã hội. Trước khi Nghị định này được ban hành, đã có khá nhiều âu lo từ giới hoạt động truyền thông xã hội về những hàng rào vô hình được thiết lập để ngăn cản thông tin, và điều đó sẽ một lần nữa cho thấy “tự do báo chí” ở Việt Nam là như thế nào.
Nhưng từ đầu tháng 9/2013 đến nay, vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nghị định 72 sẽ được triển khai “quyết liệt”. Vì sao lại như thế, trong khi hầu như toàn bộ công cụ thanh kiểm tra nằm trong tay các cơ quan nhà nước, và họ muốn hành xử lúc nào cũng được?
Nói thẳng ra là Nghị định 72, về bản chất, đã nhắm tới những mục tiêu hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, chỉ khuyến khích thông tin một chiều. Do vậy, nghị định này đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt của cộng đồng hoạt động mạng và cả từ các tổ chức nhân quyền, báo chí quốc tế.
Trong bối cảnh phải thỏa hiệp với chính giới quốc tế để đổi lấy những điều kiện về kinh tế trong nước và cả quân sự tại biển Đông, giới lãnh đạo Việt Nam sẽ không thể để nghị định 72 cản bước tiến trình tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương hay Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.
Và một khi Nghị định 72, vì nhiều lý do không được triển khai đúng với ý của những người soạn thảo ra nó, lại càng có cơ sở để cho rằng bầu không khí truyền thông xã hội ở Việt Nam trong vài năm tới sẽ rộng mở hơn, nhưng không phải do nhà nước “cấp phép”, mà sẽ phát triển một cách độc lập và tuân theo quy luật hội nhập quốc tế.
Thay vì dùng biện pháp “cưỡng chế” như Nghị định 72, nhiều khả năng Nhà nước Việt Nam sẽ tiến hành giải pháp “kiểm soát mềm”, nghĩa là sử dụng đội ngũ dư luận viên để kiểm soát và thực hiện công tác phản tuyên truyền, tức phản bác lại “các luận điệu sai trái và phản động”. Cần lưu ý là ở Trung Quốc đã hình thành đội ngũ dư luận viên và kiểm soát viên lên đến hai triệu người bằng tiền đóng thuế của dân chúng.
Trong xu thế chung khó cưỡng lại về hội nhập quốc tế, cũng dễ thấy là một điều kiện mà phía Mỹ và các nước Tây Âu đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam về việc không được ngăn chặn việc phát sóng của các đài quốc tế, trong đó có các đài quốc tế Việt ngữ, sẽ dần được đáp ứng. Nếu như trước đây chỉ có đài BBC của Anh ít bị phá sóng, thì sau này cả đài RFI của Pháp, VOA và RFA của Hoa Kỳ cũng có thể được “ưu ái”. Khi đó, giới phân tích sẽ được biết con số 34 triệu người sử dụng Internet mà Việt Nam thường công bố thực chất là như thế nào, tức có bao nhiêu người trong đó có thể vượt tường lửa để tiếp cận với những thông tin thực chất về kinh tế, chính trị nội bộ, tự do tôn giáo, xã hội dân sự và cả tình hình giam giữ.
RFI : Về vấn đề này, việc Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền có làm thay đổi chút nào điều kiện giam giữ ?
Một người bạn có kể cho tôi nghe một câu chuyện lạ lùng. Vô tình anh được biết một tù nhân chính trị mà anh mới vào thăm đã được cán bộ quản giáo trang bị cả quạt điện trong phòng giam. Anh đã kinh ngạc về sự thay đổi đó.
Cho đến nay, vẫn không nhiều người biết rằng phần lớn các phòng giam trong nhà tù Việt Nam đều nóng bức, có nơi nóng kinh người, và cũng chẳng mấy người biết rằng việc có được một cái quạt điện trong phòng giam là một điều quá xa xỉ đối với người tù. Chính vì thế, hiện tượng quản giáo cho người tù quạt điện vào thời gian ngay trước khi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc xét duyệt một cái ghế cho Nhà nước Việt Nam đã cho thấy ít nhất một tín hiệu vừa chống chế vừa thỏa hiệp.
Sự việc này cũng dễ làm người ta hình dung rằng Nhà nước Việt Nam đang liên tưởng đến điều gì, hoặc hậu quả nào từ một cuộc kiểm tra điều kiện giam giữ của các thanh sát viên do Hội đồng Nhân quyền cử đến Việt Nam vào năm 2014. Và cũng rất có thể, cái quạt điện sẽ bị lấy đi ngay sau khi thanh sát viên quốc tế mục kích buồng giam.
Trong khi đó, một thông báo của Hội nghị trung ương 3 của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa cho biết quốc gia rất bảo thủ này đã quyết định xóa bỏ chế độ trại lao cải, tức những trại giam trong đó một số phạm nhân phải lao động khổ sai. Vấn đề là Trung Quốc lại cùng vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với Việt Nam kỳ này, và khi Trung Quốc đã có một cải cách nhỏ như thế, Việt Nam sẽ thế nào?
Tôi cho rằng không còn cách nào khác, giới lãnh đạo và ngành công an Việt Nam sẽ phải có những bước cải thiện chế độ lao tù, không chỉ đối với chính trị phạm mà cả với tù thường phạm. Nếu cần thiết, họ có nhìn vào tấm gương Myanmar như một sự phản chiếu không đến nỗi tồi.
Mặt khác, những cái chết trong đồn công an sẽ nằm trong tâm điểm quốc tế. So với Trung Quốc, có vẻ tình trạng người dân “đột tử” trong đồn công an và các trại giam ở Việt Nam là nhiều hơn, có khi nhiều hơn hẳn. Tình hình đó dẫn đến việc sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Nhà nước Việt Nam cũng phải ký kết Công ước chống tra tấn. Sự việc này chỉ xảy ra 5 ngày trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.
Do đó chính vào lúc này, Nhà nước Việt Nam đang lo lắng về những câu chuyện làm càn của cán bộ công an tại các địa phương. Và có lẽ không phải ngẫu nhiên mà trùng thời điểm Hội đồng Nhân quyền nhóm họp vào tháng 11/2013, ở Việt Nam đã phát lộ vụ việc tù nhân Nguyễn Thanh Chấn bị án oan đến 10 năm. Đó là chưa kể đến tình trạng tạm giam không xét xử mà có trường hợp kéo dài đến 7 năm…
Bởi thế tôi cho rằng, ngành công an và chính quyền các địa phương sẽ có một số động tác điều chỉnh thái độ và cách hành xử của công an viên đối với dân trong thời gian tới. Nhất là nếu xã hội dân sự hình thành và thông tin dân sự được truyền ra quốc tế sẽ nói thay cho cả báo chí trong nước về những vụ bạo hành của công an đối với dân chúng.
RFI: Xã hội dân sự vẫn bi quan hay có thể lạc quan, nếu tính từ mốc thời điểm Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc?
Tôi cho là khác hẳn với việc tham gia ký kết Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982 nhưng chẳng mấy quan tâm đến những nội dung của nó, giờ đây Nhà nước Việt Nam ở vào thế phải định kỳ “tự kiểm điểm” trước các cơ quan nhân quyền quốc tế. Vì nếu không, sẽ chẳng có sự cải thiện kinh tế và ngoại giao nào diễn ra.
Xã hội dân sự sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc cải thiện bất đắc dĩ ấy. Mà một trong những lời cam kết của Nhà nước Việt Nam trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 8/2013 là tạo điều kiện sinh hoạt dân chủ hơn nữa cho người dân, được hiểu như một sự định hình ban đầu về xã hội dân sự.
