18.08.2012 16:55
Nằm trơ bên đường, những chiếc giếng có
hình vuông khác thường vẫn nguyên nét rêu phong với những đường viền
lượn sóng quanh thành giếng do mài dao, kiếm tạo nên.
Những câu
chuyện kỳ bí cứ thế lan truyền trong dân gian không biết đâu là hư thực
được người dân nơi đây coi như báu vật của làng, ai xâm phạm sẽ gặp
chuyện chẳng lành.
Chuyện tưởng như hoang đường mà có thật
Cây đa, giếng nước, sân đình từ lâu đã
là nét đặc trưng của làng quê Bắc bộ Việt Nam và trong liên tưởng của
mọi người, miệng giếng bao giờ cũng hình tròn, núp bóng dưới cây đa cổ
thụ có mái đình uốn cong. Thế nên việc xuất hiện những chiếc giếng có
miệng hình vuông ở làng Bá Hạ, xã Bá Hiến, Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) không
chỉ khiến người ta tò mò, muốn về chiêm ngưỡng mà còn háo hức hơn bởi
xung quanh những ngôi giếng tồn tại từ mấy trăm năm này là những câu
chuyện kỳ bí tưởng như rất hoang đường song vẫn còn nhân chứng.
Giếng cổ làng Bá Hạ
Giếng ở Bá Hạ thật khác thường, miệng
giếng (tang giếng) hình vuông, thành cao khoảng 1m, được tạo bởi 4 phiến
đá sa thạch hình chữ nhật dài khoảng 1,5m, màu xanh và vàng xám xếp
khít dựng đứng bằng cách cắt vát và tạo lỗ mộng liên kết, mà không cần
đến vôi vữa. Bên dưới 4 phiến đá sa thạch là những hòn cuội lớn xếp
chồng lên nhau chạy dài xuống đáy giếng trong thật đẹp mắt và ấn tượng.
Lòng giếng rộng 1,5m, nước trong vắt
có thể nhìn thấu đáy, rõ màu đen nhánh của tấm gỗ lim bên dưới, có tác
dụng khử độc, loại bỏ các côn trùng có hại thông qua mạch nước ngầm phun
từ dưới lòng đất lên. Nhìn gần, chiếc giếng tưởng chừng nằm độc lập,
chỉ hướng về phía cánh đồng nhưng từ xa, lại thấy một phối cảnh đậm chất
thôn dã với cây đa - giếng nước - sân đình.
Bá Hiến, xưa có tên là tổng Bá Hạ,
thuộc huyện Bình Lục, Vĩnh Phúc, một làng cổ thuần nông, nằm sát khu du
lịch hồ Đại Lải, chỉ cần đi tắt qua một cây cầu nhỏ. Cách thành phố Vĩnh
Yên khoảng 10km, ngay sát cạnh là khu công nghiệp Bình Xuyên nhưng Bá
Hạ yên bình lắm, tưởng như nghe được cả lời gió kể chuyện rì rào qua
những rặng tre, ruộng lúa song những câu chuyện nhuốm màu sắc hoang
đường không theo gió bay đi mà còn ở lại mãi với người dân nơi đây, từ
đời này qua đời khác.
Ông Nguyễn Viết Bồng, một bậc cao niên
trong làng, bảo ngày trước người dân cứ gọi giếng cổ là giếng Tàu vì
thấy chữ nho khắc trong thành giếng. Mãi tới khi có đoàn khảo cứu của
Viện Hán- Nôm xuống tìm hiểu, khai quật, người dân mới biết những dòng
chữ Tàu ấy là chữ nho. “Hồng Đức Nhị Thập Nhất Niên Canh Tuất Thập
Nguyệt Tam Thập Nhật khởi tạo", có nghĩa là được xây dựng từ thời Hồng
Đức, thế kỷ thứ 15.
Giếng cổ làng Bá Hạ có cách đây ngót
nghét 600 năm. Vậy là từ khi biết tuổi đời của giếng cổ, biết gốc gác
của nó, dân làng mới thôi gọi giếng Tàu nhưng luôn coi nó như một vật
báu, linh thiêng, độc đáo của làng.
Hỏi ông có phải vì giếng cổ, cung cấp nguồn nước sinh hoạt lâu đời trong dân nên người ta loan truyền những câu chuyện đại loại như nhìn thấy vịt vàng bơi dưới giếng, thấy rắn to như cổ tay người bò lên hay chuyện có những người con gái áo trắng thướt tha, thường ngồi chải tóc những đêm trăng sáng,…để dọa trẻ con và những kẻ nghịch ngội, không cho quậy phá nguồn nước sạch của dân làng. Ông Bồng bảo không phải như vậy bởi từ rất lâu rồi, ngay từ thời ông còn nhỏ, giếng nước đã được coi như một nơi rất linh thiêng, không ai dám xâm phạm.
