Posted by basamnews on 04/08/2012
Một blog tiếng Trung về lịch sử, khoa học, âm nhạc
Tác giả: 尼伯龙根·蜗藤[iii]
Người dịch: Quốc Thanh
Sau năm 1956, ý đồ của các bên đối với Tây Sa và Nam Sa đều đã rất rõ, giữa các bên không ngừng có những vụ xung đột lớn nhỏ ở các tầng cấp khác nhau, còn các vụ biểu tình và chống biểu tình thì không thể đếm xuể. Ở đây xin không thuật lại từng chi tiết, mà chỉ thuật lại những sự kiện và vấn đề tương đối lớn.
Tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc
Sau năm 1956, Bắc Việt[iv] đã có 2 lần công khai mở hồ sơ thừa nhận lập trường về Nam Hải[v] của Trung Quốc. Lần thứ nhất, là ngày 4.9.1958, chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố về độ rộng lãnh hải là 12 hải lí, trong bản tuyên bố đặc biệt nhắc tới các quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là hải đảo của Trung Quốc. Tháng 10 tiếp đó, Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng đã bày tỏ trong Công hàm ngoại giao rằng Bắc Việt thừa nhận và nhất trí với bản Tuyên bố về quyết định lãnh hải này của Trung Quốc.
Lần thứ hai là ngày 24.4.1965, Mỹ tuyên bố toàn bộ Việt Nam cùng vùng biển cách bờ biển 100 hải lí được qui định là vùng chiến sự. Ngày 9.5, Bắc Việt tuyên bố “Tổng thống Mỹ Johnson quy định toàn bộ Việt Nam cùng vùng biển phụ cận rộng khoảng 100 hải lí ở ngoài khơi, cùng một phần lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là khu vực tác chiến của các lực lượng vũ trang Mỹ”. Ở đây có nhắc Tây Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
Ngoài 3 lần[vi] thừa nhận và ra ngụ ý chính thức ra, bản đồ và sách giáo khoa do Bắc Việt xuất bản cũng nói rõ Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
Trước năm 1974, cả Trung Quốc và Việt Nam về đại thể đều giữ kiềm chế ở Tây Sa, không có xung đột quân sự trực tiếp. Do bất lợi về chiến sự, Nam Việt đã dần giảm bớt việc đóng quân ở các đảo phía tây Tây Sa. Đến năm 1974, tháng 1, giữa Trung Quốc và Nam Việt[vii] nổ ra trận chiến ở Tây Sa. Cả hai phía đều nói đối phương gây hấn trước. Tóm lại, Trung Quốc đã đánh bại Nam Việt, đồng thời giành được quyền khống chế toàn bộ quần đảo Tây Sa. Từ đó, quần đảo Tây Sa luôn bị Trung Quốc chiếm lĩnh và quản lí, suốt cho đến tận bây giờ.
Trong sự kiện này, sự phản ứng của Bắc Việt hết sức thú vị, họ không hề còn tuyên bố Tây Sa là lãnh thổ của Trung Quốc như thái độ trước đây nữa. Trong sự kiện này, Bắc Việt về cơ bản giữ im lặng, chỉ nói mong sẽ có được một sự giải quyết hòa bình. Thái độ này đã chọc tức Trung Quốc, đây cũng là màn khởi đầu cho sự chia rẽ giữa Trung Quốc với Bắc Việt.
Sau thất bại Tây Sa, Nam Việt gấp rút tăng cường sự có mặt quân sự ở Nam Sa, ngoài tăng cường đóng quân trên đảo chính Nam Uy[viii] ra, còn đổ bộ, đóng quân và cắm mốc phân giới trên nhiều hòn đảo khác. Bắc Kinh Trung Quốc không với tay nổi tới Nam Sa, nên đã lên tiếng phản đối như mọi khi. Còn nhà cầm quyền Đài Bắc Trung Quốc thì huy động 4 chiếc quân hạm đến phòng vệ ở suốt dọc đảo Thái Bình[ix]. Mặc dù tình hình Nam Sa một dạo hết sức căng thẳng, nhưng cuối cùng đã không xảy ra xung đột. Bằng một loạt sự triển khai bố trí, Nam Việt đã chiếm lĩnh được nhiều hòn đảo ở Nam Hải, đã giành được ưu thế ở Nam Hải.
