Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Những cái lạ quanh chuyện bắt Bầu Kiên?

Chiều 20/8/2012, Các cuộc phỏng vấn của PV thể thao lẫn kinh tế được diễn ra liên tục tại khách sạn Hillton (Hà Nội) và sau đó, ông Kiên còn phải giải quyết một số công việc kinh doanh. Không đủ thời gian, cuộc phỏng vấn với Lao Động được ông Kiên thực hiện qua điện thoại trong xe ôtô trên đường về nhà tại Tây Hồ vào lúc 17h45...khoảng 20 phút trao đổi của ông lẫn với tiếng còi xe ô tô và có lúc còn bị ngừng bởi ông còn phải trả lời một cuộc điện thoại công việc khác. Trong suốt cuộc trả lời phỏng vấn, ông Kiên vẫn tỏ ra rất tự tin, thoải mái, không có vẻ gì lo lắng.(Laodong)
Nguyễn Đức Kiên bị bắt...19:00 20/8/2012

1/ Ai chỉ đạo, lực lượng bắt?

2/ Thời gian bắt ?
Thường vụ Quốc hội đang họp , Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình giải trình. Phải chăng người ta cách ly không cho NVB có điều kiện trở tay cứu bồ? Vụ bắt xảy ra ngay trong lúc chỉnh đảng đang đến hồi cao trào và Đảng thực sự muốn chứng tỏ quyết tâm với công luận?

3/ Giữ bí mật?
Trước đó không có bất kỳ tờ báo nào cà khịa mặt trái kinh doanh của Bầu Kiên vì mù tin. Đương sự có thân thế khủng và quan hệ rộng, lại không hề hay biết đến phút chót. Điều đó chứng tỏ đây là một vụ án đặc biệt, chỉ định từng người tham gia đánh án và có thể một số tướng trong ngành không hề hay biết, Thủ tướng biết thì sự vụ đã sẵn sàng bấm nút?.
Xem: Báo chí canh me... móc bọc trong vụ Khám xét nhà TGĐ Ngân hàng ACB

4/ Lý do thật sự?
Theo Quanlambao: "bố già Nguyễn Đức Kiên là mắt xích quan trọng của đường dây lũng đoạn kinh tế, là trung tâm lưu chuyển dòng tiền hối lộ và dòng tiền lợi dụng các ngân hàng rút ra đi thâu tóm ngân hàng khác..."
Choáng, sốt! Dân thông thạo, không ai ngây thơ tin bắt Bầu Kiên là việc bình thường vì có đơn thư tố cáo kinh doanh trái phép trong phạm vị 3 công ty do NĐK làm chủ. Vậy chứ thông tin về vụ việc đã được Tổng cục gửi ngay cho Ban tuyên giáo, sau khi bắt làm gì?
Ngày 13/8, TBT Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cái gì đây, có liên không? - "Chúng ta đang bước vào thời điểm rất thiêng liêng và hệ trọng, làm những công việc thiêng liêng và hệ trọng không chỉ cho mỗi bản thân chúng ta, đối với từng tổ chức mà đối với toàn Đảng, toàn dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh"

5/ Ai có công "vạch mặt con sâu bự"?
Ai cũng hiểu Quanlambao là nguồn cấp tin thực hư lẫn lộn, là blog đã đăng rất nhiều bài, liên tục mấy tháng qua về các ông, bà trùm tài chính liên kết thao túng Đất nước, trong đó có Bố già Kiên và Cộng sự ma quỷ. Ngược 700 tờ báo lặng như tờ! Bây giờ hổng lẽ khen ngợi "thằng động phản", ngay tờ báo to đùng như Thanh niên phải nể mặt.
Bộ Công an và TC II Tình báo quốc phòng, chắc chắn là nắm không ít về các bố già nhưng vì dây mơ rễ má và có đánh án hay không là chuyện khác. Quanlambao có thể đóng góp, chỉ cần Cơ quan chức năng dựa vào 1/10 sự thật để phăng theo.

6/ Ai đưa tin sớm nhất về vụ bắt?
Chắc chắn phóng viên báo cũng như nhiều người biết, nhưng báo không dám đăng tin hót vì chờ CA xác nhận tin bắt.
Trang mạng nào đưa tin đầu tiên?
Blog Quanlambao lúc 01:00 Ngày 21/8
Blog Ttxva.org ... 07:00
Blog Anhbasam lúc 09:00
Báo Tuoitre, Laodong, Vnexpress...09:00Ngày 21/8, Trung tướng Phan Văn Vĩnh, TCT Tổng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm là người đầu tiên xác nhận thông tin bắt giữ Nguyễn Đức Kiên

7/ Chuyện bắt rồi không, không rồi bắt TGĐ Ngân hàng ACB?
Cái này là trục trặc kỷ thuật từ phía cơ quan chức năng, VKS Tối cao đã phê, đã giữ người và khám xét nhà nhưng có thể không muốn dân chúng bị sốc dồn, chờ Lý Xuân Hải từ chức, rồi công bố lệnh bắt nguyên TGĐ cho đẹp đôi đường.

