Ảnh: Hoạt động của quân Trung Quốc trên Đá Gạc Ma, Trường Sa
(GDVN) - Đá Gạc Ma là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa. Đá này đánh dầu đầu mút phía tây nam của cụm, nằm cách đá Cô Lin hơn 3 km về phía đông nam thuộc chủ quyền Việt Nam, nằm trong huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa bị quân Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đoạt năm 1988. Sau khi chiếm đoạt Đá Gạc Ma, quân Trung Quốc đã xây dựng công trình nhà nổi kiên cố và phái lực lượng chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài - độc chiếm Biển Đông thành ao nhà. Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đang sử dụng những hình ảnh này để tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử về Biển Đông, đầu độc nhận thức của người dân Trung Quốc và công luận quốc tế.
Công trình nhà nổi quân Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Gạc Ma âm mưu chiếm đóng lâu dài, độc chiếm Biển Đông |
Nhà nổi kiên cố quân Trung Quốc xây dựng trên Đá Gạc Ma |
Quân Trung Quốc tập bắn trên Đá Gạc Ma |
Đá Gạc Ma đang bị quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép |
Lính Trung Quốc gác trước cửa nhà nổi trên Đá Gạc Ma, 3 tháng Trung Quốc đảo quân một lần |
Quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Đá Gạc Ma |
Quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Đá Gạc Ma |
Lính Trung Quốc trên Đá Gạc Ma |
Nhà nổi "đời đầu" quân Trung Quốc dựng trên Đá Gạc Ma năm 1992 sau khi chiếm đoạt của Việt Nam bằng vũ lực |
Hỏa lực phòng không quân Trung Quốc đặt trên Đá Gạc Ma |
Nhà nổi kiên cố quân Trung Quốc xây trên Đá Gạc Ma từ năm 1992 |
Ảnh: quân Trung Quốc chiếm đóng Đá Chữ Thập, Trường Sa
Trong bối cảnh Biển Đông đang trở nên căng thẳng sau hàng loạt động thái leo thang từ phía Bắc Kinh, truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục đưa tin, đăng ảnh tuyên truyền sai sự thật về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhằm vạch trần âm mưu thâm độc muốn chiếm biển Đông thành ao nhà của Bắc Kinh, xin trân trọng giới thiệu đến độc giả loạt ảnh chụp hoạt động của quân Trung Quốc trên các bãi đá chiếm đóng trái phép ngoài Trường Sa mà Bắc Kinh đang ra sức tuyên truyền.Sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt trái phép Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa đầu năm 1988, Trung Quốc đã lập tức cho xây dựng công sự kiên cố để đóng quân chốt giữ trái phép lâu dài. Ngày nay, Đá Chữ Thập là nơi quân Trung Quốc đặt sở chỉ huy đầu não của lực lượng quân sự chiếm đóng trái phép ở Trường Sa.
Quân Trung Quốc đồn trú trái phép trên Đá Chữ Thập, nơi đặt sở chỉ huy của lực lượng chiếm đóng một số bãi đá ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Công sự kiên cố quân Trung Quốc xây trộm trên Đá Chữ Thập sau khi chiếm đóng phi pháp bằng vũ lực.
Những hình ảnh như thế này được truyền thông nhà nước Trung Quốc khai thác tối đa để tuyên truyền bóp méo về cái gọi là “bảo vệ chủ quyền Nam Sa”. Nhân dân nhật báo, 2006.
Hình ảnh mới nhất về hệ thống công
sự, cơ sở hạ tầng hiện đại quân Trung Quốc vừa tăng cường trên Đá Chữ
Thập. Ảnh PV Tân Hoa Xã chụp tháng 7/2012.
30 tàu cá Trung Quốc khi ra Trường Sa
thăm dò và đánh bắt trái phép cũng tranh thủ rẽ qua Đá Chữ Thập cho các
phóng viên đi cùng chụp ảnh tuyên truyền bóp méo về cái gọi là “chủ
quyền Nam Sa”.
Sân tập thể thao cho lính Trung Quốc ngay tấm bia phi pháp đặt trên Đá Chữ Thập mà Trung Quốc đặt tên là Vĩnh Thử Tiêu.
Lính Trung Quốc đồn trú trái phép trên Đá Chữ Thập chào cờ đầu tuần.
Báo Giáo Dục
Báo Giáo Dục
Theo tường thuật trong Chiến dịch CQ-88 và vụ nổ súng 14-3-1988 tại Trường Sa
Cuối năm 1987, tình hình hoạt động của nước ngoài ở khu vực quần đảo
ngày một phức tạp hơn, nhất là quanh các đảo Sinh Tồn, An Bang, Đá Tây,
Song Tử Tây, Trường Sa Đông… Đặc biệt, Trung Quốc đã tổ chức tập trận ở
khu vực Trường Sa từ 16-5 đến 6-6-1987
Ngày 24-10-1987, Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam ra lệnh cho các đảo Trường Sa chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 25/10, quân ta đóng giữ thêm 4 đảo (Tiên Nữ, Đá Lớn, Đá Tây, Chữ
Thập). Cuối năm có sóng to gió lớn, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các đơn
vị đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.
Trong những tháng đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng Đá Chữ
Thập (31-1), tiếp đó đến các bãi đá Châu Viên (18-2), Ga Ven (26-2), Huy
Gơ (28-2), Xu Bi (23-3) thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.