Năm 1974, Bắc Việt và Trung Quốc tiến hành đàm phán hoạch định ranh giới vịnh Bắc Bộ, Bắc Việt nói trong Hiệp ước Trung-Pháp năm 1887 đã qui định đường phân giới là 108º3’, nhưng Trung Quốc nói đường phân giới ấy chỉ là đối với các hòn đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ, chứ không phải là đường phân giới vùng biển. Hai bên ra về không vui vẻ, giữa Trung Quốc và Bắc Việt đã xuất hiện một vết rạn nứt mới.
Năm 1975, Bắc Việt đánh bại Nam Việt. Năm sau, Nam-Bắc thống nhất lập nên nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Kể từ sau đó, Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Vào thập kỉ 80, Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các đảo và mở rộng đóng quân ở Nam Sa.
Mãi đến năm 1981, Bắc Kinh Trung Quốc mới tiến hành cuộc điều tra biển đầu tiên ở Nam Sa. Năm 1987 mới tiến hành cuộc diễn tập quân sự đầu tiên ở vùng biển Nam Sa. Tháng 3.1988, quân hạm Trung Quốc ở Nam Sa đã gây cuộc xung đột qui mô nhỏ với Việt Nam và đã giành chiến thắng, chính quyền Bắc Kinh đóng quân trên 7 đảo đá ngầm của Nam Sa, từ đó chính thức khởi đầu sự có mặt quân sự tại Nam Sa.
Xét về lịch sử, chính quyền Bắc Việt tổng cộng đã 3 lần thừa nhận hoặc ra ngụ ý Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc (nói cho chuẩn xác hơn, 3 lần thừa nhận Tây Sa, 2 lần thừa nhận Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc). Vậy thì rốt cuộc thái độ của chính quyền Bắc Việt liệu có tương đồng với chủ trương không có lãnh thổ Tây Sa và Nam Sa của Việt Nam hay không? Trong sách “Chủ quyền” nói không có.
Sách “Chủ quyền” đưa ra 2 luận điểm. Thứ nhất, Bắc Việt khi ấy là đồng minh của Trung Quốc, phải dựa vào sự chi viện của Trung Quốc và Liên Xô thì mới đánh bại được Nam Việt và Mỹ. Vậy là thái độ của Bắc Việt rốt cuộc có đôi điều thực lòng là rất khó nói. Cho nên không phản ánh ý đồ của Bắc Việt.
Luận điểm này hiển nhiên là không đáng nhắc đến. Có thể khẳng định, Bắc Việt trong lòng không cam chịu để Trung Quốc chiếm lĩnh Tây Sa, điều này được thể hiện rõ mồn một trong thái độ mập mờ của Bắc Việt trước cuộc chiến Tây Sa năm 1974. Nhưng mặc dù chúng ta có thể lí giải được tình cảnh Bắc Việt không thể đắc tội với Trung Quốc khi ấy, song ngay cả là điều ước bất đắc dĩ đi nữa thì cũng phải có hiệu lực có căn cứ luật pháp. Nếu không, tất cả mọi bản hòa ước sau thất bại của Nhật Bản đều sẽ chẳng được tính đến. Huống chi tình cảnh của Bắc Việt lại còn chưa đến mức thất bại như Nhật Bản, chính quyền Bắc Kinh cũng chẳng đe dọa gì Bắc Việt (chí ít là trong những tài liệu công khai hiện giờ).