....Tiếp hồi sau sẽ rõ và chuyện lạ không dừng ở đây...
Báo Hại tổng hợp tin nguội, gì thì gì nhăn răng vẫn hát:
___________

Update 28/5:
VOA chậm đưa tin nhưng bắt đầu móc dòi đây:

....
NHỮNG CHUYỆN LẠ XUNG QUANH VỤ BẦU KIÊN

Chuyện lạ thứ nhất, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 21 tháng 08, Thống đốc Nguyễn Văn Bình giải thích rằng “Theo luật, các ngân hàng thương mại cổ phần chỉ có Hội đồng Quản trị và Ban điều hành.”

Trong khi đó, ông Bầu Kiên trước đây là Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần ACB. Hội đồng Sáng lập này là một cơ chế mà Thống đốc Bình gọi là “không có trong bất cứ văn bản pháp luật nào!”

Ngân hàng ACB đi vào hoạt động kinh doanh từ năm 1993 đến nay, coi như gần 20 năm, ngân hàng này có một cơ chế không có ghi trong luật pháp tồn tại lâu như vậy mà không xử lý, vậy thì trách nhiệm này không của riêng ai. Trên trang blog của mình, blogger Mẹ Nấm viết: Đó là trách nhiệm và là tội (chứ không còn là lỗi) của những người vận hành nền kinh tế xã hội theo "cơ chế" giống như Việt Nam.

Chuyện lạ thứ hai, một diễn biến mà trong thực tế có liên quan đến hàng chục ngàn tỷ đồng của người dân đóng thuế như vụ Bầu Kiên mà ông này, cho đến giờ này, chỉ bị khép vào tội “kinh doanh trái phép,” là tội danh ít nghiêm trọng, có mức án tù tối đa là hai năm và có thể kèm khoản tiền phạt đến 30 triệu đồng.

Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội nói với BBC: "Vấn đề bắt giam hay không đối với loại hình tội phạm này hầu như cũng được giảm nhẹ, trừ những trường hợp đặc biệt như có ý đồ trốn tránh, v.v... Nếu đúng chỉ có tội này, không có tội khác thì đúng ra là không có lệnh bắt giam." Thẩm quyền xét xử các vụ án kiểu này thông thường thuộc cấp quận huyện, tuy có thể đưa lên tòa cấp trên "trong các trường hợp đặc biệt," Luật sư Hải nói thêm.

Chuyện lạ thứ ba, hoạt động của ông Bầu Kiên từ mấy tháng nay đã được nói đến trên các trang mạng không thuộc nhà nước Việt Nam. Trước khi các báo bên trong Việt Nam loan tin về Bầu Kiên bị tạm giam, nhiều người có thể biết những thông tin về Bầu Kiên qua các trang mạng như quanlambao hoặc
chauxuannguyen .

Vụ Bầu Kiên một lần nữa cho thấy các trang mạng không chính thống luôn luôn đưa tin trước các trang mạng chính thống. Nó còn cho thấy những thông tin mà trang mạng không chính thống đưa ra có nhiều phần chắc là đúng và có cơ sở. Riêng trang mạng quanlambao cho biết mấy hôm vừa qua, trang mạng của họ đã bị quá tải.

Một bài nhận định trên trang mạng quanlambao hôm thứ Năm cảnh báo sau vụ bắt giam Bầu Kiên, có thể sẽ có kế hoạch gây hoảng loạn trong nhân dân Việt Nam, thiên hạ đua nhau đi rút tiền gửi ở ngân hàng, các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy. Trước tình hình đó, đảng Cộng sản Việt Nam phải ngừng vụ án Bầu Kiên vừa mới bắt đầu.

Một chuyên viên kinh tế ở Việt Nam cho VOA biết qua email: kịch bản xấu nhất sau vụ Bầu Kiên là niềm tin vào kinh tế Việt Nam càng ngày càng suy sụp, nếu không muốn nói là sẽ mau chóng cạn kiệt. Số người rút tiền tại các ngân hàng ngày càng đông, khiến căng thẳng thanh khoản tăng cao, dẫn tới chuyện Ngân hàng Nhà nước phải in thêm tiền để tăng thanh khoản, làm tiền đồng mất giá, ngoại quốc thiếu tin tưởng rút tiền đầu tư khỏi Việt Nam. Tâm lý lo sợ làm mọi người bớt kinh doanh và đầu tư, khiến nền kinh tế càng co cụm, GDP giảm sút, thất nghiệp tăng.

Ông Carlyle Thayer, giáo sư người Úc chuyên nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam nói rằng vụ Bầu Kiên có thể là một đòn chính trị cao. Nó cho thấy đảng cộng sản muốn trấn an với 87 triệu dân rằng tiền bạc không thể mua được quyền lực, và đảng sẽ đối phó nghiêm túc với những hành động tài chính đáng ngờ.

_________________
Đăng bỡi: Tranhung09
nguồn:http://tranhung09.blogspot.com/2012/08/nhung-cai-la-quanh-chuyen-bat-bau-kien.html
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001