Đô đốc Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương kiêm luôn Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, vào căn cứ Cam Ranh lập Sở Chỉ huy để trực tiếp chỉ huy chiến dịch Chủ Quyền 88 (CQ-88).
Hải quân nhân dân Việt Nam khẩn trương đóng giữ các bãi Đá Tiên Nữ (26-1), Đá Lát (5-2), Đá Lớn (6-2), Đá Đông (18-2), Tốc Tan (27-2), Núi Le (2-3). Chúng ta đã bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc.
- Ngày 14-2-1988, tại vùng biển Trường Sa xuất hiện 3 tàu chiến của
Trung Quốc lăm le định lên chiếm đảo chìm Đá Lớn. Đúng 1h30 ngày 15-2,
tàu HQ 701 do biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân và thuyền trưởng Hà Văn
Thái chỉ huy (đang làm nhiệm vụ đưa hàng Tết ra đảo Nam Yết thì được
lệnh neo cạnh Đá Lớn từ 6-2) đã được lệnh lao lên đảo. Chiếc tàu bị hỏng
và trở thành chiếc lô cốt, thành bia chủ quyền trên đảo Đá Lớn.
Đầu tháng 3-1988, Trung Quốc huy động lực lượng của 2 hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Dự đoán đối phương sẽ chiếm các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ đạo các tàu của Lữ đoàn vận tải 125 mang theo một số phân đội của Trung đoàn Công binh 83 và Lữ đoàn 146 nhanh chóng đến các đảo này.
Ngày 12-3-1988, tàu HQ-605 được lệnh từ đảo Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6 giờ sáng ngày 14-3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14-3, cắm cờ Việt Nam trên đảo.
9h ngày 13-3, tàu HQ-604 và tàu HQ-505 được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. 17 giờ ngày 13-3, tàu Trung Quốc áp sát uy hiếp các tàu HQ -604, 505 của ta
Đầu tháng 3-1988, Trung Quốc huy động lực lượng của 2 hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.
Dự đoán đối phương sẽ chiếm các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ đạo các tàu của Lữ đoàn vận tải 125 mang theo một số phân đội của Trung đoàn Công binh 83 và Lữ đoàn 146 nhanh chóng đến các đảo này.
Ngày 12-3-1988, tàu HQ-605 được lệnh từ đảo Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6 giờ sáng ngày 14-3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14-3, cắm cờ Việt Nam trên đảo.
9h ngày 13-3, tàu HQ-604 và tàu HQ-505 được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. 17 giờ ngày 13-3, tàu Trung Quốc áp sát uy hiếp các tàu HQ -604, 505 của ta
Đêm 13-3, quân ta bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma.
Sáng 14-3-1988, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) phát hiện 4 tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Một tổ 3 người được cử lên đảo Gạc Ma bảo vệ Quốc kỳ.
Sáng 14-3-1988, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) phát hiện 4 tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Một tổ 3 người được cử lên đảo Gạc Ma bảo vệ Quốc kỳ.
Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Lực
lượng áp đảo nhưng không cướp được cờ trong tay những người lính Việt
kiên cường, chúng đã bắn chết Thiếu úy Trần Văn Phương và chiến sĩ
Nguyễn Văn Tư, đâm trọng thương Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh.
Nhưng đã có thêm hàng chục chiến sĩ ta từ tàu HQ-604 lao xuống biển bơi
vào đảo theo lời kêu gọi của Trung tá Trần Đức Thông, tiếp tục xây lưng
với nhau quây thành 1 vòng tròn để bảo vệ lá cờ thấm máu đồng đội.
Quân địch bắn pháo 100 mm từ 2 chiến hạm vào tàu HQ-604, khiến tàu bị
thủng nhiều lỗ và chìm xuống biển. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông, Đại uý
thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và nhiều sĩ quan, chiến sĩ ta đã hy sinh cùng
tàu HQ-604.
Tại đảo Cô Lin, tàu HQ-505 đã cắm 2 lá cờ trên đảo lúc 5h. Khi thấy tàu
HQ-604 bị bắn chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo,
tăng tốc cho tàu ủi bãi trong làn pháo địch. Con tàu Anh hùng này đã kịp
trườn được hai phần ba thân lên đảo trước khi bị tàu địch bắn cháy.
Thủy thủ tàu HQ-505 vừa dập lửa cứu tàu, triển khai bảo vệ đảo, vừa đưa
xuồng đến cứu thủy thủ tàu HQ-604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma.
Ở hướng đảo Len Đao, lúc 8 giờ20 ngày 14-3, tàu Trung Quốc bắn vào tàu HQ-605. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15-3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.
Ở hướng đảo Len Đao, lúc 8 giờ20 ngày 14-3, tàu Trung Quốc bắn vào tàu HQ-605. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15-3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.
Mặc dù thua kém đối phương về lực lượng, phương tiện, vũ khí, trong trận
chiến đấu ngày 14-3-1988, những người lính Hải quân nhân dân Việt Nam
đã chiến đấu quên mình để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Chúng ta mất 3
tàu, 64 sĩ quan và chiến sĩ hy sinh hoặc mất tích, 11 người bị thương,
nhưng đã bảo vệ được chủ quyền tại các đảo Cô Lin và Len Đao.
Trung Quốc chỉ chiếm được đảo Gạc Ma.
Trung Quốc chỉ chiếm được đảo Gạc Ma.
....
_______________
_________________
Đăng bỡi: Tranhung09
nguồn:http://tranhung09.blogspot.com/2012/08/hinh-anh-trung-quoc-ong-quan-tren-gac.html
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001