"Việt Nam cần tuyên truyền những tài liệu, chứng cứ lịch sử cho cả người Trung Quốc. Vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa phải được đưa ra quốc tế, giải quyết bằng hòa bình", ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) trao đổi với VnExpress.
> 'Bản đồ cổ đã đập tan những luận điệu của Trung Quốc'/ Bản đồ Trung Quốc ghi đảo Hải Nam là cực nam
- Ông đánh giá gì về tài liệu 'Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ' vừa được TS Mai Hồng (Hà Nội) công bố?
- Khi Trung Quốc đưa ra nhiều yêu sách phi lý thì việc
công bố bản đồ từ cuối đời nhà Thanh, trong đó không nói đến Hoàng Sa,
Trường Sa, là minh chứng chống lại mưu đồ và luận điệu áp đặt của Trung
Quốc về chủ quyền ở hai quần đảo này. Đây là bản đồ xuất bản nhà nước
cuối đời nhà Thanh nên tính pháp lý rất cao, chứ không phải là bản đồ
bình thường có thể giả mạo.
Đến nay, những tư liệu lịch sử trên thế giới, kể cả
bản đồ cổ của Trung Quốc và phương Tây đều đứng về phía Việt Nam, chứng
minh lãnh thổ của Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên
thực tế, từ đời vua Gia Long đã tổ chức dân ra khai thác tại quần đảo
Hoàng Sa
Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ. Ảnh: Nguyễn Đông |
- Ngoài bản đồ do TS Mai Hồng cung cấp, có những cứ liệu lịch sử mới nào khẳng định chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa?
- Hiện chúng tôi mới nghiệm thu đề tài khoa học Font
tư liệu Hoàng Sa. Trong đó tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn và các cộng sự đã
sưu tầm 8 bản đồ Việt cổ trước năm 1945, 22 bản đồ Trung Quốc trước 1909
và 56 bản đồ cổ của các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Pháp, Nhật Bản… có liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là những tài
liệu chứng minh rõ hơn với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ
quyền và lãnh thổ của Việt Nam.
Font tư liệu Hoàng Sa ghi nhận lại một cách có hệ
thống các tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa từ xưa đến nay qua từng thời
kỳ. Các tư liệu mang tính sử liệu được sao chép từ bản gốc và có trích
dẫn nguồn để tiện so sánh, đối chiếu.
Trước đó, huyện đảo Hoàng Sa cũng đã phát hành cuốn Kỷ
yếu Hoàng Sa, được Bộ Thông tin và truyền thông xuất bản, là cuốn sách
ghi lại người thật, việc thật, những nhân chứng đã từng sống và làm việc
ở quần đảo Hoàng Sa nên rất xác thực.
- Huyện đảo dự định sẽ công bố những tài liệu trên như thế nào ra công chúng?
- Chúng tôi đang chờ nghiên cứu khoa học của một số tổ
chức hoàn thành để ra mắt, giới thiệu từ nay đến cuối năm và muộn nhất
là đầu năm 2013, cung cấp cho độc giả và giới nghiên cứu sưu tầm những
tài liệu cần thiết. Nếu ai có yêu cầu thì có thể liên hệ trực tiếp hay
gián tiếp để huyện đảo cung cấp. Chúng tôi cũng mong có kinh phí để dịch
những tài liệu này ra nhiều thứ tiếng, phục vụ đông đảo độc giả quốc
tế.
UBND TP Đà Nẵng cũng đã cho phép huyện đảo lập một
trang web viết về Hoàng Sa. Hiện chúng tôi đang tiến hành thiết kế. Dự
kiến sẽ cho đăng tải tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
của Việt Nam và cập nhật những thông tin trong và ngoài nước về biển
Đông.
- Thời gian qua, nhiều nhà khoa học, người dân
tích cực tham gia tìm các bản đồ, chứng cứ khẳng định chủ quyền Hoàng
Sa, Trường Sa. Ông nói gì về làn sóng này?
- Nghiên cứu về Hoàng Sa nói chung đã có thế hệ đi
trước như học giả Nguyễn Đình Đầu, tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà sử học Phan
Huy Lê… Riêng giới nghiên cứu ở Đà Nẵng tiếp cận với một góc độ khác,
nặng về việc quản lý về nhà nước trên đảo Hoàng Sa.
Trong đó phải kể đến nghiên cứu về chủ quyền của Việt
Nam ở quần đảo Hoàng Sa của nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Phước Tương.
Những công trình này rất thiết thực, phục vụ trực tiếp cho công cuộc đấu
tranh bảo vệ lãnh thổ chủ quyền biển đảo quốc gia. Về phía huyện đảo
Hoàng Sa cũng có trách nhiệm sưu tầm tài liệu để khẳng định chủ quyền,
có thể không sưu tầm được bản gốc những có dẫn nguồn và đến nay có nhiều
tư liệu giá trị để cùng với Nhà nước đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
Bản đồ Đông Dương của Danvilleen vẽ năm 1735 cũng thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam . Ảnh: Tư liệu |
- Trong thời gian làm Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, điều gì khiến ông trăn trở nhất?
- Tôi cũng như bao người dân Việt Nam luôn trăn trở và
có trách nhiệm giữ gìn tấc đất của ông cha để lại. Bản thân tôi là
người được giao trọng trách thì việc bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng nhất
và muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho việc đòi lại chủ quyền Hoàng Sa.
Vừa qua, Trung Quốc thành lập "thành phố Tam Sa" là
việc làm hoàn toàn không có giá trị. Đây là một hành động phi lý, xâm
phạm chủ quyền trong khi Việt Nam đã chiếm giữ đảo bằng hòa bình và
thiết lập quản lý nhà nước liên tục. Do đó, việc Việt Nam tuyên truyền
những tài liệu có chứng lý cho người dân và ra thế giới, trong đó có cả
cộng đồng người Trung Quốc là một việc làm rất cần thiết. Vấn đề chủ
quyền Hoàng Sa, Trường Sa cần phải được đưa ra công ước quốc tế, giải
quyết bằng giải pháp hòa bình.
Nguyễn Đôngthực hiện
nguồn:http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/08/van-de-chu-quyen-hoang-sa-can-dua-ra-quoc-te/
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001