Posted by basamnews on 26/10/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 24/10/2012
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh (IISS), những vụ bạo lực xảy ra ở khu vực biên giới gần đây đã đánh dấu một giai đoạn mới trong cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc nội chiến kéo dài 19 tháng qua ở nước láng giềng Xyri, từ vị trí một “khán giả” bị thất vọng trở thành một bên tham gia chủ động vào cuộc chiến này. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đều khẳng định nước này không có ý định tham gia cuộc chiến và hiện tại ít có khả năng quân đội nước này tiến hành một chiến dịch quân sự trên đất liền nhằm vào các lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad bên trong lãnh thổ Xyri. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia mạnh mẽ hơn vào cuộc đấu tranh vũ trang nhằm lật đổ Tổng thống Assad nếu như các vụ đụng độ tiếp tục xảy ra.
Ngày 10/10 vừa qua, Tướng Necdet Ozel, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đã tuyên bố rằng nước này sẽ tăng cường các hành động đáp trả quân sự nếu như Xyri tiếp tục nã pháo vào lãnh thổ của nước này dọc theo biên giới dài 900km giữa hai nước. Tướng Ozel đưa ra lời cảnh báọ này chỉ một tuần sau khi một quả đạn pháo từ Xyri bắn vào thị trấn biên giới Akcakale của Thổ Nhĩ Kỳ làm 5 thường dân thiệt mạng. Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả ngay lập tức bằng việc nã pháo vào các lực lượng trung thành với ông Assad được triển khai trong lãnh thổ Xyri. Trong tuần sau đó, mỗi ngày có ít nhất một quả đạn pháo được bắn vào lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ từ phía biên giới với Xyri. Và mồi lần như thế, Thổ Nhĩ Kỳ lại trả đũa bằng cách nã pháo vào lực lượng của ông Assad.
Những tham vọng bị phá ngang
Trước khi thế giới Arập bị càn quét bởi các cuộc nổi dậy từ cuối năm 2010, Đảng Phát triển và Công lý (AKP) cầm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn coi Xyri là đồng minh thân cận nhất trong khu vực. Hai nước đã bãi bỏ yêu cầu visa cho các công dân đến từ nước kia và thường xuyên tổ chức các cuộc họp nội các chung. Ông Assad và gia đình đã từng đến nghỉ ở khu nghỉ mát Bodrum bên bờ biển Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là khách mời của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan. Tuy nhiên, Ancara chưa bao giờ coi mối quan hệ này là quan hệ đối tác ngang hàng. Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu cũng đã từng tuyên bố rằng ông ta xem Xyri như một phần trọng tâm trong tham vọng biến Trung Đông thành một khu vực chịu ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi những người biểu tình Xyri lần đầu tiên đổ ra các đường phố vào tháng 3/2011, Thủ tướng Erdogan ban đầu cũng ủng hộ ông Assad, với tuyên bố rằng ông thường xuyên đến Xyri và nhận thấy người dân nơi đây rất yêu quý tổng thống nước mình. Mặc dù vậy, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bí mật hối thúc ông Assad xoa dịu sự bất mãn của dân chúng bằng cách tiến hành những cải cách, ông Assad không những bỏ qua những lời khuyên này, mà còn bắt đầu xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Iran. Động thái này trùng với thời điểm mối quan hệ giữa Ancara và Têhêran đang xấu đi. Điều này khiến cho Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dần xa lánh ông Assad. Ngày 31/5/2011, nước này đã cho phép các nhóm đối lập Xyri tổ chức hội nghị ở khu nghỉ mát Antalya bên bờ Địa Trung Hải. Các tháng sau đó, sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho các nhóm đối lập Xyri càng gia tăng và trở nên công khai hơn. Các phần tử thuộc Quân đội Xyri Tự do (FSA) bắt đầu hoạt động công khai ở các trại tị nạn được lập nên trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp chỗ ăn ở cho những người chạy trốn khỏi bạo lực đang leo thang ở Xyri. Thổ Nhĩ Kỳ cũng trở thành con đường trung chuyển vũ khí cho FSA. Phần lớn số vũ khí này được mua trên thị trường quốc tế với nguồn tài chính đến từ Arập Xêút và Cata và sau đó được chuyển qua Thổ Nhĩ Kỳ đến các tay súng nổi dậy. Tháng 11/2011, Thủ tướng Erdogan cũng đã công khai kêu gọi Tổng thống Assad từ chức.
Sự thất vọng của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đối với ông Assad cũng làm hạn chế tham vọng trong khu vực của nước này. Khi những người tị nạn Xyri đầu tiên vượt qua biên giới tiến vào Thổ Nhĩ Kỳ hồi mùa Hè năm ngoái nước này đã từ chối đề nghị hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và cho rằng mình hoàn toàn có khả năng đáp ứng được các nhu cầu của những người tị nạn. Thế nhưng sự lạc quan ban đầu của Thổ Nhĩ Kỳ sớm nhường chỗ cho sự thất vọng và mất kiên nhẫn. Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ bị nản chí bởi số thương vong của thường dân do lực lượng trung thành với chế độ của ông Assad gây ra mà việc ông Assad duy trì quyền lực cũng làm cản trở giấc mơ bá chủ khu vực của AKP. Tháng 2/2011, Ngoại trưởng Davutoglu tự hào tuyên bố với các nhà báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ là chìa khóa của mọi vấn đề ở Trung Đông, Ông Assad càng duy trì quyền lực lâu bao nhiêu thì những lời nói khoe khoang này càng trở nên sáo rỗng bấy nhiêu.