Có một chi tiết đáng chú ý là sau chuyến làm việc với giới quan chức chính phủ Việt Nam vào đầu tháng 11/2013, Quyền phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby đã nói thẳng với báo giới quốc tế về một trong những mục đích ưu tiên của Chính phủ Hoa Kỳ là xã hội dân sự ở Việt Nam, và Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ cho các nhóm dân sự ở đất nước này.
Một chi tiết đáng chú ý khác là ngược lại với những tuyên ngôn theo cách “xã hội dân sự là một thủ đoạn của diễn biến hòa bình” vào cuối năm 2012, báo đảng đã không hề công kích Scott Busby về chủ đề xã hội dân sự mà ông nêu ra. Trong khi đó, lại có thông tin từ Trung Quốc về việc người được tạp chí Forbes đánh giá là có quyền lực thứ ba trên thế giới là Tập Cận Bình đang có chủ trương ngầm cho hình thành xã hội dân sự tại Trung Hoa.
Mãi gần đây, tôi mới nhận ra một tín hiệu về khả năng là trong thời gian tới, Nhà nước Việt Nam sẽ “chủ động nghiên cứu về xã hội dân sự và vận dụng xã hội dân sự vào những điều kiện ở Việt Nam”. Nhưng tất nhiên, đó không phải và không thể là một mô hình xã hội dân sự giám sát độc lập của người dân, mà có thể là “xây dựng xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nếu khả năng này diễn ra, và tôi cho là sẽ diễn ra, tất nhiên Nhà nước Việt Nam sẽ không còn chủ trương quá siết chặt hoạt động của các nhóm dân sự, kể cả những phong trào dân sự đang manh nha tại Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh thành. Thay vào đó, chính quyền sẽ có thể làm lơ đối với loại tổ chức dân sự mang tôn chỉ thuần túy xã hội, văn hóa, mà chỉ tập trung khống chế những tổ chức dân sự bị nhà nước xem là “mang màu sắc chính trị” hoặc tổ chức dân sự trong các tôn giáo.
Nếu hoạt động dân sự khởi sắc hơn thì sẽ kéo theo sự hợp thức hóa và phát triển của loại hình tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước. Thật ra, vấn đề NGO trong nước đã được một số tổ chức hội đoàn nhà nước như Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và nhiều trí thức kiến nghị cho hình thành cách đây hàng chục năm. Song cũng như sự chậm trễ cố ý đối với việc ban hành các Luật biểu tình, Luật lập hội và Luật trưng cầu dân ý, cho đến nay Nhà nước Việt Nam mới chỉ chấp nhận một số tổ chức NGO nước ngoài với mục đích tiếp nhận viện trợ không hoàn lại, còn NGO trong nước vẫn chưa nhận được một khung pháp lý nào.
Liên quan đến NGO trong nước, nghiệp đoàn lao động lại là một trong những điều kiện then chốt mà Việt Nam phải đáp ứng nếu muốn tham gia vào TPP. Như tôi đã đề cập, sẽ rất khó để tự thân các vấn đề trong nước thay đổi, nếu không có tác động đủ ý nghĩa và đủ mạnh từ cộng đồng quốc tế. Vào lần này, đang có hy vọng rằng cùng với những tác động từ TPP và Hội đồng Nhân quyền, Nhà nước Việt Nam sẽ phải chính thức ban hành một khung pháp lý cho hoạt động NGO trong nước. Và khi đó, xã hội dân sự sẽ có thêm một thành phần chính thống mà không phải hoạt động thầm lặng như trước đây.
Nếu trong nhiệm kỳ Nhà nước Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ năm 2014 đến năm 2016 mà Hoa Kỳ và các nước Tây Âu và Bắc Âu nhiệt tình hỗ trợ cho hoạt động dân sự ; chắc chắn vấn đề sự hình thành, vận động và đồng thuận của xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ có tính khả thi. Cũng là để chuẩn bị cho một giai đoạn mới và dân chủ hơn nhiều của đất nước này.
RFI: Các tổ chức tôn giáo cũng sẽ được chấp nhận nhiều hơn trong thời gian tới?
Không, không phải tất cả các tổ chức tôn giáo đều được chấp nhận. Thái độ buộc phải chấp nhận của nhà nước đối với tổ chức tôn giáo chỉ dựa trên những điều kiện là tổ chức tôn giáo đó phải có một lượng tín đồ đủ đông và sức ảnh hưởng đủ lớn, đồng thời phải có được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Có một sự khác biệt khá lớn trong cách hành xử của nhà nước đối với các tôn giáo. Trong khi giới Phật giáo và cả người Công giáo được hành lễ khá thoáng và các tổ chức giáo lý và dân sự Công giáo cũng được hình thành và hoạt động dễ dàng hơn, thì với Tin Lành và Phật giáo Hòa Hảo thuần túy lại không phải như vậy.
Tương tự, theo một thỏa thuận giữa Vatican và nhà nước Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam có thể “xin lại” một số cơ sở nhà thờ, dòng tu đã cho nhà nước mượn từ thời 1975, nhưng các tôn giáo khác lại khó đạt được mong ước ấy. Đó là do trong mắt nhà nước, giới Công giáo luôn đủ mạnh và có ảnh hưởng đến quốc tế. Trong khi đó, giới tu sĩ Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo thuần túy và Cao Đài lại có vẻ chưa được các nhà nước và các tổ chức nhân quyền, tôn giáo quốc tế quan tâm đầy đủ.
Hội đoàn từ thiện tôn giáo đương nhiên là một thành phần không thể thiếu trong xã hội dân sự. Nếu xã hội dân sự được hình thành và các hội đoàn tôn giáo có thể kết hợp với nhau và với các nhóm trí thức trong xã hội dân sự, đó có thể sẽ là một “liên minh” làm tăng tính hiệu quả của các phong trào dân sự, trong đó giúp ích không nhỏ cho điều kiện hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Ở Việt Nam hiện nay đang có những tổ chức dân sự như thế, như Ủy ban công lý và hòa bình Công giáo, giáo phận Vinh ở Nghệ An, nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội và nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn.
Nhưng dĩ nhiên Nhà nước Việt Nam rất biết những yếu điểm của từng tổ chức tôn giáo và giữa các tổ chức tôn giáo với nhau. Họ cũng biết nếu không thể hiệp thông với nhau một cách chặt chẽ, các tôn giáo và các tổ chức dân sự thuộc tôn giáo sẽ không thể có được những quyền lợi theo nghĩa đầy đủ của khái niệm “tự do tôn giáo”. Và họ cũng biết làm thế nào để các tôn giáo không quá xích lại với nhau…
RFI : Từ năm 1975 cho tới nay là đã 38 năm qua rồi, nhiều người đã đặt ra vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc, nhưng hình như chưa từng được xích lại gần nhau theo đúng nghĩa. Liệu cơ chế Hội đồng Nhân quyền có mở ra hướng nào mới cho việc hồi hương của những người Việt bất đồng chính kiến?
Khả năng xã hội dân sự có thể được chấp nhận ít nhất về danh nghĩa trong thời gian tới cũng gợi mở cho một khả năng khác, là cơ chế hòa hợp và hòa giải dân tộc được tôn trọng một cách đầy đủ hơn. Nghĩa là bằng hành động chứ không phải chỉ với lời nói trong Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị cách đây hàng chục năm, về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.
