Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

ÔNG TRẦN TRƯƠNG CHẠY TỘI CHO ÔNG HOÀNG QUANG THUẬN
Trần Trương: “Thi vân Yên Tử” không phải là đạo văn!
.
(GD&TĐ) - Tôi tên là Trần Trương, nguyên Trưởng Ban Quản lý Di tích lịch sử và Danh thắng Yên Tử (1992 - 2003), hiện là Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh. 

Năm 1997, tôi và anh Hoàng Quang Thuận gặp nhau tại Yên Tử. Ngày đó, Yên Tử còn hoang vắng, chưa được đầu tư khang trang, người về đông đúc như bây giờ.Tôi tặng anh Hoàng Quang Thuận cuốn sách Chùa Yên Tử - Lịch sử - truyền thuyết di tích và danh thắng. Hai anh em tôi đã thức suốt đêm đàm đạo với nhau về nội dung cuốn sách tại chùa Hoa Yên (Yên Tử).

Chúng tôi thấy hai tâm hồn văn chương và thi ca có sự đồng điệu, giao cảm và hòa hợp. Một thời gian sau, anh Hoàng Quang Thuận về Hà Nội, có viết một tập thơ Thi vân Yên Tử để tặng tôi. Tôi rất vui vì những điều chúng tôi đàm đạo với nhau về nội dung cuốn sách cũng như các cảnh quan của Non Thiêng Yên Tử đã trở thành những bài thơ của anh. Anh Thuận kể lại:“Vào lúc nửa đêm, sau khi thiền định, tôi thấy trong tôi trào dâng nguồn thi cảm mãnh liệt. Tôi  lấy giấy bút viết liền một mạch, ba đêm được sáu mươi ba bài”. Tôi nghĩ: những bài thơ này chỉ có những người có khả năng thiền định ở một mức nào đó thì mới có được công năng này. Sau đó, anh Hoàng Quang Thuận cho in 1.000 cuốn Thi vân Yên Tử tặng cho Ban Quản lý Di tích lịch sử và Danh thắng Yên Tử để Ban làm quà biếu du khách thập phương về Yên Tử trong các dịp Hội Xuân hàng năm và tặng cán bộ, nhân viên trong Ban. Tôi còn được biết: Từ đó đến nay, anh Hoàng Quang Thuận đã cho in hàng chục ngàn cuốn Thi vân Yên Tử được dịch ra Tiếng Anh, Tiếng Pháp để tuyền truyền, quảng bá Yên Tử với khách thập phương trong, ngoài nước. Thi vân Yên Tử không phải là đạo văn vì nó xuất phát từ cái Tâm của người viết với Yên Tử - một Vùng Đất Phật linh thiêng của chúng ta!
Trần Trương
Nguồn: Giáo dục và Thời đại.

Ba Sàm bình: BTV - Chắc ông Trần Trương bị ông Hoàng Quang Thuận “nhập” hay sao mà nói như thế này? Chuyện ông Hoàng Quang Thuận “nhập đồng” để nhả ra thơ, không ai có thể chứng minh là sự thật, trong khi hầu hết các bài thơ trong “Thi vân Yên tử” của ông Thuận được tìm thấy giống các bài thơ trong cuốn “Chùa Yên Tử, lịch sử – Truyền thuyết, di tích và danh thắng”. Ai có thể tin vào những lời giải thích đó của ông Trần Trương? Chỉ có thể giải thích rằng, phải chăng ông Trần Trương đã bị ông Hoàng Quang Thuận “nhập” nên mới nói như vậy.

Tễu bình: Thưa bác Trần Trương! Đạo văn hay không đạo, bây giờ không phải chỉ có mấy nhời này mà bác gỡ được cho "thi tiên" Hoàng Quang Thuận. Nhời của bác ở trên, ông ta có thể dùng ít tiền mà mua được, nhưng cái tiếng để đời, cộng với cái nghiệp chướng mà ông ta gánh lấy rồi, thì không thể bỗng chốc mà rũ ra được.

Bây giờ, nếu bác Trần Trương có bảo: Ông Hoàng Quang Thuận không đạo văn đâu! Chính tôi mới là kẻ đạo văn. Tôi nói thật, cuốn sách của Trần Trương thực sự là của Hoàng Quang Thuận, bị Trần Trương ăn cắp cách đây khoảng 20 năm về trước. Thế thì cũng chẳng ai tin!

Hoặc bây giờ mà bác Trần Trương làm giấy từ bỏ tác quyền cuốn sách của mình, thì muôn đời ông Hoàng Quang Thuận cũng không gột được cái tiếng xấu ăn cắp. 