Sự thất vọng đối với các đồng minh
Ngày 22/6/2012, một máy bay do thám F-4E Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ bị rơi xuống vùng biên ngoài khơi Xyri, làm hai phi công thiệt mạng. Các nhà chức trách Xyri tuyên bố chiếc máy bay này đã vi phạm không phận nước này và bị bắn hạ bởi một khẩu đội pháo phòng không. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lại cho rằng chiếc máy bay này bị bắn rơi bởi một tên lửa của Xyri bên ngoài không phận nước này nhưng lại bị rơi xuống lãnh hải của Xyri. Ngoại trưởng Davutoglu khẳng định chiếc máy bay xấu số này đang tiến hành luyện tập mặc dù những bản đồ thể hiện hướng bay mà ông ta cung cấp phù hợp với việc do thám hệ thống phòng không của Xyri hơn.
Ông Davutoglu đã mời các nước khác, trong đó có Mỹ và Nga, được cho là đã giám sát không lưu ở khu vực này tại thời điểm đó, để cung cấp thông tin liên quan đến sự cố này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi tổ chức một cuộc họp tại trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brúcxen và tìm kiếm một tuyên bố mạnh mẽ từ các nước đồng minh khác nhằm lên án vụ bắn hạ máy bay. Ngày 9/7, Tướng Ozel tuyên bô Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành thiết lập một hệ thống để đối phó và đến thời điểm thích hợp, nước này sẽ “làm những gì mà các nước lớn làm”. Nhưng trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã chẳng làm gì. Tình huống chiếc máy bay do thám bị rơi vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, đã có bằng chứng đáng kể – nhất là với những thông tin do Mỹ và Nga cung cấp – cho rằng chiếc máy bay này đã đi sâu vào không phận của Xyri tại thời điểm bị bắn.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng thất vọng với việc cộng đồng quốc tế thiếu hành động đối phó với cuộc khủng hoảng Xỵri. Khi mà số người tị nạn vượt biên tiếp tục tăng lên, nước này đã hối thúc thiết lập vùng cấm bay nhằm tạo ra “những chỗ trú ẩn an toàn” bên trong Xyri, nơi những người phải dời chỗ ở do cuộc chiến có thể được cung cấp viện trợ nhân đạo. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra vấn đề này tại các cuộc họp không chính thức của NATO, cho rằng Liên minh này có thể chịu trách nhiệm thực thi vùng cấm này theo sự ủy quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC). Tuy nhiên, không có đồng minh nào trong NATO ủng hộ đề nghị này. Ngày 31/8, trong một bài phát biểu tại UNSC, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu công khai kêu gọi thiết lập các vùng an toàn ở Xyri nhưng ông không nhận được đủ sự ủng hộ cần thiết.
Đến giữa tháng 10/2012, đã có hơn 100.000 người Xyri sống trong các trại tị nạn ở trên đất Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 20.000 người khác được cho là đang sống cùng với người thân bên ngoài các trại tị nạn dọc theo biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những tuần gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục chỉ trích cộng đồng quốc tế không nỗ lực hỗ trợ những người tị nạn Xyri đang sống trên lãnh thổ nước này. Trong khi đó, Chính phủ lại tiếp tục từ chối cấp phép cho các tổ chức hỗ trợ nước ngoài vào Thổ Nhĩ Kỳ, và cho rằng cộng đồng quốc tế chỉ cần cung cấp tiền cho các hoạt động cứu trợ.
Về vấn đề người Cuốc
Hồi tháng 7 vừa qua, lực lượng của ông Assad bắt đầu rút khỏi các thành phố và thị trấn nơi có nhiều người Cuốc sinh sống ở miền Bắc Xyri. Mặc dù có một số người Cuốc từng chiến đấu bên cạnh người Arập trong lực lượng FSA, nhưng phần lớn các tổ chức của người Cuốc vẫn đang cố gắng tránh xa cuộc chiến và thay vào đó là tập trung xây dựng khu tự trị của riêng mình. Các tổ chức người Cuốc này, bao gồm Đảng Liên minh Dân chủ (PYD) có quan hệ mật thiết với Đảng Lao động người Cuốc (PKK), đã tiến hành cuộc nổi dậy nhằm đòi quyền lớn hơn cho người Cuốc ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1984. PYD đã và đang chịu trách nhiệm đảm bảo thực thi pháp luật và trật tự ở một số thị trấn của người Cuốc ở Xyri sát với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và từ chối đề nghị của FSA tham gia cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ Assad.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng ông Assad đang ủng hộ PKK và khu vực nằm dưới sự kiểm soát của PYD có thể được sử dụng như bước đệm cho các cuộc tấn công của PKK nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Erdogan từng đe dọa ném bom các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của PYD nếu như chúng được sử dụng cho “hoạt động khủng bố của PKK”. Tuy nhiên, trên thực tế không có bất cứ bằng chúng nào chứng minh ông Assad hỗ trợ cho PKK. PYD cũng nhiều lần bác bỏ thông tin cho rằng đảng này có ý định cho phép PKK sử dụng lãnh thổ do PYD kiểm soát để tiến hành các cuộc tấn công, Trên thực tế, địa hình ở khu vực biên giới nằm dưới sự kiểm soát của PYD rất bằng phẳng và điều này sẽ khiến cho PPK khó có thể xâm nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ từ Xyri nếu như tổ chức này có ý định làm như thế.
Ngay cả khi việc xuất hiện một khu vực do người Cuốc kiểm soát không tạo ra mối đe dọa an ninh nào đối với Thổ Nhĩ Kỳ thì nó cũng tạo ra thách thức chính trị cho AKP, Cho dù không tấn công Thổ Nhĩ Kỳ thì các tay súng PKK bây giờ có thể tổ chức và mở rộng việc tuyên truyền mà không bị trừng phạt ở những khu vực do PYD kiểm soát, về dài hạn, việc củng cố một vùng tự trị của người Cuốc ở Xyri – dù dưới thời ông Assad hay dưới chế độ mới – vẫn sẽ gây khó khăn hơn cho AKP trong việc tiếp tục chống lại áp lực từ tộc người Cuốc thiểu số ở trong nước đòi hỏi quyền về ngôn ngữ lớn hơn và thành lập chế độ tự trị, nhất là trong bối cảnh khu tự trị người Cuốc ở Xyri là khu vực lớn thứ hai ở Trung Đông chỉ đứng sau Khu tự trị người Cuốc ở Bắc Irắc.