Điều đó có nghĩa là dù không thực sự hăng hái với công việc này như thường quá háo hức thu hút kiều hối, Nhà nước Việt Nam sẽ cần làm một cử chỉ nào đó rộng rãi hơn đối với một số nhân vật bất đồng chính kiến ở hải ngoại. Theo tôi, nếu sớm thì vào năm 2014, trễ hơn vào năm 2015, nhiều nhân vật bất đồng chính kiến, kể cả những người bị nhà nước Việt Nam coi là “chống cộng”, sẽ có cơ hội trở về quê hương đoàn tụ với người thân.
Cần nhắc lại là vào giữa năm 2011, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã cho phép các nhân vật bất đồng mạnh mẽ nhất được trở về đất nước, để từ đó đến nay hầu như không xuất hiện cuộc biểu tình chống đối nào đối với ông hay các quan chức chính phủ Myanmar khi họ công du ngoài nước.
Nhìn chung, tôi cho là tình hình dân chủ Việt Nam sẽ được “nới” hơn trong từ một năm rưỡi đến hai năm tới, tương đương với một nửa đến hai phần ba nhiệm kỳ của Nhà nước Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Không khí phản biện và sự hình thành ban đầu của xã hội dân sự trong thời gian này sẽ khá êm ả.
Tuy nhiên, câu hỏi còn lại là không khí êm ả như thế sẽ kéo dài bao lâu sau đó? Tất nhiên đây là một ẩn số không dễ trả lời vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tác.
Một trong những yếu tố đó là những bài học trong dĩ vãng. Tức vào năm 2006, sau khi được người Mỹ đưa ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo (CPC) và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), không khí bắt bớ ở Việt Nam cũng tạm lắng trong khoảng hai năm.
Nhưng đến năm 2009, được xem là thời điểm của đỉnh tạm phục hồi của nền kinh tế, một số nhân vật bất đồng chính kiến bắt đầu bị “nhập kho”. Các nhóm lợi ích kinh tế và thân hữu chính trị cũng tung hoành chưa từng thấy, xô quốc gia vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc chưa từng thấy…
Vì thế, ẩn số quan trọng nhất mà chúng ta cần giải đáp là liệu nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi trong vài ba năm tới hay không. Đáp án này sẽ quyết định tất cả cho tương lai chính trị ở Việt Nam.
Xét cho cùng, một cái ghế trong Hội đồng Nhân quyền chỉ mang tính hữu danh vô thực. Cánh cửa quan yếu hơn nhiều đối với Nhà nước Việt Nam là Hiệp định TPP và viện trợ quốc tế, chẳng hạn nguồn vốn ODA từ Nhật Bản. Khi đó mới có thể nói đến chuyện nền kinh tế Việt Nam còn cơ may nào để tồn tại hay sẽ là một sự sụp đổ không tránh khỏi, dẫn đến khủng hoảng xã hội và tất yếu là khủng hoảng chính trị.
Tất cả những bất ổn tiềm tàng như thế phải được xử lý trong vỏn vẹn ba, bốn năm tới, nghĩa là đến giai đoạn 2016-2017. Nếu không, khủng hoảng chính trị sẽ là chắc chắn!
RFI: Xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng trao đổi với RFI Việt ngữ những dự báo về không khí chính trị tại Việt Nam trong thời gian tới.
Admin gửi hôm Thứ Hai, 02/12/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131202/pham-chi-dung-hau-hoi-dong-nhan-quyen-dan-chu-viet-nam-se-ra-sao
=======================================================================
Anh đề cập đến khả năng cải tạo điều kiện giam giữ, xu hướng hoạt động của các nhóm dân chủ ở Việt Nam, mối quan hệ giữa Nhà nước với các tôn giáo, “số phận” nghị định 72 và triển vọng thông thoáng hơn về Internet. Bên cạnh đó là sự hình thành xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ trong nước, cùng hy vọng hồi hương của người Việt hải ngoại.
RFI: Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, trong một bài nhận định vào giữa năm nay, anh có dự báo là đến cuối năm 2013 sẽ xuất hiện một, hai tổ chức dân sự nhóm họp công khai. Và có khả năng trong cuối năm nay và cả năm 2014 sẽ ít hoặc không diễn ra các vụ bắt giam và kết án các nhân vật bất đồng chính trị. Dự báo này có liên quan gì đến một số tuyên bố mới đây của những tổ chức dân sự như Diễn đàn xã hội dân sự, Mạng lưới blogger Việt Nam, Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam và sự kiện Nhà nước Việt Nam lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng: Thật ra tôi đã chờ đợi thời điểm Nhà nước Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ tám tháng qua. Và tôi nghĩ rằng tháng 11/2013 là một mốc thời điểm có tính chuyển đổi khá quan trọng đối với hoạt động dân chủ ngoài đảng và cả xu thế phản biện, cải cách trong đảng ở Việt Nam.
Tôi cho rằng với giới blogger trong nước, họ không hẳn là bi quan về câu chuyện Nhà nước Việt Nam “bất ngờ” lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong cách nhìn của một số blogger, thách thức luôn gắn liền với cơ hội, và có khi cái rủi lại chứa đựng cái may. Cái may đó lại gắn liền với điều được xem là “vận hội mới” khi Nhà nước Việt Nam lọt vào Hội đồng Nhân quyền, tức cũng kéo theo sự ra đời và chuyển động của những tổ chức dân sự ôn hòa như Diễn đàn xã hội dân sự, Mạng lưới blogger Việt Nam, Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam… và có thể thêm một số tổ chức dân sự khác trong vài quý tới.
Riêng với Mạng lưới blogger Việt Nam và tuyên bố tháng 11/2013, đây là lần thứ hai trong năm nay nhóm blogger này tìm cách thể hiện vai trò công khai của mình, sau tuyên bố phản đối điều luật 258 và được nhóm blogger trao cho một số cơ quan đại diện ngoại giao quốc tế tại Hà Nội và cả ở nước ngoài.
Là nhóm có tính hành động nổi trội nhất trong giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam, có vẻ Mạng lưới blogger Việt Nam đang nhận thấy một cơ hội để đề cập sâu hơn chủ đề nhân quyền. Nhưng lần này, hành động dự kiến đáng chú ý nhất của họ là “xuống đường” để công khai phổ biến các văn bản về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước chống tra tấn.
Một hành động dự kiến đáng quan tâm khác của Mạng lưới blogger Việt Nam là công khai tổ chức những buổi trao đổi hoặc cổ súy nhân quyền dưới nhiều hình thức như thảo luận nơi công cộng, dã ngoại, cà phê tuổi trẻ, đi bộ, lái xe đạp vì nhân quyền. Sắp tới, họ cũng sẽ công khai và chính thức ra mắt Mạng lưới blogger Việt Nam vào ngày 10 tháng 12, tức Ngày Quốc tế Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc khởi xướng.
Tức là các blogger theo quan điểm “nhân quyền hành động” không muốn, và có lẽ cũng không còn mấy tâm trạng để còn ngồi trong nhà hoặc trong các quán cà phê bàn luận với nhau theo cung cách “chính trị salon” mà một số bậc dân chủ lão thành ưa thích hoặc bị ràng buộc.
Cũng có thể còn một lý do khác là nhóm blogger hành động đã nhận ra, sau chiến dịch tống giam ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vào giữa năm 2013, cho đến nay đã không có thêm một hành động bắt giam nào mới. Toàn bộ hành động của công an và chính quyền chỉ dường như mang mục đích “răn đe” và bằng biện pháp câu lưu hơn là cho “nhập kho”.