Rồi ông bảo rằng chẳng biết những câu chuyện kia đúng sai thế nào nhưng với ông, với gia đình ông thì giếng cổ đúng là linh thiêng. Theo lời ông Bồng thì ngày còn nhỏ, nhớ lần trốn ngủ ra giếng câu cá, ông nghí ngoáy thế nào nên trượt chân, ngã tủm xuống giếng. Lạ ở chỗ là khi ngã, đầu ông lao xuống trước, cứ tưởng gãy cổ vì thành giếng cao, nước lại sâu, ấy vậy mà lúc rơi xuống, ông có cảm giác đầu đập vào một lớp vải mềm trong khi lúc đứng được lên thì đó là một phiến đá.
Hỏi ông có phải vì giếng cổ, cung cấp nguồn nước sinh hoạt lâu đời trong dân nên người ta loan truyền những câu chuyện đại loại như nhìn thấy vịt vàng bơi dưới giếng, thấy rắn to như cổ tay người bò lên hay chuyện có những người con gái áo trắng thướt tha, thường ngồi chải tóc những đêm trăng sáng,…để dọa trẻ con và những kẻ nghịch ngội, không cho quậy phá nguồn nước sạch của dân làng. Ông Bồng bảo không phải như vậy bởi từ rất lâu rồi, ngay từ thời ông còn nhỏ, giếng nước đã được coi như một nơi rất linh thiêng, không ai dám xâm phạm.
Rồi ông bảo rằng chẳng biết những câu chuyện kia đúng sai thế nào nhưng với ông, với gia đình ông thì giếng cổ đúng là linh thiêng. Theo lời ông Bồng thì ngày còn nhỏ, nhớ lần trốn ngủ ra giếng câu cá, ông nghí ngoáy thế nào nên trượt chân, ngã tủm xuống giếng. Lạ ở chỗ là khi ngã, đầu ông lao xuống trước, cứ tưởng gãy cổ vì thành giếng cao, nước lại sâu, ấy vậy mà lúc rơi xuống, ông có cảm giác đầu đập vào một lớp vải mềm trong khi lúc đứng được lên thì đó là một phiến đá.
Dòng chữ Hán còn in trên tang đá
Ngâm mình suốt hai tiếng đồng hồ dưới
giếng, ông Bồng khóc vì sợ, vì lạnh đến lúc lầm bầm xin thần giếng tha
lỗi thì một người phụ nữ đi qua, bỗng nhiên ngó xuống giếng thế là ông
được vớt lên. Thấy ông không hề xây xước gì, nghĩ giếng thiêng phù hộ
nên gia đình ông Bồng ngay sau đó đã dựng ngôi miếu thờ ngôi giếng này.
Ngày tuần, rằm, lễ tết, gia đình ông thường ra đây hương khói, con cháu
trong nhà đều mạnh khỏe.
Vài năm trước, em trai ông Bồng phá bỏ
ngôi miếu thờ vì cho rằng mọi người cứ thần thánh hóa về giếng cổ, làm
trẻ con sợ hãi. Phá được hôm trước thì từ hôm sau, em trai ông liên tục
gặp mộng mị. Có hôm đang ngủ, em ông Bồng bật dậy vì cứ thấy văng vẳng
bên tai tiếng người gọi tên mình ngoài cổng nhưng khi ra thì không thấy
ai, cứ thế đến mấy lần liền trong giấc ngủ trưa. Bực mình, ông cất tiếng
hỏi những người đang ngồi chơi quanh khu giếng nhưng ai cũng lắc đầu
bảo không hề nhắc tên ông.
Mấy hôm liền như thế, thấy em trai cứ
đi ra đi vào, miệng lẩm bẩm có vẻ tức tối vì không biết ai trêu mình làm
mất giấc ngủ trưa, ông Bồng bỗng thấy chột dạ. Nhớ lại lần bị ngã xuống
giếng ngày còn trẻ, ông bảo em trai nên dừng việc phá miếu lại kẻo gặp
chuyện không hay nhưng không được chấp thuận.
Tối hôm sau, em ông kêu mệt đi nằm sớm, vừa đặt lưng thì nhìn thấy một người con gái không rõ mặt nhưng có dáng thướt tha, mặc quần áo trắng, tới rủ đi chơi… Giật mình dậy với đầm đìa mồ hôi, ngay hôm sau, em ông cho dừng việc phá miếu, mua vật liệu về khôi phục lại. Kể từ đó đến nay, em trai ông không còn gặp ác mộng nữa.
Tối hôm sau, em ông kêu mệt đi nằm sớm, vừa đặt lưng thì nhìn thấy một người con gái không rõ mặt nhưng có dáng thướt tha, mặc quần áo trắng, tới rủ đi chơi… Giật mình dậy với đầm đìa mồ hôi, ngay hôm sau, em ông cho dừng việc phá miếu, mua vật liệu về khôi phục lại. Kể từ đó đến nay, em trai ông không còn gặp ác mộng nữa.