Những lựa chọn quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ
Sau vụ máy bay do thám F-4E Phantom bị bắn hạ, quân đội Thổ Nhì Kỳ đã tăng cường sự hiện diện dọc biên giới giáp với Xyri. Các hệ thống phòng không di động được triển khai cùng với các đơn vị pháo binh và thiết giáp. Thổ Nhĩ Kỳ cũng triển khai thêm xe tăng, súng pháo và binh sĩ đến khu vực Akcakale sau khi bị một quả đạn pháo của Xyri bắn vào ngày 3/10. Ngày 4/10, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua bản kiến nghị cho phép quân đội tiến hành các chiến dịch không quân và bộ binh vào Xyri. Tiếp đó, ngày 8/10, Thổ Nhĩ Kỳ lại triển khai thêm 25 máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon từ phía Tây tới Diyarbakir, căn cứ không quân chính gần vói biên giới Xyri nhất.
Ngày 10/10, Ancara bất ngờ cấm tất cả máy bav của Xyri sử dụng không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời điểm đó, một máy bay dân sự của Xyri đang bay qua không phận của Thổ Nhĩ Kỳ trên đường từ Mátxcơva tới Damascus cũng bị buộc phải hạ cánh xuống Ancara bởi hai máy bay chiến đấu F-16. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc chiếc máy bay này chở hàng quân sự “bất hợp pháp”. Tuyên bố này sau đó được xóa bỏ. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra một thông cáo nói rằng hàng hóa chuyên chở trên máy bay bao gồm các phụ tùng dùng để lắp ráp rađa. Cả Nga và Xyri đều kiên quyết phủ nhận chiếc máy bay này chở hàng bất hợp pháp. Đến ngày 14/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa không phận của nước này đối với các máy bay của Xyri.
Bất chấp căng thẳng leo thang, các lựa chọn quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ là có giới hạn. NATO đã tuyên bố tổ chức này sẽ bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ nếu như nước này bị Xyri tấn công, Tuy nhiên, NATO cũng khẳng định không ủng hộ các hành động quân sự do Ancara khởi xướng. Khả năng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ – cả về mặt thiết bị và nhân lực – đều vượt trội so với Xyri. Nhưng nếu không có sự ủng hộ của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai hành động quân sự đơn phương lâu dài để thực hiện vùng cấm bay hoặc để giao chiến với quân đội Xyri mà không chịu thiệt hại lớn. Trong khi đó, rất ít người dân – Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ quân đội nước này tham chiến ở Xyri.
Thiếu động lực
Hiện vẫn chưa có bằng chứng chứng minh quả đạn pháo làm 5 người ở Akcakale thiệt mạng là cố ý nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ hay không. Lời giải thích có vẻ thích hợp nhất là quả đạn bị trượt mục tiêu trong trận đánh ở gần biên giới giữa lực lượng ủng hộ chế độ và những tay súng nổi dậy. Theo báo cáo ban đầu thì đó là một quả đạn súng cối, và điều này có nghĩa là nó được bắn ra bởi một trong hai lực lượng này. Tuy nhiên, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng quả đạn này được bắn ra từ súng cối D-30 122mm chỉ được quân đội Xyri sử dụng, Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả bằng việc nã pháo vào một đơn vị pháo binh của Xyri được triển khai gần khu vực Ayn al Arus, chỉ cách biên giới giữa hai nước có 12km.
Việc trả đũa ngay lập tức của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy nước này không nỗ lực truy tìm nguồn gốc của những quả đạn pháo này đươc bắn đi từ đâu. Trên thực tế, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng quy tắc giao chiến bao gồm cả việc nã pháo vào các vị trí đóng quân của quân đội Xyri nhằm trả miếng đối với bất cứ quả đạn pháo nào bắn vào lãnh thổ nước này, không cần biết là ai bắn chúng và có gây ra thương vong hay không hay đó chỉ là do tình cờ. Trong thực tế, quân đội Xyri có quyền lựa chọn là rút lui khỏi khu vực gần với biên giới hoặc mạo hiểm làm mục tiêu cho các cuộc pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ.
Khả năng xảy ra chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Xyri vẫn còn xa vời. Tuy nhiên, sự quyết liệt trong cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ lại là một lí do đáng lo ngại. Sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp sự thất vọng của AKP đối với việc ông Assad tiếp tục nắm quyền, cũng như đối với việc NATO từ chối đóng một vai trò tích cực hơn trong nỗ lực lật đổ chế độ của ông Assad và việc thành lập một khu vực của người Cuốc ở Xyri. Tuy nhiên, sẽ có một nguy cơ tồn tại lâu dài, thậm chí là gia tăng, đó là căng thẳng quân sự có thể tạo ra một động lực có thể lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ tham gia sâu hơn vào cuộc xung đột rất phức tạp mà bản thân nước này cũng khó tìm ra lối thoát.