Thậm chí như nhiều người đã biết, chỉ nửa tháng sau cuộc gặp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Nhà nước Việt Nam đã trả tự do tại tòa cho nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Hành động tương tự cũng được lặp lại với blogger Đinh Nhật Uy vào tháng 11/2013. Tức xu thế thả ra bắt đầu rõ hơn xu hướng bắt vào, và cũng bắt đầu có mối tương đồng với xu thế Nhà nước Việt Nam buộc phải điều chỉnh quan điểm và hành vi đối ngoại về chính trị.
RFI: Nhưng nhiều người hoạt động xã hội ở Việt Nam vẫn còn khá nặng tâm lý sợ hãi. Nếu tâm lý này được giải tỏa thì hiệu ứng kế tiếp sẽ thế nào?
Chúng ta sẽ thấy rằng một khi tâm lý sợ hãi được tháo dần thì giới hoạt động nhân quyền cũng bớt lo lắng, tính hành động sẽ được biểu hiện rõ hơn. Tôi cho rằng những người theo phương châm hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam đang bắt nhịp với thời cuộc và hoạt động một cách ôn hòa, tránh đối đầu, nhưng lại có hiệu quả và ngày càng có sức lan tỏa, thậm chí có tính thuyết phục với cả một bộ phận trí thức và đảng viên trong Đảng và chính quyền.
Con đường xã hội dân sự mà các nhóm trí thức lớn tuổi và nhóm blogger trẻ đang tiến hành sẽ có thể đạt kết quả ở chừng mực nào đấy. Chẳng hạn như nhóm họp công khai mà không bị đàn áp, thậm chí còn có thể tạo nên một diễn đàn và diễn thuyết ngoài đời thay cho hình thức diễn đàn trên mạng như trước đây. Những diễn đàn này sẽ dẫn đến việc đề cập ngày càng sâu hơn đến những vấn đề thiết thân với quyền lợi người dân như đất đai, quyền lợi người lao động và môi trường.
Và nếu nhóm blogger trẻ có thể đạt được một số kết quả nào đấy, điều đó sẽ tạo cảm hứng và kích thích những nhóm hoạt động dân chủ trung niên và lão thành. Tôi cũng nghĩ là nhóm “Kiến nghị 72” sẽ xúc tiến một hành động nào đó mang tính hành động, hơn là chỉ có những kiến nghị trên mạng như trước đây.
Ngoài ra cũng còn phải suy nghĩ về ý tưởng xây dựng “đảng Hồ Chí Minh”, hay một phong trào vận động nhằm trả tên nước về “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” như Hiến pháp năm 1946, đã và đang nằm trong nhận thức của một số đảng viên lão thành…
Từ đầu năm 2013 đến nay và đặc biệt sau sự kiện Nhà nước Việt Nam được chấp nhận tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, khá nhiều tư tưởng và ý tưởng như vậy ở Việt Nam. Đặc biệt tại Hà Nội đang tiếp tục hình thành và hướng đến hành động xã hội, như một xu thế không thể cưỡng lại, bất chấp sự cấm cản theo thói quen từ phía chính quyền.
Nếu mọi chuyện diễn ra bình thường, xu thế như vậy sẽ phát triển thành các tổ chức hội đoàn độc lập ngày càng nhiều, từ đó sinh sôi những phong trào dân sự.
RFI: Nhưng những phong trào xã hội như thế vẫn có thể bị nhà nước xem là thách thức chính trị và thành viên của họ vẫn có thể bị bắt bớ?
Tất nhiên không thể loại trừ hoàn toàn việc Nhà nước không bắt ai.
Hiện nay, yếu tố xã hội học đặc thù nhất mà có thể làm giảm hoặc tăng rủi ro cho những nhân vật hoạt động dân chủ, là tính số đông và tính quần chúng. Nhân vật càng hoạt động đơn lẻ thì càng dễ có khả năng bị “nhập kho”, và ngược lại, càng đông người và càng đoàn kết thì càng khó bị trấn áp. Vấn đề còn lại là nếu những hoạt động xã hội như nhóm Mạng lưới blogger Việt Nam chỉ khuôn hẹp bởi một số cá nhân mà không tạo được hiệu ứng lan tỏa rộng rãi hơn, không thu hút được nhiều hơn số người ủng hộ từ nhiều tầng lớp thì phong trào này khó lòng tồn tại được lâu dài, hoặc có tồn tại cũng chỉ trên danh nghĩa mà không mang tính thực chất.
Chỉ có điều, sẽ rất khó cho chính quyền và công an khi quyết định bắt giam một nhân vật nào đấy, dù chỉ là người ít tên tuổi và ít được giới nhân quyền và truyền thông quốc tế quan tâm. Bởi đơn giản là tính từ thời điểm Nhà nước Việt Nam được chấp nhận vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bất cứ một động thái bắt bớ hoặc sách nhiễu nào đối với giới hoạt động dân chủ trong nước cũng đều có thể gây ra “thành tích” cho họ - về chuyện không tuân thủ các cam kết của họ trước Chủ tịch Đại hội đồng Hội đồng Liên Hiệp Quốc những quy định ngặt nghèo của Hội đồng Nhân quyền.
Cũng cần nói thêm rằng theo quy định của Hội đồng Nhân quyền, các thành viên trong hội đồng này không có quyền phủ quyết, và nhóm các quốc gia bị xem là vi phạm nhân quyền nhiều nhất như Trung Quốc, Việt Nam, Ảrập Xêút vẫn chỉ là nhóm thiểu số. Những quốc gia này luôn có thể bị loại ra khỏi Hội đồng Nhân quyền, nếu trong nhiệm kỳ thành viên bị xem là tiếp tục vi phạm và vi phạm một cách có hệ thống về quyền con người.
Vì thế tôi cho rằng chỉ trong những trường hợp đặc biệt và mang tính hãn hữu, Nhà nước Việt Nam mới tiến hành bắt giữ hoặc bắt giam những nhân vật bất đồng chính kiến bị xem là “quá khích” đến mức đe dọa trực tiếp đến quyền lực của Đảng và chính quyền.
Thay vào đó, nhà nước sẽ duy trì một số đối sách “kềm chế” hoặc “khống chế đối tượng”, đi từ “vận động thuyết phục” đến “cô lập” và “cách ly”, đặc biệt chú trọng biện pháp tác động kinh tế gia đình.
Và tất nhiên giới tuyên giáo đảng sẽ không bỏ qua vũ khí truyền thống của họ là “đấu tranh với các luận điệu sai trái và thù địch” thông qua phương tiện thông tin đại chúng là các báo đảng. Nhà nước Việt Nam luôn có nhiều biện pháp để đối phó với hoạt động dân chủ và nhân quyền, nhưng vũ khí ưu tiên nhất vẫn là “tuyên truyền định hướng” và “phản tuyên truyền”.
Còn trong ít nhất trong nửa đầu nhiệm kỳ Hội đồng Nhân quyền 2014 - 2016, hiện tượng bắt bớ có thể sẽ không phổ biến và không kéo dài. Và nhiều khả năng cũng không dẫn đến việc kết án nếu có nhân vật bất đồng chính kiến nào đó bị bắt giam.
Tình hình đó cũng có nghĩa là nhiều hội nhóm dân sự có thể hình thành và thậm chí hoạt động công khai mà không bị đàn áp hoặc bị bắt bớ.