Những câu chuyện như thế cứ truyền
nhau trong làng Bá Hạ, ngay cả cụ Đoàn Văn Lãng, 80 tuổi, được coi là
cao niên, có học nhất làng thời phong kiến, thông thạo chữ hán, chữ nho
cũng không khẳng định được là chuyện đó có hay không.
Không khẳng định đâu là hư, thực nhưng vị cao niên này hồ hởi kể rằng, nhiều lần người làng nhìn thấy dưới lòng giếng có hai con vịt vàng bơi. Theo quan niệm của người Bá Hạ thì không phải ai cũng có duyên được thần linh cho nhìn thấy mà chỉ những người hợp, có tâm mới may mắn gặp được. Những ai nhìn thấy đôi vịt vàng có nghĩa gia đình đó từ đấy trở đi cuộc sống sẽ ấm no, sung túc, con cái thành đạt, phương trưởng. Người nào đang có bệnh thì sẽ khỏe lại, mọi bệnh tật tiêu tan.
Không khẳng định đâu là hư, thực nhưng vị cao niên này hồ hởi kể rằng, nhiều lần người làng nhìn thấy dưới lòng giếng có hai con vịt vàng bơi. Theo quan niệm của người Bá Hạ thì không phải ai cũng có duyên được thần linh cho nhìn thấy mà chỉ những người hợp, có tâm mới may mắn gặp được. Những ai nhìn thấy đôi vịt vàng có nghĩa gia đình đó từ đấy trở đi cuộc sống sẽ ấm no, sung túc, con cái thành đạt, phương trưởng. Người nào đang có bệnh thì sẽ khỏe lại, mọi bệnh tật tiêu tan.
Ở một giếng khác, người dân lại thấy
con rắn dài hàng mét, to như cổ tay thường xuất hiện vào giữa trưa. Có
người thấy rắn từ giếng bò lên nhưng chỉ nằm vắt lên thành giếng sưởi
nắng rồi lại bò xuống, Rắn và người nhìn thấy nhau nhưng người không
chạy mà rắn cũng chẳng đuổi theo để cắn. Rồi chuyện gặp quan mũ cao áo
dài, gặp những đoàn người ăn mặc như thời phong kiến ngồi nghỉ ở sân
giếng,… cũng xuất hiện ở khắp 11 ngôi giếng cổ nằm rải rác ở địa bàn 4
thôn: Thích Trung, Vinh Quang, Thiện Chi và Bá Hương.
Theo người dân nơi đây thì giếng làng
chẳng khác nào một bảo vật linh thiêng, hàng năm vào ngày lễ hội Bách
Linh, nước giếng được múc lên để tắm tượng, lau dọn đình, đền. Không chỉ
ngày lễ, ngày hội của làng, giếng cổ mới phát huy tác dụng mà ngày
thường, 11 ngôi giếng này phục vụ sinh hoạt cho biết bao gia đình. Tuy
nhiên có một điều đã trở thành luật bất thành văn là đàn bà con gái đến
kỳ đến tháng tuyệt nhiên không được bén mảng lại gần giếng, ai bất tuân
thì sẽ gặp tai ương.
Điều đáng nói, những giếng đá này nằm trơ vơ bên bờ đường, ngoài ruộng nhưng không hề có dấu vết của sự phá phách, có chăng chỉ là những vết mài dao, kéo, theo thời gian đã trở thành những đường lõm trông như uốn sóng càng làm tăng vẻ cổ kính, nét nguyên sơ cho những ngôi giếng đã tồn tại hàng trăm năm nay. Thế nhưng cũng có thời kỳ những ngôi giếng độc đáo này bị người ta chê bai, coi như tàn dư của một thời phong kiến, cần phải xóa bỏ.
* Còn nữa
Điều đáng nói, những giếng đá này nằm trơ vơ bên bờ đường, ngoài ruộng nhưng không hề có dấu vết của sự phá phách, có chăng chỉ là những vết mài dao, kéo, theo thời gian đã trở thành những đường lõm trông như uốn sóng càng làm tăng vẻ cổ kính, nét nguyên sơ cho những ngôi giếng đã tồn tại hàng trăm năm nay. Thế nhưng cũng có thời kỳ những ngôi giếng độc đáo này bị người ta chê bai, coi như tàn dư của một thời phong kiến, cần phải xóa bỏ.
* Còn nữa
Bóng đá & Cuộc sống
nguồn:http://www.baomoi.com/Home/TinhYeu/xzone.vn/Chuyen-ky-bi-quanh-11-gieng-co-linh-thieng-ky-1/9134271.epi
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001