***
TTXVN (Cairô 22/10)
Tình hình khu vực đã trở nên nghiêm trọng sau các cuộc xung đột biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Xyri. Nhiều nhà quan sát lo ngại rằng các vụ đụng độ này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh khu vực. Tuy nhiên, tờ “Al-Hayat” số ra mới đây dẫn các nguồn thạo tin cho rằng có 4 yếu tố có thể ngăn không cho tình hình diễn biến xấu hơn:
1. Rất ít có khả năng chế độ Xyri và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi đến chiến tranh sau các cuộc giao tranh hàng ngày dọc theo đường biên giới giữa hai nước. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ được các nước NATO ủng hộ, một cuộc chiến tranh tổng lực nhưng sẽ không thể xảy ra ngay cả khi quân đội Xyri tiếp tục pháo kích hàng ngày sang bên kia biên giới hòng đấỵ nước láng giềng của mình tới lựa chọn này.
Quân đội Xvri cam kết bảo vệ chế độ. Vì lý do này, họ không thể làm chệch hướng mục tiêu trọng tâm và khả năng của mình dù rằng lực lượng quân đội Xyri vẫn mạnh và sẽ được các lực lượng khác hồ trợ trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến mới. Hơn nữa, quan điếm của cộng đồng quổc tế về các kịch bản có thể xảy ra sau các cuộc giao tranh giữa Xyri và Thổ Nhĩ Kỳ rất kiên định. Mỹ, các nước châu Âu và Nga đã đặt ra các ranh giới nhất định nhằm ngăn chặn cuộc xung đột này biến thành một cuộc chiển tranh khu vực hoặc chiến tranh thế giới.
2. Khả năng Ixraen phát động một cuộc tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran phần nào đó ngăn không cho cuộc chiến tranh này xảy ra. Quả vậy, nếu cuộc chiến vượt ra khỏi biên giới Xyri lan sang các nước láng giềng thì sẽ làm nảy sinh nhiều khả năng không thể lường trước được.
Hơn nữa, không chắc rằng Iran sẽ tham chiến bất chấp việc nước này đang đối mặt với khủng hoảng tài chính. Một số người tin rằng việc giao chiến với quân đội nước ngoài có thể sẽ giúp chế độ Xyri tồn tại, nhất là khi Xyri cũng như Iran đang gặp phải các vấn đề nội bộ nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ Xyri sẽ không đủ khả năng đứng vững trước bất kỳ cuộc đối đầu nào với các lực lượng quân sự nước ngoài. Vì lý do đó, Iran sẽ không khuyến khích Xyri chấp nhận kịch bản chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ vì khi đó ngoài quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Đamát sẽ phải đối đầu với các nước Arập vùng Vịnh và các nước ngoài khu vực. Trên thực tế, Têhêran không hề muốn đóng cánh cửa duy nhất còn mở của mình trong bối cảnh nước này đang phải chịu các lệnh trừng phạt ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế.
3. Chế độ Xyri đang cho thấy khả năng chống đỡ và chịu đựng của mình nhưng rốt cuộc sẽ phải sụp đổ. Sự sụp đổ này không phải do nguyên nhân khủng hoảng kinh tế hay áp lực quân sự. Chế độ Xyri hiện phủ nhận một thực tế rằng họ đã rơi vào tình trạng sụp đổ và vẫn tin tưởng rằng mình có khả năng giành chiến thắng.
Theo các kịch bản đã được đề cập trong những tháng qua, khả năng Xyri bị chia năm xẻ bảy khó xảy ra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng Xyri sẽ không trở thành một chế độ liên bang với các giáo phái và các phe nhóm tương tự như ở Irắc hiện nay. Liên quan đến vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng khẳng định trong một hội nghị truyền hình với các quan chức từ nhiều quốc gia rằng việc chia năm xẻ bảy Xyri không phải là một lựa chọn. Phát biểu của bà Hillary được đưa ra sau khi vấn đề này được đề cập trong các cuộc đàm phán. Theo đó, Tổng thống Xyn Bashar al-Assad có thể kiểm soát khu vực người Alawite trong khi các khu vực khác của Xyri sẽ do một người Cuốc, một phe nhóm hoặc một giáo phái khác kiểm soát. Lập trường trên của Mỹ nhằm trấn an những ý kiến lo ngại trong khu vực về những ảnh hưởng của việc chia cắt Xyri – một kịch bản mà chế độ Assad đang tìm kiếm nhằm tiếp tục nắm giữ quyền lực, thậm chí cả khi quyền lực chỉ ở một phần lãnh thổ của Xyri.
Tổng thống Xyri Bashar al-Assad phủ nhận về tình cảnh hiện tại của mình. Tương tự như vậy, phong trào Hezbollah cũng phủ nhận thực tế rằng họ sẽ không còn có thể dựa dẫm vào Xyri sau khi chế độ cầm quyền hiện nay sụp đổ. Hezbollah không được chuẩn bị để thích ứng với kịch bản đó trong khi lực lượng này vẫn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến khả năng thích ứng với những thay đổi trong khu vực hiện nay. Sự can dự của Iran ở Xyri sẽ dừng lại nếu việc này ảnh hưởng không có lợi cho cả Iran lẫn chế độ Xyri. Tương tự đối với Hezbollah, lực lượng đang ủng hộ chế độ cầm quyền Xyri chống lại lực lượng đối lập mà thành phần chủ yếu là người Sunni.
4. Vấn đề Gioócđani đang ngày càng gây quan ngại. Mối quan ngại này không chỉ do tác động của cuộc chiến ở Xyri mà còn do một số quốc gia Arập đang có những động thái thúc đẩy và ủng hộ các chính phủ trong khu vực do “Anh em Hồi giáo” kiểm soát. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, việc thay đổi tại Gioócđani đòi hỏi phải có một quá trình phức tạp và có thể kéo theo những thay đổi tại các quốc gia vùng Vịnh./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/10/26/lieu-tho-nhi-ky-co-tham-gia-cuoc-noi-chien-o-xyri/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 24/10/2012
LIỆU THỔ NHĨ KỲ CÓ THAM GIA CUỘC NỘI CHIẾN Ở XYRI?