RFI : Liệu Nhà nước Việt Nam sẽ tuân thủ những yêu cầu của Hội đồng Nhân quyền trong thời gian tới? Cơ sở nào để cho thấy thái độ khác thường ấy?
Dĩ nhiên sẽ buộc phải có sự cải thiện từ phía Nhà nước Việt Nam về mặt đối xử nhân quyền, nếu không phải là sự thay đổi não trạng thì ít nhất cũng là sự điều chỉnh hành vi trong ít nhất một số “sinh hoạt” nào đó.
Cơ sở cho sự thay đổi bắt buộc như thế vẫn là quy luật hạ tầng kinh tế quyết định thái độ chính trị.
Khách quan mà xét, nếu vào giai đoạn từ năm 2010 trở về trước, hiện tượng bắt bớ xảy ra khá nhiều là do khi đó chưa mấy có khái niệm về nợ xấu quốc gia, nhóm lợi ích hay nhóm thân hữu, cũng chưa có những diễn tiến trực tiếp giữa hậu quả kinh tế và bất ổn xã hội như hiện thời. Tức nền kinh tế còn được coi là “ổn định” và thế đứng chính trị cũng chưa mấy nghiêng ngả.
Còn từ năm 2011 đến nay, tất cả đều suy thoái, tất cả đều lộ hình, trằn trọc và dã man. Chưa bao giờ trong lòng dân chúng, tâm lý kích nổ lại tích tụ và dễ kích phát như bây giờ. Sắc thái ấy rất dễ nhận ra trong không khí và dư luận người dân và cả giới công chức ở ngay Thủ đô. Tất cả những hệ lụy xã hội lại đang tích tụ để tạo nên những sang chấn xã hội, và rất có thể dẫn đến khủng hoảng xã hội vào một thời điểm nào đó. Mà ai cũng biết khủng hoảng xã hội rất thường sẽ dẫn đến khủng hoảng chính trị.
Theo kinh nghiệm ở những nước Bắc Phi, khi cuộc biểu tình chỉ giới hạn số người tham gia từ vài trăm đến vài ngàn, sự thay đổi trong não trạng chính quyền chỉ diễn ra cục bộ và rất “khiêm tốn”. Nhưng khi số người biểu tình lên đến hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu người, sự phẫn nộ của dân chúng có thể bắt cả một chính phủ phải từ chức hoặc bị lật đổ.
Tôi cho rằng những người lãnh đạo Việt Nam đã phần nào nhận ra cái thực tiễn đau đớn đang siết lấy đất nước và siết cả vào thân phận giới chính khách. Do đó họ buộc phải thay đổi. Thay đổi để ít nhất cứu vãn nền kinh tế đang trên bờ suy sụp. Thay đổi để giữ được quyền lực và cả tài sản cá nhân. Và thay đổi để ngăn chặn một làn sóng hồi tố từ phía dân chúng nếu thời cuộc biến động dữ dội.
Vậy thay đổi như thế nào? Có cảm giác như chưa bao giờ Nhà nước Việt Nam cần đến cộng đồng quốc tế và những “đối tác chiến lược toàn diện” như hiện thời. Có lẽ tâm thế ấy cũng phù hợp với một quy luật chính trị bất thành văn là khơi thông đối ngoại nhằm gỡ khó cho đối nội.
Trong tình thế hiện thời, ngân khố quốc gia đã có nhiều dấu hiệu cạn kiệt và tiền bạc phần lớn nằm trong túi các nhóm lợi ích, chỉ còn cách nhờ vào ngoại lực và ngoại viện thôi. Trung Quốc, Mỹ hay Nga đều được, miễn là “đối tác chiến lược toàn diện” và giúp cho Việt Nam tạm hồi sinh kinh tế và lấy lại phần nào cái gọi là “niềm tin dân chúng”.
Hậu quả nào sẽ xảy ra nếu quỹ lương hưu Việt Nam không phải “có khả năng vỡ vào năm 2030” mà có thể hết sạch chỉ sau ba, bốn năm tới? Chính thể cầm quyền sẽ đối phó như thế nào trước một làn sóng phản ứng dữ dội của giới hưu trí - như điều đã từng xảy ra ở nước Nga hậu Liên Xô vào những năm 90?
Đó là lý do vì sao tôi quan niệm rằng không khí đối nội và độ mở dân chủ trong nước dù chuyển biến khá chậm, nhưng vẫn phải tuân theo logic của diễn biến đối ngoại. Khác hẳn với giai đoạn 2009 - 2012 là thời gian mà làn sóng bắt giam và kết án các nhân vật bất đồng chính kiến dâng cao để vào cuối năm 2012, cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ đã bị phía Hoa Kỳ đình hoãn, năm 2013 lại là thời điểm mà cuộc đối thoại này được tái lập. Cùng lúc, diễn ra hàng loạt cuộc gặp gỡ song phương Việt - Trung, Việt - Mỹ, Việt - Pháp và Việt - Nga.
Cuối cùng, điều được xem là “thắng lợi ngoại giao” hay “thắng lợi chính trị” của Nhà nước Việt Nam còn được kết tủa bởi một cái ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 11/2013 với tỉ lệ phiếu thuận cao đến mức kinh ngạc: 96%!
RFI : Anh giải thích thế nào về tỷ lệ phiếu thuận cao đến mức bất thường đó? Phản ứng của báo chí trong nước ra sao?
Cần nói rõ hơn là không phải ngẫu nhiên mà có quá nhiều quốc gia bỏ phiếu thuận cho Nhà nước Việt Nam, trong khi trước đó hầu hết các nước Tây Âu thường quan ngại và chỉ trích thái độ thiếu tôn trọng nhân quyền của Việt Nam. Bởi theo một phân tích đáng chú ý trong giới quan sát thì trong thời gian gần đây Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc có khuynh hướng không tạo ra sự đối đầu giữa nhóm nước tôn trọng nhân quyền và nhóm nước thiếu quan tâm quyền con người.
Thay vào đó, Hội đồng này tìm cách dung hợp giữa các quan điểm và tạo điều kiện hơn nữa cho tiếng nói đối thoại với nhau. Đó là một quan điểm “dân vận” hiện đại. Bởi nếu không đối thoại thì có thể tình hình sẽ ngày càng tệ hơn, ai giữ quan điểm người đó và vấn đề nhân quyền ở các nước Trung Quốc, Việt Nam sẽ không cải thiện gì hết.
Nhưng quan niệm như vậy của Liên Hiệp Quốc đã hầu như không được đề cập trên mặt báo đảng ở Việt Nam - là những tờ báo vẫn tuyên truyền một chiều và không bỏ lỡ cơ hội vừa qua để xem đó là một thành tích tuyệt vời của Nhà nước Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế quá đỗi hiển nhiên mà không một tờ báo đảng nào nêu ra là tại sao trong suốt hơn hai chục năm, từ thời điểm ban hành Hiến pháp vào năm 1992 đến nay, ba vấn đề liên quan mật thiết đến quyền lợi của nhân dân và cần được luật hóa theo điều 69 hiến pháp là Luật biểu tình, Luật lập hội và Luật trưng cầu dân ý đã không hề được triển khai. Mà như vậy thì điều được báo đảng và giới tuyên giáo xem là “Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người” là thực chất hay giả dối?
Báo chí nói chung ở Việt Nam cũng đã rất nhiều lần, trong rất nhiều bài viết đề cập đến các quyền như thế của người dân. Đó cũng chính là sự khác biệt giữa báo chí phi lề đảng, tức nhiều tờ báo quốc doanh nhưng không mấy mặn mà với các định hướng tuyên truền của Đảng, với một ít báo lề đảng.