Thứ hai, thái độ của Bắc Việt không thể đại diện được cho thái độ của cả Việt Nam. Bối cảnh và logic của luận điểm này là như vậy.
Theo tuyên truyền của Trung Quốc, Việt Nam trước năm 1976 luôn thừa nhận Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Thông qua sử liệu chúng ta có thể thấy, luận điểm này dường như đúng mà lại sai. Thực ra, chỉ có Bắc Việt mới thừa nhận điểm này, chứ Nam Việt thì luôn giữ vững quan điểm Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Trung Quốc chỉ thừa nhận Bắc Việt, không thừa nhận Nam Việt, cho nên lập luận của phía Trung Quốc, nói cho nghiêm túc, cũng không phải là sai theo chuẩn quốc tế, song điều này hiển nhiên có một độ sai lệch rất lớn do với sự thực. Sự chia cắt Nam Việt và Bắc Việt là một hiện thực lịch sử, trước ngày Nam Việt sụp đổ, số nước thừa nhận Nam Việt trên thế giới nhiều hơn so với Bắc Việt, nếu hình dung theo quan điểm chính thống của Trung Quốc thì Nam Việt mới là quan điểm chính thống của Việt Nam.
Bắc Việt khi ấy không hề chiếm các quần đảo Tây Sa và Nam Sa trên thực tế, trong “Hiệp định Paris”, các quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc sự cai quản của Nam Việt. Cho nên, bất luận là từ hiệp định hay trong thực tế, Bắc Việt cũng không có địa vị quyết định chuyện Tây Sa và Nam Sa.
Mặc dù Trung Quốc luôn cho rằng sự thống nhất của Việt Nam là Bắc Việt thống nhất Nam Việt, song ít ra về mặt hình thức thì lại không phải là như vậy. Cộng hòa Nam Việt bị sụp đổ năm 1975, Bắc Việt không hề sát nhập trực tiếp Nam Việt vào bản đồ. Ở Miền Nam Việt Nam, đầu tiên thành lập một chính quyền gọi là “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, chính quyền này do các nhân sĩ Việt cộng ở Miền Nam lập nên, về mặt pháp lí là kế thừa “Cộng hòa Nam Việt”. Một năm sau, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” của Miền Bắc sát nhập với “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam” của Miền Nam, thành lập nên “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Thế là xét về mặt pháp lí, nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” mới đã kế thừa lãnh thổ của “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” và “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”. Do Bắc Việt chưa từng cai quản Tây Sa và Nam Sa, Nam Việt chưa hề từ bỏ Tây Sa và Nam Sa, cho nên căn cứ theo lập luận của Việt Nam, nước Việt Nam mới có quyền kế thừa mọi lãnh thổ của Bắc Việt cũ và Nam Việt cũ. Thế là Việt Nam có yêu cầu về chủ quyền đối với Tây Sa và Nam Sa.
Nếu đứng về phía thái độ chính thống của Trung Quốc mà xem xét, thì lập luận này rất vô lý. Song về mặt pháp lí thì quả thực lại lọt tai.
Nguồn: dddnibelungen.wordpress.com
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
TÂY SA [i] VÀ NAM SA [ii] SAU NĂM 1956
25.7.2011Tác giả: 尼伯龙根·蜗藤[iii]
Người dịch: Quốc Thanh
Sau năm 1956, ý đồ của các bên đối với Tây Sa và Nam Sa đều đã rất rõ, giữa các bên không ngừng có những vụ xung đột lớn nhỏ ở các tầng cấp khác nhau, còn các vụ biểu tình và chống biểu tình thì không thể đếm xuể. Ở đây xin không thuật lại từng chi tiết, mà chỉ thuật lại những sự kiện và vấn đề tương đối lớn.
Tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc
Sau năm 1956, Bắc Việt[iv] đã có 2 lần công khai mở hồ sơ thừa nhận lập trường về Nam Hải[v] của Trung Quốc. Lần thứ nhất, là ngày 4.9.1958, chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố về độ rộng lãnh hải là 12 hải lí, trong bản tuyên bố đặc biệt nhắc tới các quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là hải đảo của Trung Quốc. Tháng 10 tiếp đó, Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng đã bày tỏ trong Công hàm ngoại giao rằng Bắc Việt thừa nhận và nhất trí với bản Tuyên bố về quyết định lãnh hải này của Trung Quốc.
Lần thứ hai là ngày 24.4.1965, Mỹ tuyên bố toàn bộ Việt Nam cùng vùng biển cách bờ biển 100 hải lí được qui định là vùng chiến sự. Ngày 9.5, Bắc Việt tuyên bố “Tổng thống Mỹ Johnson quy định toàn bộ Việt Nam cùng vùng biển phụ cận rộng khoảng 100 hải lí ở ngoài khơi, cùng một phần lãnh hải thuộc quần đảo Tây Sa của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là khu vực tác chiến của các lực lượng vũ trang Mỹ”. Ở đây có nhắc Tây Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
Ngoài 3 lần[vi] thừa nhận và ra ngụ ý chính thức ra, bản đồ và sách giáo khoa do Bắc Việt xuất bản cũng nói rõ Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.
Trước năm 1974, cả Trung Quốc và Việt Nam về đại thể đều giữ kiềm chế ở Tây Sa, không có xung đột quân sự trực tiếp. Do bất lợi về chiến sự, Nam Việt đã dần giảm bớt việc đóng quân ở các đảo phía tây Tây Sa. Đến năm 1974, tháng 1, giữa Trung Quốc và Nam Việt[vii] nổ ra trận chiến ở Tây Sa. Cả hai phía đều nói đối phương gây hấn trước. Tóm lại, Trung Quốc đã đánh bại Nam Việt, đồng thời giành được quyền khống chế toàn bộ quần đảo Tây Sa. Từ đó, quần đảo Tây Sa luôn bị Trung Quốc chiếm lĩnh và quản lí, suốt cho đến tận bây giờ.
Trong sự kiện này, sự phản ứng của Bắc Việt hết sức thú vị, họ không hề còn tuyên bố Tây Sa là lãnh thổ của Trung Quốc như thái độ trước đây nữa. Trong sự kiện này, Bắc Việt về cơ bản giữ im lặng, chỉ nói mong sẽ có được một sự giải quyết hòa bình. Thái độ này đã chọc tức Trung Quốc, đây cũng là màn khởi đầu cho sự chia rẽ giữa Trung Quốc với Bắc Việt.
Sau thất bại Tây Sa, Nam Việt gấp rút tăng cường sự có mặt quân sự ở Nam Sa, ngoài tăng cường đóng quân trên đảo chính Nam Uy[viii] ra, còn đổ bộ, đóng quân và cắm mốc phân giới trên nhiều hòn đảo khác. Bắc Kinh Trung Quốc không với tay nổi tới Nam Sa, nên đã lên tiếng phản đối như mọi khi. Còn nhà cầm quyền Đài Bắc Trung Quốc thì huy động 4 chiếc quân hạm đến phòng vệ ở suốt dọc đảo Thái Bình[ix]. Mặc dù tình hình Nam Sa một dạo hết sức căng thẳng, nhưng cuối cùng đã không xảy ra xung đột. Bằng một loạt sự triển khai bố trí, Nam Việt đã chiếm lĩnh được nhiều hòn đảo ở Nam Hải, đã giành được ưu thế ở Nam Hải.
Năm 1974, Bắc Việt và Trung Quốc tiến hành đàm phán hoạch định ranh giới vịnh Bắc Bộ, Bắc Việt nói trong Hiệp ước Trung-Pháp năm 1887 đã qui định đường phân giới là 108º3’, nhưng Trung Quốc nói đường phân giới ấy chỉ là đối với các hòn đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ, chứ không phải là đường phân giới vùng biển. Hai bên ra về không vui vẻ, giữa Trung Quốc và Bắc Việt đã xuất hiện một vết rạn nứt mới.