TTXVN (Luân Đôn 21/10)Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh (IISS), những vụ bạo lực xảy ra ở khu vực biên giới gần đây đã đánh dấu một giai đoạn mới trong cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc nội chiến kéo dài 19 tháng qua ở nước láng giềng Xyri, từ vị trí một “khán giả” bị thất vọng trở thành một bên tham gia chủ động vào cuộc chiến này. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đều khẳng định nước này không có ý định tham gia cuộc chiến và hiện tại ít có khả năng quân đội nước này tiến hành một chiến dịch quân sự trên đất liền nhằm vào các lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad bên trong lãnh thổ Xyri. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia mạnh mẽ hơn vào cuộc đấu tranh vũ trang nhằm lật đổ Tổng thống Assad nếu như các vụ đụng độ tiếp tục xảy ra.
Ngày 10/10 vừa qua, Tướng Necdet Ozel, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đã tuyên bố rằng nước này sẽ tăng cường các hành động đáp trả quân sự nếu như Xyri tiếp tục nã pháo vào lãnh thổ của nước này dọc theo biên giới dài 900km giữa hai nước. Tướng Ozel đưa ra lời cảnh báọ này chỉ một tuần sau khi một quả đạn pháo từ Xyri bắn vào thị trấn biên giới Akcakale của Thổ Nhĩ Kỳ làm 5 thường dân thiệt mạng. Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả ngay lập tức bằng việc nã pháo vào các lực lượng trung thành với ông Assad được triển khai trong lãnh thổ Xyri. Trong tuần sau đó, mỗi ngày có ít nhất một quả đạn pháo được bắn vào lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ từ phía biên giới với Xyri. Và mồi lần như thế, Thổ Nhĩ Kỳ lại trả đũa bằng cách nã pháo vào lực lượng của ông Assad.
Những tham vọng bị phá ngang
Trước khi thế giới Arập bị càn quét bởi các cuộc nổi dậy từ cuối năm 2010, Đảng Phát triển và Công lý (AKP) cầm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn coi Xyri là đồng minh thân cận nhất trong khu vực. Hai nước đã bãi bỏ yêu cầu visa cho các công dân đến từ nước kia và thường xuyên tổ chức các cuộc họp nội các chung. Ông Assad và gia đình đã từng đến nghỉ ở khu nghỉ mát Bodrum bên bờ biển Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là khách mời của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan. Tuy nhiên, Ancara chưa bao giờ coi mối quan hệ này là quan hệ đối tác ngang hàng. Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu cũng đã từng tuyên bố rằng ông ta xem Xyri như một phần trọng tâm trong tham vọng biến Trung Đông thành một khu vực chịu ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi những người biểu tình Xyri lần đầu tiên đổ ra các đường phố vào tháng 3/2011, Thủ tướng Erdogan ban đầu cũng ủng hộ ông Assad, với tuyên bố rằng ông thường xuyên đến Xyri và nhận thấy người dân nơi đây rất yêu quý tổng thống nước mình. Mặc dù vậy, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bí mật hối thúc ông Assad xoa dịu sự bất mãn của dân chúng bằng cách tiến hành những cải cách, ông Assad không những bỏ qua những lời khuyên này, mà còn bắt đầu xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Iran. Động thái này trùng với thời điểm mối quan hệ giữa Ancara và Têhêran đang xấu đi. Điều này khiến cho Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dần xa lánh ông Assad. Ngày 31/5/2011, nước này đã cho phép các nhóm đối lập Xyri tổ chức hội nghị ở khu nghỉ mát Antalya bên bờ Địa Trung Hải. Các tháng sau đó, sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho các nhóm đối lập Xyri càng gia tăng và trở nên công khai hơn. Các phần tử thuộc Quân đội Xyri Tự do (FSA) bắt đầu hoạt động công khai ở các trại tị nạn được lập nên trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp chỗ ăn ở cho những người chạy trốn khỏi bạo lực đang leo thang ở Xyri. Thổ Nhĩ Kỳ cũng trở thành con đường trung chuyển vũ khí cho FSA. Phần lớn số vũ khí này được mua trên thị trường quốc tế với nguồn tài chính đến từ Arập Xêút và Cata và sau đó được chuyển qua Thổ Nhĩ Kỳ đến các tay súng nổi dậy. Tháng 11/2011, Thủ tướng Erdogan cũng đã công khai kêu gọi Tổng thống Assad từ chức.
Sự thất vọng của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đối với ông Assad cũng làm hạn chế tham vọng trong khu vực của nước này. Khi những người tị nạn Xyri đầu tiên vượt qua biên giới tiến vào Thổ Nhĩ Kỳ hồi mùa Hè năm ngoái nước này đã từ chối đề nghị hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và cho rằng mình hoàn toàn có khả năng đáp ứng được các nhu cầu của những người tị nạn. Thế nhưng sự lạc quan ban đầu của Thổ Nhĩ Kỳ sớm nhường chỗ cho sự thất vọng và mất kiên nhẫn. Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ bị nản chí bởi số thương vong của thường dân do lực lượng trung thành với chế độ của ông Assad gây ra mà việc ông Assad duy trì quyền lực cũng làm cản trở giấc mơ bá chủ khu vực của AKP. Tháng 2/2011, Ngoại trưởng Davutoglu tự hào tuyên bố với các nhà báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ là chìa khóa của mọi vấn đề ở Trung Đông, Ông Assad càng duy trì quyền lực lâu bao nhiêu thì những lời nói khoe khoang này càng trở nên sáo rỗng bấy nhiêu.