Trong nhiều nội dung của bản Hiến pháp sửa đổi từ đầu năm 2013 đến kỳ họp Quốc hội thứ 6 lần thứ XIII, vẫn chủ yếu là các báo đảng như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Đại Đoàn Kết, Sài Gòn Giải Phóng và Đài truyền hình Việt Nam làm thế chủ công bảo vệ cho quan điểm bảo thủ Hiến pháp. Đến mức không muốn thay đổi bất kỳ một nội dung nào, kể cả thực trạng ngổn ngang và đau đớn về thu hồi đất đối với các dự án kinh tế - xã hội mà đã gây ra một tầng lớp dân oan khiếu kiện tại khắp các địa phương.
Nhưng những tờ báo đảng, cộng với một số tờ báo “ăn theo” khác, chỉ vào khoảng vài ba chục tờ, chỉ chiếm vài ba phần trăm trong tổng số khoảng 1.000 tờ báo in và điện tử được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Ngay cả chuyện Nhà nước Việt Nam được chấp nhận vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng chỉ được thông tin chủ yếu bởi báo đảng với dạng bài viết. Trong khi nhiều báo khác chỉ đăng hoặc phát tin ngắn gọn mà không bình luận, cho dù thành viên Hội đồng Nhân quyền là một nhiệm vụ quan trọng mà Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu các báo “chủ động tuyên truyền”.
Khác nhiều với không khí tuyên truyền về khả năng Việt Nam gia nhập TPP, lần này rõ ràng đại đa số báo chí đều không hào hứng gì đối với việc Nhà nước Việt Nam đã “tôn trọng quyền con người” như thế nào, nếu không nói là ngược lại.
Điều đó cho thấy cái gì?
Nếu xem báo chí và công luận là mang tính đại diện cho dư luận người dân thì quan điểm bảo thủ hiện thời chỉ còn chiếm vài ba phần trăm, trong khi tuyệt đại đa số dư luận ở thế trung dung, không chấp nhận giả dối hoặc cấp tiến hơn hẳn.
Theo tôi biết, ở nhiều tờ báo nhà nước hiện nay, đa số phóng viên và cả cấp ban biên tập đều bức xúc và rất bất mãn về cái mà họ gọi là “vòng kim cô” siết chặt bởi Ban Tuyên giáo Trung ương và các ban tuyên giáo, sở thông tin truyền thông tỉnh thành. Ở một số báo, chỉ có một nhóm rất nhỏ, bao gồm tổng biên tập và phó tổng biên tập báo, là nhóm được coi là “kiên định” và là người của cấp trên ấn định để kiểm soát tư tưởng và nội dung của báo chí.
Và sự khác biệt giữa các quan điểm bảo thủ và cởi mở trong giới báo chí cũng có thể đang phổ biến ngay trong nội bộ đảng, tuy có khác hơn về mặt tỉ lệ. Vấn đề còn lại chỉ là một sự thay đổi lớn lao sẽ diễn ra vào lúc nào mà thôi, khi có những điều kiện tương tác chín muồi.
Nhưng ở Việt Nam, rất thường là khó có thể diễn ra những thay đổi tự thân nếu không có tác động ngoại biên. Tác động ngoại biên ấy, trong hoàn cảnh năm 2013 này và có thể trong vài năm tới sẽ phụ thuộc vào những ảnh hưởng chủ yếu từ Mỹ, Tây Âu và Trung Quốc.
RFI: Phải chăng tác động của phương Tây đã có ảnh hưởng điều chỉnh một số chính sách “đóng mạng” của Nhà nước Việt Nam như Nghị định 72 ?
Đó là một tác động có tính thuyết phục đối với tính “vô hiệu” của Nghị định 72 của Chính phủ Việt Nam về quản lý mạng xã hội. Trước khi Nghị định này được ban hành, đã có khá nhiều âu lo từ giới hoạt động truyền thông xã hội về những hàng rào vô hình được thiết lập để ngăn cản thông tin, và điều đó sẽ một lần nữa cho thấy “tự do báo chí” ở Việt Nam là như thế nào.
Nhưng từ đầu tháng 9/2013 đến nay, vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nghị định 72 sẽ được triển khai “quyết liệt”. Vì sao lại như thế, trong khi hầu như toàn bộ công cụ thanh kiểm tra nằm trong tay các cơ quan nhà nước, và họ muốn hành xử lúc nào cũng được?
Nói thẳng ra là Nghị định 72, về bản chất, đã nhắm tới những mục tiêu hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, chỉ khuyến khích thông tin một chiều. Do vậy, nghị định này đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt của cộng đồng hoạt động mạng và cả từ các tổ chức nhân quyền, báo chí quốc tế.
Trong bối cảnh phải thỏa hiệp với chính giới quốc tế để đổi lấy những điều kiện về kinh tế trong nước và cả quân sự tại biển Đông, giới lãnh đạo Việt Nam sẽ không thể để nghị định 72 cản bước tiến trình tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương hay Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.
Và một khi Nghị định 72, vì nhiều lý do không được triển khai đúng với ý của những người soạn thảo ra nó, lại càng có cơ sở để cho rằng bầu không khí truyền thông xã hội ở Việt Nam trong vài năm tới sẽ rộng mở hơn, nhưng không phải do nhà nước “cấp phép”, mà sẽ phát triển một cách độc lập và tuân theo quy luật hội nhập quốc tế.
Thay vì dùng biện pháp “cưỡng chế” như Nghị định 72, nhiều khả năng Nhà nước Việt Nam sẽ tiến hành giải pháp “kiểm soát mềm”, nghĩa là sử dụng đội ngũ dư luận viên để kiểm soát và thực hiện công tác phản tuyên truyền, tức phản bác lại “các luận điệu sai trái và phản động”. Cần lưu ý là ở Trung Quốc đã hình thành đội ngũ dư luận viên và kiểm soát viên lên đến hai triệu người bằng tiền đóng thuế của dân chúng.
Trong xu thế chung khó cưỡng lại về hội nhập quốc tế, cũng dễ thấy là một điều kiện mà phía Mỹ và các nước Tây Âu đặt ra đối với Nhà nước Việt Nam về việc không được ngăn chặn việc phát sóng của các đài quốc tế, trong đó có các đài quốc tế Việt ngữ, sẽ dần được đáp ứng. Nếu như trước đây chỉ có đài BBC của Anh ít bị phá sóng, thì sau này cả đài RFI của Pháp, VOA và RFA của Hoa Kỳ cũng có thể được “ưu ái”. Khi đó, giới phân tích sẽ được biết con số 34 triệu người sử dụng Internet mà Việt Nam thường công bố thực chất là như thế nào, tức có bao nhiêu người trong đó có thể vượt tường lửa để tiếp cận với những thông tin thực chất về kinh tế, chính trị nội bộ, tự do tôn giáo, xã hội dân sự và cả tình hình giam giữ.
RFI : Về vấn đề này, việc Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền có làm thay đổi chút nào điều kiện giam giữ ?
Một người bạn có kể cho tôi nghe một câu chuyện lạ lùng. Vô tình anh được biết một tù nhân chính trị mà anh mới vào thăm đã được cán bộ quản giáo trang bị cả quạt điện trong phòng giam. Anh đã kinh ngạc về sự thay đổi đó.