Năm 1975, Bắc Việt đánh bại Nam Việt. Năm sau, Nam-Bắc thống nhất lập nên nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Kể từ sau đó, Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Vào thập kỉ 80, Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các đảo và mở rộng đóng quân ở Nam Sa.
Mãi đến năm 1981, Bắc Kinh Trung Quốc mới tiến hành cuộc điều tra biển đầu tiên ở Nam Sa. Năm 1987 mới tiến hành cuộc diễn tập quân sự đầu tiên ở vùng biển Nam Sa. Tháng 3.1988, quân hạm Trung Quốc ở Nam Sa đã gây cuộc xung đột qui mô nhỏ với Việt Nam và đã giành chiến thắng, chính quyền Bắc Kinh đóng quân trên 7 đảo đá ngầm của Nam Sa, từ đó chính thức khởi đầu sự có mặt quân sự tại Nam Sa.
Xét về lịch sử, chính quyền Bắc Việt tổng cộng đã 3 lần thừa nhận hoặc ra ngụ ý Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc (nói cho chuẩn xác hơn, 3 lần thừa nhận Tây Sa, 2 lần thừa nhận Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc). Vậy thì rốt cuộc thái độ của chính quyền Bắc Việt liệu có tương đồng với chủ trương không có lãnh thổ Tây Sa và Nam Sa của Việt Nam hay không? Trong sách “Chủ quyền” nói không có.
Sách “Chủ quyền” đưa ra 2 luận điểm. Thứ nhất, Bắc Việt khi ấy là đồng minh của Trung Quốc, phải dựa vào sự chi viện của Trung Quốc và Liên Xô thì mới đánh bại được Nam Việt và Mỹ. Vậy là thái độ của Bắc Việt rốt cuộc có đôi điều thực lòng là rất khó nói. Cho nên không phản ánh ý đồ của Bắc Việt.
Luận điểm này hiển nhiên là không đáng nhắc đến. Có thể khẳng định, Bắc Việt trong lòng không cam chịu để Trung Quốc chiếm lĩnh Tây Sa, điều này được thể hiện rõ mồn một trong thái độ mập mờ của Bắc Việt trước cuộc chiến Tây Sa năm 1974. Nhưng mặc dù chúng ta có thể lí giải được tình cảnh Bắc Việt không thể đắc tội với Trung Quốc khi ấy, song ngay cả là điều ước bất đắc dĩ đi nữa thì cũng phải có hiệu lực có căn cứ luật pháp. Nếu không, tất cả mọi bản hòa ước sau thất bại của Nhật Bản đều sẽ chẳng được tính đến. Huống chi tình cảnh của Bắc Việt lại còn chưa đến mức thất bại như Nhật Bản, chính quyền Bắc Kinh cũng chẳng đe dọa gì Bắc Việt (chí ít là trong những tài liệu công khai hiện giờ).
Thứ hai, thái độ của Bắc Việt không thể đại diện được cho thái độ của cả Việt Nam. Bối cảnh và logic của luận điểm này là như vậy.
Theo tuyên truyền của Trung Quốc, Việt Nam trước năm 1976 luôn thừa nhận Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Thông qua sử liệu chúng ta có thể thấy, luận điểm này dường như đúng mà lại sai. Thực ra, chỉ có Bắc Việt mới thừa nhận điểm này, chứ Nam Việt thì luôn giữ vững quan điểm Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Trung Quốc chỉ thừa nhận Bắc Việt, không thừa nhận Nam Việt, cho nên lập luận của phía Trung Quốc, nói cho nghiêm túc, cũng không phải là sai theo chuẩn quốc tế, song điều này hiển nhiên có một độ sai lệch rất lớn do với sự thực. Sự chia cắt Nam Việt và Bắc Việt là một hiện thực lịch sử, trước ngày Nam Việt sụp đổ, số nước thừa nhận Nam Việt trên thế giới nhiều hơn so với Bắc Việt, nếu hình dung theo quan điểm chính thống của Trung Quốc thì Nam Việt mới là quan điểm chính thống của Việt Nam.