Sự thất vọng đối với các đồng minh
Ngày 22/6/2012, một máy bay do thám F-4E Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ bị rơi xuống vùng biên ngoài khơi Xyri, làm hai phi công thiệt mạng. Các nhà chức trách Xyri tuyên bố chiếc máy bay này đã vi phạm không phận nước này và bị bắn hạ bởi một khẩu đội pháo phòng không. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lại cho rằng chiếc máy bay này bị bắn rơi bởi một tên lửa của Xyri bên ngoài không phận nước này nhưng lại bị rơi xuống lãnh hải của Xyri. Ngoại trưởng Davutoglu khẳng định chiếc máy bay xấu số này đang tiến hành luyện tập mặc dù những bản đồ thể hiện hướng bay mà ông ta cung cấp phù hợp với việc do thám hệ thống phòng không của Xyri hơn.
Ông Davutoglu đã mời các nước khác, trong đó có Mỹ và Nga, được cho là đã giám sát không lưu ở khu vực này tại thời điểm đó, để cung cấp thông tin liên quan đến sự cố này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi tổ chức một cuộc họp tại trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brúcxen và tìm kiếm một tuyên bố mạnh mẽ từ các nước đồng minh khác nhằm lên án vụ bắn hạ máy bay. Ngày 9/7, Tướng Ozel tuyên bô Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành thiết lập một hệ thống để đối phó và đến thời điểm thích hợp, nước này sẽ “làm những gì mà các nước lớn làm”. Nhưng trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã chẳng làm gì. Tình huống chiếc máy bay do thám bị rơi vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, đã có bằng chứng đáng kể – nhất là với những thông tin do Mỹ và Nga cung cấp – cho rằng chiếc máy bay này đã đi sâu vào không phận của Xyri tại thời điểm bị bắn.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng thất vọng với việc cộng đồng quốc tế thiếu hành động đối phó với cuộc khủng hoảng Xỵri. Khi mà số người tị nạn vượt biên tiếp tục tăng lên, nước này đã hối thúc thiết lập vùng cấm bay nhằm tạo ra “những chỗ trú ẩn an toàn” bên trong Xyri, nơi những người phải dời chỗ ở do cuộc chiến có thể được cung cấp viện trợ nhân đạo. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra vấn đề này tại các cuộc họp không chính thức của NATO, cho rằng Liên minh này có thể chịu trách nhiệm thực thi vùng cấm này theo sự ủy quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC). Tuy nhiên, không có đồng minh nào trong NATO ủng hộ đề nghị này. Ngày 31/8, trong một bài phát biểu tại UNSC, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu công khai kêu gọi thiết lập các vùng an toàn ở Xyri nhưng ông không nhận được đủ sự ủng hộ cần thiết.
Đến giữa tháng 10/2012, đã có hơn 100.000 người Xyri sống trong các trại tị nạn ở trên đất Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 20.000 người khác được cho là đang sống cùng với người thân bên ngoài các trại tị nạn dọc theo biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những tuần gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục chỉ trích cộng đồng quốc tế không nỗ lực hỗ trợ những người tị nạn Xyri đang sống trên lãnh thổ nước này. Trong khi đó, Chính phủ lại tiếp tục từ chối cấp phép cho các tổ chức hỗ trợ nước ngoài vào Thổ Nhĩ Kỳ, và cho rằng cộng đồng quốc tế chỉ cần cung cấp tiền cho các hoạt động cứu trợ.
Về vấn đề người Cuốc
Hồi tháng 7 vừa qua, lực lượng của ông Assad bắt đầu rút khỏi các thành phố và thị trấn nơi có nhiều người Cuốc sinh sống ở miền Bắc Xyri. Mặc dù có một số người Cuốc từng chiến đấu bên cạnh người Arập trong lực lượng FSA, nhưng phần lớn các tổ chức của người Cuốc vẫn đang cố gắng tránh xa cuộc chiến và thay vào đó là tập trung xây dựng khu tự trị của riêng mình. Các tổ chức người Cuốc này, bao gồm Đảng Liên minh Dân chủ (PYD) có quan hệ mật thiết với Đảng Lao động người Cuốc (PKK), đã tiến hành cuộc nổi dậy nhằm đòi quyền lớn hơn cho người Cuốc ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1984. PYD đã và đang chịu trách nhiệm đảm bảo thực thi pháp luật và trật tự ở một số thị trấn của người Cuốc ở Xyri sát với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và từ chối đề nghị của FSA tham gia cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ Assad.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng ông Assad đang ủng hộ PKK và khu vực nằm dưới sự kiểm soát của PYD có thể được sử dụng như bước đệm cho các cuộc tấn công của PKK nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Erdogan từng đe dọa ném bom các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của PYD nếu như chúng được sử dụng cho “hoạt động khủng bố của PKK”. Tuy nhiên, trên thực tế không có bất cứ bằng chúng nào chứng minh ông Assad hỗ trợ cho PKK. PYD cũng nhiều lần bác bỏ thông tin cho rằng đảng này có ý định cho phép PKK sử dụng lãnh thổ do PYD kiểm soát để tiến hành các cuộc tấn công, Trên thực tế, địa hình ở khu vực biên giới nằm dưới sự kiểm soát của PYD rất bằng phẳng và điều này sẽ khiến cho PPK khó có thể xâm nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ từ Xyri nếu như tổ chức này có ý định làm như thế.