Cho đến nay, vẫn không nhiều người biết rằng phần lớn các phòng giam trong nhà tù Việt Nam đều nóng bức, có nơi nóng kinh người, và cũng chẳng mấy người biết rằng việc có được một cái quạt điện trong phòng giam là một điều quá xa xỉ đối với người tù. Chính vì thế, hiện tượng quản giáo cho người tù quạt điện vào thời gian ngay trước khi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc xét duyệt một cái ghế cho Nhà nước Việt Nam đã cho thấy ít nhất một tín hiệu vừa chống chế vừa thỏa hiệp.
Sự việc này cũng dễ làm người ta hình dung rằng Nhà nước Việt Nam đang liên tưởng đến điều gì, hoặc hậu quả nào từ một cuộc kiểm tra điều kiện giam giữ của các thanh sát viên do Hội đồng Nhân quyền cử đến Việt Nam vào năm 2014. Và cũng rất có thể, cái quạt điện sẽ bị lấy đi ngay sau khi thanh sát viên quốc tế mục kích buồng giam.
Trong khi đó, một thông báo của Hội nghị trung ương 3 của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa cho biết quốc gia rất bảo thủ này đã quyết định xóa bỏ chế độ trại lao cải, tức những trại giam trong đó một số phạm nhân phải lao động khổ sai. Vấn đề là Trung Quốc lại cùng vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc với Việt Nam kỳ này, và khi Trung Quốc đã có một cải cách nhỏ như thế, Việt Nam sẽ thế nào?
Tôi cho rằng không còn cách nào khác, giới lãnh đạo và ngành công an Việt Nam sẽ phải có những bước cải thiện chế độ lao tù, không chỉ đối với chính trị phạm mà cả với tù thường phạm. Nếu cần thiết, họ có nhìn vào tấm gương Myanmar như một sự phản chiếu không đến nỗi tồi.
Mặt khác, những cái chết trong đồn công an sẽ nằm trong tâm điểm quốc tế. So với Trung Quốc, có vẻ tình trạng người dân “đột tử” trong đồn công an và các trại giam ở Việt Nam là nhiều hơn, có khi nhiều hơn hẳn. Tình hình đó dẫn đến việc sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Nhà nước Việt Nam cũng phải ký kết Công ước chống tra tấn. Sự việc này chỉ xảy ra 5 ngày trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.
Do đó chính vào lúc này, Nhà nước Việt Nam đang lo lắng về những câu chuyện làm càn của cán bộ công an tại các địa phương. Và có lẽ không phải ngẫu nhiên mà trùng thời điểm Hội đồng Nhân quyền nhóm họp vào tháng 11/2013, ở Việt Nam đã phát lộ vụ việc tù nhân Nguyễn Thanh Chấn bị án oan đến 10 năm. Đó là chưa kể đến tình trạng tạm giam không xét xử mà có trường hợp kéo dài đến 7 năm…
Bởi thế tôi cho rằng, ngành công an và chính quyền các địa phương sẽ có một số động tác điều chỉnh thái độ và cách hành xử của công an viên đối với dân trong thời gian tới. Nhất là nếu xã hội dân sự hình thành và thông tin dân sự được truyền ra quốc tế sẽ nói thay cho cả báo chí trong nước về những vụ bạo hành của công an đối với dân chúng.
RFI: Xã hội dân sự vẫn bi quan hay có thể lạc quan, nếu tính từ mốc thời điểm Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc?
Tôi cho là khác hẳn với việc tham gia ký kết Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982 nhưng chẳng mấy quan tâm đến những nội dung của nó, giờ đây Nhà nước Việt Nam ở vào thế phải định kỳ “tự kiểm điểm” trước các cơ quan nhân quyền quốc tế. Vì nếu không, sẽ chẳng có sự cải thiện kinh tế và ngoại giao nào diễn ra.
Xã hội dân sự sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc cải thiện bất đắc dĩ ấy. Mà một trong những lời cam kết của Nhà nước Việt Nam trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 8/2013 là tạo điều kiện sinh hoạt dân chủ hơn nữa cho người dân, được hiểu như một sự định hình ban đầu về xã hội dân sự.
Có một chi tiết đáng chú ý là sau chuyến làm việc với giới quan chức chính phủ Việt Nam vào đầu tháng 11/2013, Quyền phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby đã nói thẳng với báo giới quốc tế về một trong những mục đích ưu tiên của Chính phủ Hoa Kỳ là xã hội dân sự ở Việt Nam, và Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ cho các nhóm dân sự ở đất nước này.
Một chi tiết đáng chú ý khác là ngược lại với những tuyên ngôn theo cách “xã hội dân sự là một thủ đoạn của diễn biến hòa bình” vào cuối năm 2012, báo đảng đã không hề công kích Scott Busby về chủ đề xã hội dân sự mà ông nêu ra. Trong khi đó, lại có thông tin từ Trung Quốc về việc người được tạp chí Forbes đánh giá là có quyền lực thứ ba trên thế giới là Tập Cận Bình đang có chủ trương ngầm cho hình thành xã hội dân sự tại Trung Hoa.
Mãi gần đây, tôi mới nhận ra một tín hiệu về khả năng là trong thời gian tới, Nhà nước Việt Nam sẽ “chủ động nghiên cứu về xã hội dân sự và vận dụng xã hội dân sự vào những điều kiện ở Việt Nam”. Nhưng tất nhiên, đó không phải và không thể là một mô hình xã hội dân sự giám sát độc lập của người dân, mà có thể là “xây dựng xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nếu khả năng này diễn ra, và tôi cho là sẽ diễn ra, tất nhiên Nhà nước Việt Nam sẽ không còn chủ trương quá siết chặt hoạt động của các nhóm dân sự, kể cả những phong trào dân sự đang manh nha tại Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh thành. Thay vào đó, chính quyền sẽ có thể làm lơ đối với loại tổ chức dân sự mang tôn chỉ thuần túy xã hội, văn hóa, mà chỉ tập trung khống chế những tổ chức dân sự bị nhà nước xem là “mang màu sắc chính trị” hoặc tổ chức dân sự trong các tôn giáo.
Nếu hoạt động dân sự khởi sắc hơn thì sẽ kéo theo sự hợp thức hóa và phát triển của loại hình tổ chức phi chính phủ (NGO) trong nước. Thật ra, vấn đề NGO trong nước đã được một số tổ chức hội đoàn nhà nước như Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và nhiều trí thức kiến nghị cho hình thành cách đây hàng chục năm. Song cũng như sự chậm trễ cố ý đối với việc ban hành các Luật biểu tình, Luật lập hội và Luật trưng cầu dân ý, cho đến nay Nhà nước Việt Nam mới chỉ chấp nhận một số tổ chức NGO nước ngoài với mục đích tiếp nhận viện trợ không hoàn lại, còn NGO trong nước vẫn chưa nhận được một khung pháp lý nào.
Liên quan đến NGO trong nước, nghiệp đoàn lao động lại là một trong những điều kiện then chốt mà Việt Nam phải đáp ứng nếu muốn tham gia vào TPP. Như tôi đã đề cập, sẽ rất khó để tự thân các vấn đề trong nước thay đổi, nếu không có tác động đủ ý nghĩa và đủ mạnh từ cộng đồng quốc tế. Vào lần này, đang có hy vọng rằng cùng với những tác động từ TPP và Hội đồng Nhân quyền, Nhà nước Việt Nam sẽ phải chính thức ban hành một khung pháp lý cho hoạt động NGO trong nước. Và khi đó, xã hội dân sự sẽ có thêm một thành phần chính thống mà không phải hoạt động thầm lặng như trước đây.