Bắc Việt khi ấy không hề chiếm các quần đảo Tây Sa và Nam Sa trên thực tế, trong “Hiệp định Paris”, các quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc sự cai quản của Nam Việt. Cho nên, bất luận là từ hiệp định hay trong thực tế, Bắc Việt cũng không có địa vị quyết định chuyện Tây Sa và Nam Sa.
Mặc dù Trung Quốc luôn cho rằng sự thống nhất của Việt Nam là Bắc Việt thống nhất Nam Việt, song ít ra về mặt hình thức thì lại không phải là như vậy. Cộng hòa Nam Việt bị sụp đổ năm 1975, Bắc Việt không hề sát nhập trực tiếp Nam Việt vào bản đồ. Ở Miền Nam Việt Nam, đầu tiên thành lập một chính quyền gọi là “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, chính quyền này do các nhân sĩ Việt cộng ở Miền Nam lập nên, về mặt pháp lí là kế thừa “Cộng hòa Nam Việt”. Một năm sau, “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” của Miền Bắc sát nhập với “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam” của Miền Nam, thành lập nên “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Thế là xét về mặt pháp lí, nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” mới đã kế thừa lãnh thổ của “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” và “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”. Do Bắc Việt chưa từng cai quản Tây Sa và Nam Sa, Nam Việt chưa hề từ bỏ Tây Sa và Nam Sa, cho nên căn cứ theo lập luận của Việt Nam, nước Việt Nam mới có quyền kế thừa mọi lãnh thổ của Bắc Việt cũ và Nam Việt cũ. Thế là Việt Nam có yêu cầu về chủ quyền đối với Tây Sa và Nam Sa.
Nếu đứng về phía thái độ chính thống của Trung Quốc mà xem xét, thì lập luận này rất vô lý. Song về mặt pháp lí thì quả thực lại lọt tai.
Nguồn: dddnibelungen.wordpress.com
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
[i] Tức Hoàng Sa.
[ii] Tức Trường Sa.
[iii] Đây là nickname; tạm chuyển sang tiếng Việt: “Nibelugen . Ốc sên nho”
[iv] Tức Miền Bắc Việt Nam.
[v] Tức Biển Đông.
[vi] Không hiểu sao trong nguyên bản nói có “3 lần” mà người dịch tính chỉ được có “2 lần”.
[vii] Tức Miền Nam Việt Nam.
[viii] Tiếng Anh: Spratly Island; tiếng Việt: Đảo Trường Sa.
[ix] Tức đảo Ba Bình.
—
Ghi chú: bài viết này thuộc chủ nhân một blog tiếng Trung, có nhiều bài và thông tin, tư liệu có giá trị liên quan Biển Đông, đã được dịch đăng trên Ba Sàm: 1175. Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến (Trung Hoa) Dân quốc (Phần 1); + 1176. Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến Trung Hoa Dân quốc – Phần 2; + 1177.Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến (Trung Hoa) Dân quốc – Phần 3.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/04/1183-tay-sa-va-nam-sa-sau-nam-1956/#more-70754
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
—
Ghi chú: bài viết này thuộc chủ nhân một blog tiếng Trung, có nhiều bài và thông tin, tư liệu có giá trị liên quan Biển Đông, đã được dịch đăng trên Ba Sàm: 1175. Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến (Trung Hoa) Dân quốc (Phần 1); + 1176. Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến Trung Hoa Dân quốc – Phần 2; + 1177.Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến (Trung Hoa) Dân quốc – Phần 3.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/04/1183-tay-sa-va-nam-sa-sau-nam-1956/#more-70754
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001