Ngay cả khi việc xuất hiện một khu vực do người Cuốc kiểm soát không tạo ra mối đe dọa an ninh nào đối với Thổ Nhĩ Kỳ thì nó cũng tạo ra thách thức chính trị cho AKP, Cho dù không tấn công Thổ Nhĩ Kỳ thì các tay súng PKK bây giờ có thể tổ chức và mở rộng việc tuyên truyền mà không bị trừng phạt ở những khu vực do PYD kiểm soát, về dài hạn, việc củng cố một vùng tự trị của người Cuốc ở Xyri – dù dưới thời ông Assad hay dưới chế độ mới – vẫn sẽ gây khó khăn hơn cho AKP trong việc tiếp tục chống lại áp lực từ tộc người Cuốc thiểu số ở trong nước đòi hỏi quyền về ngôn ngữ lớn hơn và thành lập chế độ tự trị, nhất là trong bối cảnh khu tự trị người Cuốc ở Xyri là khu vực lớn thứ hai ở Trung Đông chỉ đứng sau Khu tự trị người Cuốc ở Bắc Irắc.
Những lựa chọn quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ
Sau vụ máy bay do thám F-4E Phantom bị bắn hạ, quân đội Thổ Nhì Kỳ đã tăng cường sự hiện diện dọc biên giới giáp với Xyri. Các hệ thống phòng không di động được triển khai cùng với các đơn vị pháo binh và thiết giáp. Thổ Nhĩ Kỳ cũng triển khai thêm xe tăng, súng pháo và binh sĩ đến khu vực Akcakale sau khi bị một quả đạn pháo của Xyri bắn vào ngày 3/10. Ngày 4/10, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua bản kiến nghị cho phép quân đội tiến hành các chiến dịch không quân và bộ binh vào Xyri. Tiếp đó, ngày 8/10, Thổ Nhĩ Kỳ lại triển khai thêm 25 máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon từ phía Tây tới Diyarbakir, căn cứ không quân chính gần vói biên giới Xyri nhất.
Ngày 10/10, Ancara bất ngờ cấm tất cả máy bav của Xyri sử dụng không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời điểm đó, một máy bay dân sự của Xyri đang bay qua không phận của Thổ Nhĩ Kỳ trên đường từ Mátxcơva tới Damascus cũng bị buộc phải hạ cánh xuống Ancara bởi hai máy bay chiến đấu F-16. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc chiếc máy bay này chở hàng quân sự “bất hợp pháp”. Tuyên bố này sau đó được xóa bỏ. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra một thông cáo nói rằng hàng hóa chuyên chở trên máy bay bao gồm các phụ tùng dùng để lắp ráp rađa. Cả Nga và Xyri đều kiên quyết phủ nhận chiếc máy bay này chở hàng bất hợp pháp. Đến ngày 14/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa không phận của nước này đối với các máy bay của Xyri.
Bất chấp căng thẳng leo thang, các lựa chọn quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ là có giới hạn. NATO đã tuyên bố tổ chức này sẽ bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ nếu như nước này bị Xyri tấn công, Tuy nhiên, NATO cũng khẳng định không ủng hộ các hành động quân sự do Ancara khởi xướng. Khả năng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ – cả về mặt thiết bị và nhân lực – đều vượt trội so với Xyri. Nhưng nếu không có sự ủng hộ của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai hành động quân sự đơn phương lâu dài để thực hiện vùng cấm bay hoặc để giao chiến với quân đội Xyri mà không chịu thiệt hại lớn. Trong khi đó, rất ít người dân – Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ quân đội nước này tham chiến ở Xyri.
Thiếu động lực
Hiện vẫn chưa có bằng chứng chứng minh quả đạn pháo làm 5 người ở Akcakale thiệt mạng là cố ý nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ hay không. Lời giải thích có vẻ thích hợp nhất là quả đạn bị trượt mục tiêu trong trận đánh ở gần biên giới giữa lực lượng ủng hộ chế độ và những tay súng nổi dậy. Theo báo cáo ban đầu thì đó là một quả đạn súng cối, và điều này có nghĩa là nó được bắn ra bởi một trong hai lực lượng này. Tuy nhiên, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng quả đạn này được bắn ra từ súng cối D-30 122mm chỉ được quân đội Xyri sử dụng, Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả bằng việc nã pháo vào một đơn vị pháo binh của Xyri được triển khai gần khu vực Ayn al Arus, chỉ cách biên giới giữa hai nước có 12km.
Việc trả đũa ngay lập tức của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy nước này không nỗ lực truy tìm nguồn gốc của những quả đạn pháo này đươc bắn đi từ đâu. Trên thực tế, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng quy tắc giao chiến bao gồm cả việc nã pháo vào các vị trí đóng quân của quân đội Xyri nhằm trả miếng đối với bất cứ quả đạn pháo nào bắn vào lãnh thổ nước này, không cần biết là ai bắn chúng và có gây ra thương vong hay không hay đó chỉ là do tình cờ. Trong thực tế, quân đội Xyri có quyền lựa chọn là rút lui khỏi khu vực gần với biên giới hoặc mạo hiểm làm mục tiêu cho các cuộc pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ.
Khả năng xảy ra chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Xyri vẫn còn xa vời. Tuy nhiên, sự quyết liệt trong cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ lại là một lí do đáng lo ngại. Sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp sự thất vọng của AKP đối với việc ông Assad tiếp tục nắm quyền, cũng như đối với việc NATO từ chối đóng một vai trò tích cực hơn trong nỗ lực lật đổ chế độ của ông Assad và việc thành lập một khu vực của người Cuốc ở Xyri. Tuy nhiên, sẽ có một nguy cơ tồn tại lâu dài, thậm chí là gia tăng, đó là căng thẳng quân sự có thể tạo ra một động lực có thể lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ tham gia sâu hơn vào cuộc xung đột rất phức tạp mà bản thân nước này cũng khó tìm ra lối thoát.