Nếu trong nhiệm kỳ Nhà nước Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ năm 2014 đến năm 2016 mà Hoa Kỳ và các nước Tây Âu và Bắc Âu nhiệt tình hỗ trợ cho hoạt động dân sự ; chắc chắn vấn đề sự hình thành, vận động và đồng thuận của xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ có tính khả thi. Cũng là để chuẩn bị cho một giai đoạn mới và dân chủ hơn nhiều của đất nước này.
RFI: Các tổ chức tôn giáo cũng sẽ được chấp nhận nhiều hơn trong thời gian tới?
Không, không phải tất cả các tổ chức tôn giáo đều được chấp nhận. Thái độ buộc phải chấp nhận của nhà nước đối với tổ chức tôn giáo chỉ dựa trên những điều kiện là tổ chức tôn giáo đó phải có một lượng tín đồ đủ đông và sức ảnh hưởng đủ lớn, đồng thời phải có được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Có một sự khác biệt khá lớn trong cách hành xử của nhà nước đối với các tôn giáo. Trong khi giới Phật giáo và cả người Công giáo được hành lễ khá thoáng và các tổ chức giáo lý và dân sự Công giáo cũng được hình thành và hoạt động dễ dàng hơn, thì với Tin Lành và Phật giáo Hòa Hảo thuần túy lại không phải như vậy.
Tương tự, theo một thỏa thuận giữa Vatican và nhà nước Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam có thể “xin lại” một số cơ sở nhà thờ, dòng tu đã cho nhà nước mượn từ thời 1975, nhưng các tôn giáo khác lại khó đạt được mong ước ấy. Đó là do trong mắt nhà nước, giới Công giáo luôn đủ mạnh và có ảnh hưởng đến quốc tế. Trong khi đó, giới tu sĩ Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo thuần túy và Cao Đài lại có vẻ chưa được các nhà nước và các tổ chức nhân quyền, tôn giáo quốc tế quan tâm đầy đủ.
Hội đoàn từ thiện tôn giáo đương nhiên là một thành phần không thể thiếu trong xã hội dân sự. Nếu xã hội dân sự được hình thành và các hội đoàn tôn giáo có thể kết hợp với nhau và với các nhóm trí thức trong xã hội dân sự, đó có thể sẽ là một “liên minh” làm tăng tính hiệu quả của các phong trào dân sự, trong đó giúp ích không nhỏ cho điều kiện hoạt động của các tổ chức tôn giáo. Ở Việt Nam hiện nay đang có những tổ chức dân sự như thế, như Ủy ban công lý và hòa bình Công giáo, giáo phận Vinh ở Nghệ An, nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội và nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn.
Nhưng dĩ nhiên Nhà nước Việt Nam rất biết những yếu điểm của từng tổ chức tôn giáo và giữa các tổ chức tôn giáo với nhau. Họ cũng biết nếu không thể hiệp thông với nhau một cách chặt chẽ, các tôn giáo và các tổ chức dân sự thuộc tôn giáo sẽ không thể có được những quyền lợi theo nghĩa đầy đủ của khái niệm “tự do tôn giáo”. Và họ cũng biết làm thế nào để các tôn giáo không quá xích lại với nhau…
RFI : Từ năm 1975 cho tới nay là đã 38 năm qua rồi, nhiều người đã đặt ra vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc, nhưng hình như chưa từng được xích lại gần nhau theo đúng nghĩa. Liệu cơ chế Hội đồng Nhân quyền có mở ra hướng nào mới cho việc hồi hương của những người Việt bất đồng chính kiến?
Khả năng xã hội dân sự có thể được chấp nhận ít nhất về danh nghĩa trong thời gian tới cũng gợi mở cho một khả năng khác, là cơ chế hòa hợp và hòa giải dân tộc được tôn trọng một cách đầy đủ hơn. Nghĩa là bằng hành động chứ không phải chỉ với lời nói trong Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị cách đây hàng chục năm, về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.
Điều đó có nghĩa là dù không thực sự hăng hái với công việc này như thường quá háo hức thu hút kiều hối, Nhà nước Việt Nam sẽ cần làm một cử chỉ nào đó rộng rãi hơn đối với một số nhân vật bất đồng chính kiến ở hải ngoại. Theo tôi, nếu sớm thì vào năm 2014, trễ hơn vào năm 2015, nhiều nhân vật bất đồng chính kiến, kể cả những người bị nhà nước Việt Nam coi là “chống cộng”, sẽ có cơ hội trở về quê hương đoàn tụ với người thân.
Cần nhắc lại là vào giữa năm 2011, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã cho phép các nhân vật bất đồng mạnh mẽ nhất được trở về đất nước, để từ đó đến nay hầu như không xuất hiện cuộc biểu tình chống đối nào đối với ông hay các quan chức chính phủ Myanmar khi họ công du ngoài nước.
Nhìn chung, tôi cho là tình hình dân chủ Việt Nam sẽ được “nới” hơn trong từ một năm rưỡi đến hai năm tới, tương đương với một nửa đến hai phần ba nhiệm kỳ của Nhà nước Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Không khí phản biện và sự hình thành ban đầu của xã hội dân sự trong thời gian này sẽ khá êm ả.
Tuy nhiên, câu hỏi còn lại là không khí êm ả như thế sẽ kéo dài bao lâu sau đó? Tất nhiên đây là một ẩn số không dễ trả lời vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tác.
Một trong những yếu tố đó là những bài học trong dĩ vãng. Tức vào năm 2006, sau khi được người Mỹ đưa ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo (CPC) và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), không khí bắt bớ ở Việt Nam cũng tạm lắng trong khoảng hai năm.
Nhưng đến năm 2009, được xem là thời điểm của đỉnh tạm phục hồi của nền kinh tế, một số nhân vật bất đồng chính kiến bắt đầu bị “nhập kho”. Các nhóm lợi ích kinh tế và thân hữu chính trị cũng tung hoành chưa từng thấy, xô quốc gia vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc chưa từng thấy…
Vì thế, ẩn số quan trọng nhất mà chúng ta cần giải đáp là liệu nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi trong vài ba năm tới hay không. Đáp án này sẽ quyết định tất cả cho tương lai chính trị ở Việt Nam.
Xét cho cùng, một cái ghế trong Hội đồng Nhân quyền chỉ mang tính hữu danh vô thực. Cánh cửa quan yếu hơn nhiều đối với Nhà nước Việt Nam là Hiệp định TPP và viện trợ quốc tế, chẳng hạn nguồn vốn ODA từ Nhật Bản. Khi đó mới có thể nói đến chuyện nền kinh tế Việt Nam còn cơ may nào để tồn tại hay sẽ là một sự sụp đổ không tránh khỏi, dẫn đến khủng hoảng xã hội và tất yếu là khủng hoảng chính trị.
Tất cả những bất ổn tiềm tàng như thế phải được xử lý trong vỏn vẹn ba, bốn năm tới, nghĩa là đến giai đoạn 2016-2017. Nếu không, khủng hoảng chính trị sẽ là chắc chắn!
RFI: Xin chân thành cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng trao đổi với RFI Việt ngữ những dự báo về không khí chính trị tại Việt Nam trong thời gian tới.
Admin gửi hôm Thứ Hai, 02/12/2013
nguồn:https://danluan.org/tin-tuc/20131202/pham-chi-dung-hau-hoi-dong-nhan-quyen-dan-chu-viet-nam-se-ra-sao
=======================================================================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001