Bài gỡ tội của bác Trần Trương đăng trên báo Giáo dục và Thời đại là đúng rồi! Sách của thi thánh Hoàng Quang Thuận in ở Nxb Giáo dục thì các báo của ngành giáo dục phải hô ứng, che chắn cho ông là đúng rồi!

Và đây, càng ngày càng thêm kịch tính. Thật đúng là: Văn đàn như một dây đàn/ Dây uyên muốn đứt, phím loan tưởng rời.
Mới nửa đêm gà gáy mà Anh Ba Sàm đã điểm mặt chỉ tên được như sau: Thơ bình nhà thơ: ÔNG HỮU THỈNH CÓ BỊ MUA CHUỘC? (Võ Ngọc Thọ). - Thi Vân Yên Tử “nhập đồng” hay “đạo” thơ? (SGGP).  – Dấu hiệu đạo văn của “nhà thơ nhập đồng”? (TN). – “Hiện tượng thơ nhập đồng” hay là trò sao chép, lừa đảo? (DV). Mời xem lại bài phỏng vấn ông Hoàng Quang Thuận:  “Hiện tượng thơ nhập đồng”: Đừng vì chưa lý giải được mà nói bậy bạ (DV). – Thái Sinh: Thơ Thiền hay là…? (Trần Nhương).

- Trần Trương: “Thi vân Yên Tử” không phải là đạo văn! (GD&TĐ). BTV: Chắc ông Trần Trương bị ông Hoàng Quang Thuận “nhập” hay sao mà nói như thế này? Chuyện ông Hoàng Quang Thuận “nhập đồng” để nhả ra thơ, không ai có thể chứng minh là sự thật, trong khi hầu hết các bài thơ trong “Thi vân Yên tử” của ông Thuận được tìm thấy giống các bài thơ trong cuốn “Chùa Yên Tử, lịch sử – Truyền thuyết, di tích và danh thắng”. Ai có thể tin vào những lời giải thích đó của ông Trần Trương? Chỉ có thể giải thích rằng, phải chăng ông Trần Trương đã bị ông Hoàng Quang Thuận “nhập” nên mới nói như vậy.

- Mời xem lại 3 bài của tác giả Trần Trương: Ứng viên Nô-Ben hay hội chứng Nô Đùa ? (Lê Thiếu Nhơn). – NHÀ THƠ TRẦN TRƯƠNG – ĐÂY LÀ MỘT THIÊN TÀI HAY MỘT NGƯỜI TÂM THẦN?  – (Văn Chương +). – NHÀ THƠ TRẦN TRƯƠNG VÀ THƯ NGỎ GỬI ÔNG TRẦN ĐÌNH THU: “BIẾT THÌ THƯA THỚT…”   –  (Văn Chương +). Ông Trần Trương, tác giả của 3 bài viết đó, có phải là Trần Trương trong bài viết này? “Thi vân Yên Tử” không phải là đạo văn!

- HỮU THỈNH tung hô Một Hồn Thơ Sau Những Bức Tranh Tôn Giáo  (Lê Thiếu Nhơn).  – Ai tiếp tay cho nhà thơ nhập đồng HOÀNG QUANG THUẬN dự giải Nobel ? (NNTT/ Lê Thiếu Nhơn).   – Sao không rà lại nhỉ  – (Nguyễn Thông). “Ông cựu chiến binh lắc đầu, giá như thứ khác thì được, nhưng điều này phải nói ra. Trước hết, các ông Hữu Thỉnh, Hữu Ước, (Nguyễn) Hữu Sơn nếu còn sĩ diện thì nên tự từ chức đi, nếu không còn thì cấp trên cần ra tay để bầu không khí văn chương đỡ u ám….”.

- Đỗ Trọng Khơi: Ý kiến nhỏ về một việc lớn: Hội thảo thơ (Trần Nhương). – Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn: Thơ về Yên Tử của người không được Thần Phật ban linh ứng (Trần Nhương).  – NGUYỄN VŨ TIỀM nghe Lời Trăn Trối Của Nàng Thơ  (Lê Thiếu Nhơn). “Đến lúc thần thánh và thơ ca/ Được sử dụng làm công cụ lừa gạt/ Em còn góc nào để trú ẩn nữa không?/ Bị xảo trá dồn đuổi/ Bằng lăng xê quảng cáo om xòm…” . – CHỊ DẬU, CHÓ VÀ THI SĨ THỜI THỔ TẢ  – (Nguyễn Văn Thiện).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001