***
TTXVN (Cairô 22/10)
Tình hình khu vực đã trở nên nghiêm trọng sau các cuộc xung đột biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Xyri. Nhiều nhà quan sát lo ngại rằng các vụ đụng độ này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh khu vực. Tuy nhiên, tờ “Al-Hayat” số ra mới đây dẫn các nguồn thạo tin cho rằng có 4 yếu tố có thể ngăn không cho tình hình diễn biến xấu hơn:
1. Rất ít có khả năng chế độ Xyri và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi đến chiến tranh sau các cuộc giao tranh hàng ngày dọc theo đường biên giới giữa hai nước. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ được các nước NATO ủng hộ, một cuộc chiến tranh tổng lực nhưng sẽ không thể xảy ra ngay cả khi quân đội Xyri tiếp tục pháo kích hàng ngày sang bên kia biên giới hòng đấỵ nước láng giềng của mình tới lựa chọn này.
Quân đội Xvri cam kết bảo vệ chế độ. Vì lý do này, họ không thể làm chệch hướng mục tiêu trọng tâm và khả năng của mình dù rằng lực lượng quân đội Xyri vẫn mạnh và sẽ được các lực lượng khác hồ trợ trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến mới. Hơn nữa, quan điếm của cộng đồng quổc tế về các kịch bản có thể xảy ra sau các cuộc giao tranh giữa Xyri và Thổ Nhĩ Kỳ rất kiên định. Mỹ, các nước châu Âu và Nga đã đặt ra các ranh giới nhất định nhằm ngăn chặn cuộc xung đột này biến thành một cuộc chiển tranh khu vực hoặc chiến tranh thế giới.
2. Khả năng Ixraen phát động một cuộc tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran phần nào đó ngăn không cho cuộc chiến tranh này xảy ra. Quả vậy, nếu cuộc chiến vượt ra khỏi biên giới Xyri lan sang các nước láng giềng thì sẽ làm nảy sinh nhiều khả năng không thể lường trước được.
Hơn nữa, không chắc rằng Iran sẽ tham chiến bất chấp việc nước này đang đối mặt với khủng hoảng tài chính. Một số người tin rằng việc giao chiến với quân đội nước ngoài có thể sẽ giúp chế độ Xyri tồn tại, nhất là khi Xyri cũng như Iran đang gặp phải các vấn đề nội bộ nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ Xyri sẽ không đủ khả năng đứng vững trước bất kỳ cuộc đối đầu nào với các lực lượng quân sự nước ngoài. Vì lý do đó, Iran sẽ không khuyến khích Xyri chấp nhận kịch bản chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ vì khi đó ngoài quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Đamát sẽ phải đối đầu với các nước Arập vùng Vịnh và các nước ngoài khu vực. Trên thực tế, Têhêran không hề muốn đóng cánh cửa duy nhất còn mở của mình trong bối cảnh nước này đang phải chịu các lệnh trừng phạt ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế.
3. Chế độ Xyri đang cho thấy khả năng chống đỡ và chịu đựng của mình nhưng rốt cuộc sẽ phải sụp đổ. Sự sụp đổ này không phải do nguyên nhân khủng hoảng kinh tế hay áp lực quân sự. Chế độ Xyri hiện phủ nhận một thực tế rằng họ đã rơi vào tình trạng sụp đổ và vẫn tin tưởng rằng mình có khả năng giành chiến thắng.
Theo các kịch bản đã được đề cập trong những tháng qua, khả năng Xyri bị chia năm xẻ bảy khó xảy ra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng Xyri sẽ không trở thành một chế độ liên bang với các giáo phái và các phe nhóm tương tự như ở Irắc hiện nay. Liên quan đến vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng khẳng định trong một hội nghị truyền hình với các quan chức từ nhiều quốc gia rằng việc chia năm xẻ bảy Xyri không phải là một lựa chọn. Phát biểu của bà Hillary được đưa ra sau khi vấn đề này được đề cập trong các cuộc đàm phán. Theo đó, Tổng thống Xyn Bashar al-Assad có thể kiểm soát khu vực người Alawite trong khi các khu vực khác của Xyri sẽ do một người Cuốc, một phe nhóm hoặc một giáo phái khác kiểm soát. Lập trường trên của Mỹ nhằm trấn an những ý kiến lo ngại trong khu vực về những ảnh hưởng của việc chia cắt Xyri – một kịch bản mà chế độ Assad đang tìm kiếm nhằm tiếp tục nắm giữ quyền lực, thậm chí cả khi quyền lực chỉ ở một phần lãnh thổ của Xyri.
Tổng thống Xyri Bashar al-Assad phủ nhận về tình cảnh hiện tại của mình. Tương tự như vậy, phong trào Hezbollah cũng phủ nhận thực tế rằng họ sẽ không còn có thể dựa dẫm vào Xyri sau khi chế độ cầm quyền hiện nay sụp đổ. Hezbollah không được chuẩn bị để thích ứng với kịch bản đó trong khi lực lượng này vẫn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến khả năng thích ứng với những thay đổi trong khu vực hiện nay. Sự can dự của Iran ở Xyri sẽ dừng lại nếu việc này ảnh hưởng không có lợi cho cả Iran lẫn chế độ Xyri. Tương tự đối với Hezbollah, lực lượng đang ủng hộ chế độ cầm quyền Xyri chống lại lực lượng đối lập mà thành phần chủ yếu là người Sunni.
4. Vấn đề Gioócđani đang ngày càng gây quan ngại. Mối quan ngại này không chỉ do tác động của cuộc chiến ở Xyri mà còn do một số quốc gia Arập đang có những động thái thúc đẩy và ủng hộ các chính phủ trong khu vực do “Anh em Hồi giáo” kiểm soát. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, việc thay đổi tại Gioócđani đòi hỏi phải có một quá trình phức tạp và có thể kéo theo những thay đổi tại các quốc gia vùng Vịnh./.
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/10/26/lieu-tho-nhi-ky-co-tham-gia-cuoc-noi-chien-o-xyri/
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001